Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (635)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.49 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TSCĐ
BHXH
BHYT
KPCĐ
GTGT

Tài sản cố định
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Giá trị gia tăng

CPSX

Chi phí sản xuất

CCDC

Công cụ dụng cụ

DV

Dịch vụ

SXKD DD



Sản xuất kinh doanh dở dang

VC

Vận chuyển

KC

Kết chuyển

NVL

Nguyên vật liệu

CPSXC
CPNVLTT
CPNCTT
TK


Chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản
Quyết định

BTC

Bộ tài chính


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp



Nghị định

CP

Chính phủ

CTGS

Chứng từ ghi sổ

ĐKCTGS

Đăng ký chứng từ ghi sổ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

XDCB

Xây dựng cơ bản

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp rất gay gắt. Trong tình hình đó, nhiều tổ chức đã phải tuyên bố phá sản

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

và bị loại ra khỏi thị trường, nhưng bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp đã trở lên
lớn mạnh và khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và ngày
càng phát triển. Để tạo được lợi thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn
phải chạy đua với nhau về giá cả của sản phẩm và dich vụ chăm sóc khách
hàng. Các doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để sản phẩm của mình cung
cấp tới khách hàng với chất lượng cao nhất và giá cả cạnh tranh nhất. Chính
vì lẽ đó mà chi phí giá thành sản phẩm luôn là bài toán thách thức các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư.
Chúng ta đều biết rằng hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào cũng gắn
liền với thị trường, phải nắm bắt được thị trường để giải quyết vấn đề then
chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Quá trình sản
xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ của ba yếu tố: Tư liệu lao động,
đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm mà doanh nghiệp
mong muốn.
Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu
tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết tổ chức

bộ máy quản lí một cách hợp lí và hiệu quả, biết khai thác những tiềm năng
sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt được lời như mong
muốn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nam Khánh em đã nhận
thức được vai trò quan trọng của công tác tổ chức hạch toán kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính thành sản phẩm . Công tác tổ chức hạch toán kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một cộng cụ hữu hiệu của nhà
quản trị, thông qua các báo cáo nhà quản trị sẽ căn cứ để đưa ra những quyết
định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập tại trường Đại học KTQD, được sự tận tình giúp
đỡ của giảng viên TS.Trần Thị Nam Thanh, và thời gian tìm hiểu thực tế

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Nam Khánh, em xin
được trình bày chuyên đề “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nam Khánh “.
Chuyên đề kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm tại
Công ty TNHH Nam Khánh được chia làm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm chung của Công ty TNHH Nam Khánh ảnh hưởng
tới kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Nam Khánh.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện về tổ chức hạch toán kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nam Khánh.
Qua đây em xin được chân thành cảm ơn cô giáo TS.Trần Thị Nam
Thanh, cùng các anh chị, cán bộ phòng kế toán và các phòng ban khác trong
Công ty TNHH Nam Khánh đã giúp em hoàn thành chuyên đề “ Kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nam Khánh “
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH
NAM KHÁNH ẢNH HƯỞNG TỚI KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Nam Khánh
Công ty TNHH Nam Khánh là Công ty TNHH do 3 sáng lập viên đó là:
1.Nguyễn Hoài Nam
2.Nguyễn Cao Cường
3. Đinh Tiến Lân
Công ty TNHH Nam Khánh được thành lập căn cứ vào luật doanh

nghiệp số 13/1999 QH 10 được Quốc hội nước Công Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
doanh nghiệp, do Nguyễn Hoài Nam làm Giám đốc
- Theo điều lệ soạn thảo và thông qua Công ty ngày 18/10/2003
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102012257 do Sở kế hoạch
và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 09/11/2003.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế số 0101480151 do Cục thuế Hà
Nội cấp ngày 06/01/2004
Hiện nay, Công ty đã ổn định về mặt nhân sự có đội ngũ nhân viên gọn
nhẹ. Sau 6 năm hoạt động Công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình
trên thị trường nông sản, thực phẩm, đặc biệt độ bao phủ và mở rộng trên thị
trường Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn không ngừng phát triển thêm các thị
trường ngoại tỉnh từ miền Trung trở ra.
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Nam Khánh
1.2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH Nam Khánh là một Công ty kinh doanh trong lĩnh vực
sản xuất và cung cấp các sản phẩm nguyên liệu, thực phẩm để làm bánh. Sản
SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

phẩm Công ty sản xuất và cung cấp được chế biến từ các nông sản thực phẩm

có nguồn gốc từ thực phẩm như: Dầu thực vật, đường, bột mỳ các loại, bột
trộn làm bánh các loại, mứt Seri, mứt hoa quả các loại để trang trí trên bánh
Gato, kẹo Chocolate.
1.2.2 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty TNHH Nam Khánh
Công ty TNHH Nam Khánh kinh doanh trong kĩnh vực cung cấp nguyên
liệu, vật liệu cho ngành thực phẩm. Với đặc điểm ngành hàng kinh doanh như
vậy, Công ty TNHH Nam Khánh đã áp dụng hê thống HACCP vào trong quá
trình công nghệ của mình nhằm cung cấp cho thị trường những mặt hàng tốt
nhất, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm.
Sản phẩm của Công ty TNHH Nam Khánh được sản xuất theo kiểu chế
biến, phối trộn theo công thức có sẵn. Loại hình sản xuất hàng loại với khối
lượng lón, đặc điểm sản xuất là theo đơn đặt hàng.
Các sản phẩm được mã hoá kí hiệu để thuận tiện cho việc theo dõi và
quản lí.
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên sản phẩm
Bột bánh bao
Bột bánh qui
Bột bánh bông lan Maxy
Bột bánh bông lan hoa quả
Bột bánh kem xốp
Bột bánh Gato

Bột bánh Chocolate

Kí hiệu mã hoá
BB
BQ
BLM
BLQ
BKX
BG
BC

1.2.3 Đặc điểm quy mô hoạt động của Công ty TNHH Nam Khánh
Công ty TNH Nam Khánh Với diện tích 2000m2 nằm ở phía Tây giáp
với khu vực nội thành Hà Nội
- Kết cấu nhà xưởng diện tích 1000m2 với kèo thép, cột bê tông, mái tôn
có bông cách nhiệt, mái phân cấp, có hệ thống chiếu sáng.
- Kết cấu nhà kho thành phẩm với diện tích 700m2 và văn phòng 300m2

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

đều được sản xuất và thiết kế sao cho thuận tiện nhất cho quá trình sản xuất

và chuyển giao với khách hàng.
Mạng lưới cơ sở vật chất của Công ty được trang bị thiết bị máy móc đầy
đủ với các loại: Máy trộn, máy xấym máy sàng, máy đầu bao, … và các lọai
máy phục vụ văn phòng như: Điện thoại, fax, máy in, máy tính giúp cho việc
liên lạc trong nội bộ và bên ngoài một cách nhanh chóng và thuận tiện.
1.2.4 Đặc điểm lực lượng lao động của Công ty TNHH Nam Khánh
Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất lực lượng lao động của Công ty
cũng mang những nét đặc thù riêng. Tính đến tháng 10 năm 2009, tổng số
nhân viên của Công ty là 60 người. trong đó, Trung cấp 5 người, Cao đẳng 8
người, Đại học 10 người, còn lại 37 người bao gồm công nhân sản xuất, lao
công, bảo vệ, nhà ăn. Đội ngũ công nhân viên đa phần ở độ tuổi rất trẻ từ 23
tuổi đến 30 tuổi. Với đội ngũ lao động trẻ, đầy nhiệt huyết, hăng hái trong
công việc, tích cực làm thêm tăng năng suất lao động. Họat động của Công ty
bao gồm cả sản xuất nên con người là yếu tố quyết định
Bảng 1-1
Lao động và thu nhập bình quân lao động năm (2006-2008)
Tổng số lao động qua các Thu nhập
Chỉ tiêu năm (người)
người/tháng
STT
Năm

Số
người

Chênh lệch
+/-

%


1

2006

40

-

-

2

2007

52

12

30

3

2008

60

8

15,39


bình

quân

Thu nhập Chênh lệch
(VNĐ)
+/%
1.500.00
0
2.000.00
0
2.500.00
0

-

-

500.000 38,46
500.000 38,14

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Qua bảng 1-1 Ta thấy số lao động của Công ty tăng qua các năm và thu

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

6



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

nhập bình quân đầu người hàng tháng cũng tăng. Điều này khẳng định Công
ty đang được mở rộng và phát triển. Lao động của Công ty năm 2007 so với
năm 2006 tăng lên 12 người tương ứng với tốc độ tăng 30%. Năm 2008 so với
năm 2007 tăng lên 8 người tương ứng với tốc độ tăng là 15,39%. Do Công ty
thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên, khuyến
khích anh chị em nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc của Công ty trong
quá trình xây dựng và phát triển. Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ tiền
lương, tiền thưởng, phụ cấp, chế độ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Công nhân chủ yêu là công nhân sản xuất có trình độ đào tạo từ dạy nghề và
Trung cấp nên thu nhập cũng tương đối cao. Các nhân viên đều tham gia ký
kết hợp đồng lao động và đều được nghỉ làm vào các ngày lễ, ngày tết.
Nhờ vào sự quyết tâm làm việc, trung thành của công nhân viên nên Công
ty đã nhanh chóng thoát khỏi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Chính vì
vậy, Công ty dự kiến nâng tổng số lao động lên 80 người trong năm 2010.
1.2.5 Khái quát về tài sản, nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn trong
kinh doanh của Công ty TNHH Nam Khánh
Với số vốn điều lệ thành lập Công ty là 3.000.000.000 VNĐ. Hiện nay,
nguồn vốn của Công ty đã tăng lên chủ yếu là do tăng TSCĐ và nguồn vốn
CSH. Tình hình tài sản và nguồn vốn được thể hiện ở bảng 1-2

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

7



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Bảng 1-2
Bảng tài sản và nguồn vốn năm (2006-2008)
Đơn vị tính: VNĐ

Chênh lệch
2007/2006
+/%
1
2
3
4
5=3-2
6=5/2
1.Tài sản lưu động 2820000000 3167000000 3620000000 347000000 12,30
2.Tài sản cố định
513800000
4920000000
5735000000 218000000 4,43
0
3.Tổng tài sản
830500000
7740000000
9361000000 565000000 7,30
0

4.Nợ phải trả
173500000
1987000000 2563000000 252000000 14,52
0
5.Nguồn vốn CSH 600500000
6318000000 6798000000 313000000 5,21
0
6.Tổng nguồn vốn
830500000
7740000000
9361000000 565000000 7,30
0
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
SV: Trần Thị Hạnh
Lớp: Kế toán - K9
8
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch
2008/2007
+/%
7=4-3
8=7/3
495000000

14,49
597000000

11,62

1056000000

12,72

576000000

28,99

480000000

7,60

1056000000

12,72


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh


9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Qua bảng 1-2 ta thấy nguồn vốn CSH tăng trong các năm và tăng mạnh
trong năm 2008, Năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 313.000.000 đồng, tương
ứng với tốc độ tăng là 5,21%, năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 480.000.000
đồng, tương ứng với tốc độ tăng 7,60%. Nguồn cốn CSH tăng lên là do CSH đã
vay thêm vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng để có thêm vốn duy trì và mở
rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị nên TSCĐ năm 2008 tăng lên
so với năm 2007 là 5790.000.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng 11,62%. Nợ
phải trả của Công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 252.000.000 đồng
tương ứng với tốc độ tăng 14,52% và năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là
576.000.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng 28,99%. Nợ phải trả của Công ty
khá cao đây là vấn đề có thể gây trở ngại về tài chính cho Công ty.
Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra một cách liên tục
Công ty vẫn luôn đảm bảo nghĩa vụ đối với các khoản vay và nghĩa vụ đối với
Nhà nước. Các khoản thu, chi của Công ty đều được ghi chép bằng sổ sách cụ
thể, Các khoản thu từ bán hàng hàng tháng đều được kế toán công nợ có trách
nhiệm tổng hợp từng khách hàng và cho vào qũy tiền mặt, còn các khoản chi
phục vụ bán hàng và sản xuất của Công ty đều được thông qua bộ phận kế
toán và chuyển lên giám đốc ký duyệt. Do vậy, tất cả vác khoản chi về tài
chính của Công ty đều được đảm bảo tính chính xác, minh bạch.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nam
Khánh.
Mô hình cơ cấu tổ chức khái quát bằng sơ đồ 1-2


SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Sơ đồ 1-2
Sơ đồ bộ máy quản lý
Giám đốc

Phòng kinh
doanh

Bộ
phân kế
hoạch

Bộ phận
nghiên
cứu thị
trường

Phòng vật tư


Kế
hoạch

Mua
hàng

Phòng kỹ
thuật sản xuất

Sản
xuất
bánh

Đội HACCP

Sản
xuất
bột trộn
sẵn

Hành
chính
và thủ
quỹ

Phòng kế toán

Kế toán
tổng
hợp


Kế toán
chi phí

Bộ máy tổ chức quản lý theo chế độ một thủ trưởng, người đứng đầu
Công ty là Giám đốc, giúp việc tham mưu cho Giám đốc là các phòng ban
chức năng, đó là:
- Phòng kinh doanh
- Phòng vật tư
- Phòng kỹ thuật sản xuất
- Đội HACCP
- Phòng kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm tổ chức bộ máy và giám sát.
- Phòng kế toán:
SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

+ Phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn
bộ quá trình kinh doanh của Công ty
+ Lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị kịp thời cho Ban lãnh
đạo Công ty

+ Đưa ra các số liệu, thông tin đáng tin cậy và tham mưa cho Giám đốc
Công ty nắm bắt được tình hình hoạt động kinh tế tài chính của Công ty.
- Phòng kinh doanh:
+ Nghiên cứu tình hình thị trường, mở rộng thị trường nắm bắt nhu cầu
và ý kiến phản hồi của khách hàng
+ Đưa ra những chính sách phù hợp các sản phẩm của Công ty trong
những thời điểm cụ thể
+ Lập báo cáo và lên kế hoạch sản xuất kinh doanh chi tiết cho từng tháng
- Phòng kỹ thuật sản xuất:
+ Tiếp nhận kế hoạch sản xuất và tiến hành sản xuất kịp thời đáp ứng
nhu cầu của khách hàng
+ Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình
sản xuất
+ Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ và phương tiện chế biến luôn ở trong
tình trạng hoạt động tốt và vệ sinh sạch sẽ
- Phòng vật tư:
+ Nhận kế hoạch sản xuất kinh doanh để lên kế hoạch vật tư phục vụ sản xuất
+ Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín và chất lượng
- Đội HACCP: ( Đội giám sát, kiểm tra hệ thống chất lượng )
+ Xây dựng kế hoạch HACCP ( kế hoạch quản lý chất lượng sản phẩm)
+ Xác định tiến độ và đảm bảo dự án HACCP liên tục tiến triển và duy
trì được giá trị
+ Giữ vai trò chủ trốt trong đào tạo và thực hiện HACCP

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

12



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

+ Thẩm tra sửa đổi kế hoạch HACCP
+ Xem xét, báo cáo tiến độ thường xuyên lên Giám đốc Công ty.
1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Nam Khánh
1.4.1 Mô hình tổ chức kế toán của Công ty TNHH Nam Khánh
- Công ty TNHH Nam Khánh tổ chức bộ máy theo mô hình tập trung.
Mọi nghiệp vụ kế toán, chứng từ phát sinh đều được phòng kế toán tại Công
ty xử lý và ghi sổ. Dưới các phân xưởng sản xuất, Công ty không tổ chức bộ
máy kế toán riêng mà bố trí các tổ trưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, ghi chép
chứng từ, số liệu phát sinh. Sau đó chứng từ kế toán đựoc chuyển về phòng kế
toán để xử lý và tiến hành hạch toán.
- Năng lực và trình độ nhân viên: Phòng kế toán của Công ty TNHH
Nam Khánh hiện đang có 4 nhân viên, trong số đó có 3 người tốt nghiệp Đại
học và Cao đẳng, 1 người tốt nghiệp Trung cấp. Nhân viên phòng kế toán đều
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Ngoài ra, Công ty còn tổ
chức các khoá học, đào tạo nghiệp vụ hàng năm nhằm trang bị kiến thức và
chủ trương chính sách của Nhà nước
- Mô hình bộ máy kế toán của Công ty TNHH Nam Khánh được thể hiện
qua sơ đồ 2-1

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

13



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Sơ đồ 2-1
Sơ đồ bộ máy kế toán

Kế toán
trưởng

Kế

Kế

Kế

Kế

Kế

Thủ

toán

toán

toán

toán


toán

quỹ

tổng

thanh

TSCĐ

kho

vốn

hợp

toán

, tiền

bằng

lương

tiền

- Chức năng nhiệm vụ của từng người:
+ Kế toán trưởng Công ty:
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đảm bảo phù hợp với việc tổ chức

sản xuất và đáp ứng yêu cầu quản lý của Giám đốc
Tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán có liên quan, lập các báo cáo
theo quyết định của chế độ kế toán và yêu cầu quản lý của Giám đốc
Kiểm tra các báo cáo, các kế hoạch tài chính của nhân viên cấp dưới
thực hiện định kỳ theo quyết định và bất thường khi có yêu cầu của Giám đốc.
+ Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu, theo dõi tình hình
nhập, xuất, tồn hàng hoá, phân bổ giá trị công cụ - dụng cụ vào chi phí, tính
khấu hao TSCĐ vào hệ thống phần mền kế toán. Hàng tháng, kế toán tổng
hợp cũng phải lập tờ khai thuế GTGT để nộp cho cơ quan quản lý thuế. Kế
toán tổng hợp cũng có trách nhiệm tổng hợp và lên sổ sách kế toán, xác định

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

các khoản phải nộp liên quan đến tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
của Công ty với Nhà nước.
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản phải trả nhà cung cấp và các
khoản phải thu của khách hàng, liên hệ khách hàng để chối công nợ, đòi nợ
đến hạn. Đồng thời, hàng ngày lập báo cáo công nợ khách hàng cho kế toán
tổng hợp.
+ Kế toán TSCĐ và tiền lương: Là người có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp
chính xác các số lượng, giá trị TSCĐ hiện có. Tình hình tăng, giảm và hiện

trạng TSCĐ trong toàn Công ty. Đồng thời tính toán và phân bổ chính xác mức
khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, theo dõi lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ
Ngoài ra, kế toán còn có trách nhiệm lập bảng tính lương, theo dõi các
khoản liên quan đến lương, phụ cấp, BHXH và BHYT của cán bộ nhân viên
trong Công ty.
+ Kế toán kho: Quản lý số liệu về số lương và giá trị của các hàng hoá
trong kho và theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn và báo cáo với kế toán trường
Công ty theo định kỳ.
+ Kế toán vốn bằng tiền: Có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, trên cơ sở đó hàng
ngày báo cáo số dư tiền mặt tại quỹ, tiền gửi và lập kế hoạch vay, trả nợ Ngân
hàng cũng như nhà cung cấp.
+ Thủ quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt tại Công ty, thường xuyên đối chiếu
tiền mặt thực tế so với sổ sách của kế toán quỹ để phát hiện kịp thời các sai
sót trong công tác quản lý và sử dụng tiền mặt.
Với một mô hình tổ chức bộ máy kế toán khá linh hoạt, phòn tài chính kế toán của Công ty đã đáp ứng hiệu quả các yêu cầu đặt ra, tạo được uy tín
với nội bộ Công ty nói riêng và các cơ quan quản lý chức năng, các đối tác
làm ăn nói chung.

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh


1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nam Khánh
1.4.2.1 Chính sách chế độ kế toán Công ty áp dụng:
- Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được quy
định các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận là vấn đề quan
trọng nhằm xác định chính sách về kế toán của Công ty. Chính sách về kế
toán doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung trên cơ sở vận dụng một
cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình như vận dụng hệ thống tài khoản
kế toán thống nhất. Mặt khác, nó đề ra những phương pháp cụ thể mà kế toán
phải thực hiện một cách nhất quán trong quá trình cung cấp thông tin.
- Để phù hợp với công tác quản trị kinh doanh Công ty đã thực hiện chế
độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006
của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Những quy định khác về kế toán không quy định trong quyết định này được
thực hiện theo Luật kế toán và Nghị định số 129/2004 NĐ – CP ngày 31 tháng
05 năm 2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật kế toán trong hoạt đông kinh doanh.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12
hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán là: Đồng Việt Nam ( VNĐ )
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức chứng từ ghi sổ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thương xuyên
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- Hệ thống chứng từ kế toán trong Công ty TNHH Nam Khánh được tổ
chức theo quy định của chế độ kế toán hiện hành gồm 5 chỉ tiêu, đó là:

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9


16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

1.4.2.2 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán
* Chứng từ về tiền lương bao gồm:
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán lương
+ Phiếu xác nhận làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán làm thêm giờ
* Chứng từ về hàng tồn kho bao gồm:
+ Phiếu xuất kho
+Phiếu nhập kho
+ Bảng kê mua hàng
+ Bảng kiểm kê công cụ - dụng cụ, nguyên liệu vật liệ.
* Chứng từ về bán hàng bao gồm:
+ Hoá đơn bán hàng
+ Bảng thanh toán với người bán
* Chứng từ về tiền và các khoản tương đưong tiền bao gồm:
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy thanh toán tạm ứng
+ Bảng kê chi tiền
* Chứng từ TSCĐ bao gồm:
+ Hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

+ Phiếu báo tăng, giảm TSCĐ.
* Ngoài ra, còn có 2 loại chứng từ bắt buộc đó là: Hoá đơn thuế GTGT
và bảng kê hàng hoá mua vào không có hoá đơn.
Chứng từ kế toán được lập đầy đủ số liên theo quy định. Việc ghi chép

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

chứng từ rõ ràng, đầy đủ, trung thực các yếu tố, gạch bỏ phần để trống, không
được tẩy xoá, sửa chữa chứng từ. Trường hợp viết sai được hủy bỏ không xé
rời ra khỏi cuống.
1.4.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ Tài Khoản kế toán
* Hệ thống Tài Khoản ( TK ) kế toán Công ty TNHH Nam Khánh sử dụng
Hệ thống TK kế toán Công ty sử dụng tương đối đơn giản và đúng chế
độ hiện hành chủ yếu là các TK cấp 1 và một số ít TK cấp 2 trích phụ lục
(trang 60; 61)
1.4.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán
- Hình thức kế toán áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện
bằng sơ đồ 2-2

SV: Trần Thị Hạnh


Lớp: Kế toán - K9

18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Sơ đồ 2-2
Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Nam Khánh
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Sổ kế toán chi
tiết

Chứng từ ghi
sổ

sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng tổng hợp

chi tiết

Bảng phát sinh
cân đối số phát
sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Để đáp ứng yêu cầu hình thức chứng từ ghi sổ, Công ty đã xử dụng các
loại sổ:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng
cân đối số phát sinh.

- Sổ cái:
+ Là sổ TK cấp 1, sổ cái được đóng thành quyển và được đánh số trang
trong sổ cái và đăng ký theo quy định.
+ Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo TK kế toán được quy định trong
hệ thống TK kế toán được áp dụng cho Công ty.
+ Mỗi TK được mở 1 hoặc 1 số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép
trong một liên độ kế toán.
- Sổ kế toán chi tiết:Cũng được ghi chép cho tất cả các TK cấp 1, cấp 2
cần theo dõi chi tiết theo từng đối tượng như: Sổ kế toán chi tiết phải thu của
khách hàng, sổ kế toán chi tiết phải trả cho người bán, sổ chi tiết bán hàng
theo mặt hàng.
- Sổ quỹ: Mở riêng cho TK 111: Tiền mặt, TK 112: Tiền gửi Ngân hàng,
dùng để theo dõi thu – chi, tồn quỹ tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại Ngân hàng.
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các bảng tổng hợp, các mẫu biểu khác
theo quy định.
1.4.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính được lập theo mẫu biểu của Quyết định số 48/2006/QĐ–
BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán

: Mẫu số B01 – DNN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

20



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

: Mẫu sỗ B03 – DNN

- Thuyết minh báo cáo tài chính

: Mẫu số B09 – DNN

Các mẫu biểu báo cáo đều do kế toán tổng hợp lập vào cuối niên độ kế toán
(cuối năm tài chính) thông qua Kế toán trưởng và Giám đốc xem xét, kí duyệt.
Báo cáo tài chính hàng năm được công bố công khai với toàn bộ công
nhân viên trong Công ty và các cơ quan có thẩm quyền liên quan như: Cơ
quan thuế, ngân hàng,…

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
NAM KHÁNH
2.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành
phẩm tại Công ty TNHH Nam Khánh
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Nam Khánh
* Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Nam Khánh
Công ty TNHH Nam Khánh phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): CPNVLTT tại Công ty
TNHH Nam Khánh là toàn bộ các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ sử
dụng để sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu bao gồm: Bột mì, bột Maxi, túi
nilon mỏng, bao bì dung để sản xuất và đóng gói sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Là những chi phí trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm lương thừoi gian, lương sản phẩm,
tiền ăn trưa và các khoản trích theo lương ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê,
kinh phí công đoàn ).
- Chi phí sản xuất chung (CPSXC) bao gồm 6 yếu tố: Chi phí nhân viên
phân xưởng, chi phí vật liệu – dụng cụ sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài;
chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác.
Công ty TNHH Nam Khánh sử dụng cách phân loại này có tác dụng
quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản
phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, là cơ sở để lập định
mức CPSX và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.
* Đối tượng kế toán tập hợp chi phi sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất của Công ty TNHH Nam Khánh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm.
* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất: Công ty TNHH Nam Khánh
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng các tài khoản sau:

SV: Trần Thị Hạnh


Lớp: Kế toán - K9

22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

- Tài khoản sử dụng: TK 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) được mở
chi tiết theo từng khoản mục chi phí và theo dõi riêng theo từng loại sản phẩm.
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK154.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK154.2: Chi phí nhân công trực tiếp
TK154.3: Chi phí sản xuất chung.
2.1.2 Yêu cầu quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm
tại Công ty TNHH Nam Khánh
- Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm phải đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của Công ty. Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tính toán được chi phí
chuẩn xác. Phòng tổ chức sản xuất phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên
vật liệu một cách chính xác và đảm bảo tiết kiệm được chi phí, và đây cũng là
xăn cứ để quản lý chi phí trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm.
- Yêu cầu quản lý chi phí phải chặt chẽ, các khoản chi phí phát sinh, các
khoản chi phí vượt quá định mức phải có chứng từ đi kèm đã được kiểm tra,
đảm bảo hợp lí, hợp lệ mới được Công ty chấp nhận.
- Thông tin chi phí giá thành phải đảm bảo chính xác và kịp thời bởi nó có
ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp trên cơ sở đó, người quản lý
mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý.

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Nam
Khánh
Sản phẩm của Công ty TNHH Nam Khánh được sản xuất theo kiểu chế
biến, phối trộn theo một công thức có sẵn. Loại hình sản xuất hàng loạt với
khối lượng lớn, đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng, do vậy hoạch toán kế
toán sản tập hợp chi phí và tính giá thành được xác định cho từng loại bột trộn
làm bánh.

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

23


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, vì vậy trong bài viết này em chỉ
xin nêu đến vấn đề tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm bột trộn
Bông Lan Maxy( Maxy Sponge Cake).
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Phương pháp tập hợp: Tập hợp chi phí vật liệu phát sinh cho từng loại
bột trộn làm bánh.
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT ( hóa đơn bán hàng ), phiếu xuất
kho, biên bản giao nhận vật tư, hợp đồng mua bán, giấy đề nghị tạm ứng,
phiếu chi,…
- Tài khoản sử dụng: Để tập chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử
dụng TK 154.1(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), được theo dõi riêng cho

từng loại sản phẩm ( từng loại bột trộn ).
-Trình tự ghi sổ: Định kì (10 ngày một lần) Kế toán căn cứ vào hóa đơn,
chứng từ kế toán vào sổ đăng kí chứng từ, sổ chi tiết TK 154, từ đó cuối tháng
vào sổ cái TK 154. Trình tự ghi sổ được cụ thể như sau.
Trong tháng 10 năm 2009, Công ty TNHH Nam Khánh có lệnh sản xuất
39200 Kg bột bánh Bông Lan Maxy.

SV: Trần Thị Hạnh

Lớp: Kế toán - K9

24


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

Biểu số 2-1
Bảng tính định mức sản xuất năm 2009
 Bột trộn có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng
Bột bánh Bông Lan Maxy (Maxy Sponge Cake): 01kg
STT
1
2
3
4
5

Tên vật liệu

Bột mỳ SPB
Bột maxy
Đường
Túi nilon mỏng
Bao bì ( nilon dày )

Mức tiêu hao
0,470 kg
0,200 kg
0,330 kg
25 kg / 01 bao
25 kg / 01 bao

Ghi chú

Đối với những chi phí nguyên vật liệu xuất dùng được công ty tính theo
đơn giá bình quân kỳ trước và sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Cuối tháng 09 năm 2009 có:
+ Đơn giá thực tế của các mặt hàng nguyên liệu vật liệu sau:
- Bột mì SPB:

12.888đ/ kg

- Bột đậm đặc Maxy:

85.000đ/ kg

- Đường:

11.181đ/ kg


- Túi nilon mỏng:

818đ/ kg

- Bao bì ( túi nilon dày): 4.000đ/ kg
- Chỉ máy bao:

SV: Trần Thị Hạnh

240.000đ/ kg

Lớp: Kế toán - K9

25


×