Tải bản đầy đủ (.ppt) (62 trang)

BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.72 MB, 62 trang )

Chương 6:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thu Hoài

1


TỔNG QUAN:
6.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và những yêu cầu
quản lý tài chính doanh nghiệp
6.2. Mục đích, ý nghĩa và nguồn tài liệu phân tích
6.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
6.4. Phân tích cấu trúc tài chính
6.5. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản
6.6. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
6.7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2


6.1 KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
NHỮNG YÊU CẦU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
 Tài

chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực
tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý
vốn trong quá trình kinh doanh. Vốn kinh doanh là biểu hiện về
mặt giá trị của tài sản tính bằng tiền.


3


 Hệ

thống các mối quan hệ tài chính phát sinh trong doanh
nghiệp bao gồm:
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, các ngân hàng
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với người bán, người cung cấp hàng
hoá, dịch vụ.
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với người mua.
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp chủ, với các
doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty, Công ty mẹ, công
ty con...
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp đối tác liên
doanh, liên kết.
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc, các tổ
chức, cá nhân người lao động.
4


 Công

tác quản lý tài chính phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản
sau đây:
 Phải đảm bảo cho việc thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh
doanh thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và
kế hoạch tài chính.
 Thực hiện tốt các chế độ, chính sách và pháp luật về kinh tế, tài

chính của Nhà nước, của quốc tế và khu vực (đối với các doanh
nghiệp có quan hệ kinh tế quốc tế) các chế độ, chính sách và
những quy định trong quản lý tài chính của ngành, của hiệp hội
hoặc của doanh nghiệp.
 Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm trong quá trình sử dụng các
nguồn lực tài chính, góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp.

5


6.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NGUỒN TÀI
LIỆU PHÂN TÍCH
6.2.1 Mục đích và ý nghĩa phân tích
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tổng thể các phương
pháp được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp trong quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh,
làm cơ sở cho việc đưa ra những quyết định.
Nhằm nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện,
khách quan tình hình và khả năng tài chính doanh nghiệp, thấy
được sự tác động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh.

6


 Đối

với chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh
nghiệp

 Đối với các nhà đầu tư, các cổ đông,
 Đối với các ngân hàng và các nhà cho vay vốn:
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế, cơ
quan chủ quản, Đối với các doanh nghiệp bán hàng, cung
cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.
 Đối với người lao động

7


6.2.2. Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp
6.2.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính năm:
a) Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN)
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh
tổng quát tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm
theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính
phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp cho một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt
động kinh doanh ( hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt
động tài chính) và hoạt động khác.
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN )
d) Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DN)
8


6.2.2.2 Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ
Hệ


thống báo cáo tài chính giữa niên độ được áp dụng cho các
doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài
chính giữa niên độ.
Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ
dạng đầy đủ và dạng tóm lược..

6.2.2.3 Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn
được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp và được
lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con
nhằm tổng hợp và được trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình
hình tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết
thúc năm tài chính;
9


6.2.2.4 Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp
Báo

cáo tài chính tổng hợp là báo cáo tài chính do đơn vị cấp
trên lập nhằm mục đích tổng hợp và trình bày một cách tổng quát,
toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở
thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh năm tài chính của đơn vị.

10



6.2.2.5 Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu só B 01- DNN)Bảng cân đối kế
toán là báo cáo bắt buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải
lập hàng năm.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 –
DNN
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DNN):
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01- DNN):
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DNN):

11


 Ngoài

ra, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp còn sử
dụng các nguồn tài liệu sau đây:
 Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài
chính bao gồm cả các chỉ tiêu định mức, dự toán trong công
tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
 Các chỉ tiêu hạch toán phản ánh tình hình và kết quả kinh
doanh, các chỉ tiêu hạch toán, báo cáo kế toán quản trị có
liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp.
 Các chế độ, chính sách và các quy định trong quản lý tài
chính của Nhà nước, của ngành và của doanh nghiệp.
 Các số liệu thông tin thị trường tài chính, thị trường vốn có
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Các tài liệu khác: hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế, các

văn bản thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính các hoạt
động sản xuất kinh doanh.
12


6.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
6.3.1. Ý nghĩa và mục đích đánh giá khái quát
tình hình tài chính
Đánh

giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định thực trạng
và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập
về mặt tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh
nghiệp đang phải đương đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán

13


6.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình
tài chính
 Tổng số nguồn vốn ( Tổng tài sản): Sự biến động (tăng hay

giảm) của tổng số nguồn vốn ( tổng tài sản) cuối năm so với
đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ
tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn
trong năm của doanh nghiệp.
Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng
tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính
của doanh nghiệp.

Hệ số tự tài trợ

=

Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn kinh doanh

14


Hệ

số tự tài trợ tài sản dài hạn( hệ số vốn chủ sở hữu
trên tài sản dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh khả năng
trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu.
Hệ số tự tài trợ TSDH

Hệ

Vốn chủ sở hữu

=

Tài sản dài hạn

số tự tài trợ tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ TSCĐ


=

Tài sản cố định đã và
đang đầu tư

15


Hệ

số đầu tư: Hệ số đầu tư là chỉ tiêu phản ánh
mức độ đầu tư của tài sản dài hạn trong tổng số tài
sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.
Trị số này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp.

16


Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả
năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của
doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng
thanh toán tổng quát
 Trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng
trang trải các khoản nợ.
 Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ
hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.



17


 Hệ

số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy
khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là
cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp
phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh
doanh

Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường
hoặc khả quan.
 Nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không
bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn.
 Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp càng thấp.


18


 Hệ

số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để
đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển) và các khoản tương đương tiền


19


 Khả

năng sinh lời của tài sản (Return on assets - ROA) phản
ánh hiệu qủa sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ
quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một
đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao,
hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

20


 Khả

năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity ROE) là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được
một đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy
đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử
dụng vốn càng cao và ngược lại.

21


6.3.3. Phương pháp đánh giá khái quát tình
hình tài chính
Biểu số

6.1:
Đánh
giá khái
quát
tình
hình
TCDN

22


 Thuộc

nhóm chỉ tiêu tính toán tại một thời điểm gồm: tổng
nguồn vốn, hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn,
hệ số đầu tư, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh
toán nhanh;
 Thuộc nhóm chỉ tiêu tính toán tại một thời kỳ gồm: Hệ số
khả năng chi trả, khả năng sinh lời của tài sản và khả năng
sinh lời của vốn chủ sở hữu. Khi đánh giá khái quát tình
hình tài chính phải kết hợp cả trị số của các chỉ tiêu và sự
biến động của các chỉ tiêu.

23


6.4 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Qua việc phân tích cấu trúc tài chính giúp cho nhà quản lý nắm
được tình hình sử dụng vốn, tình hình phân bổ vốn có hợp lý hay

không. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng
tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược
lại.

6.4.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài
sản
6.4.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn
vốn

24


6.4.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
•Mục

đích phân tích: đánh giá một cách chính xác, toàn
diện, khách quan tình hình biến động tăng( giảm) của các
khoản mục tài sản cả về số tiền và tỷ lệ đồng thời đánh giá
cơ cấu của từng khoản mục tài sản đã hợp lý hay chưa?
• Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh kết
hợp với lập biểu 8 cột
• Nguồn tài liệu phân tích: sử dụng tài liệu trên bảng cân đối
kế toán

25


×