Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài: ‘’ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may 19 ’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.08 KB, 106 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Dệt may là một trong các ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn của cả
nước. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập ngành may mặc phải đối mặt với nhiều
thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước.
Thêm vào đó, khâu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước còn yếu nên ngành dệt
may phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Yếu tố này cùng với
những yếu tố chi phí bất hợp lý khác khiến giá thành sản phẩm dệt may bị đội lên
cao. Do vậy, việc phấn đấu loại bỏ các chi phí không cần thiết, sử dụng tiết kiệm
tối đa nguồn nguyên liệu, sử dụng hợp lý và khoa học nguồn nhân lực, giảm thiểu
những bất hợp lý trong quản lý sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật
của quá trình sản xuất, hạch toán chi phí đầu vào rõ ràng chính xác là cơ sở để
doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng từng ngày,
từng giờ để có thể hòa vào nhịp độ phát triển đó. Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương chuyển đổi
nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Cũng từ đó mục tiêu hoat động của các doanh nghiệp đồng thời được xác định một
cách rõ ràng – đó là lợi nhuận. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu có lợi nhuận mà là
lợi nhuận ngày càng cao tiến tới tối đa hóa lợi nhuận . Để đạt được mục tiêu đó
trong điều kiện khắc nghiệt của các quy luật kinh tế và phù hợp với thị trường thì
các sản phẩm cần liên tục được đổi mới, nâng cao chất lượng nhưng vẫn phải đảm
bảo “ tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ”. Điều đó đòi hỏi các
chủ thể kinh tế không chỉ quan tâm đến việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh mà còn phải tổ chức tốt công tác kế toán của doanh nghiệp trong đó kế toán


chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm
bảo cho các doanh nghiệp không tính thừa các khoản chi phí, không tính thiếu các
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

1

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
khoản thu nhập góp phần xác định đúng đắn lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo tiền
đề cho doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra.
Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm của các Doanh
nghiệp đã góp phần tiết kiệm lao động xã hội, tích lũy cho nền kinh tế và tăng thu
cho ngân sách Nhà nước. Như vậy, vấn đề hạ giá thành sản phẩm không còn là vấn
đề riêng của Doanh nghiệp mà còn mang tính xã hội. Trong thời gian thực tập tại “
Công ty cổ phần May 19 ”, dựa vào những kiến thức đã học tập và tiếp xúc trực
tiếp với công tác kế toán ở công ty, em đã phần nào thấy được tầm quan trọng của
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để hiểu sâu sắc hơn về nội dung này,
em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: ‘’ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần may 19 ’’.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Việc nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản
phẩm tại công ty nhằm phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu để có biện pháp
nhằm phát huy những mặt tốt đồng thời khắc phục những mặt chưa được. Cũng từ
đó đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, thực hiện quản lý, sử dụng tốt nguồn vốn và hạ giá thành sản

phẩm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu, em có thể mở rộng kiến thức chuyên
ngành và nâng cao hơn nữa sự hiểu biết trong công tác hạch toán kế toán nói chung
và đi sâu nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành
sản phẩm nói riêng. Khái quát chung về thực trạng công tác kế toán chi phí sản
xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may 19 thông qua
việc phân tích tình hình kế toán thực tiễn tại doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Do đặc thù Công ty là một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và
thời gian thực tập hạn chế nên em đã chọn sản phẩm may mặc cụ thể là quân phục
2
SVTH: Chu Thị Nhung
LỚP: K3C KT


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
phục vụ cho quân đội Quốc phòng và 1 số sản phẩm phục vụ kinh tế, làm đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho báo cáo của mình cùng với đó
là những số liệu báo cáo trích trong tháng 9 năm 2010 của Phòng tài chính kế toán
– Công ty Cổ phần may 19.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Tại phòng kế toán công ty Cổ phần may 19. Số 311 –
đường Trường Chinh – phường Khương Mai – quận Thanh Xuân – Hà Nội
-Phạm vi về thời gian:
* Phạm vi về thời gian thực tập: bắt đầu từ ngày 07/03/2011 và kết thúc vào
ngày 29/04/2011.
* Phạm vi về số liệu: Tháng 9 năm 2010.

-Phạm vi về nội dung: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Cổ phần May 19.
1.4. phương pháp nghiên cưú.
Để hoàn thiện bài báo cáo, số liệu thu thập theo các phương pháp như sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp nghiên cứu đánh giá sự vật
hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận xem xét mọi vấn đề trong mối quan
hệ hữu cơ vốn có và phụ thuộc lẫn nhau trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.
Phương pháp tạo khả năng thu thập, xử lý thông tin ban đầu.
- Phương pháp thống kê kinh tế: là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ
cấp của công ty. Từ đó thống kê bảng tổng hợp số liệu và phân tích tổng hợp số
liệu thành từng bảng nghiên cứu.
- Phương pháp hạch toán kế toán: bao gồm phương pháp chứng từ kế toán,
phương pháp tính giá, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và
cân đối kế toán. Đây là phương pháp đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán trên sổ
sách, chứng từ kế toán.
-Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở ( kỳ gốc, kỳ trước, năm trước).
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

3

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
- Phương pháp phân tích: bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp cân
đối và đối chiếu, phương pháp chuyên khoa. Phương pháp này phân tích các nhân
tố ảnh hưởng và tìm ra nguyên nhân làm thay đổi các mục tiêu kinh tế.

Nội dung của chuyên đề gồm các phần:
 Phần 1: Mở đầu
 Phần 2: Đặc điểm đơn vị thực tập.
 Phần 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn..
 Phần 4: Nhận xét và kiến nghị về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành tại Công ty Cổ phần may 19.
Để hoàn thành chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô
giáo Hà Thị Hồng và sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng Tài chính kế toán của
công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tế còn chưa nhiều và kiến
thức chuyên ngành cũng như trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh
khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và cán bộ phòng Tài chính - Kế toán của công ty để đề tài của em được hoàn
thiện hơn. Em xin tiếp thu ý kiến và chân thành cảm ơn cô giáo Hà Thị Hồng cùng
các cán bộ phòng Tài chính kế toán của Công ty Cổ phần may 19 đã nhiệt tình giúp
đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

4

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng


PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may 19
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên gọi công ty: CÔNG

TY CỔ PHẦN MAY 19.

- Tên giao dịch nước ngoài: 19 Garment Joint Stock Company.
- Tên giao dịch : Garment JSC 19.
- Số điện thoại : (84) 043. 8531.153 – (84) 043.8537.502 .
- Fax

: (84) 043. 8530.154

- Địa chỉ

: 311 đường Trường Chinh – phường Khương Mai – quận Thanh

Xuân – thành phố Hà Nội
- Mã số thuế

: 0100385836

- Số tài khoản

:05122.630.0 Tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

- Tên giám đốc công ty: Phạm Duy Tân
- E-mail


:

- Vốn cố định

: 22.500.000.000 (VND)

- Vốn lưu động : 46.137.065.000 (VND)
Cuối năm 1982, quân chủng Phòng Không thành lập tram may đo trực thuộc
Cục Hậu Cần. Sau một thời gian làm công tác chẩn bị, ngày 01/04/1983 trạm may
đo Phòng Không chính thức đi vào hoạt động, tiền thân của công ty Cổ phần May
19 ngày nay. Nhiệm vụ của trạm may đo lúc đó là : may quân phục K82 cho các
cán bộ cấp tá của quân chủng Phòng Không và từng bước xây dựng trạm vững
mạnh toàn diện. Thành lập và hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp,
toàn bộ nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị và tiền lương của cán bộ, công nhân
viên đều do ngân sách quân đội cấp. Trong những ngày đầu mới thành lập, trạm
mới chỉ có 45 cán bộ công nhân viên, cơ sở trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu
( 45 máy khâu đạp chân của Trung Quốc ), trình độ cán bộ, công nhân còn thấp,
quy mô sản xuất nhỏ hẹp nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Từ
năm 1983 đến năm 1991, trạm vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa đào tạo bồi dưỡng tay
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

5

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
nghề cho cán bộ, nhân viên, vừa chủ động đề nghị cấp trên đầu tư, mua sắm đổi

mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày
20/05/1991, Bộ quốc phòng ra quyết định thành lập xí nghiệp may X19 trực thuộc
Cục Hậu Cần. Thực hiện Nghị định 388 của Chính phủ, từ ngày 22/07/1993 xí
nghiệp chính thức là doanh nghiệp của nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc
lập. Đến ngày 03/10/1996, theo quyết định của Bộ quốc phòng, xí nghiệp may X19
trở thành công ty 247, thuộc quân chủng Phòng Không. Từ năm 1997 – 2002, với
những sản phẩm chất lượng cao tham gia hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt
Nam, công ty 247 đã giành được 17 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 1 bằng
khen về chất lượng mẫu mã sản phẩm.. Từ sự nỗ lực cố gắng năm 1997 công ty
liên tục được tư lệnh Quân chủng tặng bằng khen. Đặc biệt năm 2002, công ty đã
vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba vì đã có thành
tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Thực hiện quyết định số 890/QĐ – BQP ngày
16/05/2005 của Bộ quốc phòng về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty
247 thành công ty Cổ phần May 19. Theo đăng ký kinh doanh số
0103009102/CTCP do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Công ty cổ phần
May 19 đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/09/2005 có tài khoản và con
dấu riêng. Năm 2005,công ty đã thiết kế thành công mẫu trang phục ngành thi hành
án toàn quốc. Công ty cổ phần May 19 đạt giải nhất và được Bộ trưởng bộ tư pháp
quyết định chọn mẫu của công ty làm trang phục ngành và lưu hành đến nay.
Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty một số năm gần đây được khái quát
qua bảng số liệu sau:

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

6

LỚP: K3C -



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

1

Doanh thu bán hàng

21.436.213.167

30.629.235.856

2

Giá vốn hàng bán

17.966.445.457

26.295.256.335

3


Lợi nhuận gộp

3.469.767.710

4.333.979.521

4

Chi phí bán hàng

657.564.854

881.785.123

5

Chi phí quản lí doanh nghiệp

1.038.456.244

1.218.574.657

6

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

1.773.746.612

2.233.619.741


7

Lợi nhuận từ HĐTC

55.250.724

235.400.852

8

Lợi nhuận bất thường

278.027.487

34.455.345

9

Chi phí hoạt động tài chính

13.250.044

58.237.451

10
11

Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế


8.542.452
2.085.232.327

10.452.124
2.434.786.363

12

Thuế thu nhập doanh nghiệp

583.865.051,56

608.696.590,75

13

Lợi nhuận sau thuế

1.501.367.275,44

1.826.089.772,25

Để đạt được những kết quả trên, doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu
nâng cao các chỉ tiêu kinh tế tài chính, khẳng định vị trí và tên tuổi của mình trên
thị trường, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội. Công ty Cổ phần May 19
với những đội ngũ nhân viên có năng lực, sáng tạo, cơ sở vật chất không ngừng
được đầu tư đổi mới đang ngày càng lớn mạnh, xây dựng một chỗ đứng vững chắc
trong lòng khách hàng.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu.

Công ty Cổ phần may 19 được thành lập và phát triển tuân thủ các điều
khoản của Bộ Luật doanh nghiệp. Theo Giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, hàng thời trang, bông, vải sợi, nguyên phụ
liệu, thiết bị, máy móc ngành may, các sản phẩm cơ khí, hàng điện tử, điện lạnh,
xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,cho thuê văn
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

7

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
phòng.v.v...Công ty Cổ phần may 19 có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất
trang phục, đồng phục.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
2.1.3.1 Bộ máy quản lí của công ty.
Công ty Cổ phần may 19 có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập. Để
quản lý và điều hành công ty, hoàn thành tốt công tác sản xuất kinh doanh, bộ máy
của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ, khoa học giúp cho các lãnh đạo Công
ty có thể nắm bắt được các thông tin kịp thời và đưa ra các quyết định về sản xuất
kinh doanh một cách chính xác và đúng đắn
* Sơ đồ:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Giám đốc công ty

Phó giám đốc kế hoạch


Văn
phòng
công ty

Phòng
tài chính
kế toán

Phân
xưởng
cắt

Phó giám đốc nội bộ

Phòng kế
hoạch

Phòng kỹ
thuật

Phân
xưởng
may I

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

Phân
xưởng
may II


8

Phòng
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu

P.X may
cao cấp

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng

* Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận:
- Giám đốc công ty : là người đại diện pháp nhân của công ty trước pháp
luật, là người có quyền hành cao nhất, có trách nhiệm quản lý, chỉ huy, điều hành
chung mọi hoạt động sản xuất của công ty. Giám đốc có thể ủy quyền cho các phó
giám đốc khi đi vắng. Trực tiếp dưới quyền giám đốc gồm có :
- Phó giám đốc kế hoạch : Phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh toàn
công ty.
- Phó giám đốc phụ trách nội bộ : Phụ trách công việc nội bộ trong công ty.
Các phòng chức năng :
- Văn phòng công ty : Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,

BHXH, BHYT... và các công tác hành chính quản trị.
- Phòng tài chính kế toán : có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, tình
hình luân chuyển sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, tình hình sử dụng kinh phí, quản
lý tài chính của công ty theo quy định của nhà nước. Lập báo cáo tài chính tháng,
quý, năm theo quy định.
- Phòng kế hoạch : Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đôn dốc và giám
sát việc thực hiện kế hoạch ở các phân xưởng.
- Phòng kỹ thuật : Xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định
mức lao động. Tổ chức thiết kế và chế tạo mẫu. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật và
chất lượng sảm phẩm của công ty.
- Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu : Tìm kiếm và khai thác thị trường trong
và ngoài nước, ký kết hợp đồng với khách hàng, tổ chức quảng cáo tiêu thụ sản
phẩm, giúp ban giám đốc điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
Dưới phòng kinh doanh là các cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm nhằm quảng bá
và cung cấp sản phẩm tốt nhất đến tận tay người tiêu dùng.
Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo 4 phân xưởng, mỗi phân xưởng có
chức năng nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng
như sau :
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

9

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
• Phân xưởng cắt : Cắt các loại quần áo theo số đo, mẫu mã của khách
hàng yêu cầu, sau đó ép mếch, vắt sổ và chuyển cho các phân xưởng

may tiếp tục may và hoàn thiện sản phẩm.
• Phân xưởng may I, II : Thực hiện các công nghệ may và hoàn thiện
bán thành phẩm mà phân xưởng cắt chuyển giao.
• Phân xưởng may cao cấp : Thực hiện công nghệ may như phân xưởng
may I và II. Ngoài ra, phân xưởng may cao cấp còn chuyên may
những mặt hàng cao cấp đòi hỏi độ chính xác cao, kiểu cách phức tạp.
2.1.3.2. Bộ máy kế toán của đơn vị
Công tác kế toán tại doanh nghiệp hiện nay được tổ chức theo hình thức bộ
máy kế toán tập trung. Tại phòng kế toán của doanh nghiệp thực hiện mọi công tác
kế toán, từ việc thu thập xử lý chứng từ, luân chuyển ghi chép, tổng hợp báo cáo
tình chính phân tích kinh tế, thông báo số liệu kế toán cần thiết cho các cơ quan
quản lý Nhà nước khi có yêu cầu, đảm bảo cho sự nắm bắt thông tin kịp thời về các
hoạt động kinh tế của ban lãnh đạo doanh nghiệp để có thể dễ dàng thực hiện các
cuộc kiểm tra, kiểm soát.
* Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán.
 Tham mưu cho lãnh đạo vế công tác nghiệp vụ tài chính kế toán và quản lý
các nguồn vốn của công ty. Đồng thời lập và quản lý các thủ tục chứng từ về công
tác tài chính kế toán theo đúng kế toán của nhà nước.
 Tổ chức ghi chép tính toán đầy đủ và phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ
quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính để
trình Giám đốc phê duyệt, triển khai và thực hiện.
 Theo dõi và sử dụng vốn có hiệu quả. Quản lý các quỹ tiền lương, quỹ
khen thưởng, quỷ dự phòng. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, kiểm
kê các tài sản của công ty và lập báo cáo quyết toán.
* Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ:
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

10


LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng
hợp, kế
toán tài
sản cố
định.

Kế toán
NVL –
CCDC,
kế toán
CPGT,
kế toán
TP tiêu
thụ.

Kế toán
công nợ,
kế toán
thanh

toán.

Kế toán
tiền
lương,
thủ quỹ.

Nhân viên thống kê các PXưởng và bộ phận kho.

* Nhiệm vụ của từng bộ phận :
- Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời
trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán và tài chính của công ty, điều hành
công tác kế toán tài chính của công ty công việc chung của phòng kế toán, tổng
hợp kết quả sản xuất kinh doanh và định kỳ lập báo cáo tài chính. Bảo đảm công
tác kế toán thực hiện theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của
công ty.

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

11

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
- Kế toán tổng hợp ( Phó phòng kế toán ) : Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả
các số liệu do kế toán viên cung cấp, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản
phẩm ghi sổ tổng hợp làm căn cứ lập kế hoạch báo cáo tài chính.

- Kế toán NVL – CCDC : Theo dõi tình hình tài chính nhập xuất tồn kho
NVL, CCDC trong kỳ, tính toán phân bổ chi phí NVL, CCDC vào chi phí sản
xuất kinh doanh.
- Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ lập sổ theo dõi lưu trữ chứng từ tăng giảm
TSCĐ. Lập báo cáo chi tiết, tổng hợp tăng giảm TSCĐ phối hợp cùng các phòng
ban và các bộ phận có liên quan làm thủ tục thanh toán TSCĐ đã khấu hao hết,
quyết toán các hợp đồng mua bán thiết bị máy móc.
- Kế toán thanh toán : Chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết tất cả các khoản
phát sinh để lập các sổ chi tiết làm căn cứ lập các sổ tổng hợp như sổ chi tiết chi
phí sản xuất chung, sổ chi tiết NLVL, sổ nhật ký chi tiền...đồng thời quản lý các
khoản vốn bằng tiền của công ty.
- Kế toán tiền lương : Chịu trách nhiệm tổng hợp năng xuất lao động của
từng công nhân và bộ phận quản lý do các nhân viên thông kê gủi lên để tính
lương, tính toán và phân bổ hợp lý chính xác tiền lương và các khoản trích theo
lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty .
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm : có nhiệm vụ theo dõi các
khoản chi phí tính giá thành sản phẩm, theo dõi nguyên liệu sản xuất ra để sản
xuất sản phẩm.
- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi các nghiệp vụ kế toán phát sinh.

* Hình thức sổ kế toán
- Công ty áp dụng hình thức kế toán: Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật
ký chung và chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ tài chính. Do đó, tất cả chứng từ về kế toán được tập trung về phòng kế
toán doanh nghiệp. Phòng kế toán có nhiệm vụ tổng hợp chứng từ, ghi sổ kế toán,
thực hiện kế toán chi tiết, tổng hợp, lập báo cáo tài chính và lưu giữ chứng từ.
12
SVTH: Chu Thị Nhung
LỚP: K3C KT



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng

SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
Chứng từ kế toán
( chứng từ gốc).

Sổ nhật ký
đặc biệt

Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiêt

Bảng cân đối
số phát sinh.

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Theo dõi hàng tháng
Theo dõi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu
- Trình tự ghi sổ.
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

13

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
+ Hàng ngày nhân viên phụ trách sẽ căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào nhật ký
chung, sổ chi tiết, sỗ quỹ và sổ chi tiết đặc biệt. Cuối kỳ căn cứ vào sổ nhật ký
chung để lập ra sổ cái.
+ Cuối kỳ khóa sổ, tìm tổng số tiền của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của từng
tài khoản sổ cái từ đó để lập ra bảng cân đối tài khoản.
+ Công ty tiến hành phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời
điểm cuối năm sau khi lập báo cáo tài chính.
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ được thực hiên chủ yếu
trên máy tính với phần mêm kế toán chuyên dùng ISM theo sơ đồ sau:

HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN

PHẦN
MỀM KẾ

TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ
TOÁN CÙNG
LOẠI

MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
+ Công ty Cổ phần May 19 tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
+ Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
+ Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

14


LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Đơn vị tiền tệ: Việt nam đồng.

GVHD: Hà Thị Hồng

- Chứng từ và sổ sách kế toán liên quan đên công tác tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 19.

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

15

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP

1
2
3
4

5
6
7

A/ Các chứng từ kế toán doanh nghiệp sử dụng
I/ Lao động tiền lương
Bảng chấm công
Bảng chấm công làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
II/ Hàng tồn kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, SP HH
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Bảng kê mua hàng
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

1

III/ Tài sản cố định
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

1
2
3
4

5

B/ Các chứng từ phát sinh liên quan
Hoá đơn Giá trị gia tăng
Hoá đơn bán hàng thông thường
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính
..........................

1
2
3
4
7
12

01a-LĐTL
01b-LĐTL
02-LĐTL
03-LĐTL
06-LĐTL
11-LĐTL
01-VT
02-VT
03-VT
04-VT
05-VT
06-VT
07-VT
06-TSCĐ

01GTKT-3LL
02GTGT-3LL
03 PXK-3LL
05 TTC-LL

DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP
STT

Tên sổ

Ký hiệu

1

2

3

1

Sổ Nhật ký chung

S03a-DN

2

Sổ Nhật ký chi tiền

S03a2-DN


3

Sổ Cái

S03b-DN

4

Bảng cân đối số phát sinh

S06-DN

5

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

S10-DN

6

Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, SPHH

S11-DN

7

Thẻ kho (Sổ kho)

S12-DN


8
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
16
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

S37-DN
LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng

STT

Tên sổ

Ký hiệu

1

2

3

9

Sổ chi tiết các tài khoản


S38-DN

...

...

..

2.2. Đặc điểm của công ty
2.2.1.Tình hình lao động.
- Công ty Cổ phần May 19 chi nhánh miền Bắc có 780 công nhân viên lành
nghề với trình độ cao ( chi nhánh miền Nam có 130 công nhân ). Cụ thể như sau:
BẢNG TỔNG HỢP LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu

Tổng cộng
1, Trình độ
- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp
- Phổ thông
2, Giới tính
Nam
Nữ
* Nhận xét, đánh giá :

Năm 2009
Số lượng Cơ cấu
(người)
(%)


Năm 2010
Số lượng Cơ cấu
(người)
(%)

Chênh lệch
+/_
%

650
650
425
115
110
650
330
320

780
780
550
109
121
780
398
382

130
130
125

-6
11
130
68
62

100
100
65.4
17.7
16.9
100
51.7
48.3

100
100
70.5
13.9
15.6
100
51.3
48.7

20
20
29.4
-5.2
10
20

20.6
19.3

Qua bảng trích tình hình lao động tại công ty chúng ta có thể thấy được sự
lớn mạnh của công ty về quy mô cũng như trình độ của lao động cũng được nâng
cao. Kết cấu của lao động theo trình độ, giới tính của công ty năm 2010 đã tăng lên
so với nặm 2009 là 130 người, tương ứng với mức tăng 20%. thể hiện ở 2 mặt như
sau :
- Về trình độ :
Lao động có trình độ đại học, cao đẳng năm 2010 tăng 125 người so với năm 2009,
tương ứng tăng 29.4%.Lao động có trình độ trung cấp năm 2010 giảm 6 người so
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

17

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
với năm 2009, tương ứng giảm 5.2%.Lao động có trình độ phổ thông năm 2010
tăng ít là 11 người so với năm 2009, tương ứng tăng 10%.
- Về giới tính :
Lao động nam năm 2010 tăng 68 người so với năm 2009, tương ứng tăng
20.6%.Lao động nữ năm 2010 tăng 62 người so với năm 2009 , tương ứng tăng
19.3%.
Thông qua các số liệu trên ta có thể thấy lượng lao động làm việc tăng nhanh nhằm
đáp ứng nhu cầu của công ty. Nhờ sự tăng lên cả về chất cũng như về lượng của
lao động đã chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty ngày được mở rộng hơn. Tay

nghề của cán bộ công nhân viên được yêu cầu cao hơn, Lao động nam tăng nhanh
đáp ứng ngày càng tốt về nguồn lao động, thu nhập của công ty ngày một tăng lên,
đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Quản đốc và nhân viên các phòng ban với sức trẻ và tinh thần năng động
trong công việc là động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty.
2.2.2. T ình hình trang thiết bị cơ sở hạ tầng.
- Với cơ sở hạ tầng mới, hiện đại và đang tiếp tục đầu tư mở rộng với bốn
phân xưởng sản xuất lớn trên diện tích 1ha, nhà điều hành 7 tầng, điều kiện nhà
kho, sân bãi luôn trong trạng thái tôt đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và
chất lượng.

CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TẠI DOANH NGHIỆP
(Trích số liệu năm 2009)
Giá trị

STT

Tài sản

1

Thiết bị sản xuất

10.494.127.920

2

Nhà cửa, vật kiến trúc

21.390.000.000


3

Dụng cụ, thiết bị quản lý

4.211.045.000

4

Phương tiện vận tải,thiết bị truyền dẫn.

3.560.398.000

5

Tổng cộng

39.655.570.920

* Nhận xét, đánh giá:
Từ bảng biểu ta có thể thấy được cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có giá
trị rất lớn không những thể hiện mặt giá trị lên đến hàng tỉ đổng thậm chí vài chục
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

18

LỚP: K3C -



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
tỉ đồng mà còn thể hiện rất rõ về sự tăng lên cả về chất và lượng. Công ty luôn đầu
tư những trang thiết bị hiện đại nhập khẩu ở những nước có trình độ kỹ thuật tiên
tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Trung quốc...phục vụ tốt cho quản lý và sản
xuất. Với trang thiết bị hiện đại của mình, đơn vị luôn đảm bảo cung ứng đủ nhu
cầu và đơn đặt hàng đúng yêu cầu với thời gian nhanh nhất. Như vậy ta có thể thấy
rằng công ty đang ngày một phát triển và lớn mạnh về quy mô sản xuất.
2.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty:
Công ty Cổ phần May 19 tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức tạp
kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp
nhau theo dây truyền công nghệ khép kín: Cắt – May hoàn thiện sản phẩm, đồng
thời trong giai đoạn hiện nay, các bộ phận, chi tiết sản phẩm lại được sản xuất một
cách độc lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành phẩm là sản
phẩm may.
* Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
NGUYÊN VL

PX CẮT

PX MAY I

PX MAY II

PX MAY
CAO CẤP

KHO THÀNH
PHẨM
XUẤT TRẢ KH


* Quy trình sản xuất:
Từ nguyên liệu chính là vải ( loại vải tùy theo yêu cầu của từng đơn đặt
hàng), phòng kỹ thuật căn cứ vào kế hoách cắt đo mà chuyển sang để tiến hành
19
SVTH: Chu Thị Nhung
LỚP: K3C KT


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
thiết kế, may thử quần áo mẫu (nếu khách hàng chưa có mẫu hoặc khách hàng yêu
cầu) và lập kế hoạch cắt đối với những đơn đặt hàng lớn, số lượng nhiều, sản xuất
hàng loạt, viết phiếu may đo đối với hợp đồng nhỏ đặt may đo. Vải và kế hoạch
sản xuất sẽ được chuyển cho phân xưởng cắt để tiến hành trải, cắt theo tác nghiệp
hay cắt theo số đo ghi trên phiếu may đo và pha thành các bán thành phẩm. Tại
phân xưởng cắt, có nhân viên giám sát kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn, giám sát thực
hiện cắt trên vải theo đúng yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật.
Bán thành phẩm cắt chuyển sang phân xưởng may, tại đây tiến hành phân
công chuyên môn hóa theo từng chi tiết của sản phẩm đến từng chuyền may. Bán
thành phẩm do nhân viên thống kê nhận về, sau đó được quản đốc phân xưởng
giao cho các tổ. Khâu cuối của giai đoạn là may ghép các bộ phận, chi tiết riêng lẻ
thành sản phẩm và tiến hành gắn mác, thùa đính, là, kiểm hóa hoàn thiện sản phẩm
nhập kho, đóng gói và xuất trả giao cho khách hàng theo ngày ghi trên hợp đồng đã
kí kết.

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

20


LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Hà Thị Hồng

PHẦN III
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1.Chi phí sản xuất.
3.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất:
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản suất kinh doanh của doanh
nghiệp thực chất là sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu cua thị trường nhằm
mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức nào
cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản cấu tạo nên quá trình
sản xuất. Nói cách khác, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
phải khai thác và sử dụng các nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn để thực hiện
việc sản xuất chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Trong quá trình đó, doanh
nghiệp phải bỏ ra các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh
được gọi là chi phí sản xuất. Như vậy:
Chi phí sản xuất là những biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải
chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và tính cho một kỳ nhất định.
Hao phí lao động sống là hao phí sức lao động của con người biểu hiện qua
chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Hao phí lao động vật hóa là hao
phí các đối tượng lao động và tư liệu lao động biểu hiện qua chi phí nguyên vật
liệu, nhiên liệu, chi phí sử dụng công cụ - dụng cụ, chi phí sử dụng nhà xưởng, văn

phòng, chi phí sử dụng các loại máy móc – thiết bị khác nhau…
3.1.1.2. Nhiệm vụ kế toán
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và loại hình sản phẩm
mà xác định các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thích hợp.
- Tổ chức việc tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối
tượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với mỗi loại chi phí.
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

21

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra đối chiếu và định kỳ tiến hành phân tích
tình hình thực hiện cách định mức chi phí, các dự toán chi phí, đề xuất các biện
pháp tăng cường quản lí và tiết kiệm chi phí sản xuất, phục vụ yêu cầu hạch toán
kinh tế.
3.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất:
Quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phát sinh nhiều
loại chi phí khác nhau như chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất gọi là chi
phí sản xuất, chi phí phục vụ công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp gọi là chi phí quản lý, các chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình
tiêu thụ sản phẩm gọi là chi phí bán hàng. Ngoài ra, có thể có các khoản chi phí
cho các hoạt động khác được gọi là chi phí khác.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh có thể được
phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của
công tác quản lý. Do đó phân loại chi phí một cách khoa học, hợp lý là một yêu

cầu khách quan trong công tác kế toán.
Về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau:
a)Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có cùng nội dung, tính chất
kinh tế được sắp xếp vào cùng một yếu tố chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu : Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất
dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
- Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về
tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn giữa ca có tính chất lương
và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN) của công nhân trực
tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý sản xuất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ : Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao toàn bộ
TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ.
SVTH: Chu Thị Nhung
KT

22

LỚP: K3C -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp chi trả
cho các loại dịch vụ mua ngoài như : thuê mặt bằng sản xuất, dịch vụ điện thoại,
tiền điện, tiền nước...phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.

- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa
được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, như tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo...
*Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng:
 Trong phạm vi doanh nghiệp: Phục vụ quản lý chi phí sản xuất,
đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSX theo
yếu tố, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn sử dụng lao động cho kỳ sau.
 Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế: Cung cấp tài liệu để tính
toán, thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa lao động vật hóa và chi phí lao
động sống.
b)Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí (khoản mục chi phí).
Những chi phí sản xuất có cùng mục đích và công dụng được xếp vào cùng
một khoản mục chi phí không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí đó. Theo tiêu
thức phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia ra làm các khoản
mục chi phí sau:
- Khoản mục chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho
người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm dịch vụ như: tiền lương, phụ cấp phải
trả, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: gồm những khoản chi phí phát sinh tại
bộ phận sản xuất như phân xưởng, đội, tổ sản xuất... ngoài hai khoản mục nêu trên.
Khoản mục chi phí sản xuất chung gồm các nội dung kinh tế sau:

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

23

LỚP: K3C -



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
+ Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liêu dùng chung cho phân xưởng
như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, dùng trong công tác quản lý tại
phân xưởng.
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các
khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân
xưởng, đội, tổ sản xuất...
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm những chi phí về CCDC xuất dùng cho
hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm
tay...
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ chi phí trích khấu hao TSCĐ sử
dụng trong phân xưởng như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, truyền
dẫn nhà xưởng...
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài
để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất như: chi phí điện,
nước, điện thoại...
+ Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí bằng tiền ngoài các khoản đã kể
trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng.
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ cho
việc quản lý chi phí theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho công tác
tính giá thành sản xuất sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành,
là tài liệu tham khảo về định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ
sau.
c) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng
chịu chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm hai loại:
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuất

ra sản phẩm, hàng hóa chính. Đối với chi phí trực tiếp hoàn toàn có thể căn cứ vào
chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều sản phẩm
hàng hóa khác nhau. Do đó không thể tập hợp, quy nạp trực tiếp nên chi phí này
24
SVTH: Chu Thị Nhung
LỚP: K3C KT


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Hà Thị Hồng
được tính cho các đối tượng liên quan bằng cách phân bổ theo một tiêu chuẩn thích
hợp.

SVTH: Chu Thị Nhung
KT

25

LỚP: K3C -


×