Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính ở trường phổ thông cơ sở xã đàn, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có tri thức, sức khỏe, kĩ
năng nghề nghiệp, mà cần phải có những giá trị đạo đức, thẩm mỹ đúng đắn và
có những kĩ năng sống nhất định để không chỉ “Học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định mình mà còn học để cùng chung sống”. Do đó, việc giáo dục kĩ
năng sống và hoạt động quản lýgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay là
vấn đề vô cùng cấp thiết đối với không chỉ các nhà trường mà còn là nhiệm vụ
chung của toàn ngành giáo dục.
Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân. Giáo dục kĩ
năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn
diện. Mặt khác, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con
người trong xã hội hiện đại. Muốn tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại,
con người phải có kĩ năng sống.
Trường PTCS Xã Đàn là trường chuyên biệt trực thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ thực hiện dạy học cho HS khiếm
thính ở các bậc học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Trong nhiều năm
qua, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy
nhiên quá trình quản lý hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói
riêng cho học sinh khiếm thính của trường vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ.
Việc giáo dục KNS cho trẻ khiếm thính còn chưa đồng đều về chất lượng do
GV chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có một quy trình khoa học. Mức độ
khiếm thính và tư duy ngôn ngữ hạn chế của trẻ khiếm thính đòi hỏi các biện
pháp giáo dục đặc thù và linh hoạt phù hợp với nhận thức của trẻ, thúc đẩy sự
phát triển về kĩ năng giao tiếp, để trẻ biết cách khắc phục khó khăn và có khả
năng hòa nhập trong cộng đồng.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính ở trường phổ thông cơ sở
Xã Đàn, thành phố Hà Nội ” làm luận văn tốt nghiệp cao học quản lí giáo dục.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh khiếm thính trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, thành phố
Hà Nội, đề tài đề xuất một số biện pháp về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh khiếm thính.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính ở
trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, thành phố Hà Nội


2

4. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý như: Tăng cường công tác
tuyên truyền, Bồi dưỡng đội ngũ GV chủ nhiệm về kiến thức và kĩ năng giáo dục
kỹ năng sống cho HS khiếm thính, Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo
dục kỹ năng sống rõ ràng, phù hợp với đối tượng là học sinh khiếm thính, Đổi
mới công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
khiếm thính,… thì việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh khiếm thính sẽ đạt
chất lượng và hiệu quả cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lí giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh khiếm thính.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học ở trường phổ thông cơ sở
Xã Đàn, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

khiếm thính ở trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, thành phố Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Xác định những biện pháp và quy trình quản lý của hiệu
trưởng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
Về không gian: trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, thành phố Hà Nội làm
địa bàn nghiên cứu là chủ yếu.
Đối tượng điều tra khảo sát: Cán bộ quản lý (CBQL), GV, HS khiếm
thính, phụ huynh của học sinh khiếm thính ở trường phổ thông cơ sở Xã Đàn,
thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm
xây dựng những khái niệm công cụ và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên
quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm mục đích thu thập thông tin
về thực trạng giáo dục KNS cho học sinh khiếm thính.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập
thêm thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả khảo sát và kết quả
khảo nghiệm sư phạm.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương



3

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
khiếm thính
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
khiếm thính ở trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm
thính ở trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, thành phố Hà Nội.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH
1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Trong giáo dục hiện đại, kỹ năng sống của người học là một tiêu chí
về chất lượng giáo dục. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế
hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước
đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng
của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ
yếu để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Theo đó, vấn đề
giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ đã được đông đảo các nước quan tâm. Trên
thế giới nhiều ngành khoa học trong đó có Tâm lý học, Giáo dục học đã chú ý
nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ.
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ đã thu hút nhiều
ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Đ ã có rất nhiều nhà khoa học tập trung
nghiên cứu vấn đề này và xuất bản nhiều tác phẩm có ý nghĩa lớn trong hoạt
động GDKNS cho HS như các tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Mỹ
Lộc, Đặng Thị Thanh Huyền, Hà Nhật Thăng, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị
Hường, Đinh Thị Kim Thoa, Lưu Thu Thuỷ, Huỳnh Văn Sơn,...
Giáo dục trẻ khuyết tật là một hoạt động giáo dục mang tính chất đặc thù.

Giáo dục KNS là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ
khuyết tật. Mặc dù cũng đã có những công trình nghiên cứu giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh khuyết tật nhưng những nghiên cứu này chưa nhiều. Để
đạt kết quả cao trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật cần quan tâm
nghiên cứu, ứng dụng giáo dục KNS cho học sinh bởi đây chính là tiền đề quan
trọng để giúp các em hòa nhập cộng đông một cách hiệu quả nhất.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý đên
khách thể quản lý nhằm đưa hệ thông đạt đên muc tiêu đã định và làm cho nó
vân hành tiên lên một trạng thái mới về chất.


4

1.2.1.2. Quan lý giáo duc
Quản lý giáo dục là hệ thông tác động có muc đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lôi, nguyên lý của
Đảng, thực hiện được các tinh chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Viêt Nam
mà tiêu điểm hội tụ là quá trinh dạy học, giáo duc thế hệ trẻ, đưa giáo dục đên
mục tiêu, tiên lên trạng thái mới về chất.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu
trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn
lực (CSVC, tài chính, thông tin…) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật kinh
tế, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật xã hội..v..v..) nhằm đạt mục tiêu
giáo dục.
1.2.2. Khái niệm trẻ khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ

thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
1.2.3. Kỹ năng sống
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả
năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
1.2.4. Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen
tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng
thích hợp.
1.2.5. Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa giáo dục kỹ năng sống
đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.
1.3. Đ c điểm t m sinh lý của học sinh khiếm thính và việc giáo dục
KNS cho học sinh khiếm thính
1.3.1. rẻ khiếm thính à đ c điểm t m sinh lý c học sinh khiếm
thính
1.3.1.1. rẻ khiếm thính
Trẻ khiếm thính là trẻ khuyết tật bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác
nhau, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức
của trẻ.
1.3.1.2. Đ c điểm t m lý c học sinh khiếm thính
- Đặc điểm về cảm giác và tri giác.
- Đặc điểm trí nhớ.
- Đặc điểm tư duy - tưởng tượng
- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh khiếm thính.



5

1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính
1.3.2.1. Vai trò c giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính
Giáo dục KNS vừa đáp ứng nhu cầu của HS, vừa tạo ra năng lực để đáp
ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi
HS.
Giáo dục kĩ năng sống cho HS giải quyết một cách tích cực nhu cầu và
quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
Giáo dục kĩ năng sống cho HS nhằm phát huy những ưu điểm, hạn chế
nhược điểm về đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện HS.
1.3.2.2. Những yêu cầu c
iệc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
khiếm thính
Giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính phải nhằm đến các mục tiêu
trang bị cho HS khiếm thính những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù
hợp để hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, thích hợp.
Giáo dục kĩ năng sống cho HS phải tạo cơ hội thuận lợi cho các em thực
hiện tốt quyền, bổn phận của mình; phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh
thần, đạo đức, bù đắp những khiếm khuyết, những thiệt thòi mà các em phải
gánh chịu.
Giáo dục kĩ năng sống góp phần phát triển nhân cách của HS cũng như
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
Giáo dục kĩ năng sống ở trường học sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính
xã hội tích cực cho người học.
1.3.3. Những kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh
khiếm thính
Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học bao gồm
nhóm kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên đối với học sinh khiếm thính do có những

hạn chế mà khuyết tật đem lại nên giáo dục kĩ năng sống cho các em cần tính
đến đặc điểm khó khăn của dạng khuyết tật này. Trong đó cần tập trung vào
một số kĩ năng cơ bản như:
- Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và bạn bè bằng ngôn ngữ kí hiệu.
- Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và bạn bè bằng hình miệng.
…………………………………………………………………………..
- Kỹ năng phòng vệ.
1.4. Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính
1.4.1. V i trò c Hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở
1.4.1.1. Hiệu trưởng là người lãnh đạo nhà trường, chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động c nhà trường
1.4.1.2. Hiệu trưởng, nhà sư phạm mẫu mực, nhà giáo dục có t m hồn
1.4.1.3. Hiệu trưởng, nhà hoạt động xã hội
1.4.1.4. Hiệu trưởng, người tổ chức trong thực tiễn
1.4.1.5. Hiệu trưởng, người nghiên cứu kho học giáo dục


6

1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm
thính ở trường phổ thông cơ sở
1.4.2.1. X y dựng kế hoạch quản lý giáo dục kĩ năng sống
Xây dựng kế hoạch chính là thiết kế trước được các bước đi, biện pháp
thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính trong
nhà trường. Kế hoạch phải có tính thời gian trong từng tháng, từng học kì và cả
năm học; phải chỉ ra những điều kiện, biện pháp để thực hiện kế hoạch một
cách khả thi như nguôn tài chính để hoạt động, các lực lượng tham gia giáo dục.
1.4.2.2. Quản lí ề đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống
* Giáo viên
Gi o viên ch nhi : Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng

giao nhiệm vụ phụ trách quản lý và dạy văn hóa cho học sinh trong lớp. Giáo
viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, là người hiểu được
các nhu cầu và khả năng của từng em. Như vậy việc giáo dục kỹ năng sống
thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho
các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn để hoà nhập cộng đông. Người
GVCN là lực lượng quan trọng tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
* Giáo viên day nghề
Thông qua hoạt động động dạy nghề, GV gần gũi, động viên khích lệ HS
cố gắng đạt hiệu quả cao trong học tập, đông thời giáo dục các em có ý thức
trong hoạt động lao động nghề nghiệp nhằm tạo khả năng độc lập trong cuộc
sống sau này.
* Nhân viên y tế
Nhân viên y tế thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe sẽ hướng
dẫn, tư vấn cho các em các kĩ năng cơ bản trong phòng tránh một số bệnh
thông thường và cách thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
* Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Các phong trào của Đoàn là nơi để tuổi trẻ cơ sở giáo dục xây dựng cho
mình nền tảng vững chắc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt
động nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phòng vệ….. Từ đó hình thành ý
thức trách nhiệm của người thanh niên với cộng đông xã hội.
1.4.2.3. Quản lý phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong à
ngoài nhà trường th m gi giáo dục kĩ năng sống
Việc chăm lo, giáo dục cho HS khuyết tật nói chung và giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh khiếm thính nói riêng là một việc làm đòi hỏi sự tỉ
mỉ, lâu dài và tốn nhiều công sức, chính vì vậy để đạt được hiệu quả cao
trong công tác này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường như: nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương,
các cơ quan đoàn thể, các cá nhân và tổ chức xã hội…
1.4.2.4 Quản lí cơ sở ật chất à các điều kiện thực hiện giáo dục kĩ
năng sống

Trường PTCS Xã Đàn ngoài việc quản lý tận dụng những CSVC hiện có
để phát huy hiệu quả giáo dục của hoạt động, cần phải tiết kiệm, cân đối nguôn
ngân sách được giao hàng năm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt


7

động, đông thời tranh thủ sự hỗ trợ của hội CMHS, của các cá nhân và tổ
chức xã hội hỗ trợ cho hoạt động.
1.4.2.5. Quản lí kiểm tr đánh giá iệc thực hiện chương trình giáo dục
kĩ năng sống
CBQL cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá,
sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá
khoa học.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
khiếm thính
1.5.1. Các yếu tố khách qu n
Đối với HS khiếm thính, ảnh hưởng của khuyết tật khiến các em tự ti,
mặc cảm là rất lớn. Chính vì vậy những thành viên trong gia đình cần phải gần
gũi, động viên các em, giúp đỡ các em trong mọi hoạt động.
1.5.2. Các yếu tố ch qu n
Giáo dục trong nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp,
có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua đó, mỗi
cá nhân HS được bôi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng
thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng
giai đoạn.
Kết luận chương 1
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính trong nhà
trường là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công tác phục hôi chức
năng toàn diện cho các em. Thông qua hoạt động này giúp các em ngày càng phát

triển về mặt nhận thức, thành thạo về mặt kĩ năng và đó chính là tiền đề quan
trọng giúp các em có thể hoà nhập cộng đông một cách tốt nhất.
Để đạt được chất lượng trong hoạt động giáo dục KNS cho HSKT trong
nhà trường thì công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống đóng vai trò
chủ đạo. Người quản lý cần phải thực hiện tốt các chức năng của quản lý, chủ
động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây
dựng lực lượng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực
lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống trong cơ sở. Người quản lý cần nâng cao
nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho tập thể đội
ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong cơ sở, đông thời trang cấp các cơ sở vật
đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
Tuy nhiên muốn đề ra được các giải pháp mang tính khả thi và có hiệu
quả thì đòi hỏi người cán bộ quản lý ngoài việc nắm vững những vấn đề về mặt
lý luận thì phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng
công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay của
các cơ sở giáo dục chuyên biệt.


8

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH KHIẾM THÍNH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ
XÃ ĐÀN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Vài nét khái quát về tình hình nhà trường
2.1.1. Quá trình thành lập à phát triển
Trường PTCS Xã Đàn thành lập tháng 8 năm 1977, được gọi là trường dạy
HS câm điếc Xã Đàn, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã Hội Hà Nội.
Từ năm 1998, trường đổi tên thành trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, trực thuộc Sở
GD&ĐT Hà Nội, là trường có nhiều cấp học: mầm non, tiểu học và THCS.

2.1.2.Chức năng, nhiệm ụ được gi o
Trường PTCS Xã Đàn được giao nhiệm vụ can thiệp sớm cho HSKT lứa
tuổi mầm non theo mô hình hòa nhập; triển khai chương trình giáo dục chuyên
biệt và hòa nhập cho HS khiếm thính ở bậc học tiểu học và THCS theo mô hình
chuyên biệt và hòa nhập; hướng nghiệp và dạy nghề đơn giản cho HS khiếm
thính sau 15 tuổi.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức c trường phổ thông cơ sở Xã Đàn
* Đội ngũ CBQL, GV, nh n iên:
Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giaó viên, nh n viên trường
phổ thông cơ sở Xã Đàn (tính đến năm học 2015 - 2016)
Trong đó:
Hợp đồng
Hợp đồng trường/
Đối tượng
Tổng số
Biên chế
NĐ 8
thỉnh giảng
CBQL (BGH)
3
3
GV mầm non
6
5
1
GV tiểu học
21
21
0
GV THCS

16
13
3
Nhân viên hành
17
6
3
8
chính – VP
Tổng phụ trách Đội
1
1
TỔNG:
64
48
3
12
(Theo b o c o nă học c a trường PTCS Xã Đàn nă học 2015 – 2016)
* Về phí HS:
Bảng 2.2: Cơ cấu học sinh của trường phổ thông cơ sở Xã Đàn (Tính đến
năm học 2015 – 2016)
HS
HS
Khối lớp
Số lớp
Số HS
bình thường khiếm thính
Mầm non
3
68

32
36
Tiểu học
16
296
110
186
THCS
8
124
96
28
TỔNG:
27
488
238
250
(Theo b o c o nă học c a trường PTCS Xã Đàn nă học 2015 – 2016)


9

* ổ chức đoàn thể:
Hiện nay, Trường PTCS Xã Đàn có các tổ chức, đoàn thể sau: Chi bộ
Đảng, Công đoàn trường, Đoàn Thanh niên.
2.1.4. Cơ sở ật chất à tài chính
Trường PTCS Xã Đàn có 2 khu, đóng tại số nhà 100 và 111 ngõ Xã Đàn
II, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
2.1.5. Chất lượng giáo dục
Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục học sinh tiểu học của trường phổ

thông cơ sở Xã Đàn (Tính đến năm học 2015 – 2016)
Đạt yêu cầu đánh giá
HS được
Hoàn thành
Tổng Phẩm Năng
khen
Khối
chương trình
số HS chất
thưởng
lực
lớp học
Tiểu học hòa nhập
110
108
102
102
90
Tiểu học chuyên biệt
186
186
186
186
159
Tổng số
296
294
288
288
249

Tỉ lệ
99% 97%
97%
84%
(Theo b o c o nă học c a trường PTCS Xã Đàn nă học 2015 – 2016)
Bảng 2.5. Thống kê chất lượng dạy học học sinh khiếm thính tiểu học của
trường phổ thông cơ sở Xã Đàn (Tính đến năm học 2015 – 2016)
Đánh giá
Tổng số
Lớp
Khen
Khen
HS
Có tiến bộ
toàn diện
từng m t
1A
3
1
1
1
1B11
16
4
8
4
1B12
7
1
6

0
1B21
17
4
6
7
1B22
14
5
5
4
2A
2
1
1
0
2B11
20
10
6
4
2B12
20
4
8
8
2B21
22
9
7

6
2B22
17
8
6
3
3A
2
0
1
1
3B2
15
5
5
5
4A
2
1
1
0
4B1
9
3
4
2
4B2
10
6
4

0
5A
2
1
1
0
5B
8
4
3
1
Tổng:
186
67
73
46
36%
39,3%
24,7%
%
(Theo b o c o nă học c a trường PTCS Xã Đàn nă học 2015 – 2016)


10

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính
của Hiệu trưởng trường PTCS Xã Đàn thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất biện
pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính trong nhà trường nhằm

nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh khiếm thính của nhà trường.
2.2.3. Nội dung khảo sát
Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của
giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính và quản lý giáo dục kĩ năng sống
cho HS khiếm thính ở trường PTCS Xã Đàn thành phố Hà Nội.
Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính tại trường
PTCS Xã Đàn thành phố Hà Nội.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Điều tra sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn.
2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính ở trường
phổ thông cơ sở Xã Đàn
Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên về kĩ năng sống
của học sinh khiếm thính
Đánh giá
Điểm
TT Một số kĩ năng sống của học sinh Rất
Chưa Rất TB
Tốt BT
tốt
tốt
yếu
1 Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy
0
7
31
12
0

2.9
cô và bạn bè bằng ngôn ngữ kí
hiệu
2 Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy 0
7
26
17
0
2.8
cô và bạn bè bằng hình miệng
3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin
0
7
15
23
5
2.48
4 Kỹ năng thể hiện sự tự lực trong 0
6
24
19
1
2.7
học tập, vui chơi, lao động,...
5 Kỹ năng thể hiện tình cảm
0
13 20
17
0
2,92

6 Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
0
5
29
16
0
2.78
7 Kỹ năng đồng cảm, chia sẻ
0
12 25
13
0
2.98
8 Kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp, kết
0
9
26
15
0
2.88
bạn với bạn khiếm thính
9 Kỹ năng kiên trì vượt khó
0
4
18
26
2
2.48
10 Kỹ năng quản lý thời gian, làm việc 0
7

23
17
3
2.68
đúng giờ
11 Kỹ năng làm việc theo yêu cầu
0
12 28
6
4
2.9


11

Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
0
4
15
25
5
2,36
Kĩ năng tìm và xử lý thông tin
0
5
25
20
0
2.7
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

0
8
25
15
2
2.78
Kỹ năng tự phòng vệ
0
9
25
13
3
2.8
Để tìm hiểu về đánh giá của CMHS đối với các biểu hiện KNS của con em
mình, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát CMHS với một bảng giống như đã
khảo sát CB, GV. Cách thức tiến hành, xử lý kết quả cũng giống như phiếu hỏi
đối với CB, GV. Kết quả thu được :Về phía CMHS cũng có nhiều đánh giá giống
với đánh giá của CB, GV. CMHS cũng cho rằng con em mình có kỹ năng giao tiếp
và kỹ năng đồng cả , chia sẻ được đánh giá cao. Kỹ năng thể hi n sự tự tin có
điểm trung bình xếp cuối cùng. Một kỹ năng mà cha mẹ đánh giá cao con em mình
là kỹ năng giao tiếp với cha ẹ, thầy cô và bạn bè bằng ngôn ngữ kí hi u. Điều đó
khẳng định giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính có sự khác biệt so với
HS bình thường. Giáo dục kĩ năng sống thực sự có một ý nghĩa nhân văn vô cùng
sâu sắc.
2.3.1. hực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
khiếm thính ở trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, thành phố Hà Nội
2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiế thính
ở trường PTCS Xã Đàn, thành phố Hà Nội
Bảng 2.9. Nội dung giáo dục kỹ năng sống được nhà trường và gia đình
quan t m giáo dục cho HS

CB, GV
CMHS
TT
Một số kĩ năng sống của học sinh
SL
%
SL %
1 Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và
45
90
107 71
bạn bè bằng ngôn ngữ kí hiệu
2 Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và 46
92
136 91
bạn bè bằng hình miệng
3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin
32
64
115 77
4 Kỹ năng thể hiện sự tự lực trong học tập, 36
72
121 80
vui chơi, lao động,...
5 Kỹ năng thể hiện tình cảm
35
70
116 75
6 Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
22

44
87
58
7 Kỹ năng đồng cảm, chia sẻ
44
88
114 76
9 Kỹ năng kiên trì vượt khó
45
90
136 90
10 Kỹ năng quản lý thời gian, làm việc đúng 32
64
98
65
giờ
11 Kỹ năng làm việc theo yêu cầu
30
60
76
50
12 Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
32
64
78
52
13 Kĩ năng tìm và xử lý thông tin
25
50
88

59
14 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
25
50
78
52
15 Kỹ năng tự phòng vệ
38
76
126 84
12
13
14
15


12

2.3.1.2. Thực trạng c c hình thức gi o dục kĩ năng sống cho học sinh khiế
thính tại trường PTCS Xã Đàn.
Qua điều tra, khảo sát chúng tôi thấy hình thức giáo dục kĩ năng sống được
tổ chức khá phong phú. Sử dụng nhiều nhất là thông qua các môn học. Hoạt động
giáo dục ngoài giờ chính khóa chưa hiệu quả. Các hoạt động của Đội TNTP chưa
có sức lan tỏa mạnh. Tham quan dã ngoại là một hình thức giáo dục kĩ năng sống
rất hiệu quả ngoài nhà trường cho HS lớp chuyên biệt. Tuy nhiên hình thức này
còn được sử dụng quá ít. Mặc dù nhà trường đã đầu tư thời gian cho các tiết học
Ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính tuy nhiên việc dạy kí hiệu ngôn ngữ
mới chỉ được tiến hành giảng dạy cho học sinh khiếm thính với thời lượng
không nhiều. Chưa tiến hành dạy kí hiệu ngôn ngữ cho PHHS có con là học sinh
khiếm thính.

2.3.2. Thực trạng những khó khăn khi gi o dục kĩ năng sống cho học sinh
khiế thính
Có 8 ý kiến cho câu hỏi này để người được hỏi lựa chọn. 98% CB, GV cho
rằng việc có nhiều đối tượng HS trong lớp là một việc vô cùng khó khăn cho GV
khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống . Sự chênh lệch độ tuổi của HS trong lớp dẫn
tới đặc điểm tâm sinh lý có sự khác nhau. Việc xây dựng nội dung giáo dục kĩ
năng sống cho HSKT chưa được thực hiện, còn mạnh ai nấy làm cho nên đó
cũng là một khó khăn chiếm tỉ lệ cao... Chính những khó khăn đó đã làm ảnh
hưởng đến hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống .
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính ở
trường phổ thông cơ sở Xã Đàn thành phố Hà Nội
2.4.1. Nhận thức c cán bộ giáo iên ề tầm qu n trọng c giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh khiếm thính
100
90

91
83

84

79

95

91

97
90


89

82

80
70
60
50
40
30
20
10

5

0

0
A
CB, GV

B
CMHS

C

D

E


F

Vai trò của GDKNS

Biểu đồ 2.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh
về vai trò của giáo dục kĩ năng sống


13

Chú thích về vai trò c a kĩ năng sống.
A. Giúp HS có khả năng giao tiếp tốt.
B. Giúp HS có khả năng giải quyết một cách phù hợp những tình huống
trong quá trình học tập, vui chơi,...
C. Giúp HS phát triển lòng nhân ái, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
D. Giúp HS khiếm thính có khả năng hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
E. Giúp HS hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
F. Không quan trọng, chỉ cần giúp HS học tốt Toán và Tiếng Việt thì HS sẽ
có kỹ năng sống tốt.
Qua hình ảnh của biểu đồ, chúng ta thấy CBGV và CMHS đã đánh giá đúng
vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho HS trong nhà trường hiện nay. Việc đánh
giá đúng ấy sẽ là một điều kiện cần để tiến hành thuận lợi việc giáo dục kĩ năng
sống trong nhà trường.
2.4.2. hực trạng quản lý x y dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống
Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên
về việc x y dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính
Bình Chưa Điểm
TT
Nội dung kế hoạch
Tốt

thường
tốt
TB
1
Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ 4
36
10
1,88
năng sống trên cơ sở tìm hiểu nhu
cầu và phân tích thực trạng về
giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh khiếm thính
2
Xây dựng kế hoạch phù hợp với 3
35
12
1,82
đặc điểm tâm sinh lý HS tiểu học
và học sinh khiếm thính
3
Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ 5
40
5
2,0
năng sống trên cơ sở thống nhất
các bộ phận, tổ khối và GV trong
nhà trường
4
Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ 2
45

3
1,98
năng sống đúng tiến độ và thời
gian cho việc tổ chức các hoạt
động giáo dục kĩ năng sống
Để đánh giá về các loại kế hoạch ngắn hạn, dài hạn giáo dục kĩ năng sống ,
chúng tôi đã tiến hành hỏi ý kiến CB, GV và nhận được kết quả như sau: nhà
trường đã xây dựng các loại kế hoạch theo tuần, tháng, học kì, năm học, cho các
ngày lễ lớn và dịp kỉ niệm trong năm học nhưng mức độ đánh giá phần lớn đều ở
mức bình thường, chưa được đánh giá ở mức độ tốt.
2.4.3. hực trạng quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng
sống


14

Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá về quản lý đội ngũ giáo viên nhà trường

TT

1

2

3

4

Nội dung quản lý đội ngũ


Rất
tốt

Bố trí phân công nhân
lực hợp lý cho công tác
giáo dục kĩ năng sống cho
HSKT
Phân công nhiệm vụ cho
tổ trưởng chuyên môn,
khối trưởng chuyên môn,
GV chủ nhiệm, GV
chuyên, tổng phụ trách cụ
thể, rõ ràng
Tập huấn cho cán bộ,
GV và các lực lượng liên
quan về giáo dục kĩ năng
sống cho HSKT
CB, GV nắm vững nội
dung kế hoạch giáo dục kĩ
năng sống cho HSKT

Đánh giá
Điểm Xếp
Chưa Rất
TB hạng
Tốt BT
tốt yếu

5


25

17

3

0

3.64

1

4

22

21

3

0

3.54

2

0

6


18

26

0

2.6

3

0

5

15

30

0

2.5

4

2.4.4. hực trạng quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục th m gi tổ
chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Chúng tôi đã khảo sát về chất lượng phối hợp giữa nhà trường và các lực
lượng ngoài nhà trường và thu được kết quả như sau:
5%


8%
15%

28%

Rất Tốt
Tốt
Bình Thường
Chưa Tốt
Yếu

49%

Biểu đồ 2.3. Ý kiến đánh giá về sự phối hợp
các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng sống


15

Kết quả trên biểu đồ cho thấy, mức độ phối hợp giữa các lực lượng được
đánh giá bình thường là lớn nhất với 49%. Tỉ lệ chưa tốt là 28% cũng khá lớn.
Qua điều tra, việc quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội bộc lộ
nhiều hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục.
2.4.5 hực trạng quản lý các điều kiện cơ sở ật chất, tr ng thiết bị,
kinh phí cho giáo dục kĩ năng sống .
Để tổ chức mọi hoạt động GD nói chung và giáo dục kĩ năng sống nói riêng
đều cần có cơ sở vật chất phù hợp, phương tiện, thiết bị trợ giúp, tài chính để tổ
chức hoạt động. Theo kết quả điều tra khảo sát, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật
chất; bảo dưỡng, mua mới thiết bị, đồ dùng phục vụ cho giáo dục kĩ năng sống bị
đánh giá thấp nhất. Công tác xã hội hóa chưa thật tốt nên việc thu hút nguồn lực

cho các hoạt động nói chung của nhà trường còn chưa thật hiệu quả.
2.4.6. hực trạng kiểm tr đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
khiếm thính
Theo kết quả khảo sát, việc kiểm tra đánh giá đã được tổ chức trong nhà
trường tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống của
CBQL nhà trường diễn ra chưa thường xuyên. Bên cạnh đó việc tổ chức tổng
kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cũng không được tiến hành thường xuyên. Việc
khen thưởng, động viên, phê bình, nhắc nhở chưa được kịp thời. Cần phải xem
xét biện pháp này để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động G
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh khiếm thính
* Ưu điểm
CBQL, GV đã có nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục kỹ
năng sống cho HS. Công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống đã có
những kết quả nhất định. Có kế hoạch quản lý giáo dục kĩ năng sống của các bộ
phận trong nhà trường. Nhà trường cũng đã đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục
vụ cho dạy và học. GV cũng đã tích cực làm đồ dùng dạy học và đồ dùng phục
vụ cho các tiết học ngôn ngữ kí hiệu và kĩ năng sống. Bước đầu có sự phối hợp
giữa BGH, TPT, GVCN và hội CMHS, các đoàn thể…
* Hạn chế
Việc xây dựng kế hoạch chưa phù hợp với đặc điểm của học sinh khiếm
thính, trường chuyên biệt. Hình thức và nội dung giáo dục kĩ năng sống còn đơn
điệu, chưa hấp dẫn được HS. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
giáo dục kĩ năng sống còn thiếu thốn. Đặc biệt các đồ dùng để sử dụng dạy kỹ
năng sống cho HS khiếm thính còn thiếu rất nhiều.
Sự phối hợp hoạt động giữa GVCN lớp với hội CMHS, giữa Đoàn - Đội với
các ban ngành đoàn thể có liên quan còn thiếu sự tổ chức, chỉ đạo.
Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên.
* Nguyên nhân

Nguyên nhân thành công:


16

- Đội ngũ CBQLGD của nhà trường có quan điểm nhận thức đúng về vai
trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính.
- Nhà trường huy động được những nhân tố tham gia với các công việc đúng
người, đúng lúc.
Đã làm được công tác tuyên truyền nhằm thu hút sự quan tâm giúp đỡ của
các lực lượng cho công tác giáo dục kĩ năng sống .
Nguyên nhân tồn tại:
- Do đặc thù của trường chuyên biệt, các cán bộ quản lý phải đảm nhận rất
nhiều công việc nên dù nhận thức đúng vai trò của KNS đối với học sinh khiếm
thính, nhưng lại quá ít thời gian cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng
sống phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
- CSVC và các điều kiện phục vụ cho giáo dục kĩ năng sống còn hạn chế.
- Giáo dục kĩ năng sống còn thiếu sự ủng hộ quan tâm của các lực lượng
giáo dục, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng GD, sự quan tâm giáo dục
kĩ năng sống của CMHS.
- Chương trình học tập trong các giờ học chính khóa nặng nề, quá tải.
- Trong lớp có nhiều đối tượng HS nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục
kĩ năng sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
Kết luận chương 2
Giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống tại trường PTCS
Xã Đàn đã đạt được một số thành tích nhất định. Nó đã góp phần vào những
thành công của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục
trong những năm vừa qua. Song giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ
năng sống vẫn còn tồn tại một số hạn chế; việc phối kết hợp với các tổ chức,
đoàn thể ngoài nhà trường chưa có chiều sâu nên chưa phát huy được hết tiềm

năng của những tổ chức này trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm
thính. Khâu cuối cùng trong việc thực hiện chức năng quản lý của các đồng chí
CBQL thực sự chưa tốt, việc kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện tốt. Để khắc
phục tình trạng này cần có sự đổi mới căn bản về quản lý giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh khiếm thính của nhà trường.


17

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH KHIẾM THÍNH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ
XÃ ĐÀN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Một số nguyên tắc x y dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.3. Nguyên tức đảm bảo kế thừ à phát triển c các biện pháp
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Biện pháp quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính ở
trường phổ thông cơ sở Xã Đàn thành phố Hà Nội
3.2.1 N ng c o nhận thức cho cán bộ giáo iên ề tầm qu n trọng c giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thưc
ngay trong nghị quyết của chi bộ, chương trình hành động của Đoàn thanh
niên, kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở…
Tiến hành tuyên truyền giáo dục mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt
động thiết thực như tổ chức hội thảo, tập huấn, hội nghị hoặc trực tiếp tác
động đến tập thể cán bộ quản lý, giáo viên bằng kế hoạch, chỉ thị…
Quán triệt và hướng dẫn cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ
nhân viên thực hiện nghiêm túc các nội dung, biện pháp giáo dục kĩ năng

sống…
Kết hợp chặt chẽ các hoạt động của nhà trường với các hoạt động của
công đoàn, đoàn thanh niên.
Tích cực lồng ghép, tuyên truyền, GD, nêu gương sáng cho HS qua các
bài giảng trên lớp, tiết sinh hoạt tập thể, tiết hoạt động ngoài giờ chính khóa…
3.2.2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo iên ch nhiệm ề kiến thức à kỹ năng
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về vị trí, vai trò
của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính trong quá trình
giáo dục toàn diện ở trường PTCS Xã Đàn.
- Bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, sự tích
cực tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống, đông thời khơi dậy trong họ ý
thức trách nhiệm cao cả của người làm thầy “Dạy chữ phải kết hợp với dạy
người”.
3.2.3. ổ chức x y dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống rõ
ràng, phù hợp ới đối tượng là học sinh khiếm thính


18

Kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính cùng với kế
hoạch dạy học và các kế hoạch GD khác đều phải hướng tới một mục tiêu
chung là hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Kế hoạch cần dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm của học
sinh khiếm thính; kế hoạch cũng cần phải dựa trên thực trạng, điểm mạnh, điểm
yếu KNS của học sinh khiếm thính. Từ đó CBQL chỉ đạo GV thực hiện các nội
dung giáo dục kĩ năng sống, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống, phương
pháp giáo dục kĩ năng sống sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Kế hoạch giáo dục kĩ năng sống của nhà trường cần phải được phổ biến
tới CB, GV, các tổ khối chuyên môn, đoàn đội, công đoàn nhà trường để cùng
thực hiện.
3.2.4 ăng cường các nguồn lực phục ụ giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh khiếm thính
Cần có kế hoạch đầu tư trang bị cơ sở vật chất, nâng cấp cơ sở vật chất,
cải tạo, xây mới; đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại hỗ trợ việc dạy học và
giáo dục của nhà trường.
Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao CSVC của nhà
trường phục vụ các hoạt động giảng dạy , giáo dục và học tập trong nhà trường.
Hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, có tầm nhìn chiến lược về xây dựng CSVC.
Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và phát huy công suất tối đa các điều kiện
CSVC - TBDH hiện có, chống thất thoát, lãng phí
Phát huy vai trò phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc
rèn luyện KNS cho học sinh khiếm thính.
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tr đánh giá hiệu quả giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh khiếm thính
Kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động giáo dục theo hình thức
lồng ghép hoặc theo chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống cho HS.
Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá; tự kiểm tra, đánh giá trong các tổ khối
chuyên môn, nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời những khó khăn trong khi
thực hiện của GV, HS và các lực lượng GD khác để có phương hướng điều
chỉnh, tháo gỡ.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Năm biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau
trong quá trình quản lý. Trong đó, biện pháp 1 là điều kiện, là tiền đề, và là cơ
sở thúc đẩy cho các biện pháp sau. Các biện pháp 2, 3, 4, 5, là các biện pháp cụ
thể trong quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính với mục đích cuối
cùng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính của

nhà trường.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Các bước tiến hành khảo nghiệm


19

TT

1

2

3

4

5

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm
Qua khảo sát chúng tôi thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả điều tra đánh giá tính cần thiết của các biện pháp
quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính
Mức độ đánh giá
Điểm
Tên các biện pháp
TB Xếp
Rất
Cần

Không
Hạng
cần thiết
thiết
cần thiết
SL % SL % SL %
Nâng cao nhận thức
cho cán bộ giáo viên về
tầm quan trọng của giáo 40 80 10 20
2,8
3
dục kĩ năng sống cho học
sinh khiếm thính
Bồi dưỡng đội ngũ GV
chủ nhiệm về kiến thức
và kĩ năng giáo dục kĩ 35 70 15 30
2,7
5
năng sống
cho HS
khiếm thính
Tổ chức xây dựng,
thực hiện kế hoạch giáo
dục kĩ năng sống rõ
46 92
4
8
2.92
1
ràng, phù hợp với đối

tượng là học sinh khiếm
thính
Tăng cường các nguồn
lực phục vụ giáo dục kĩ
39 78 11 22
2,78
4
năng sống cho học sinh
khiếm thính
Đổi mới công tác kiểm
tra đánh giá hiệu quả
45 90
5
10
2,9
2
giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh khiếm thính

Đồng thời chúng tôi cũng đã tiến hành khảo nghiệm về tính khả thi của
các biện pháp đề xuất, kết quả thu được như sau:


20

Bảng 3.2: Kết quả điều tra đánh giá tính khả thi của các biện pháp
quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính
Mức độ đánh giá
Điểm
TT

Tên các biện pháp
TB Xếp
Rất
Khả thi Không
Hạng
khả thi
khả thi
SL % SL % SL %
Nâng cao nhận thức
cho cán bộ giáo viên về
1 tầm quan trọng của giáo 37 74 13 26
2,74
4
dục kĩ năng sống cho học
sinh khiếm thính
Bồi dưỡng đội ngũ GV
chủ nhiệm về kiến thức
2 và kĩ năng giáo dục kĩ 39 78 11 22
2,78
3
năng sống cho HS khiếm
thính
Tổ chức xây dựng,
thực hiện kế hoạch giáo
dục kĩ năng sống

3
45 90
5
10

2,9
1
ràng, phù hợp với đối
tượng là học sinh khiếm
thính
Tăng cường các nguồn
lực phục vụ giáo dục kĩ
4
35 70 15 30
2,7
5
năng sống cho học sinh
khiếm thính
Đổi mới công tác kiểm
tra đánh giá hiệu quả
5
43 86
7
14
2,86
2
giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh khiếm thính
Các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính trường
PTCS Xã Đàn, TP Hà Nội mà chúng tôi đề xuất đều có tính cần thiết và tính
khả thi trong thực tiễn. Việc quản lý giáo dục kĩ năng sống bằng các biện pháp
nêu trên sẽ tạo điều kiện cho CBQL, GV thực hiện tốt việc giáo dục kĩ năng
sống cho HS khiếm thính trong nhà trường, góp phần hoàn thành mục tiêu GD
đề ra trong giai đoạn hiện nay.



21

Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính
Tính
Tính khả thi
TT
Biện pháp
cần thiết
D
Thứ
Thứ
bậc
bậc
Nâng cao nhận thức cho cán bộ
giáo viên về tầm quan trọng của
1
2,8
3
2,74
4
1
giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh khiếm thính
Bồi dưỡng đội ngũ GV chủ nhiệm
2 về kiến thức và kĩ năng giáo dục kĩ 2,7
5
2,78
3

2
năng sống cho HS khiếm thính
Tổ chức xây dựng, thực hiện kế
hoạch giáo dục kĩ năng sốn rõ
3
2.92
1
2,9
1
0
ràng, phù hợp với đối tượng là học
sinh khiếm thính
Tăng cường các nguồn lực phục
4 vụ giáo dục kĩ năng sống cho học 2,78
4
2,7
5
-1
sinh khiếm thính
Đổi mới công tác kiểm tra đánh
5 giá hiệu quả giáo dục kĩ năng sống 2,9
2
2,86
2
0
cho học sinh khiếm thính

D2

1


4

0

1

0

Kết quả thu được khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính ở trường PTCS Xã
Đàn TP Hà Nội mà tác giả đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là
mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là phù hợp.
2.95
2.9
2.85
2.8
2.75
2.7
2.65
2.6
2.55

Tính cần thiết
Tính khả thi

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5

Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính



22

Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, chúng tôi đã tiến
hành đề xuất 5 biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính ở
trường PTCS Xã Đàn, TP Hà Nội. 5 biện pháp đó là:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính.
2. Bồi dưỡng đội ngũ GV chủ nhiệm về kiến thức và kĩ năng giáo dục kĩ
năng sống cho HS khiếm thính.
3. Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống rõ ràng,
phù hợp với đối tượng là học sinh khiếm thính
4. Tăng cường các nguồn lực phục vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
khiếm thính.
5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh khiếm thính.
Các biện pháp trên có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ, đều nhằm tăng
cường công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính ở trường
PTCS Xã Đàn. Các biện pháp đã đề xuất có tính cần thiết và mức độ khả thi
cao.


23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trên cơ sở kế thừa và hệ thống, luận văn đã nghiên cứu đầy đủ, lôgic và có
hệ thống lý luận khoa học quản lý, lý luận khoa học QLGD, lý luận quản lý nhà

trường, quản lý GD kỹ năng sống... Đồng thời tập trung nghiên cứu sâu ý nghĩa
của giáo dục kĩ năng sống và vai trò của quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn. Trên cơ sở đó, xây dựng nội dung của
quản lí công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính trường PTCS
Xã Đàn làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ
chức, quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS.
Luận văn đã đi sâu khảo sát trung thực, phân tích, đánh giá đúng đủ, khoa
học khách quan và nêu lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng chất lượng công tác
quản lý giáo dục kĩ năng sống. Công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh khiếm thính đã đạt được ưu điểm nhất định về xây dựng hình thức, phương
pháp giáo dục có hiệu quả đối với học sinh khiếm thính. Tuy nhiên, kết quả thực
trạng cho thấy công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính
còn nhiều hạn chế trong đó những nguyên nhân chủ yếu về phía nhà trường trong
đó đội ngũ GV, CB, NV chưa nhận thức đúng đắn, huy động các lực lượng tham
gia quá trình giáo dục kĩ năng sống trong Nhà trường, chưa phát huy vai trò các
chủ thể tham gia quá trình giáo dục kĩ năng sống, vai trò các chủ thể tham gia
giáo dục kĩ năng sống còn lu mờ,..
Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng, chúng tôi đã để ra 5 biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS trường PTCS
Xã Đàn, thành phố Hà Nội.
Những biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống được trình bày trong đề tài
đều đã được khảo nghiệm và đã được cho rằng là cần thiết và có tính khả thi cao.
Các biện pháp này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để thì hiệu
quả công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khiếm thính có thể được nâng
cao. Hy vọng rằng với hệ thống các biện pháp đó sẽ góp phần tích cực trong việc
nâng cao giáo dục kỹ năng sống, giáo dục toàn diện cho học sinh trường PTCS
Xã Đàn, thành phố Hà Nội.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối ới Bộ Giáo dục à Đào tạo
Bộ GD&ĐT cần tổ chức hội thảo, tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho

lớp có trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng.
Nghiên cứu và xây dựng giáo trình giáo dục kĩ năng sống cho HS lớp
chuyên biệt dạy trẻ khiếm thính để CBQL và GV có tài liệu tham khảo.


24

Chỉ đạo các Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo, tập huấn về giáo dục kĩ năng
sống cho CBQL, GV trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS khiếm thính.
2.2. Với Sở Giáo dục à Đào tạo Hà Nội
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về giáo dục kĩ năng sống
và quản lý việc giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học nói chung và giáo dục kĩ
năng sống cho lớp học có học sinh khiếm thính.
Tăng cường việc đầu tư trang thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động giáo dục
kĩ năng sống cho nhà trường.
2.3. Với nhà trường
Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và
chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho giáo dục kĩ năng sống .
CBQL cần có kế hoạch để phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài
nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các
GV về giáo dục kĩ năng sống.
Đổi mới việc kiểm tra đánh giá; tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt
động GD diễn ra trong nhà trường.
Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn lực tham gia
vào giáo dục kĩ năng sống.




×