Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Dự Án Phát Triển Giao Thông Đô Thị Thành Phố Hải Phòng, Đánh Giá Tác Động Môi Trường, Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.05 MB, 104 trang )

Public Disclosure Authorized

E2615
V. 9
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................................................................... 10
1.1 Tên dự án ................................................................................................................. 10
1.2 Chủ dự án................................................................................................................. 10
1.3 Vị trí địa lý của dự án............................................................................................... 10

Public Disclosure Authorized

1.4. Tổng quan về chương trình tái định cư ................................................................ 12
1.4.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 12
1.4.2. Quyền của các hộ tái định cư ............................................................................ 12
1.4.3. Các công trình dự kiến được thực hiện từ Dự án ............................................... 13
1.4.3.3. Nguồn nguyên vật liệu phục vụ thi công ......................................................... 16
1.5. Tiến độ thực hiện tái định cư................................................................................. 17
1.6. Tổng mức đầu tư .................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC
KHU TÁI ĐỊNH CƯ .............................................................................................................. 18

Public Disclosure Authorized

2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 18
2.1.1. Vị trí địa lý của Hải pHòng ................................................................................. 18
2.1.2. Đặc điểm địa chất các khu tái định cư ............................................................... 18
2.1.3. Các đặc điểm khí hậu ........................................................................................ 19
2.1.4. Đặc điểm về thủy văn khu vực ........................................................................... 21
2.2. Hiện trạng môi trường không khí, đất, nước ........................................................ 21


2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ....................................................................... 21
2.2.2. Hiện trạng tiếng ồn ............................................................................................ 24
2.2.3. Hiện trạng môi trường nước ............................................................................... 24
2.2.3.2. Môi trường nước ngầm ................................................................................... 27
Public Disclosure Authorized

2.2.4. Môi trường đất ................................................................................................... 28
2.2.5. Các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật .............................................................. 28
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................................... 29
2.3.1. Dân số và đơn vị hành chính ............................................................................. 29
2.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội tại các xã/phường có khu đất tái định cư.................... 29
2.3.3. Hiện trạng sử dụng đất tại các khu tái định cư ................................................... 31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ......................................................... 40
3.1. Các nguồn gây tác động ........................................................................................ 40
3.2. Đối tượng, quy mô, mức độ tác động ................................................................... 41
3.3. Đánh giá tác động................................................................................................... 43
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn tiền thi công ........................................ 43
3.3.2. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công ............................................... 44
3.3.3. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn vận hành............................................. 58
3.3.4. Sự cố và rủi ro môi trường ................................................................................. 60
CHƯƠNG 4: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ................................................................ 66


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

4.1. Nội dung tham vấn.................................................................................................. 67
4.2. Tóm tắt thông tin thảo luận và ý kiến đóng góp ................................................... 67
4.3. Giải trình ý kiến của người dân và chính quyền địa phương .............................. 71
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ........................................................... 74

5.1. Kế hoạch giảm thiểu ............................................................................................... 74
5.1.1. Các biện pháp giảm nhẹ kết hợp trong Nghiên cứu khả thi và các vấn đề tiếp
theo trong giai đoạn thiết kế chi tiết ............................................................................. 74
5.1.2. Giai đoạn tiền thi công ....................................................................................... 75
5.1.3. Giai đoạn thi công .............................................................................................. 75
5.1.3.4. Quản lý chất thải rắn....................................................................................... 77
5.1.4. Giai đoạn vận hành............................................................................................ 92
5.2 Vai trò và trách nhiệm quản lý môi trường trong quá trình xây dựng các khu tái
định cư ........................................................................................................................... 92
5.3. Chương trình Giám sát .......................................................................................... 96
5.3.1 Mục tiêu .............................................................................................................. 96
5.3.2. Kiểm tra khu vực................................................................................................ 96
5.3.3 Các chỉ số giám sát ............................................................................................ 97
5.3.4 Hệ thống báo cáo giám sát ................................................................................. 99
5.3.5 Dự trù kinh phí .................................................................................................. 100
5.4 Các hoạt động nâng cao năng lực ....................................................................... 103
5.5 Ước tính tổng chi phí thực hiện kế hoạch quản lý môi trường .......................... 104
Phụ lục:
Phụ lục 1: Hình ảnh tham vấn cộng đồng
Phụ lục 2: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực tái định cư
Phụ lục 3: Biên bản tham vấn cộng đồng địa phương

2


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Danh sách thiết bị sử dụng trong đánh giá nhanh hiện trạng môi trường ...... 8
Bảng 2. Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM ................................. 9
Bảng 3. Vị trí, diện tích và số hộ bị ảnh hưởng tại các khu tái định cư ..................... 10
Bảng 4. Đầu tư cơ sở hạ tầng trong các khu tái định cư ........................................... 13
Bảng 5. Các thông số thiết kế của đường giao thông trong và xung quanh các khu tái
định cư ...................................................................................................................... 14
Bảng 6. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................... 17
Bảng 7. Hiện trạng chất lượng không khí tại các khu tái định cư .............................. 21
Bảng 8. Hiện trạng tiếng ồn tại các khu tái định cư ................................................... 24
Bảng 9. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt ...................................... 25
Bảng 10. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm ................................. 27
Bảng 11. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng đất .............................................. 28
Bảng 12. Đơn vị hành chính, diện tích và dân số của các quận/huyện có các khu tái
định cư ...................................................................................................................... 29
Bảng 13. Cơ cấu số lượng người được khảo sát...................................................... 30
Bảng 14. Các loại đất trong các khu tái định cư ........................................................ 34
Bảng 15. Các nguồn gây tác động đến môi trường do dự án gây ra ........................ 40
Bảng 16. Đối tượng, quy mô và mức độ của các tác động do dự án gây ra ............. 41
Bảng 17. Ssố hộ bị ảnh hưởng đất ở và đất nông nghiệp ở các khu tái định cư ...... 43
Bảng 18. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông dùng dầu DO (kg/1000km)
.................................................................................................................................. 45
Bảng 19. Lưu lượng phát thải của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ..... 46
Bảng 20. Kết quả dự báo nồng độ bụi TSP (mg/m3) ................................................. 46
Bảng 21. Kết quả dự báo nồng độ CO (mg/m3) ........................................................ 47
Bảng 22. Kết quả dự báo nồng độ NO2 (mg/m3) ....................................................... 47
Bảng 23. Kết quả dự báo nồng độ SO2 (mg/m3)........................................................ 47
Bảng 24. Kết quả dự báo nồng độ VOC (mg/m3) ...................................................... 48
Bảng 25. Giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm.................................................. 49
Bảng 26. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí .......................................... 49
Bảng 27. Tiếng ồn phát sinh bởi các thiết bị xây dựng ở khoảng cách 1.5m ............ 50

Bảng 28. Mức ồn tối đa theo khoảng cách ................................................................ 51
Bảng 29. Tải lượng các chất ô nhiễm thải ra trong một ngày tính ............................. 52
Bảng 30. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi
công .......................................................................................................................... 52
Bảng 31. Tỷ lệ các thành phần trong rác thải sinh hoạt ............................................ 55

3


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Bảng 32. Tải lượng ô nhiễm trong rác thải sinh hoạt ................................................ 55
Bảng 33. Quy hoạch sử dụng đất tại các khu tái định cư .......................................... 59
Bảng 34. Thời gian khảo sát, tham vấn cộng đồng ................................................... 66
Bảng 35. Thời gian, địa điểm thực hiện tham vấn cộng đồng ................................... 67
Bảng 36. Các ý kiến đóng góp của cộng đồng địa phương ...................................... 68
Bảng 37. Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan ................................................. 93
Bảng 38. Thông số quan trắc môi trường.................................................................. 98
Bảng 39. Hệ thống báo cáo giám sát môi trường...................................................... 99
Bảng 40. Dự trù kinh phí hỗ trợ vận hành hệ thống Giám sát cộng đồng ............... 101
Bảng 41. Chi phí triển khai chương trình quan trắc................................................. 101
Bảng 42. Các hoạt động đào tạo đề xuất ................................................................ 103
Bảng 43. Tổng hợp chi phí thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường ....................... 104
Hình 1. Sơ đồ vị trí các khu tái định cư ..................................................................... 11
Hình 2. Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng ............................................................ 18
Hình 3. Đặc trưng nhiệt độ khu vực Hải Phòng ......................................................... 20
Hình 4. Nồng độ bụi tại các điểm quan trắc so với QCVN......................................... 23
Đơn vị: µg/m3............................................................................................................. 23
Hình 5. Nồng độ NO2 tại các điểm quan trắc so với QCVN....................................... 23

Hình 6. Nồng độ SO2 tại các điểm quan trắc so với QCVN ....................................... 23
Hình 7. Mức ồn tại các vị trí quan trắc (đơn vị dBA).................................................. 24
Hình 8. Hàm lượng DO tại các vị trí quan trắc nước mặt (đơn vị mg/l) ..................... 26
Hình 9. Hàm lượng BOD tại các vị trí quan trắc nước mặt (đơn vị mg/l) ................... 26
Hình 10. Hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc nước mặt (đơn vị mg/l)................. 26
Hình 11. Hàm lượng Coliform tại các vị trí quan trắc nước mặt (đơn vị MPN/100ml)26
Hình 12. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng ................................ 33
Hình 13. Dự báo tải lượng của TSP, CO, SO2, NOx và VOC trên đoạn đường vận
chuyển nguyên vật liệu .............................................................................................. 49
Hình 14. Một vài hình ảnh về các khu tái định cư...................................................... 56
Hình 15. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn ............................................................................. 77
Hình 16. Sơ đồ kiểm soát và báo cáo của quản lý môi trường ................................. 92

4


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT

Ban QLDA

-

Ban Quản lý Dự án

BTNMT

-


Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTNH

-

Chất thải nguy hại

ĐTM

-

Đánh giá Tác động Môi trường

GSXD

-

Giám sát xây dựng

KHQLMT

-

Kế hoạch Quản lý Môi trường

NHTG

-


Ngân hàng Thế giới

PCCC

-

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

-

Quy chuẩn Kỹ thuật Việt Nam

QLMT

-

Quản lý Môi trường

Sở GTVT

-

Sở Giao thông Vận tải

Sở TNMT

-


Sở Tài nguyên và Môi trường

TCVN

-

Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐC

-

Khu tái định cư

TVGSĐL

-

Tư vấn giám sát độc lập

UBND

-

Uỷ ban Nhân dân

HCDC

-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công trình
xây dựng Hải Phòng

WB

-

Ngân hàng Thế giới

5


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhiều thập kỷ qua Hải Phòng đã luôn là cửa ngõ thông thương quan trọng
nhất: quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá của các tỉnh phía Bắc với các nước
khác trên Thế giới. Với vi trí địa lý đặc biệt của mình, Hải Phòng có rất nhiều điều kiện thuận
lợi trong phát triển kinh tế – xã hội, công cuộc xây dựng thành phố Hải phòng đóng vai trò
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Với mục tiêu này,
thành phố đã và đang triển khai nhiều hệ thông đường giao thông, khu Đô thị tương xứng
với tầm vóc của thành phố Hải Phòng.
Theo quy hoạch chi tiết, trục đường thuộc dự án phát triển giao thông Đô thị Hải
Phòng được mở ra trong tương lai chạy theo hướng Đông - Tây bắt đầu từ Quốc lộ 10
(huyện An Dương) đến đường trục quận Hải An (Phường Nam Hải). Tái định cư là vấn đề
tất yếu, song hành với quá trình xây dựng tuyến đường của Dự án phát triển giao thông Đô
thị Hải Phòng. Các khu tái định cư của Dự án đã được hoạch định trên cơ sở các quy hoạch
tổng thể của Hải Phòng nói chung và quy hoạch vùng thuộc các quận: Lê Chân, Kiến An,

Hải An và huyện An Dương nói riêng.
• Huyện An dương với 4 điểm tái định cư (TĐC) đáp ứng chỗ ở cho khoảng 542 hộ
tái định cư.
• Quận Kiến An với 2 TĐC đáp ứng chỗ ở cho khoảng 244 hộ tái định cư.
• Quận Lê Chân với 1 TĐC đáp ứng chỗ ở cho khoảng 116 hộ tái định cư..
• Quận Hải An với 5 TĐC đáp ứng chỗ ở cho khoảng 874 hộ tái định cư..
Như vậy, tổng số hộ có thể được bố trí tái định cư là 1756 hộ.
Khung chính sách, pháp luật và hành chính
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Phát triển giao thông đô thị thành phố
Hải Phòng” được chuẩn bị trên cơ sở tuân thủ các quy định về pháp luật, hiện hành của Nhà
nước Việt Nam về môi trường và các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới.
Cơ sở pháp luật Việt Nam
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2003, ban hành ngày 10/12/2003, có hiệu lực từ ngày
01/7/2004;
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 7/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ TĐC khi
nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định 21/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
80/2006/NĐ-SCP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp
dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn.


6


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về việc quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình, và Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính
Phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính Phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 209/2004/NĐ-CP.
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 02/HĐ-QLDA ngày 20/01/2010 giữa Ban Quản lý Dự
án khu vực các công trình giao thông vận tải và Liên danh Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng.
Các tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng
- QCVN 03-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của các kim loại nặng
trong đất.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
- TCVN 6438-2001: Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của
khí thải.
- TCVN 5948-1999: Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi
tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép.
- TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa
cho phép.
- TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và
sản xuất công nghiệp - Mức độ tối đa cho phép đối với mội trường khu công cộng và khu
dân cư.
Các tài liệu kế thừa
- Báo cáo nghiên cứu khả thi của các khu tái định cư;
- Tập bản vẽ thiết kế kỹ thuật;
- Thuyết minh khảo sát địa chất các khu tái định cư;
Chính sách an toàn của WB
- Chính sách hoạt động OP/BP 4.01: Đánh giá môi trường
- Chính sách hoạt động OP/BP 4.12: Tái định cư không tự nguyện
- Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin

7


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Phương pháp thực hiện và đội ngũ chuyên gia chuẩn bị báo cáo ĐTM
Phương pháp thực hiện
Trong quá trình xây dựng báo cáo ĐTM, các phương pháp sau đâuãđđư


ợc sử

dụng:
-

Thu thập những dữ liệu cần thiết, nghiên cứu các tài liệu hiện có, phác thảo đề
cương báo cáo.

-

Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát hiện trạng môi trường, lấy mẫu đất, nước,
không khí, đánh giá nhanh một số chỉ tiêu chất lượng nước ngoài hiện trường.

-

Phân tích trong phòng thí nghiệm: Phân tích các dặc tính hoá, lý của các mẫu đất,
nước mặt, nước ngầm, không khí trong phòng thí nghiệm để làm cơ sở so sánh tiêu
chuẩn chất lượng môi trường liên quan để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu
vực dự án

-

Điều tra xã hội học: điều tra phỏng vấn người dân, lãnh đ ạo các địa phương trong
vùng dự án.

Bảng 1. Danh sách thiết bị sử dụng trong đánh giá nhanh hiện trạng môi trường
Thành phần môi trường

TT


Tên thiết bị

1

HS7-KIMOTO (Máy lấy mẫu khí xách tay, Nhật Bản)

Môi trường không khí

2

Máy đo bụi hiện số - Casella (Anh)

Môi trường không khí

3

Máy đo tiếng ồn - Sirrus (Anh)

Môi trường không khí

4
5

Máy đo nhanh chất lượng Môi trường nước TOA 22A (Nhật Bản)
Dụng cụ lấy mẫu đất và nước

Môi trường nước
Môi trường đất, nước

Xử lý số liệu: Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu khí tượng, thuỷ văn, môi trường và

kinh tế xã hội có liên quan đến dự án.
- So sánh: So sánh dữ liệu thu thập được với các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường do
Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành về chất lượng đất, nước, không khí và các quy
chuẩn, tiêu chuẩn môi trường có liên quan khác.
- Tư vấn: Thông qua các cuộc họp tham vấn cộng đồng để thu được những ý kiến của
cộng đồng và chính quyền địa phương về các giải pháp để giảm thiểu các tác động
tiêu cực của dự án.
Đội ngũ chuyên gia xây dựng báo cáo ĐTM
-

Báo cáo ĐTM dự án “Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng" được thực
hiện bởi Liên danh Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế
công trình xây dựng Hải Phòng từ tháng 01/2010 đến 10/2010.
Đại diện

: Ông Dương Hồng Sơn - Giám đốc

Trụ sở

: Số 23/62 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại

: 04.37733159

Fax: 04.37733159

8



Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Bảng 2. Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
TT

Họ và tên

Đơn vị
công tác

Trình độ chuyên môn

Chức danh

Nhiệm vụ
- Chỉ đạo lập báo cáo tác động môi trường

Tiến sỹ Môi trường

Chuyên gia
/Trưởng nhóm

- Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường

CN Môi trường

Trưởng nhóm

Chỉ đạo khảo sát môi trường


CENRE

KS Công nghệ sinh học

Chuyên gia

Chỉ đạo tham vấn cộng đồng

CENRE

Thạc sỹ Môi trường

Chuyên gia

Chỉ đạo quan trắc, đo đạc số liệu môi trường

KS Môi trường

Chuyên viên

Quan trắc môi trường

CENRE

Thạc sỹ Môi trường

Chuyên gia

Lập kế hoạch quản lý môi trường


Đoàn Mạnh Hùng

CENRE

CN Thuỷ văn

Chuyên gia

Lập kế hoạch quản lý môi trường

8.

Trần Thị Diệu Hằng

CENRE

Thạc sỹ Môi trường

Chuyên gia

Xử lý số liệu

9.

Hà Thị Liên

CENRE

KS Thuỷ văn


Thư ký

Xử lý các văn bản, công văn, photo tài liệu và
các công việc hành chính khác.

1.

Đinh Thái Hưng

CENRE

2.

Đỗ Mạnh Toàn

HCDC

3.

Đỗ Thị Thanh Bình

4.

Nguyễn Thị Thanh Hoài

5.

Nguyễn Văn Thành


6.

Nguyễn Thanh Tường

7.

HCDC

9


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1 Tên dự án
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch quản lý môi trường cho các khu tái định
cư của Dự án Phát triển Giao thông Đô thị Thành phố Hải Phòng
1.2 Chủ dự án
Chủ quản đầu tư

: Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng

Chủ dự án

: Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hải Phòng

Đại diện chủ đầu tư


: Ban Quản lý Dự án khu vực các công trình giao thông vận tải

Đại diện

: Ông Vũ Duy Tùng

Chức vụ

: Giám đốc

Địa chỉ

: Số 32 - Đường Điện Biên Phủ - Quận Ngô Quyền – Hải Phòng

Điện thoại

: 031.3859935

Fax: 031.36859990

1.3 Vị trí địa lý của dự án
Dự án đã đề xuất 12 khu tái định cư với tổng diện tích 377.344,49 m2 (tương đương với
37,73ha) thuộc 4 quận/huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện An Dương, quận Lê Chân,
quận Kiến An và quận Hải An. Bảng 3 bên dưới chỉ ra tên và diện tích của từng khu tái định cư:
Bảng 3. Vị trí, diện tích và số hộ bị ảnh hưởng tại các khu tái định cư
Quận/huyện

An Dương

Kiến An

Lê Chân

Hải An

Số hộ bị

Khu tái định cư

Diện tích (m2)

Bắc Sơn

44.406,21

66

Lê Lợi

20.586,00

57

Đặng Cương

83.773,25

119

Hồng Thái


13.693,81

21

Đồng Hoà 1

25.720,00

45

Đồng Hoà 2

20.708,04

60

Vĩnh Niệm

19.074,00

64

Đằng Hải

31.362,00

79

Nam Hải 1


14.370,18

57

Nam Hải 2

22.496,00

88

Nam Hải 3

25.189,00

100

Tràng Cát

55.966,00

130

377.344,49

886

Tổng

Vị trí các khu tái định cư được thể hiện ở hình 1.


10

ảnh hưởng


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Bắc Sơn
Lê Lợi

Đặng Cương
Đằng Hải
Đồng Hoà 2

Hồng Thái

Vĩnh Niệm
Nam Hải 1, 2, 3
Đồng Hoà 1

Tràng Cát

Hình 1. Sơ đồ vị trí các khu tái định cư

11


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường


Huyện An Dương giáp với tỉnh Hải Dương ở phía Tây và Tây Bắc, giáp với huyện An
Lão ở phía Tây Nam, giáp với quận Kiến An ở phía Nam, huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc, quận
Hồng Bàng và quận Lê Chân ở phía Đông Nam.
Kiến An là cửa ngõ phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10 km,
nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không nối Kiến An với Hải
Phòng, Đồ Sơn, Cát Bà, vịnh Hạ Long về phía biển; nối Kiến An với An Lão, Vĩnh Bảo trong
tuyến du lịch sinh thái "Du khảo đồng quê". Sân bay Kiến An là sân bay dự bị cho sân bay Cát
bi.
Lê Chân là một quận nội thành của Hải Phòng với vị trí tiếp giáp quận Ngô Quyền và
một phần huyện Kiến Thuỵ ở phía Đông; quận Kiến An, huyện An Dương ở phía Tây; huyện
Kiến Thuỵ ở phía Nam và quận Hồng Bàng ở phía Bắc.
Quận Hải An nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng; phía Bắc giáp quận Ngô
Quyền và huyện Thuỷ Nguyên, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thuỵ, phía Đông
giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô
Quyền và sông Lạch Tray.
1.4. Tổng quan về chương trình tái định cư
1.4.1. Mục tiêu
Việc đầu tư xây dựng khu Tái định cư nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Đáp ứng nhu cầu về nhà ở Tái định cư, nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi trong
việc trưng dụng đất khi thực hiện dự án phát triển giao thông Đô thị Hải Phòng.
- Tạo ra khu dân cư đô thị mới có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
hoàn chỉnh, có kiến trúc hợp lý tạo thêm một vẻ đẹp riêng cho khu vực và thành phố, tạo điều
kiện đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội thành phố theo quan điểm phát triển bền vững.
- Giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng bất lợi về chỗ ở và điều kiện sinh hoạt của
các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án.
- Đáp ứng được nguyện vọng của các hộ dân nơi ở mới phải hơn hẳn nơi ở cũ góp phần
thúc đẩy nhanh việc thực hiện thành công dự án phát triển giao thông Đô thị Hải Phòng.
1.4.2. Quyền của các hộ tái định cư
Điều kiện để tái định cư bao gồm:

(i) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ nhà ở, đất ở mà không có chỗ ở nào khác trên
địa bàn xã/phường/thị trấn nơi có đất bị thu hồi;
(ii) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi mà diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều
kiện để ở theo quy định của UBND thành phố mà không có chỗ ở nào khác trên địa bàn
xã/phường/thị trấn nơi có đất bị thu hồi; và
(iii) Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ
điều kiện để tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất, được tạo
điều kiện để bố trí tái định cư.
(iv) Các trường hợp khác không đủ điều kiện được hưởng chế độ tái định cư của dự án,
nếu không còn nơi ở nào khác, được giao đất làm nhà ở trong khu tái định cư cùng các chính
sách hỗ trợ di chuyển tương ứng.

12


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Hạn mức giao đất tái định cư: từ 40 – 180 m2 tuỳ thuộc vào các khu vực khác nhau ở
Hải Phòng.
Chi tiết các điều khoản tái định cư được trình bày trong Khung chính sách táiđịnh cư và
Kế hoạch hành động tái định cư của dự án.
UBND thành phố Hải Phòng đã quy hoạch 12 khu tái định cư trên địa bàn thành phố. Sau
khi được phân đất, các hộ dân tự xây nhà để ở. Chủ dự án sẽ tiến hành san lấp mặt bằng, xây
dựng cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống
thoát nước mưa và thoát nước thải.
1.4.3. Các công trình dự kiến được thực hiện từ Dự án
1.4.3.1. San lấp mặt bằng
Căn cứ kết quả khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 của 12 khu tái định cư do Công ty Cổ Phần
Tư vấn Thiết kế Công trình Xây dựng lập tháng 3 năm 2010 thì: Cao độ hiện trạng trung bình từ

+ 2.30 đến + 3.30. Để phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, chọn cao độ quy hoạch
chung của 12 điểm tái định cư này là: Cos + 4.2 theo hệ cao độ Hải Phòng. Dự án sẽ san lấp
mặt bằng ở tất cả các khu tái định cư với cao độ này.
1.4.3.2. Xây dựng hạ tầng cơ sở
Cơ sở hạ tầng xã hội được thiết kế và xây dựng trong các khu tái định cư gồm có: hệ
thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước mưa và nước thải, cấp điện được chỉ ra trong
bảng 4 dưới đây
Bảng 4. Đầu tư cơ sở hạ tầng trong các khu tái định cư
Khu tái định


Khối
lượng san
lấp mặt
bằng (m2)

Đường
giao thông
(m)

Thoát
nước mưa

Thoát
nước thải

Cấp nước
(m)

Cấp điện,

chiếu
sáng
(KVA)

Huyện An
Dương

162.459,27

8.207,84

8.879,7

9.177,6

20.740

1.301

Bắc Sơn

44.406,21

1.938,94

2.108,6

1.989,1

4.117


395

Lê Lợi

20.586,00

1.149,9

1.295,1

1.399,1

2.140

141

Đặng Cương

83.773,25

3.781

4.324

4.189

6.927

652


Hồng Thái

13.693,81

1.338

1.152

1.600,4

7.556

113

Quận Kiến
An

46.428,04

2.859,5

5.022

3.555

3.624

703


Đồng Hòa 1

25.720,00

2.050,4

3.588

2.505

2.354

395

Đồng Hòa 2

20.708,04

809,1

1.434

1.050

1.270

308

Quận Lê
Chân


19.074,00

855,67

1.037

857

906

273

Vĩnh Niệm

19.074,00

855,67

1.037

857

906

273

13



Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Khu tái định


Khối
lượng san
lấp mặt
bằng (m2)

Đường
giao thông
(m)

Thoát
nước mưa

Thoát
nước thải

Cấp nước
(m)

Cấp điện,
chiếu
sáng
(KVA)

Quận Hải An


149.383,18

5.882,56

6.185

5.900

6.818

2.089

Đằng Hải

31.362,00

899,21

1.117

988

1.379

461

Nam Hải 1

14.370,18


713,12

620

679

979

273

Nam Hải 2

22.496,00

951,56

862

745

544

341

Nam Hải 3

25.189,00

639,01


895

575

884

275

Tràng Cát

55.966,00

2.679,66

2.691

2.913

3.032

739

Tổng cộng

377.344,49

17.805,57

21.123,7


19.489,6

32.088

4.366

• Đường giao thông
Các loại đường giao thông sau sẽ được xây dựng tại các khu tái định cư
Bảng 5. Các thông số thiết kế của đường giao thông trong và xung quanh các khu tái
định cư
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chiều rộng B (m)
3
3.5

3.5
3.5
4.5
4.5
6
6
6
7.5
7.5
9
9
11.25x2

Lề đường (m)
3m
0m
4m
7m
1x3=3m
5m
4m
2x3=6m
7m
2x3=6m
2x3.75=7.5m
2x3=6m
2x5=10m
2x3.5=7m

* Kết cấu nền, mặt đường

- Kết cấu mặt đường:
+ Bê tông nhựa hạt trung rải nóng dày 7 cm.
+ Nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m2.
+ Cấp phối đá dăm loại I đầm chặt K98, dày 15cm.
+ Cấp phối đá dăm loại II đầm chặt K98, dày 15cm.

14

Số lề đường
1
1
1
1
1
1
2
1
2
2
2
2
2


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

- Các lớp kết cấu nền đường
+ Đất núi đầm chặt K98, dày 30cm.
+ Cát đen đầm chặt K95, dày 30cm.

Trước khi san nền tiến hành thay đất dày 50cm bằng cát đen K90 tại vị trí nền đường.
- Kết cấu vỉa hè: Hè đường được lát gạch block
Các ô trồng cây trên hè có kích thước 1.1 x 1.1m, khoảng cách các ô 8m. Ô trồng cây
được ghép bằng các viên đá vỉa bêtông đúc sẵn tiết diện Bxh =12x15cm.
• Cấp nước
Hệ thống cấp nước của 12 khu tái định cư được kết nối với hệ thống cấp nước có sẵn
của toàn thành phố trên quốc lộ 5 và 10, tỉnh lộ 208 và 351, đường Trường Chinh, đường Lê
Hồng Phong. Kích thước của các đường ống cấp nước là D40, D50, D63, D75, D90, D100,
D110, D125, D140, D160, D200, D225.
- Đường ống cấp nước chính và đường nước cứu hoả sẽ dùng ống gang dẻo, đường
ống được đặt trên vỉa hè có độ sâu trung bình là 1,0m, tại các góc chuyển và vị trí van tê, cút có
bố trí gối đỡ.
Tại các điểm nút và đầu các tuyến nhánh phân phối cho từng cụm nhà bố trí các hố van
để thuận tiện cho việc vận hành bảo trì hệ thống.
- Hệ thống cấp nước cứu hỏa được quy hoạch là hệ thống cấp nước cứu hỏa áp lực
thấp (áp lực tối thiểu tại trụ cứu hỏa là 10m). Các trụ cứu hỏa được bố trí tại các ngã ba, ngã tư
đường và dọc tuyến ống với cự ly ≤250m, họng cấp nước cứu hoả bố trí tại mỗi khu tái định cư
có tiết diện D100.
- Đường ống cấp nước được chôn sâu dưới vỉa hè dọc theo hệ thống đường giao thông,
độ sâu chôn ống trung bình từ 0,7m đến 1,2m.
- Ống cấp nước được dùng là ống HDPE có tiết diện từ D50 đến D225 và ống HDPE
PN8 có tiết diện D40 đến D140. Tuỳ thuộc vào quy mô diện tích, số hộ trong từng khu tái định
cư bố trí hệ thống đường ống cho phù hợp.
• Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế dọc theo tuyến đường giao thông nội bộ. Tiết
diện cống có các loại D300, D400, D1000, D1200, tiết diện cống được lựa chọn phù hợp với
quy mô từng khu tái định cư.
- Các ga thu nước mưa được bố trí tại hai bên lề đường, cách nhau trung bình 40m, ga
thu và ga thăm nối với nhau bằng cống ngang có đường kính D400.

- Độ sâu đỉnh cống trung bình từ 0,7m đến 1,0m; độ dốc đặt cống tối thiểu imin=0.2% đối
với cống trục và i=1% đối với cống ngang.
- Móng cống: Bằng tấm đan BTCT M200 đúc sẵn đặt trên lớp đá mạt đệm dày 20cm
- Ga thu, ga thu thăm các loại xây bằng gạch chỉ vữa XM M75, miệng ga đậy bằng các
tấm đan BTCT đúc sẵn M250 đá 1x2 , trát trong và ngoài bằng vữa XM M75. Móng ga bằng
bêtông M200 đá 1x2, lót móng bằng bêtông M100 đá 4x6.
Hệ thống thoát nước thải

15


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

- Cống thoát nước thải sử dụng ống nhựa uPVC class 3.
- Móng cống bằng cát đen dày 20cm, xung quanh ống chính bằng cát đen;
- Ga thu, ga thăm các loại xây bằng gạch chỉ vữa XM M75, miệng ga đậy bằng các tấm
đan BTCT đúc sẵn M200 đá 1 x 2, trát ngoài bằng vữa XM M75. Móng bằng BTCT M200 đá 1x
2, lót móng băng bêtông M100 đá 4x6.
• Hệ thống cấp điện
Nguồn dự kiến cung cấp điện cho các khu tái định cư được lấy từ các trạm biến áp
xã/phường hoặc lưới điện 6KV cạnh khu đất quy hoạch.
Cấp điện cho các khu nhà ở, khu công trình công cộng trong các khu tái định cư bằng
lưới điện 0,4 KV, dùng hệ thống cáp ngầm đi trong hào cáp, bảo vệ hệ thống cáp bằng các
Aptomat đầu nguồn.
Tại mỗi khu tái định cư được bố trí trạm biến áp để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện
của các hộ dân. Trạm biến áp có kết cấu theo kiểu trạm biến áp KIOSK hợp bộ có kích thước
DxRxC = 3200x1900x2300, vỏ trạm bằng tôn, dày 3mm s ơn ĩnh
t đi ện, tiêu chuẩn chất lượng
IP54,

+ Móng trạm kết cấu kiểu bê tông cốt thép: Bê tông lót móng đá 4x6 mác #100; bê tông
móng đá 1x2 mác #200, cáp vào ra móng trạm được luồn qua ống nhựa φ150.
- Chiếu sáng cho đường giao thông trong khu đô thị áp dụng theo đường nội bộ, cấp
chiếu sáng cấp C.
- Thiết kế bố trí cột đèn chiếu sáng ở trên vỉa hè đường nội bộ, cột được trồng cách mép
bó vỉa 1m, cần đèn đôi, cột đèn cao 8m hoặc 10m, khoảng cách trung bình 35 - 40m
- Để điều khiển toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng trong 1 khu tái định cư bố trí 2 tủ điện điều
khiển chiếu sáng.
1.4.3.3. Nguồn nguyên vật liệu phục vụ thi công
Cát đen khai thác trên sông Thái Bình (Hải Dương), cát vàng cầu Cầm vận chuyển thuỷ
đến bãi Lán Bè, Cầu Rào, Kiến An... Đá dăm các loại sản xuất ở khu mỏ Minh Đức - Thuỷ
Nguyên, vận chuyển qua đường sông về các bến bãi: Quốc lộ 5, Cầu Rào, Lán Bè, Kiến An...
- Mỏ đá: mỏ đá Tràng Kênh, Phi Liệt, Minh Đức thuộc huyện Thuỷ Nguyên, vận chuyển
bằng đường sông về các bến QL.5, Lán Bè, rồi vận chuyển bằng ô tô đến công trình.
- Mỏ đất đắp: mỏ đồi Xuân Sơn, mỏ đất Tiên Hội, mỏ đất Thái Sơn nằm trong phạm vi
thôn Xuân Sơn xã An Tiến - Huyện An Lão gần Quốc lộ 10, đang được khai thác, chất lượng
khá tốt. Mỏ đất có thành phần sét pha lẫn đá dăm sạn, màu vàng màu đỏ dùng làm vật liệu đắp
nền đường rất tốt.

16


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

1.5. Tiến độ thực hiện tái định cư
Dự án dự kiến được thực hiện trong 2 năm (từ quý 2 năm 2011 đến hết quý 4 năm
2013), tiến độ các hạng mục xây dựng được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 6. Tiến độ thực hiện dự án
Năm 2011

Hạng mục

Năm 2012

Quý
3

Quý
4

Quý
1

X

x

x

Lập và duyệt TKKT

X

X

Mời thầu, đấu thầu

x

X


x

Tổ chức GPMB

x

X

X

X

X

Phê duyệt dự án

Rà phá bom mìn

Quý
2

Năm 2013

Quý
3

Quý
4


Quý
1

Quý
2

X

XD nền đường

x

x

X

X

San lấp mặt bằng

x

x

X

X

XD hệ thống cấp, thoát
nước, điện


x

x

x

x

Quý
3

Quý
4

X

X

XD mặt đường

X

X

X

XD hè phố, cây xanh

X


X

X

1.6. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư được tính trên cơ sở khối lượng xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội của thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Chi phí xây lắp và thiết bị cho: San lấp mặt bằng, hoàn trả thuỷ lợi, mặt đường, hè phố,
cây xanh, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp nước, hệ thống
cấp điện, chiếu sáng công cộng.
+ Các chi phí xây dựng cơ bản khác có liên quan như: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư
và hoàn thành dự án.
Tổng mức đầu tư của Dự án khoảng: 553.000.000.000 đồng Việt Nam (VND).
Bằng chữ: Năm trăm bốn mươi bốn tỷ, ba trăm tám mươi tám triệu, bốn trăm mười hai
nghìn đồng chẵn.
Tương đương: 29.105.000 USD (tỷ giá quy đổi 1USD = 19.000 VND)
Kinh phí đầu tư cho dự án được lấy từ ngân sách thành phố.

17


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC KHU
TÁI ĐỊNH CƯ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý của Hải pHòng
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô

Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm
0,45% diện tích tự nhiên cả nước.
Về ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương,
phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố có toạ độ địa lý: Từ
20030’39’ - 21001’15’ Vĩ độ Bắc; Từ 106023’39’ -107008’39’ kinh độ Đông.
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua
hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
Địa hình phía Bắc thành phố Hải Phòng là vùng trung du xen lẫn là các ngọn đồi, trong
khi phía Nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần
tuý nghiêng ra biển.
HÌnh 2 là bản đồ thành phố Hải Phòng. Khu vực tuyến nghiên cứu nằm trên địa giới
hành chính huyện An Dương và các quận: Lê Chân, Kiến An và Hải An.

Hình 2. Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng
2.1.2. Đặc điểm địa chất các khu tái định cư
Qua quá trình khảo sát địa chất, địa tầng các khu tái định cư có những lớp đất sau:

18


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

- Lớp đất trồng trọt: Thành phần là sét, sét pha màu vàng, xám nâu, xám đen. Lẫn hợp
chất hữu cơ. Bề dày trung bình 0.48m – 1.2m
- Lớp đất lấp: Thành phần là sét màu xám nâu, xám vàng. Lẫn hữu cơ. Bề dày trung
bình 0.63m – 1.60m
- Lớp sét dẻo mềm: Đất có màu vàng, xám nhạt; trạng thái dẻo mềm. Lẫn ổ ô xít sắt
dạng kết vón màu nâu. Bề dày trung bình 0.8m – 7.0m
- Lớp sét, sét pha: Đất có màu vàng, xám nhạt, xám nâu; trạng thái dẻo chảy, đôi chỗ

dẻo mềm. Bề dày trung bình 1.03m – 2.30m
- Lớp bùn sét: Đất có màu xám, xám nâu, xám đen; trạng thái chảy. Lẫn hợp chất hữu
cơ phân hủy. Đôi chỗ xen kẹp dải bùn sét pha mỏng. Bề dày trung bình 1.20m – 10.0m.
- Lớp Sét pha: Đất có màu xám, xám nâu, xám trắng; trạng thái dẻo mềm. Bề dày trung
bình 0.33m –3.30m
- Lớp bùn sét pha: Đất có màu xám, xám đen; trạng thái chảy. Lẫn hợp chất hữu cơ
phân hủy. Bề dày trung bình 1.65m – 8.20m
- Lớp sét dẻo chảy: Đất có màu xám, xám nhạt; trạng thái dẻo chảy. Lẫn vỏ sò hến và
hợp chất hữu cơ phân hủy. Bề dày trung bình 3.80m – 12.0m
- Lớp sét dẻo mềm – dẻo cứng: Đất có màu vàng, xám trắng, xám nhạt; trạng thái dẻo
mềm - dẻo cứng. Lẫn ổ ô xít sắt dạng kết vón màu nâu. Bề dày trung bình 8.0m.
- Lớp sét dẻo mềm: Đất có màu vàng, xám nâu, xám trắng; trạng thái dẻo mềm. Lẫn ổ ô
xít sắt dạng kết vón màu nâu. Bề dày trung bình 0.90m
- Lớp sét dẻo cứng: Đất có màu vàng, xám nâu, xám trắng; trạng thái dẻo cứng. Lẫn ổ ô
xít sắt dạng kết vón màu nâu. Bề dày trung bình 2.7m
- Lớp cát hạt mịn: Cát có màu xám nhạt, xám trắng; thành phần chủ yếu là cát hạt mịn.
Kết cấu chặt. Độ sâu lớp đáy chưa xác định.
Chi tiết các đặc điểm địa chất của các lớp đất tại từng khu tái định cư tham khảo trong
báo cáo nghiên cứu khả thi.
2.1.3. Các đặc điểm khí hậu
Khí hậu Hải Phòng mang đặc điểm chung của đồng bằng Bắc Bộ và có đặc điểm riêng là
vùng thành phố ven biển. Các khu vực đảo và núi có vùng tiểu khí hậu, là vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa rõ rệt.
Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam, nhất là khối khí cực đới nên khí
hậu trong vùng chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa hạ thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều; thời gian mùa hạ kéo dài từ tháng V đến
tháng X hàng năm.
- Mùa đông thời tiết lạnh giá và ít mưa; mùa đông kéo dài từ tháng IX đến tháng IV năm
sau.
Vì địa hình kéo dài dọc bờ biển, bởi vậy khí hậu của thành phố Hải Phòng chịu sự chi

phối mạnh mẽ của biển, nhiệt độ tương đối ôn hoà: mùa đông ấm, mùa hè mát hơn các khu vực
nằm sâu trong đất liền. Tuy nhiên, do trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão, sự biến động lớn trong
chế độ mưa cũng là nguyên nhân gây úng ngập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.


Nhiệt độ

19


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Khí hậu duyên hải được thể hiện rõ nhất ở chế độ nhiệt. Nhiệt độ không xuống quá thấp
như ở trung tâm đồng bằng. Ba tháng mùa đông nhiệt độ trung bình thấp hơn 200C, mùa hè
nhiệt độ tối cao vẫn lên tới trên 400C.
- Nhiệt độ trung bình năm:

23,60C

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất:

32,10C

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất :

13,70C

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối:


41,50C

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối:

4,50C

35
30

ToC

25
20
15
10

1

2

3

4

5

6

Max


7
TB

8

9

10

11

12

Min

Hình 3. Đặc trưng nhiệt độ khu vực Hải Phòng
• Lượng mưa
Lượng mưa phân bố khá đồng đều. Lượng mưa trung ìbnh năm c ủa Hải Phòng là
1494,7mm. Tại khu vực dự án, lượng mưa trung bình năm là 1808mm v ới số ngày mưa trung
bình là 153 ngày.
Mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng V đến tháng X. Trong mùa mưa tập trung tới hơn
80% lượng mưa toàn năm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa mưa đạt tới cực đại
vào tháng VIII (tháng có nhiều bão nhất ở vùng này) với lượng mưa trung bình lên t ới gần
350mm.
Từ tháng XI đến tháng IV là mùa ít mưa. Những tháng đầu mùa đông là thời kỳ ít mưa
nhất. Mỗi tháng trung bình chỉ quan sát được 6-8 ngày mưa nhỏ. Tháng có lượng mưa cực tiểu
là tháng I, với lượng mưa từ 20 - 25mm. Nửa cuối mùa đông là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Tuy
lượng mưa tăng không nhiều so với đầu mùa đông nhưng số ngày mưa thì nhiều hơn rõ rệt (10
- 15 ngày mỗi tháng).
Các đặc trưng của chế độ mưa khu vực dự án:

- Lượng mưa trung bình năm:

1808mm

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất:

348,6mm

- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất:

25,0 mm

- Số ngày mưa trung bình:

153 ngày

• Độ ẩm, nắng
Khu vực dự án có độ ẩm trung bình năm là 85%. Thời kỳ ẩm ướt nhất là các tháng II, III,
IV, các tháng mưa phùn, độ ẩm trung bình đ ạt tới 90%. Thời kỳ khô nhất là những tháng đầu
mùa đông (Tháng XI, XII) có độ ẩm trung bình thấp hơn 80%.

20


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Tổng số giờ nắng trung bình năm l ớn hơn 1600 giờ nắng. Nói chung, suốt mùa hạ đề
nắng nhiều, mỗi tháng có trên 160 giờ nắng. Tháng nhiều nắng nhất là tháng VII với tổng số giờ
nắng trung bình vào khoảng 190 giờ.

• Gió bão
Về mùa đông (từ tháng XI đến tháng III), gió thường thổi tập trung theo hai hướng:
hướng Đông Bắc hay hướng Bắc tốc độ gió trung bình từ 3,9 - 4,4 m/s. Mùa hạ (từ tháng IV đến
tháng X) gió thường thổi theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam, tốc độ gió trung bình đạt 4 5 m/s.
Tốc độ gió trung bình năm khoảng 3,7 m/s, tốc độ gió mạnh nhất xảy ra vào mùa hạ, khi
có dông và bão, tốc độ gió có thể đạt tới trên 40 m/s trong bão. Mùa đông, khi có gió mùa tràn về,
gió giật cũng có thể đạt tới 20 m/s.
2.1.4. Đặc điểm về thủy văn khu vực
- Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dàyđ ặc, mật độ trung bình từ 0,6 – 0,8 km/km 2.
Sông ngòi Hải Phòng đều là các chỉ lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng có 16
sông chính toả rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300 km, bao gồm sông Thái
Bình, sông Lạch Tray, sông Cấm, sông Đa Độ, sông Bạch Đằng…
- Chế độ thuỷ văn của sông ngòi Hải Phòng khá phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng của chế
độ thuỷ văn sông (lũ từ thượng nguồn), vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn biển
mà phức tạp là chế độ nhật triều.
- Về nước mặt: địa hình khu vực hiện tại dự kiến xây dựng khu tái định cư có nhiều ao,
mương máng thoát ra khu vực xung quanh. Vì vậy điều kiện thoát nước mặt trong khu vực khá
tốt.
- Về nước ngầm: mực nước ngầm khu vực khá cao, thường trùng với mực nước mặt về
mùa mưa. Về mùa khô mực bước biến đổi từ +1,0 đến 1,5m. Nước ngầm phần trên là nước lợ.
Theo đánh giá của chúng tôi nước ngầm có thể có độ ăn mòn bê tông.
2.2. Hiện trạng môi trường không khí, đất, nước
Các mẫu môi trường được tiến hành lấy tại các điểm đặc trưng, làm nền để đánh giá tác
động trong suốt quá trình xây dựng và vận hành dự án các khu tái định cư của Thành phố Hải
Phòng.
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Nhìn chung chất lượng môi trường không khí tại các khu tái định cư đều rất tốt: Nồng độ
bụi PM10 cũng như bụi lơ lửng tổng số tại hầu hết các điểm quan trắc đều nằm dưới tiêu chuẩn
cho phép, các chất khí SO2, NO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
05:2009/BTNMT

Bảng 7. Hiện trạng chất lượng không khí tại các khu tái định cư
TT

Thông số

Bụi TSP

CO

NO2

SO2

Đơn vị

µg/m3

µg/m3

µg/m3

µg/m3

1

Bắc Sơn K1

89

1150


87

78

2

Bắc Sơn K2

87

1170

88

75

21


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

TT

Thông số

Bụi TSP

CO


NO2

SO2

Đơn vị

µg/m3

µg/m3

µg/m3

µg/m3

3

Lê Lợi K3

63

910

65

70

4

Đặng Cương K4


67

1450

120

73

5

Đặng Cương K5

65

1390

117

72

6

Đặng Cương K6

68

1470

121


75

7

Hồng Thái K7

75

1200

98

87

8

Hồng Thái K8

70

1150

94

83

9

Đồng Hoà 1 K9


57

1230

127

97

10

Đồng Hoà 1 K10

58

1280

125

95

11

Đồng Hoà 2 K11

110

1180

83


95

12

Vĩnh Niệm K12

62

1490

62

65

13

Đằng Hải K13

98

1070

95

82

14

Nam Hải 1 K14


72

1567

72

70

15

Nam Hải 2 K15

78

1350

78

84

16

Nam Hải 3 K16

68

1210

72


75

17

Tràng Cát K17

62

1170

68

57

QCVN 05:2009/BTNMT

300

30000

200

350

• Nhận xét và đánh giá:
Từ kết quả đo chất lượng các yếu tố không khí và vi khí hậu ở bảng 2.2 có thể nhận xét
như sau:
− Hàm lượng khí CO dao động trong khoảng từ 860-1567 µg/m3, nồng độ CO nhỏ
hơn rất nhiều lần so với QCVN 05:2009

− Nồng độ NO2 trong không khí hiện dao động trong khoảng 62 - 127 µg/m3, thấp hơn
khoảng 1,5 lần so với QCVN 05:2009.
− Giá trị SO2 dao động trong khoảng 57-97 µg/m3, thấp hơn 3,6 lần so với QCVN
05:2009.
− Hàm lượng bụi lơ lửng (TSP) đo được có thông số dao động từ 57-110 µg/m3, thấp
hơn 2,7 lần so với QCVN 05:2009.

22


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Đơn vị: µg/m3

Hình 4. Nồng độ bụi tại các điểm quan trắc so với QCVN
Đơn vị: µg/m3

Hình 5. Nồng độ NO2 tại các điểm quan trắc so với QCVN
Đơn vị: µg/m3

Hình 6. Nồng độ SO2 tại các điểm quan trắc so với QCVN
Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án sạch, nồng độ các
khí CO, NO2, SO2, bụi còn thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

23


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường


2.2.2. Hiện trạng tiếng ồn
Hiện trạng tiếng ồn tại các khu tái định cư được quan trắc tại cùng với thời điểm và vị trí
với các điểm quan trắc chất lượng không khí. Hiện trạng tiếng ồn của các khu tái định cư được
thể hiện trong bảng 8.
Bảng 8. Hiện trạng tiếng ồn tại các khu tái định cư
Thông số
TT

Leaq

Lmin

Lmax

Thông số
TT

Leaq Lmin

Lmax

Đơn vị

dBA

dBA

dBA


Đơn vị

dBA

dBA

dBA

1

Bắc Sơn K1

48.2

44.3

62.8

10

Đồng Hoà 1 K10

54.3

46.1

65.9

2


Bắc Sơn K2

48.4

44.4

63

11

Đồng Hoà 2 K11

58.6

48.1

69.5

3

Lê Lợi K3

46.6

43.2

61.5

12


Vĩnh Niệm K12

61.1

51.6

70.2

4

Đặng Cương K4

47.8

43.7

62.2

13

Đằng Hải K13

48.8

44.5

63.0

5


Đặng Cương K5

47.4

43.3

61.9

14

Nam Hải 1 K14

50.6

45.1

64.7

6

Đặng Cương K6

48

44.1

62.5

15


Nam Hải 2 K15

52.8

46.8

65.4

7

Hồng Thái K7

50.2

44.8

64.4

16

Nam Hải 3 K16

54.2

47.5

66.3

8


Hồng Thái K8

49.7

44.5

63.2

17

Tràng Cát K17

53.7

47.2

65.7

9

Đồng Hoà 1 K9

56.7

47.8

67.1

75


-

-

TCVN 5949:1998

Từ bảng 8 cho thấy, mức ồn tại các vị trí đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Nhìn chung,
nguồn gây ồn chính trong khu vực dự án chủ yếu là phương tiện giao thông với mật độ xe máy
rất thấp và hoạt động sinh hoạt của các hộ dân xung quanh điểm đo.

Hình 7. Mức ồn tại các vị trí quan trắc (đơn vị dBA)
2.2.3. Hiện trạng môi trường nước
2.2.3.1. Môi trường nước mặt
Hiện trạng môi trường nước mặt được đơn vị tư vấn quan trắc tại các kênh mương nội
đồng hoặc trong khu dân cư gần các khu vực tái định cư.

24


Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
Đánh giá tác động môi trường / kế hoạch quản lý môi trường

Bảng 9. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt
Thông số
TT

Đơn vị

Nhiệt độ


pH

DO

COD

BOD

TSS

Amoni

Tổng N

Tổng P

Fe

Coliform

C

-

mg/l

mg/l

mg/l


mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

MPN/100ml

0

1

Bắc Sơn NM1

27.3

6.8

5.6

23

14

10.5


0,22

0.08

0.1

0.13

8500

2

Bắc Sơn NM2

27.3

6.8

5.5

23

13

10.3

0.21

0.08


0.09

0.12

9000

3

Lê Lợi NM3

28

6.9

4.5

27

15

13.2

0.31

0.11

0.09

0.21


11500

4

Đặng Cương NM4

26.8

6.5

4.1

29

13

12.2

0.39

0.28

0.17

0.14

15000

5


Đặng Cương NM5

26.7

6.5

4.3

26

11

11.8

0.35

0.26

0.14

0.12

14000

6

Đặng Cương NM6

26.8


6.6

4.3

30

13

12

0.38

0.28

0.16

0.15

15500

7

Hồng Thái NM7

27.1

7

5.2


22

15

10.3

0.27

0.12

0.12

0.17

18000

8

Hồng Thái NM8

26.9

6.8

4.9

20

11


10.2

0.26

0.12

0.1

0.18

16000

9

Đồng Hoà 1 NM9

26.1

6.8

4.5

29

12

11.8

0.18


0.09

0.1

0.14

20000

10

Đồng Hoà 1 NM10

26.3

6.6

4.6

25

11

10.9

0.21

0.1

0.12


0.17

17000

11

Đồng Hoà 2 NM11

25.6

6,6

4,6

33

16

13

0.38

0.13

0.27

0.1

18000


12

Vĩnh Niệm NM12

27.1

6,9

4,2

34

15

12

0.42

0.18

0.3

0.11

12000

13

Đằng Hải NM13


26.5

6,4

4,4

28

12

11,4

0.31

0.09

0.23

0.14

13500

14

Nam Hải 1 NM14

27.2

6.7


4.6

25

14

12.3

0.38

0.14

0.13

0.09

11000

15

Nam Hải 2 NM15

26.9

6.8

4.5

25


12

11.9

0.36

0.14

0.14

0.1

13000

16

Nam Hải 3 NM16

27

6.7

4.6

23

14

12.1


0.38

0.13

0.12

0.09

14000

17

Tràng Cát NM17

26.5

6.4

4.2

27

12

10.6

0.25

0.1


0.18

0.15

11500

-

5.5 -9

>4

30

15

50

0.5

10

0.3

1.5

7500

QCVN 08:2008


25


×