Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (342)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450 KB, 87 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là
một đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo
ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội nhằm thục hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là kim
chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần
phải có những quyết sách, chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động
kinh tế của mình. Để thực hiện được điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải
hiểu rõ được “ Tình trạng sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh
cho phù hợp, và không có gì mà phản ánh một cách chính xác “ sức khỏe” của
mình ngoài tình hình tài chính của bản thân doanh nghiệp. Có thể nói rằng tài
chính như dòng máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp, mà bất cứ sự ngưng trệ nào
cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp, bởi vì trong quá trình hoạt động từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, các vấn đề nảy sinh đều liên quan đến tài chính.

Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên và vô cùng
cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối
với tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và
pháp lý với doanh nghiệp. Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ
doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một
cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực;Nhà đầu tư có quyết định
đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình; các chủ nợ được đảm bảo về khả
năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản cho vay; Nhà cung cấp
và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam kết đã
đặt ra; Các cơ quan quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều
kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp


và đồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật.
Báo cáo tài chính kế toán là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, tất
cả các thông tin mà kế toán cung cấp đều được thể hiện trên báo cáo tài chính
kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chúng ta có thể coi hệ
thống báo cáo tài chính kế toán là một tấm gương phản ánh toàn diện về tình
hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại thời điểm
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

1

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết

nhất định. Do đó, việc trình bày các báo cáo tài chính kế toán một cách trung
thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để phân tích chính xác tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên những thông tin mà báo cáo tài chính
cung cấp là chưa đầy đủ vì nó chưa giải thích được cho người quan tâm biêt rõ về
thực trạng hoạt động tài chính, các rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của
doanh nghiệp vì vậy phân tích tình hình tài chính sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt này.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, kết hợp giữa kiến thức lý luận
đã được truyền giảng ở trường và một sồ tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự
giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong phòng tài chính kế toán Công
ty Công trình giao thông 422 và cô giáo hướng dẫn thạc sĩ Phạm Thị Tuyết nên em
quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài thực tập “ Phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp tại của Công ty Công trình giao thông422”
2. Đối tượng nghiên cứu

Lĩnh vực phân tích tài chính doanh nghiệp nghiên cứu không ngoài các hiện
tượng và sự kiện kinh tế tài chính trong doanh nghiệp
Cụ thể đối tượng nghiên cứu trong đề tài của em là tình hình tài chính của
Công ty Công trình giao thông 422
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu chung về tình hình tài chính của toàn công ty cụ thể là
báo cáo tài chính năm 2010 và 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng những phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện báo cáo là: Phương pháp thống
thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra thực tế.
Chuyên đề: “ Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của Công ty Công
trình giao thông 422”
Ngoài phần mở đầu và kêt luận gồm có các nội dung chính sau
Chương I: Tổng quan về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Công trình giao thông
422
Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao
hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty Công trình giao thông 422
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

2

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm, mục tiêu, chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình
hình tài chính đã qua và hiện tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản
lý chuẩn xác và đánh giá được DN, từ đó giúp các đối tượng quan tâm đi tới những
dự đoán chính xác về mặt tài chính của DN, qua đó có các quyết định phù hợp với
lợi ích của chính họ.
1.2 Mục tiêu
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của
DN. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau.
Công tác phân tích TCDN có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ
các thông tin, vừa khái quát nhưng cũng chi tiết về tình hình tài chính của doanh
nghiệp như vốn và cơ cấu về vốn, khả năng thanh toán, khả năng tự tài trợ, hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản lý sử dụng vốn, tính chắc chắn
của dòng tiền vào ra nhằm phục vụ cho các đối tượng liên quan
1.2.1 phân tích tài chính đối với bản thân doanh nghiệp
Đối với chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp thì mục tiêu
hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng tài trợ. Phân tích TCDN giúp họ đáp
ứng các mục tiêu sau:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã
qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và
rủi ro tài chính trong DN…
- Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình
hình thực tế của DN như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận…
- Phân tích tài chính DN là cơ sở cho những dự đoán tài chính
- Phân tích tài chính DN là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý
trong DN
1.2.2 phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong DN

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

3

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
Đây là những người có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương được trả. Tuy
nhiên, cũng có những DN, người hưởng lương có một số cổ phần nhất định trong
DN. Đối với những DN này, người hưởng lương có thu nhập từ tiền lương được trả
và tiền lời được chia. Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động
SXKD của DN. Phân tích TCDN giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình,
trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động SXKD của DN tùy theo công việc
được phân công, đảm nhiệm.
1.2.3 phân tích tài chính đối với chủ nợ
Các chủ nợ bao gồm ngân hàng, các doanh nghiệp cho vay,ứng trước hay bán
chịu. Họ phân tích TCDN chủ yếu là để biết được khả năng thanh toán nợ của DN
đi vay. Với những khoản vay ngắn hạn thì người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả
năng thanh toán nhanh, những khoản nợ dài hạn thì người cho vay phải tin chắc
khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nói tóm lại chủ nợ phải
phân tích TCDN để từ đó xem xét có nên cho vay hay không và nếu cho vay thì
hạn mức là bao nhiêu, thời hạn cho vay là bao lâu.
1.2.4 phân tích tài chính đối với nhà đầu tư
Họ là các cá nhân hoặc tổ chức đã đầu tư vốn cho doanh nghiệp nên có thể sẽ
phải chịu rủi ro. Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và phần tăng thêm của vốn
đầu tư. Họ quan tâm tới sự an toàn về vốn đầu tư mà họ bỏ ra thông qua tình hình
tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách lãi cổ phần của doanh nghiệp, đặc
biệt là chính sách lãi cổ phần của doanh nghiệp. Phân tích tài chính đối với nhà đầu

tư là để đánh giá DN và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo
biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong KD…
1.2.5 phân tích tài chính đối với nhà cung cấp
Phân tích TCDN giúp họ nhận biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ
đó có thể ra quyết định bán hay không bán các yếu tố đầu vào và áp dụng các
phương thức thanh toán hợp lý để thu được nhiều lợi nhuận một cách an toàn nhất.
1.2.6 phân tích tài chính đối với khách hàng

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

4

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
Phân tích TCDN giúp họ đánh giá khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, uy tín của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định có thiết lập quan hệ
thương mại hay không.
1.2.7 phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Dựa vào báo cáo tài chính DN, các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện phân
tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động
tài chính tiền tệ của DN có tuân thủ đúng chính sách, chế độ mà pháp luật quy định
không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với
nhà nước và khách hàng…
Tài chính doanh nghiệp được coi là một bộ phận cầu nối giữa nhà nước và
DN. Thông qua hoạt động tài chính DN, Nhà nước có khả năng thực hiện các chức
năng quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế thị trườngbằng hệ thống luật định và
các sắc thuế nhằm thực hiện phương hướng và các mục tiêu phát triển kinh tế của

đất nước theo từng thời kỳ khác nhau. Đồng thời Nhà nước có khả năng quản lý
nhằm mở rộng nguồn thu cho ngân sách đẻ đá ứng nhu cầu chi tiêu nhiều mặt của
ngân sách Nhà nước
Tóm lại, Phân tích TCDN là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế,
để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một DN, tìm ra nguyên nhân khách
quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lụa chọn và đưa ra được những quyết
định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
1.3 Chức năng của phân tích tài chính
1.3.1 Chức năng đánh giá
Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn trong các hoạt động kinh doanh và
các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến kết quả
hoạt động là những vấn đề mà phân tích TCDN phải làm rõ. Thực hiện trả lời và
làm rõ những vấn đề nêu trên là thực hiện chức năng đánh giá tài chính doanh
nghiệp.
1.3.2 Chức năng dự đoán

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

5

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
Mọi quyết định của doanh nghiệp đều hướng vào thực hiện những mục tiêu
nhất định, nghĩa là những hành động cụ thể trong tương lai. Những quyết định và
hành động trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến kinh tế xã hội tác động lên
doanh nghiệp vì vậy để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý,
đáp ứng được mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình

tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
1.3.3 Chức năng điều chỉnh
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính rất đa dạng,
và phức tạp phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong đó có những mối quan hệ kinh tế kinh tế ngoại sinh mà bản thân doanh
nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối. Để kết
hợp hài hòa các mối quan hệ, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan phải điều
chỉnh đúng, muốn vậy cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng
phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan.
2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
2.1 Phương pháp đánh giá
Là phương pháp luôn được sử dụng trong phân tích TCDN đồng thời được sử
dụng trong nhiều giai đoạn của quá tình phân tích. Để đánh giá người ta sử dụng
các phương pháp sau :
2.1.1 Phương pháp so sánh
2.1.2 Phương pháp phân chia
2.1.3 Phương pháp liên hệ đối chiếu
2.2 Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng
Là phương pháp được sử dụng để thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu kinh
tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng
2.2.1 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp số chênh lệch
- Phương pháp cân đối
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

6

Lớp: TCNH K5-04



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
2.2.2 Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố
2.3 Phương pháp dự đoán
Là phương pháp phân tích TCDN sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp.
Thông thường sử dụng các phương pháp như phương pháp hồi quy, phương pháp
quy hoạch tuyến tính v.v..
3 Kỹ thuật phân tích
3.1 Kỹ thuật phân tích dọc
Là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng
thể quy mô chung. Điều quan trọng khi sử dụng kỹ thuật phân tích này là xác định
quy mô chung được làm tổng thể để xác định tỷ trọng của từng thành phần.
3.2 Kỹ thuật phân tích ngang
Là sự so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Thực chất là áp dụng phương
pháp so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối với những thông tin thu thập được
xử lý và thiết kế dưới dạng bảng.
3.3 Kỹ thuật phân tích qua hệ số
Là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới dạng phân số. Tùy theo cách
thiết lập quan hệ mà gọi chỉ tiêu là hệ số, tỷ số hay tỷ suất.
3.4 Kỹ thuật phân tích độ nhạy
Là kỹ thuật nêu và giải quyết các giả định đặt ra khi xem xét một chỉ tiêu trong
mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.
3.5 Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền
Là kỹ thuật sử dụng để xác định giá trị của tiền tệ tại các thời điểm khác nhau.
4 Những thông tin cần thiết cho phân tích tài chính doanh nghiệp
4.1 Thông tin chung
Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của
nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá

cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

7

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận
tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm là khả quan. Tuy nhiên khi những
biến động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy để có được sự đánh giá khách quan và chính
xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin
kinh tế bên ngoài có liên quan.
4.2 Thông tin theo ngành kinh tế
Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển của
doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh.
Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới :
- Tính chất của sản phẩm.
- Quy trình kỹ thuật áp dụng.
- Cơ cấu sản xuất : công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ, những cơ cấu
sản xuất này có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ…
- Nhịp độ phát triển của chu kỳ kinh tế.
Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và các
thông tin có liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về
tình hình tài chính của doanh nghiệp. thông tin theo ngành kinh tế đặc biệt là hệ
thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để người phân tích có thể đánh

giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp.
4.3 Các thông tin của bản thân doanh nghiệp
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu
của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài,
thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp các nhà phân tích có thể đưa ra
nhận xét, kết luận sát thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt
cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành
thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán. Các báo cáo tài chính gồm có :
- Bảng cân đối kế toán
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

8

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
4.4 Các thông tin khác liên quan đến bản thân DN:
Những thông tin này rất đa dạng và phong phú. Một số được công bố rộng rãi,
một số chỉ dành cho những người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của DN như
các thông tin về thị trường cổ phiếu, các chính sách của nhà nước, các thông tin
trong nội bộ DN…Những thông tin này rất cần thiết phục vụ cho quá trình phân
tích tài chính do đó người làm công tác phân tích cần phải sưu tầm đầy đủ và thích
hợp những thông tin liên quan đến DN


5 Nội dung phân tích
5.1 Phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp
5.1.1 Phân tích chính sách huy động vốn
- Để tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp không thể không có vốn. Đây là yếu
tố không thể thiếu, nó quyết định doanh nghiệp có được phép tiến hành kinh doanh
hay không, một doanh nghiệp đang hoạt động cũng không thể tồn tại nếu thiếu
vốn. Vì thế, việc huy động vốn, đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh
doanh, đồng thời huy động vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là một trong
những chính sách quan trọng và là nhiệm vụ luôn được các nhà quản trị quan tâm.
- Những nguồn vốn doanh nghiệp huy động trong SXKD:
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao
gồm các bộ phận chủ yếu như vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn
bằng việc phát hành cổ phiếu mới.
Nguồn vốn vay được DN huy động từ các nguồn như nguồn vốn tín dụng
ngân hàng và tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu DN.
- Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Tình hình nguồn vốn của DN thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn
vốn. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông
qua tỷ trọng của từng nguồn vốn chẳng những đánh giá được chính xác tài chính
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

9

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
của DN, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà còn cho phép
thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của DN.

- Phương pháp phân tích
Phân tích tình hình nguồn vốn là so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối năm
với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối năm
với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch
cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng.
5.1.2 Phân tích chính sách đầu tư
Chính sách đầu tư của doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hóa phù hợp với chiến lược kinh doanh bằng việc tạo ra các
kết quả cụ thể trong một thời gian xác định thông qua sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp.
Phân tích chính sách đầu tư gồm có các nội dung:
- Phân tích quyết định đầu tư
- Phân tích cơ cấu đầu tư
- Phân tích hiệu quả đầu tư
5.1.3 Phân phối chính sách phân phối lợi nhuận
Chính sách phân phối lợi nhuận cao có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
phát triển và sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Chính sách phân phối lợi nhuận
ưu tiên cho lợi nhuận giữ lại sẽ làm gia tăng vốn của chủ sở hữu, là phần vốn chủ
sở hữu gia tăng để tăng mức độ độc lập về tài chính, trên cơ sở đó mở rộng SXKD,
góp phần gia tăng giá trị thị trường của DN.
5.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp
5.2.1 Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn
Tổng vốn kinh doanh của DN gồm có vốn cố định và vốn lưu động. Phân tích
sự biến động và tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình phân bổ vốn, phân
bổ như thế nào từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay
không.
- Nội dung phân tích :
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

10


Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
Xem xét sự biến động của tổng tài sản (vốn) cũng như từng loại tài sản.
Xem xét cơ cấu vốn
5.2.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động (VLĐ) là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, trong quá
trình sản xuất VLĐ liên tục vận động qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản
xuất kinh doanh. VLĐ của DN quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi với
cùng một đồng vốn nếu quay vòng nhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn. Vốn lưu
động tuần hoàn, luân chuyển nhanh hay chậm gọi là tốc độ luân chuyển vốn lưu
động. Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta sử dụng các chỉ tiêu
sau:
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động (L)
DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ(M)

Số vòng luân chuyển

=
vốn lưu độngV1/2 + V2 +…+SốVn/2
dư bình quân về vốn lưu động (V)
V =
n–1

Trong đó : V1, V2 … là số dư về VLĐ đầu các tháng
Vn là số dư về VLĐ cuối tháng n.
Ý nghĩa: Bình quân trong kỳ nghiên cứu, VLĐ của DN quay được bao nhiêu vòng.

- Số ngày luân chuyển vốn lưu động ( K)
Số ngày luân chuyển
vốn lưu động

Số ngày trong kỳ
=

Số vòng luân chuyển vốn lưu động

Ý nghĩa: Bình quân VLĐ của DN quay một vòng hết bao nhiêu ngày
-Phương pháp phân tích: So sánh giữa thực tế với kỳ gốc của chỉ tiêu trên đồng
thời phân tích ảnh hưởng của các nhân tố và xác định hệ quả kinh tế do tốc độ luân
chuyển VLĐ thay đổi
5.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

11

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ở DN ảnh hưởng đến sự sống còn của DN,
ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan. Hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và
khả năng sinh lợi của vốn. Các đối tượng tùy thuộc mục tiêu quan tâm có thể chú ý
đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, hiệu quả sử dụng một phần vốn. Vì vậy, khi
phân tích hiệu quả sử dụng vốn người ta sử dụng các chỉ tiêu như :
- Hiệu quả sử dụng vốn toàn bộ ( Hv)

KQ
HV

=

V
Trong đó: - KQ là kết quả sản xuất kinh doanh.
- V là toàn bộ vốn sử dụng bình quân. V được xác định như sau:
V =

VĐK + VCK
2

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc doanh thu hay lợi nhuận
trước thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và
ngược lại.
- Hiệu quả sử dụng vốn vay (Hvv)
LN
Hvv =
VV
Trong đó : - LN là tổng lợi nhuận trước thuế.
Vv là tổng vốn vay bình quân.
Chỉ tiêu này cho biết bình quân DN sử dụng một đồng vốn vay tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu
này càng lớn chứng tỏ mức sinh lợi của một đồng vốn vay càng cao và ngược lại.

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

12


Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (Hvv)

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết

LNs
Hvc =
VVC
Trong đó : - LNs là tổng lợi nhuận sau thuế
Vvc là tổng vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân DN sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ
tiêu này càng lớn chứng tỏ mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu càng cao và
ngược lại.
5.3 Phân tích tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
5.3.1 Phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh trước hết tiến hành đánh giá chung báo cáo kết
quả kinh doanh, sau đó đi sâu xem xét chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ. Khi phân tích đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta
phải đề cập một cách toàn diện cả về thời gian và không gian, đồng thời đặt nó
trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn xã hội.
- Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông
qua phân tích, xem xét, sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh
doanh giữa kỳ này với kỳ trước dựa vào việc so sánh cả số tuyệt đối và tương đối
trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước. Đồng thời phân tích các chỉ tiêu phản

ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc
biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần (DTT), tổng lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh, lợi nhuận trước và sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh tăng hay giảm do những nhân tố nào dựa vào công thức:
LN = DT – GV + (Dtc – Ctc) – CB – CQ
Trong đó:

LN là lợi nhuận kinh doanh
GV là trị giá vốn hàng bán

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

13

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CB là chi phí bán hàng

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết

Dtc là doanh thu tai chính
Ctc là chi phí tài chính
DT là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sau khi phân tích số liệu người ta tiến hành tính toán, phân tích các chỉ tiêu
phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí. Các chỉ tiêu này gồm:
- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ chi phí
Tỷ suất giá vốn hàng bán
trên doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí bán hàng
trên doanh thu thuần
Tỷ suất Chi phí QLDN
trên doanh thu thuần

Trị giá vốn hàng bán
=

x 100%

Doanh thu thuần
Chi phí bán hàng

=

x 100%

Doanh thu thuần
Chi phí QLDN

=

x 100%

Doanh thu thuần

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Tỷ suất LN từ hoạt động KD
trên doanh thu thuần
Tỷ suất LN trước thuế

trên doanh thu thuần
Tỷ suất LN sau thuế
trên doanh thu thuần

LN từ hoạt động KD
=

x 100%
Doanh thu thuần
LN trước thuế

=

Doanh thu thuần

x 100%

LN sau thuế
=

Doanh thu thuần

x 100%

5.3.2 Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
Tài liệu phân tích chủ yếu là số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là
báo cáo cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản
thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, khả năng thanh
toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình
hoạt động.

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

14

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
Thực chất là phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, loại báo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh dòng lưu chuyển lượng tiền của DN thông qua các nghiệp vụ thu chi
thanh toán về các hoạt động SXKD, đầu tư, hoạt động tài chính trong một thời kỳ
nhất định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng trả lời tóm tắt câu hỏi “ tiền từ đâu mang
lại và tiền được chi ra cho mục đích gì” đồng thời cũng cho phép lý giải: tại sao
DN đang làm ăn có lãi mà vẫn phải đi vay tiền để nộp thuế, vẫn có thể phá sản vì
khồg có tiền để trả nợ. Điều đó tạo điều kiện cho dự báo về khả năng tài chính và
sự phát triển tài chính của DN.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được tiến hành trên các nội dung
- Phân tích đánh giá khả năng tạo tiền
- Phân tích khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp
- Phân tích lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động
5.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Sức mạnh tài chính của DN thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần thanh
toán, đây luôn là mối quan tâm không chỉ đối với các nhà quản lý mà còn là mối
quan tâm của nhiều đối tượng khác
Trong kinh doanh, việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường
do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa DN với các đối tượng như Nhà nước,
khách hàng…Điều làm các nhà quản trị lo ngại là các khoản nợ dây dưa, lòng vòng
khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không

có khả năng thanh toán. Để nhận biết được điều đó cần phân tích tình hình công nợ
để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ từ đó có các chính sách quản
lý phù hợp.
Để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, trước hết ta thiết lập
bảng phân tích tình hình công nợ sau đó tính toán, xác định và phân tích các chỉ
tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán gồm:

1. Hệ số khả năng thanh
SVTH:Vương Thị Thúy Vân

Tổng giá trị tài sản

15

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
toán hiện hành
2. Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn
3. Hệ số khả năng thanh
toán nhanh

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
=

Tổng nợ phải thanh toán


=

Tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn

=

Tiền và tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Lợi nhuận trước thuế

4. Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay

=

5.Số vòng thu hồi nợ

=

6.Thời hạn thu hồi nợ
bình quân

=

7.Hệ số các khoản phải thu

=


Lãi vay phải trả
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Số ngày trong kỳ
Số vòng thu hồi nợ
Các khoản phải thu

Tổng tài sản
8.Hệ số các khoản phải trả
Các khoản phải trả
=
Tổng tài sản
5.4Dự báo các báo cáo tài chính doanh nghiệp
5.4.1 Khái niệm
Dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình thiết lập các chỉ tiêu dự
đoán cho các báo cáo tài chính của DN trong tương lai dưới dạng định lượng và
tường minh nhằm định hướng và kiểm chứng cho tình hình hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
Mục tiêu của dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp
 Là phương tiện để cung cấp thông tin dự kiến tương lai cho nhà điều hành,
quản lý DN và các đối tượng có lợi ích liên quan
 Lập dự báo báo cáo tài chính cho từng quý hoặc năm, liên quan đến hoạt
động và hiệu lực tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của các bộ phận. Lập

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

16

Lớp: TCNH K5-04



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
dự báo báo cáo tài chính một cách khoa học và khả thi sẽ cung cấp căn cứ
xác đáng để đánh giá, kiểm soát các hoạt động SXKD
 Giúp các nhà quản lý lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu, cung cấp
thông tin cần thiết để ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
5.4.2Phương pháp dự báo báo cáo tài chính
*Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu
Đây là phương pháp dự báo nhằm dự báo các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài
chính DN
*Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:
Bước 1: Tính số dư bình quân của một số khoản mục trong bảng cân đối kế toán
ngay trước kỳ báo cáo
Bước 2 : Chọn các khoản mục chịu tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với
doanh thu trong các báo cáo tài chính (B01, 02, 03-DN) tính tỷ lệ phần trăm của
các khoản đó so với doanh thu thực hiện được trong báo cáo kết quả kinh doanh
đang xem xét
Bước 3 : Dùng tỷ lệ phần trăm đã xác định, thông tin dự báo về doanh thu, các
thông tin khác về các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính để dự báo các chỉ tiêu có liên
quan trong các báo cáo tài chính của DN cho niên độ kế toán tiếp theo
Bước 4 : Hoàn thiện các báo cáo tài chính cần dự báo
5.5 Ph©n tÝch kh¶ n¨ng sinh lêi cña doanh nghiÖp
5.5.1Khả năng sinh lời từ hoạt động
Lợi nhuận gộp về bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận gộp
(TSG)

và cung cấp dịch vụ


=

Doanh thu thuần

Lợi nhuận gộp về bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận gộp
SVTH:Vương Thị Thúy Vân
=
(TSG)

và cung cấp dịch vụ
17
Doanh thu thuần

(LNG)
(DT)

(LNG)

x100%

Lớp: TCNH K5-04
x100%
(DT)


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết


5.5.2Khả năng sinh lời kinh tế
Khả năng sinh lời
sản
tàicủa
sảntổng
KDtài
thuần
(KSD
Khả năng
) lời
STsinh
tài sản KD gộp
(KSG)

Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
(LNTB
(LNTTKD
và CPTC
) )
và CP tài chính
=
Lợi nhuận gộp về bán hàng
Tổng
sảnquân
bình+TSLĐ
quân bình quân
(TTS) ((LTNGCD)+TLD)
TSCĐtài
bình

=
và cung cấp dịch vụ

TSCĐ bình quân +TSLĐ bình quân
5.5.2Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời
của vốn chủ sở hữu
(KSC)

Lợi nhuận sau thuế
= Vốn chủ sỡ hữu bình quân

(TCD+TLD)

(LST)
(VC)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 422
I. Giới thiệu khái quát về Công ty Công trình giao thông 422
Tên đầy đủ: Công ty Công trình giao thông 422.
Tên viết tắt: Công ty CTGT 422
Địa chỉ trụ sở: Số 54, đường Nguyễn Du, phường Bến Thủy, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An.
Số điện thoại: 0383. 569386;
Fax: 0383. 586181
Email:
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công trình giao thông 422
SVTH:Vương Thị Thúy Vân


18

Lớp: TCNH K5-04


Bỏo cỏo thc tp tt nghip
GVHD: Th.S Phm Th Tuyt
1.1Quỏ trỡnh phỏt trin ca Cụng ty Cụng trỡnh giao thụng 422
Trong nhng nm gn õy, nh cú cụng cuc i mi ca ng, nc ta dn
dn bc sang mt thi k mi, thi k ca s phỏt trin. iu ú ũi hi c cu
h tng ca t nc cn phi t chc v xõy dng li. Trong ú vic sa cha
nõng cp xõy dng mi cỏc tuyn ng giao thụng, cỏc cụng trỡnh xõy dng dõn
dng cụng nghip, cu cng, bn bói l mt yờu cu ln t ra cn gii quyt kp
thi. Chớnh vỡ th m cỏc Cụng ty Giao thụng Xõy dng ngy cng phỏt trin, bên
cạnh đó các công ty mới cũng đợc thành lập và tự hoàn thiện
mình. Một trong số đó có Công ty CTGT 422 thuộc Tổng công ty
XDCTGT 4
Cụng ty Cụng trỡnh giao thụng 422 tin thõn l i cụng trỡnh II trc thuc
Tng Cụng ty xõy dng Cụng trỡnh giao thụng 4. c thnh lp theo quyt nh
s 103/ TCCB- L ngy 13 thỏng 3 nm 2002 ca Tng giỏm c Tổng công
ty xõy dng Cụng trỡnh giao thụng 4. Cn c vo phõn cp qun lý ca Tng
Cụng ty; Cn c vo yờu cu nhim v qun lý sn xut kinh doanh ca Tng
Cụng ty.
Qua 10 năm hình thành và phát triển, Công ty luôn đổi mới
công nghệ, áp dụng các sáng kiến, nắm bắt yêu cầu của xã hội
và thị trờng để phát huy thế mạnh của nghành nghề kinh
doanh. Đến nay Công ty đã thi công các công trình, hạng mục
công trình giao thông nh cầu, đờng, bến bãi, hải cảng trên
toàn quốc Với sự nỗ lực của CB CNV toàn Công ty, Công ty đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. bảo toàn, phát triển vốn và

hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Công ty CTGT 422 có đủ t cách pháp nhân, đăng ký kinh
doanh để thi công các công trình giao thông, thủy lợi, các công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Công ty tập hợp đợc một đội ngũ
cán bộ kỹ thuật, công nhân, cán bộ quản lý lâu năm trong nghề,
giàu kinh nghiệm để quản lý chỉ đạo thi công, kiểm tra kỹ
SVTH:Vng Th Thỳy Võn

19

Lp: TCNH K5-04


Bỏo cỏo thc tp tt nghip
GVHD: Th.S Phm Th Tuyt
thuật đạt chất lợng và hiệu quả cao. Công ty có trang thiết bị
hiện đại, đáp ứng yêu cầu chất lợng cao, tiến độ nhanh.
1.2. Chc nng nhim v ca Cụng ty Cụng trỡnh giao thụng 422
*Chc nng:
Công ty CTGT 422 có chức năng đợc giao của Tổng công ty
theo quyết định số 103/ TCCB - LĐ ngày 13/3/2002 và đăng ký
kinh doanh số 2716000004 - Sở kế hoạch đầu t tỉnh Nghệ An
là:
- Xây dựng các công trình giao thông ( cầu, đờng bộ ), xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình
khác bao gồm ( Thuỷ lợi, thuỷ điện,..) trong v ngoi nc.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn
phục vụ các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp.
- T vấn giám sát các công trình xây dựng.
- Khai thỏc vt liu, khoỏng sn, m ỏ cỏc loi, si cỏt, qung.

* Nhim v:
Công ty Công trình giao thông 422 là đơn vị hạch toán c
lp ca Tổng công ty XDCT giao thông 4, thực hiện kế hoạch sản
xuất do Tổng công ty giao. Quản lý vốn của Tổng công ty có tại
đơn vị, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sinh lãi, trích nộp
các khoản cho nhà nớc và tổng công ty theo luật định.
2.c im quy trỡnh sn xut thi cụng xõy lp ca Cụng ty Cụng trỡnh giao thụng
422
Đối với bất kỳ một công trình xây dựng nào để hoàn thành đa vào sử dụng phải trải qua ba giai đoạn sau: Khảo sát thiết kế
thi công.
Nhng đối với một đơn vị xây lắp nh Công ty CTGT 422, qui
trình công nghệ chủ yếu đợc thể hiện ở giai đoạn thi công công
trình. Thực chất quá tình liên quan đến hạch toán chi phí của
SVTH:Vng Th Thỳy Võn

20

Lp: TCNH K5-04


Bỏo cỏo thc tp tt nghip
GVHD: Th.S Phm Th Tuyt
Công ty lại xảy ra từ khâu tiếp thị để ký hợp đồng hay tham gia
đấu thầu xây lắp công rình bằng các hình thức: quảng cáo,
chào hàng, tuyên truyền giới thiệu năng lực. Sau khi ký kết hợp
đồng xây dựng, công ty tiến hành lập kế hoạch, tổ chức thi
công bao gồm: Kế hoạch về máy móc thiết bị, nhân lực, tài
chính Quá trình thi công xây lắp công trình là khâu chính
trong giai đoạn này: nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu đợc đa đến địa điểm xây dựng để hoàn thành công

trình theo tiến độ. Cuối cùng là công tác bàn giao nghiệm thu
công trình và quyết toán với chủ đầu t. Tùy theo từng hợp đồng
mà công tác nghiệm thu, thanh toán có thể xảy ra từng tháng hay
từng giai đoạn công trình hoàn thành.
Tóm lại: Qui trình công nghệ sản xuất của Công ty đợc thể hiện
qua sơ đồ: tiếp thị đấu thầu -> ký kết hợp đồng -> tổ chức thi
công -> lập kế hoạch sản xuất -> tổ chức xây lắp thi công ->
bàn giao nghiệm thu công trình -> thu hồi vốn.
3.c im t chc b mỏy qun lý Cụng ty Cụng trỡnh giao thụng 422
B MY T CHC CễNG TY CTGT422
HI NG QUN TR

SVTH:Vng Th Thỳy Võn

21

Lp: TCNH K5-04


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Th.S Phm Th Tuyt
Giám đốc
Giám đốc
điều hành chung
điều hành chung

P.Giỏm c k
thut


Phũng
k thut

P.Giỏm c ni
chớnh

P.ti
chớnh

P.Giỏm c QL
thit b

P. Kinh
Doanh

P. Nhõn
chớnh

P.Vt t
thit b

KT
Ban iu hnh
Vnh ai 3

i
TCCG

i
CT 1


Ban iu hnh Gi
- Ninh Bỡnh

i
CT 2

i
CT 4

Ban iu hnh cỏc
D ỏn phớa Bc

i
CT 5

i
cu 1

i
TCCG 3

Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Tng giỏm c Tng cụng ty
tuyn chn b nhim, min nhim hoc ký hp ng sau khi c chp thun ca
Ban thng v v Hi ng qun tr Tng cụng ty; Giỏm c l ngi i din
trc phỏp lut, i din cho quyn li hp phỏp ca ton th cỏn b cụng nhõn
viờn, iu hnh hot ng ca Cụng ty theo mc tiờu, k hoch v ch o ca
Tng cụng ty.
Dới giám đốc là cỏc phó giám đốc ;Cỏc phú giỏm c giỳp vic cho
Giỏm c iu hnh Cụng ty theo s phõn cụng v y quyn; chu trỏch nhim

trc Giỏm c v Phỏp lut v nhim v c phõn cụng v y quyn. Cỏc phú
giỏm c sẽ thông báo cho giám đốc điều hành về tình hình sản
xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tham mu cho giám đốc
trong việc xây dựng các dự án, phơng hớng kinh doanh, ký kết
các hợp đồng kinh tế.
* Cỏc phũng (ban) chuyờn mụn, nghip v cú chc nng tham mu, giỳp vic
cho Giỏm c qun lý v iu hnh sn xut kinh doanh gm:
SVTH:Vng Th Thỳy Võn

22

Lp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
- Phßng vật tư thiÕt bÞ: Tham mưu và thực hiện công tác xây dựng
định mức vật tư - thiết bị hàng năm, quản lý và khai thác máy móc thiết bị của
công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức chỉ đạo quy trình vận hành thiết bị. Soạn
thảo, hướng dẫn phổ biến các quy trình sử dụng máy móc thiết bị thi công
- Phòng Nhân chính: Tham mưu cho lãnh đạo lập quy hoạch cán bộ, điều động
thuyên chuyển, sắp xếp bố trí, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ viên chức, công tác quản lý lao động tiền lương, hành chính quản trị.
- Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc tổng hợp, xây
dựng quản lý kế hoạch, tìm kiếm việc làm, đầu tư, giá cả các hợp đồng kinh tế,
thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, …
- Phòng Tài chính: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được
phân công, tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý hành chính, kế
toán theo pháp luật của nhà nước nhằm khai thác huy động và sử dụng vốn SXKD
có hiệu quả. Thực hiện theo dõi quá trình hoạt động và cập nhật chứng từ, hóa đơn,

thanh quyết toán cho các đội sản xuất, chấp hành các luật thuế ban hành, thu thập
kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Quan hệ đối ngoại với các cơ quan chức năng nhằm giải quyết vấn đề tài
chính-kế toán của công ty
- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện các công việc công trình, hạng mục công trình. Chủ trì
tổ chức chỉ đạo lập hồ sơ hoàn công có liên quan đến công tác kỹ thuật và công
nghệ thi công. Thiết kế tổ chức thi công. Giám sát thực tế thi công các công trình
của các đơn vị sản xuất, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về chất lượng công trình,
đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động của công ty.
* Công ty có các đơn vị sản xuất trực thuộc hạch toán báo sổ với Công ty, thực
hiện kế hoạch SXKD của Công ty (gọi là đội) gồm các đội sản xuất và Công
trường sản xuất; là đơn vị trực tiếp sản xuất thi công làm ra sản phẩm; chịu sự điều
hành trực tiếp của Giám đốc hoặc thông qua Ban chỉ đạo của Công ty tại các công

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

23

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
trường, có mối quan hệ, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ với các phòng ban nghiệp vụ
của Công ty.
Danh sách các đơn vị sản xuất trực thuộc gồm :
- Đội thi công cơ giới 3
- Đội công trình 1
- Đội công trình 2

- Đội Công trình 4
- Đội Công trình 5
- Đội Cầu 1
II. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Công trình giao thông
422 (2010-2011)
1 Phân tích chính sách huy động vốn của doanh nghiệp
1.1Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
- Bảng 2.1 Phân tích Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn 2010
Trích số liệu trên bảng cân đối kế toán – ngày 31/12/2010 – phần nguồn vốn

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

24

Lớp: TCNH K5-04


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Thị Tuyết
Phân tích Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn 2010
ĐVT: Đồng

Cuối kỳ
Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ trọng (%)


A. NỢ PHẢI TRẢ
107,154,418,503
I -Nợ ngắn hạn
100,984,838,822
2.Phải trả cho người bán
20,171,210,681
3.Người mua trả tiền trước
43,134,060
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
13,460,442
5. Phải trả người lao động
3,834,642,563
6. Chi phí phải trả
7.Phải trả nội bộ
76,540,924,035
8.Các khoản phải và phải nộp khác
381,467,041
II- Nợ dài hạn
6,169,579,681
1.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
235,011,556
2. Dự phòng phải trả dài hạn
5,934,568,125
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
28,418,730,749
I- Vốn chủ sở hữu
28,379,559,286
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
19,649,107,000
7.Quỹ đầu tư phát triển

2,815,407,741
8.Quỹ dự phòng tài chính
822,976,685
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5,092,067,860
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác
39,171,463
1.Quỹ khen thưởng phúc lợi
39,171,463
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
135,573,212,252

SVTH:Vương Thị Thúy Vân

Đầu kỳ

25

79.0381
94.2423
19.9745
0.0427
0.0133
3.7973
75.7945
0.3777
5.7577
3.8092
96.1908
20.9619

99.8622
69.2368
9.9206
2.8999
17.9427
0.1378
100
100

Số tiền

Tăng giảm

Tỷ trọng (%)

99,605,891,833
95,947,944,846
18,661,892,358
40,961,038
6,689,009,455
365,755,268
69,687,870,857
502,455,870
3,657,946,987
235,011,556
3,422,935,431
23,886,928,309
23,828,264,846
19,649,107,000
1,273,325,448

735,061,670
2,170,770,728
58,663,463
58,663,463
123,492,820,142

Lớp: TCNH K5-04

80.6572
96.3276
19.4500
0.0427
6.9715
0.3812
72.6309
0.5237
3.6724
6.4247
93.5753
19.3428
99.7544
82.4613
5.3438
3.0848
9.1011
0.2456
100
100

Số tiền


Tỷ lệ (%)

Tỷtrọng (%)

7,548,526,670
5,036,893,976
1,509,318,323
2,173,022
13,460,442
(2,854,366,892)
(365,755,268)
6,853,053,178
(120,988,829)
2,511,632,694
2,511,632,694
4,531,802,440
4,551,294,440
1,542,082,293
87,915,015
2,921,297,132
(19,492,000)
(19,492,000)
12,080,392,110

7.5785
5.2496
8.0877
5.3051
(42.6725)

(100.0)
9.8339
(24.0795)
68.6624
73.3766
18.9719
19.1004
121.1067
11.9602
134.5742
(33.2268)
(33.2268)
9.7823

(1.6192)
(2.0853)
0.5245
0.0133
(3.1743)
(0.3812)
3.1636
(0.1460)
2.0853
(2.6155)
2.6155
1.6192
0.1078
(13.2245)
4.5768
(0.1849)

8.8327
(0.1078)
-


×