Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm giáo dục thường xuyên hai bà trưng quận hai bà trưng, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 111 trang )

B GIO DC V O TO
HC VIN QUN Lí GIO DC
_____________

______________

Lấ TH NGUYT

BIệN PHáP QUảN Lý HOạT ĐộNG DạY HọC
TạI TRUNG TÂM GIáO DụC THƯờNG XUYÊN HAI Bà TRƯNG
QUậN HAI Bà TRƯNG, Hà NộI

Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s: 60 14 01 01

LUN VN THC S QUN Lí GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. TRNG VN CHU

H NI - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm và lòng biết ơn chân thành, tác giả luận văn xin gửi lời
cảm ơn tới:
Ban Giám đốc và tập thể giảng viên Học viện Quản lý giáo dục đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và có những kiến thức,
kỹ năng cần thiết để nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.


Trương Văn Châu, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ đạo,
giúp đỡ, góp ý cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể giáo viên Trung tâm
GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Các em học sinh của
Trung tâm đã ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình điều tra,
khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm, giúp đỡ, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp, chỉ bảo của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp và những
người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Nguyệt


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa từng ai công bố ở bất lỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Nguyệt



iii

MỤC LỤC (Đặt sau trang danh mục biểu dồ)
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..........................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 5
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN .................................................. 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 8
1.2.1. Giáo dục thường xuyên .......................................................................... 8
1.2.2. Quản lý ................................................................................................. 10
1.2.3.Quản lý giáo dục .................................................................................... 12
1.2.4.Quản lý nhà trường ................................................................................ 13
1.2.5. Hoạt động dạy học ................................................................................ 15
1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học .................................................................... 16
1.3. Yêu cầu về hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX hiện nay ..................... 18

1.3.1. Mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học ............................................. 18
1.3.2. Yêu cầu về tổ chức và phương pháp dạy học ......................................... 20
1.3.3. Yêu cầu về hoạt động giảng dạy của giáo viên ...................................... 21
1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX .......................................... 22
1.4.1.Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ............................................ 23
1.4.2. Quản lý hoạt động học tập của học sinh................................................. 29
1.5. Một số nhân tố ảnh hướng đến quản lý hoạt động dạy học tai Trung tâm
GDTX ................................................................................................................ 32
1.5.1.Đội ngũ giáo viên ................................................................................... 32
1.5.2. Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học ......................... 32


iv
1.5.3. Các hoạt động xã hội hóa giáo dục ........................................................ 32
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 33
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HAI BÀ TRƯNG
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI ..................................................................... 34
2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội và giáo dục ở Quận Hai Bà Trưng .......................... 34
2.1.1. Một số nét về kinh tế- xã hội Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ................... 34
2.1.2. Tình hình giáo dục của Quận Hai Bà Trưng,Hà Nội .............................. 36
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Hai
Bà Trưng, Hà Nội............................................................................................... 37
2.2.1.Một số nét về Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội ............................................................................................................ 37
2.2.2.Thực trạng hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên
Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ..................................................... 41
2.2.3. Thực trạng việc học tập của học sinh ..................................................... 46
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDTX
Hai Bà Trưng, Hà Nội ........................................................................................ 52

2.3.1.Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học ...................................................... 52
2.3.2.Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học ..................................................... 53
2.3.3. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên ......................................... 54
2.3.4. Thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn ............... 55
2.3.5.Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh........ 56
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung tâm .................... 57
2.4.1. Thực trạng quản lý học tập của học sinh trên lớp ................................... 57
2.4.2 Thực trạng quản lý học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp ..................... 59
2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện quản lý hoạt động dạy
học tai Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng, Hà Nội ................................................ 60
2.5.1. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 60
2.5.2. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 61
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 62
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HAI BÀ TRƯNG QUẬN
HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI ................................................................................. 63
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học................ 63
3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ......................................................... 63
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 63
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .......................................................... 64
3.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................ 64


v
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDTX Hai Bà
Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội .................................................................... 64
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của Ban Giám đốc và tổ trưởng
chuyên môn về quản lý hoạt động dạy học ...................................................... 64
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học của tổ
chuyên môn .................................................................................................... 66

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong hoạt
động dạy học................................................................................................... 69
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy
học của giáo viên Trung tâm ........................................................................... 71
3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp học
tập hiệu quả..................................................................................................... 73
3.2.6. Biện pháp 6 : Tăng cường đầu tư và sử dụng thiết bị dạy học tại
Trung tâm ....................................................................................................... 76
3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 79
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp ....................... 81
3.4.1.Mục đích khảo nghiệm ........................................................................... 81
3.4.2. Đối tượng khảo nghiêm ......................................................................... 81
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 81
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................... 81
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm............................................................................. 82
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 86
1. Kết luận.......................................................................................................... 86
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CSVC

Cơ sở vật chất

3

GDTX

Giáo dục thường xuyên

4

QLGD

Quản lý giáo dục

5

GD& ĐT


Giáo dục và Đào tạo

6

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

7

KHDH

Kế hoạch dạy học

8

PPDH

Phương pháp dạy học

9

CNTT

Công nghệ thông tin

10

GV


Giáo viên

11

HS

Học sinh

12

THCS

Trung học cơ sở

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

BDVH

Bồi dưỡng văn hóa

15

BTVH


Bổ túc văn hóa

16

XMC

Xóa mù chữ

17

HĐDH

Hoạt động dạy học


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Đội ngũ cán bộ giáo viên Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng ................ 39

Bảng 2.2.

Kết quả xếp loại văn hóa và hạnh kiểm của học sinh Trung tâm
GDTX Hai Bà Trưng ......................................................................... 41
Kết quả nghiên cứu về việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên ........... 41

Bảng 2.3:

Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:

Kết quả nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy giảng
dạy trên lớp của giáo viên .................................................................. 42
Kết quả nghiên cứu thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học..... 44
Kết quả nghiên cứu việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên về kết

Bảng 2.7:
Bảng 2.8:

quả học tập của học sinh .................................................................... 45
Kết quả nghiên cứu về thực trạng thực hiện nền nếp của học sinh............ 46
Kết quả nghiên cứu về thực trạng thực hiện nền nếp của học sinh............ 47

Bảng 2.9:

Kết quả nghiên cứu thực trạng việc học tập của học sinh trong giờ
học ..................................................................................................... 48
Bảng 2.10: Kết quả nghiên cứu thực trạng việc học tập của học sinh trong giờ
học ..................................................................................................... 49
Bảng 2.11: Kết quả nghiên cứu thực trạng việc học tập ngoài giờ trên lớp của
học sinh.............................................................................................. 50
Bảng 2.12: Kết quả nghiên cứu thực trạng việc học tập ngoài giờ trên lớp của
học sinh.............................................................................................. 51
Bảng 2.13: Kết quả nghiên cứu thực trang quản lý mục tiêu dạy học.................... 52
Bảng 2.14. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý kế hoạch dạy học .................. 53
Bảng 2.15. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên ............. 54
Bảng 2.16. Kết quả nghiên cứu thức trang quản lý sinh hoạt chuyên môn của tổ

chuyên môn ........................................................................................ 55
Bảng 2.17: Kết quả nghiên cứu thực trạng kiểm tra, đánh giá học tập của học
sinh .................................................................................................... 56
Bảng 2.18: Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập của học sinh trên lớp..... 57
Bảng 2.19: Kết quả nghiên thực trạng quản lý học tập của học sinh ngoài trên
lớp...................................................................................................... 59
Bảng 3.1.

Kết quả khảo sát ý kiến củaCBQL và giáo viên về tính cần thiết,
tính khả thi của 6 biện pháp................................................................ 82


viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ về quản lý ..................................................................................... 11
Biểu đồ 3.1: Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính cần thiết của 6 biện pháp ...... 83
Biểu đồ 3.2. Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính khả thi của 6 biện pháp......... 83


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế ở nước ta hiện nay lực lượng lao động chiếm tỉ lệ cao so với
dân số trong cả nước, đó là nguồn lực tạo ra của cải, vật chất cho xã hội,
nhưng trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng này còn thấp,
chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Vì vậy, yêu cầu cấp bách phải tạo
điều kiện cho mọi người có quyền và nghĩa vụ được học tập thường xuyên để
đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Nghị Quyết Đại hội khóa VI

Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định “Bảo đảm việc làm cho
người lao động, trước hết ở thành thị và cho thanh niên, là nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng đầu…Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội
ngũ lao động có văn hóa, có kỹ thuật, có kỹ luật và giàu tính sáng tạo, đồng
bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội”. Nghị
quyết số 29/TW (Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 04 tháng 11 năm
2013) của Đảng Cộng sản Việt nam đã chỉ rõ:“ Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, sự nghiệp giáo dục- đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng; đó là việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo,
chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông có chuyển biến, cơ sở vật chất-kỹ
thuật của các trường học trên cả nước được tăng cường, trình độ dân trí được
nâng cao, chấtlượng giáo dục đào tạo có những chuyển biến bước đầu. Việc
coi giáo dục thường xuyên (GDTX) là một thành phần của hệ thống giáo dục
quốc dân cũng được ghi trong Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai


2

đoạn 2005 - 2010”.Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta, GDTX,
bổ túc văn hóa là một bộ phận góp phần bổ sung kiến thức và nối tiếp hệ
thống giáo dục phổ thông, nhằm góp phần thực hiện phát triển con
người.Chính vì vậy, các Trung tâm GDTX đã và đang là bộ phận cấu thành
không thể thiếu trong hệ thốnggiáo dục quốc dân của nước ta hiện nay.
Đứng trước tình hình đó, cần có quan niệm mới mẻ, rộng hơn về giáo dục.
Giáo dục không chỉ là một giai đoạn tức thời, diễn ra một lần, chỉ giới hạn
độ tuổi học sinh, sinh viên mà là một quá trình diễn ra liên tục thường xuyên

suốt cả cuộc đời.
Trong nhiều năm qua, GDTX đã và đang là bộ phận không thể thiếu
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với giáo dục chính quy, GDTX đã
tự khẳng định vị trí vai trò của mình và trở thành một bộ phận quan trọng
trong hệ thống giáo duc, giúp mọi người có thêm cơ hội học tập.Thực tế
GDTX đã mở lối thoát cho cuộc khủng hoảng về nguồn nhân lực ở nước ta
và nó giữ vai trò quan trọng là một bộ phận, là một phần trong hệ thống giáo
dục quốc dân, nó đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.
Trung tâm GDTXHai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng với
các Trung tâm khác trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những thành
tích rất đáng tự hào, góp phần đáng kể trong sự nghiệp giáo dục của Thành
phố, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của Quận và thành
phố. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức quản lý dạy học. Trung tâm còn gặp
nhiều khó khăn, lung túng chưa nghiên cứu và đề xuất được một hệ thống
biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp
ứng yêu cầu phát triển cả về quy mô và chất lượng ngày càng cao của giáo
dục thủ đô.
Xuất phát từ lý do nêu trên, với cương vị là một giáo viên đang giảng
dạy tại Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tôi chọn


3

nghiên cứu đề tài:“Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm
GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu bổ ích cho giáo viên, cho
cán bộ quản lý đối với Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng nói riêng và các
Trung tâm GDTX nói chung trên địa bàn Thành phố Hà Nội, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của Thành phố Hà
Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt
động dạy học tại Trung tâmGDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học tại Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học
3.2.Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại Trung
tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học gắn với tình hình
thực tiễncủa Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận
Hai Bà Trưng Thành phố, Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX


4

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp các tài liệu
phục vụ cho đề tài như sách, các chỉ thị, nghị quyết, các tài liệu bồi dưỡng cán
bộ quản lý công chức nhà nước, các tài liệu về phương pháp dạy học ở các
trường PTTH nói chung và các Trung tâm GDTX nói riêng phục vụ đề tài
luận văn.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1. Phương pháp điều tra.
Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc và
những nội dung chủ định của người nghiên cứu, phương pháp này được sử
dụng với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm đánh giá thực trạng
dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động dạy học và
thái độhọc tập của học sinh Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội
5.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của các chuyên
gia, cán bộ quản lý giáo dục
5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
5.3.1. Phương pháp thống kê để xử lý, tổng hợp các số liệu đã thu thập
được.
5.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích, đánh giá, khai thác
các vấn đề nêu ra dựa trên những số liệu thống kê.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
tại Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


5

7. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng,
Hà Nội những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn
còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp
đổi mới giáo dục hiên nay. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học phù hợp, khả thi và thực hiện một cách triệt để, đồng bộ sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học tại Trung tâm.

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm
GDTX.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở Trung
tâm GDTXHai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX
Hai Bà Trưng Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hoạt động dạy học (HĐDH) xuất hiện trong lịch sử nhân loại từ rất
sớm. Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội, để tồn tại và phát
triển, con người đã luôn luôn nhận thức thế giới xung quanh, học hỏi, tích lũy
kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động và kinh nghiệm chinh phục thiên
nhiên, đồng thời với nó là quá trình truyền đạt kinh nghiệm của lớp người đi
trước cho các thế hệ sau. Quá trình dạy học hình thành từ đó, đi từ vô thức
đến có ý thức, từ những hình thức đơn giản, sơ khai đến những phương thức
dạy học hiện đại ngày nay. Từ một hiện tượng tự phát diễn ra đơn giản theo
lối quan sát - bắt chước, dần dần dạy học trở thành một hoạt động có ý thức.
Con người đã biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung và tìm ra các
phương pháp để tổ chức quá trình này một cách hiệu quả. Để nâng cao chất
lượng giáo dục trước tiên phải nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học, vai trò của các biện pháp quản lý là hết

sức quan trọng. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có tâm huyết với
ngành giáo dục đã nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo dục để tìm ra các biện
pháp quản lý tốt nhất.
Ở phương Đông, từ thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 trước công
nguyên) - nhà chính trị, triết gia nổi tiếng, nhà giáo dục nỗi lạc của Trung Hoa
cổ đại, được xếp là một trong 10 vĩ nhân của thế giới cho rằng “ Đất nước
muốn phồn vinh, vững mạnh thì người quản lý phải chú trọng đến 3 yếu
tố:Thứ (làm cho dân đông), Phú (làm cho dân giàu), Giáo (làm cho dân có
giáo dục, được học hành) ”. Nhà giáo dục vĩ đại J.A. Cômenxki (1592 - 1670)
với tác phẩm nổi tiếng “Lý luận dạy học vĩ đại” (viết năm 1633-1638), đã đặt


7

nền móng cho lý luận dạy học trong nhà trường. Trong đó, lý luận dạy học
được ông xác định là một hệ thống tri thức khoa học về dạy học và ông xem
lý luận dạy học như là một nghệ thuật chung để dạy cho tất cả mọi người.
Những đóng góp to lớn của J.A.Cômenxki về hệ thống các nguyên tắc,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, sự phân chia tuổi học, những yêu
cầu sư phạm đối với người giáo viên (GV) cho đến nay vẫn còn giá trị sâu sắc
về lý luận và thực tiễn.
Ở Việt Nam, giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, toàn xã hội
phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Để định hướng cho việc phát triển giáo
dục và nâng cao chất lượng giáo dục, một trong những yếu tố không thể thiếu
là vấn đề quản lý việc nâng cao chất lượng dạy học (DH). Điều này đã được
Đảng ta khẳng định: "Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp và quản lý
GD&ĐT".[15]
Việc quản lý hoạt động dạy học là một vấn đề bức xúc mới chỉ được
nghiên cứu ở những cấp độ nhất định và vẫn được tiếp tục nghiên cứu nhằm
đưa ra bức tranh tổng thể cho việc quản lý chất lượng giảng dạy. Nhiều đề tài

nghiên cứu về quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói
riêng được các nhà khoa học quan tâm. Điển hình là các nhà khoa học: Đặng
Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Quốc Chí, Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyễn Thị
Mỹ Lộc, Phạm Viết Vượng, Trần Quốc Thành… Cũng có những công trình
nghiên cứu về chân dung người Hiệu trưởng trường học, có thểkể đến những
công trình của các tác giả: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sĩ Hồ,
Lê Tuấn… Trong các công trình đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của
quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn
cho rằng: "Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy và học là
mục tiêu trung tâm của nhà trường."[17]


8

Ngoài ra còn một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ với đề tài nghiên
cứu về dạy học và quản lý dạy học như:“Biện pháp quản lý hoạt động dạy
họccủa giáo vụ trường đại học sư phạm Hà Nội”(Luận văn thạc sĩ cuả tác giả
Phạm Hải Hà, Trường Đại học sư phạm Hà Nội); “ Biện pháp quản lý hoạt
động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Tiên Du Tỉnh Bắc
Ninh ”(Luận văn thạc sĩcủa tác giả Nguyễn Thị Hà Ngọc, Học viện quản lý
giáo dục - 2012), “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Yên Bái”(Luận văn thặc sĩ của tác giả
Nguyễn Quyết Tiến, Học viện quản lý giáo dục - 2012)…Tuy nhiên, đối với
giáo dục thường xuyên ít được các tác giả nghiên cứu về quản lý hoạt động
dạy học trong phạm vi ở các Trung tâm GDTX cấp quận, huyện. Do đó,
nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực trạng của quản lý hoạt động dạy học ở
Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng Quân Hai Bà Trưng, đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, luận văn cung
cấp thêm các dẫn liệu khoa học về quản lý hoạt động dạy học
1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Giáo dục thường xuyên (GDTX)
“Giáo dục thường xuyên được hiểu một cách khái quát là cung ứng cơ
hội cho mọi người để học tập suốt đời nhằm thúc đẩy tiềm năng con người
thông qua các chương trình xóa mù chữ, chương trình tương đương nâng cao
chất lượng cuộc sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình đáp ứng sở
thích cá nhân, chương trình định hướng tương lai ” Với quan điểm này
GDTX đồng nghĩa với giáo dục tiếp tục, tức là mở rộng chủ yếu của xóa mù
chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung hoc cơ sở nhằm thúc đẩy sự phát
triển năng lực của con người, GDTX có chức năng thay thế, tiếp nối, bổ sung
và hoàn thiện kiến thức cho giáo dục chính quy.[7]


9

Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục tổ chức học tập
không chính quy, để cung ứng các cơ hội học tập khác nhau nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân và phục vụ cho việc phát triển kinh tế địa
phương. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay chúng ta đã sử dụng nhiều
thuật ngữ như: bình dân học vụ; bổ túc văn hóa; giáo dục không chính quy;
giáo dục thường xuyên. Việc sử dụng thuật ngữ khác nhau này, trong tưng
giai đoạn phản ánh quá trình phát triển về chất lượng của GDTX ở Việt nam.
Trước đây, GDTX cơ bản chỉ quan tâm vào việc xóa mù chữ, bổ túc
văn hóa, thì ngày nay giáo dục thường xuyên bao gồm nhiều hình thức; không
chính quy, không tập trung, tại chức vừa làm, vừa học, từ xa, hệ mở, tự học có
hướng dẫn. Mục đích của các hình thức này là bồi dưỡng nâng cao trình độ,
trang bị kiến thức, kỹ năng cho người lao động, tạo cơ hội việc làm cho họ.
Ngày nay để phát huy và thích ứng trong một xã hội phát triển thì mỗi
người cần phải có trách nhiệm học tập thường xuyên, học liên tục; suốt đời.
Bởi vậy, quan niệm về giáo dục cũng thay đổi, giáo dục không bó hẹp trong
phạm vi nhà trường, mà nó diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, trong suốt cuộc

đời của mỗi con người, cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, dưới nhiều hình
thức học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay giáo dục
trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường đều được tồn tại trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Trong cuộc đời của mỗi người GDCQ chỉ chiếm
khoảng 1/3 thời gian, còn lại là giáo dục thường xuyên. Luật giáo dục năm
2005 coi GDTX là bộ phận của hệ thống của giáo dục chính quy. Điều 4 Luật
giáo dục năm 2005 có ghi: “ Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính
quy và giáo dục thường xuyên”. Chương II, mục 5, Điều 44 khi nêu “Giáo
dục thường xuyên” đã ghi rõ “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa
học vừa làm, học liên tục học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách mở rộng
hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất


10

lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã
hội” [22]
1.2.2. Quản lý
Hoạt động quản lý có từ rất sớm trong lịch sử hội loài người, từ khi con
người hình thành xã hội có sự phân công hợp tác trong lao động thì bắt đầu
xuất hiện sự quản lý. Quản lý đã làm tăng hiệu quả lao động cao hơnso với
việc làm riêng lẻ của các cá nhân có chung mục tiêu hoạt động. Tính chất của
việc quản lý thay đổi và phát triễn theo sự phát triễn của xã hội loài người,
nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong
các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức
được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công lớn.
Quản lý là một khái niệm rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, khái
niệm quản lý được nêu ra phải luôn gắn với các loại hình quản lý cụ thể. Đã
được nhiều tác giả định nghĩa về quản lý như:

Theo W.Taylor: “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm, và sau đó hiểu được rằng đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất”[25].
Theo Fayon: “ Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy ”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì Quản lý= Quản + Lý trong Quản nghĩa
là giữ, Lý nghĩa là chỉnh sửa, nói cách khác Quản lý = Ổn định + phát triển [2].
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý(người quản lý) đến khách thể quản


11

lý(người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức”[18].
Trong cuốn “ Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” tác giả
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “ Quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến toàn thể những người lao động nói chung là
khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến”[21].
Các khái niệm “quản lý” tuy có khác nhau song chúng đều có những
điểm chủ yếu sau đây:
Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã
hội là những tác động có định hướng. Những tác động đó được phối hợp nổ
lực của cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông
qua đó, chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục
tiêu nhất định.
Như vậy, có thể hiểu: “ Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ

thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống quản lý vận hành,
đạt đến mục tiêu mong muốn. hay là thực hiện những công việc có tác dụng
định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người
dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ
chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào
một hoạt động nào đó, điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt
động bộ phận ”
Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố
cơ bản sau cấu thành:
- Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý?
- Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?
- Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?


12

- Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn
cảnh nào?
Công cụ quản lý

Chủ thể
quản lý

Khách thể
quản lý

Mục tiêu

Phương pháp quản lý
Hình 1.1 Sơ đồ về quản lý

1.2.3.Quản lý giáo dục
Trong các tài liệu nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục có nhiều
quan điểm khác nhau về quản lý giáo dục.
Theo học giả M.I.Kônđacôp “ Quan điểm giáo dục là tập hợp những
biện pháp tổ chức, cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính cung tiêu…nhằm đảm bảo
vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để phát triển
và mở rộng hệ thống cả mặt số lượng và chất lượng. ”[23]
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng QLGD là hoạt động có ý thức
bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các nhà QLGD tác động đến
toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan
là hoạt động điều phối, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công
tác giáo dục và đào tạo theo yêu cầu phát triển của xã hội ”[1].
Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác độngcó ý thức của chủ
thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt
động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo
dục thực chất là quản lý có hiệu quả chất lượng giáo dục (bao gồm dạy học và
giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các tác động có mục đích


13

có kế hoạch, qua các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá để đào
tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tự chủ, biết sống, phấn đấu vì hạnh phúc
của bản thân và xã hội.
Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu theo cấp độ vĩ mô và vi mô.
- Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự
giác (có ý thức mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cơ sở của
nhà trường) nhằm thức hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển

giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục.
- Đối với cấp vi mô: Quản lý có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống
nhũng tác độngtự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp
quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể
học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội và ngoài nhà trường nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu của nhà trường.
Vậy, có thể hiểu QLGD là hệ thống những tác động về ý thức, hợp quy
luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống
nhằm đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng
cũng như chất lượng.
1.2.4.Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một nội dung quan trọng trong QLGD. Nhà
trường là đơn vị cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy quản
lý nhà trường là quản lý cơ sở giáo dục, là quản lý hệ thống bao gồm các
thành tố, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đội ngũ thực hiện nhiệm
vụ giáo dục, người học, các điều kiện giáo dục và môi trường giáo dục, …
Quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi các tác động hợp lý (có
mục đích, tự giác, có hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức- sư phạm của
chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến lực lượng giáo dục


14

trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham
gia vào các hoạt động của nhà trường, làm cho quá trình này vận hành tối ưu,
hoàn thành những mục tiêu giáo dục.
“ Quản lý trường học là quản lý tập thể giáo viên và học sinh để chính họ
lại quản lý (đối với giáo viên) và tự quản lý (đối với học sinh) quá trình dạy học,
giáo dục, nhằm đào tạo ra sản phẩm là nhân cách người lao động mới’’
Quản lý nhà trường là một dạng quản lý có tính đặc thù, phân biệt với

các loại hình quản lý khác được quy định trước hết là lao động sư phạm, đó là
bản chất của quá trình dạy học, quá trình giáo dục. Mọi hoạt động của nhà
trường đều hướng vào các thành tố nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
Mục đích của quản lý nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo, tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo một tầng lớp thanh
niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh
phúc của bản thận và xã hội. Đồng thời, mục đích quản lý giáo dục còn để xây
dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục, hướng các nguồn lực đó
phục vụ việc tăng cường hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục.
Công tác quản lý nhà trường cần đảm bảo:
- Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng và Nhà nước
đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường: chuyên, môn, chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lao động, lối sống…
- Đảm bảo nguyên tắc tập chung, dân chủ trong lãnh đạo các công việc
của nhà trường. Động viện và phối hợp các tổ chức, đoàn thể, tập thể cán bộ
giáo viên cùng tham gia vào công tác quản lý nhà trường. Phát huy sức mạnh
tổng hợp của các lực lượng giáo dục với sự nghiệp giáo dục.
- Mỗi trường phải có tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu phấn đấu trong
từng năm học và từng giai đoạn.


15

- Đảm bảo tính khoa học trong quản lý gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức
thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động.
Như vậy, quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục. Là
một chuỗi tác động (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp
quy luật), của chủ thể quản lý(Ban giám hiệu) đến khách thể quản lý nhà
trường (giáo viên, cán bộ, nhân viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính…) nhằm đưa hoạt động

giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.
Quản lý giáo dục trong nhà trường về cơ bản, chính là quản lý các
thành tố của quá trình dạy học.
1.2.5. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của người giáo viên là hoạt động lãnh đạo, tổ chức,
điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi
khám phá tri thức, thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân, qua đó
người học thể hiện mình, tự làm phong phú những giá trị của mình. Trong quá
trình dạy học, hoạt động của GV đóng vai trò chủ đạo, hoạt động của học
sinhđống vai trò chủ động. Hoạt động dạy học là một mặt của giá trị dạy học
và giáo viên thực hiện theo nội dung chương trình, nhằm giúp người học đạt
được mục tiêu học tập. Hoạt động dạy học quản lý việc tiếp thu khiến thức,
hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ học tập của học sinh. Trong hoạt động
dạy học, học sinh đóng vai trò tự giác và chủ động nhận thức.
Tính tự giác nhận thức trong quá trình dạy học thể hiện ở chỗ người
học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập qua đó họ nỗ lực nắm vững tri
thức trong việc lĩnh hội tri thức.
Tính chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lý hoàn thành những
nhiệm vụ nhận thức - học tập, nó vừa là năng lực vừa là phẩm chất tự tổ chức
hoạt động học tập, cho phép người học tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự
đánh giá hoạt động học tập của mình.


16

Hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên đối với
hoạt động nhận thức - học tập của người học sinh thể hiện như sau:
- Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức - học tập.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương
ứng của người học.

- Tổ chức thực hiện hoạt động dạy của mình với hoạt động nhận thức học tập tương ứng của người học.
- Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo của người
học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, khêu gợi tò mò, ham hiểu biết của
người học, làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó có
những biện pháp điều chỉnh sữa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của
người học cũng như trong công tác giảng dạy của mình.
Dạy và học là hai hoạt động của quá trình dạy học có mối quan hệ chặt
chẽ. Kết quả học tập của HS thể hiện kết quả dạy học của giáo viên.
Như vậy hoạt động dạy học là một quá trình chịu sự tổ chức điều khiển
của người GV, người học tự giác, tích cực, chủ động tổ chức, tự điều khiển
hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ học.
1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, sinh ra, tồn tại và phát triển cùng
với sự phát triển của loài người. Nó duy trì và bảo tồn những kinh nghiệm xã
hội, mà loài người đã tích lũy được, nó thực hiện các chức năng xã hội hết sức
quan trọng, đó là chức năng kinh tế- sản xuất, chức năng chính trị - xã hội và
chức năng tư tưởng - văn hóa. Tục ngữ có câu “Không thầy đó mày làm nên”.
Khổng tử dạy “Nhân bất học bất trí lý”. Đương thời, V.I Lênin coi giáo dục
là hiện tượng tất yếu và vĩnh hằng của xã hội loài người. Vì ở đâu có con
người thì ở đó có giáo dục, ở đâu có con người thì ở đó có sự truyền đạt
những kinh nghiệm của xã hội loài người. Do vậy, giáo dục được thực hiện


×