Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (537)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.46 KB, 55 trang )

MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoạt động nhất là trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, đối với các chủ doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản
xuất kinh doanh. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá
trình của họ. phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của người lao động.
Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả
năng của mình. Tiền lương là phần thu nhập chính của công nhân viên đảm
bảo quyền lợi vật chất cho người lao động để tái tạo sức lao động và cuộc
sống lâu dài của người lao động. Vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp lựa chọn
hình thức nào trả lương cho phù hợp để thoả mãn lợi ích của người lao
động và trở thành đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần người lao động là
nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động.
Lao động là hoạt động chân tay và chí óc của con người nhằm tác
động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu
cầu của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần trong xã
hội. Lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là
nhân tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và của đất nước.
Do đó kế toán tiền lương cũng là một vấn đề rất quan trọng trong công
tác kế toán nói chung của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hạch toán một
cách đúng đắn nhất về vấn đề tiền lương cũng như công tác hạch định tài
chính để doanh nghiệp có định hướng phát triển cho mình, đồng thời luôn
đáp ứng tốt nhu cầu chi trả lương cho CBCBN của mình, ổn định đời sống,
yên tâm công tác.
Đối với Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam thì
vấn đề tiền lương và việc hạch toán tiền lương luôn được quan tâm và nó
ảnh hưởng tiền trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và lợi ích của
Công ty. Do nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương nên lãnh đạo đến các nhân viên kế toán của Tổng
Công ty rất quan tâm đến công tác này.



Xuất phát từ lý luận đến thực tiễn nên trong quá trình thực tập và tìm
hiểu công tác hạch toán kế toán ở Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và môi
trường Việt Nam, em đó mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và
môi trường Việt Nam”, để làm chuyên đề thực tập ngành.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, Chuyên đề thực tập chuyên ngành
của em gồm 3 phần:
Chương 1: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và môi trường
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và môi trường
Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và môi trường
Việt Nam.

2


MỤC LỤC
kiÓm so¸t viªn......................................................................................................................10

3


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
LĐTL

BHXH
BHYT
KPCĐ
BHTN
TK
CNV
CPSXKD
DN
TM
ĐV
NV
SX
ĐC
LV
HS
QLPX
BH
QLDN
TCHC
KHXH
PX

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Lao động tiền lương
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm thất nghiệp
Tài khoản
Công nhân viên

Chi phí sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp
Tiền mặt
Đơn vị
Nhân viên
Sản xuất
Đồng chí
Làm việc
Hệ số
Quản lý phân xưởng
Bán hàng
Quản lý doanh nghiệp
Tổ chức hành chính
Khoa học xã hội
Phân xưởng

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng hệ số lương theo chức danh...................................................24
kiÓm so¸t viªn......................................................................................................................10

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả CNV......................................25
Sơ đồ 2.2. Tổ chức hạch toán theo h ình thức Nhật ký chung........................33

4


Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo
lương..................................40


5


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA TỔNG TổNG CÔNG TY ĐẦU TƯ NƯỚC VÀ MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM.
1.1. Giới thiệu khái quát về Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và môi
trường Việt Nam
1.1.1. Tên công ty
TỔNG TổNG CÔNG TY ĐẦU TƯ NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT
NAM
1.1.2. Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của Công ty
Lê Khả Mạnh – Giám đốc
Nguyễn Đức Hùng-Phó tổng giám đốc
Phạm Ngọc Tú- Kế toán trưởng
1.1.3. Địa chỉ
52 Quốc Tử Giám – Q. Đống Đa – TP. Hà Nội
1.1.4. Cơ sở pháp lý của Công ty
Ngày thành lập
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp
Tổng Công ty TNHH một thành viên
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Tăng cường chỉ đạo điều hành, đề ra nhiều biện pháp kiên quyết đồng bộ, quyết tâm
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể như thực hiện tốt kế
hoạch, hoàn thành các chương trình, nhiệm vụ mục tiêu của Tổng Tổng Công ty
(chương trình phát triển sản xuất, ổn định chất lượng nước sạch, giảm nước không
doanh thu, phát triển khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ; bảo đảm thu nhập và
cải thiện đời sống; phát triển nguồn nhận lực, hiện đại hóa Công ty; nâng cao năng

lực quản lý chất lượng, vận hành hệ thống cấp nước

1.1.7. Lịch sử phát triển Tổng Công ty qua các thời kỳ
Tổng Công ty Xây dựng cấp thoát nước (WASEENCO) được Bộ Xây
dựng thành lập năm 1975, tổ chức sản xuất trực thuộc Tổng Công ty có 07

6


đơn vị hạch toán phụ thuộc: 04 Xí nghiệp và 03 Chi nhánh tại TP Hải Phũng,
TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chủ yếu thi công xây lắp, khoan
khai thác nước ngầm và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành cấp
thoát nước. Ngày 04/10/2005 Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt
Đề án thành lập Tổng Tổng Công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi
trường Việt Nam (VIWASEEN); Quyết định số 2188/QĐ-BXD ngày
25/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập Tổng Tổng Công ty
VIWASEEN, hoạt động theo mô hình Tổng Công ty mẹ - Tổng Công ty con,
“thực hiện nhiệm vụ thi cụng xây lắp, tư vấn, thiết kế, sản xuất kinh doanh
vật tư thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước; có đủ năng lực đầu tư kinh
doanh, xây dựng đồng bộ các hệ thống Cấp thoát nước quy mô lớn, các dự
án có tính vùng, liên vùng, liên tỉnh; có đủ năng lực thực hiện tổng thầu các
dự án phát triển Cấp thoát nước và môi trường trong nước và nước ngoài,
góp phần xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế của đất nước và nâng
cao đời sống của nhân dân”.
Ngày 02/10/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
1428/QĐ-TTg v/v kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn CNXD Việt Nam
và Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị; Ngày 18 tháng 10 năm 2012 Bộ
trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 920/QĐ-BXD về việc chuyển
giao quyền và nghĩa vụ Chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng Tổng Tổng Công
ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam từ Tổng Công ty mẹ - Tập đoàn phát

triển nhà và đô thị về Bộ Xây dựng;
1.2. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh
Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước;
Cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất (trên địa bàn được
phân công theo quyết định của Tổng Tổng Công ty
Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng - công nghiệp (trừ
thiết kế, khảo sát, giám sát xây dựng);

7


Xây dựng công trình cấp nước;
Tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các công trình
khác.
Đầu tư xây dựng và kinh doanh các hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải
và vệ sinh môi trường;
Thiết kế, Thi công, tổng thầu thi công xây dựng, lắp đặt các công trình cấp thoát
nước, vệ sinh môi trường và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; các công trình
công nghiệp và dân dụng;
Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án phát triển nhà ở, đô thị,
KCN, khu du lịch, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật;
Đầu tư sản xuất kinh doanh và kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu vật tý, máy
móc, thiết bị chuyên ngành cấp thóat nước và môi trường

1.2.2. Quy trình sản xuất – kinh doanh
Nước
Sông hồ

Trạm

bơm
cấp I

-

Hoá chất
Keo tụ

Lắng

Khử trùng

Lọc

Tiếp
Xúc

Trạm
bơm
cấp II

Mạng
Phân phối

Nước ngầm được bơm lên từ hệ thống giếng khoan công nghiệp ở độ sâu từ 40

÷ 120m. Sau đó được đưa qua hệ thống giàn mưa để dòng nước được tiếp xúc với
oxy, phản ứng xảy ra giải phóng CO2 và tạo cặn :
Fe2+ + O2 → Fe3+
Fe3+ + H2O → Fe(OH)3↓


8


Giến
g
khoa
n

Cấp
Oxy

Tiếp
xúc

Mạng phân phối

Lắng

Trạm bơm cấp
2

Lọc

Hóa
chất khử
trùng
Giến
g
khoa

n

9


1.3. c im t chc b mỏy qun lý ca Cụng ty
1.3.1. S t chc b mỏy qun lý Cụng ty

Hội đồng thành viên

kiểm soát viên

Tổng
đốc
Tổnggiám
giám đốc

kế toán trởng

Các phó tổng giám đốc

Ban Quản
lý dự án
VIWASEEN

Ban
kiểm
soát
nội bộ


Phòng
Kế
hoạch
Đấu
thầu

Phòng
Kỹ
thuật
- Thi
công

Phòng
Đầu t

Các Đơn vị
hạch toán phụ thuộc

Phòng
Khoa
họcCông
nghệ

Phòng
Phòng
Pháp
chế

Văn
phòng


Các Công ty Con

Tổ
chức
Lao
động

Văn
phòng
Đảng
ủy
Cđoà
n

Văn
phòng
đại
diện

Các Công ty
liên doanh, LIấN kết

1.3.2. Chc nng, nhim v ca tng b phn
Hi ng thnh viờn: m bo nhng nguyờn tc v trỏch nhim trong hat
ng iu hnh, qun lý cụng ty.
+ m bo s nht quỏn trong vic duy trỡ nhng tiờu chớ thớch hp v hat ng, t
chc, kim soỏt v qun lý.
+Tuõn theo nhng yờu cu lut phỏp Vit Nam v iu l cụng ty.
Quy ch hot ng HTV cũn l ti liu trong h thng ti liu mang tớnh kim soỏt


10

Phòng
Tài
chính
- Kế
toán


có hệ thống của Công ty
Tổng giám đốc : chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của
Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT về phương án kinh
doanh và phương án đầu tư của Công ty, kiến nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy
chế quản lý nội bộ Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong
Tổng Công ty trừ các chức danh thuộc quyền quyết định của HĐQT, quyết định
lương và phụ cấp đối với người lao động trong Tổng Công ty và thực hiện các
nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên. Giám đốc còn
là người ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và mời chuyên gia cố vấn
cho Tổng Công ty (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về tất
cả các hoạt động của công ty
Ban kiểm sát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát,
đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty một cách khách
quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Các Phó giám đốc: là những người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách
nhiệm trong phạm vi công việc của mình trước Giám đốc.
+ Ban quản lý dự án : Thực hiện công tác đấu thầu, thiết kế thi công xây lắp.
Thực hiện điều hành quản lý việc thực hiện các hợp đồng nhận thầu, tổ chức
thực hiện công việc nghiệm thu, thanh toán quyết toán, thanh lý các hợp đồng.

Thực hiện công tác giao nhận khoán, thẩm tra thẩm định khái khoán.
Xây dựng các định mức, đơn giá nội bộ…
Kế hoạch đấu thầu : Trực tiếp lưu trữ, bảo quản lâu dài các loại hồ sơ có
tên sau:
- Dự án đầu tư, dự toán công trình đã thi công xong.
- Hợp đồng kinh tế và thanh lý hợp.
- Kế hoạch Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam, Khu QLĐBV giao.
- Kế hoạch Công ty giao cho các đơn vị trực thuộc.
- Hồ sơ đấu thầu.
- Báo cáo tổng kết công tác hàng năm.
Phòng kỹ thuật thi công:

11


-

Phòng Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham
mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và
chất lượng sản phẩm.

-

Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán,
đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế.

- Kết hợp với phòng Kế hoạch Vật tu theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng
hoá, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra.
Phòng đầu tư : Tham mưu cho lãnh đạo Ban tham gia ý kiến với các Bộ, ngành
liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính

sách, quy hoạch; quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan đến hoạt động đầu tư,
phát triển khu công nghiệp.
- Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch theo từng thời kỳ đối với hoạt động của
- Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm của Ban.
- Tổ chức biên soạn tài liệu giới thiệu, thu hút đầu tư vào các KCN Lào Cai; xây
dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư vào các KCN để Ban Quản lý phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện; phối hợp
với các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Ban Quản lý, các cơ quan chức năng
chuyên môn, để tổ chức vận động đầu tư vào các KCN Lào Cai.
- Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư do Văn phòng chuyển đến (Bộ phận một cửa) và tổ
chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến tham gia của các ngành liên quan về phương án
đăng ký chấp thuận đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trình UBND tỉnh Lào
Cai xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Phòng khoa học công nghệ : Chủ trì các công việc liên quan đến nghiên cứu khoa
học chuyển giao công nghệ
Thực hiện công tác tổng hợp và báo cáo về hoạt động nghiên cứu khoa học;
Tổ chức triển khai các thiết bị thực hành, thực tập, thí nghiệm… phục vu cho các
hoạt động đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ của Học viện;
Tổ chức thực hiện việc mua, sắm các thiết bị khoa học, kỹ thuật của Học viện;
Tổ chức, quản lý và khai thác Thư viện của Học viện, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Thư viện;
Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động thư viện; thống kê, báo cáo kịp thời theo

12


yêu cầu của cấp trên và của Học viện;
Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong
quá trình xây dựng và phát triển Học viện;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị
được Tổng công ty giao.
Phòng pháp chế :
Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị liên quan giúp
Giám đốc Sở lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa
phương;
Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị liên quan giúp
Giám đốc Sở phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt;
Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị liên quan
chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực
quản lý nhà nước ở địa phương trình Giám đốc Sở đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt;
Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự
phân công của Giám đốc Sở;
Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các phòng,
ban chuyên môn, đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Giám đốc Sở xem xét, quyết
định việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;
Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị liên quan giúp
Giám đốc Sở góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi
lấy ý kiến.
Văn phòng tổng công ty :
Chức năng tham mưu tổng hợp
Chức năng hậu cần
Phòng Tổ chức – Lao động:

13



- Tổ chức bộ máy của Công ty, điều phối, xây dựng, quy hoạch, sử dụng đội ngũ
cán bộ, công nhân lao động.
- Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương, hình thức trả lương, trả thưởng, định mức
lao động, công tác bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với CB,CN
lao động.
- Công tác hành chánh, quản trị.
- Bảo vệ an ninh trật tự trong Công ty.
Phòng tài chính- Kế toán:
- Quản lý sử dụng các nguồn vốn tài chính, tổ chức công tác thống kê tài chính
theo quy định của pháp luật và lên kế hoạch tài chính.
- Tổ chức hạch toán tài chính của Tổng Công ty và hạch toán tài chính nội bộ.
- Quản lý tài sản cố định và lưu động.
- Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của
Công ty.
- Văn phòng đại diện: Là văn phòng đại diện của tổng công ty tại khu vưc phía
nam thay mặt tổng công ty quản lý điều hành và quan hệ với các đối tác phía nam
trong lĩnh vực hoạt động của công ty

1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nên công tác
kế toán của Tổng Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung tại phòng kế
toán của Công ty. Tất cả các công tác kế toán sẽ được thực hiện tại đây, từ
việc tiếp nhận xử lý chứng từ, vào sổ, lập và phân tích báo cáo cho tới việc
hướng dẫn kiểm tra đôn đốc công tác kế toán. Phòng kế toán của Tổng Công
ty gồm kế toán trưởng và 6 kế toán viên.


14


Kế toán trưởng

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
vật tư
TSC
Đ

Kế
toán
tiền
lương

Kế
toán
tập
hợp
CPSX

tính
Z


Kế
toán
tiêu
thụ

Kế
toán
tổng
hợp

(Sơ đồ 1.1): Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng Tổng Công ty đầu tư
nước và môi trường Việt Nam.
* Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận phần hành kế toán
Mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng song lại có mối quan hệ
mật thiết với nhau và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn chung của kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về công tác
tài chính của Công ty, có nhiệm vụ kiểm tra số liệu, đôn đốc mọi người chấp
hành các nội quy theo chế độ kế toán hiện hành, điều hành toàn bộ công tác
kế toán tại Công ty, chỉ đạo phối hợp thống nhất trong phòng tài chính kế toán
giúp Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế toàn bộ Tổng Công ty như phục
vụ sản xuất và đầu tư vốn sao cho có hiệu quả. Tổ chức hạch toán kế toán
trong Công ty. Cùng với phòng kế hoạch lập kế hoạch về tài chính. Lập kế
hoạch trả nợ ngân hàng và thanh toán với khách hàng. Tổ chức và quản lý
công tác báo cáo thống kê với cấp trên và Nhà nước. Công bố kê khai kết quả
sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, sáu tháng và cả năm. Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các vấn đề trong phạm vi quyền hạn được giao.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi chi tiết hoạt động thu chi trong đơn vị.
Hàng ngày báo cáo về tổng thu, tổng chi và tồn quỹ cho kế toán trưởng, hàng
tuần có báo cáo bằng văn bản trình lên giám đốc.


15


Viết phiếu thu, phiếu chi phải chính xác rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ nội
dung, đúng đối tượng, chữ ký, họ tên đầy đủ.
- Kế toán vật tư TSCĐ: Kiểm tra và giám sát tình hình nhập, xuất, tồn
kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ trong Công ty.
Theo dõi tình hình biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ
theo từng quý và cả năm.
Hàng tháng tính và lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ đối chiếu
với thủ kho. Cuối mỗi quý, sáu tháng và cuối năm tổ chức kiểm kê thực tế và
có báo cáo trình lên lãnh đạo.
Lập bảng kê, bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng
thay thế và bảng tính khấu hao TSCĐ và chuyển cho kế toán tổng hợp để tập
hợp chi phí sản xuất cho sản phẩm.
Lập tờ khai thuế GTGT đầu vào kịp thời và chuyển cho kế toán tổng
hợp.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ trả lương và các khoản trích theo
lương của cán bộ, công nhân, theo dõi các chế độ, chính sách hiện hành về
tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ của công nhân
viên. Sau đó hạch toán vào các sổ có liên quan.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Tập hợp chi phí và phát sinh trong kỳ như: Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Từ đó tính giá thành
sản phẩm và phản ánh vào các tài khoản có liên quan.
- Kế toán công nợ: Hàng ngày nhận phiếu giao hàng từ kế toán thành
phẩm (gồm có phiếu giao hàng và biên bản nhập hàng trả lại của khách hàng)
và phiếu thu tiền từ kế toán thanh toán để vào sổ một cách chính xác, đầy đủ,
kịp thời để làm công nợ cho khách hàng.
Mở sổ chi tiết theo dõi công nợ chi tiết cho từng đối tượng. Phân loại

và đánh giá được khoản nợ trên cơ sở đó xác định số trích lập dự phòng phải
thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý.
Định kỳ vào ngày 10, 20 hàng tháng làm văn bản đôn đốc thu hồi công
nợ tổng hợp chuyển đến cho bộ phận bán hàng để khống chế công nợ, chuyển
cho kế toán trưởng và giám đốc Tổng Công ty để đôn đốc thu hồi công nợ.

16


Cuối kỳ chuyển bảng kê công nợ cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán tổng hợp: Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí. Sử
dụng phương pháp tập hợp chi phí theo từng khoản mục cho từng sản phẩm
để hạch toán chi phí sản xuất chính xác. Xác định sản lượng và chi phí sản
phẩm dở dang, lập báo cáo giá thành đúng kỳ hạn, đúng chế độ.
Tập hợp kết quả hạch toán của từng phần hành kế toán và kiểm tra việc
thực hiện các định mức chi phí cho từng đối tượng sản phẩm.
Lập báo cáo và phân tích tình hình sử dụng chi phí so sánh với dự toán
đưa ra những đánh giá phục vụ cho việc đề ra kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý
và tiết kiệm.
Lập BCTC theo đúng quy định mà Bộ Tài chính yêu cầu.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Tổng Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức trên máy vi tính.
- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, việc ghi sổ kế
toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
+ Nhật ký chung do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại có cùng nội dung kinh tế.

17



Chứng từ kế
toán

Sổ đăng

chứng
từ ghi
sổ

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán
Cùng loại

Sổ kế
toán chi
tiết

Nhật ký chung

Sổ Cái

Bảng
tổng
hợp chi
tiết

Bảng cân đối số phát

sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán vận dụng: Theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC: “Chế độ
kế toán Doanh nghiệp”
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm N và kết thúc ngày 31
tháng 12 năm N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng việt Nam
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc hoặc giá trị thuần có
thể thực hiện được.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia
quyền cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.

18


- Kế toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp thẻ song song
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: nguyên tắc ghi nhận và
khấu hao tài sản cố định theo nguyên giá: trong bảng cân đối kế toán phản ánh
3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: việc ghi nhận doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực
kế toán số 14 “doanh thu và thu nhập khác”. Doanh thu bán hàng được xác
định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo
nguyên tắc kế toán dồn tích.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu: công nợ 20 ngày, chốt công nợ
vào cuối tháng. Theo dõi chi tiết nợ phải thu cho từng đối tượng, thường
xuyên kiểm tra, đối chiếu đôn đốc thu hồi nợ.
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến kế toán
tiền lương, các khoản trích theo lương.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ trả lương và các khoản trích theo lương
của cán bộ, công nhân, theo dõi các chế độ, chính sách hiện hành về tiền
lương và các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ của công nhân viên.
Sau đó hạch toán vào các sổ có liên quan
Kế toán tổng hợp: Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí. Sử
dụng phương pháp tập hợp chi phí theo từng khoản mục cho từng sản phẩm
để hạch toán chi phí sản xuất chính xác. Xác định sản lượng và chi phí sản
phẩm dở dang, lập báo cáo giá thành đúng kỳ hạn, đúng chế độ.
Tập hợp kết quả hạch toán của từng phần hành kế toán và kiểm tra việc
thực hiện các định mức chi phí cho từng đối tượng sản phẩm.
Lập báo cáo và phân tích tình hình sử dụng chi phí so sánh với dự toán
đưa ra những đánh giá phục vụ cho việc đề ra kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý
và tiết kiệm.

19


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TổNG CÔNG TY ĐẦU TƯ

NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.
2.1. KẾ TOÁN LƯƠNG TẠI TổNG CÔNG TY ĐẦU TƯ NƯỚC VÀ
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công: Mẫu 01a – LĐTL.
Bảng chấm công làm thêm giờ: Mẫu 01b - LĐTL.
Bảng thanh toán lương: Mẫu 02 – LĐTL.

20


Bảng thanh toán tiền thưởng: Mẫu 03 - LĐTL.
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mẫu 06 - LĐTL.
Hợp đồng giao khoán: Mẫu 08 - L ĐTL.
Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán: Mẫu 09 - LĐTL.
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: Mẫu 10 - LĐTL.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Mẫu 11 - LĐTL.
* Các chứng từ hạch toán ban đầu:
Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Tổng
Công ty được thực hiện dựa vào một số loại chứng từ sau:
- Bảng chấm công: Dùng để theo dõi thời gian làm việc của công nhân
viên Công ty. Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng tổ, bộ phận các
phòng ban. Tổ trưởng hoặc phụ trách các phòng ban có nhiệm vụ theo dõi, ghi
chép và gửi lên bộ phận kế toán để tiến hành tính toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của người lao động.
- Nguyên tắc bảng chấm công: Mỗi ngày đi làm bình thường tính một
công chấm, học, họp, tính một công chấm. Bảng chấm công được treo nơi làm
việc để mọi người tiện theo dõi. Bảng chấm công phải được sự xem xét, ký
duyệt của trưởng các bộ phận và của Giám đốc. (Mẫu 1.2)
- Bảng thanh toán tiền lương: Được bộ phận kế toán lập để thanh toán

tiền lương cho công nhân viên Công ty. Bảng thanh toán tiền lương này được
lập cho từng bộ phận và dựa trên bảng chấm công của từng bộ phận đó được
Giám đốc và trưởng bộ phận ký duyệt. Ngoài ra cũn được dựa vào hợp đồng
lao động và một số giấy tờ khác liên quan đến các khoản phụ cấp, BHXH,
BHYT, BHTN…
Bảng thanh toán tiền lương sau khi được lập và tính toán xong được
chuyển tới Giám đốc và kế toán trưởng xem xét ký duyệt sẽ được chuyển tới
thủ quỹ để làm căn cứ thanh toán lương cho người lao động. (Mẫu 2.1)
- Bảng phân bổ tiền lương: Từ bảng thanh toán tiền lương của phân
xưởng, bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp ta có bảng phân bổ tiền

21


lương và BHXH. Bảng phân bổ tiền lương là căn cứ để trả lương cho cán bộ
công nhân viên toàn doanh nghiệp, là cơ sở để lập sổ cái TK 334, TK 338.
(Mẫu 2.6)
* Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán tiền lương và các khoản
trích theo lương.

22


Sơ đồ 2.1.
Giấy báo công
Giấy nghỉ ốm,
học, phộp

Bảng chấm
công


Chứng từ kết quả
lao động

Bảng thanh toán lương tổ sản
xuất, tổ quản lý
Bảng thanh toán
tiền lương các
phòng ban

Bảng thanh toán lương phân
xưởng

Bảng thanh toán lương toàn
doanh nghiệp

Bảng phân bổ tiền lương

Sổ nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Sổ cái TK 334, TK 338

2.1.1.1. Đối với hình thức trả lương theo thời gian
* Bảng thanh toán lương: Mẫu 02 – LĐTL.

23



Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán làm bảng thanh toán lương
Biểu 2.1. Bảng thanh toán lương phòng tài chính
Đơn vị: Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và môi
trường Việt Nam

Mẫu số: 02 - LĐTL

Bộ phận: Phòng tài chính

(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Bảng Thanh Toán Lương
Tháng 12/2013
Lương thời gian
ST
T

Họ và tên

HS
L

1

Nguyễn Xuân Niên

4.5

22


SC =
LTT*HSL
*SC/26
2.779.600

2

Trịnh Thị Nhung

3.7

24

2.493.200

3

Thiều Hơ Lan

3.5

26

2.555.000

4

Dương Thị Nhung


3.5

25

2.456.700

5

Nguyễn Duy Mạnh

3.4

26

2.482.000

123

12.766.500

SC

Cộng

Lương học phép

Phụ cấp

4


SC =
LTT*HSL
*SC/26
505.400

TN=
LTT*HS
PC
292.000

2

207.800

SC

1

7

Tiền ăn=
15.000*SC

Tổng tiền
lương =
lương + phụ
cấp

Cỏc khoản khấu trừ
BHXH 7%


BHYT 1.5%

BHTN 1%

Tổng

Thực lĩnh

330.000

3.907.000

197.100

49.275

32.850

279.225

3.627.775

219.000

360.000

3.280.000

162.060


40.515

27.010

229.585

3.050.415

0

0

390.000

2.945.000

153.300

38.325

25.550

217.175

2.727.825

98.300

0


375.000

2.930.000

153.300

38.325

25.550

217.175

2.712.825

0

0

390.000

2.872.000

148.920

37.230

24.820

210.970


2.661.030

811.500

511.000

1.845.000

15.934.000

814.680

203.670

135.780

1.154.130

14.779.870

Tổng số tiền (viết bằng chữ) : Mười bốn triệu bảy trăm bảy mươi chín nghìn tám trăm bảy mươi đồng.
Ngày 30 tháng 12 năm 2013
Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kề toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên)

24


2.1.1.2 .Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm
* Chứng từ sử dụng: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
* Ví dụ: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của phân
xưởng số I có mẫu như biểu 2.5.
Hàng ngày quản đốc theo dõi và xác nhận số sản phẩm của công nhân
làm ra, cuối tháng tổ nghiệm thu lập phiếu xác định sản phẩm và công việc
hoàn thành.
Biểu 2.2. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Mẫu số: 05-LĐTL

Tổng Tổng Công ty đầu tư nước và

Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ/BTC

môi trường Việt Nam

ngày 20-03-2006 của Bộ Tài chính

PHIẾU XÁC NHẬN
Sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Tháng 12 năm 2013
Tên phân xưởng: Phân xưởng I
Đơn vị tính: đồng
Số


Loại sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền Ghi chú
TT
1 Nước đặc
Viên 14.250
1.000
14.250.000
2 Nước lỗ
Viên 13.000
1.000
13.000.000
Cộng
27.250
27.250.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi bảy triệu hai trăm lăm mươi nghìn đồng.
Người giao việc

Người nhận việc

Người kiểm tra chất lượng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)


(Ký, họ tên)

Căn cứ vào phiếu xác định sản phẩm hoặc công việc hoàn thành kế toán lập
bảng thanh toán lương có mẫu như biểu số 2.6

25


×