Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (749)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.89 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KINH TẾ, LUẬT

ISO 9001:2008

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHÔM VIỆT PHÁP

Người hướng dẫn:
TS. LÊ THỊ THANH HƯƠNG

Sinh viên thực hiện:
ĐẶNG TIẾN TÙNG ANH
MSSV:DA1911143
Lớp: DA11KT01B
Khóa: 2011 - 2015
Trà vinh – Năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và rèn luyện kiến thức cơ bản lẫn chuyên môn tại Trường Đại
học Trà Vinh chúng em đã được quý Thầy Cô và các Anh Chị tại phòng kế toán công ty
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập của chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô ở Khoa kế toán, những người đã trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy em
trong suốt thời gian theo học tại trường.
Con cảm ơn Ba Mẹ đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần trong suốt thời


gian đi học của con.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô chú cán bộ văn phòng, các chú, anh chị
ở phòng kế toán, những người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong những ngày
thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm quý Thầy Cô Trường Đại học Trà Vinh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian
thực hiện bài báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô TS. Lê
Thị Thanh Hương đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo.
Ngày …… tháng ………. năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đặng Tiến Tùng Anh

i


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Tiến Tùng Anh
MSSV: DA1911143
Lớp: DA11KT01B
Khoa: Kinh tế, Luật
Thời gian thực tập: Từ ngày: 05/01/2015
Đến ngày: 06/02/2015
Đơn vị thực tập: Công ty CP nhôm Việt Pháp
Địa chỉ: Đường CN7 Cụm công nghiệp Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại:
Fax: ..........................................................................
Email:
Website: Ghi chú:
- Đánh giá bằng cách đánh dấu ( ) vào cột xếp loại các nội dung đánh giá trong bảng

sau:
Xếp loại
Nội dung đánh giá
Tốt Khá T.Bình Kém
I. Tinh thần kỷ luật, thái độ
1. Thực hiện nội quy cơ quan
2. Chấp hành giờ giấc làm việc
3. Trang phục
4. Thái độ giao tiếp với cán bộ công nhân viên
5. Ý thức bảo vệ của công
6. Tích cực trong công việc
7. Đạo đức nghề nghiệp
8. Tinh thần học hỏi trong công việc
II. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
1. Đáp ứng yêu cầu công việc
2. Nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
3. Kỹ năng tin học
4. Kỹ năng sử dụng thiết bị tại nơi làm việc (máy fax, photocopy,
máy in, máy vi tính…)
5. Xử lý tình huống phát sinh
6. Có ý kiến, đề xuất, năng động, sáng tạo trong công việc
Kết luận: ..............................................................................................................................
….........., ngày …... tháng …… năm 2015
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

ii



NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Tiến Tùng Anh
MSSV: DA1911143
Lớp: DA11KT01B
1. Phần nhận xét:
Về hình thức:........................................................................................................................
Về nội dung:.........................................................................................................................
Về tinh thần thái độ làm việc:...............................................................................................
2. Phần chấm điểm:
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về hình thức:
- Trình bày đúng theo mẫu hướng dẫn
- Lỗi chính tả, lỗi đánh máy không đáng kể
2. Về nội dung:
- Cơ sở lý luận phù hợp với đề tài
- Phần giới thiệu về cơ quan thực tập rõ ràng
- Nội dung phản ánh được thực trạng của công ty, có
đánh giá thực trạng trên
- Đề xuất giải pháp phù hợp với thực trạng, có khả
năng thực thi trong thực tế
- Phần kết luận, kiến nghị phù hợp
3. Tinh thần, thái độ làm việc:
TỔNG CỘNG

ĐIỂM

ĐIỂM

TỐI ĐA

2
1
1
7
1
1

GVHD

3
1
1
1
10

Trà Vinh, ngày.......tháng........năm 2015
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Tiến Tùng Anh
MSSV: DA1911143
iii


Lớp: DA11KT01B
1. Phần nhận xét:
Về hình thức:........................................................................................................................
Về nội dung:.........................................................................................................................
Về tinh thần thái độ làm việc:...............................................................................................

2. Phần chấm điểm:
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về hình thức:
- Trình bày đúng theo mẫu hướng dẫn
- Lỗi chính tả, lỗi đánh máy không đáng kể
2. Về nội dung:
- Cơ sở lý luận phù hợp với đề tài
- Phần giới thiệu về cơ quan thực tập rõ ràng
- Nội dung phản ánh được thực trạng của công ty, có
đánh giá thực trạng trên
- Đề xuất giải pháp phù hợp với thực trạng, có khả
năng thực thi trong thực tế
- Phần kết luận, kiến nghị phù hợp
3. Tinh thần, thái độ làm việc:
TỔNG CỘNG

ĐIỂM

ĐIỂM

TỐI ĐA
2
1
1
7
1
1

GVHD


3
1
1
1
10

Trà Vinh, ngày.......tháng........năm 2015
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN...............................................................................iii
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN..................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................................2
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................2
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

......................................................................................................................................................3
1.1. Khái niệm, phân loại tiền lương, quỹ lương.....................................................................3
1.2. Nguyên tắc và yêu cầu tính lương, chi trả tiền lương cho người lao động.......................3
1.3. Các hình thức trả lương, các phương pháp chia lương sản phẩm tập thể.........................4
1.4. Các khoản trích theo lương...............................................................................................8
1.5. Phương pháp hạch toán.....................................................................................................9
1.7. Các hình thức kế toán.....................................................................................................12
CHƯƠNG 2...............................................................................................................................13
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM VIỆT PHÁP......................................................13
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty......................................................................................13
2.1.2. Tổ chức quản lý của công ty........................................................................................13
2.1.3. Quytrình sản xuất.........................................................................................................14
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty...........................................................................17
Chức năng của phòng kế toán................................................................................................18
Theo quy định tại QĐ 15/2006/QĐ- BTCngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính được
thực hiên trước những năm trước năm 2015 và được bổ sung sửa đổi theo Thông tư
200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp..................................................................18
v


Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai...........................................................20
2.2. Thực trạng kế toán thức tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty............21
2.3. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng đến kế toán tiền lương và các khoản trích....................35
CHƯƠNG 3...............................................................................................................................37
3.1 Những giải pháp chủ yếu.................................................................................................38
3.2 Điều kiện thực hiện..........................................................................................................39

vi



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với xu thế hội nhập và phát triển các doanh nghiệp đều ra sức hoàn thiện bộ
máy của mình cũng như đổi mới công nghệ, củng cố về tài chính, nhân lực nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh và mở
rộng thị trường. Cũng nằm trong xu thế đó, Công Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp
một thành viên luôn luôn nỗ lực để xây dựng một hình ảnh thương hiệu thời trang
uy tín chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng.Trong cơ chế thị trường quản lý
kinh tế tài chính luôn là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, nó không chỉ có nhiệm
vụ khai thác các nguồn lực kinh tế tài chính tăng thu nhập mà còn phải sử dụng và
quản lý có hiệu quả mọi nguồn lực. Trong đó vấn đề tiền lương và các khoản trích
theo lương là một vấn đề rất quan trọng..
Trong một doanh nghiệp, tiền lương luôn là một vấn đề được nhiều đối tượng
quan tâm. Người lao động luôn mong muốn tiền lương của mình ngày càng cao để
đảm bảo cuộc sống. Nhà quản trị luôn tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí, kể cả chi
phí tiền lương, nhưng cũng luôn băn khoăn liệu chính sách tiền lương của doanh
nghiệp mình đã hợp lý hay chưa, làm sao đảm bảo việc giảm thiểu chi phí mà vẫn
thu hút được hiền tài. Các tổ chức xã hội lại quan tâm doanh nghiệp có đảm bảo cho
người lao động được thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ của mình hay không,…
Để cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn các đối tượng đó chúng ta không thể không
nhắc đến kế toán tiền lương. Vì thế, khi được thực tập tại Công Công ty cổ phần
Nhôm Việt Pháp, một doanh nghiệp mà có số lượng lao động đông đảo, em đã rất
chú ý đến phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và mong
muốn được đi sâu tìm hiểu phần hành này.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp. Từ đó, tìm ra những điểm khác biệt
giữa lý thuyết và thực tế trong quá trình hạch toán kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khung lý thuyết chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp.
- Phản ánh thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
- Đưa ra nhận xét chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính được chúng tôi nghiên cứu là tiền lương và các khoản trích theo
lương của Công ty.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương.
- Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp
- Phạm vi thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp ngày 05/01/2015 đến 29/03/2015
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các số liệu và trao đổi trực tiếp với các anh chị phòng kế toán công ty.
- Tìm hiểu, tham khảo các văn bản (quy định về hình thức kế toán, các hướng dẫn tác
nghiệp kế toán…) và các tài liệu (sổ sách, bảng biểu, chứng từ…)
 Phương pháp phân tích số liệu
Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, sau đó chọn lọc, so sánh, đối chiếu,
phân tích và tổng hợp để lấy số liệu.
2



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. Khái niệm, phân loại tiền lương, quỹ lương
* Tiền lương
Tiền lương nó là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá. Nó là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản xuất xã hội mà người
lao động sử dụng sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản
xuất nhằm tái sản xuất sức lao động
* Phân loại tiền lương
Trên phương diện hoạch toán tiền lương thì tiền lương của công nhân viên
gồm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công
nhân viên thực hiện nhiệm vụ chỉnh của họ, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và
các khoản phụ cấp kèm theo như lương phụ cấp chức vụ.
- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công
nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công
nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, đi họp, đi học…
* Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của
doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương.
1.2. Nguyên tắc và yêu cầu tính lương, chi trả tiền lương cho người lao động
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất
lượng, thời gian và kết quả lao động.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ,
đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch
toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ.
3



- Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoản
trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao
động.
- Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh
nghiệp.
1.3. Các hình thức trả lương, các phương pháp chia lương sản phẩm tập thể
Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo
lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương theo số
lượng và chất lượng có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên khuyến khích người
lao động, thúc đẩy họ hăng say lao động, sáng tạo năng suất lao động nhằm tạo ra
nhiều của cải vật chất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mỗi công nhân viên.
Do ngành nghề, công việc trong doanh nghiệp khác nhau nên việc chi trả
lương cho các đối tượng cùng khác nhau nhưng trên cơ sở tiền thuế phù hợp. Thực
tế có nhiều cách phân loại như cách trả lương theo sản phẩm, lương thời gian, phân
theo đối tượng gián tiếp trực tiếp… Mỗi cách phân loại đều có tác dụng tích cức
giúp cho quản lý điều hành được thuận lợi. Tuy nhiên, để công tác quản lý nói
chung và hạch toán nói riêng đỡ phức tạp tiền lương thường được chia làm tiền
lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động bao gồm tiền lương
cấp bậc, tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương phụ là
bộ phận tiền lương trả cho người lao động mà thực tế không làm việc như nghỉ
phép, hội họp, học tập, lễ tết…
Hai cách phân loại này giúp cho lãnh đạo tính toán phân bổ chi phí tiền
lương được hợp lý, chính xác đồng thời cung cấp thông tin cho việc phân tích chi
phí tiền lương một cách khoa học.
Dựa vào nguyên tắc phân phối tiền lương và đặc điểm, tính chất trình độ
quản lý của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp trả lương theo các hình thức sau:

1.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian

4


Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động.
Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo tháng – tuần – ngày – giờ làm
việc của người lao động. Tuỳ thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời giam làm
việc của doanh nghiệp.
+ Lương tháng: Là lương trả cố định hàng tháng được quy định đối với từng
bậc lương trong các doanh nghiệp có tháng lương. Hình thức này có nhược điểm là
không tính được số ngày làm việc trong tháng thực tế. Thường nó chỉ áp dụng cho
nhân viên hành chính.
+ Lương ngày: Căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế
trong tháng. Lương ngày thường được áp dụng cho mọi người lao động trong những
ngày học tập, làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Hình thức này có ưu điểm là thể hiện được trình độ và điều kiện làm việc của
người lao động. Nhược điểm là chưa gắn tiền lương với sức lao động của từng
người nên không động viên tận dụng thời gian lao động để nâng cao năng suất lao
động.
+ Tiền lương giờ: được tính dựa trên cơ sở mức lương ngày chia cho số giờ
tiêu chuẩn (áp dụng cho lao động trực tiếp không hưởng theo lương sản phẩm). Ưu
điểm: tận dụng được thời gian lao động nhưng nhược điểm là không gắn tiền lương
và kết quả dlj và theo dõi phức tạp.
Tiền lương thời gian có hai loại: tiền lương thời gian, giản đơn và tiền lương
thời gian có thưởng.
+ Tiền lương thời gian giản đơn: là tiền lương của công nhân được xác định
căn cứ vào mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế.
+ Tiền lương thời gian có thưởng: có hình thức dựa trên sự kết hợp giữa tiền

lương trả theo thời gian giản đơn, với các chế độ tiền lương, khoản tiền lương này
được tính toán dựa trên các yếu tố nhự sự đảm bảo đủ ngày, giờ công của người lao
động, chất lượng hiệu quả lao động.
Tiền lương thời gian
có thưởng

=

Tiền lương thời gian
giản đơn
5

+

Tiền thưởng


Tiền lương thời gian có ưu điểm là dễ tính toán xong có nhiều hạn chế, vì
tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối
theo lao động.Vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động. Do đó chưa
phát huy được hết chức năng của tiền lương cho sự phát triển sản xuất và chưa phát
huy được khả năng sẵn có của người lao động.
1.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo kết
quả lao động khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng kỹ thuật đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho mỗi đơn vị
sản phẩm đó. Đây là cách phân phối sát hợp với nguyên tắc phân phối theo lao
động. Điều này được thể hiện rõ có sự kết hợp giữa thù lao lao động với kết quả sản
xuất, giữa tài năng với việc sử dụng nâng cao năng suất máy móc để nâng cao năng
suất lao động.

Tuy nhiền hình thức này còn hạn chế như chỉ coi trọng số lượng sản phẩm
mà chưa + Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp: là tiền lương trả cho người lao
động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Sản phẩm này phải đúng quy
cách, phẩm chất, định mức kinh tế và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định.
Tiền lương tính theo sản phẩm được tính như sau:
Tiền lương được lĩnh
trong tháng

=

Số lượng( khối lượng )
công việc hoàn thành

x

Đơn giá tiền
lương

Tiền lương sản phẩm trực tiếp được sử dụng để tính lương cho từng người
lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất.
Đơn giá tiền lương được xây dựng căn cứ vào mức lương cấp bậc và định
mức thời gian hoặc định mức số lượng cho công việc đó. Ngoài ra nếu có phụ cấp
khu vực thì đơn giá tiền lương còn được cộng thêm phụ cấp khu vực.
Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp là hình thức trả lương được sử
dụng phố biến trong các doanh nghiệp phải trả lương cho lao động trực tiếp. Vì nó
có ưu điểm đơn giản, dễ tính, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, sản
phẩm làm ra càng nhiều thì lương càng cao. Do đó khuyến khích được người lao
6



động quan tâm đến mục tiêu. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là dễ nảy sinh
tình trạng công nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ mà không
quan tâm đến lợi ích chung của tập thể của đơn vị.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Hình thức trả lương này được tính bằng tiền lương thực lĩnh của bộ phận trực
tiếp nhân với tỷ lệ % lương gián tiếp.
Tiền lương được lĩnh
trong tháng

=

Tiền lương được lĩnh của
bộ phận trực tiếp

x

Tỷ lệ lương
gián tiếp

Hình thức này được áp dụng trả lương gián tiếp cho các bộ phận sản xuất
như công nhân điều chỉnh máy. Sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng máy móc, nhân công
vận chuyển vật tư … Trả lương theo sản phẩm gián tiếp khuyến khích người lao
động gián tiếp gắn bó với người lao động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động,
quan tâm đến sản phẩm chung. Tuy nhiên nó không đánh giá được chính xác kết
quả của người lao động gián tiếp.
+ Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng.
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ
khen thưởng cho doanh nghiệp quy định. Chế độ khen thưởng này được đặt ra
khuyến khích người lao động nêu cao ý thức trách nhiệm, doanh nghiệp có chế độ
tiền lương thưởng cho công nhân đạt và vượt chỉ tiêu mà doanh nghiệp quy định. Ví

dụ: như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư.
Trong trường hợp người lao động lăng phí vật tư, gây thất thoát vật tư, không
bảo đảm ngày công, chất lượng sản phẩm thì cũng sẽ phải chịu phạt bằng cách trừ
vào lương mag họ được hưởng.
+ Tiền lương sản phẩm luỹ tiến.
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với xuất tiền thưởng luỹ
tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản xuất hoặc định mức sản lượng.
Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng động viên người lao động tăng
năng suất lao động và tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành của doanh
nghiệp.
+ Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc.
7


Hình thức này doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mồi loại công việc
hoặc khối lượng sản phẩm cần hoàn thành. Căn cứ vào mức lương này lao động có
thể tích tiền lương quy khối lượng công việc mình đã hoàn thành.
Hình thức khoán quỹ lương: theo hình thức này người lao động biết trước số
tiền lương mà họ sẽ nhện được khi hoàn thành công việc với mức thời gian được
giao. Căn cứ vào khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm thời gian hoàn thành
mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương.
1.4. Các khoản trích theo lương
1.4.1. Quỹ bảo hiểm xã hội
Được hình thành từ việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Quỹ BHXH được xây dựng theo quy định của nhà nước. Hiện nay là
26% tính trên tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động trong tháng, trong đó
18% là do đơn vị sử dụng lao động trả, phần này được hạch toán vào chi phí của
doanh nghiệp: 8% do người lao động đóng góp, phần này được trừ vào thu nhập
hàng tháng của người lao động.
1.4.2. Quỹ BHYT

Được sử dụng để hạch toán các khoản tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc, viện
phí cho người lao động trong thời gian ốm đau. Quỹ này được hình thành bằng cách
trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả và căn cứ vào các khoản
phụ cấp khác của công nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ. Tỷ lệ trích BHXH hiện
nay là 4,5%. Trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% tính vào
thu nhập của người lao động.
1.4.3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hình thành theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền
lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền
công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp.
8


1.4.4. Kinh phí công đoàn
Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ
bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên. Tỷ lệ trích hiện hành 2% tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cùng với tiền lương phải trả
công nhân viên hợp thành chi phí cho công nhân viên.
* Tiền lương nghỉ phép trích trước.
Đối với công nhân viên nghỉ phép năm, theo chế độ chính quy công nhân
trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầu đủ, như trong thời gian đi
làm. Tuy nhiên nếu việc nghỉ phép diễn ra không đều đặn sẽ dẫn đễn những khó
khăn trong Công ty trong việc bố trí kế hoạch sản xuất, tính toán chi phí tiền lương
cũng như giá thành sản phẩm. Do đó, để hạn chế biến động của chi phí tiền lương
khi công nhân sản xuất nghỉ phép đối với công nhân sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào
quỹ lương cấp bậc và số ngày nghỉ quy định để dự tính số lượng sẽ phải trả cho

công nhân viên trong thời gian nghỉ phép. Trên cơ sở xác định mức tiền lương nghỉ
phép của công nhân sản xuất.
Số trích trước theo kế
hoạch tiền lương nghỉ
pháp của công nhân sản

=

Tỷ lệ trích trước theo kế
phép của công nhân sản

chỉnh phải trả
trong tháng

xuất trong tháng

hoạch tiền lương nghỉ

Tỷ lệ trích trước theo

Số tiền lương
x

kế hoạch tiền lương
nghỉ pháp của công
nhân sản xuất

Tổng tiền lương nghỉ pháp phải trả cho CNSX
=


theo kế hoạch trong năm
Tổng tiền lương chỉnh phải trả cho CNSX theo kế
hoạch trong năm

xuất

1.5. Phương pháp hạch toán
1.5.1. Hạch toán chi tiết tiền lương
- Hạch toán theo thời gian lao động là đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác
số giờ công, ngày công làm việc thực tế cũng như ngày nghỉ của người lao động.
9


- Chứng từ quan trọng để hạch toán thời gian lao động cho công nhân là bảng
chấm công. Bảng chấm công dung để ghi chép thời gian làm việc hàng tháng, ngày
vắng mặt của cán bộ công nhân viên thuộc các phòng ban bảng chấm công do người
phụ trách bộ phận hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ
phận mình để chếm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định
trong các chứng từ. Cuối tháng người chấm công và người phụ trách bộ phận ký
vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ có liên quan về
bộ phận kế toán kiểm tra đối chiều quy ra công để tính lương, BHXH.
- Các chứng từ khác như phiếu gian nhện công việc, phiếu báo ca, phiếu làm
thêm giờ … các chứng từ này được lập và do tổ trưởng ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật
chất lượng xác nhận, và được chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ tính lương.
- Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội … là căn cứ để kế toán xác định trợ
cấp BHXH cho người lao động.

10



1.5.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 333,
141,138

TK 334

TK 622, 627, 641, 642
Tính tiền lương phải trả cho CNV

Các khoản phải khấu trừ
vào lương

TK 335
Trích trước TL nghỉ phép
Tiền lương nghỉ phép phải

TK 338

trả
Khấu trừ vào thu nhập của
người lao động (10,5%)
TK 111,112,
152..

TK 431
Tiền thưởng từ quỹ khen
thưởng phúc loại

TK 338
Trích BHXH, BHYT, BHTN

KPCĐ (24%) TK 111,112
Thanh toán tiền lương,
thưởng, BHXH
BHXH phải trả theo phân
cấp
BHXH được cấp bù
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên

HÌNH 1.1: SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
11


1.7. Các hình thức kế toán
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn
toàn khác nhau có thể áp dụng một trong bốn hình thức sau:
- Nhật Ký Chung
- Nhật Ký Sổ Cái
- Chứng Từ Ghi Sổ
- Nhật Ký Chứng Từ

12


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NHÔM VIỆT PHÁP
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 Thông tin chung về doanh nghiệp:

-

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM VIỆT PHÁP

-

Địa chỉ: Đường CN7 Cụm công nghiệp Từ Liêm - Hà Nội

-

Vốn của công ty: 14.000.000.000đ
Mã số thuế: 0105857146
Số điện thoại: 043.567.3213
Tài khoản: Ngân hàng VietCombank
Số tài khoản: 0491000014348
Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp: Công ty Cổ phần nhôm Việt
Pháp được thành lập và hoạt động theo QĐ số 0105857146 do sở Kế hoạch
và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, thay đổi lần đầu ngày 15/10/2014.

Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty sản xuất các mặt hàng như thép cắt, thép dập U, C, xà gồ, sóng
đường, cột sóng đường.
-Nhận gia công và sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng.
-Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Từng
bước mở rộng sản phẩm của công ty đối với toàn bộ thị trường sắt thép trong nước.

2.1.2. Tổ chức quản lý của công ty
13



Giám đốc
Phó giám đốc

P.Kỹ thuật

P.Kinh doanh

Tổ sản xuất 1

Tổ sản xuất 2

HÌNH 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận cấu thành của bộ máy
->Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất. Ban giám đốc gần có một
giám đốc và một phó giám đốc.
->Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công việc trong công ty theo sự
phân công và uỷ quyền của giám óc.
->Phòng kế toán giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
->Phòng kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
->Tổ chức sản xuất của nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm mà doanh nghiệp đã
đề ra.

Quá trình xẻ cuộn nhôm

2.1.3. Quytrình sản xuất

Nhận nhôm cuộn
Máy cắt dọc nhôm

Thiết bị hàn nối dải
Thiết bị tạo hình (uốn )
14

Máy nắn thẳng


HÌNH 2.2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Để sản xuất sản phẩm phải thực hiện qua các công đoạn như sau:
Nhận nhôm cuộn.
Các cuộn nhôm khi nhập vào kho phải được dán nhãn vào phía trong cuộn
nhôm đựơc thủ kho kiểm tra đối chiếu với lệnh nhập hàng.
Đối với nhôm Trung Quốc dải nhỏ phải có biển báo và dấu hiệu kiểm soát
rõ ràng.
Theo lệnh sản xuất, quản đốc phân xưởng làm phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, thủ
kho nhôm xuất nhôm cho các trưởng máy cắt. Các cuộn nhôm khi đưa vào cắt
phải được nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm và trưởng máy kiểm tra và ghi
sổ.
Công đoạn máy cắt dọc nhôm.
Máy cắt xẻ dọc nhôm cuộn tạo bán thành phẩm cho các máy uốn. Chất
lượng của các dải nhôm được cắt ảnh hưởng tới chất lượng ống uốn.
Trước khi bắt đầu công việc thợ vận hành máy kiểm tra toàn bộ các chức
năng hoạt động của máy và vận hành cắt theo đúng bộ hướng dẫn vận hành máy
cắt dọc. Chất lượng các dải nhôm cắt ra được nhân viên kiểm tra chất lượng sản
phẩm kiểm tra và được dán phiếu kiểm tra vào phía trong và phía ngoài của dải
nhôm.
Công đoạn hàn nối dải ở máy nhả cuộn.

15



Trước khi làm việc, các thợ hàn dải thực hiện việc kiểm tra cũng như việc
vận hành máy nhả liệu và máy hàn theo đúng hướng dẫn quy định. Các dải nhôm
đi vào lồng phóng liệu ở các máy uốn yêu cầu không bị vặn, ba- via quay lên trên,
các mối hàn được mài nhẵn.
Máy uốn ống.
Trước khi vận hành máy uốn ống trưởng máy phải cùng phụ máy kiểm tra
tình trạng của máy và các thiết bị phụ trợ theo đúng các hướng dẫn vận hành máy
uốn. Các thông số máy trước khi sử dụng phải được các trưởng máy kiểm tra.
Đối với ống nội thất, ống đen đặc chủng yêu cầu chất lượng cao và ống mạ
kẽm, ống tròn khác, ống vuông ống chữ nhật được nhân viên kiểm soát chất lượng
kiểm tra chất lượng ống với tần suất 1lần/ 1 dải nhôm và qua máy kiểm tra đường
hàn.
Ống được sản xuất ra gồm các loại:
Ống tròn: được kiểm tra và nhập kho
Ống nội thất: Được vét đầu ống ( nếu khách hàng yêu cầu chuyển ra đóng
bó theo quy định và được nhập kho).
Ống tròn cho mạ kẽm: được chuyển qua máy vét đầu trở thành bán thành
phẩm trước mạ.
Ống tròn dùng cho xây dựng: được chuyển qua máy vét đầu ống và đóng
thành bó theo quy định của từng loại ống trừ các ống khách hàng không yêu cầu
vét đầu.
Ống vuông và các ống hình chữ nhật: Không được vét đầu được kiểm tra và
chuyển ra đóng bó thành bó theo quy định của từng loại ống.
Các bó ống đạt chất lượng được gắn phiếu kiểm tra chữ màu đỏ
Các bó ống loại II được đóng bó theo quy định và gắn phiếu kiểm tra chữ màu
tím.
Máy vét đầu ống.
Máy vét đầu ống được dùng để vét đầu đối với các loại ống tròn.
Máy nắn thẳng.

16


Tất cả các loại ống có đường kính 21,2: 59,9 nếu xét thấy cần nắn sẽ có yêu
cầu của Quản đốc (Trưởng ca) phòng quản lý chất lượng hoặc ban giám đốc cho
nắn còn nếu không cho mạ thẳng.
Tẩy rửa.
Trước khi ống được đưa vào bể mạ kẽm phải qua các bước tẩy rửa. Các bể tẩy
rửa được gia nhiệt bằng hơi nóng lò hơi trừ hai bể axít và hai bể nước rửa chảy tràn
sau tẩy axit nhằm nâng cao khả năng tẩy rửa.
Sấy khô.
Trước khi đưa ống vào bể mạ, ống phải đươc sấy khô nhằm làm khô nước
bám bề mặt trong và ngoài ống đồng thời làm tăng nhiệt độ của bản thân ống tránh
ống vào bể mạ bị nóng đột ngột. Nhiệt độ của hầm sấy từ 120 độ C-160 độ C được
kiểm tra bằng can nhiệt bởi thợ vận hành máy với tần suất 8lần/ca.
Mạ kẽm nhúng nóng.
Bể mạ kẽm được cấp nhiệt bởi 2 đầu đốt và làm cân bằng nhiệt xung quanh
bằng quạt tuần hoàn. Nhiệt độ của lò và bể phải được kiểm tra liên tục nhằm đảm
bảo chất lượng mạ, tránh hư hỏng bể kẽm.

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

KT tổng
hợp

Thủ
quỹ


Kế toán
bán hàng

Kế toán
lương

17

Kế toán
TSCĐ

Kế toán
NVL

Kế toán chi
phí giá thành


HÌNH 2.3 SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Chức năng của phòng kế toán
Phòng kế toán có chức năng quản lý hoạt động tài chính của công ty, giúp giám
đốc xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức công tác hạch toán kế toán thống kê
theo chế độ kế toán hiện hành.
Phòng kế toán gồm có 8 người. Trong đócó 6 người đã tốt nghiệp Đại học, 2
người tốt nghiệp cao đẳng.
Kế toán trưởng: là người nắm quyền điều hành trong phòng, điều hành trên
cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên kế toán chịu trách nhiệm từng khâu
hoặc từng phần công việc trong khâu đó. Từ đó hình thành mối quan hệ giữa kế
toán trưởng với các nhân viên kế toán trong phòng. Giữa nhân viên với nhân viên
là mối quan hệ hữu cơ tạo nên một vòng tròn khép kín.

Hình thức kế toán tại đơn vị
● Chế độ kế toán áp dụng
Theo quy định tại QĐ 15/2006/QĐ- BTCngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài
Chính được thực hiên trước những năm trước năm 2015 và được bổ sung sửa
đổi theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp
● Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 –DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
 Các phương pháp kế toán chủ yếu mà doanh nghiệp sử dụng

18


×