Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế kế toán quản trị (1063)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.1 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang
Phần 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHỐ HIẾN
1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần May Phố Hiến
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHỐ HIẾN
Trụ sở chính: số 311, Lê Văn Lương, TP Hưng Yên
ĐT: (84- 321)3682704
Mã số thuế: 0900101064

Email.com:

Ngày 30/06/1997, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp giấy
CNĐKKD.
Là một đơn vị liên doanh được thành lập theo quyết định số 439/QĐ-UBND
ngày 10/5/1997 của UBND tỉnh Hưng Yên với sáng lập viên là công ty May Hưng
Yên và công ty Đay Hưng Yên, với nhiệm vụ chính của đơn vị là sản xuất và gia
công hàng may mặc xuất khẩu.
Từ ngày đầu thành lập, công ty mới có 2 dây chuyền sản xuất, đội ngũ cán
bộ nhân viên có 137 người, đến nay đã có 15 tổ sản xuất gồm 14 tổ may và 1 tổ
cắt, gần 930 công nhân đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước
về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng
Trong 4 năm liền là năm 1999 và 2003 công ty đã được UBND tỉnh tặng cờ
thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào sản xuất công nghiệp, năm 2004
công ty được chính phủ tặng huân chương lao động hạng 3 và công ty phấn đấu
trong năm 2006 này vẫn dữ được những danh hiệu đã đạt. Với thành tích đã đạt
được như trên công ty May Phố Hiến không ngừng phát triển chỉ trong tỉnh mà còn
phấn đấu có tên tuổi trong ngành nghề dệt may Việt Nam và đứng vững trong thị
trường các nước.


Năm 2007 Công ty đã được tổ chức DAS Vương quốc Anh chứng nhận đạt
yêu cầu phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 9001-2000
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Vốn điều lệ: 31.000.000.000 đồng
+ Trong đó vốn thuộc sở hữu Nhà Nước là 12,4 tỷ đồng chiếm 40%
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

+ Vốn thuộc các cổ đông khác là 18,6 tỷ đồng chiếm 60%
- Sản xuất: Jacket, quần âu, áo tắm, T-shirt, polo- shirt, sơ mi, áo đồng phục, áo
thun, hàng thể thao trượt tuyết và hàng không thấm nước.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là gia công quần áo và may hàng xuất khẩu. Sản
phẩm của Công ty cổ phần May Phố Hiến hiện nay đã tạo được uy tín cho khách
hàng không chỉ trong nước ( chiếm 35% sản lượng) mà còn mở rộng cả thị trường
nước ngoài ( chiếm 65% sản lượng). Sản phẩm của công ty trước khi xuất xưởng
đều được kiểm tra kỹ 100%, việc kiểm tra chất lượng trên chuyền may theo tiêu
chuẩn AQL 2.5
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh
doanh
3.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần May Phố Hiến được bố trí tập trung từ nhà điều hành đến các
phòng ban, phân xưởng sản xuất,… với diện tích khoảng 12.300m2
- Nhà điều hành: 900m2
- Phân xưởng sản xuất, nhà kho, các công trình phụ: 11.000m2

- Khu nhà xử lý phế liệu: 400m2
Do có sự bố trí tập trung, công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
diễn ra khá thuận lợi và nhanh gọn từ khâu đưa NVL đầu vào cho đến khâu tạo ra
thành phẩm.
3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh
Công ty cổ phần May Phố Hiến có bộ máy quản lý được tổ chức tập trung từ trên,
bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng
Giám đốc, sau đó là các phòng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất. (Phụ lục 1)
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề
được Luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các
báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông, HĐQT có trách nhiệm giám sát
Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của
HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị
quyết Đại hội đồng cổ đông quy định
- Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội cổ đông, do Đại hội cổ đông bầu ra.
Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt

động kinh doanh, BCTC của công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
- Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên
quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó Tổng Giám
đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động
giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo
đúng chế độ chính sách của Nhà nước và điều lệ công ty.
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty có quy trình máy móc thiết bị chủ yếu nhập từ Nhật Bản với dây truyền
công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn
công nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là gia công
theo đơn đặt hàng và hình thức mua nguyên vật liệu tự sản xuất để bán.
- Trường hợp gia công thì quy trình công nghệ thực hiện theo 2 bước: (Phụ lục 2)
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, phòng kỹ
thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và may thử sản phẩm sau đó khách hàng kiểm tra, nhận
xét góp ý.
Bước 2: Sau khi nhận được khách hàng chấp nhận và các yếu tố sản phẩm mẫu
mới đưa xuống các xí nghiệp thành viên để sản xuất sản phẩm theo mẫu hàng. Đơn
đặt hàng được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng đã được ký kết.
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

- Trường hợp mua NVL về sản xuất sản phẩm để bán thì công ty sẽ tự tạo mẫu

hoặc tạo mẫu trên cơ sở các đơn vị đặt hàng của khách hàng. Phòng kỹ thuật sẽ ra
sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt, may. Sản phẩm trong trường hợp này
chủ yếu tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ sản xuất như trường hợp gia công.
5. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua hai năm 2011 và 2012 thì tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công
ty nhìn chung là tốt, kết quả kinh doanh năm 2012 cao hơn so với năm 2011. Từ đó
cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây tuy gặp khó
khăn nhưng đã từng bước khắc phục. So sánh chỉ tiêu tài chính về tình hình và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2011 và 2012 (Phụ lục 3) ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 60.697.795.293 VNĐ
tương ứng với 32,25% so với năm 2011
- Chi phí tài chính tăng tuyệt đối là 564.661.049 VNĐ lý do chính là chi phí lãi vay
năm 2012 tăng 121,24%
- Doanh thu hoạt động tài chính giảm tuyệt đối 253.669.469 VNĐ tương ứng
25,11%
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: tăng mạnh từ 1.056.197.650 VNĐ lên
2.072.265.671VNĐ tương ứng 96,2% trong năm 2012
- Lợi nhuận khác giảm tuyệt đối năm 2012 là 100%
- Tổng số lao động tăng nhẹ 230 người chiếm 33% so với năm 2011
Đây là kết quả đáng mừng cho thấy nỗ lực của công ty cổ phần May Phố Hiến
trong những năm tài chính bất ổn, tạo công ăn việc làm thêm cho người lao động,
góp phần giữu gìn trật tự, an ninh xã hội cho đất nước.

SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: CN. Trần Minh Trang
Phần 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công tác kế toán được thực hiện theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng
trực tiếp điều hành các kế toán viên. Công tác kế toán trong doanh nghiệp được
tiến hành tập trung tại phòng kế toán- tài chính doanh nghiệp của công ty, các đơn
vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ
công tác kế toán, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý hệ thống hóa toàn bộ thông tin
kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính, lưu trữ bảo quản toàn bộ hồ sơ tài
liệu kế toán của doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán của công ty (Phụ lục 4):
- Kế toán trưởng: phụ trách chung công tác kế toán toàn công ty, giúp Giám đốc
công ty tổ chức chỉ đạo công tác tài chính, tổ chức hoạch toán kế toán, sắp xếp tổ
chức bộ máy kế toán công ty đảm bảo phù hợp.
- Kế toán tổng hợp: kế toán nhật ký chung, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán,
kế toán thuế và các khoản phải nộp, Nhà nước, kế toán tăng giảm TSCĐ,…
- Thủ quỹ: Theo dõi hợp đồng kinh tế, lập và chuyển hóa đơn cho khách hàng đảm
bảo chính xác, kịp thời, kiểm tra theo dõi các phiếu thu, chi liên quan đến tiền mặt
và có trách nhiệm xuất nhập quỹ tiền mặt của công ty.
1.2 Các chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
- Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam, kí hiệu “VNĐ”
- Công ty hoạch toán HTK theo phương pháp: kê khai thường xuyên
- Công ty áp dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính giá NVL, CCDC, xuất kho thành phẩm hàng hóa: bình quân

gia quyền sau mỗi lần nhập
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng hoàn thành
tương đương.
- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung (Phụ lục 5)
2. Thực tế một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty
2.1 Kế toán vốn bằng tiền
2.1.1 Kế toán tiền mặt
2.1.1.1 Chứng từ sử dụng
Giấy đề nghị tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ, phiếu chi, phiếu thu, giấy thanh
toán tạm ứng,…
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của quỹ tiền mặt, kế toán sử
dụng TK 111. TK 111 có 3 tài khoản cấp 2: TK 111(1), TK 111(2), TK 111(3)
2.1.1.3 Kế toán hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
Nợ TK 111

- Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt
Nợ TK 111


Có TK 112
- Trả tiền mua hàng cho người bán

Có TK 131
- Trả lương cho người lao động

Nợ TK 331

Nợ TK 334

Có TK 111
Ví dụ:

Có TK 111

1) Phiếu thu số 124 ngày 1/2/2012(Phụ lục 6) Công ty AMC trả tiền mua hàng
tháng trước theo hóa đơn GTGT 01019476 số tiền 56.789.425đ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 111:

56.789.425 đ

Có TK 131: 56.789.425 đ
2) Phiếu chi số 168 ngày 5/2/2012 chi tạm ứng cho chị Lan đi công tác với số tiền
là 5.000.000.000 đ. Ngày 23/2/2012 theo phiếu thu số 263 thu lại tiền do chi không
hết 3.500.000 đ, kế toán hạch toán:
- Căn cứ phiếu chi số 168:
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

- Căn cứ phiếu thu số 263:

Page 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

Nợ TK 141: 5.000.000.000 đ

Nợ TK 111: 3.500.000 đ

Có TK 111: 5.000.000.000 đ
Có TK 141: 3.500.000 đ
Nghiệp vụ này được ghi trên sổ nhật ký chung (Phụ lục 7)
2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
2.1.2.1 Chứng từ sử dụng:
Giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê của ngân hàng, các chứng từ gốc: ủy
nhiệm chi, ủy nhiện thu, séc,…
2.1.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 112, TK 112 có 3 tài khoản cấp 2: TK 112(1),
TK112(2), TK112(3)
2.1.2.3 Kế toán hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng

-Rút TGNH về nhập quỹ

Nợ TK 112

Nợ TK 111


Có TK 111
- Người mua trả tiền bằng chuyển khoản

Có TK 112
-Trả tiền mua hàng bằng TGNH

Nợ TK 112

Nợ TK 331

Có TK 131
Ví dụ:

Có TK112

1) Phiếu thu số 431 ngày 24/2/2012, rút tiền TGNH về nhập quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 111:

175.396.427 đ

Có TK 112: 175.396.427 đ
Nghiệp vụ này được ghi trên sổ nhật ký chung (Phụ lục 7)
2) Phiếu chi số 252 ngày 4/2/2012, xuất tiền mua vải lót S&N, kèm theo hóa đơn
GTGT số A001542. Giá mua chưa thuế 305.148.579đ, thuế GTGT 10%, kế toán
lập ủy nhiệm chi gửi ngân hàng.
Căn cứ giấy báo nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 331:
Nợ TK 133(1):


305.148.579 đ
30.514.858 đ

Có TK 112: 335.663.437 đ
Nghiệp vụ này được ghi trên sổ nhật ký chung (Phụ lục 7)
2.2 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

2.2.1 Phân loại Nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu chính: là vải do khách hàng gửi đến hoặc vải mua ngoài.
Ví dụ: vải lót S&N, vải tổng hợp, …
- Nguyên vật liệu phụ: là những NVL phụ trợ trong việc sản xuất được kết hợp với
NVL chính để làm thay đổi màu sắc, kích cỡ, hình dáng, phục vụ và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Ví dụ: màu nhuộm, kim, chỉ,…
- Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình
sản xuất kinh doanh: Xăng, dầu, nước,…
- CCDC tại công ty: là các máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm.
2.2.2 Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản
kiểm kê vật tư, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận vật tư, hợp đồng bán hàng,…
2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư (Phụ lục 8)
2.2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

 TK sử dụng: TK 151, 152, 153
 Phương pháp kế toán:
- Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC
Ví dụ:
Phiếu nhập kho số 01(Phụ lục 9), ngày 01/02/2012 nhập kho 2.808(mét) vải
lót hàng S&N của Công ty S&N CAMABI LIMITED, kèm theo hóa đơn GTGT số
0044363 cùng ngày (Phụ lục 10). Giá mua chưa thuế: 54.295.488 đ, thuế GTGT
10%. Công ty chưa thanh toán tiền.
Kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 152:

54.295.488 đ

Nợ TK 133(1):

5.429.548.8 đ

Có TK 331(Cty S&N CAMABILIMTED): 59.725.036.8 đ
- Kế toán tổng hợp giảm NVL, CCDC
Ví dụ:
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

Phiếu xuất kho số 191(Phụ lục 11) ngày 02/02/2012 xuất kho 300 viên phấn

may; đơn giá 536,50 đ/ 1viên dùng cho vẽ sản phẩm.
Kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 621:

160.951 đ

Có TK 152: 160.951 đ
Các nghiệp vụ được hạch toán tăng giảm NVL được hạch toán trên Sổ nhật ký
chung (Phụ lục 7), Sổ cái tài khoản (Phụ lục 12), Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ (Phụ
lục 13)
2.3Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.1 Các hình thức trả lương
Việc tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty được thực hiện
dưới hai hình thức: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương chính được hưởng theo hình thức
lương sản phẩm, còn những ngày nghỉ phép, lễ, họp, học tập hưởng lương theo
thời gian.
- Đối với cán bộ quản lý, phục vụ quản lý hưởng lương theo thời gian. Những ngày
nghỉ phép, lễ, họp, học tập hưởng lương theo thời gian.
2.3.2 Các khoản trích theo lương
Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả theo từng đối
tượng sử dụng và tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định trên
cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
được thực hiện trên: “Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH”
- BHXH: Nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích 24% mức lương tối thiểu, hệ
số lương của người lao động phải đóng góp 7% và người sử dụng lao động là 17%
- BHYT: Mức trích lập là 4,5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng của người
lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng
góp 1,5%
- KPCĐ: Là khoản được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ 2% trên tiền lương
của công nhân viên và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Được dùng để

chi các hoạt động tổ chức của công đoàn như hoạt động văn hóa, thể thao.
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

- BHTN: Tỷ lệ trích của doanh nghiệp là 2% trong đó người lao động chịu 1% và
doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí.
Ta có bảng sau:
Doanh nghiệp

BHXH
17%

Người lao động 7%
Tổng
24%
2.3.3 Chứng từ sử dụng:

BHYT
3%

KPCĐ
2%

BHTN

1%

Tổng
23%

1,5%
4,5%

2%

1%
2%

9,5%
32,5%

Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng lương BHXH, danh sách người lao động được hưởng trợ cấp, bảng thanh
toán tiền lương, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, …
2.3.4 Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334, 338 ( 3382, 3383, 3384, 3389) và các
TK liên quan: 335, 622, 627, 111,112,…
2.3.5 Kế toán hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Hàng tháng, khi tính lương, phụ cấp lương phải trả cho người lao động:
Nợ TK 241, 622, 627, 641, 642
Có TK 334
(2) Tiền thưởng phải trả cho người lao động:
Nợ TK 353: Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
Nợ TK 622, 627, 641, 642: Thưởng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 334
(3) Hàng tháng, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:

Nợ TK 622, 627, 641, 642
Nợ TK 334
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389)
(4) Khi thanh toán lương, BHXH cho người lao động:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
(5) Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389)
Có TK 111, 112
Ví dụ: Số liệu bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 2 năm
2012 (Phụ lục 14), kế toán hạch toán:
-Khi tính lương phải trả cho người lao

-Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

động

Nợ TK 622:

190.278.744 đ


Nợ TK 622:

827.298.889 đ

Nợ TK 627:

16.600.831 đ

Nợ TK 627:

72.177.528 đ

Nợ TK 641:

12.646.542 đ

Nợ TK 641:

54.984.967 đ

Nợ TK 642:

14.620.044 đ

Nợ TK 642:

63.565.410 đ

Nợ TK 334:


96.712.545,43 đ

Có TK 334: 1.018.026.794 đ

Có TK 338: 330.858.706,43 đ
- TK 338(2):

20.360.536 đ

- TK 338(3): 244.326.430,56 đ
- TK 338(4):

45.811.205,73 đ

- TK 338(9):

20.360.536 đ

2.4 Kế toán tài sản cố định
2.4.1 Đặc điểm phân loại và nguyên tắc đánh giá TSCĐ
Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (Bộ hồ sơ gồm có biên bản
giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên
quan). TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi
chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
Việc phản ánh tăng giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm
tăng giảm TSCĐ trong tháng, việc trích khấu hao hoặc thôi trích được thực hiện
theo nguyên tắc tròn tháng: TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới bắt đầu
tính khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao.
2.4.2 Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ, phiếu chi, biên bản đánh giá lại

TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, …
2.4.3 Tài khoản sử dụng:
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

Kế toán sử dụng TK 211, 213 và một số tài khoản liên quan
2.4.4 Kế toán hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
+ Mua trong nước 1 TSCĐ dùng vào SXKD hàng chịu thuế theo phương pháp
khấu trừ, kế toán hạch toán: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá)
Nợ TK 133(2): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 341
+ Đơn vị được tài trợ, biếu tặng TSCĐ, kế toán hạch toán: Nợ TK 211, 213
Có TK 711
Ví dụ:
Theo hóa đơn GTGT A002348 ngày 20/03/2012, mua 100 máy may nguyên
giá 432.876.545đ, thuế suất GTGT 10% sử dụng trong 5 năm, chưa trả tiền. Căn cứ
hóa đơn mua hàng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 211:

432.876.545 đ

Nợ TK 133(2):


43.287.654,5 đ

Có TK 331: 476.164.199,5 đ
- Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Ví dụ:
Ngày 12/04/2012, thanh lý lô thiết bị nguyên giá 368.560.078 đ, đã khấu hao
208.193.983 đ, số tiền thu được từ thanh lý là 156.720.000 đ, thuế GTGT 5%
Kế toán hạch toán:
- Thanh lý:

- Tiền thu được từ thanh lý

Nợ TK 214:

208.193.983 đ

Nợ TK 811:

160.366.095 đ

Nợ TK 131:

156.720.000 đ

Có TK 711: 148.884.000 đ

Có TK 211: 368.560.078 đ
Có TK 333(1): 7.836.000 đ
2.5 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

2.5.1 Kế toán doanh thu bán hàng
- Phương thức thanh toán: Hiện nay, Công ty CP May Phố Hiến đang sử dụng hình
thức thanh toán đối với các sản phẩm như:

SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

+ Đối với hàng xuất trong nước thanh toán trong 10 ngày kể từ khi nhận được
hàng.
+ Đối với hàng xuất khẩu LC thanh toán ngay.
- Phương thức bán hàng: Công ty CP May Phố Hiến sử dụng phương thức bán
hàng trực tiếp, không qua đại lý, ký gửi. Khách hàng thanh toán ngay hay mua trả
chậm thì phải xác nhận vào hóa đơn bán hàng.
- Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng; các chứng từ khác
như: hợp đồng kinh tế, biên bản thanh ký hợp đồng, biên bản nghiệm thu, …
- Tài khoản sử dụng:
TK 511, 333(1), 338(7),… và các TK liên quan: TK 111, 112, 131, …
Ví dụ:
Theo hóa đơn GTGT số 0001623, ngày 23/08/2012 xuất bán cho Trường
THCS Lê Lợi 986 áo đồng phục, lô hàng trị giá 64.090.000đ chưa bao gồm thuế
GTGT 10%,, trị giá vốn của lô hàng xuất bán là 55.985.300đ, kế toán ghi sổ:
BT1) Nợ TK 632:


55.985.300 đ

BT2) Nợ TK 131:

Có TK 156: 55.985.300 đ

Có TK 511:

70.499.000 đ
64.090.000 đ

Có TK 333(1): 6.409.000 đ
2.5.2 Kế toán chí phí bán hàng
- Chứng từ sử dụng:
Phiếu chi, hóa đơn dịch vụ mua ngoài, giấy tạm ứng, phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, sổ kho và các chứng từ có liên quan khác, …
- Tài khoản sử dụng:
TK 641 và các TK khác liên quan: TK 111,112, 331, …
- Các chi phí liên quan đến bán hàng gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí
dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền liên quan đến bán hàng.
Ví dụ:
Cuối tháng 02/2012 kế toán tập hợp chi phí bán hàng, kế toán hạch toán như sau:
+ Căn cứ vào bảng phân bổ lương: Nợ TK 641(1): 67.631.509 đ
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: CN. Trần Minh Trang
Có TK 334: 54.984.967 đ
Có TK 338: 12.646.542 đ

+ Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ: Nợ TK 641(4): 5.400.000 đ
Có TK 214: 5.400.000 đ
+ Căn cứ chi phí bằng tiền và chi phí mua ngoài: Nợ TK 641(8): 3.000.000 đ
Nợ TK 133(1):

300.000 đ

Có TK 111: 3.300.000 đ
2.5.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chứng từ sử dụng:
Phiếu chi, hóa đơn dịch vụ mua ngoài, giấy tạm ứng và các chứng từ liên
quan, …
- Tài khoản sử dụng:
TK 642 và các TK khác có liên quan: TK 111, 112, 331,…
- Các chí phí liên quan đến QLDN gồm: các chi phí về lương nhân viên bộ phận
QLDN, chi phí vật liệu văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN, tiền thuế
môn bài, dịch vụ mua ngoài ( điện, nước, điện thoại,..) và chí phí khác bằng tiền
liên quan đến QLDN
Ví dụ:
Cuối tháng 02/2012 kế toán tập hợp chi phí QLDN, kế toán hạch toán như
sau:
+ Căn cứ vào bảng phân bổ lương: Nợ TK 642(1): 78.185.454 đ
Có TK 334: 63.565.410 đ
Có TK 338: 14.620.044 đ
+ Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ: Nợ TK 642(2): 9.000.000 đ
Có TK 214: 9.000.000 đ

+ Căn cứ chi phí bằng tiền và chi phí mua ngoài: Nợ TK 642(8):
Nợ TK 133(1):
Có TK 112:
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

2.800.000 đ
280.000 đ
3.080.000 đ
Page 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

2.5.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 911, 421 và các TK liên quan: TK 511, 515, 632, 641,
642, 635
- Sổ kế toán sử dụng: Sổ TK 911, 511, 515, 632, 641, 642, 635
Cuối tháng kế toán kết chuyển doanh thu sang bên có TK 911 đồng thời kết
chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN sang bên Nợ TK 911,
chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có của TK 911 được kết chuyển vào TK421 (Phụ
lục 15)
Ví dụ:
Cuối tháng 02/2012 kế toán thực hiện bút toán kết chuyển để xác định kết
quả kinh doanh, kế toán hạch toán như sau:
- Kết chuyển doanh thu bán hàng
Nợ TK 511:


- Kết chuyển chi phí bán hàng

3.587.401.914 đ

Nợ TK 911:

Có TK 911: 3.587.401.914 đ
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 515:

3.060.194 đ

Nợ TK 911:

Có TK 641:412.793.418 đ
- Kết chuyển chi phí QLDN
Nợ TK 911:

Có TK 911: 3.060.194 đ
- Kết chuyển giá vốn hàng bán

412.793.418 đ

276.013.251 đ

Có TK 642:276.013.251 đ
- Kết chuyển chi phí hoạt động

3.125.874.559 đ


tài chính

Có TK 632: 3.125.874.559 đ

Nợ TK 911:

11.020.625 đ

Có TK 635: 11.020.625 đ
- Kết chuyển lỗ lãi:
Nợ TK 911:

235.239.745 đ

Có TK 421: 235.239.745 đ
Phần 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1 Thu hoạch

SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần May Phố Hiến, được sự giúp
đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cô phòng kế toán và một số phòng liên quan,

em đã hiểu được thêm rất nhiều bài học bổ ích. Qua thời gian học tập em đã hiểu
thêm được về việc thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, làm quen với những
chứng từ sổ sách, quá trình luân chuyển chứng từ.
Qua đợt thực tập này, em nhận thức sâu hơn nữa tầm quan trọng của công
tác kế toán trong việc chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần May Phố Hiến đã sử dụng phần mềm Asia để hạch toán nên công
việc của kế toán cũng đỡ vất vả hơn.
Khi học ở giảng đường em nghĩ công việc kế toán vô cùng phức tạp nhưng
thực tế không phức tạp như em nghĩ, càng tiếp xúc em càng thấy yêu nghề kế toáncông việc kế toán với những con số biết nói tưởng chừng khô khan mà vô cùng thú
vị.
3.2 Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty cổ phần May Phố Hiến
3.2.1 Ưu điểm:
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty cổ phần May Phố Hiến có bộ máy gọn nhẹ,
các phòng ban chức năng phục vụ có nhiều hiệu quả giúp lãnh đạo công ty quản lý
kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, hạch toán được tiến hành hợp lý, phân công
công việc rõ ràng. Phòng kế toán đã sớm sử dụng hình thức kế toán Nhật Ký
Chung - là hình thức kế toán có nhiều ưu điểm, hệ thống sổ kế toán tương đối đơn
giản gọn nhẹ.
- Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ sổ kế toán với
cách thức ghi chép phương pháp hạch toán một cách khoa học hợp lý phù hợp với
yêu cầu mục đích của chế độ kế toán, cải cách tổ chức công tác kế toán quản lý
một cách dễ dàng, giảm khối lượng công việc.
- Về tổ chức vận dụng sổ kế toán: Hệ thống sổ kế toán của công ty được lập đầy đủ
theo quy định với ưu điểm được lập và in đầy đủ vào cuối tháng, nếu trong tháng
phát hiện sai sót thì vẫn có thể dễ dàng sửa chữa.
3.2.2 Tồn tại
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 16



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN. Trần Minh Trang

Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
- Trong quá tình lập chứng từ kế toán còn một số thiếu sót, nhiều nghiệp vụ kinh tế
xảy ra nhưng chưa được kế toán ghi chép kịp thời. Tình trạng này thường được xử
lý vào cuối tháng do đó việc lập chứng từ như vậy đã vi phạm nguyên tắc thận
trọng trong kế toán.
- Hệ thống lưu dữ số liệu của công ty chưa thật sự khoa học gây khó khăn cho việc
theo dõi số liệu và tình hình hoạt đọng sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư: phương pháp này gặp
nhiều khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu và phát hiện sai sót, đòi hỏi kế toán
phải có trình độ chuyên môn cao.
3.3 Một số ý kiến đề xuất
- Để tăng được lượng hàng tiêu thụ đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận, mỗi doanh
nghiệp đều có những chiến lược tiêu thụ riêng, Công ty cổ phần May Phố Hiến nên
sử dụng thêm TK521- chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng mua sản
phẩm với khối lượng lớn, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, và đồng thời thu hút thêm
được nhiều khách hàng cho công ty.
- Công ty nên áp dụng thêm phương thức thanh toán khi bán hàng như trả chậm vì
khối lượng hàng bán rất nhiều cũng như lượng khách hàng của công ty rất lớn, nếu
có thêm phương thức thanh toán này thì chắc chắn khách hàng của công ty sẽ tăng
lên và lượng hàng mua cũng tăng lên.
- Công ty đã trang bị đầy đủ máy vi tính để tính toán, nhưng trang bị kỹ thuật vẫn
chưa được sử dụng một cách tốt nhất và tối đa, công ty cũng nên cải thiện các biểu
mẫu thực hiện trên Excel, kết hợp sử dụng các Macro để giảm tải công việc thủ
công của kế toán.
- Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư gặp nhiều khó khăn

trong việc kiểm tra đối chiếu và phát hiện sai sót, vậy nên chăng kế toán nên hạch
toán theo phương pháp thẻ song song để dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót
đồng thời cung cấp thông tin tình hình nhập - xuất - tồn của NVL kịp thời chính
xác.
SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

Page 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Phương - MSV: 09A07905

GVHD: CN. Trần Minh Trang

Page 18



×