Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Quản lý hoạt động đào tạo hệ cao đẳng nghề ở trường đại học công nghiệp hà nội theo năng lực thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 144 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
HọC VIệN QUảN Lý GIáO DụC
----------------

NGUYễN THị Hà

QUảN Lý HOạT ĐộNG ĐàO TạO Hệ CAO ĐẳNG NGHề
ở TRƯờNG ĐạI HọC CÔNG NGHIệP Hà NộI
THEO NĂNG LựC THựC HIệN

LUậN VĂN THạC Sĩ QUảN Lý GIáO DụC

Hà NộI - 2016


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
HọC VIệN QUảN Lý GIáO DụC
----------------

NGUYễN THị Hà

QUảN Lý HOạT ĐộNG ĐàO TạO Hệ CAO ĐẳNG NGHề
ở TRƯờNG ĐạI HọC CÔNG NGHIệP Hà NộI
THEO NĂNG LựC THựC HIệN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 01

LUậN VĂN THạC Sĩ QUảN Lý GIáO DụC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Cường



Hà NộI - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
Các giảng viên tại Học viện Quản lý giáo dục đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, người hướng dẫn khoa học trực tiếp TS. Trịnh Văn Cường đã hết
lòng chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ và động viên tác giả thực hiện luận văn một
cách hiệu quả.
Các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên, giảng viên Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội đã động viên, hỗ trợ tác giả nghiên cứu, hoàn thành luận văn
này.
Các bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, cung cấp và chia sẻ
những tư liệu cần thiết trong quá trình tác giả nghiên cứu.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý
kiến chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học.............................................................................. 4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 5
8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO
TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN ............ 6
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề ...................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................ 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 11
1.2.1. Năng lực ................................................................................... 11
1.2.2. Năng lực nghề nghiệp ............................................................... 12
1.2.3. Năng lực thực hiện.................................................................... 13
1.2.4. Đào tạo ..................................................................................... 15
1.2.5. Đào tạo theo năng lực ............................................................... 16
1.2.6. Đào tạo theo năng lực thực hiện................................................ 16
1.2.7. Quản lý ..................................................................................... 17
1.2.8. Quản lý đào tạo, quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện. 18
1.3. Đào tạo theo năng lực thực hiện ..................................................... 19

1.3.1. Các đặc điểm chính của đào tạo theo năng lực thực hiện .......... 19
1.3.2. Nguyên tắc đào tạo theo năng lực thực hiện.............................. 23


iii
1.4. Hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo năng lực thực hiện ..... 23
1.4.1. Mục tiêu đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực hiện .................... 23
1.4.2. Nội dung đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực hiện ................... 24
1.4.3. Hình thức, phương pháp đào tạo hệ CĐN theo NLTH .............. 25
1.4.4. Lực lượng đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực hiện ................. 26
1.4.5. Đối tượng đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực hiện .................. 28
1.4.6. Các điều kiện đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực hiện ........... 28
1.5. Quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện ............................... 30
1.5.1. Mô hình CIPO .......................................................................... 30
1.6. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực
hiện .......................................................................................................... 32
1.6.1. Quản lý đầu vào hệ CĐN theo NLTH ....................................... 32
1.6.2. Quản lý quá trình đào tạo hệ CĐN theo NLTH ......................... 35
1.6.3. Quản lý đầu ra............................................................................ 38
1.7. Tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo hệ CĐN theo năng lực
thực hiện ................................................................................................. 40
1.7.1. Về thể chế, chính sách .............................................................. 40
1.7.2. Về sự tiến bộ của khoa học công nghệ ...................................... 40
1.7.3. Về hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh .................................... 41
1.7.4. Năng lực của đội ngũ giáo viên................................................. 41
1.7.5. Nhận thức của học sinh ............................................................. 41
1.7.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ dạy
học...................................................................................................... 41
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 42
CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 43

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ CAO
ĐẲNG NGHỀ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI THEO
NĂNG LỰC THỰC HIỆN......................................................................... 43
2.1. Sơ lược khảo sát thực trạng ............................................................ 43
2.1.1. Mục đích khảo sát ..................................................................... 43
2.1.2. Nội dung khảo sát ..................................................................... 43
2.1.3. Phương pháp khảo sát ............................................................... 44
2.1.4. Tiêu chí đánh giá ...................................................................... 44


iv
2.2. Khái quát về trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ........................ 45
2.2.1. Sự hình thành............................................................................ 45
2.2.2.. Tổ chức bộ máy quản lý trường ............................................... 46
2.2.3.Hệ Cao đẳng nghề ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ......... 47
2.3.Thực trạng đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo năng lực thực hiện ở
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ..................................................... 48
2.3.1.Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo
năng lực thực hiện .............................................................................. 48
2.3.2. Thực trạng nội dung chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo
năng lực thực hiện .............................................................................. 52
2.3.3. Thực trạng hình thức, phương pháp đào tạo hệ Cao đẳng nghề
theo năng lực thực hiện....................................................................... 55
2.3.4. Thực trạng lực lượng đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo năng lực
thực hiện............................................................................................. 57
2.3.5. Thực trạng đối tượng đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo năng lực
thực hiện............................................................................................. 59
2.3.6. Thực trạng các điều kiện đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo năng lực
thực hiện............................................................................................. 60
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội theo năng lực thực hiện.......................... 62
2.4.1. Thực trạng quản lý đầu vào hệ Cao đẳng nghề theo năng lực thực
hiện .................................................................................................... 62
2.4.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo năng
lực thực hiện. ...................................................................................... 74
2.4.3. Thực trạng quản lý đầu ra hệ Cao đẳng nghề theo năng lực thực
hiện..................................................................................................... 80
2.5. Thực trạng tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo hệ Cao đẳng
nghề theo năng lực thực hiện ................................................................. 85
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ CĐN ở
trường ĐHCNHN theo NLTH. .............................................................. 86
2.6.1. Điểm mạnh ............................................................................... 86
2.6.2. Điểm yếu .................................................................................. 87
2.6.3. Nguyên nhân............................................................................. 88
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 88


v
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ
CAO ĐẲNG NGHỀ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN ............................................................ 91
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................... 91
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ........................................... 91
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ............................................. 91
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn............................................ 91
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi............................................... 92
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội theo năng lực thực hiện ............. 92
3.2.1. Tăng cường hoạt động tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh học hệ
CĐN theo năng lực thực hiện. ............................................................ 92

3.2.2. Đổi mới quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề theo NLTH...... 93
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
giảng viên và cán bộ quản lý hệ CĐN ở trường ĐHCNHN................. 95
3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt
động đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực hiện. ................................... 98
3.2.5. Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh - sinh viên... 100
3.2.6. Đổi mới công tác đánh giá kết quả đầu ra và cấp văn bằng, chứng
chỉ nghề theo năng lực thực hiện ...................................................... 102
3.2.7. Xây dựng hệ thống thông tin đầu ra của từng nghề ................. 103
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............. 104
3.3.1. Mục đích khảo sát ................................................................... 104
3.3.2. Đối tượng khảo sát.................................................................. 104
3.3.3. Qui trình khảo sát ................................................................... 104
Kết luận chương 3 .................................................................................... 111
KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 112
1. Kết luận ............................................................................................. 112
2. Khuyếnnghị....................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 114


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả về việc xác định mục tiêu đào tạo hệ CĐN khi thiết kế
bài dạy của GV ........................................................................................... 49
Bảng 2.2. Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo của HSSV hệ CĐN theo NLTH
..................................................................................................................... 51
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện nội dung chương trình đào tạo của HSSV hệ
CĐN sau khi tốt nghiệp .............................................................................. 54
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học trong đào
tạo nghề theo NLTH ................................................................................... 56

Bảng 2.5. Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên dạy hệ CĐN .................... 59
Bảng 2.6. Quy mô HSSV hệ Cao đẳng nghề từ năm học 2013 – 2014 đến
năm học 2016- 2017 .................................................................................... 60
Bảng 2.7: Nhà trường tiến hành hiệu chỉnh CTĐT các nghề đào tạo của
hệ Cao đẳng nghề theo NLTH ................................................................... 66
Bảng 2.8: Tự đánh giá của GV về điểm yếu của GV khi dạy học hệ Cao
đẳng nghề theo NLTH ................................................................................ 70
Bảng 2.9: Đánh giá về khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học hệ Cao đẳng nghề theo NLTH ............................................................ 73
Bảng 2.10: Tự đánh giá của SV sau khi học xong một môn học, mô đun
nghề theo NLTH ......................................................................................... 74
Bảng 2.11. Kết quả việc thực hiện các hoạt động trên lớp của HSSV ..... 77
Khảo sát 50 GV về việc tự học của HSSV. Kết quả thu được như sau: .. 78
Bảng 2.12. Kết quả điều tra thực trạng tự học của học sinh-sinh viên .... 78
Bảng 2.13: Các hình thức GV sử dụng để đánh giá kết quả học tập của
SV cao đẳng nghề theo NLTH ................................................................... 81
Bảng 2.14: Mức độ phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong tổ
chức và QLĐT hệ Cao đẳng nghề theo NLTH ......................................... 84


vii
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp (Đơn vị tính: %)................................................................ 106
DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.Mô hình CIPO về quản lý đào tạo nghề..................................... 31
Hình 1.2: Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo nghề theo NLTH
..................................................................................................................... 32
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của GV về tỉ trọng lý thuyết và thực hành trong
CTĐT trình độ CĐN (tính theo %) ........................................................... 66
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của SV về tỉ trọng lý thuyết và thực hành trong

CTĐT trình độ CĐN (tính theo %) ........................................................... 67
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ GV có khả năng dạy học tích hợp cho hệ Cao đẳng
nghề theo NLTH ......................................................................................... 69
Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ CĐN theo năng lực thực hiện 108


viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CĐN

Cao đẳng nghề

CSĐT

Cơ sở đào tạo

CTĐT

Chương trình đào tạo


CV

Chuyên viên

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

ĐTN

Đào tạo nghề

ĐHCNHN

Đại học Công nghiệp Hà Nội

HSSV

Học sinh sinh viên

GV

Giảng viên

KHCN

Khoa học công nghệ

KNN


Kỹ năng nghề

NLTH

Năng lực thực hiện

QTĐT

Quá trình đào tạo

TTLĐ

Thị trường lao động


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta đang tích cực đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thực tế đó đặt ra một yêu
cầu cấp bách về chất lượng nguồn lực đặc biệt là nguồn lực con người và đó
cũng là yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Với yêu cầu
phát triển ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi tri thức ngày càng cao như vậy Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết
số 29- NQ/TW với nội dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước
xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công

cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.
Một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo là tập trung chuyển từ chủ yếu quan tâm trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học, kết hợp hài hòa dạy chữ,
dạy người và dạy nghề, chuyển từ chủ yếu quan tâm phát triển về quy mô
sang đảm bảo phát triển, cả quy mô chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đối với
giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chuyển từ đào tạo theo khả năng
của các nhà trường sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, thị trường lao động.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ
năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp
với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng
ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ
của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Đào tạo nghề cho người lao động có một vị trí quan trọng trong chiến
lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên thế giới. Thực hiện tốt


2
việc đào tạo nghề sẽ giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ công nhân kỹ
thuật có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, khắc phục được tình trạng
thừa thầy, thiếu thợ, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy rõ vai trò quan trọng của đào tạo
nghề. Điều này được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược kinh tế xã hội của đất nước, đó là luôn đặt con người và vấn đề giải quyết việc làm
vào vị trí trọng tâm, lấy lợi ích của người lao động làm điểm xuất phát của
mọi chương trình, kế hoạch phát triển của mình.
Đào tạo theo NLTH đang là xu thế mới của GD& ĐT và đã tạo ra
những thay đổi căn bản của quá trình dạy học. Ưu điểm nổi bật của đào tạo
theo NLTH là đáp ứng được nhu cầu của cả người học và người sử dụng lao
động. Với người học, sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ năng lực để thực hiện thành

thạo được các công việc của nghề đạt chuẩn quy định và gia tăng cơ hội tìm
được việc làm. Với người sử dụng lao động, những “Sản phẩm của quá trình
đào tạo” đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất sẽ là yếu tố quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường có
nhiệm vụ đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề, chuyên môn nghiệp
vụ, nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp. Trong những năm qua, do điều
kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, máy móc hiện đại, phức tạp được sử
dụng ngày càng nhiều trong sản xuất, đòi hỏi người thợ vận hành vừa phải có
kỹ năng nghề vừa phải có trình độ chuyên môn cao. Để đáp ứng được nhu cầu
của xã hội, nhà trường đã quan tâm tới các điều kiện đảm bảo chất lượng đào
tạo. Tuy nhiên trong một thời gian ngắn, với sự phát triển nhanh, quy mô đào
tạo vượt bậc của trường cho nên cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nội dung
chương trình đào tạo, công tác quản lý … so với yêu cầu phát triển đào tạo


3
còn thiếu và còn nhiều bất cập, trong đó công tác quản lý đóng một vai trò đặc
biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Các trung tâm đào tạo hệ cao đẳng nghề ở trường đại học Công nghiệp Hà
Nội đang tiếp tục đón nhận và triển khai dự án do JICA Nhật Bản tài trợ với
mục tiêu đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia kỹ thuật có phẩm chất đạo
đức tốt, kiến thức và kỹ năng thực hành tốt trên các thiết bị tiên tiến theo công
nghệ đào tạo của Nhật Bản, nhằm đóng góp, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho các ngành công nghiệp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Với mục tiêu đào tạo
nghề của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội như vậy thì vấn đề quản lý hoạt
động đào tạo nghề của nhà trường đòi hỏi phải được đổi mới để đáp ứng được
yêu cầu phát triển đào tạo. Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý
hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở trường Đại học Công nghiệp Hà

Nội theo năng lực thực hiện” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp,
đồng thời cũng là việc vận dụng những kiến thức, phương pháp đã học vào
thực tiễn công tác của bản thân, hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao
chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng của Trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào
tạo hệ Cao đẳng nghề ởtrường Đại học Công nghiệp Hà Nội theo năng lực
thực hiệnnhằm đóng góp được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu của xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng
nghềtheo năng lực thực hiện.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội theo năng lực thực hiện.


4
- Đề xuất biện pháp quản lýhoạt động đào tạohệ Cao đẳng nghề ở trường Đại
học Công nghiệp Hà Nộitheo năng lực thực hiện
- Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
theo năng lực thực hiện.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng theo năng lực thực
hiệnở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội theo năng lực thực hiện.

5. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng
nghề ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã có sự đổi mới và đạt được kết
quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý có những điểm chưa thống
nhất và còn bất cập. Sinh viên ra trường còn nặng về kiến thức lý thuyết, kỹ
năng thực hành còn hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt
động đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo năng lực thực hiện một cách hợp lý, phù
hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội và đóng góp cho xã hội được nguồn nhân lực có
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể quản lý: Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo và lãnh
đạo các Khoa, Trung tâm đào tạo có liên quan.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo
nghề hệ Cao đẳng nghề ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.


5
- Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở hệ Cao đẳng nghề của trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội(gồm các nghề: Cắt gọt kim loại, Điện công nghiệp,
Điện tử công nghiệp, Kế toán doanh nghiệp, Hàn, Công nghệ Ô tô).
- Thời gian trong 3 năm từ năm học 2013-2014 đến năm học 20152016.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu (phân tích, tổng hợp) những tài liệu
hiện có để hình thành cơ sở lý luận của đề tài.
Điều tra - Khảo sát: Thu thập số liệu về thực trạng đào tạo và quản lý
đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, phân tích
quản lý quá trình đào tạo hiện nay, chỉ ra những mặt mạnh, yếu và nguyên
nhân từ đó đề xuất những biện pháp quản lý.
Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của chuyên gia về công tác quản

lý đào tạo nói chung và các biện pháp quản lý đào tạo hệ Cao đẳng nghề nói
riêng.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để
xử lý các số liệu khảo sát và thửnghiệm.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bàytrong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghềtheo
năng lực thực hiện.
- Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề
ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội theo năng lực thực hiện.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội theo năng lực thực hiện.


6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ CAO
ĐẲNG NGHỀ THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Trên thế giới
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước phát triển như Anh, Pháp,
Mỹ, Đức, Nhật đã quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề và quản lý quá trình đào
tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp. Do đặc điểm, yêu
cầu của nguồn nhân lực- đội ngũ công nhân kỹ thuật ở mỗi nước khác nhau
nên lĩnh vực dạy nghề, hình thức, quy mô đào tạo cũng có sự khác nhau song
có điểm chung là đều chú trọng đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái
độ nghề nghiệp.
Ở Mỹ việc dạy nghề được tiến hành trong các trường THPT phân ban,
các trường dạy nghề trung học, các cơ sở đào tạo sau trung học, tốt nghiệp

được cấp bằng và chứng chỉ công nhân lành nghề. Thời gian đào tạo từ 2-7
năm tùy theo từng nghề.[17]
Ở CHLB Đức, hệ thống đào tạo nghề là sự kết hợp giữa việc học trong
một mô hình trường có sự gần gũi với thực tế sản xuất của công ty và một cơ
sở có năng lực chuyên môn về sư phạm và nghiệp vụ dạy nghề của các trường
nghề, theo đó các công ty tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ
năng thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất
của công ty, còn các nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết cơ bản
nhiều hơn. Do phát triển trên hai nền tảng kết hợp như vậy, nên hệ thống đào
tạo nghề này gọi là hệ thống đào tạo nghề kép.
Cùng với sự phát triển của thuyết hành vi trong học tập và tiếp cận đào tạo
theo mục tiêu đầu ra, đào tạo dựa trên NLTH đã được tiến hành rất sớm ở một
số nước công nghiệp phát triển. Người ta cho rằng, để nâng cao chất lượng


7
dạy nghề cần phải dựa trên phân tích quá trình lao động để khám phá ra
những quy tắc, những cách thức tốt nhất giúp cho việc học nghề ngày càng
hiệu quả hơn. Kết quả là trong những năm 70 của thế kỷ XX, một phương
thức mới là giáo dục - dạy học theo NLTH được quan tâm phát triển mạnh và
đã được chấp nhận, vận dụng một cách phổ biến ở Bắc Mỹ, nhu cầu về giáo
dục và dạy học dựa trên NLTH đã tạo thành một áp lực và thách thức đối với
GD&ĐT. [44]
Năm 1995, John W. Burke đã xuất bản tài liệu “Giáo dục và đào tạo
dựa trên NLTH” [43], trong tài liệu này tác giả đã trình bày nguồn gốc của
GD&ĐT dựa trên NLTH, quan niệm về NLTH và tiêu chuẩn NLTH, về vấn
đề đánh giá dựa trên NLTH và cải tiến CTĐT dựa trênNLTH.
Đến 1997, Shirley Fletcher cho ra đời tiếp tài liệu “Thiết kế đào tạo dựa
trên năng lực thực hiện” [47], trong đó đề cập các cơ sở khoa học của việc thiết
lập các tiêu chuẩn đào tạo, các kỹ thuật phân tích nhu cầu người học và phân

tích công việc, xây dựng mô đun dạy học và khung chương trình.
Trong cuốn sách “GD&ĐT dựa trên NLTH: Huyền thoại và thực tiễn”
[45] của tác giả Sandra Kerka xuất bản năm 1997 đã tổng kết về đào tạo dựa
trên NLTH vốn phát triển mạnh mẽ trong những năm 1990 với hàng loạt các
tổ chức có tầm cỡ ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales v.v...
Năm 2000, tác giả V.Gasskov trong cuốn sách “Managing vocational
training systems” (tạm dịch là Quản lý hệ thống đào tạo nghề) [49] đã trình
bày một hệ thống khoa học và nghệ thuật về quản lý và tổ chức ĐTN trong cơ
sở công lập, bao gồm: quản lý cơ cấu tổ chức, thiết lập mục tiêu, kế hoạch, tài
chính, QLĐT; đồng thời đưa ra biện pháp phát triển năng lực quản lý của các
quản trị viên cao cấp; khuyến khích họ xem xét, phản biện các thủ tục hành
chính của cơ sở mình để tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao.


8
Tác giả Thomas Deissinger và Slilke Hellwig (Đức) trong tài liệu xuất
bản năm 2011: “Structures and functions of competency-based education
and training (CBET): a comparative perspective” [48] đã dựa trên những
kinh nghiệm ĐTN mà mình đang trực tiếp tiến hành để đưa ra quan điểm về
cấu trúc và chức năng của CTĐT dựa trên NLTH. Việc xây dựng cấu trúc và
chức năng của CTĐT theo NLTH cần phải được thảo luận rõ bao gồm cả kế
hoạch xây dựng chương trình, phát triển chương trình và kiểm định chương
trình trước khi thực thi. Ngoài ra, cũng cần xem xét sự khác biệt, ưu điểm,
nhược điểm của việc xây dựng cấu trúc, chức năng CTĐT theo NLTH với
các lý thuyết xây dựng CTĐT nghề khác. Một điều nữa là những chương
trình xây dựng theo NLTH cần có sự đối sánh với hệ thống GD&ĐT ở Úc,
Anh, xứ Wales, Bắc Ireland và Scotland; như vậy, mới bảo đảm chất lượng
đào tạo và được công nhận ở quốc tế.
Ở nhiều nước châu Á như Singapore, Ấn Độ, Philippin, Bruney,
Malaysia,… phương thức đào tạo dựa trên NLTH cũng đã và đang được vận

dụng ở các mức độ khác nhau [35]. Các bộ chương trình kế hoạch ĐTN theo
NLTH cho các trường chuyên nghiệp, nhất là các trường kỹ thuật đã được
soạn thảo và sử dụng có kết quả trong một vài năm trở lại đây. Đó là các nội
dung đào tạo có kiểu cấu trúc theo hệ thống các mô đun. Đặc biệt, có loại tài
liệu mô đun kỹ năng hành nghề tích hợp một cách chặt chẽ giữa các lĩnh vực
kiến thức, kỹ năng cho người học, chúng được xây dựng thành “ngân hàng”,
có thể xếp chồng và “lắp ghép” lẫn nhau theo phần công việc trọn vẹn của
nghề mà người học cần đến. Đây được coi là mô hình rõ ràng về ĐTN theo
NLTH.
Tác giả Tian Ye (Trung Quốc) đề cập đến chương trình phát triển
NLTH cho GV trong các CSĐT nghề ở Bắc Kinh (Trung Quốc), đây là một
dự án đặc biệt của chính quyền địa phương nhằm mục đích cải thiện việc


9
giảng dạy ở bậc chuyên nghiệp [49]. Trong đó, năng lực thực hành sư phạm
của giảng viên được đặc biệt quan tâm. Uỷ ban giáo dục thành phố Bắc Kinh
(Trung Quốc) và Sở tài chính hợp tác tiến hành các dự án từ năm 2007 đến
năm 2010.
Điểm qua những nghiên cứu trên có thể nhận thấy: đào tạo theo NLTH
là một xu hướng được nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu ở nhiều góc độ khác nhau và ứng dụng vào quá trình dạy học ở các
trường đại học, chuyên nghiệp và dạy nghề. Lý thuyết về đào tạo theo NLTH
được vận dụng phù hợp tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia.
Như vậy, các công trình nêu trên đều khẳng định cần có sự cải tiến
trong QLĐT nghề hướng đến tính chuyên nghiệp cao và khả năng đáp ứng
TTLĐ.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề đào tạo nghề, quản lý hoạt động đào tạo nghềcũng
là những đề tài được các nhà khoa học quản lý, các chuyên gia nghiên cứu,

tìm hướng vận dụng trong hàng chục năm qua ứng với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Gần đây, xu thế đổi mới quản lý đào tạo nghề ở Việt Nam
cũng đã tiếp cận với thế giới; đặc biệt là khi chúng ta hội nhập sâu rộng, nhiều
cơ hội phát triển mở ra cùng với những thách thức có tác động tiêu cực đến hệ
thống GD&ĐT.
Ngoài các văn bản hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, Tổng cục dạy nghề về
đào tạo hệ Cao đẳng nghề, đã xuất hiện một số công trình, luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo ở các trường Trung cấp, Cao đẳng,
Đại học như:
Tác giả Đinh Khắc Định (2011) nghiên cứu các biện pháp quản lý đào tạo
nghề ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.


10
Tác giả Trần Hữu San (2011) nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động
đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Lào Cai [27].
Tác giả Nguyễn Ngọc Hiếu (2010) nghiên cứu biện pháp quản lý đào tạo
nghề ở trường trung cấp Uông bí Quảng Ninh [17].
- Đề tài “Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng
nhu cầu xã hội”, Luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng được thực
hiện năm 2013[16].
- Đề tài “Quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện tại trường
trung cấp nghề ASEAN”, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Đại Hùng, 2015.
- Đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề của các đơn vị
thuộc hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á-Việt Nam”của tác giả Nguyễn
Ngọc Thăng, 2006 [28].
- Đề tài “Một số biện pháp tăng cường quản lý đào tạo nghề ở Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tuấn,
2006. Có phân tích mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo nghề [31].
- Đề tài “Quản lý hoạt động thực hành nghề cho học sinh trường Cao đẳng

nghề Cơ khí Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Thị Kim Thái, 2014.
- Đề tài “Các biện pháp quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ của
tác giả Dương Văn Nông.
Ngoài ra, cũng còn rất nhiều luận văn đề cập nghiên cứu nhiều khía cạnh
của quản lý công tác chuyên môn, quản lý đào tạo.
Tóm lại qua nghiên cứu các công trình trên thế giới và ở Việt Nam thì cho
thấy hầu hết các công trình mới chỉ đề cập đến quan điểm, định hướng chung


11
hoặc mới chỉ đi vào nghiên cứu vận dụng trong một phạm vi hẹp, một khâu
của quá trình dạy học, một số đề tài đã bước đầu đánh giá thực trạng một số
nội dung công tác quản lý chuyên môn của lãnh đạo, của nhà trường ở từng
địa phương, đồng thời đề ra một số biện pháp quản lý hợp lý nhằm giải quyết
những vướng mắc ở từng cơ sở giáo dục, đào tạo cụ thể. Một số công trình đã
đề cập đến các vấn đề quản lý dạy học thực hành khi vận dụng phương thức
đào tạo theo năng lực thực hiện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách chuyên
sâu đầy đủ và hệ thống từ góc độ khoa học Quản lý Giáo dục như biện pháp
quản lý hoạt động đào tạo hệ Cao đẳng nghề ở trường đại học theo năng lực
thực hiện vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Những ưu điểm
của tổ chức quản lý hoạt động đào tạo hệ cao đẳng nghề theo NLTH cần được
vận dụng rộng rãi hơn và đó là một hướng đi mới góp phần triển khai có hiệu
quả đào tạo theo NLTH trong đào tạo nghề.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Năng lực
Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng
lĩnh vực mà khái niệm “năng lực” được định nghĩa khác nhau.
“… McClelland mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực

hiện công việc”. Boyatzis mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan
niệm rằng “năng lực như là các đặc tính của một cá nhân có liên quan đến
việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao”. Spencer and Spencer dựa trên
định nghĩa về năng lực của Boyatzis và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ
bản của một cá nhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý
niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công
việc”. Tương tự, Dubois định nghĩa “năng lực là các đặc tính mà cá nhân có
được và sử dụng chúng trong những ngữ cảnh thích hợp và nhất quán để đạt


12
được kết quả mong muốn”. Những đặc tính này bao gồm kiến thức, kỹ năng,
động cơ, nét tiêu biểu, cách suy nghĩ, cảm nghĩ, hành động…” [22tr.21]
Dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Nguyễn Quang Uẩn [38] cho rằng,
năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những
yêu cầu đặc trưng trong của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo có kết
quả tốttrong lĩnh vực hoạt động ấy. Các nhà nghiên cứu tâm lý học khẳng
định: năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính con
người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung, tính
chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn. Vì vậy, khi nói đến năng lực
không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năng tri
giác, khả năng ghi nhớ,...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá
nhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt
kết quả mong muốn.
Theo tác giả Nguyễn Văn Giao [14] thì năng lực, khả năng, được hình
thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt
động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng
thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ.
Như vậy, năng lực được hiểu là khả năng hay tiềm năng để thực hiện tốt một
công việc như năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức hoặc là “những điều

kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì” như năng lực tư duy nhưng không
quy định rõ ràng công việc cụ thể cũng như những quy định chuẩn cần đạt để
có thể giáo dục hình thành nó cũng như để đánh giá mức độ đạt được của nó.
1.2.2. Năng lực nghề nghiệp
Năng lực nghề mô tả khả năng thực hiện thành công một chuỗi công việc
theo các chuẩn đã thiết lập. [theo VISEP]
Năng lực nghề nghiệp là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con
người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp và đảm bảo cho


13
hoạt động nghề nghiệp đạt được những kết quả cao. Theo mô hình năng lực
ASK, năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 yếu tố: tri thức chuyên môn
(knowledge), kỹ năng hành nghề (Skill), và thái độ đối với nghề (attitude.)
Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và
sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Không có sự
tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được. Năng lực nghề
nghiệp vốn không có sẵn trong con người, không phải là những phẩm chất bẩm
sinh. Nó hình thành và phát triển qua hoạt động học tập và lao động. Trong quá
trình làm việc, năng lực này tiếp tục được phát triển hoàn thiện. Học hỏi và lao
động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp.
1.2.3. Năng lực thực hiện
Năng lực thực hiện là thuật ngữ dịch từ tiếng Anh (Competence) hoặc
Competency). Hiện nay trên thế giới tồn tại rất nhiều quan niệm về năng lực
thực hiện.
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí: “Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện
được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong công việc theo tiêu chuẩn đặt
ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó. NLTH là các kiến thức, kỹ năng, thái
độ đòi hỏi với một người để thực hiện hoạt động có kết quả ở một công việc
hay một nghề”.NLTH bao gồm: các kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết

vấn đề và các kỹ năng trí tuệ; thể hiện đạo đức lao động nghề nghiệp tốt; có
khả năng thích ứng để thay đổi; có khả năng áp dụng các kiến thức của mình
vào công việc; có khát vọng học tập và cải thiện, có khả năng làm việc cùng
người khác trong tổ nhóm…[32].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, NLTH là những kiến thức, kỹ năng và
thái độ cần thiết để người lao động có thể thực hiện được công việc của nghề
đạt chuẩn quy định trong những điều kiện cho trước. Nếu không có những
điều kiện cho trước như phương tiện, thiết bị, công cụ lao động phù hợp,


14
nguyên vật liệu, môi trường lao động phù hợp thì người lao động không thể
thực hiện công việc đạt chuẩn quy định.[20].
Theo tác giả Bob Mansfield thì NLTH được hiểu là:
- Khả năng thực hiện được toàn bộ vai trò lao động hay phạm vi công
việc; tức là thực hiện chúng chứ không phải chỉ biết về chúng; thực hiện trọn
vẹn toàn bộ vai trò lao động hay phạm vi công việc chứ không phải từng kỹ
năng, từng công việc riêng rẽ của chúng.
- Theo các tiêu chuẩn mong đợi ở công việc đó.
- Trong môi trường làm việc thực, nghĩa là với toàn bộ các áp lực và
những thay đổi liên quan đến lao động thực tế- môi trường và điều kiện thực
tế [27].
Theo tác giả McLagan thì NLTH được hiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ
năng, thái độ hoặc các chiến lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi và quan
trọng cho việc tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng [27].
Mặc dù có những quan niệm khác nhau nhưng có thể thấy, thuật ngữ
NLTH được các tác giả sử dụng với ý nghĩa tương đối thống nhất, đó là sự
thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiểu
chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó.
Tác giả cho rằng: Năng lực thực hiện được coi như là sự tích hợp của

kiến thức – kỹ năng – thái độ làm thành khả năng thực hiện những nhiệm vụ
và công việc của một nghề đạt chuẩn quy định trong những điều kiện nhất
định và được thể hiện trong thực tiễn sản xuất.
Như vậy năng lực thực hiện (NLTH) bao gồm:Các kỹ năng thực hành tâm
vận; các kỹ năng trí tuệ; kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề; có khả năng
thích ứng để thay đổi; có khả năng áp dụng kiến thức của mình vào công
việc; có khát vọng học tập và cải thiện; có khả năng làm việc cùng với người
khác trong tổ, nhóm,...; thể hiện đạo đức lao động nghề nghiệp tốt; v.v....


15
1.2.4. Đào tạo
Tác giả Trần Hữu San cho rằng: Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích,
có tổ chức nhằm giúp người được đào tạo đạt được các kiến thức, kỹ năng và
kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công
một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết [27].
Theo Wikipedia, bách khoa toàn thư mở: Đào tạo đề cập đến việc dạy các
kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ
thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp
một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và
khả năng đảm nhận được một công việc nhất định [42].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Đào tạo là quá trình tác động đến một
con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo… một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với
cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần
của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của
loài người. Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn
liền với giáo dục đào tạo [35].
Các định nghĩa trên đều thống nhất, đào tạo là hoạt động có sự phối hợp
giữa chủ thể dạy và học, là quá trình hoạt động truyền thụ và lĩnh hội của một

hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo với sự hỗ trợ của các phương tiện cần thiết.
Nói cách khác, đào tạo là hoạt động thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và
học trong một cơ sở giáo dục mà ở đó các quy trình của hoạt động được quy
định một cách chặt chẽ về thời gian và đối tượng đào tạo.
Như vậy, đào tạo là một hệ thống bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Mục tiêu đào tạo
- Chương trình và nội dung đào tạo
- Phương pháp và hệ thống đào tạo


×