Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾTOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.52 KB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT..................6
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT......................................................6
1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất
Nhựa Tân Đạt....................................................................................................6
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương
Mại Sản Xuất Nhựa Tân Đạt.............................................................................6
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT..........................................7
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty......................................................7
1.2.2. Đặc điểm về hoạt động SXKD của công ty........................................9
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.................................9
1.2.2.2. Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm.........................9
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...........................9
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT........................................12
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ giữa
các phòng ban.................................................................................................12
1.3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty.....................13
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT.......................15
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN
ĐẠT.....................................................................................................................19



Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.......................................19
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên phòng kế toán.................19
2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty....................................20
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY..............................21
2.2.1 Các chính sách kế toán chung..........................................................21
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán....................................22
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán....................................23
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán....................................23
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán....................................................26
2.3 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ...........................27
2.3.1 Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...............................................27
2.3.1.1 Kế toán tiền mặt.............................................................27
2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng...........................................28
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm....................30
2.3.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí và kỳ tính giá thành............30
2.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang..........................................30
2.2.5.3 Giá thành sản phẩm.......................................................30
2.2.5.4 Chứng từ, sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Tân
Đạt.......................................................................................................30

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN
ĐẠT.....................................................................................................................33
3.1 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KÉ TOÁN.......................................33
3.2 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY....34
3.2.1 Đánh giá về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán............34

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

3.2.2 Đánh giá về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.............35
3.2.3 Đánh giá về tổ chức vận dụng sổ sách kế toán................................35
3.2.4 Đánh giá về tổ chức kế toán Nguyên vvật liệu tại công ty.................36
KẾT LUẬN......................................................................................................38

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân


LỜI MỞ ĐẦU
Phương châm giáo dục và đào tạo của Đảng, của Nhà trường đó là
“học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với sản xuất”.
Từ yêu cầu cơ bản đó, sau khi kết thúc học lý thuyết về chuyên ngành
kế toán, sinh viên chúng em được nhà trường cho đi thực tập nhằm tiếp cận
thực tế hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán vừa củng cố vận
dụng những lý thưyết về chuyên môn vừa làm chủ được công việc sau này
sau khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại các cơ quan xí nghiệp. Trong thời
gian thực tập sinh viên có cơ hội vận dụng những kiến thức chuyên ngành vào
việc quan sát tổng hợp đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của cơ sở
thực tập. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp sinh viên khảo sát các vấn đề
chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại cơ sở thực tập, tìm hiểu các vấn
đề thuộc lĩnh vực kế toán tại cơ sở thực tập.
Trên cơ sở đó, cùng với sự hương dẫn của Th.Sĩ Mai Vân Anh em đã
thực tập tại công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Nhựa Tân Đạt. Qua thời
gian thực tập tai công ty em có điều kiện tiếp cận thực tế, hiểu được khái quát
tình hình của công ty và quy trình vận hành của các phần hành kế toán, kết
hợp những kiến thức được trang bị trong nhà trường em đã hoàn thành báo
cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán.
Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3
phần chính như sau:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại
Sản Xuất Nhựa Tân Đạt

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

4



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Phần 2: Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại
công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Nhựa Tân Đạt
Phần 3: Đánh giá thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán tại công
ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Nhựa Tân Đạt
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và công việc
thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty TNHH Thương Mại
Sản Xuất Nhựa Tân Đạt, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của cô giáo và
các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST

Từ viết tắt

Từ gốc


01

BHXH

Bảo hiểm xã hội

02

BHYT

Bảo hiểm y tế

03

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

04

CN

Công nhân

05

CCDC

Công cụ dụng cụ


06

CPNVL

Chi phí nguyên vật liệu

07

CPNC

Chi phí nhân công

08

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

09

DCSX

Dây chuyền sản xuất

10

ĐVT

Đơn vị tính


11

GTGT

Giá trị gia tăng

12

GTSPDD

Giá trị sản phẩm dở dang

14

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

15

KH

Khấu hao

17

NVL

Nguyên vật liệu


18

PX

Phân xưởng

19

TSCĐ

Tài sản cố định

20

TK

Tài khoản

22

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

24

SXKDDD

T


Sản xuất kinh doanh dở dang

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng biểu

01

Sơ đồ 1.1

02

Sơ đồ 1.2

Tên bảng biểu

Trang


Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

9

Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động SXKD của

12

công ty
03

Bảng 1.1

Bảng BCKQKD giai đoạn 2007 - 2009

04

Bảng 1.2

bảng một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai
đoạn 2007 - 2009

06

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

08


Sơ đồ 2.2

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
Nhật ký chung

09

Sơ đồ 2.3

Sơ đồ trình tự thu tiền mặt

10

Sơ đồ 2.4

Sơ đồ trình tự chi tiền mặt

11

Sơ đồ 2.5

Sơ đồ trình tự thu tiền gửi ngân hang

12

Sơ đồ 2.6

Sơ đồ trình tự chi tiền gửi ngân hang

13


Sơ đồ 2.7

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN
XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT
1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty TNHH Thương Mại Sản
Xuất Nhựa Tân Đạt
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Nhựa Tân Đạt
- Trụ sở chính: Thôn Minh Khai - Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm Hưng Yên.
- Điện thoại: 03213.985.619
- Mã số thuế: 0900329326
- Fax: 03213.985.626
- Số tài khoản giao dịch: 0591001771261. Tại Ngân Hàng Vietcombank
chi nhánh Hưng.
- Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng chẵn).

- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại và dịch vụ.
- Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, sản xuất và thương mại đồ dùng dân
dụng các sản phẩm nhựa.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương
Mại Sản Xuất Nhựa Tân Đạt
Trong nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều
biến động. Đã tạo ra một xu hướng tất yếu đó là sự ra đời nhiều loại hình
doanh nghiệp với nhiều hình thức kinh doanh đa dạng, phong phú. Hòa cùng

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

xu hướng đó, ngày 06 tháng 07 năm 2005 Công ty TNHH Thương Mại sản
xuất nhựa Tân Đạt đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0503000084 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh HưngYên cấp ngày 04
tháng 07 năm 2005.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty đã gặp không ít
những khó khăn, phải đối mặt với sự biến động bất thường của nền kinh tế và
điều kiện khí hậu, tự nhiên, trình độ, năng lực của cán bộ - công nhân viên
chua cao…Song với ý chí sáng tạo, tinh thần quyết tâm, học hỏi kinh nghiệm
với tài quản trị của nhà lãnh đạo công ty đã đưa công ty nhanh chóng đi vào
hoạt động ổn định và hiệu quả, thu nhập và lợi nhuận của công ty ngày càng
tăng cao, đời sống công nhân viên không ngừng được cải thiện và hoàn thành
tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

‫٭‬Trong quá trình phát triển công ty, cùng với sự cố gắng của tập thể cán
bộ công nhân và nhà quản lý, công ty đã đạt được một số những giải thưởng
và chứng nhận quan trọng như :
- Đăng ký quản lý chất lượng ISO 9001:2000
- Tham dự hệ thống quản lý môi trường (EMS) ISO 14000.
- Duy trì và áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000
- Năm 2008 tham dự Hội nhập Kinh tế Quốc tế
+ Năm 2007 và năm 2009 được nhận cờ thi đua của Tỉnh Hưng Yên về
tạo việc làm trong Tỉnh.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Nhựa Tân Đạt là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng
nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm
vụ sau:

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

- Tiền hành sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng
mục đích thành lập doanh nghiệp.Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục
tiêu kế hoạch do BGĐ đề ra trong khuân khổ pháp luật và định hướng của Sở
Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Hưng Yên.

- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá
trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh
doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao
động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của
công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có
thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của
người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm
bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty
áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, công ty còn có quyền
hạn sau:
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản
xuất kinh doanh.Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi,
nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện
hành.
- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
như quảng cáo, triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng.

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân


- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có
tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng ....
1.2.2. Đặc điểm về hoạt động SXKD của công ty
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Tân Đạt hiện
nay có một xí nghiệp sản xuất đặt tại trụ sở chính của công ty, được phân
thành 4 tổ đội trong đó mỗi tổ đội bao gồm 45 người trong đó có 1 trưởng bộ
phận (quản đốc), 2 phó bộ phận và 42 công nhân sản xuất. Mỗi tổ đội được
chia thành 3 nhóm mỗi nhóm phụ trách một mảng của quá trình sản xuất từ
khi tiếp nhận vật liệu cho đến đưa vào dây truyền sản xuất và chế biến thành
sản phẩm.
1.2.2.2. Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm
Công ty với một công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại và đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm đã đạt được công suất sản xuất khoảng 3 triệu sản
phẩm các loại trên một năm. Phân xưởng sản xuất luôn phải hoạt động liên
tục và công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các tỉnh lân cận.
Công ty đang dự kiến sang năm 2012 sẽ đầu tư thêm dây truyền sản xuất và
mở thêm một phân xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các tỉnh
phía Bắc và hướng tới cung cấp sản phẩm cho cả nước.
- Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Ca nhựa, Chậu nhựa, Cánh
quạt nhựa, Cặp đựng tài liệu, Ghế nhựa, Ổ cắm điện các loại,Thước kẻ nhựa,
Thùng đựng rác, Vỏ màn hình vi tính, Vỏ phích nước,…
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Để tạo ra một sản phẩm nhựa sẵn sang dưa ra cung cấp cho thị trường
cần phải trải qua một quy trình công nghệ sản xuất chung bao gồm các bước
như sau:
Sơ đồ 1.1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Pha trộn nguyên liệu

Khôn
g đạt

Đạt

Gia nhiệt đến nhiệt độ
nóng chảy
Ép định hình ở áp suất cao

Làm nguội sản phẩm

Lấy sản phẩm ra
Xếp dỡ ,
lưu kho,
bảo quản

Phân loại
sản phẩm
Kiểm tra
Đạt


Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

Không đạt
12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

- Pha trộn nguyên liệu: Nguyên liệu đầu vào là nhựa PP, PS, PVC, AS,
ABS,... dưới hình thức là bột hoặc hạt nhựa. Nguyên liệu không được lẫn tạp
chất, độ ẩm không vượt mức cho phép. Sau khi đã được kiểm tra, nguyên liệu
nhựa sẽ được pha trộn cùng với các chất phụ gia theo từng loại màu sắc tương
ứng. Đối với từng loại nhựa sẽ có thời gian và tỷ lệ pha trộn màu sắc khác
nhau. Nguyên liệu được kiểm tra sau khi pha trộn, nếu đạt yêu cầu sẽ được
mang ra máy ép chờ sản xuất. Đối với hạt nhựa có độ ẩm cao, cần phải cho
vào phễu sấy trước khi máy hoạt động.
- Gia nhiệt: Đây là quá trình làm nóng chảy nguyên liệu, giúp sản phẩm
dễ dàng định hình trong quá trình ép. Nhiệt độ cài đặt phải phù hợp với nhiệt
độ nóng chảy của từng loại nguyên liệu. Không được cài đặt nhiệt độ cao hơn
mức cho phép vì sẽ làm nguyên liệu bị cháy, biến màu sản phẩm và ảnh
hưởng đến đặc tính cơ lý của sản phẩm sau này. Dưới tác dụng của nhiệt độ,
nguyên liệu nhựa sẽ bị nóng chảy và đẩy vào trong khuôn theo chiều quay của
trục vis.
- Ép định hình: Sau khi nhựa đã nóng chảy và có độ nhớt thích hợp thì
tiến hành ép định hình. Dùng áp suất dầu tạo lực ép đẩy dòng nhựa nóng vào
khuôn. Đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Các
thông số ép như nhiệt độ, áp suất, thời gian, tốc độ, vị trí phải được duy trì ở

mức tối ưu. Nếu như một trong những thông số trên không phù hợp sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Làm nguội sản phẩm: Sau khi đã định hình sản phẩm xong, tiếp theo
là quá trình làm nguội, đảm bảo sau khi lấy sản phẩm ra không bị biến dạng.
Thời gian làm nguội tuỳ thuộc vào độ dày, mỏng, hình dạng của sản phẩm.
Thời gian làm nguội cũng không được để quá lâu, bởi sẽ làm cho sản phẩm bị

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

cứng lại, khó lấy ra khỏi khuôn và lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm.
- Lấy sản phẩm ép sản phẩm lại tiếp tục.
Nếu sản phẩm đạt yêu cầu ra: Sau một thời gian nhất định, sản phẩm
được đưa ra khỏi khuôn. Chu trình về chất lượng sẽ được xếp dỡ, lưu kho,
bảo quản.
Nếu không đạt yêu cầu sẽ được phân loại và xếp dỡ ở khu vực riêng
biệt, cố thể phục chế hoặc hủy bỏ.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ giữa
các phòng ban
Giám đốc: Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan
đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước CB-CNV về

việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quyết định điều lệ của
công ty và tuân thue pháp luật.
- Ký kết hợp đồng kinh tế theo luật định, quyết định giá mua, giá bán
NLVL, SP,HH của công ty…
- Báo cáo trước công ty về tình hình hoạt động và kết quả SXKD của
công ty. Vào 31 tháng 12 hàng năm Giám đốc phải phê chuẩn kế hoạch
sản xuất kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo.
- Có thể ủy nhiệm cho phó Giám đốc hoặc người khác thay mặt mình
giải quyết một số công việc của công ty và chịu trách nhiệm pháp lý về
sự ủy nhiệm, ủy quyền đó.

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Phó Giám đốc : là người hỗ trợ cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc
đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của
Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng xây dựng phương án kiện
toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành
chính quản trị.
Phòng Kinh doanh: Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử

dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế,
tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế
độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Phòng Kỹ thuật Công nghệ: Có chức năng hoạch định chiến lược phát
triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc
thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các
hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công trình đầu tư
xây dựng cơ bản.
Phân xưởng sản xuất : Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất công ty
phân công, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian được giao.
Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chịu sự điều hành theo chức năng
chuyên môn và chỉ đạo của Giám đốc. Các phòng ban có mối quan hệ mật
thiết, phụ thuộc lẫn nhau, có trách nhiệm cộng tác và giúp đỡ nhau hoàn thành
nhiệm vụ được giao..
1.3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Từ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ giữa các
phòng ban đã đạt được kết quả là một sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động SXKD
một cách hợp lý và khoa học.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tiếp, quản lý

theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu công ty là Giám đốc có nhiệm vụ quản
lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm với coe
quan chức năng, với khách hàng và CB-CNV trong công ty. Dưới Giám đốc
là phó Giám đốc, tiếp theo là một hệ thống các bộ phận chức năng gồm các
phòng ban: Phòng Hành chính tổng hợp, phòng Kinh doanh, phòng Kế toán
và phân xưởng sản xuất.

Sơ đồ 1.2
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng
Hành
chính
tổng hợp

Phòng
Kinh
doanh

Phòng tài
chính
Kế toán

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

Phòng kỹ
thuật

công
nghệ

Phân
xưởng
sản
xuất

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT
‫ ٭‬Kết

quả hoạt động SXKD của công ty

Dưới sự lãnh đạo sang xuất và tài tình của Ban Giám Đốc công ty cùng
tinh thần lao động đoàn kết và trách nhiệm cao, trong giai đoạn từ năm 2007
đến năm 2009 công ty đã đạt được kết quả cao qua bảng báo cáo kết quả kinh
doanh như sau:

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Bảng 1.1 Bảng BCKQKD giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị tính: Đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2007

01

Tổng doanh thu

02

Các khoản giảm trừ doanh 34.521.400

Năm 2008

Năm 2009

23.597.285.500 27.006.526.200 28.168.520.500
36.452.500

37.500.200


thu
03

Doanh thu thuần

23.562.764.100 26.970.073.700 28.131.020.300

04

Giá vốn hàng bán

21.203.035.500 24.269.421.000 25.314.168.200

05

Lợi nhuận gộp

2.359.728.600

06

Doanh thu hoạt động tài 120.152.400

2.700.652.700

2.816.852.100

125.352.200

131.250.300


chính
07

Chi phí tài chính

98.452.500

136.250.400

80.420.500

08

Chi phí bán hàng

1.254.368.500

1.320.145.400

1.352.652.500

09

Chi phí quản lý doanh 145.526.0500

152.850.400

165.540.400


nghiệp
10

Lợi nhuận thuần

981.533.500

1.216.758.700

1.349.489.000

11

Tổng lợi nhuận trước thuế

981.533.500

1.216.758.700

1.349.489.000

12

Chi phí thuế TNDN

255.198.800

316.357.300

350.867.200


13

Lợi nhuận sau thuế

726.334.70

900.401.400

998.621.800

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007, 2008 và 2009 của Công ty)
Qua báo cáo KQKD giai đoạn 2007 - 2009 cho thấy Công ty không
ngừng phát triển về quy mô lẫn lợi nhuận. Công ty luôn giữ được sự phát triển

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

ổn định về doanh thu và lợi nhuân. Tuy nhiên về một số chi phí còn chưa có
biện pháp để cân bằng và ổn định, như chi phí tài chính năm 2008 đã tăng lên
bất thường mà doanh thu tài chính không thể bù đắp được.
Từ kết quả trên cho thấy công ty đã có những bước tiến rõ rệt đã tạo
được tiền đề phát triển cho kế hoach chiến lược.Qua 9 tháng đầu năm 2010,
mặc dù chịu nhiều tác động của giá vàng và đồng Đôla, sự lạm phát của nền

kinh tế, đồng thời giá vật liệu, nguyên liệu biến động theo chiều hướng tăng.
Song Công ty vẫn sản xuất sản phẩm hoàn thành kế hoạch đặt ra cả về số
lượng và phẩm chất mà vân ổn đinh được giá thành sản xuất.
‫ ٭‬Tình hình tài chính của công ty
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty giai đoạn
2007 - 2009
Chỉ tiêu

Năm2007 Năm2008 Năm2009

Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn (%)

34,72

49,91

51.43

Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn (%)

53,34

50,09

45.56

Khả năng thanh toán hiện hành (lần)

1,40


1.45

1.45

Khả năng thanh toán nhanh (lần)

0,10

0,09

0,09

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần(%) 3,08

3,34

3,55

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (%)

4,72

6,37

7,12

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (%)

10,35


12,76

13,24

(Nguồn: Báo cáo quản trị các năm 2007, 2008 và 2009 của Công ty)
Từ các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty qua các năm 2007 đến
năm 2009 cho thấy công ty thường xuyên bổ sung vốn từ lợi nhuận, nguồn

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

vốn của chủ sở hữu đã tăng lên, công ty đã trả được một phần nợ phải trả.
Khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành tương đối ổn định và ở
mức độ an toàn, hợp lý vừa tạo uy tín cho công ty đồng thời cũng làm giảm
những đồng vốn nhàn rỗi, vòng quay vốn được nâng lên. Bên cạnh đó tỷ xuất
lợi nhuận của công ty cũng tăng đều đặn cho thấy công ty đang phát triển ổn
định và bền vững.

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ
HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
SẢN XUẤT NHỰA TÂN ĐẠT
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên phòng kế toán
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung công việc của phòng kế toán
– tài vụ chịu trách nhiệm trước giám đốc. Kế toán trưởng cũng là người phân
tích tình hình tài chính cho giám đốc và cơ quan có thẩm quyền đưa ra những
ý kiến đề suất, cố vấn tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định và
tham gia trong việc lập các kế hoạch tài chính và các kế hoạch kinh doanh của
công ty.
- Kế toán công nợ và thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi về doanh thu bán
hàng, theo dõi về công nợ của khách hàng, việc thanh lý hợp đồng với từng
khách hàng, theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền tạm ứng và thanh toán xuất nhập khẩu.
- Kế toán vật tư, TSCĐ và tính giá thành:
Có nhiệm vụ theo tài sản cố định dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tài sản
cố định trong kỳ tính khấu hao tập hợp chi phí phát sinh trong sản xuất. Hàng
tháng, nhận các báo từ các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu, căn
cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi vào
bảng kê. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
- Kế toán tiền lương và BHXH: là người tính lương để trả cho công nhân
viên và phân bổ chi phí tiền lương, BHXH, KPCĐ vào các đối tượng tính giá
thành.

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10


21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

- Thủ quỹ: là người quản lý số lượng tiền mặt tại công ty, chịu trách
nhiệm thu tiền bán hàng, các khoản thu khác và chi phí tiền mặt, rút tiền gửi
ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi nhân viên trong
phòng kế toán có một công việc nhất định, nhưng giữa các bộ phận này luôn
có sự kết hợp với nhau. Việc hạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân tiền đề cho các
khâu tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động một cách
hiệu quả nhất.
2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức
theo mô hình tập trung. Việc phân công công việc cụ thể phù hợp với trình độ,
khả năng của từng người sao cho công việc hạch toán kế toán tổng hợp, chi
tiết hoàn thành một cách đồng bộ, hiệu quả từ ghi chép hạch toán ban đầu đến
lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê và các báo cáo khác có liên quan một
cách trung thực, đầy đủ, đúng chế độ và đảm bảo thời gian qui định.
Từ chức năng nhiệm vụ phòng ké toán đã hình thanh nên sơ đồ tổ chức
bộ máy kế toán như sau:

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

22



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Sơ đồ 2.1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán
Trưởng

Kế toán

Kế toán

Vật tư,

tiền

TSCĐ và

lương và

giá thành

BHXH

Kế toán
công nợ
và thanh
toán


Thủ quỹ

2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty thực hiện chế độ kế toán theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. (VND)
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Kỳ kế toán: Thực hiện kỳ kế toán quý.
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy.
- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty bao
gồm tài sản cố định hữu hình, và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định được

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế. Khấu hao tài sản cố định được tính theo
phương pháp: đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá
gốc; Giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp tính giá
bình quân gia quyền tháng; hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp
kê khai thường xuyên.

- Nguyên tắc tính thuế:
+ Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
+ Thuế GTGT hàng xuất khẩu: 0%.
+ Thuế GTGT hàng nội địa: 10%.
+ Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà
nước tính trên Thu nhập chịu thuế là 25%.
+ Các loại thuế khác theo quy định hiện hành.
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Khi phát sinh các nghiệp vụ bằng ngoại
tệ phải quy đổi sang VND theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Đồng thời quản lý và theo dõi trên
tài khoản ngoại tệ của công ty.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của Bộ
Tài chính... Công ty không sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng vì ít có
những nghiệp vụ kinh tế đặc thù. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty
theo quy định chung bao gồm 4 khâu:
- Lập Chứng từ theo các yếu tố của Chứng từ (hoặc tiếp nhận Chứng từ
từ bên ngoài): tuỳ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng Chứng từ
thích hợp.

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

- Kiểm tra Chứng từ: khi nhận Chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp

pháp và hợp lý của Chứng từ.
- Sử dụng Chứng từ cho Lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ Chứng từ và huỷ Chứng từ: Chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi
sổ đồng thời là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi ghi sổ và kết
thúc kỳ hạch toán Chứng từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn, khi
hết hạn lưu trữ Chứng từ được đem huỷ.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng tại công ty theo Quyết
định số: 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
Do hình thức kế toán áp dụng tại công ty và quy mô hoạt động SXKD
của công ty có một số tài khoản kế toán công ty không sử dụng như: TK 113,
TK 121, TK 136, TK 144,TK151, TK 221, TK 336, TK 343, TK 344, TK
611, TK 623, TK 631,... Các nghiệp vụ phát sinh có tính chất tương tự hoặc
liên quan đến các TK này công ty sẽ hạch toán trên TK 711, TK811 hoặc các
TK tương đương.
Việc mở TK chi tiết đối với các khoản công nợ phải mởi chi tiết và theo
dõi đối với từng khách hàng, đói với HTK, DT, CP công ty mở chi tiết cho
từng phân xưởng, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty sử dụng hệ thống sổ sách theo hệ thống sổ sách hình thức Nhật ký
chung. Bao gồm các loại sổ sách chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung. ( Mã số 03a-DN )
- Sổ Nhật ký thu tiền.( Mã số 03a1-DN )
- Sổ Nhật ký chi tiền.( Mã số 03a2-DN )

Sinh Viên: Lê Đức Toàn - Lớp KTB – K10

25



×