Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may, da giày tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÝ ANH NGHĨA

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY, DA GIÀY
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÝ ANH NGHĨA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY, DA GIÀY
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN



Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Số liệu và trích dẫn trong
bài đều từ các nguồn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn cho nội dung của
luận văn này.

TP. HCM , ngày

16 tháng

3 năm 2017

Tác giả
Lý Anh Nghĩa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. .............................................. 1
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ............................................................................................ 1


1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. ...................................................................................... 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................................ 3

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................................... 3

1.5.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. ..................... 4

1.6.

TÍNH MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. ..................................................................... 6

1.7.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. .......................................................................................... 6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ........................ 8
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM CỦA


DOANH NGHIỆP. ............................................................................................................. 8

2.1.1 Các khái niệm. ................................................................................................. 8
2.1.1.1. Dịch vụ thử nghiệm cho sản phẩm dệt may, da giày. ........................... 8
2.1.2 Lý thuyết hành vi mua hàng của tổ chức....................................................... 11
2.1.2.1. Quy trình mua hàng: ........................................................................... 12
2.1.2.2. Trung tâm mua hàng ........................................................................... 16
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua hàng và trung tâm mua hàng:
............................................................................................................. 18


2.2.

SƠ KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA

CHỌN NHÀ CUNG CẤP .................................................................................................. 23

2.2.1 Nghiên cứu của Dickson, Gary W. (1966). .................................................. 23
2.2.2 Nghiên cứu của Arzu Tektas và Aycan Aytekin (2011). ................................ 25
2.2.3 Nghiên cứu của Bill Donalson (1994). ......................................................... 27
2.3.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY, DA GIÀY TẠI VIỆT NAM. ............................................. 29

2.3.1 Việc thử nghiệm theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu: ......................... 29
2.3.1.1. Tiêu chuẩn CPSIA của Mỹ ................................................................. 29
2.3.1.2. Quy định về chất cấm phthalate của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dành cho
hàng giày dép. ................................................................................................... 30

2.3.1.3. Thử nghiệm Danh mục hóa chất có nguy cơ cao (SVHC) theo quy
định của EU về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất
(REACH) .......................................................................................................... 31
2.3.2 Thử nghiêm theo tiêu chuẩn nhập khẩu hàng nhập khẩu của chính phủ Việt
Nam. 32
2.3.3 Thử nghiệm theo tiêu chuẩn nội bộ của các công ty trên thế giới khi doanh
nghiệp tại Việt Nam cung cấp hàng gia công hoặc nguyên vật liệu theo yêu cầu
của họ. ..................................................................................................................... 33
2.3.4 Thử nghiệm theo các tiêu chuẩn do các doanh nghiệm dệt may, da giày lựa
chon. 34
2.4.

ĐỀ XUẤT GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DỆT MAY, DA GIÀY TẠI VIỆT NAM. .................................................... 34

2.4.1 Giá cả ............................................................................................................ 36
2.4.2 Trình độ kỹ thuật: .......................................................................................... 37
2.4.3 Uy tín thương hiệu của công ty cung cấp dịch vụ thử nghiệm ...................... 38


2.4.4 Thời gian thử nhiệm ...................................................................................... 39
2.4.5 Quy trình phối hợp giữa doanh nghiệp dệt may, da giày và công ty cung cấp
dịch vụ thử nghiệm. ................................................................................................. 40
2.4.6 Dịch vụ khách hàng ....................................................................................... 41
2.4.7 Mô hình nghiên cứu....................................................................................... 42
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. ................................................................ 44
3.1.


QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU. ................................................................................... 44

3.2.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH. .................................................................... 45

3.2.1 Thang đo nháp ban đầu................................................................................. 45
3.2.2 Thảo luận chuyên gia và hiệu chỉnh thang đo .............................................. 47
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: .................................................................... 53
3.3.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG. ................................................................ 54

3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu. .............................................................................. 54
3.3.2 Phương pháp điều tra lấy mẫu. ..................................................................... 54
3.3.3 Kỹ thuật phân tích định lượng....................................................................... 55
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 60
4.1.

THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU THEO CÁC ĐẶC TÍNH................................ 60

4.2.

KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VÀ PHÙ HỢP CỦA THANG ĐO ........................................ 61

4.3.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ. ...................................................................... 63

4.3.1 Phân tích nhân tố thang đo biến độc lập ...................................................... 63

4.3.2 Phân tích nhân tố các thang đo đo lường biến phụ thuộc ............................ 69
4.4.

HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 70

4.5.

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN .................................................................................. 70

4.6.

PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI................................................................ 71

4.6.1 Kết quả hồi quy ............................................................................................. 72
4.6.2 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy .................................................. 73


4.6.2.1. Kiểm tra đa cộng tuyến ....................................................................... 73
4.6.2.2. Kiểm tra phương sai của phần dư không đổi ...................................... 74
4.6.2.3. Kiểm tra phần dư có phân phối chuẩn ................................................ 75
4.6.2.4. Kiểm tra tính độc lập của sai số .......................................................... 77
4.6.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình và thảo luận các kết quả .................. 77
4.7.

THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỊNH LƯỢNG TRONG MÔ HÌNH .............................. 81

4.7.1 Giá cả cảm nhận ........................................................................................... 81
4.7.2 Trình độ kỹ thuật của công ty thử nghiệm..................................................... 81
4.7.3 Uy tín thương hiệu của công ty thử nghiệm .................................................. 82
4.7.4 Thời gian thử nghiệm .................................................................................... 83

4.7.5 Quy trình phối hợp ........................................................................................ 84
4.7.6 Dịch vụ khách hàng ....................................................................................... 85
4.7.7 Quyết định lựa chọn ...................................................................................... 86
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
................................................................................................................ 88
5.1.

KẾT LUẬN.......................................................................................................... 88

5.2.

ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................... 88

5.2.1 Hàm ý quản trị về giá cả ............................................................................... 89
5.2.2 Hàm ý quản trị về uy tín thương hiệu của công ty thử nghiệm ..................... 89
5.2.3 Hàm ý quản trị về trình độ kỹ thuật của công ty thử nghiệm ....................... 90
5.2.4 Hàm ý quản trị về quy trình phối hợp giữa công ty thử nghiệm và khách
hàng 91
5.2.5 Hàm ý quản trị về dịch vụ khách hàng .......................................................... 92
5.2.6 Hàm ý quản trị về thời gian thử nghiệm ....................................................... 93
5.3.

HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO. .................................................. 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 96


PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 99



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may, da giày của Việt Nam giai đoạn 2012-2015
(ĐVT: 1.000 USD) ........................................................................................................... 1
Bảng 2.1: Khung phân tích mạng lưới mua hàng theo tình huống mua hàng của
Robinson, Faris &Wind (1967) ...................................................................................... 14
Bảng 2.2: Phân biệt các đặc tính của tình huống mua hàng (Robinson, Faris & Wind,
1967)............................................................................................................................... 15
Bảng 2.3: Các đặc trưng của trung tâm mua hàng Johnson & Bonoma (1981) ........... 17
Bảng 2.4: Các thành viên và vai trò của họ trong trung tâm mua hàng. (Bonoma, 1982)
........................................................................................................................................ 18
Bảng 2.5: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình mua hàng và trung tâm mua
hàng (Sheth, 1973) ......................................................................................................... 20
Bảng 2.6: 23 tiêu chuẩn đánh giá của Dickson (1966) ................................................. 24
Bảng 2.7: Kết quả nghiên cứu của Arzu Tektas và Aycan Aytekin (2011). ................. 27
Bảng 2.8: Các biến quan sát trong nghiên cứu của Bill Donalson (1994) .................... 28
Bảng 2.9: Thang đo đề xuất và nguồn tham khảo cho đề tài ........................................ 35
Bảng 3.1: Thang đo nháp đề xuất.................................................................................. 45
Bảng 3.2: Thang đo chính thức ..................................................................................... 50
Bảng 3.3: Thang đo Likert 5 mức độ ............................................................................ 53
Bảng 4.1:Thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................................. 60
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của tất cả các thang đo ...................... 61
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 1 .................................................... 64
Bảng 4.4: Bảng ma trận xoay nhân tố ........................................................................... 65
Bảng 4.5: Bảng xoay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ........................ 67
Bảng 4.6: Kết quả EFA quyết định lựa chọn ................................................................ 69
Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các yếu tố ............................................................. 71


Bảng 4.8: Kết quả của mô hình phân tích hồi quy bội.................................................. 72
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman giữa các biến độc lập và

phần dư đã chuẩn hóa ..................................................................................................... 75
Bảng 4.10: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 80
Bảng 4.11:Bảng thống kê mô tả biến giá cả cảm nhận ................................................. 81
Bảng 4.12:Bảng thống kê mô tả biến trình độ kỹ thuật ................................................ 81
Bảng 4.13:Bảng thống kê mô tả biến uy tín thương hiệu ............................................. 82
Bảng 4.14: Bảng thống kê mô tả biến thời gian thử nghiệm ........................................ 83
Bảng 4.15: Bảng thống kê mô tả biến quy trình phối hợp ............................................ 84
Bảng 4.16: Bảng thống kê mô tả biến dịch vụ khách hàng ........................................... 85
Bảng 4.27:Bảng thống kê mô tả biến quyết định lựa chọn…. ……………………... 86


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình của Webster (1965) ......................................................................... 13
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Arzu Tektas và Aycan Aytekin (2011). ................. 26
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất ............................................................... 42
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 44
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa hai biến giá trị phần dư và giá trị dự đoán ................. 74
Hình 4.2: Phân phối của phần dư ................................................................................... 76
Hình 4.3: Phân phối của phần dư quan sát ..................................................................... 77


1

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
1.1.

Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, trên thế giới xu hướng bảo hộ thị trường trong nước bằng các rào

cảng kỹ thuật ngày càng có xu hướng gia tăng, các tiêu chuẩn bảo vể sức khỏe người

tiêu dùng ngày càng được chú trọng trong tất cả các ngành hàng, trong đó có ngành dệt
may, da giày. Ngành này lại là ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta và giá trị xuất
khẩu của hàng dệt may da giày cao và ngày càng tăng trong những năm gần đây:
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may, da giày của Việt Nam giai đoạn 20122015 (ĐVT: 1.000 USD)
Phân loại

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Xơ, sợi dệt các loại

1.843.725

2.150.199

2.548.719

2.549.396

Hàng dệt, may sẵn

14.416.160

17.933.353


20.101.240

23.075.130

8.400.624

7.263,928

10.317.803

12.075.752

921.614

782.446

1.109.707

1.428.257

25.582.124

28.129.927

Giầy dép
Nguyên phụ liệu
dệt may, da, giày
Tổng giá trị XK của
hàng dệt may, da
giày


34.077.470
39.128.535
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản,.. thị trường khó tính với các

rào cản kỹ thuật khắt khe nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước những chất độc hại do
sản phẩm nhập khẩu gây ra. Thị trường Mỹ với tiêu chuẩn CPSIA quy định cho hàng
trẻ em tiêu thụ trên thị trường, EU với các quy định REACH,…


2

Các nhãn hàng thời trang nổi tiếng luôn chú trọng bảo vệ ngừơi tiêu dùng và
xây dựng thương hiệu bằng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt ví dụ như Esprit,
Primark, Adidas, Puma, Nike…. Các nhà máy dệt may, da giày muốn trở thành nhà
cung cấp cho các thương hiệu này thì nguyên vật liệu và thành phẩm phải đạt tiêu
chuẩn thử nghiệm về vật lý và hóa học của họ đưa ra và được chứng nhận bởi một công
ty thử nghiệm. Danh sách các công ty thử nghiêm thường được các thương hiệu, nhãn
hiệu thời trang nêu rõ trong hợp đồng gia công.
Các doanh nghiệp dệt may, da giày phải chọn một công ty thử nghiệm độc lập
để thử nghiệm sản phẩm khi sản phẩm của họ xuất khẩu theo tiêu chuẩn của thị trừơng
nhất định hoặc sản phẩm đó đựơc gia công cho các thương hiệu thời trang quốc tế.
Nhận thấy rằng việc lựa chọn một công ty thử nghiệm như TUV SUD, SGS,
Quatest 3, TUV Rheinland, Intertek, Bureau Veritas,…. Để tiến hành thử nghiệm cho
sản phẩm đang là một việc luôn được xem xét kỹ lưỡng tại các doanh nghiệp dệt may,
da giày. Vì vậy tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm của
các doanh nghiệp dệt may, da giày tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu sẽ xác định
được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp dệt may, da giày tại

Việt Nam trong việc chọn lựa công ty cung cấp dịch vụ thử nghiệm cho sản phẩm của
mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.
Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thử
nghiệm sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may, da giày tại Việt Nam
Đo lường tác động của các yếu tố đó đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ thử nghiệm sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may, da giày tại Việt Nam.


3

Đề xuất các hàm ý quản trị giúp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thử
nghiệm sản phẩm dệt may, da giày nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt
hơn cho nhu cầu của khách hàng.
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung

cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may, da giày.
Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp dệt may, da giày tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: các doanh nghiệp dệt may, da giày được khảo sát tại các tỉnh: Hà
Nội, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh, Long
An, Tiền Giang, Hậu Giang.
Thời gian: công việc điều tra thu thập thông tin được thực hiện trong giai đoạn
từ tháng 6 – 10/2016.
1.4.


Phương pháp nghiên cứu.

Trên căn bản của phương pháp luận suy diễn, các phương pháp được áp dụng để
thực hiện đề tài này bao gồm:
Phương pháp thu thập thông tin: thông tin thứ cấp được tổng hợp từ các cơ quan
thống kê và thông tin sơ cấp được thực hiên bằng khảo sát qua bảng câu hỏi.
Phương pháp xử lý thông tin: theo phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ
tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám
EFA và phân tích tương quan, hồi qui…


4

Có sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Chi tiết
được trình bày ở chương 3 của luận văn này.
Công cụ xử lý thông tin: phần mềm SPSS 20.0
1.5.

Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về yếu tố quyết định hành vi mua hàng của tổ

chức, trong đó có một số nghiên cứu đáng chú ý như nghiên cứu của Webster và Wind
(1972), nghiên cứu của G. W. Dickson (1966), nghiên cứu của Bill Donaldson (1994),
nghiên cứu của A. Tektas và A. Aytekin (2011). Cụ thể:
Nghiên cứu Frederick E. Webster, Jr. và Yoram Wind (1972) với tiêu đề : “Mô
hình tổng quát về hành vi mua hàng của tổ chức” (A General Model for Understanding
Organizational Buying Behavior) tác giả đã xây dựng một mô hình tổng quát về quá
trình mua hàng của tổ chức, đồng thời nêu lên các yếu tố chính tác động đến quá trình
mua hàng bao gồm:

Môi trường
Tổ chức
Trung tâm mua hàng
Các yếu tố cá nhân
Mặc dù, đây là một nghiên cứu định tính, nhưng nó đã đặt ra những cơ sở quan
trọng cho việc nghiên cứu về các yếu tố quyết định mua hàng của tổ chức vì nó đã giải
thích nhiều khái niêm và lý thuyết cơ bản cho hành vi mua hàng của tổ chức.
Nghiên cứu của G. W. Dickson (1966) với tiêu đề: “Phân tích về việc lựa chọn
nhà cung cấp: hệ thống và quyết định” (An analysis of vendor selection: systems and
decision), tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng và xác định 23 yếu tố tác động
đến hành vi mua hàng của tổ chức. Nghiên cứu này đã được nhiều tác giả về sau sử


5

dụng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của của mình. Chi tiết của nghiên cứu này sẽ
được trình bày ở phần sau. Nhiều nghiên cứu đã vận dụng mô hình của G. W. Dickson
(1966) ví dụ như: Ansari, A., và Modarress, B. (1986); Anthony, T.F., và Buffa, F.P.
(1977); Benton, W.C., và Krajewski, L. (1990); Lehmann và O'Shaughnessy
(1982);…..
Nghiên cứu của Bill Donaldson (1994) với tiêu đề: “Tiêu chuẩn chọn lựa nhà
cung cấp theo chiều hướng về dịch vụ” (Supplier selection criteria on the service
dimension), tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của dịch vụ trong chiến lược cạnh
tranh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá tầm quan trọng của dịch vụ trong tương
quan với vấn đề sản phẩm và giá cả. Các người mua cần đặt ra các điều kiện về mua
hàng để tìm kiếm các giá trị gia tăng để thúc đẩy sự cạnh tranh của doanh nghiệp,
không chỉ vể mặt lợi ích chi phí.
Nghiên cứu của A. Tektas and A. Aytekin (2011) với tiêu đề: “Lựa chọn nhà
cung cấp trong môi trường quốc tế: Trường hợp so sánh giữa các công ty của Thổ Nhỉ
Kỳ và Úc” (Supplier selection in the international environment: a comparative case of

a Turkish and an Australian company), tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
tiêu chuẩn mua hàng có tính đến các yếu tố toàn cầu. Cụ thể các tiêu chuẩn chính mà
tác giả nghiên cứu bao gồm: giao hàng, điều kiện tài chính, các yếu tố toàn cầu, các
mối quan tâm về môi trường và chất lượng của nhà cung cấp, và tiêu chuẩn hồ sơ của
nhà cung cấp. Tác giả đã sử dụng các tiêu chuẩn trên để kiểm chứng bằng phương pháp
định lượng cho các doanh nghiệp và so sánh ở 2 quốc gia là Thổ Nhĩ Kỳ và Úc.
Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình
của G. W. Dickson (1966) để tiến hành nghiên cứu trên một số ngành cụ thể. Ví dụ như
nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp
nguyên phụ liệu của các công ty may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Nguyễn Bảo Quỳnh (2013) và nghiên cứu của Lê Văn Nhân (2016) với tiêu đề “Phân


6

tích các nhân tố tác động đến quyết định mua của tổ chức-Một nghiên cứu đối với sản
phẩm hệ thống chữa cháy FM200 của công ty Kidde”.
1.6.

Tính mới và ý nghĩa của đề tài.
Mặc dù đã tìm kiếm nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên tác giả

nhận thấy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của tổ chức
ở Việt Nam tương đối ít và nhận thấy chưa có nghiên cứu nào liên quan đến yếu tố
quyết định lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm dệt may, da giày
tại Việt Nam.
Nghiên cứu này sẽ xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đó
đến việc lựa chọn các công ty cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm dệt may, da giày
tại Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp chung
cho các công ty thử nghiệm để họ có thể vận dụng cho hoạt động của mình để từ đó

xây dựng những chiến lược phát triển thích hợp, lâu dài tại Việt Nam.
1.7.

Kết cấu của đề tài.

Luận văn được trình bày thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày
các lý thuyết liên quan, sơ khảo các nghiên cứu liên quan và đề xuất giả
thuyết và mô hình nghiên cứu cho đề tài.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày nghiên cứu
định tính và thiết kế nghiên cưu định lượng.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày các
kết quả phân tích từ kết quả khảo sát thực tế.


7

Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị cho các công ty thử nghiệm tại
Việt Nam


8

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.
2.1.

Cơ sở lý thuyết về quyết định mua dịch vụ thử nghiệm sản phẩm của doanh
nghiệp.


2.1.1 Các khái niệm.
2.1.1.1.

Dịch vụ thử nghiệm cho sản phẩm dệt may, da giày.

Dịch vụ
Từ điển trực tuyến (www.dictionary.com), định nghĩa “dịch vụ là một hành động thực
hiện một trách nhiệm hay một công việc của một đối tượng cho một đối tượng khác”.
Theo Zeithaml và cộng sự (1996), định nghĩa dịch vụ là một ngành kinh tế mà kết quả
hoạt động sản xuất không đem lại sản phẩm vật chất hữu hình, nhưng đem lại lợi ích có giá trị
kinh tế, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời và không có khả năng dự trữ.
Theo Bùi Thanh Tráng và Nguyễn Đông Phong (2014), các định nghĩa dịch vụ là sản
phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng
thời, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Khái niệm dịch vụ sẽ được phát triễn liên
tục theo thời gian.
Kotler (2013), phân biệt 4 hình thức cung cấp của hàng hóa, thay đỗi từ một hàng hóa
thuần túy đến một dịch vụ thuần túy:
Một hàng hóa hữu hình thuần túy.
Một hàng hóa hữu hình có kèm thêm dịch vụ.
Một dịch vụ chính yếu kèm theo những hàng hóa hay dịch vụ thứ yếu khác.
Một dịch vụ thuần túy.
Theo sách Quản trị dịch vụ của Bùi Thanh Tráng và Nguyễn Đông Phong (2014), dịch vụ bao
gồm 4 đặc điểm chính bao gồm:
Vô hình
Không đồng nhất
Không thể tách rời
Không thể dự trữ


9


Thử nghiệm là hoạt động tiến hành đo lường, phân tích các chỉ tiêu theo yêu
cầu trong sản phẩm thử nghiệm
Dịch vụ thử nghiệm là hoạt động nhận yêu cầu thử nghiệm của một đối tượng
và cung cấp báo cáo thử nghiệm cho đối tượng đó
Dịch vụ thử nghiệm cho hàng dệt may, da giày là việc nhận yêu cầu đo lường
và phân tích các chỉ tiêu về vật lý liên quan đến chất lượng của sản phẩm và các chỉ
tiêu hóa học đối với những chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng có trong các sản
phẩm dệt may, da giày; dựa trên các kết quả đo lường, phân tích các chuyên gia sẽ so
sánh với các tiêu chuẩn cho trước để xác định các sản phẩm dệt may, da giày đó có đáp
ứng các tiêu chuẩn đó hay không; báo cáo kết quả thử nghiệm được cung cấp bởi công
ty thử nghiệm sau khi họ đã thực hiện việc thử nghiệm.
Sản phẩm dệt may, da giày được hiểu là tất các nguyên vật liệu, phụ liệu được
sử dụng trong sản xuất và thành phẩm của ngành dệt may, da giày.
Điều kiện kỹ thuật dành cho phòng thí nghiệm
Tại Việt Nam, điều kiện để thành lập một phòng thí nghiệm là phải đáp ứng yêu
cầu của Hệ thống Công nhận Phòng thí nghiệm Việt Nam – VILAS (Vietnam
Laboratory Accreditation Scheme). VILAS là một trong những chương trình công nhận
của Văn phòng Công nhận Chất lượng Việt Nam. Chức năng của VILAS là:
Tiến hành công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn. Cơ cấu tổ
chức và các hoạt động của VILAS phải tuân theo (phù hợp) yêu cầu của tiêu
chuẩn ISO/IEC 17011:2004.
Đánh giá công nhận năng lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn theo chuẩn mực là
tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, đồng thời đánh giá theo yêu cầu bổ sung cụ thể
cho từng lĩnh vực cụ thể.


10

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MRA (Mutual

Recognition Arrangements) với các tổ chức:
Tổ chức Hợp tác Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình
Dương (APLAC)
Tổ chức hợp tác Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC)
Do đó, tất cả các công ty cung cấp dịch vụ thử nghiệm cho hàng dệt may, da
giày tại Việt Nam đều có phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu của VILAS.
Quy trình thử nghiệm
Tại Việt Nam, với kinh nghiệm làm việc trong ngành, tác giả mạnh dạn khái
quát quy trình thử nghiệm chung cho sản phẩm dệt may, da giày được tiến hành như
sau:
Bước 1: Công ty dệt may, da giày gửi thông tin cần thử nghiệm đến công ty thử
nghiệm. Việc này có thể tiến hành bằng các hình thức giao tiếp thông thường
như email, điện thoại,…
Bước 2: Công ty thử nghiêm cho nhân viên hoặc sử dụng dịch vụ đến lấy mẫu
thử nghiệm tại công ty dệt may, da giày. Tuy nhiên công ty dệt may, da giày có
thể gửi mẫu trực tiếp đến công ty thử nghiệm. Ngoài ra, sẽ kèm theo phiếu
thông tin yêu cầu thử nghiệm, phiếu này bao gồm thông tin của công ty dệt may,
da giày; thông tin của mẫu và thông tin về yêu cầu thử nghiệm như tên thử
nghiệm, phương pháp thử nghiệm và tiêu chuẩn so sánh,…. Phiếu thông tin có
thể gửi kèm với mẫu thử nghiệm hoặc gửi bằng email. Thông thường, phiếu
thông tin được quy định theo mẫu của công ty thử nghiệm.
Bước 3: Công ty thử nghiệm khi nhận được mẫu thử nghiệm và phiếu thông tin
yêu cầu thử nghiệm sẽ tiến hành làm báo giá chính thức hoặc hóa đơn nháp theo
thông tin đã nhận được và gửi cho công ty dệt may, da giày để xác nhận.


11

Bước 4: Sau khi nhận được xác nhận báo giá hoặc hóa đơn nháp của công ty dệt
may, da giày công ty thử nghiệm sẽ tiến hành thử nghiệm và ra báo cáo kết quả

thử nghiệm.
Bước 5: Công ty thử nghiệm gửi báo cáo kết quả thử nghiệm cho công ty dệt
may, da giày.
Lưu ý: Quy trình trên đây là quy trình chung cho việc thử nghiệm, ngoài ra còn
có các công việc liên quan khác như xuất hóa đơn, thanh toán, trả mẫu thử nghiệm khi
có yêu cầu,… sẽ được tiến hành song song.
2.1.2 Lý thuyết hành vi mua hàng của tổ chức.
Việc tiến hành thử nghiệm tại một công ty thử nghiệm của các doanh nghiệp dệt
may, da giày là một hành vi mua hàng của tổ chức. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
hành vi mua hàng tổ chức, những người tiên phong trong lĩnh vực này có thể kể đến
như Robinson, Faris & Wind (1967), Sheth (1973), Webster& Wind (1972, 1980), và
rất nhiều tác giả nghiên cứu gần đây.
Wind và Thomas (1980) đã tổng hợp các kết quả của các nghiên cứu trước đó và
tóm tắt các đặc tính của hành vi mua hàng của tổ chức gồm 3 khía cạnh chính: Trung
tâm mua hàng, quy trình mua hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến trung tâm mua hàngvà
quy trình mua hàng.
Sau đây, tác giả sẽ trình bày về 3 yếu tố đã nêu:
Quy trình mua hàng
Trung tâm mua hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến trung tâm mua và quy hình mua hàng


12

2.1.2.1.

Quy trình mua hàng:

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình quy trình
mua hàng (Robinson và cộng sự, 1967; Sheth, 1973; Webster, 1965; Wind & Thomas,

1980) và rất nhiều mô hình mô hình mua hàng được thiết lập (ví dụ như Webster,
1965; Robinson và cộng sự, 1967, Sheth, Ozanne & Churchill, 1971; Wind, 1978;
Wind & Thomas, 1980;…)
Theo Kauffman (1996) các mô hình đều công nhận một số bước nền tảng có liên
quan như xác định vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá, và bước quyết định chính thức.
Các bước này có xuất hiện cùng nhau hoặc riêng rẻ mặc dù trong các cấp bậc có thể
khác nhau.
Mô hình đầu tiên được Kauffland (1996) đề cập là của là mô hình của Webster
từ năm 1965. Mô hình này còn đơn giản, nhưng nó đặt một nền tảng quan trọng đề hợp
lý hóa mô hình quy trình mua hàng.
Năm 1967, Robinson, Faris và Wind đã công bố nghiên cứu mô hình quy trình
mua hàng của tổ chức, kết hợp gọi là “mạng lưới mua”. Họ đã sử dụng các nghiên cứu
đã có và chứng minh cho một khái niệm mới gọi là “mạng lưới mua”.
Hai nghiên cứu này đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu hành vi mua hàng của
tổ chức, dựa trên đó hàng trăm các nghiên cứu mở rộng và kiểm chứng hai mô hình
này được xuất bản.
Mô hình của Webster (1965).
Webster (1965) đã đưa ra mô hình mua hàng của tổ chức sau khi phỏng vấn 135
cá nhận từ 75 công ty. Mô hình bao gồm bốn bước như sau:


13

Xác định
vấn đề

Trách
nhiệm mua
hàng


Quy trình
tìm kiếm

Quy trình
lựa chọn

Hình 2.1: Mô hình của Webster (1965)

Các bước được trình bày như sau:
Xác định vấn đề: Nhận dạng sự khác biệt giữa mục tiêu và thực tế được thực
hiên có thể có bởi hành vi mua hàng. Điều đó không thể được nhìn thấy như
một mục tiêu hoàn thành và quy trình thích hợp bởi vì nó là kết quả của của các
yếu tố khác nhau và không thể tiên đoán như là việc thực hiện của nhà cung cấp,
việc tung ra sản phẩm mới và việc thay đổi quy trình làm việc.
Trách nhiệm mua hàng: Liên quan đến trách nhiệm của cá nhân trong tổ chức
mua hàng, nó bị ảnh hưởng bởi khía cạnh sự phức tạp trong kỹ thuật của sản
phẩm, tầm quan trọng trong công ty, kiến thức của cá nhân và trách nhiệm chính
thức của cá nhân.
Quy trình tìm kiếm: Liên quan đến các phương pháp mà cá nhân sử dụng để
thu thập thông tin. Quy trình tìm kiếm chính thức bắt đầu bằng việc xác định
mục tiêu và các đặc tính được dùng để làm tiêu chuẩn lựa chọn và sẽ là điều
kiện để tìm kiếm thông tin.
Quy trình lựa chọn: Liên quan đến các quy định mua hàng của tổ chức gồm có
mục tiêu, chính sách, thủ tục. Quy trình lựa chọn thông thường bao gồm ba
bước nhỏ bao gồm: năng lực nhà cung cấp, so sánh các đặc tính sản phẩm và
chào hàng báo giá, cuối cùng là chọn lựa nhà cung cấp.


14


Mô hình của Robinson, Faris &Wind (1967)-“Mạng lưới mua hàng”
Mô hình mạng lưới mua hàng được Robinson, Faris & Wind giới thiệu năm
1967, nó cung cấp một khung tham khảo khi hành vi mua của tổ chức xảy ra. Khái
niệm mạng “lưới mua hàng” kết hợp lại với nhau tạo thành ma trận bao gồm các giai
đoạn mua hàng- 8 bước quyết định mua hàng, và cấp bậc mua hàng- 3 tình huống mua
hàng tạo ra một quá trình mua rộng hơn so với Webster (1965).
Bảng 2.1: Khung phân tích mạng lưới mua hàng theo tình huống mua hàng của
Robinson, Faris &Wind (1967)
Tình huống mua hàng
Mua

Mua lặp lại có

Mua lặp lại không

mới

điều chỉnh

có điều chỉnh

1. Tiên đoán hoặc nhận ra một nhu cầu và
một giải pháp chung
2. Xác định các đặc tính của nhu cầu và số
lượng các mục cần thiết
3. Mô tả các đặc tính của nhu cầu và số
lượng các mục cần thiết
Giai đoạn

4. Tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng và


mua hàng

các tiêu chuẩn của họ
5. Tìm được các nhà cung cấp và phân
tích
6. Đánh giá các bảng báo giá và chọn lựa
nhà cung cấp
7. Chọn lựa thời gian đặt hàng
8. Thực hiện các đánh giá phản hồi

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tác giả định nghĩa các tình huống mua hàng như một một hành vi mua hàng
phức tạp của hệ thống. Ý tưởng về tình huống mua hàng dựa trên khái niệm rằng khi
các người mua được xác định trước khi mua cùng một loại sản phẩm hình mẫu mua


×