Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài giảng về bệnh bại não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.1 KB, 13 trang )

BẠI NÃO
MỘT TIẾP CẬN TOÀN THỂ

BS.Phan Thiệu Xuân Giang
Bệnh nguyên
Phân loại
Biểu hiện
Chẩn đoán
Xử trí đối với trẻ em và người lớn

Các tình trạng đi kèm và
các vấn đề sức khỏe
Vấn đề sức khỏe liên quan
đến tuổi tác
Các nơi cần giới thiệu đến
Trợ giúp đối với cá thể và gia đình

Bại não là một rối loạn vận động và tư thế gây ra giới hạn các hoạt động, hằng định
về bệnh sinh nhưng có thay đổi về các biến chứng.Rối loạn này xảy ra do sự khiếm
khuyết hoặc tổn thương xảy ra ở não đang phát triển.Tỷ lệ xảy ra vào khoảng 2/1000
trẻ còn sống sau sanh.Có một phần lớn các trẻ bại não sẽ sống được đến tuổi trưởng
thành,vì thế “bại não phải được xem như là một tình trạng mà bệnh nhân có thể sống
hơn là một tình trạng mà từ đó bệnh nhân chết”.Mặc dầu tỷ lệ tử vong ở thời kỳ chu
sanh giảm đi do những tiến bộ về điều trị và chăm sóc sơ sinh ,sản khoa nhưng tỷ lệ
bại não vẫn khơng thay đổi theo hướng giảm đi. Bại não thường xảy ra nhiều ở trẻ trai
hơn so với trẻ gái. Ở các nước kém phát triển thì tỉ lệ bại não cũng giao động khoảng
1,4-4/1000.
Ở những nước phát triển, bại não là tình trạng hay đi kèm nhiều nhất với sanh non và
cân nặng lúc sanh thấp, ví dụ ở Mỹ mỗi năm có xấp xỉ khoảng 50.000 trẻ sơ sinh có cân
nặng lúc sanh rất thấp ( dưới 1500 gram), trong đó có khoảng 10-15% có bại não gồng
cứng ( Volpe, 2003). Tỷ lệ bại não gia tăng theo tuổi thai giảm ( tuổi thai càng non càng


dễ bị) và có thể xảy ra đến 28% ở những trẻ sanh trước 28 tuần tuổi ( Ancel và cộng sự,
2006). Các yếu tố đi kèm theo sanh non bao gồm: nhiễm trùng khi mang thai, tiền sản
giật, các bất thường về hình thái của thai nhi do di truyền.
Ảnh hưởng của tuổi tác sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi họ bước vào tuổi
30.Xử trí các vấn đề ở người lớn bò bại não có thể gặp khó khăn do họ không có khả
năng giao tiếp với thầy thuốc,điều này làm cho tiền căn về bệnh tật không được ghi
nhận chính xác hoặc đầy đủ.Vì thế, lượng giá mỗi người như một cá thể độc lập là rất
quan trọng,nên khuyến khích bệnh nhân và người chăm sóc duy trì ghi nhận về tình
trạng sức khỏe thật chính xác.

Bệnh nguyên:Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bại não.Có một sự liên
quan mạnh mẽ, rõ rệt giữa bại não và cân nặng lúc sanh thấp và sanh non.Trong một
tỷ lệ có thể khảo sát được đối với các trường hợp,nguyên nhân vẫn còn chưa biết rõ
1


hoặc khó tìm thấy.Ở trẻ sanh rất non(trước 32 tuần tuổi),nguy cơ bò bại não gồng
cứng nửa người gấp 13 lần so với trẻ đủ tháng và có nguy cơ bò bại não bò bại não
gồng cứng tứ chi là 84 lần.
Chú ý:Rất quan trọng,cố gắng chẩn đoán được nguyên nhân nếu có thể.
Thông tin về nguyên nhân gây ra khuyết tật có ích lợi cho gia đình vàcần thiết cho
việc tư vấn về gene.Các xét nghiệm như : Sàng lọc các bệnh liên quan đến chuyển
hóa qua nước tiểu,phân tích nhiễm sắc thể có thể làm sáng tỏ được các nguyên nhân
hiếm hoi của bại não.Các thủ thuật hình ảnh như MRI có thể có lợi ích nếu các xét
nghiệm khởi đầu không tìm thấy nguyên nhân.
Các sự kiện trước sanh: Người ta thấy rằng những sự kiện trước khi sanh có khả
năng gây ra xấp xỉ 75% nguyên nhân bại não.Các nguyên nhân hiện đã biết được
bao gồm:Nhiễm trùng bẩm sinh trong tử cung như: Rubella, Cytomegalovirus,
Toxoplasmosis, Herpes ( Virus gây bóng nước). Các nhiễm trùng ở giữa hay cuối thai
kỳ ( từ tháng thứ tư đến tháng thứ 09) chủ yếu dẫn đến tổn thương thiếu oxy-thiếu máu

não cục bộ hay lan toả. Cơ chế tổn thương là do huyết áp đến vùng não bị giảm, thiếu
tưới máu não do nhiễm trùng tại chỗ hay nhiễm trùng huyết. Bất thường trước sanh
cũng bao gồm các bất thường phát triển của não;suy nhau thai(đôi khi).
Tật đầu nhỏ ( Microcephalia): có biểu hiện giảm kích thước rõ rệt của não trước, rối
loạn này có thể xảy ra do ngun nhân khiếm khuyết về di truyền ảnh hưởng bởi sự bất
thường của nhiễm sắc thể hay bệnh lý thứ phát do tiếp xúc với mơi trường. Tiên lượng
về phát triển nhận thức đối với trẻ có tật đầu nhỏ q mức nhìn chung là kém. Có sự bất
sản hai bên của đường dẫn truyền thần kinh tủy vỏ não ( đường tháp) ở tật đầu nhỏ từ
mức trung bình cho đến mức nặng, những suy kém về khả năng vận động đi kèm cũng
có thể hiện diện .
Các sự kiện chu sanh:
Ngạt khi sanh do xuất huyết trước sanh hoặc các vấn đề của nhau và giây rốn.Ngạt
chu sanh chiếm chỉ khoảng 8-10% trong tất cả các trường hợp bại não.
Các vấn đề sơ sinh như : hạ đường huyết nặng, vàng da nhân không điều trò có thể là
nguyên nhân gây bại não.
Các sự kiện sau sanh:
Các sự kiện sau sanh chiếm khoảng 10% nguyên nhân trong tất cả các trường
hợp.Các nguyên nhân đã được biết bao gồm:thương tích do tai nạn,các sự kiện gây
thiếu oxy não như tai nạn ngạt nước,chấn thương đầu do tai nạn giao thông,các
thương tích không do tai nạn hoặc lạm dụng trẻ em;nhiễm trùng não nặng như viêm
não, màng não.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐI KÈM VỚI BẠI NÃO:
Các yếu tố nguy cơ trước khi mang thai:
Tiểu đường phụ thuộc Insulin ( tiểu đường type I)
Tiền căn vơ sinh
Tuổi của mẹ ( <20 hay >35)
Những lần mang thai trước bị sẩy hay con chết ngay sau sanh
Trẻ sanh lần trước bị bại não
Mẹ bị bệnh tuyến giáp
Các yếu tố nguy cơ trong lúc mang thai:

Phát triển chậm

2


Thụ tinh trong ống nghiệm
Mẹ bị nhiễm trùng
Đa thai
Nhau bong non
Suy nhau
Tiền sản giật
Vỡ ối kéo dài
Các yếu tố sơ sinh:
Bị ngạt lúc sanh
Bất thường của não bẩm sinh
Các rối loạn về di truyền
Vàng da nhân
Giới tính nam
Tổn thương mạch máu não chu sanh
Cân nặng lúc sanh thấp/ sanh non
Phải thơng khí cơ học kéo dài ( sử dụng máy thở)
Các yếu tố nguy cơ đối với trẻ nhỏ:
Nhiễm trùng não ( viêm não – màng não so vi trùng hay virus)
Tổn thương não ( do tai nạn hay khơng do tai nạn)
Các rối loạn về di truyền
Tai biến mạch máu não

Bệnh sinh:Y học đã có nhiều tiến bộ,đặc biệt là lãnh vực chẩn đoán hình ảnh,nhờ
vào nghiên cứu bệnh học thần kinh và hình ảnh học thần kinh,có 3 quá trình bệnh
sinh chính được ghi nhận,mỗi quá trình kết hợp với một giai đoạn phát triển khác

nhau:các khuyết tật của não xuất hiện trong giai đoạn sớm của bào thai(3 tháng
đầu),các sang thương quanh não thất phần lớn xuất phát vào lúc tuổi thai được 24
đến 34 tuần(kể cả trong tử cung hay đã được sanh ra) và nhồi máu vỏ não xảy ra chỉ
ngay trước khi hoặc xung quanh thời gian sanh đủ tháng.
Sang thương ở hạch nền(Basal ganglia) do vàng da nhân gây ra bại não dạng múa
vờn.Tuy nhiên các phân loại như trên còn đơn giản,ví dụ, một nhóm sang thương
quanh não thất có thể được chia nhỏ hơn dựa vào hình ảnh MRI theo cách hủy hoại
quanh não thất do nhồi máu xuất huyết hoặc nhuyễn chất trắng(Leukomalacia),hơn
nữa cũng có những dạng hỗn hợp và dạng trung gian và cũng có những trẻ với nhiều
bệnh sinh khác nhau và có nhóm không xác đònh được bệnh sinh.

Phân loại:
Bại não có thể được phân loại theo nhiều cách:
-Theo kiểu rối loạn vận động:Ví dụ: gồngcứng(Spasticity),múa vờn(Athetosis),loạn
trương lực cơ(Dystonia),thất điều(Ataxia), dạng phối hợp (Mixed).
-Theo sự phân bố của rối loạn vận động:Ví dụ: Liệt nửa người (Hemiplegia),liệt
hai chi dưới(Diplegia), liệt tứ chi (Quadriplegia).
-Theo vò trí tổn thương trên não:Tổn thương đường tháp(Pyramidal tract) gây ra
gồng cứng,tổn thương đường ngoại tháp (Extrapyramidal tract) gây ra múa vờn.
-Theo độ nặng của rối loạn vận động(Dựa vào phân loại về mức độ thực hiện chức
năng).
3


Các kiểu rối loạn vận động:
-Gồng cứng là kiểu rối loạn vận động thường gặp nhất chiếm khoảng 70% trong tất
cả các trường hợp,có tài liệu tỷ lệ này lên đến 85-95% trong đó gồng cứng nửa người
chiếm 35%, gồng cứng tứ chi chiếm 55%.Gồng cứng được đặc trưng bởi sự gia tăng
tốc độ phụ thuộc trong phản xạ kéo giãn (Stretch reflexes) và gia tăng rung giật gân
cơ(clonus).

Đặc tính lâm sàng bao gồm: suy kém điều khiển các vận động tự ý, rung giật gân cơ,
gia tăng phản xạ, yếu cơ, còn tồn tại các phản xạ nguyên thủy(Primitive reflexes),co
rút cơ.
-“Loạn động” (múa vờn hoặc loạn trương lực cơ) luôn hầu như ảnh hưởng đến toàn
bộ cơ thể và tứ chi ,rối loạn này do sự hủy hoại của hạch nền (Basal ganglia).
Đặc tính lâm sàng bao gồm: trương lực cơ thay đổi, nói khó, mất kiểm soát tư thế và
các chuyển động tự ý một cách hằng đònh.
-Thất điều (ataxia),ám chỉ một rối loạn thăng bằng liên quan đến hủy hoại ở tiểu
não. Loại thất điều hay kèm theo giảm trương lực cơ.
Mất thăng bằng tư thế, dáng đi dang rộng hai chân, rung và giảm trương lực cơ là các
dấu hiệu thường gặp.
-Dạng phối hợp: có một sự phối hợp nhiều loại với nhau, đặc biệt là phối hợp giữa
gồng cứng và múa vờn.
-Thất điều đơn thuần và múa vờn đơn thuần chỉ chiếm khoảng 5%.

Các biểu hiện và chẩn đoán:
Ở trẻ nhỏ:nên theo dõi sát một trẻ có nguy cơ(trẻ sanh non, nhẹ cân, có dấu hiệu
ngạt sau sanh…); các mốc phát triển vận động bò chậm trễ;phát triển các kiểu vận
động không đối xứng đặc biệt là quá sớm(trước 06 tháng tuổi);bất thường về trương
lực cơ;các vấn đề về khả năng xoay sở ví dụ như: khó khăn nặng nề trong ăn
uống,các bất thường về hành vi như: dễ bò kích thích.
Rất quan trọng cần ghi nhớ rằng: nhiều trẻ nhỏ có thể có trương lực cơ bình thường
trong suốt vài tháng đầu đời sau đó gồng cứng có thể khởi phát từ từ; tương tự như
thế, các vận động kiểu múa vờn cũng có thể không biểu hiện cho đến khi trẻ được
khoảng 9-12 tháng tuổi.Cần phải loại trừ các rối loạn phát triển thần kinh có tính tiến
triển(progressive) và sang thương ở tủy sống, các rối loạn này cũng có thể biểu hiện
khởi đầu giống như hình thức bại não.
Ở tuổi trưởng thành:Người lớn đã được chẩn đoán là bại não cũng cần phải được xử
trí các vấn đề liên quan đến sức khỏe cấp tính hay mãn tính khác.Một sự suy kém
chức năng toàn bộ có thể liên quan đến sự phối hợp giữa suy kém về vận động kéo

dài,các tình trạng kèm theo, tuổi tác và các bệnh lý liên quan đến tuổi tác.

Xử trí các vấn đề ở trẻ và người lớn:
-Xử trí một trẻ bại não bao gồm:
+Chẩn đoán chính xác bao gồm tư vấn về gene
+Xử trí các rối loạn kèm theo các vấn đề về sức khỏe.
+Giới thiệu và liên kết với các chuyên gia y tế đòa phương và các thầy cô giáo.
+Trợ giúp cho cá thể và gia đình.

4


Xử trí bại não có thể phải xem xét nhiều mặt: phòng ngừa, điều trị y khoa với các bệnh
lý, phục hồi chức năng đối với các suy kém về vận động và những suy kém khác.
Ba điểm mấu chốt cần phải có trong xử trí trẻ bại não:
1) Phối hợp về chăm sóc: liên quan đến sự phối hợp của các nhà chun mơn về y
tế, phục hồi chức năng
2) Nhận định rằng những ưu tiên trong điều trị có thể thay đổi theo thời gian
3) Đưa trẻ và gia đình của trẻ vào những chương trình can thiệp khác nhau.
Các chiến lược phòng ngừa bao gồm:
1) Tối ưu hố sự tăng trưởng của thai nhi
2) Ngăn ngừa sanh non
3) Giảm nguy cơ tổn thương não sơ sinh
Để giúp tối ưu hố sự tăng trưởng của thai nhi, theo WHO ( tổ chức y tế thế giới):
Một khái niệm bao gồm một loạt các xem xét rộng rãi bao gồm:
-Sức khoẻ của mẹ trước và trong khi mang thai
-Thời gian của thai kỳ
-Kích thước của trẻ so với tuổi thai
-Sự phát triển của thai nhi bị phá vỡ khi nào
- Trẻ có được tiếp xúc với nguồn dinh dưỡng đầy đủ, mơi trường tốt về thể chất và cảm

xúc để làm cho tiềm năng của trẻ được phát triển tối đa và có một đời sống khoẻ mạnh.
Sanh sản là một sự kiện đi theo một chuỗi liên tục của q trình phát triển và thay đổi
bắt đầu từ khi thụ thai hay trước đó và kéo dài cho đến tuổi trưởng thành trong đó kinh
nghiệm vào lúc sớm có thể có những ảnh hưởng đến những chức năng sau đó trong suốt
các giai đoạn của chu trình sống ( WHO, 2003)
Khi sự tăng trưởng của thai nhi bị suy kém sẽ có những ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ tử
vong và những khuyết tật bao gồm bại não.
Bác só nhi khoa (tổng quát và bác só nhi khoa phục hồi chức năng) có vai trò rất quan
trọng trong việc lượng giá tiếp theo và xử trí các khuyết tật ở tuổi nhỏ cho đến khi trẻ
được chuyển sang dòch vụ người lớn.
-Xử trí một người lớn bò bại não bao gồm:
+Thiết lập các kỹ thuật giao tiếp thích hợp.
+Lượng giá đầy đủ về thể chất,tâm lý xã hội hằng năm.
+Xử trí các rối loạn đi kèm và các vấn đề về sức khỏe.
+Giới thiệu và liên hệ với các chuyên gia y tế đòa phương;tái lượng giá hàng năm
có thể cần thiết ở vài cá thể.
+Trợ giúp cho cá thể và gia đình.
Các tình trạng phối hợp và các vấn đề về sức khỏe:
Vấn đề chính
Khuyến cáo
Nghe

Nên được khám thính lực
mỗi 2-5 năm.

Thò giác

Nên được thăm khám
mỗi 2-5 năm.


Động kinh

Nguy cơ bò loãng xương,
Dễ té ngã và gãy xương,
5


đặc biệt là điều trò với thuốc
Phenytoin;theo dõi thuốc đều
đặn.
Dinh dưỡng

Chú ý đến béo phì hoặc kém
dinh dưỡng, nên khám bác só
dinh dưỡng hoặc nhà âm ngữ
trò liệu để lượng giá khó nuốt
Kiểm tra mỗi 6 tháng

Tình trạng về răng
Bệnh dạ dày thực quản

Có nguy cơ hoặc biểu hiện
Không thường xuyên, như
khó nuốt,hít phải thức ăn
hay dòch vò,thiếu máu do
mất máu từ loét dạ dày
thực quản

Các vấn đề về sinh dục tiết niệu


Thường xảy ra

Táo bón

Thường xảy ra

Bệnh phổi mãn tính

Lượng giá các khó khăn về
ăn và nuốt.
Các vấn đề ở phổi tái đi tái
lại có thể là một dấu hiệu
của hít phải thức ăn hay
dòch vò,nên giới thiệu đến
chuyên viên âm ngữ nếu
thấy nghi ngờ.

Ảnh hưởng lên cơ xương

Các bác só và chuyên viên
vật lý trò liệu phải xử trí
liên tục và lâu dài: ở giai
Đoạn tuổi nhỏ để phòng
ngừa bao gồm hoặc điều trò
gồng cứng động hoặc co rút
động(Dynamic contracture).
giai đoạn trưởng thành:duy
trì tầm vận động, di chuyển
độc lập,các mức độ tập
luyện thân thể thực tế, giảm

mỏi và đau cơ.
-Chụp X quang khớp háng
6


mỗi năm ở những trẻ không
đi lại độc lập được.
-Xử trí vẹo cột sống.
-Xử trí gù và các tư thế ngồi.
Sức khoẻ tâm lý

-Ý thức về nguy cơ rối loạn
sức khoẻ tâm thần và các
suy kém về tâm lý.
-Chú trọng đến hình ảnh bản
thân và các vấn đề tính dục.

Các vấn đề khác

-Kém kiểm soát về nuốt
nước bọt,khó khăn trong
giao tiếp,khuyết tật về trí
tuệ, các vấn đề về tri giác.

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CHI TIẾT
Thính giác:
Tất cả trẻ và người lớn cần một lượng giá chính xác về thính giác mỗi 2-5 năm.Vấn
đề về thính giác cũng thường xảy ra và có khi bò bỏ sót.
Thò giác:
Các cá thể bò bại não cần được chăm sóc thò giác đặc biệt.Nên được khám và theo

dõi bởi bác só nhãn khoa.Trẻ em và người lớn cần được lượng giá thò giác mỗi 2-5
năm.Cá rối loạn về thò giác rất thường gặp đặc biệt là lé.Thò lực cũng có thể bò suy
kém và không được xác đònh.
Động kinh:
Động kinh xảy ra lên đến 50% ở các trẻ bại não.Xấp xỉ khoảng 20% người lớn bò bại
não có động kinh.Tổn thương ở não càng rộng, rối loạn vận động càng nặng, nguy cơ
bò động kinh càng cao,cần được chẩn đoán và xử trí cẩn thận.Do điều trò thuốc chống
động kinh lâu dài, nguy cơ bò loãng xương có thể xảy ra đặc biệt với Phenytoin và
Phenobarbital do đó khả năng bò gãy xương có thể xảy ra.Kiểm tra đều đặn thuốc
chống động kinh là điều quan trọng.Đo nồng độ thuốc trong máu có thể áp dụng đối
với Carbamazepine, Phenytoin va Phenobarbital.Nồng độ các thuốc này nên được
kiểm tra nếu có chỉ đònh lâm sàng,ví dụ như: động kinh khó kiểm soát, nghi ngờ tác
dụng ngoại ý.Đảm bảo đủ lượng canxi trong khẩu phần ăn hoặc thuốc bổ sung, giáo
dục cho bệnh nhân hoặc gia đình biết các hoạt động để ngăn ngừa loãng xương cũng
rất cần thiết.
Dinh dưỡng:
Các vấn đề về dinh dưỡng đặc biệt là béo phì và kém dinh dưỡng rất thường gặp.Béo
phì có thể do thiếu các hoạt động thể chất đều đặn và các thói quen ăn uống không
lành mạnh.Béo phì có thể làm nặng thêm viêm khớp,vẹo cột sống và làm hạn
7


chế,khó khăn trong việc di chuyển độc lập.Kém điều hợp miệng hầu, vệ sinh miệng
kém và rối loạn nuốt có thể góp phần làm gia tăng suy dinh dưỡng.
Giáo dục thói quen ăn uống tốt, thăm khám răng miệng đều đặn,vệ sinh răng miệng
tốt là điều rất quan trọng.Nên tham khảo ý kiến của chuyên viên dinh dưỡng hoặc
nhà âm ngữ trò liệu.
Sức khoẻ răng miệng:
Do khó khăn trong nhai,nuốt và các tình trạng răng miệng thông thường khác
như:cắn quá chặt nên trẻ bại dễ bò dễ bò các vấn đề về răng miệng.Trẻ dễ bò mòn

răng,bệnh nha chu,sâu răng và mất răng sớm.Người chăm sóc không được giáo dục
cách chải răng đúng cách nên vấn đề răng miệng càng trở nên nặng hơn.Nếu có thể,
nên khám răng miệng đònh kỳ mỗi 6 tháng và theo dõi sức khoẻ răng miệng thường
xuyên trong các trường hợp cần thiết.Nên sửa lại cho đúng các kỹ thuật vệ sinh răng
miệng và bổ sung chế độ dinh dưỡng.Cần có sự thảo luận về chế độ thuốc men của
bệnh nhân giữa bác só điều trò và nha só.
Bệnh lý dạ dày thực quản:
Trào ngược dạ dày thực quản,viêm và chảy máu thực quản tất cả đều là những vấn
đề rất thường gặp ở người bò bại não nặng.Chảy máu đường tiêu hoá trên là nguyên
nhân nhập viện hay gặp, đặc biệt ở những bệnh nhân bò bại não gồng cứng tứ chi và
khuyết tật về trí tuệ.Viêm thực quản mãn tính do trào ngược cũng là một nguyên
nhân có ý nghóa đối với viêm phổi hít.Viêm thực quản có thể khó chẩn đoán vì bệnh
nhân không có khả năng nói cho thầy thuốc biết triệu chứng.Biểu hiện của bệnh lý
dạ dày thực quản bao gồm: suy kém về mức đôc chức năng dần dần nhưng không
đặc hiệu; thiếu máu do mất máu dưới lâm sàng(mất máu ẩn); nôn và/hoặc xuất huyết
tiêu hoá trên rõ ràng;đau và/ hoặc dễ bò kích thích; biếng ăn.Các biểu hiện thường
gặp trong dân số chung thì lại không rõ ràng ở những người khuyết tật do cả 2 vấn
đề: khó khăn trong giao tiếp và / hoặc tri giác về chức năng cơ thể thay đổi làm cản
trở việc chẩn đoán sớm viêm thực quản do trào ngược.Các xét nghiệm phù hợp bao
gồm: Công thức máu để lượng giá mức Hb; giới thiệu đến các bác só chuyên khoa
tiêu hoá để được lượng giá thêm.Xử trí có thể bao gồm: đặt tư thế cho thích hợp và
sử dụng các kỹ thuật khác trong lúc ăn (một chuyên viên âm ngữ trò liệu và/ hoặc
một chuyên viên hoạt động trò liệu có thể thích hợp cho việc trợ giúp; sử dụng các
thuốc chống trào ngược và phẫu thuật chống trào ngược ví dụ: phẫu thuật Nissen
fundoplication, mở dạ dày ra da( Gastrotomy).
Các vấn đề về sinh dục và tiết niệu:
Tiểu không tự chủ, ứ nước tiểu là những vấn đề thường gặp ở cả nam lẫn nữ bò bại
não.Rối loạn chức năng thần kinh, nhiễm trùng đường tiểu, mất khả năng hoặc khó
khăn trong việc tiếp cận với nhà vệ sinh, suy kém về cảm giác… tất cả đều có thể là
yếu tố góp phần vào.

Tinh hoàn ẩn cũng là vấn đề thường gặp nhưng thường không được ghi nhận, điều
này có thể dẫn đến ung thư tinh hoàn nếu không được chú ý.Sàng lọc các vấn đề sinh
dục khác đối với cả nam và nữ cũng giống như những khuyến cáo đối với dân số
chung.Lượng giá thể chất, bao gồm giới thiệu khám niệu khoa nếu thấy cần thiết

8


.Tiếp theo sau là xử trí về hành vi và lượng giá về môi trường, có thể có lợi ích khi có
thêm chuyên viên hoạt động trò liệu và chuyên viên tâm lý.
Sàng lọc các vấn đề về sinh dục cũng giống như các hướng dẫn cho dân số chung và
nên khám sức khoẻ toàn bộ đối với bệnh nhân mới phát hiện ra tinh hoàn ẩn.
Táo bón:
Trẻ em và người lớn thường bò táo bón do khẩu phần ăn thiếu chất xơ và nước,thiếu
vận động cơ thể để thay đổi áp lực trong bụng, do sử dụng một số thuốc.
Nên khuyến khích các cá thể tuân thủ các cách thức giống nhau ở bất kỳ nơi nào nếu
có thể,cố gắng duy trì thói quen của ruột một cách đều đặn.Giáo dục cho cá thể bại
não và những người chăm sóc biết được tầm quan trọng của khẩu phần ăn đầy đủ
chất xơ, đủ dòch và hoạt động thân thể.Nên làm cho cha mẹ và người chăm sóc ý
thức được tầm quan trọng của các thói quen và phản xạ dạ dày-ruột sau bữa ăn trong
việc xử lý vấn đề về ruột.Nếu các chiến lược này không có hiệu quả,một số thuốc
nhuận tràng có thể giúp ích, một số thuốc làm thay đổi nhu động ruột có thể cần thiết
nhưng nên tránh nếu có thể, đặc biệt là sử dụng trong thời gian lâu dài.
Bệnh phổi mãn tính:
Một vài cá thể bại não nặng sẽ tiến triển bệnh phổi mãn tính.Do hít phải thức ăn hay
dòch dạ dày,điều này có thể xảy ra một cách yên lặng trong một thời gian dài.Ho
xuất hiện trong các bữa ăn gợi ý đến khả năng hít phải thức ăn.Hít phải thức ăn hay
dòch vò có thể đưa đến các bệnh lý phổi mãn tính như viêm phổi tái đi tái lại và hen
suyễn.Các bệnh lý hô hấp là nguyên nhân gây tử vong có ý nghóa nhất ở người bò bại
não.Các chuyên viên y tế nên theo dõi kỹ vấn đề này, nếu có nghi ngờ về vấn đề

nuốt hoặc vấn đề ăn uống khác, một lượng giá kỹ hơn nên được thực hiện bởi chuyên
viên âm ngữ trò liệu.Không có thử nghiệm tiêu chuẩn vàng đối với việc hít phải thức
ăn nhưng việc soi huỳnh quang video có barium (Barium videofluoroscopy) có thể
giúp làm rõ tình huống này.Nếu có biểu hiện khó khăn ăn uống nặng nề, nên xem
xét đến việc thay đổi chế độ nuôi ăn như: mở dạ dày ra da.
nh hưởng lên cơ xương khớp:
Trẻ em có nguy cơ tiến triển co rút, điều này có thể cần can thiệp chỉnh hình.Các can
thiệp vật lý trò liệu như kéo dãn cơ, nẹp bột hàng loạt có thể trợ giúp ngăn ngừa và
làm chậm trễ sự phát triển co rút.Vật lý trò liệu tiếp tục đối với người lớn cũng có thể
trợ giúp trong việc duy trì sự độc lập về thể chất và vận động và cũng có thể làm
giảm mỏi cơ và đau.Kéo căng bất thường và sức chòu trên các khớp và các chi có thể
dẫn đến biểu hiện sớm các bệnh lý liên quan đến tuổi như viêm khớp,thoái hoá
khớp.
Chi dưới:Xác đònh sớm trật khớp háng và bán trật khớp háng ở trẻ không đi lại
được là điều quan trọng, X quang khớp háng thường qui có thể có ích trong tình
huống này.Nếu có bất kỳ bằng chứng nào về trật khớp hoặc bán trật khớp háng, nên
giới thiệu trẻ đến bác só chỉnh hình.
Co rút gập ở khớp gối có thể cần phải phẫu thuật ở cơ nhượng chân(Hamstring).
Biến dạng bàn chân ngựa ở khớp cổ chân là vấn đề chỉnh hình thường gặp nhất ở trẻ
bại não.Ở trẻ nhỏ vấn đề đi nhón gót được điều trò bảo tồn tốt nhất bằng nẹp chỉnh

9


hình, bột chống biến dạng, tiêm Botulinum toxin A.Trẻ lớn hơn có thể nhận được ích
lợi từ phẫu thuật chỉnh sửa biến dạng.
Phân tích dáng có thể trợ giúp trong việc hoạch đònh các thủ thuật phẫu thuật chỉnh
hình.
Chi trên: Trật khớp vai và bán trật có thể xảy ra ở người lớn và cần phải điều
trò.Nên giới thiệu bệnh nhân đến chuyên viên vật lý trò liệu và hoạt động trò liệu.

Phẫu thuật để cải thiện và duy trì chức năng của bàn tay bao gồm:mở gân, ghép gân
và cố đònh khớp, những phẫu thuật này có thể được xem xét nhưng phải lượng giá
cẩn thận.
Vấn đề vệ sinh bàn tay cũng thường gặp ở những cá thể có bàn tay bò nắm chặt.
Vẹo cột sống :
Vẹo cột sống tiến triển ở tuổi vò thành niên và có thể làm gia tăng các vấn đề về hô
hấp, làm giảm di chuyển,gia tăng đau cơ và khớp.Xử trí có thể cần phải: Phẫu thuật
ngăn ngừa đặc biệt là ở tuổi vò thành niên,chú ý đến tư thế ngồi,các trợ giúp ngồi đặc
biệt đối với trẻ và người lớn có thay đổi tư thế đi kèm với co rút cơ.
Sức khoẻ tâm lý:
Các suy kém tâm lý cũng thường gặp ở người bò bại não và có thể dễ dàng bò bỏ qua
hoặc còn chưa được điều trò.Các suy yếu này có thể làm giảm đi khả năng thực hiện
tốt nhất các nhiệm vụ học tập và lãnh vực tự chăm sóc.Trầm cảm, bất toại, lo âu,tức
giận là những phàn nàn thông thường ở người bò bại não.Mất khả năng tự lập, thay
đổikhả năng thực hiện chức năng và tiếp cận xã hội có thể góp phần vào những cảm
nhận này.Các tương tác thuốc cũng góp phần làm thay đổi hành vi và các vấn
đề.Nếu cần thiết có thể giới thiệu bệnh nhân đến chuyên viên tâm lý hay bác sỹ tâm
thần.Xem xét lại các trợ giúp xã hội cũng có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Kiểm soát nước bọt kém:
Giới thiệu bệnh nhân đến chuyên viên âm ngữ trò liệu là điều có ích lợi trong nhiều
khía cạnh xử lý kiểm soát nước bọt kém.Bác só nhi khoa, nha só, bác só tai mũi họng,
bác só phẫu thuật tạo hình cũng có thể có vai trò trong điều trò vấn đề này.Tầm quan
trọng đối với ý nghóa xã hội của việc chảy nước bọt nên được lượng giá kỹ.Các chiến
lược xử lý có thể bao gồm:
-Bổ trợ trong ăn uống
-Tạo thuận lợi cho vùng mặt miệng(Mát-xa, chườm lạnh…).
-Xử dụng các dụng cụ như dụng cụ chức năng cơ(Myofunctional devices), dụng cụ
huấn luyện khẩu cái(Palatal training devices)(hiếm dùng).
-Xử trí hành vi
-Xử dụng các chất khử mùi do mùi hôi gây ra bởi nước bọt.

-Xử dụng các thuốc kháng choline (Benzhexol và benztropine) thì đều có lợi cho cả
người lớn lẫn trẻ em,glycopyrrolate dường như còn mới , ích lợi và hiệu quả của
thuốc còn đang xem xét.
-Botulinum toxin A tiêm vào tuyến nước bọt cũng có thể mang lại lợi ích nhưng phải
được lượng giá kỹ lưỡng và phải được xử dụng bởi chuyên gia có kinh nghiệm.

10


-Phẫu thuật có thể được chỉ đònh khi các điều trò bảo tồn thất bại;sức khoẻ răng
miệng nên được theo dõi cẩn thận sau khi phẫu thuật kiểm soát nước bọt vì có sự gia
tăng nguy cơ sâu răng.
Khó khăn trong giao tiếp:
Các khó khăn trong giao tiếp thông thường bao gồm:khó nói,suy kém thính giác và
thò giác, suy kém về nhận thức.Giao tiếp có thể bò suy kém hơn do mệt mỏi, buồn
ngủ do tác dụng của thuốc( ví dụ thuốc chống động kinh) hoặc các bệnh lý khác.Khó
khăn trong giao tiếp có thể làm cho bệnh nhân ấm ức và làm chẩn đoán bệnh sai
lầm.
Nhiều người bò bại não xử dụng được các kỹ thuật tăng cường giao tiếp như các biểu
tượng, bảng giao tiếp và các dụng cụ điện tử. Những người chăm sóc cũng có thể cần
phải trợ giúp trong quá trình giao tiếp.Vì thế , thật cần thiết khi thiết lập khung thời
gian cho giao tiếp trong khi khám bệnh để việc trao đổi thông tin chính xác diễn ra
mà không bò thời gian làm giới hạn.
Khuyết tật về trí tuệ:
Khuyết tật về trí tuệ và các vấn đề về học tập thường đi kèm với bại não.Xấp xỉ
khoảng 40-50% những người bò bại não có giới hạn về mức độ chức năng trí tuệ
trung bình hoặc thấp hơn.Điều này không phải luôn luôn liên quan đến độ nặng của
khuyết tật thể chất.Trẻ em và người lớn có thể có được lợi ích từ việc lượng giá về
nhận thức đúng tiêu chuẩn và có thể cần trợ giúp tiếp theo với các chng trình giáo
dục , dạy nghề và hoạt động.

Các vấn đề về tri giác:
Các vấn đề về tri giác cũng thường gặp như :các khó khăn trong hoạch đònh vận
động, điều hợp tay-mắt, các vấn đề về ý thức không gian và nhận thức hình thể có
thể ảnh hưởng đến khả năng tổ chức và kỹ năng sống của một người.Một chuyên
viên hoạt động trò liệu và chuyên viên tâm lý có thể giúp lượng giá và cho lời
khuyên.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHOẺ LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TÁC:
Người lớn bò bại não thường bò ảnh hưởng bởi các tình trạng liên quan đến quá trình
bình thường của tuổi tác vào giai đoạn sớm ở những năm 20 và 30 ví dụ như mệt mỏi
không dự đoán được, mất chức năng về thể chất và sự độc lập, gia tăng sự ấm ức bất
toại.
Khuyến cáo:Các vấn đề này có thể điều trò được và không nên xem như là các đặc
tính không thể thay đổi được của bại não.Thầy thuốc nên chủ động khuyến khích
bệnh nhân tiếp cận với các nguồn thích hợp ở cộng đồng như các hoạt động giải trí
và trợ giúp tại nhà khi cần thiết.
Giới thiệu:
Giới thiệu và liên kết với các dòch vụ y tế chuyên biệt, các chuyên gia sức khoẻ đòa
phương,các thầy cô giáo là điều quan trọng trong chăm sóc người trẻ bò bại não.Thầy
cô giáo có thể cung cấp thông tin cho thầy thuốc về các lãnh vực quan tâm ở trường
học.Người lớn bò bại não có thể cần được giới thiệu đến các chuyên gia y tế đòa
phương theo lòch trình đều đặn và các nhu cầu cơ bản cần thiết.

11


-Bác só nhi khoa có vai trò quan trọng trong việc lượng giá và xử trí liên tục các
khuyết tật ở tuổi nhỏ cho đến khi trẻ được chuyển sang chăm sóc ở dòch vụ người
lớn.
-Chuyên viên vật lý trò liệu cho lời khuyên, huấn luyện các phương pháp để khuyến
khích vận động, thông tin về nẹp chỉnh hình, trợ giúp đi lại và ngồi đặc biệt.

-Chuyên viên hoạt động trò liệu trợ giúp việc phát triển tự chăm sóc và các kỹ năng
chi trên, cho lời khuyên về dụng cụ và các bổ trợ tại nhà.
Chuyên viên âm ngữ trò liệu trợ giúp việc phát triển âm ngữ và giao tiếp, cho hướng
dẫn về các khó khăn ăn uống và các vấn đề kiểm soát nước bọt.Họ cũng cho lời
khuyên về sử dụng và giá trò của các dụng cụ tăng cường giao tiếp.
-Chuyên viên tâm lý giúp làm các test đo lường tâm lý ở trẻ em, lượng giá chức năng
ở người lớn, test năng khiếu nghề nghiệp,đào tạo kỹ năng và xử trí các hành vi thách
đố.
-Các nhân viên xử trí ca ở cộng đồng trợ giúp cho việc phát triển và thực tế hoá các
mục tiêu cá nhân.
-Trợ giúp nghề nghiệp nâng đỡ và hỗ trợ người lớn trong tình huống công việc.
-Các giới thiệu hữu ích khác bao gồm : y tá, chuyên viên dinh dưỡng, nhân viên xã
hội, chuyên viên làm nẹp chỉnh hình, bác só nhãn khoa và các chuyên gia y tế khác.
TR GIÚP CHO CÁ THỂ VÀ GIA ĐÌNH:
Chăm sóc trẻ bại não cuối cùng cũng phải liên quan đến chăm sóc cho gia đình.Thật
sự quan trọng khi xem trẻ như là một phần của đơn vò gia đình và có thể xác đònh
được các lãnh vực quan tâm ở cha mẹ và anh chò em.Một cuộc sống tại nhà hài hoà
là điều quan trọng bậc nhất và sẽ ảnh hưởng đến kết quả lâu dài.
Chú ý:Cha mẹ có thể cần trợ giúp thiết thực như là chăm sóc để giải lao, việc gặp gỡ
các gia đình khác trong các tình huống tương tự hoặc tham gia các nhóm trợ giúp cha
mẹ cũng có thể giúp ích rất nhiều.
Xem xét qua thông tin về các phương tiện như vé taxi đa mục đích và tiền trợ giúp
cho trẻ khuyết tật có thể là khía cạnh rất quan trọng trong việc chăm sóc. Chăm sóc
thế để cha mẹ được giải lao có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại một trung tâm có
phương tiện.
Tài liệu tham khảo:
1)People with Developmental and Intellectual Disabilities,
Therapeutic guidelines limited, Melbourne,1999.
2)Congenital Hemiplegia,Brian Neville;Robert Goodman,UK,2000
3)Neurodevelopmental Disabilities in Infancy and Childhood;

Pasquale J. Accardo, 2008

12


13



×