Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học quận ngô quyền thành phố hải phòng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.23 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, giáo dục tiểu học của quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng luôn đứng trong tốp đầu giáo dục tiểu học toàn thành phố.
Nhiều năm liền đứng ở vị trí số một của bậc tiểu học thành phố. Phong trào
thi đua dạy tốt – học tốt trong các nhà trường luôn được chú trọng và đưa lên
hàng đầu. Quận luôn tiên phong, đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy
học hiện đại, áp dụng các mô hình trường học mới phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh... như mô hình trường học
mới Việt Nam. Tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề chuyên môn được Bộ
Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Quy định về đổi mới đánh giá học sinh
theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT
đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo (PGD&ĐT) quận tổ chức tập huấn, triển
khai xuống các trường một cách chi tiết, cụ thể và bài bản. Song trên thực tế,
không ít những cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh còn chưa
hiểu hết bản chất của việc đánh giá học sinh theo quy định mới này. Việc
triển khai thực hiện đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực gặp
không ít những khó khăn: từ khâu quản lý đánh giá học sinh; khâu ra đề để
đánh giá học sinh theo đúng năng lực; ...; nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ trước
những yêu cầu mới trong cách đánh giá học sinh. Những thay đổi này đòi hỏi
sớm có những biện pháp quản lý đánh giá học sinh một cách khoa học, phù
hợp với đổi mới đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực đúng với
tinh thần các Thông tư về quy định đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và tình hình thực tiễn trong các nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động
đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng” để nghiên cứu với mong muốn góp phần
nâng cao chất lượng đánh giá học sinh trong tình hình đổi mới giáo dục hiện
nay, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá
học sinh hiện nay ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng,
đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.


2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực ở các trường tiểu học và công tác quản lý trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học.
4.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp
cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp
cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của hiệu trưởng ở các trường tiểu
học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây.
Điều tra thực trạng đánh giá học sinh trong năm học: 2014 – 2015; 2015 –
2016 của 6/11 trường: Loại III: Kim Đồng – Loại II: Đằng Giang; Trần Quốc
Toản – Loại I: Chu Văn An; Lê Hồng Phong và trường Nguyễn Thượng Hiền.
Đối tượng khảo sát: 20 CBQL; 180 GV

6. Giả thuyết khoa học
Hoạt động đánh giá cũng như quản lý hoạt động đánh giá học sinh ở
các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đã đạt kết quả
nhất định nhưng vẫn còn gặp khó khăn như: triển khai đánh giá học sinh còn
bất cập; năng lực đổi mới đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo
viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu; sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình còn nhiều khó khăn… Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp
quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực ở các nhà
trường một cách phù hợp thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà
trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn


3

7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, thì nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực ở trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp
cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Dương Thiệu Tống cũng cho xuất bản cuốn “Trắc nghiệm và
đo lường thành quả học tập” năm 1995, tái bản năm 2005. Cuốn sách là một
đóng góp to lớn cho giáo dục Việt Nam về phần đánh giá định lượng kết quả
học tập của học sinh [22].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh với “Đánh giá và đo lường kết quả học
tập” đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ngữ và khái niệm, các nguyên tắc,
phương pháp, kĩ thuật, các nội dung ĐG trong giáo dục [19].
Tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh đã nghiên cứu đánh giá
học sinh theo tiếp cận năng lực và xuất bản giáo trình “Kiểm tra đánh giá
trong giáo dục”. Đây là cuốn sách có giá trị rất lớn trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay về lĩnh vực đánh giá HS theo định hướng phát triển năng
lực [16].
Ngoài ra còn có các nghiên cứu về đánh giá HS tiểu học như: tài liệu
bồi dưỡng giáo viên “Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học” của các tác giả
Vũ Thị Phương Anh và Hoàng Thị Tuyết [1]; “Đánh giá trong giáo dục tiểu
học” của tác giả Phó Đức Hòa [12] … đã cung cấp cho người đọc những kiến
thức về khái niệm, nội dung, quy trình, phương pháp, kĩ thuật…đánh giá
trong giáo dục tiểu học.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quan lý
đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục

“ Ở cấp độ quản lý hệ thống, quản lý giáo dục được hiểu là những tác
động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ
thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số
lượng cũng như chất lượng.
Trong luận văn này tác giả đề cập đến QLGD theo nghĩa hẹp, quản lý
một trường học.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền:“Quản lý nhà
trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch
của các chủ thể quản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối


5

tượng quản lý (giáo viên, cán bộ nhân viên, người học, các bên liên quan...)
và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực
hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng
đồng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi
trường luôn biến động” [14].
Có thể hiểu quản lý nhà trường thực chất là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhà trường
đến tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo
nguyên lý giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục mà trọng tâm của nó là đưa
hoạt động dạy học và giáo dục tiến lên trạng thái mới về chất.
1.2.4. Đánh giá
Theo tác giả Đỗ Thị Thúy Hằng: “Đánh giá là quá trình thu thập thông
tin có hệ thống và lý giải về hiện trạng chất lượng, nguyên nhân, kế hoạch
hành động. Đánh giá xuất phát từ các mục tiêu, các chuẩn mực đặt ra. Đánh
giá tạo căn cứ đề xuất các quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, đề

xuất các chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các
hoạt động” [11].
1.2.5. Năng lực
Dự thảo chương trình giáo phổ thông dục tổng thể sau năm 2015 đưa ra
khái niệm: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong
một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và
các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của
cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân
đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [6].
1.2.6. Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
Bảng 1.1: So sánh đánh giá năng lực với đánh giá kiến thức, kỹ năng
Tiêu chí
so sánh
1. Mục
đích chủ
yếu

2. Ngữ
cảnh đánh
giá

Đánh giá năng lực
- Đánh giá khả năng HS vận
dụng các kiến thức, kỹ năng đã
học vào giải quyết vấn đề thực
tiễn của cuộc sống.
- Vì sự tiến bộ của người học so
với chính mình.
Gắn với ngữ cảnh học tập và
thực tiễn cuộc sống của HS.


Đánh giá kiến thức,
kỹ năng
- Xác định việc đạt kiến thức,
kỹ năng theo mục tiêu của
chương trình giáo dục.
- Đánh giá, xếp hạng giữa
những người học với nhau.
Gắn với nội dung học tập
(những kiến thức, kỹ năng,
thái độ) được học trong nhà
trường.


6

Tiêu chí
so sánh

Đánh giá năng lực

- Những kiến thức, kỹ năng,
thái độ ở nhiều môn học, nhiều
hoạt động giáo dục và những
trải nghiệm của bản thân HS
3. Nội
trong cuộc sống xã hội (tập
dung đánh trung vào năng lực thực hiện).
giá
- Quy chuẩn theo các mức độ

phát triển năng lực của người
học.
4. Công Nhiệm vụ, bài tập trong tình
cụ đánh huống, bối cảnh thực.
giá
Đánh giá mọi thời điểm của quá
5. Thời
trình dạy học, chú trọng đến
điểm đánh
đánh giá trong khi học.
giá
- Năng lực người học phụ thuộc
vào độ khó của nhiệm vụ hoặc
bài tập đã hoàn thành.
6. Kết quả
đánh giá - Thực hiện được nhiệm vụ
càng khó, càng phức tạp hơn sẽ
được coi là có năng lực cao
hơn.

Đánh giá kiến thức,
kỹ năng
- Những kiến thức, kỹ năng,
thái độ ở một môn học.

- Quy chuẩn theo việc người
học có đạt được hay không
một nội dung đã được học.
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ
trong tình huống hàn lâm

hoặc tình huống thực.
Thường diễn ra ở những thời
điểm nhất định trong quá
trình dạy học, đặc biệt là
trước và sau khi dạy.
- Năng lực người học phụ
thuộc vào số lượng câu hỏi,
nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn
thành.
- Càng đạt được nhiều đơn vị
kiến thức, kỹ năng thì càng
được coi là có năng lực cao
hơn.

1.3. Đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực
1.3.1. Năng lực cần có ở học sinh tiểu học
1.3.1.1. Năng lực tự học
1.3.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
1.3.1.3. Năng lực thẩm mỹ
1.3.1.4. Năng lực thể chất
1.3.1.5. Năng lực giao tiếp
1.3.1.6. Năng lực hợp tác
1.3.1.7. Năng lực tính toán
1.3.1.8. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
1.3.2. Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học


7

1.4. Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường

tiểu học
1.4.1. Tổ chức triển khai, quán triệt văn ản chỉ đạo của các cấp về
quy định đánh giá học sinh tiểu học
1.4.2. Xây dựng quy định thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực trong nhà trường
1.4.3. Bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho
giáo viên
1.4.4. Chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
1.4.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện đánh giá học sinh
1.4.6. Phê duyệt và sử dụng kết quả đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Tiểu kết chương 1
Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu
học là một vấn đề rất quan trọng của nền giáo dục tiến bộ. Do đó, đổi mới
quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học
là một bước đột phá trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục, góp
phần đổi mới giáo dục.
Có nhiều cách tiếp cận quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực ở trường tiểu học. Trong luận văn này, tác giả tiếp cận quản lý hoạt
động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học theo nội
dung quản lý. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực ở trường tiểu học gồm:
- Tổ chức triển khai, quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp về Quy định
đánh giá học sinh tiểu học;
- Xây dựng quy định thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực trong nhà trường;

- Bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho giáo viên;
- Chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực;
- Kiểm tra, giám sát thực hiện đánh giá học sinh;
- Phê duyệt và sử dụng kết quả đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực.
Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng
lực ở trường tiểu học được trình bày trong Chương 1 sẽ là căn cứ để tiến hành
nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý trong các chương sau.


8

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát về quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội quận Ngô
Quyền
2.1.2. Kết quả giáo dục tiểu học của quận Ngô Quyền trong những
năm gần đây.
2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Phạm vi và đối tượng khảo sát
2.2.4. Phương pháp khảo sát
2.2.5. Cách thức xử lí kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của
giáo viên ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
2.3.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng về đổi mới đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng về đổi mới đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng
Nhóm

Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không quan trọng
Số lượng
%

CBQL

13

65

7

35

0

0

0


0

GV

111

61,7

55

30,6

14

7,7

0

0

Kết quả trên cho thấy:
- Có 65% CBQL nhận thấy việc đổi mới đánh giá HS theo tiếp cận năng lực
như quy định hiện nay là rất quan trọng trong quá trình dạy học; 35% số CBQL
còn lại đều cho rằng việc đổi mới đánh giá HS theo tiếp cận năng lực ở mức quan
trọng, không có CBQl nào đánh giá ở mức bình thường và không quan trọng. Như


9
vậy tất cả các CBQL ở các trường đều đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc đổi

mới đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trong quá trình dạy học và các hoạt
động giáo dục. Điều này cho thấy đội ngũ CBQL có nhận thức rất đúng đắn, rõ
ràng, và kiến thức chuyên môn cao.
- Về phía nhận thức của đội ngũ GV: Có 61,7% GV cho rằng việc đổi mới
đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở mức rất quan trọng; 30,6% GV đánh giá
ở mức quan trọng và 7,7% GV đánh giá vai trò của việc đổi mới này là bình
thường và không có GV nào đánh giá không quan trọng.

2.3.2. Thực trạng năng lực đổi mới đánh giá học sinh
Bảng 2.2. Thực trạng năng lực đổi mới đánh giá học sinh của giáo viên
TT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung đánh giá

Tốt
SL %
97 48,5
150 75

Mức độ đánh giá
Trung
Khá
Yếu

bình
SL %
SL
% SL %
60
30
43 21,5 0 0
30
15
20
10
0 0

Năng lực chuẩn bị
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực sử dụng các thiết
180 90
10
5
bị và phương tiện dạy học
Năng lực hoạt động xã hội
120 60
50
25
trong và ngoài trường
Năng lực đánh giá
75 37,5 85 42,5
Năng lực tổ chức các hoạt
130 65
50

25
động giáo dục
Năng lực tổ chức
80
40 101 50,5

10

5

0

0

30

15

0

0

40

20

0

0


20

10

0

0

19

9,5

0

0

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá học sinh
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá học sinh
TT

Nội dung

Giáo viên xác định nội dung đánh giá học sinh
trong cả học kì, năm học
Giáo viên xác định nội dung đánh giá học sinh
2
cho từng môn học
Giáo viên tiến hành xác định mục tiêu đánh giá
3
học sinh trong các môn học

Giáo viên xây dựng các năng lực cần đạt của
4
học sinh
1

Kết quả thực hiện(%)
Tốt Khá TB Yếu
15,5

41,0

42,5

1,0

69,5

26,5

4,0

0

65,5

30,5

4,0

0


66,5

31,5

2,0

0


10

2.3.4. Thực trạng đánh giá học sinh ằng nhận xét
Bảng 2.4. Thực trạng đánh giá học sinh bằng nhận xét
TT

Nhóm

SL

1
2

CBQL
GV

20
180

Tổng

(%)
100
100

Kết quả thực hiện (%)
Tốt
Khá
TB
65,0
35,0
0
44,4
38,
17,3

Yếu
0
0

2.3.5. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức đánh giá học sinh
Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức đánh giá học sinh

TT

Các phương pháp
đánh giá

Vấn đáp
Trắc nghiệm khách quan
Thực hành

Tự luận
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và
5
tự luận
1
2
3
4

Tốt
6,0
98,0
7,0
84,5
95,0

Mức độ thực hiện (%)
Trung
Khá
Yếu
bình
94,0
0
0
2,0
0
0
93,0
0
0

15,5
0
0
5,0

0

0

2.3.6. Thực trạng tổ chức kiểm tra đánh giá định kì kết quả học sinh
Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức kiểm tra đánh giá định kì kết quả học sinh
TT
1
2
3
4

Các khâu quá trình
kiểm tra đánh giá
Tổ chức kiểm tra
Chấm bài kiểm tra
Trả bài kiểm tra
Ghi và lưu điểm kiểm tra

Tốt
66,5
81,0
80,5
76,5


Mức độ thực hiện (%)
Khá Trung bình
22,5
10,0
19,0
0
19,5
0
23,5
0

Yếu
0
0
0
0

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng
lực của hiệu trưởng ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng
2.4.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh
giá học sinh theo tiếp cận năng lực


11
Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
TT
1

2
3

4
5

Tầm quan trọng
Giúp người dạy điều chỉnh
hoạt động dạy
Giúp học sinh điều chỉnh
được hoạt động học
Đánh giá năng lực học sinh,
chất lượng giảng dạy của
GV
Điều chỉnh nội dung,
phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học và giáo dục
Nâng cao chất lượng của
hoạt động đánh giá

Rất quan
trọng

Mức độ nhận thức
Quan
Bình
Không
trọng
thường quan trọng


57,5

33,5

9

0

63

30,5

6,5

0

57,5

42,5

0

0

51,5

48,5

0


0

57,5

42,5

0

0

2.4.2. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện đổi mới đánh giá học
sinh
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện đổi mới đánh giá học sinh
TT

1

2

3
4
5

Nội dung
Tổ chức cho GV nắm bắt, tiếp thu các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công
tác đánh giá học sinh
Chuẩn bị về cơ sở vật chất, kinh phí
cho công tác tổ chức thực hiện kế
hoạch đánh giá học sinh

Xác định các hình thức đánh giá học
sinh.
Tổ chức thực hiện đánh giá học sinh.
Công tác kiểm tra, đánh giḠviệc thực
hiện quy định đánh giá học sinh mới
của nhà trường.

Mức độ thực hiện
Tốt (%) Khá(%) TB(%) Yếu(%)
12,5

31,5

49

7

14,5

36,5

41,5

7,5

10

30

47


13

27

36

30

7

12,5

38

47

2,5


12

6
7
8
9
10

Mức độ thực hiện


Nội dung

TT

Tốt (%) Khá(%) TB(%) Yếu(%)

Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo
thực hiện
Xây dựng các nội dung, tiêu chí đánh
giá
Thời gian thực hiện kế hoạch của nhà
trường
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch
đề ra
Kết quả thực hiện

14

36

40

10

9,5

40

40,5


10

35

35

26

4

18

32

47

3

22

40

34

4

2.4.3. Thực trạng xậy dựng quy định thực hiện đổi mới đánh giá học
sinh
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng quy định đổi mới đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực

TT

Nội dung

Tốt

%

Xây dựng kế hoạch triển khai
1 Quy định đánh giá học sinh 130 65
theo Thông tư 30.
Xây dựng kế hoạch thực hiện
2
151 75,5
trong năm học.
Kết quả thực hiện kế hoạch
3
110 55
đánh giá học sinh đã đề ra.

Mức độ thực hiện
Trung
Khá %
% Yếu %
bình
50

25

20


10

0

0

29

14,5

20

10

0

0

60

30

30

15

0

0


2.4.4. Thực trạng ồi dưỡng năng lực cho giáo viên về thực hiện đổi
mới đánh giá học sinh
Bảng 2.10. Thực trạng bồi dưỡng năng lực cho giáo viên
TT

Mức độ thực hiện

Nội dung bồi dưỡng

Cử giáo viên tham gia các lớp
1 tập huấn về dạy học theo tiếp
cận năng lực học sinh

Tốt (%)

Khá (%)

TB (%)

Yếu (%)

36,5

60,0

3,5

0



13

TT
2
3
4
5

6

Mức độ thực hiện

Nội dung bồi dưỡng
Cấp tài liệu về dạy học theo
tiếp cận năng lực
Hướng dẫn giáo viên lập kế
hoạch tự bồi dưỡng về dạy học
theo tiếp cận năng lực
Tổ chức dự giờ dạy học theo
tiếp cận năng lực
Học tập kinh nghiệm trường
khác về dạy học theo tiếp cận
năng lực
Tổ chức tập huấn về ra đề kiểm
tra và đánh giá kết quả học tập
trong dạy học theo tiếp cận
năng lực

Tốt (%)


Khá (%)

TB (%)

Yếu (%)

36,5

43,5

20,0

0

43,5

53,5

3,0

0

40,0

43,5

16,5

0


36,5

60,0

3,5

0

5

46,5

13,5

35,0

2.4.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra giám sát đánh giá học sinh
Bảng 2.11. Thực trạng hoạt động kiểm tra giám sát đánh giá học sinh
TT

1

2

3

4

5


Nội dung
Kiểm tra việc lập kế hoạch đánh giá
chi tiết của GV trong đánh giá học
sinh.
Kiểm tra việc GV đánh giá sự hình
thành và phát triển các năng lực,
phẩm chất của học sinh.
Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn
giao chất lượng giáo dục học sinh
Xem xét đối chiếu hoạt động của GV
với mục tiêu chung của đánh giá để
có quyết định phù hợp trong quản lý.
Ra quyết định điều chỉnh, bổ sung các
nội dung, quy định cần thiết để hoạt
động đánh giá học sinh diễn ra đạt kết
quả.

Mức độ thực hiện
Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)
26

32,5

37,5

4

25


35

40

0

26,5

26,5

47

0

15

35

45

5

17,5

39

32,5

11



14

2.4.6. Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực
2,5

Nâng cao nhận thức cho cha
mẹ HS

2

Tổ chức họp định kỳ

1,5

Tư vấn cho cha mẹ HS về
phương pháp tự học

1

Phối hợp các lực lượng GD

0,5

Tổ chức báo cáo về phương
pháp giáo dục con

0


Biểu đồ 2.1. Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực
2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá
học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học
2.5.1 Thực trạng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học
Bảng 2.12. Thực trạng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học
Mức độ ảnh hưởng (%)
Không ảnh
Nhiều
Ít
hưởng
86,5
13,5
0

TT

Yếu tố ảnh hưởng

1

Nhận thức của các cấp quản lý nhà nước

2

Vai trò của GV và Ban giám hiệu nhà
trường


83,5

16,5

0

3

Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

89,0

11,0

0

87,5

12,5

0

80,5

19,5

0

4
5


Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học
sinh
Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của
lãnh đạo cấp trên


15

2.5.2 Thực trạng những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học
Bảng 2.13. Thực trạng những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học
TT

1

2

Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng (%)
Nhiều

Ít

Không ảnh hưởng

90,0


10,0

0

83,5

16,5

0

Phẩm chất và năng lực quản lý
của CBQL trường tiểu học
Trình độ chuyên môn của
CBQL trường tiểu học

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng
2.6.1. Mặt mạnh
2.6.2. Mặt tồn tại, hạn chế
2.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Tiểu kết chương 2
Thông qua việc tìm hiểu, điều tra khảo sát thực trạng có thể thấy quản
lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường tiểu học
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn
còn một số hạn chế ở một số khâu trong quá trình quản lý tổ chức hoạt động
đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Cụ thể là:
- Nhận thức về đổi mới hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng
lực của CBQL và GV còn chưa đồng đều, một bộ phận vẫn chưa nhận thức rõ
được tầm quan trọng của công tác này trong quá trình dạy học.

- Công tác quản lý một số khâu trong quy trình kiểm tra, đánh giá định
kì kết quả học tập của học sinh còn chưa hoàn thiện, dẫn đến hiệu quả chưa
cao. Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra một số nội dung mới về đánh giá
học sinh theo tiếp cận năng lực còn chưa được thực hiện thường xuyên,
chưa đáp ứng được các yêu cầu của chính sách mới về đánh giá học sinh
tiểu học.


16

Có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên những nguyên nhân xuất phát từ
yếu tố đội ngũ CBQL và nhà giáo là chủ đạo, tiếp đến là những nguyên nhân
xuất phát từ sự thay đổi về cơ chế, chính sách trong hoạt động đánh giá học
sinh theo tiếp cận năng lực và cách thức quản lý hoạt động này.
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trên luận văn xin đề xuất một số biện
pháp góp phần nâng cao hiệu quả và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nói
riêng và đổi mới quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
nói chung đối với các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng.


17

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm ảo mục tiêu
3.1.2. Đảm ảo tính khoa học

3.1.3. Đảm ảo tính thực tiễn và khả thi
3.1.4. Đảm ảo tính hệ thống và đồng ộ
3.1.5. Đảm ảo tính kế thừa và phát triển
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng
lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
3.2.1. Biện pháp 1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và
cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của đổi mới đánh giá học sinh theo tiếp
cận năng lực
3.2.2. Biện pháp 2. Đổi mới kế hoạch đánh giá học sinh theo tiếp cận
năng lực của các trường tiểu học sao cho phù hợp với quy định mới về đánh
giá học sinh tiểu học.
3.2.3. Biện pháp 3. Đổi mới hoạt động giám sát, đánh giá và điều
chỉnh việc thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
3.2.4. Biện pháp 4. Xây dựng mô hình thí điểm về đánh giá học sinh
theo tiếp cận năng lực trong m i trường tiểu học
3.2.5. Biện pháp 5. Tổ chức bồi dưỡng phương pháp, kỹ thuật, năng
lực đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực cho GV
3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường phối kết hợp với cha mẹ học sinh
trong việc thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực


18

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ của các biện pháp
Các biện pháp mà tác giả đề xuất là một hệ thống đa dạng, linh hoạt và
không có biện pháp nào mang tính vạn năng. Khi giải quyết một nhiệm vụ,
mỗi lực lượng ở mỗi khâu thường phải phối hợp nhiều biện pháp để đạt được
hiệu quả cao nhất; tuỳ thuộc vào công việc, con người, hoàn cảnh, điều

kiện,... mà có thể lựa chọn hoặc kết hợp các biện pháp cho phù hợp.
Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, do đó
các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ.
Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các
biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy cần đảm bảo được tính đồng bộ trong
việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trên trong nhà trường. Mỗi biện
pháp sẽ ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
3.4.3. Quy trình khảo nghiệm


19

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học
quận Ngô quyền, thành phố Hải Phòng

TT

Tên biện pháp

Mức độ cần thiết
Mức độ khả thi
(%)
(%)
Rất
Không
Khôn

Cần
Rất Khả
cần
cần
g khả
thiết
khả thi thi
thiết
thiết
thi

1

Tăng cường nâng cao nhận thức
cho CBQL, GV và cha mẹ học
sinh về tầm quan trọng của đổi 92.5
mới đánh giá học sinh theo tiếp
cận năng lực

7.5

0.0

97.5

2.5

0.0

2


Đổi mới kế hoạch đánh giá học
sinh theo tiếp cận năng lực của các
trường tiểu học sao cho phù hợp 90,0 10,0
với quy định mới về đánh giá học
sinh tiểu học

0.0

87.0

13.0

0.0

3

Đổi mới hoạt động giám sát, đánh
giá và điều chỉnh việc thực hiện
89.5 10.5
đổi mới đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực

0.0

92.5

7.5

0.0


4

Xây dựng mô hình thí điểm về
đánh giá học sinh theo tiếp cận 79.5 20.5
năng lực trong mỗi trường tiểu học

0.0

69.5

30.5

0.0

5

Tổ chức bồi dưỡng phương pháp,
kỹ thuật, năng lực đánh giá học
91.5
sinh theo tiếp cận năng lực cho
GV

8.5

0.0

92.5

7.5


0.0

6

Tăng cường phối kết hợp với cha
mẹ học sinh trong việc thực hiện
96,0
đổi mới đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực

4,0

0.0

90.5

9.5

0.0


20

Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường tiểu học quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng, chương 3 đã tiến hành một số công việc như
sau:
Nêu những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh

giá học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng. Những nguyên tắc này là nền tảng xuyên suốt quá trình
xây dựng các mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện các biện
pháp.
Tiến hành đề xuất được một số biện pháp về quản lý hoạt động đánh
giá học sinh theo tiếp cận năng lực tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng. Hệ thống này bao gồm 06 biện pháp cơ bản với mục
đích nâng cao chất lượng công tác giáo dục học sinh của nhà trường nói
chung và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp
cận năng lực tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
nói riêng.
Bên cạnh đó, tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã được xây dựng.
Thông qua việc khai thác và xử lý các số liệu trả lời của các CBQL, GV đã
minh chứng cho các biện pháp quản lý đề xuất là cần thiết, có tính khả thi và
phù hợp. Với những nhận xét từ quá trình nghiên cứu và khảo sát, đánh giá,
chúng tôi hy vọng góp phần chứng minh giải thuyết khoa học được đề tài nêu
ra.
Tuy nhiên, các biện pháp được nêu ra không thể tránh khỏi những thiếu
sót, vẫn cần có thời gian để kiểm nghiệm trong quá trình triển khai và tiếp tục
phải hoàn thiện hơn nữa để các biện pháp này đi vào thực tiễn, hữu hiệu hơn
góp phần vào quá trình quản lý toàn diện các trường tiểu học ở quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng.


21

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: việc quản lý hoạt động đánh giá
học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố

Hải Phòng là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập, sự phát triển
của khoa học, công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công
cuộc CNH-HĐH của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần
phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành, của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, BND
quận Ngô Quyền và đặc biệt là lãnh đạo thành phố Hải Phòng.
Quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận nặng lực như hiện
nay còn khá mới mẻ. Chính vì vậy, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu xây
dựng khung lí luận về đánh giá cũng như quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực phù hợp với cấp học, với tinh thần đổi mới trong bối cảnh giáo
dục hiện nay. Tác giả đã chỉ ra năng lực và biểu hiện các năng lực cần có ở học
sinh tiểu học. Đây là cơ sở để giúp GV đánh giá HS theo tiếp cận năng lực. Tác giả
cũng chỉ ra và phân tích rõ các nội dung quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo
tiếp cận năng lực, đó là: tổ chức triển khai, quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp
về Quy định đánh giá học sinh tiểu học; xây dựng quy định thực hiện đổi mới đánh
giá học sinh theo tiếp cận năng lực; bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá
học sinh cho giáo viên; chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực;
kiểm tra, giám sát thực hiện đánh giá học sinh; phê duyệt và sử dụng kết quả đánh
giá học sinh theo tiếp cận năng lực.
Trên cơ sở lí luận và phân tích thực trạng của hoạt động quản lý này tại các
trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, tác giả đã làm rõ được
thực trạng hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo viên còn
gặp nhiều khó khăn; khó khăn lớn nhất của GV là năng lực đổi mới, thực hiện nội
dung và sử dụng phương pháp, kĩ thuật đánh giá HS theo tiếp cận năng lực. GV
cần nắm được các biểu hiện năng lực của HS để đánh giá cho khách quan. Từ khó
khăn đánh giá HS của GV, tác giả cũng đã chỉ rõ và phân tích thực trạng quản lý
hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Bên cạnh sự lúng túng trong


22
công tác chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của các nhà

quản lý thì khó khăn chủ yếu trong công tác quản lý đó là: quản lý quá trình thực
hiện đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo viên; quá trình kiểm tram
giám sát việc thực hiện đánh giá HS của GV. Nhà quản lý rất khó đo được kết quả
đánh giá HS của GV có được công bằng, khách quan hay cảm tính. Những hạn
chế, thiếu sót này cần phải kịp thời khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh bằng những
biện pháp có tính chất đồng bộ và khả thi trên cơ sở phân tích khoa học thực tiễn
công tác quản lý trong nhà trường.
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn (chương 1 và chương 2) và qua
khảo sát thực trạng, lấy ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, tác giả đã đề xuất 06 biện
pháp để đẩy mạnh việc quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Những biện pháp của đề tài là sự vận dụng, cụ thể hoá của khoa học quản lý
vào quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu
học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Các biện pháp đưa ra là kết quả tổng
kết các kinh nghiệm và qua các ý kiến tham khảo, góp ý của các CBQL và đặc biệt
là giáo viên các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Các biện pháp đưa ra đã được khảo nghiệm qua việc trưng cầu ý kiến của
CBQL và giáo viên các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về
mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đều được đánh
giá là cần thiết và khả thi ở mức cao.
Việc nghiên cứu của đề tài có thể góp phần giúp cho Phòng GD&ĐT, lãnh
đạo các trường tiểu học có được các biện pháp, phương pháp cải tiến trong quá
trình quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của mình, từ đó
tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, tăng hiệu suất công việc, nâng cao
uy tín và chất lượng của các trường tiểu học.

2. Khuyến nghị
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đánh giá học
sinh theo tiếp cận năng lực nói riêng tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền,



23

thành phố Hải Phòng tác giả luận văn đề nghị với các cơ quan có thẩm quyển
một số vấn đề như sau:
* Đối với Bộ GD & ĐT
Cần đưa ra hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện công
tác đánh giá học sinh theo quy định mới của Bộ.
Kịp thời có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đổi mới đánh giá
học sinh một cách đồng bộ; biên soạn và cung cấp tài liệu về đổi mới đánh
giá học sinh và đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực.
Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện triển khai và quản lý công tác này.
Cần điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp
giảng dạy và những quy định về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng
lực để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động này trên địa bàn các tỉnh
thành nói chung và đối với các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng nói riêng.
* Đối với Phòng và Sở GD & ĐT
Tiếp tục hướng dẫn, tư vấn, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn các
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá học sinh theo tiếp
cận năng lực theo quy định mới; đồng thời khuyến khích đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới và nâng cao công tác
quản lý, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Tham mưu, tư vấn cho BND Quận tăng cường trang thiết bị dạy và
học cho các trường tiểu học để nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá học
sinh theo tiếp cận năng lực .
* Đối với các trường tiểu học
Cần chú ý đến mối liên hệ giữa việc thiết kế chương trình học với việc

đánh giá kết quả học tập.
Phải xem trọng các vấn đề như thời gian và chất lượng cũng như khối
lượng học tập thích hợp với tâm sinh lý học sinh và có các kế hoạch giảng
dạy và học tập khoa học, hợp lý.
Nhà trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ quản lý
hoạt động đánh giá học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh và công tác học sinh trong nhà trường.


24

Nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động đánh giá học sinh và
quản lý hoạt động này, coi đây là công việc cấp thiết cần làm ngay để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Tiếp tục đẩy mạnh bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học và kiểm tra,
đánh giá học sinh cho đội ngũ từ lãnh đạo tới các GV trong nhà trường.
Sau cùng cần tạo điều kiện tốt nhất để học sinh trong nhà trường
được tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện bản thân một cách tích
cực và tự nguyện.



×