Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (382)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.75 KB, 74 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế đổi mới của đất nước nói riêng và sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung, các doanh nghiệp phải thật sự chủ
động trong phương thức làm ăn của chính mình. Cơ hội nhiều va thử thách cũng
rất lớn, để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền
kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong kinh
doanh. Đồng thời phải quan tâm và quản lý chặt chẽ tất cả các khâu của quá
trình sản xuất nhằm phát huy nguồn nội lực vừa tận dụng nguồn ngoại lực có thể
giảm chi phí đến mức thấp nhất và đạt lợi nhuận cao nhất.
Hạch toán kế toán là một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị doanh
nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và hợp lý nhất và đảm bảo cho sản xuất
kinh doanh ổn định và phát triển bền vững. Hạch toán nguyên vật liệu được coi
là bộ phận quan trọng trong công tác hạch toán, là cơ sở vật chất để cấu thành
nên thực thể sản phẩm. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản
xuất. Chỉ một sự biến động nhỏ của chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
cũng làm ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Do vậy để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách khoa học. Hạch toán đầy đủ, chính
xác, kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Đồng thời hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là điều kiện quan trọng để
quản lý, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng thiếu hụt, dư
thừa, mất mát, lãng phí trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói
trên. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á luôn chú trọng đến công tác
hạch toán và coi đó là một công cụ quản lý không thể thiếu được. Trong đó,
1



hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một vấn đề luôn được Công ty
xem xét, quan tâm. Để có thể hạ giá thành, sử dụng nó một cách hiệu quả nhất,
Công ty cố gắng hạ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bằng một loạt các
biện pháp: xây dựng định mức dự trữ, định mức hao hụt ... Tuy nhiên, công tác
hạch toán nguyên vật liệu, ông cụ dụng cụ tại Công ty còn một số điểm chưa
hợp lý. Do vậy, cải tiến và hoàn thiện công tác hạch toán nói chung và hạch toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng được coi là một yêu cầu tất yếu.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á,
em đã thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán, nhất la công tác
hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của cô giáo va các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH
thương mại và dịch vụ Đông Á và sự nỗ lực của bản thân. Em đã đi sâu vào tìm
hiểu và mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiên công tác hạch toán nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á"
làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I:Tổng quan về Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á.
Chương II: Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á

Chương III: Một số nhận xét đánh giá về công tác hạch toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ và phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Về CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐÔNG Á

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Đông Á

* Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á được thành lập theo giấy phép
số 4210GD/TLDN của UBND Thành phố Hà nội, có sổ đăng ký kinh doanh số
71249 ngày 10/04/1995 của Sở kế hoạch Đầu tư. Đây là một tổ chức kinh tế có
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. Công ty ra đời và hoạt
động theo tiêu chuẩn, quy định của luật doanh nghiệp do Quốc hội ban hành.
Công ty có các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là: Thiết kế chế tạo
máy và thiết bị cơ khí, tư vấn chuyển giao công nghệ. bếp dầu, bếp nướng xuất
khẩu, que hàn điện, huân huy chương các loại (nguyên vật liệu, máy, thiết bị và
các phụ tùng, đúc, luyện khuôn mẫu cơ khí, sản suất kinh doanh vật liệu xây
dựng, xuất nhập khẩu máy và thiết bị).
Ban đầu Công ty chỉ là một xưởng cơ khí nhỏ. Đến năm 1995 Công ty chính
thức được thành lập và đi vào hoạt động. Bước đầu Công ty gặp rất nhiều khó
khăn, với số vốn đầu tư ban đầu là: 10.900.000.000 đồng do các sáng lập viên
góp. Trình độ quả lý còn hạn chế với số lao động ban đầu 25 người (trong đó có
5 gián tiếp), các cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề chưa cao. Được sự
giúp đỡ của UBND Thành phố Hà nội - Bộ Tài chính

- Cục Thuế Thành phố

Hà nội, các cơ quan có liên quan. Đồng thời với cơ chế mới của Đảng và Nhà
nước, khuyến khích các nhà đầu tư và phát triển, với quyền chủ động kinh
doanh trong cơ chế thị trường. Cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty và
toàn thể cán bộ công nhân viên, việt sản xuất của Công ty ngay càng phát triển
cả về chất lượng và số lương sản phẩm. Tổng số vốn đầu tư đến ngày
31/12/2012 là 15.025.000.000 đồng, đặc biệt trong đó có 1.000.000.000 đồng do
CBCN viên trong Công ty góp vốn. Qua nhiều năm hoạt động đến nay Công ty

3


đã mở rộng thêm 2 phân xưởng sản xuất: phân xưởng cơ khí và phân xưởng đúc,
bao bì tại Số 63, ngõ 44, Nguyễn Khiêt, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội. Số lượng công nhân viên đã tăng lên gấp 3 lần. Trong đó các cán bộ kỹ
thuật đã được Công ty tạo điều kiện cho đi học thêm ở các trường Đại học lớn
trong và ngoài nước, đội ngũ công nhân với tay nghề được nâng cao. Đã khẳng
định được vị trí của mình trên thương trường cũng như đối với khách hàng
truyền thống của Công ty. Sản xuất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả.
Với những cải cách có tính chiến lược đó ban lãnh đạo Công ty luôn chỉ đạo đội
ngũ cán bộ chuyên môn tập trung phát huy các sản phẩm, thị trường truyền
thống của công ty, khai thác mở rộng thị trường sản phẩm mới. Và cũng từ đó
mà Công ty đã có nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước cũng như được xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài. Cho đến nay công ty vẫn đang tiến hành xây
dựng mở rộng quy mô sản xuất, hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp trong tương
lai.Chúng ta có thể thấy rõ điều đó thông qua các chỉ tiêu sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
- Tổng doanh thu

Năm 2010 Năm 2011
143,854
155,430

Năm 2012
168,284

- Vốn kinh doanh


25,052

34,785

59,238

- Tổng lợi nhuận trước thuế

4,001

4,364

4,834

- Thu nhập bình quân đầu

1.823

1.973

1.980

người
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Giám đốc

PGĐKT

Phòng

KT
PXSX
A2

PGĐSX

Phòng
KCS
PXSX
A3

PGĐCT

Phòng
KHKD

Phòng
Cơ điện

PXSX
A4

Phòng
Tài vụ

Phòng
CT

4


PXSX
A5

PXSX
A7

Phòng
TCLĐ

Phòng
HCHC
PXSX
A9


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Công ty :

- Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của
Công ty, xây dựng các chiến lược phát triển, các phương án tổ chức quản lý điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phó Giám đốc sản xuất: Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành
toàn bộ các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc công tác quản lý điều hành toàn
bộ công tác kỹ thuật của toàn Công ty bao gồm: Công tác nghiên cứu, thiết kế,
công nghệ phục vụ sản xuất, chỉ đạo công tác tiêu chuẩn đo lường, chất lượng
sản phẩm, công tác cơ điện và an toàn.
- Phó giám đốc chính trị: Giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý hoạt động công
tác Đảng, công tác chính trị, công tác hành chính, đời sống, công tác bảo vệ,

doanh trại, nhà trẻ.
- Phòng KHKD (B1): Là cơ quan chức năng tham mưu cho giám đốc,
trực tiếp chỉ đạo toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng kế
hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mua sắm vật tư cho sản xuất; triển khai kế
hoạch sản xuất năm, quý, tháng cho Công ty; điều hành trực tiếp hàng ngày theo
tiến độ sản xuất.
- Phòng tổ chức lao động (B2): Là cơ quan chức năng tham mưu cho
Giám đốc về hoạt động công tác lao động tiền lương. Thực hiện các hoạt động
về kế hoạch nhân sự, chính sách, định mức lao động, công tác huấn luyện, đào
tạo, thi nâng bậc và kế hoạch bảo hộ lao động.
- Phòng Tài chính kế toán (B4-Phòng tài vụ)): Là cơ quan chức năng
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động công
tác quản lý và sử dụng tài chính. Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin
kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý Nhà nước. Tổ chức ghi chép
tính toán và phản ánh chính xác, trung thực toàn bộ tài sản của Công ty, lưu trữ,
bảo quản các tài liệu kế toán theo quy định.
5


- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ (B8): Là cơ quan chức năng chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về công tác kỹ thuật, xây dựng công tác kỹ thuật hàng
năm; chuẩn bị các yếu tố kỹ thuật về quy trình công nghệ, bản vẽ, dụng cụ cho
sản xuất; tổ chức chế thử và kết luận để đưa vào sản xuất; nghiên cứu áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến.
- Phòng cơ điện (B11): Là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về hoạt động công tác cơ điện. Lập kế hoạch và thực hiện công tác lắp
đặt máy móc thiết bị, sửa chữa theo định kỳ và sửa chữa bất thường trong toàn
Công ty. Quản lý công tác điện nước trong toàn Công ty.
- Phòng KCS (B12): Là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về công tác chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty, lập quy trình công

nghệ kiểm tra, kiểm định sản phẩm trong quá trình sản xuất, phát hiện những sai
phạm, bất hợp lý và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa tránh tình trạng sản
phẩm hỏng hàng loạt.
- Phòng chính trị (B14): Nghiên cứu đề xuất với Bí thư đảng uỷ và Giám
đốc nội dung, biện pháp tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong Công
ty. Xây dựng kế hoạch công tác Đảng, chính trị trong từng thời kỳ, phổ biến
hướng dẫn cho các bộ phận thực hiện.
- Phòng hành chính hậu cần (B16): Là cơ quan chức năng giúp Giám
đốc công tác hành chính đời sống, bao gồm: Công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật,
thông tin nội bộ. Công tác bảo vệ, an ninh trong Công ty. Tổ chức tiếp khách,
đối ngoại, ăn ca, xây dựng cơ bản, doạnh trại. Phụ trách công tác quân y, nhà
trẻ, mẫu giáo.
- Phân xưởng A2: Là phân xưởng sản xuất dụng cụ, khuôn mẫu phục vụ
sản xuất trong toàn Công ty.
- Phân xưởng A3: Là phân xưởng sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành
kế hoạch Công ty giao và cung cấp bán thành phẩm cho các phân xưởng khác.
Sản phẩm chủ yếu là các loại bếp dùng trong gia đình.
- Phân xưởng A4: Là phân xưởng sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành
kế hoạch Công ty giao. Sản phẩm chủ yếu là các chi tiết cơ khí chính xác, sản
xuất các sản phẩm Quốc phòng.
6


- Phân xưởng A5: Là phân xưởng sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành
kế hoạch Công ty giao. Sản phẩm chủ yếu là Khung bằng khen, giấy khen, Huân
huy chương các loại .
- Phân xưởng A7: Là phân xưởng sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành
kế hoạch Công ty giao. Sản phẩm chủ yếu là que hàn điện các loại.
- Phân xưởng A9: Là phân xưởng sản xuất chính có nhiệm vụ hoàn thành
kế hoạch Công ty giao. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bán thành phẩm cho phân

xưởng A3.
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh
của công ty
với phương châm đa dạng hoá sản phẩm để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng về chất lượng, số lượng, thẩm mỹ và thời gian. Căn cứ vào năng lực
sản xuất hiện có, trong những năm qua Công ty không ngừng cải tiến lại tổ chức
sản xuất để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Hiện tại Công ty có các hình thức tổ chức sản xuất sau:
+ Dây chuyền sản xuất que hàn điện: ở đây nguyên liệu được đưa vào từ
khâu đầu là rút que hàn cho đến bao gói đều được chuyên môn hoá về thiết bị và
con người.
+ Dây chuyền sản xuất cơ khí chính xác chi tiết khung công tơ điện 1 pha.
Chi tiết này cũng được chuyên môn hoá từ khâu đúc phôi đến gia công cơ khí,
bao gói.
*Quy trình sản xuất của sản phẩm
Tại công ty số lượng sản phẩm sản xuất ra tương đối nhiều, lại đa dạng về
chủng loại, kích cỡ nên cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng thì
mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Có thể khái quát quy trình
công nghệ sản xuất như sau:

Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Nguyên
vật liệu

Gia công
cơ khí
Khách
hàng

7


Xử lý mặt
ngoài

Lắp ghép

Nhập kho

Bao gói


Trong đó:
+ Công nghệ gia công cơ khí: Tiện, phay, bào, nguội
+ Công nghệ xử lý mặt ngoài: Tráng nung men, mạ trang trí, sơn tĩnh
điện…
Mỗi sản phẩm có quy trình công nghệ mang nhiều đặc thù và các bước
công việc khác nhau. Ví dụ cụ thể qua 2 sản phẩm như sau:
+ Bếp xuất khẩu: Là sản phẩm được gia công từ khâu đưa NVL vào đến
sản phẩm hoàn chỉnh giao cho người sử dụng.
+ Khung công tơ một pha: Là sản phẩm gia công ở dạng chi tiết sau đó
cung cấp cho các doanh nghiệp khác.
Hình 1.3: Quy trình sản phẩm bếp xuất khẩu của công ty
Nguyên
vật liệu

Pha
băng

Cắt
miếng


Xén
tròn

Dập
vuốt Đ1

Đột
lỗ

Đánh
bóng

Tẩy rửa,
sấy khô

Dập
vuốt Đ2

Cắt
vành

Dũa ba
via

Tum
vành

Lắp ghép, kiểm tra
toàn bộ


Lau
dầu, bôi
mỡ

Bao gói,
bảo
quản

Nhập
kho

Khách
hàng

Hình 1.4: Quy trình sản phẩm Sản phẩm khung công tơ một pha
Phay
Nguyên
Đúc
Sửa
Phay
mặt
vật liệu
phôi
ba via
KT 3.4
phẳng
Phay
KT 17


Ta rô
các lỗ
ren

Khoan
tổng
hợp

Khoan 2
lỗ Φ7.5

Doa 2 lỗ
Φ8

Khoan 2
lỗ Φ2

Bao
gói

Khách
hàng

8

Khoan 2
lỗ Φ6


1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Hình 1.5: Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty

Công ty

Bộ phận
phục vụ

Phân xưởng sản xuất chính
A3

A4

A5

A7

A9

Phân xưởng
sản xuất
phụ trợ A2

- Phân xưởng sản xuất chính gồm:
+ Phân xưởng A3: Chủ yếu gia công dập nguội, men, sơn tĩnh điện và lắp
ráp hoàn chỉnh.
+ Phân xưởng A4: Gia công cơ khí chính xác, đúc áp lực.
+ Phân xưởng A5: Xử lý mặt ngoài, sơn, lắp ghép.
+ Phân xưởng A7: Chuyên sản xuất que hàn điện.
+ Phân ưởng A9: Dập nguội, sơn tĩnh điện.
- Bộ phận phục vụ:

+ Phân xưởng sản xuất dụng cụ A2: Chuyên sản xuất dụng cụ cung cấp
cho các phân xưởng sản xuất chính.
+ Tổ lắp đặt và sửa chữa máy: Có nhiệm vụ đảm bảo thiết bị, năng lượng
cho các phân xưởng hoạt động.
+ Bộ phận vận tải, quân y, nhà trẻ, bếp ăn ca, bảo vệ
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Công ty có địa bàn sản xuất kinh doanh tập trung tại một địa điểm, tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán tập
9


trung tại phòng kế toán (Phòng tài vụ) của công ty. Ở các phân xưởng không tổ
chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn
kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất của
phân xưởng. Bộ máy kế toán của công ty gồm 9 người, kế toán trưởng là người
đứng đầu và được tổ chức như sau:
Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán
tổng
hợp và
kế toán
tiêu thụ
XĐKQ
KD


Kế toán
tiền mặt
và kế
toán
phải trả
người
bán

Kế toán
tiền gửi
ngân
hàng và
kế toán
thuế

Kế toán
nguyên
vật liệu

Kế toán
TSCĐ
kiêm
thủ quỹ

Kế toán
tiền
lương

Kế toán
chi phí

sản xuất
và tính
giá
thành
SP

Thống kê phân xưởng

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan
quản lý tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính đồng thời hướng
dẫn và chỉ đạo các kế toán viên thực hiện các phần việc được giao.
- Kế toán tổng hợp và kế toán tiêu thụ XĐKQKD: Phụ trách tổng hợp
các phần hành, nhận kết quả từ các nhân viên kế toán khác, lập báo cáo gửi cấp
trên và phụ trách phần kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh.
- Kế toán tiền mặt và kế toán phải trả người bán: Theo dõi các khoản
thanh toán bằng tiền mặt và phải trả cho người bán, phản ánh các nghiệp vụ trên
vào chứng từ, sổ có liên quan.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng và kế toán thuế: Chịu trách nhiệm thanh
toán các khoản có liên quan đến tiền gửi ngân hàng và thuế, hạch toán các
nghiệp vụ đầy đủ, kịp thời, theo đúng quy định.
- Kế toán nguyên vật liệu (02 người): Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tất
cả các nghiệp vụ liên quan đến tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, thường xuyên
10


kiểm tra kế hoạch, tình hình thu mua, dự trữ, cấp phát vật tư, tránh tình trạng
thiếu hụt hay ứ đọng quá nhiều vật tư.
- Kế toán TCSĐ kiêm thủ quỹ: Ghi chép, phản ánh tình hình tăng, giảm
TCSĐ về giá trị hao mòn và giá trị còn lại, đồng thời tiến hành trích khấu hao

hàng tháng. Ngoài ra còn quản lý việc thu chi hàng tháng.
- Kế toán tiền lương: Hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan đến
tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Cuối tháng
lập bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Xác định đúng
đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm, tính giá thành
sản phẩm kịp thời.
- Thống kê phân xưởng: Ghi chép, hạch toán ở phân xưởng.
1.5.2. Chính sách kế toán chung được áp dụng tại công ty

- Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á áp dụng chế độ kế toán
ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính.
- Kỳ kế toán của Công ty quy định là kỳ kế toán năm.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
1.5.3. Hình thức sổ, chứng từ, tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tại công ty

- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (NKCT):
+ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các
loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân
bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân
bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT
có liên quan. Đối với các NKCT từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết
thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số
liệu vào NKCT.

11



+ Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các NKCT để ghi trực tiếp vào Sổ
Cái. Đồng thời cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu
với Sổ Cái.
+ Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng
kê và các Bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập Báo cáo tài chính.
Hình 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT tại công ty
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
NHẬT KÝ CHỨNG
TỪ

Bảng kê

Sổ cái

Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết

BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu


Việc tính toán trên các sổ kế toán thuận tiện hơn nhờ sử dụng chương trình
Microsoft Word, Excel. Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán.
- Các loại sổ sách:
+ NKCT
+ Bảng kê
+ Sổ cái
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
- Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng (phần Phụ Lục trang 75).
- Hệ thống Báo cáo tài chính đang áp dụng tại Công ty:
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu số 01-DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số 02-DN)
12


+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số 03-DN)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIÊM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐÔNG Á
2.1. Đặc điểm yêu cầu quản lý NVL, CCDC tại Công ty TNHH thương mại
và dịch vụ Đông Á
2.1.1. Đặc điểm NVL, CCDC

Công ty là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực cơ khí với
sản phẩm chính là các loại bếp trong gia đình như: bếp dầu, bếp nướng xuất
khẩu, que hàn điện, huân huy chương các loại…Do sản phẩm sản xuất rất đa
dạng nên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng ở công ty tương đối nhiều và
phong phú về chủng loại, có đến hàng nghìn loại nguyên vật liệu khác nhau như:
13



thép, nhôm, đồng, tôn, vòng bi, các loại xăng, dầu, than,…Trong mỗi nhóm lại
bao gồm nhiều thứ NVL khác nhau, ví dụ trong nhóm thép có thép Inox, thép
ống, thép cán nguội, thép cuộn, thép chữ L, thép C45…Công cụ dụng cụ cũng
rất đa dạng như: Mũi khoan trụ 6.2, dao thép gió 8x120, dao cắt thanh 100, đá
mài thỏi 10x10x100, ta rô M7 x 0.75, giấy giáp số 0, bộ quả lăn ren W13, dao
phay trụ 3…mỗi loại NVL, CCDC này lại có yêu cầu bảo quản khác nhau.
Xét về mặt chi phí thì chi phí NVL, CCDC chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành của sản phẩm (khoảng 65% - 70%), trong đó NVL chính như thép Inox,
thép mỏng chiếm tỷ trọng cao. Do đó chỉ một sự thay đổi nhỏ của NVL, CCDC
cũng làm cho giá thành sản phẩm biến động lớn. Công ty không những phải tìm
được nguồn cung cấp với giá rẻ, đúng chủng loại, quy cách yêu cầu mà còn phải
tổ chức tốt hệ thống kho tàng, bến bãi bảo quản để NVL, CCDC tránh hư hỏng,
mất mát.
Nguồn vốn mà công ty dùng để mua NVL, CCDC chủ yếu là do nguồn
Ngân sách nhà nước cấp, vốn tự bổ sung hoặc vốn vay từ các Ngân hàng. Việc
thu mua NVL, CCDC do phòng kế hoạch kinh doanh đảm nhận. Căn cứ vào kế
hoạch sản xuất và định mức NVL, CCDC cho các sản phẩm, Phòng kế hoạch
kinh doanh lập kế hoạch thu mua NVL, CCDC cho từng tháng, quý, năm. NVL,
CCDC của công ty được nhập chủ yếu do mua ngoài của các đơn vị trong nước.
Tuy có đội vận tải chuyên chở với 3 xe có trọng tải lớn nhưng khối lượng NVL,
CCDC mua nhiều, số lượng lớn và thường xuyên nên việc vận chuyển của Công
ty chủ yếu do thuê ngoài. Vì vậy xe chuyên chở Công ty dùng cho việc vận
chuyển hàng đi bán.
Việc xuất dùng NVL, CCDC chủ yếu là xuất cho các xưởng sản xuất.
Ngoài ra NVL, CCDC của công ty còn được xuất để phục vụ cho sửa chữa, quản
lý, bán hàng…
Với những đặc điểm trên có thể thấy công tác quản lý NVL, CCDC của
Công ty là tương đối chặt chẽ.


14


2.1.2. Tình hình quản lý NVL, CCDC

Công tác quản lý NVL, CCDC ở công ty được thực hiện ở phòng kế
hoạch kinh doanh, ở kho và ở phòng kế toán. Phòng quản lý kinh doanh quản lý
về chủng loại, số lượng NVL, CCDC, tổ chức thu mua NVL, CCDC. Ở kho thì
quản lý về mặt hiện vật của NVL, CCDC. Ở phòng kế toán quản lý NVL,
CCDC cả về số lượng và chất lượng, tổ chức hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn
kho của NVL, CCDC một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.
NVL, CCDC mua về phải được phòng KCS kiểm tra trước khi nhập kho
nhằm đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng. Ngoài ra công ty còn có quy
chế quản lý NVL, CCDC tại kho một cách chặt chẽ thông qua việc quy trách
nhiệm vật chất trực tiếp đối với người có liên quan.
NVL, CCDC xuất kho phải thông qua xét duyệt của Giám đốc công ty,
phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hạch kinh doanh lập và dự toán
chi phí sản xuất do phòng kỹ thuật cung cấp.
Hiên nay với sự biến động thường xuyên, liên tục của giá cả thị trường,
Công ty chỉ dự trữ NVL, CCDC đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất tránh giảm chất
lượng NVL, CCDC, tăng chi phí bảo quản…Công ty có quy chế cho phép sử
dụng linh hoạt NVL, CCDC. Cụ thể NVL, CCDC của đơn đặt hàng này có thể
sử dụng cho đơn đặt hàng khác (nếu cần) và cũng có thể đem bán nếu thấy tồn
kho NVL, CCDC đó gây bất lợi cho công ty.
2.1.3. Phân loại NVL, CCDC

* Phân loại NVL
Công ty có một khối lượng NVL lớn, nhiều chủng loại rất phong phú và
đa dạng, mỗi loại có nội dung kinh tế, tính năng cơ lý hóa khác nhau. Vì vậy để

quản lý tốt NVL và tổ chức hạch toán chi tiết NVL phục vụ yêu cầu quản trị
doanh nghiệp, Công ty đã phân loại NVL thành các dạng sau:
+ Nguyên vật liệu chính (1521): Là bộ phận chủ yếu cấu thành nên thực
thể vật chất của sản phẩm như: sắt, thép, nhôm, phôi nhôm, phôi gang, dây
Inox…

15


+ Nguyên vật liệu phụ (1522): Là những loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ
trợ trong sản xuất, làm cho sản phẩm được hoàn chỉnh như: sơn tĩnh điện, sơn
bóng, men lót, hóa chất, dầu công nghiệp…
+ Nhiên liệu (1523): Là những loại vật liệu cung cấp nhiệt lượng trong
quá trình sản xuất như: ga công nghiệp, than cục xô, than kíp lê, dầu Diezen,
xăng…

+ Phụ tùng thay thế (1524): Là các loại chi tiết, phụ tùng, máy móc,

thiết bị Công ty mua sắm hoặc tự chế tạo phục vụ cho việc sửa chữa, thay thế
các thiết bị như: vòng bi, dây điện…
+ Vật liệu xây dựng cơ bản (1525): Là những loại vật liệu Công ty mua
ngoài nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản như: cát, sỏi, xi măng, gạch…
+ Phế liệu thu hồi (1528): Là những vật liệu đã loại ra trong quá trình sản
xuất như: đề xê thép Inox, đề xê thép đen, đề xê nhôm…
Để phục vụ yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết NVL thì trong từng loại
NVL lại được chia thành từng nhóm NVL, và trong từng nhóm NVL lại bao
gồm nhiều thứ NVL khác nhau.
Ví dụ: NVL chính của công ty bao gồm các nhóm NVL sau:
+ Thép các loại
+ Nhôm các loại

+ Sơn các loại
+ Hóa chất các loại
Trong nhóm thép lại được chia thành từng thứ thép khác nhau như: thép
C45 Φ70x78, thép Inox 210Φ5.8x6000, thép 9 XC Φ90x68, thép ống đen
Φ22x0.7x5890, thép Inox 430BA dày 0.8x1235…
* Phân loại CCDC
Cũng như NVL, CCDC của Công ty rất đa dạng bao gồm:
- Công cụ dụng cụ (1531):
+ CCDC mua ngoài: vải ráp số 240 khổ 600, vải ráp số 60 khổ 600, phớt
nỉ, phớt vải ép da, phấn thỏi đánh bóng, phớt sợi hóa học, nilong dán xanh… +
CCDC chuyên dụng: mũi khoan trụ 6.2, dao thép gió 8x120, dao cắt thanh

16


100, đá mài thỏi 10x10x100, ta rô M7 x 0.75, giấy giáp số 0, bộ quả lăn ren
W13, dao phay trụ 3…
- Bao bì luân chuyển (1532): găng tay vải, giẻ lau, hòm bảo quản, giày
bảo quản, bìa caton…
Việc phân loại NVL, CCDC thành từng nhóm, từng loại, từng thứ khác
nhau là tương đối cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên với dặc điểm của NVL, CCDC bao
gồm nhiều chủng loại, quy cách, phẩm chất khác nhau Công ty chưa xây dựng
Sổ danh điểm NVL, CCDC, việc mã hóa cho từng thứ NVL, CCDC vẫn chưa
được thực hiện đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và hạch toán
NVL, CCDC.
2.2. Quy trình hoạch toán vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty
Theo phương pháp này thủ kho căn cú vào chứng từ nhập, xuất NVL để
ghi "Thẻ kho" (mở theo từng danh điểm trong từng kho). Kế toán NVL cũng dựa
trên chứng từ nhập, xuất NVL để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập,
xuất vào "Thẻ kế toán chi tiết vật liệu" với "Thẻ kho" tương ứng do thủ kho

chuyển đến, đồng thời từ "Sổ kế toán chi tiết vật liệu", kế toán lấy số liệu để ghi
vào "Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu" theo từng danh điểm, từng loại
NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu.
Phương pháp này rát đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và
phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của5 từng
danh điểm NVL kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng
được khi doanh nghiệp có ít danh điểm NVL.

Phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho

17

Sổ kế toán tổng hợp về chất
liệu (Bảng kê tính giá)


Thẻ kho

Thẻ kế toán chi tiết vật
liệu

Bảng tổng hợp nhập xuất - tồn kho vật liệu

Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Đối chiếu.
Hình 2.1 : Phương pháp thẻ kho song song
2.3. Phương pháp tính giá thực tế nhập xuất NVL, CCDC

2.3.1 . Phương pháp tính giá thực tế NVL, CCDC nhập kho:

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty được mua từ nhiều nguồn
khác nhau ở trong nước nên trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho cũng khác
nhau:
- Đối với NVL, CCDC mua ngoài:
Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên
trị giá NVL, CCDC nhập kho được xác định theo công thức:
Giá thực tế
NVL, CCDC
nhập kho

=

Giá mua trên hóa
đơn (giá chưa thuế
GTGT)

+

Chi phí thu
mua
( nếu có)

Phần lớn các đơn vị cung cấp NVL, CCDC cho Công ty đều chịu trách
nhiệm chuyên chở đến tận nơi và chi phí vận chuyển được tính vào đơn giá mua.
Do đó giá vốn thực tế NVL, CCDC nhập kho chính là giá trị ghi trên hóa đơn
mua hàng dòng “Cộng tiền hàng”. Trường hợp mua NVL, CCDC mà công ty
thuê đơn vị khác chuyên chở thì giá thực tế NVL, CCDC nhập kho bao gồm giá
mua ghi trên hóa đơn (chưa thuế GTGT) và chi phí thu mua trên hóa đơn vận

chuyển.
18


Ví dụ: Tính giá vốn thực tế cho Thép Inox 210Φ5.8x6000 nhập kho ngày
10/08/2012 theo hóa đơn số 0050935 ngày 05/08/2012 của Công ty cổ phần
công nghiệp An Phú AT&P. Trên hóa đơn 0050935 có ghi dòng:
Cộng tiền hàng: 785,193,000 đồng
Thuế xuất thuế GTGT 5%

Tiền thuế GTGT: 39,259,650 đồng

Tổng cộng thanh toán: 824,452,650 đồng
Theo thỏa thuận Công ty cổ phần công nghiệp An Phú AT&P chịu trách
nhiệm chuyên chở số thép trên về Công ty, chi phí vận chuyển được tính vào
đơn giá mua. Vậy giá vốn thực tế Thép Inox 210Φ5.8x6000 nhập kho là
785,193,000 đồng.
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất:
Giá vốn thực tế phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất được xác định dựa
trên đơn giá phế liệu thu hồi trên hóa đơn bán phế liệu đó và khối lượng phế liệu
thu hồi. Đơn giá phế liệu thu hồi đã được phòng kế hoạch kinh doanh ước tính
và được Giám đốc công ty phê duyệt.
Ví dụ: Tháng 05/2012 không phát sinh, lấy ví dụ trong tháng 06/2012:
Ngày 27/06/2012 nhập kho 5,895 Kg đề xê thép đen, giá bán trên hóa đơn
số 1221 ngày 27/06 là 5,500 đồng/Kg. vậy trị giá đề xê thép đen thu hồi nhập
kho là: 5,895 x 5,500 = 32,422,500 đồng.
2.3.2. Phương pháp tính giá thực tế nhập xuất NVL, CCDC xuất kho:

Tại Công ty, trị giá vốn NVL, CCDC xuất kho được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này trị giá vốn của NVL, CCDC

xuất kho được xác định căn cứ vào số lượng NVL, CCDC xuất kho và đơn giá
bình quân. Đơn giá bình quân của từng thứ NVL, CCDC xuất kho được tính vào
thời điểm cuối tháng.
Cách xác định đơn giá bình quân:

Đơn giá
bình quân

=

Trị giá thực tế NVL, CCDC
+ Trị giá thực tế NVL, CCDC
tồn đầu tháng
nhập trong tháng
Số lượng NVL, CCDC tồn
+
đầu tháng
19

Số lượng NVL, CCDC
nhập trong tháng


Ví dụ: Tình hình nhập xuất Thép Inox 210Φ5.8x6000 trong tháng
08/2012 như sau:
Ngày

Tình hình nhập xuất

Số lượng


Đơn giá

Thành tiền

Tồn
Nhập
Nhập
Xuất
Xuất

(Kg)
375,586
34,590
65,214
68,525
24,300

(đồng)
22,400
22,700
23,100

(đồng)
8,413,126,400
785,193,000
1,506,443,400

tháng
01/08

10/08
12/08
15/08
17/08
Đơn giá
bình quân

=

8,413,126,400 + 785,193,000 + 1,506,443,400
375,586 + 34,590 + 65,214

=

22,517.8

Vậy trị giá thực tế Thép Inox 210Φ5.8x6000 xuất kho:
Ngày 15/08: 68,525 x 22,517.8 = 1,543,032,245 (đồng)
Ngày 17/08: 24,300 x 22,517.8 = 547,182,540 (đồng)
Ví dụ: Tình hình nhập xuất Mũi khoan trụ 6.2 trong tháng 08/2012 như
sau:
Ngày

Tình hình nhập xuất

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền


Tồn
Nhập
Nhập
Xuất
Xuất

(cái)
1,500
250
380
100
860

(đồng)
7,000
7,650
8,130

(đồng)
10,050,000
1,912,500
3,089,400

tháng
01/08
03/08
14/08
15/08
29/08

Đơn giá
bình quân

=

10,050,000 + 1,912,500 + 3,089,400
1,500 + 250 + 380

Vậy trị giá thực tế Mũi khoan trụ 6.2 xuất kho:
Ngày 15/08: 100 x 7,066.6 = 706,660 (đồng)
Ngày 29/08: 860 x 7,066.6 = 6,077,276 (đồng)

20

=

7,066.6


2.4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.4.1. Trình tự luân chuyển chứng từ

Hình thức kế toán NKCT các nghiệp vụ có liên quan đến tình hình nhập
xuất NVL, CCDC tại công ty được luân chuyển theo trình tự sau:
Chứng từ gốc
nhập NVL,
CCDC

Sổ chi tiết
TK 331,

141

Chứng từ gốc
xuất NVL,
CCDC

Nhật ký
chứng từ
số 1, 2,5…

Bảng kê chi tiết xuất
NVL, CCDC
Bảng phân bổ
NVL, CCDC

Sổ chi tiết TK
152, 153

Bảng kê số 4,
5
NKCT số 7

Sổ cái TK 152, 153

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng


Hình 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán NVL, CCDC tại công ty
2.4.2 Đối với nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Để kiểm soát tình hình nhập kho của từng thứ NVL, CCDC Công ty
TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á sử dụng các chứng từ sau:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng.
+ Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm (mẫu 05 - VT)
21


Công ty nhập NVL, CCDC chủ yếu là do mua ngoài của các đơn vị trong
nước. Khi công ty có nhu cầu về NVL, CCDC, phụ trách cung tiêu ở phòng kế
hoạch kinh doanh mua NVL, CCDC theo quy định. NVL, CCDC trước khi nhập
kho phải qua kiểm nghiệm. Khi NVL, CCDC về đến công ty, phụ trách cung
tiêu mang hóa đơn GTGT (đã ghi các chỉ tiêu như: chủng loại, số lượng, đơn vị,
đơn giá, thành tiền, hình thức thanh toán…) lên phòng KCS. Phòng này có chức
năng kiểm tra chất lượng, quy cách NVL, CCDC và có trách nhiệm lập Ban
kiểm nghiệm trước khi NVL, CCDC nhập kho. Ban kiểm nghiệm gồm 4 người:
người giao hàng, thủ kho, người ở phòng KCS và kế toán NVL Trước khi nhập
kho. Ban kiểm nghiệm có trách nhiệm kiểm tra NVL, CCDC nhập về có đúng
chất lượng, số lượng, chủng loại theo đúng hóa đơn không. Tiếp đó người ở
phòng KCS lập Biên bản kiểm nghiệm để đưa ra ý kiến về NVL, CCDC. Nếu
kết quả kiểm nghiệm cho thấy NVL, CCDC mua về đúng quy cách, số lượng,
chất lượng mới tiến hành thủ tục nhập kho.
Phiếu nhập kho do phòng kế hoạch kinh doanh lập và lập làm 4 liên:
+ Liên 1 (liên gốc): Lưu quyển tại phòng kế hoạch kinh doanh.
+ Liên 2: Giao cho kế toán NVL làm căn cứ ghi sổ
+ Liên 3: Giao cho thủ kho

+ Liên 4: Giao cho phụ trách cung tiêu
Khi nhập kho NVL, CCDC thủ kho phải ký xác nhận vào phiếu nhập kho.
Căn cứ vào số liệu trên phiếu nhập kho thủ kho ghi vào thẻ kho và chỉ theo dõi
chỉ tiêu số lượng, không theo dõi chỉ tiêu giá trị.
Các loại NVL, CCDC mua về được nhập kho theo đúng quy định. Thủ
kho có trách nhiệm sắp xếp các loại NVL, CCDC trong kho khoa học, hợp lý,
đảm bảo yêu cầu bảo quản đối với từng thứ NVL, CCDC và thuận tiện cho việc
theo dõi số hiện có và tình hình nhập xuất NVL, CCDC.
Hình 2.3: Trình tự nhập kho NVL, CCDC của công ty
Hoá đơn

Phòng KCS

Nhập kho

Phiếu nhập kho

Kiểm tra quy cách

Phòng kế hoạch kinh doanh
22


Quá trình nhập xuất NVL, CCDC trong tháng phát sinh một số nghiệp vụ
sau:
BẢNG 2.1: Hóa đơn GTGT số 0050935
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số 01 - GTKT - 3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 05 tháng 08 năm 2012


SQ/2009B
0050935

Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần công nghiệp An Phú AT&P
Địa chỉ: Số 18, ngách 528/65 - Ngô Gia Tự - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại:
Số tài khoản:
Họ tên người mua hàng: Lương Đình Hiền
Đơn vị: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á
Địa chỉ: Số 63, ngõ 44, Nguyễn Khiêt, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số tài khoản: 21410000001755
Hình thức thanh toán: Trả chậm

Mã số thuế: 0103691084

S
T

Đơn
Tên hàng hoá, dịch vụ

vị

Số lượng Đơn giá

Thành tiền

T
tính
A

B
C
(1)
(2)
(3) = (1) x (2)
1 Thép Inox 210Φ5.8x6000
Kg
34,590
22,700 785,193,000
Cộng tiền hàng:
785,193,000
Thuế suất thuế GTGT: 5%
Tiền thuế GTGT:
39,259,650
Tổng cộng tiền thanh toán:
824,452,650
Số tiền viết bằng chữ: Tám trăm hai mươi tư triệu bốn trăm năm mươi hai
nghìn sáu trăm năm mươi đồng
Người mua hàng

Kế toán trưởng

Giám đốc

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)


23


BẢNG 2.2: Hóa đơn GTGT số 0081239
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số 01 - GTKT - 3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 03 tháng 08 năm 2012

AK/2009B
0081239

Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần dụng cụ số 1
Địa chỉ: Thị trấn Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại:
Số tài khoản:
Họ tên người mua hàng: Đỗ Hồng Quang
Đơn vị: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á
Địa chỉ: Số 63, ngõ 44, Nguyễn Khiêt, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số tài khoản: 21410000001755
Hình thức thanh toán: Tiền mặt

S
T

Mã số thuế: 0103691084

Đơn
Tên hàng hoá, dịch vụ

vị


Số lượng Đơn giá

Thành tiền

T
tính
A
B
C
(1)
(2)
(3) = (1) x (2)
1
Cái
250
7,650
1,912,500
Mũi khoan trụ 6.2
Cộng tiền hàng:
1,912,500
Thuế suất thuế GTGT: 5%
Tiền thuế GTGT:
95,625
Tổng cộng tiền thanh toán:
2,008,125
Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu không trăm linh tám nghìn một trăm hai
lăm đồng.
Người mua hàng


Kế toán trưởng

Giám đốc

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

Sau khi nhận được hóa đơn GTGT, khi nhận được hàng ban kiểm nghiệm
tiến hành kiểm tra số thép và mũi khoan trên.

BẢNG 2.3: Biên bản kiểm nghiệm ngày 10.8
24


Đơn vị: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đông Á
Địa chỉ: 63/44 Nguyễn Kiệt –Phúc Tân- HN

Mẫu số 03 - VT

( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
( Vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Ngày 10 tháng 08 năm 2012
Căn cứ quyết định số 257 ngày 23/04/2004 của Giám đốc công ty về việc
nhập kho các loại vật tư vào công ty.

Ban kiểm nghiệm gồm: - Người giao hàng: Lương Đình Hiền
- Thủ kho: Tô Thị Lan
- Kiểm nghiệm: Chu Công Vững
- Kế toán: Thái Đăng Chung
Đã kiểm nghiệm các loại:
Số lượng

vật

A
T03

Tên, nhãn hiệu
vật tư
B
Thép Inox

Phương

Đơn

thức kiểm

vị

nghiệm

tính

C

Cân và

Theo
chứng

D
Kg

từ
(1)
34,590

Thực
nhập
(2)
34,590

Đúng
quy

Không
đúng

cách
(3)
34,590

210Φ5.8x6000 kiểm tra độ
cứng, độ
chịu nhiệt

Ý kiến của ban kiểm nghiệm:……… Đạt yêu cầu………
Kiểm nghiệm

Kế toán

Thủ kho

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

25

Người giao hàng
( Ký, họ tên)

quy
cách
(4)


×