Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TM, TT, SK, DD VÀ NP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.78 KB, 5 trang )

Giáo án môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG,
THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
( Tiết 1)
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được những qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn, bảo vệ.
2.Kĩ năng:
Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm.
Không xâm hại đến người khác.
3.Thái độ:
Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân và của
người khác.
II.Nội dung và kiến thúc trọng tâm
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm là gì?
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đối với công dân?
III.Tài liệu-phương tiện
HS: SGK lớp 6, tập …
GV: SGK, SGV lớp 6, giấy khổ lớn, bút lông, hình ảnh, máy chiếu.
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: Sỉ số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Học tập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Liên hệ bản thân em?
b. Mai là học sinh giỏi của lớp 4A, nhưng vừa rồi bố Mai không cho Mai tiếp tục
học nữa. Vì cần người phụ trông hàng. Em hãy nhận xét sự việc trên?
HS: Trả lời


GV: Nhận xét, chốt lại:
* Việc học tập đối với mỗi chúng ta là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có
kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và
xã hội.
Liên hệ: Nhờ học tập mà chúng ta biết được các kiến thức về tự nhiên, xã hội:
Biết tính toán, hiện tượng tự nhiên, biết được các chuẩn mực xã hội…
* Bố Mai đã vi phạm về quyền và nghĩa vụ học tập. Vì pháp luật nước ta quy định học
tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Đặc biệt Mai đang ở bậc tiểu học, nên Mai
có quyền được tiếp tục học. Bố Mai phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho Mai hoàn
thành nghĩa vụ học tập của mình.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho học sinh xem 1 số hình ảnh đánh
nhau trên máy chiếu và đặt câu hỏi:
(Em hãy nhận xét những hành vi trên?)
HS: Trả lời
GV: Chốt lại và giới thiệu bài mới:
Trên đây là những hành vi đánh nhau, nó xâm
phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân. Để hiểu hơn về vấn đề
này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học
hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiều phần truyện đọc
(Thảo luận lớp) 2 phút
GV: Yêu cầu HS đọc phần truyện đọc
HS: Đọc truyện “MỘT BÀI HỌC”, SGK T44
và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho

ông Nở? Hành vi đó của ông Hùng có phải là
do cố ý không?
Câu 2: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ
điều gì?
Câu 3: Theo em, đối với mỗi người thì cái gì
là quý giá nhất?
Câu 4: Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị
người khác xâm phạm thì em phải làm gì và
làm như thế nào?
HS: Trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại:
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
(Thảo luận nhóm) 4 phút.
I. Truyện đọc:
1/ Vì ông Hùng chăng dây điện xung
quanh thửa ruộng để làm bẩy diệt
chuột -> ông nở chết.
Hành vi của ông Hùng không do cố ý.
2/ Chúng tỏ nước ta thực sự coi trọng
con người. Mọi việc xâm phạm đến
thân thể, tính mạng của người khác
đều là phạm tội và bị xử phạt nghiêm
khắc.
3/ Đối với con người thì thân thể, tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm là quý giá nhất.
4/ Chúng ta phải biết tự bảo vệ quyền
của mình bằng cách: Phê phán, tố cáo.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm.

Nhóm 1 – 2 thảo luận tình huống 1
Nhóm 3 – 4 thảo luận tình huống 2
GV: Trình chiếu tình huống.
HS: Thảo luận
TH 1: Trong giờ ra chơi Trung và Quốc đùa
giỡn với nhau. Quốc vô ý làm rách tập của Tú
ngồi bên cạnh, Quốc liền xin lỗi nhưng Tú
không nói gì mà đứng dậy tát mấy cái vào mặt
Quốc.
Em hãy nhận xét hành vi của Tú? Nếu em là
Tú thì xử lí như thế nào?
TH 2: Nhà ông Ân nuôi rất nhiều gà nhưng
thỉnh thoảng bị mất trộm. Để bảo vệ, ông Ân
đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc gẩn cửa
chuồng gà. Một đêm, sau khi bắt trộm được 2
con gà, Tí sập bẫy và bị thương dập bàn chân
trái, hôm sau vào viện thì phải tháo khớp do
nhiễm trùng nặng. Theo em, trong trường hợp
này ông Ân đã vi phạm gì? Vì sao?
HS: Trả lời vào giấy, đại diện trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, chốt lại:
GV: Từ những tình huống trên ta thấy rằng,
mỗi công dân đều có quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm. Vậy bảo hộ là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại:
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
(Trả lời cá nhân)

GV: Nêu câu hỏi
Câu 1: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm là gì?
Câu 2: Pháp luật nước ta quy định như thế nào
về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đối
với công dân?
HS: Trả lời
1/ Hành vi của Tú là sai. Vì Tú đã tát
vào mặt bạn. Pháp luật đã quy định
công dân có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể. Nếu em là Tú, em sẽ bình
tĩnh và chấp nhận lời xin lỗi của Quốc.
Nhắc 2 bạn không nên quá đùa giỡn,
nghịch ngợm trong lớp.
2/ Ông Ân đã vi phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân
thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của mỗi công dân. Vì ông đặt bẫy có
tẩm thuốc độc -> Tí phải tháo khớp do
nhiễm trùng nặng.
Là che chờ, bảo vệ.
II. Nội dung bài học
1. Quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm là quyền cơ bản của
công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi
con người và là quyền quan trọng
nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân.

2. Pháp luật nước ta quy định: Công
dân có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể. Không ai được xâm phạm tới
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, chốt lại:
GV:
Em hãy cho một số ví dụ có thực về việc xâm
phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm trong nhà trường, gia đình và xã hội hiện
nay?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại:
Hoạt động 5: Củng cố
GV: Giới thiệu cho HS, một số hình ảnh, mẫu
chuyện trong thực tế về xâm phạm đến quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể,
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
GV: Qua những mẫu chuyện trên, chúng ta rút
ra bài học gì cho bản thân?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại:
thân thể của người khác. Việc bắt giữ
người phải theo đúng quy định của
pháp luật.
Công dân có quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó
có nghĩa là mọi người phải tôn trọng
tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân

phẩm của người khác.
Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng,
thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của người khác đều bị pháp luật
trừng trị nghiêm khắc
Ví dụ như:
Về việc đánh đập, xúc phạm, chửi bới
học sinh.
Dọa nạt, đánh đập con cái.
Uy hiếp cướp tài sản người đi đường
trong thực tế hiện nay…
Chúng ta không nên nóng vội mà phải
thật bình tĩnh để xử lý mọi việc xảy ra.
Đồng thời trong cuộc sống phải biết
khoan dung, giúp đỡ, thương yêu mọi
người ->không xâm phạm đến quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm.
4. Dặn dò: Học bài và làm bài tập a,b T45.
Xem phần còn lại của bài 16
V. Rút kinh nghiệm:
Người soạn:
Phạm Thị Xuân

×