Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Khóa Luận về web quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 58 trang )


MỤC LỤC

B. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ANGULARJS VÀ WEB API.............................5
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG....................................15
a) Phương thức dangnhap() của lớp sinhvien, nhanvien:................................37
b) Phương thức dangky (SV đăng ký ở KTX) của lớp SinhVien....................38
...............................................................................................................................39
c) Phương thức chuyenSV (chuyển phòng ở cho Sinh viên) của lớp SinhVien
...............................................................................................................................39
...............................................................................................................................40
c) Phương thức tinhtiendiennuoc (tính tiền điện nước) của lớp
HoaDonDienNuoc................................................................................................40
Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM................................................53
C. KẾT LUẬN......................................................................................................58

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là
một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các tổ chức,
củng như của các hệ thống quản lý, nó đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo ra
những bước đột phá một cách mạnh mẽ.
Trong phát triển ứng dụng web hiện nay, các Framework thi nhau ra đời và
trở nên phổ biến hơn, cùng với đó là các yêu cầu xử lý được nhanh hơn, tốc độ và
mạnh mẽ. AngularJS là được biết đến là một Framwork phát triển dựa trên
Javascript để tạo các ứng dụng web phong phú, nó dùng để phát triển frontend
(giao diện khách hàng) thông qua các API để gọi data, sử dụng mô hình MVC rất


mạnh mẽ. Angular là mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí và được phát triển bởi
hàng ngàn các lập trình viên trên thế giới.
Trong khi đó ASP.NET Web API, một nền tảng đầy hiệu quả mà rất đơn
giản với giao thức HTTP và dịch vụ web theo mặc định sử dụng JSON. Các
model làm việc để xử lý và trả về được đóng gói qua các đối tượng đơn giản,
giúp xây dựng Rest full services trên nền tảng .net, nó tự động trả dữ liệu có kiều
phù hợp: Json, XML. Web API sẽ giúp bạn chuyển kiểu dữ liệu trả về theo thuộc
tính Accept trong header của Request và bạn không cần quan tâm đến điều đó.
KTX của nhà trường hiện đang quản lý theo cách truyền thống. Việc đăng
ký và quản lý thủ công gây nên nhiều khó khăn, tốn thời gian và gây lãng phí cả
về công sức và tiền bạc.
Chính vì những lí do trên nên em đã chọn đề tài “Nghiên cứu Web API,
AngularJs và ứng dụng xây dựng website quản lý nhà ở sinh viên trường Đại
học Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về AngularJS và Web API
- Áp dụng vào việc Xây dựng hệ thống quản lý nhà ở sinh viên trường Đại
học Quảng Nam
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Kiến thức về AngularJS và Web API.
- Ứng dụng AngularJS và Web API vào xây dựng 1 hệ thống.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Web API, AngularJs và ứng dụng xây dựng website quản
lý nhà ở sinh viên trường Đại học Quảng Nam
Các phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu
- Phân tích, tổng hợp tài liệu.

- Thống kê, phân tích dữ liệu.
- Phân tích và thiết kế trong xây dựng hệ thống.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài trình bày những kiến thức cơ bản và tổng quan về AngularJS và Web
API. Với những ưu điểm của mình thì AngularJS và Web API đã được sử dụng
trong nhiều hệ thống lớn tuy nhiên nó còn khá mới mẻ đối với sinh viên trường
Đại học Quảng Nam.
Đề tài đã ứng dụng AngularJS và Web API để xây dựng website quản lý
nhà ở sinh viên Trường Đại học Quảng Nam.
6. Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ANGULARJS VÀ WEB API
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM

4


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ANGULARJS VÀ WEB API
1.1. Tổng quan về AngularJS
1.1.1. Lịch sử của AngularJS
Hai năm trước khi AngularJS mới ra đười người ta còn hoài nghi về việc nó
có thể cạnh tranh được các Javascript Framework khác như Backbone.js hay
Knockout hay không. Tuy nhiên với sự hỗ trợ đến từ Google và nhiều cải tiến
đáng kể thì hiện nay AngularJS không những được nhiều người sử dụng mà còn
đang trở thành một hiện tượng mới trong làng Javascript.
AngularJS là một framework Javascript mạnh mẽ, được nhúng vào HTML
page bằng thẻ Script. AngularJS mở rộng thêm thuộc tính của HTML với các (chỉ
thị, lệnh) Directives , và liên kết dữ liệu đến HTML với các (biểu thức)

Expressions nhằm giảm bớt quá trình phát triển ứng dụng web.
Về lịch sử hình thành, dự án AngularJS được bắt đầu từ năm 2009, do lập
trình viên Misko Hevery tại Google viết ra. Misko và nhóm lúc này đang tham
gia vào một dự án của Google tên là Google Feedback. Với AngularJS, Misko đã
rút ngắn số dòng code front-end từ 17000 dòng còn chỉ khoảng 1500. Với sự
thành công đó, đội ngũ của dự án Google Feedback quyết định phát triển
AngularJS theo hướng mã nguồn mở.
1.1.2. Khái niệm AngularJs
AngularJS là một khung làm việc được viết bằng Javascript (hay còn được
gọi là Javascript Framework). AngularJS không chỉ đơn giản là một thư viện mà
nó còn là một framework. Khác với các thư viện Javascript như jQuery,
AngularJS đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn cách cấu trúc mã lệnh HTML và
Javascript. Ví dụ bạn sẽ thấy khi sử dụng AngularJS, mã lệnh HTML thường được
viết theo cấu trúc như sau:
<div ng-app="">

<input type="text" ng-model="name">



</div>
5


Ở ví dụ trên chúng ta thấy trong một số thẻ HTML có các thuộc tính lạ với
tiền tố ng- như ng-app, ng-model và ng-name. Trong AngularJS chugns được gọi
là các chỉ dẫn hay directives. Các chỉ dẫn này có ý nghĩa như sau:
Chỉ dẫn ng-app="" được dùng để giúp AngularJS đánh dấu ứng dụng sẽ
được bắt đầu từ bằng nào trong HTML.
Chỉ dẫn ng-model="name" được dùng để kết nối giá trị của trường <input>
với giá trị của biến name trong ứng dụng AngularJS
Chỉ dẫn ng-bind="name" dùng để gắn giá trị của biến name ở trên trở thành
giá trị innerHTML của thẻ



1.1.3. Các tính năng chung của AngularJS
- AngularJS là một Framework phát triển mạnh mẽ dựa trên JavaScript để
tạo các ứng dụng RICH Internet Application (RIA).
- AngularJS cung cấp cho lập trình viên những tùy chọn để viết các ứng
dụng client-side trong mô hình MVC (Model View Controller) một cách rõ ràng.
- Các ứng dụng được viết bởi AngularJS tương thích với nhiều phiên bản
trình duyệt web. AngularJS tự động xử lý mã JavaScript để phù hợp với mỗi trình
duyệt.
- AngularJS có mã nguồn mở, miễn phí hoàn toàn, được sử dụng bởi hàng
ngàn lập trình viên trên thế giới. Nó hoạt động dưới giấy phép Apache License
version 2.0.
Nhìn chung, AngularJS là một framework để tạo các ứng dụng lớn, các hiệu
năng cao trong khi giữ cho chúng có thể dễ dàng duy trì.
1.1.4. Các tính năng cốt lõi của AngularJS
Dưới đây là các tính năng cốt lõi của AngularJS:
Data-binding: Nó tự động đồng bộ hóa dữ liệu giữa thành phần model và
view.
Scope: Là những đối tượng hướng đến model, nó hoạt động như là cầu nối
giữa controller và view.
Controller: Đây là những tính năng của AngularJS mà được giới hạn tới
một scope cụ thể.
6


Service: AngularJS hoạt động với một vài dịch vụ (service) có sẵn , ví dụ
$http để tạo XMLHttpRequests. Nó là các singleton object mà được khởi tạo duy
nhất một lần trong ứng dụng.
Filter: Nó lựa chọn (hay là lọc) các tập con từ tập item trong các mảng và
trả về các mảng mới.
Directive: Directive là các marker trong các phần tử DOM (như các phần

tử, thuộc tính, css và nhiều hơn thế). Nó có thể dùng để tạo các thẻ HTML riêng
phục vụ những mục đích riêng. AngularJS có những directive có sẵn như
ngBind,ngModel…
Template:Là các rendered view với các thông tin từ controller và model.
Nó có thể được sử dụng trong các file riêng rẽ (ví dụ như index.jsp) hoặc nhiều
view với một trang sử dụng "partials".
Routing: Là khái niệm của sự chuyển dịch qua lại các view.
Model View Whatever: MVC là một mô hình thiết kế để phân chia các ứng
dụng thành nhiều phần khác nhau (gọi là Model, View và Controller), một phần
sử dụng với một nhiệm vụ nhất định. AngularJS không triển khai MVC theo cách
truyền thống, mà gắn liền hơn với Model-View-ViewModel. Nhóm phát triển
AngularJS đã đặt tên vui cho mô hình này là Model View Whatever.
Deep Linking: Cho phép bạn mã hóa trạng thái các ứng dụng trên địa chỉ
URL để nó có thể được bookmark. Các ứng dụng có thể được phục hồi lại từ các
địa chỉ URL với cùng một trạng thái.
Dependency Injection: AngularJS có sẵn một hệ thống con dependency
injection để giúp các lập trình viên tạo ra các ứng dụng dễ phát triển, dễ hiểu và
kiểm tra
1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của AngularJS
Ưu điểm:
- AngularJS cung cấp khả năng tạo ra các Single Page Application một cách
rất rõ ràng và dễ dàng để duy trì.
- AngularJS cung cấp khả năng Data binding tới HTML do đó giúp người
dùng cảm giác linh hoạt, thân thiện.
7


- AngularJS code dễ dàng khi unit test.
- AngularJS sử dụng dependency injection.
- AngularJS cung cấp khả năng tái sử dụng các component (thành phần).

- Với AngularJS, lập trình viên sẽ viết ít code hơn, với nhiều chức năng
hơn.
- Với AngularJS, view là thành phần trong trang HTML thuần, trong khi
controller được viết bởi JavaScript với quá trình xử lý nghiệp vụ.
- Và trên tất cả, ứng dụng AngularJS có thể chạy trên hết các trình duyệt
web, trên các nền tảng Android và IOs.
Nhược điểm:
Mặc dù AngularJS có thể kể đến rất nhiều các ưu điểm, nhưng đến thời
điểm này, nó vẫn có một số điểm yếu sau:
Không an toàn: Là một JavaScript framework, ứng dụng được viết bởi
AngularJS không an toàn. Phải có các tính năng bảo mật và xác thực phía server
sẽ giúp ứng dụng trở nên an toàn hơn.
Nếu người sử dụng ứng dụng của bạn vô hiệu hóa JavaScript thì họ chỉ
nhìn được trang cơ bản, không thấy gì thêm.
1.1.6. Các thành phần của AngularJS
AngularJS framework có thể được chia thành ba phần chính sau:
ng-app: directive này định nghĩa và liên kết một ứng dụng AngularJS tới
HTML.
ng-model: directive này gắn kết giá trị của dữ liệu ứng dụng AngularJS đến
các điều khiển đầu vào HTML.
ng-bind: directive này gắn kết dữ liệu ứng dụng AngularJS đến các thẻ
HTML.
1.2. Tổng quan về Web API
1.2.1. Giới thiệu API và Web API
a. Giới thiệu về API
Đơn giản như thế này, hiện nay nhiều người dùng mạng xã hội facebook và
bạn muốn viết một ứng dụng để đăng tin lên mạng xã hội này. Vậy làm sao để làm
8



một ứng dụng như vậy khi facebook là của người khác? Hiểu được nhu cầu này
của các lập trình viên facebook sẽ đưa ra các thư viện chứa các hàm đăng, like,
share...trên trang của mình để các lập trình viên khai thác! Đó chính là API
Google+, Gmail, Blogger, Youtube, các ứng dụng của windows (Windows
media player, Internet Explorer,..), nhaccuatui, zingmp3,...rất nhiều các trang web,
ứng dụng đưa ra các API để hỗ trợ các lập trình viên
- API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng).
Mỗi hệ điều hành, ứng dụng đều có những bộ API khác nhau. Nó cung cấp cho
người lập trình các hàm tương tác với CSDL, lập trình thực hiện các thao tác với
hđh hay phần mềm đó. Hầu hết các hàm API được chứa trong các file DLL
- Ví dụ: Các hàm API của hđh windows cho phép chúng ta lập trình ứng
dụng thay đổi icon màn hình, xem thông tin máy tính, ... hay các hàm API của
google cho phép lập trình viên lấy thông tin, sửa thông tin người dùng,...Các hàm
API của facebook cho chúng ta đăng stt, ảnh, cmt,...
- Vậy API có phải một ngôn ngữ lập trình không? Câu trả lời là không các
bạn ạ. Các hàm API cũng như các hàm bình thường mà chúng ta hay viết và trên
từng ngôn ngữ khác nhau cũng có các bộ API tương ứng khác nhau.
- Ví dụ: Google API có bộ cho .NET, PHP,..
b. Giới thiệu web api
- Web API là một phiên bản kế tiếp của WCF, giúp chúng ta xây dựng lên
các Service cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng web, window …
- Trước web API chúng ta để có các service API chúng ta phải cấu hình,
xây dựng các ứng dụng wcf, web service khá phức tạp.
- Một ứng dụng đơn giản như là: Chúng ta có 1 Web API cung cấp các dịch
vụ lưu trữ dữu liệu, cung cấp các chỉ số chứng khoán, kết quả bóng đá, xổ số …
- Các ứng dụng Client như website, ứng dụng winform, wpf có thể kết nối
vào Web API để lấy các dữ liệu về xử lý, cũng như cập nhật thông tin lại Web API
- Web API dùng phương thức trao đổi dữ liệu là HTTP, kiểu dữ liệu trao đổi
là JSON, một chuẩn dữ liệu hướng đối tượng được dùng khá nhiều trong việc lưu
chuyển thông tin trên Internet.

9


- Do dùng jSon là kiểu dữ liệu chuyển đổi nên tốc độ các trang web sử
dụng web API tương tác dữ liệu có tốc độ khá cao. Ngoài ra do Web API dùng
giao thức HTTP nên hầu như tất cả các ứng dụng trên các công nghệ đều có thể
kết nối tới để lấy cũng như tương tác với web API cụ thể như chúng ta có thể
dùng các công nghệ web như: Asp.net ( MVC, Web Page, Web form), PHP, jsp
hay các ứng dụng desktop như: winform, wpf đều có thể dễ dàng kết nối tới web
API
- Với Web API chúng ta có thể xây dựng và phân tách các ứng dụng web
lớn. Cấu hình từng thành phần riêng biệt của website. Đâu là tầng data, đâu là
tầng xử lý, đâu là tầng dịch vụ… Nền tảng của các ứng dụng lớn luôn là các
service để các website thành viên có thể kết nối tương tác dữ liệu.
- Do đó với Web API chúng ta có thể ứng dụng vào các dự án Web (cũng
như window) lớn để phát triển trên nhiều tầng xử lý khác nhau
- Dùng web API chúng ta dễ dàng xây dựng các ứng dụng window kiểu
điện toán (dữ liệu ở server) còn client chỉ cài giao diện.
Hay có thể xây dựng các website Single Page Application (SPA) (tất cả web
chỉ gói gọn trong 1 trang). Ứng dụng này tương tác khá cao với người dùng, tốc
độ nhanh (do dùng ajax) thường được dùng làm các website tương tác với các
thiết bị di động (các thiết bị di động thường có kết nối Internet chậm).
1.2.2. Những lợi ích khi sử dụng ASP.NET Web API
a.

Cấu hình
Ngay khi bạn xây dựng một website, không cần bất kỳ cấu hình gì chúng ta

đã có thể cài đặt và sử dụng dịch vụ trên nền ASP.NET Web API. Khái niệm điểm
đầu cuối (xuất hiện trong WCF) không còn, và cũng không cần contract. Và bạn

sẽ thấy ngay sau đây, một dịch vụ trên nền ASP.NET Web API được thiết lập lỏng
lẻo nếu ta so sánh với dịch vụ WCF. Theo đó bạn chỉ cần sử dụng REST
(Representational State Transfer – các bạn có thể xem chú giải vắn tắt về REST ở
cuối bài) URL, cùng các tham số đầu vào, và kết quả trả về là các bản tin JSON
hay XML.
b.

Mặc định sử dụng REST
10


Việc xây dựng các dịch vụ với ASP.NET Web API cung cấp cho ta hầu hết
những thành phần thiết yếu để xây dựng kiến trúc REST. Đó là bởi vì tính năng
điều hướng (Route) URL tích hợp ngay trong nền tảng, các địa chỉ dịch vụ với
ASP.NET Web API là các điều hướng RESTful ánh xạ với các phương thức của
controller. Vì thế cho phép sử dụng các đường dẫn theo phong cách REST rất thân
thiện.
c.

Trừu tượng hóa với các Route
Tương tự như các giao diện dịch vụ và sự thực thi chúng trên WCF, các

route cho phép nhà phát triển ASP.NET Web API tạo ra lớp trìu tương giữa bên
yêu cầu nhìn thấy và sự thực thi ở lớp dưới. Nói theo cách khác thì bạn có thể gắn
kết bất cứ URL nào với bất cứ phương thức nào của các controller.
Với sự thay đổi về phiên bản dịch vụ, chỉ đơn giản bằng cách thêm một
route mới (ví dụ “v2”) vào trong URL cho phép ta duy trì song song nhiều phiên
bản dịch vụ trên hệ thống mà không ảnh hưởng đến các dị vụ đang có.
d.


Mở rộng chức năng xử lý dạng đường ống đơn giản
ASP.NET Web API cung cấp khả năng mở rộng dạng đường ống thông qua

các bộ lọc (filter) cho phép xử lý trước và sau khi thực thi các action của
controller.
Bằng việc gắn các bộ lọc cho phép ta thực hiện lọc các action (theo tham số
request), lọc vai trò (authorization) và lọc ngoại lệ .Để dùng có thể đơn giản bằng
cách khai báo attribute, hay cấu hình toàn cục áp dụng cho tất cả các phương thức.
1.2.3. Một số đặc điểm nổi trội của ASP.NET Web API
a.

Thuận tiện cho các hành động (action) CRUD (create – read – update –

delete)
Các action HTTP (như GET, POST) tự động gắn kết vào các phương thức
của controller (chính là các controller action) thông qua tên của chúng. Ví dụ

11


b.

Thỏa thuận nội dung được tích hợp sẵn

Với MVC, để cho phép các phương thức controller trả về dữ liệu JSON hay
XML thì phải tùy biến kết quả trả về ở dạng nguyên gốc (raw). Nhưng với
ASP.NET Web API, các phương thức controller chỉ cần trả về dữ liệu gốc, toàn bộ
phần còn lại sẽ tự động được chuyển đổi sang JSON hay XML tùy theo yêu cầu từ
gọi tới. Trong đó, yêu cầu từ bên gọi tới cũng chỉ cần sử dụng tiêu đề (header)
Accept hay Content-Type.

c.

Cho phép sử dụng các attribute tiền tố điều hướng (route prefix)

và route
Trong nhiều trường hợp nếu bạn không muốn các phương thức trong
controller tuân theo quy tắc chung thì ta có thể sử dụng các attribute để cài đặt
riêng

như

RouteAttribute,

RoutePrefixAttribute,

HttpGetAttribute,

HttpPostAttribute, ….
12


d.

Định nghĩa quy tắc ràng buộc cho route

Đặc điểm này cung cấp một cơ chế cho phép bạn chỉ ra các nguyên tắc
nghiệp vụ riêng trong xử lý route:

e.


Hỗ trợ CORS (Cross-Origin Resource Sharing ~ Chia sẻ giữa các

nguồn tài nguyên gốc)
Trong ASP.NET Web API ta có thể kích hoạt chức năng này bằng việc đặt
một attribute EnableCorsAttribute để cho phép các yêu cầu bằng JavaScript từ các
domain khác có thể truy cập domain dịch vụ của bạn.
f.

Quản lý lỗi toàn cục

Đây là một cải thiện rất lớn từ phiên bản ASP.NET Web API 2.1. Theo đó,
tất cả các exception không được bắt giờ có thể được ném ra và bắt thông qua một
cơ chế tập trung. Việc hỗ trợ nhiều các ghi log ngoại lệ được thực hiện trong
chính nền tảng (framework), tại đó cho phép ta truy xuất đến chính ngoại lệ bị
ném ra cùng ngữ cảnh của nó.
g.

Giao diện IHttpActionResult

Việc thực thi giao diện này sẽ định nghĩa một HttpResponseMessage
factory có thể tái sử dụng và thuận tiện khi xây dựng unit-test.

13


1.2.4. Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ bản và tổng quan nhất của
AngularJs và WEB API. Qua đó cũng cho thấy được việc ứng dụng AngulaJS và
WebAPI là một vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống WEB, đặc

biệt là những WEB App.
Trong AngularJs và WEB API có nhiều mô hình kiến trúc khác nhau, mỗi
loại đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó.

14


Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Khảo sát
2.1.1. Phát biểu bài toán
Ngày nay công nghệ thông tin có những bước phát triển về chiều rộng và
chiều sâu. Máy tính điện tử không còn là 1 thứ phương tiện quý hiếm mà đang
ngày càng trở thành 1 công cụ làm việc. Trên thị trường, có nhiều phần mềm quản
lý nhưng phần mềm quản lý ký túc xá thì ít có, và chưa được cải tiến, chưa thân
thiện với người sử dụng. Ứng dụng phần mềm quản lý ký túc xá đang được mở
rộng và ngày càng tiếp cận với nhiều thành phần sử dụng, đặc biệt là những người
không thành thạo vi tính và chuyên ngành công nghệ thông tin.
Ký túc xá của trường ĐHQN về quy mô là rất lớn nên việc quản lý thông tin
cán bộ quản lý thông tin cán bộ, quản lý sinh viên nội trú, quản lý các phòng,
quản lý thu tiền điện nước, tìm kiếm thông tin là rất cần thiết. Ngày nay việc quản
lý trên máy tính mang lại hiệu quả cao về nguồn nhân lực, kinh tế. Đặc biệt vào
mỗi đầu năm học, số lượng SV đăng ký ở KTX là rất nhiều, vì vậy nếu có 1
chương trình quản lý KTX sẽ giúp công việc nhanh hơn và tiết kiệm dc nhiều thời
gian cho công tác quản lý.
Việc quản lý KTX nói chung hiện tại của nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó
khăn vì các công việc quản lý vẫn còn quản lý một cách thủ công, từ việc thông
báo, đăng ký chỗ ở, đến việc quản lý hồ sơ sinh viên nội trú, thu chi tiền phòng,
tiền điện nước…vẫn còn quản lý trên sổ sách là chính yếu. Đặc biệt là vào đầu
mỗi năm học mới, số lượng sinh viên đăng ký vào ở KTX là rất đông, với cách
quản lý thủ công như vậy thì việc xử lý các đơn đăng ký của sinh viên rất chậm,

đôi khi tạo ra những áp lực trong công việc đối với cán bộ quản lý KTX. Vì vậy,
việc tin học hóa công tác quản lý KTX của nhà trường là hết sức cần thiết.
Các dữ liệu được lưu trữ bằng sổ sách nên khi tìm kiếm hay cụ thể là thao
tác với dữ liệu đã lưu thì tốn nhiều thời gian.

15


2.1.2. Khảo sát hiện trạng thực tế
2.1.2.1 Tổng quản về tổ chức
a. Mô tả khái quát về tổ chức
Trường Đại học Quảng Nam được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp từ
Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam vào năm 2007, là trường đại học công lập
duy nhất của tỉnh Quảng Nam. Hiện tại có khoảng 6000 sinh viên hệ chính quy
theo học tại trường. Trong đó có khoảng ¾ sinh viên không có hộ khẩu tại Tp.
Tam Kỳ, nơi nhà trường tọa lạc. Điều đó cho thấy nhu cầu chỗ ở của sinh viên nhà
trường là rất lớn.
Kí túc xá trường Đại học Quảng Nam chia thành 5 khu, bao gồm:
Kí Túc Xá
Trường ĐH
Quảng Nam

Bộ Phận QL
Quản lí và giải
quyết các nhu
cầu của sv ở
trong KTX.

KTX Khu C1
-Gồm 4 tầng:

+Tầng 1: NV
quản lí và 1 số
GV.
+ Tầng 2,3,4:
giành cho sv cử
tuyển.

KTX Khu C2
- Gồm 4 tầng:
+ Từ tầng 1 đến
tầng 3: cho sv
nữ.
+ Tầng 4 giành
cho sv nam.

Bộ Phận QL
Điện Nước
QL trang thiết
bị của KTX và
chi phí điện
nước và phòng
ở.

KTX Khu C3
- Gồm 4 tầng:
Khu này giành
cho sv nữ

KTX Khu C4
-Gồm 3 tầng:

Khu này có
phòng ở kiểu
mẫu (4 người 1
phòng)

KTX Khu C5
Giành cho các
du học sinh
Lào, gồm 36
phòng (mỗi
phòng 8 SV).

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ sinh viên

16


Việc quản lý KTX nói chung hiện tại của nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó
khăn vì các công việc quản lý vẫn còn quản lý một cách thủ công, từ việc thông
báo, đăng ký chỗ ở, đến việc quản lý hồ sơ sinh viên nội trú, thu chi tiền phòng,
tiền điện nước,…vẫn còn quản lý trên sổ sách là chính yếu. Đặc biệt là vào đầu
mỗi năm học mới, số lượng sinh viên đăng ký vào ở KTX là rất đông, với cách
quản lý thủ công như vậy thì việc xử lý các đơn đăng ký của sinh viên rất chậm,
đôi khi tạo ra những áp lực trong công việc đối với cán bộ quản lý KTX. Vì vậy,
việc tin học hóa công tác quản lý KTX của nhà trường là hết sức cần thiết.
b. Mục tiêu tổ chức
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, hỗ trợ sinh viên nội trú của nhà
trường.
- Hiện đại hóa nội dung và quá trình quản lý, hỗ trợ sinh viên của nhà
trường.

c. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ sinh viên được thể hiện ở bảng dưới
đây:
TT

Họ và Tên

Chức vụ

Trình độ

1

Hồ Hữu Phước

Q. Giám đốc

Thạc sĩ QLGD

Phó Giám đốc

Thạc sĩ

Nhân viên

Cao đẳng

2
3
4


Nguyễn Văn Nguyên
Hải
Nguyễn

Danh

Phương
Nguyễn

Thị

Hiền

Oanh

CV

5

Lê Thanh Nguyệt Vũ Chuyên viên

6

Đoàn Thị Loan

Nhân viên

7


Lê Chiến Thắng

Chuyên viên

8

Lê Công Dũng

Nhân viên bảo vệ

9

Nguyễn Thị Ngần

Nhân viên phục vụ

Trung cấp
Cử nhân

17


2.1.2.2 Các quy trình hoạt động nghiệp vụ
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm hỗ trợ sinh viên hiện có 23
quy trình hoạt động nghiệp vụ, trong đó có một số quy trình liên quan đến nghiệp
vụ quản lý sinh viên nội trú theo danh mục sau:
Bảng 1: Danh mục quy trình xử lý nghiệp vụ Quản lý khu nội trú
TT
1.
2.

3.
4.
5.
6.

Mã quy trình
QT/07/TTHTSV
QT/08/TTHTSV
QT/09/TTHTSV
QT/10/TTHTSV
QT/13/TTHTSV
QT/06/TTHTSV

7.

QT/17/TTHTSV

Tên quy trình
Quy trình đăng ký ở nội trú.
Quy trình tổ chức quản lý khu nội trú.
Quy trình kiểm tra thực hiện nội qui ký túc xá.
Quy trình xử lý sinh viên vi phạm khu nội trú.
Quy trình thực hiện chế độ miễn giảm tại ký túc xá.
Đăng ký tạm trú, tạm vắng.
Quy trình thu, thanh quyết toán phí điện nước kí túc

xá.
QT/21/TTHTSV Quản lý lưu HS-SV Lào

8.


Trong đó, một số quy trình chủ yếu trong công tác quản lý sinh viên nội trú
được chi tiết như sau:
Bảng 2: Quy trình đăng ký ở nội trú (QT/07/TTHTSV)
ST

Trách

T
1.

nhiệm

Nội dung thực hiện
Nhận hồ sơ đăng ký:

CBQLKTX

Hồ sơ
Phiếu

Cán bộ BQL KTX nhận đơn đăng ký vào đơn xin
ở khu nội trú (theo mẫu) của học sinh – sinh ở
viên, kèm theo:

nội

trú

- Giấy báo nhập học (photo).

- Các loại giấy tờ khác như: Gia đình có
công với cách mạng, con thương bệnh binh,
gia đình liệt sỹ, diện dân tộc thiểu số, con mồ
côi cả cha lẫn mẹ, nhiễm chất độc hóa học
Thứ tự ưu tiên xem xét khi tiếp nhận
HSSV vào ở nội trú trong trường hợp số người
có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả
18


ST

Trách

T

nhiệm

Nội dung thực hiện

Hồ sơ

năng tiếp nhận của khu nội trú:
- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh
hùng lao động.
- Con liệt sĩ.
- Con thương binh và bệnh binh đã xếp
hạng (xét theo thứ tự xếp hạng: 1/4, 2/4, 3/4,
4/4).
- HSSV có hộ khẩu thường trú trước khi

nhập học ở các địa phương thuộc khu vực 1
(vùng cao, vùng sâu, miền núi, hải đảo…),
khu vực 2.
- Con mồ côi cả cha lẫn mẹ
- HSSV nữ.
- Người có hoàn cảnh khó khăn
- HSSV có nhiều thành tích đóng góp
trong công tác tập thể…
- HSSV tham gia công tác lớp, Đoàn,
Hội HS-SV. Đội tự quản.v.v.
Ký hợp đồng ở nội trú:

- Hợp

- Ký hợp đồng ở nội trú (theo mẫu) với đồng ở
2.

sinh viên đăng ký.
CBQLKTX

nội trú

- Biên bản nhận phòng và bàn giao tài sản - Biên
trong phòng ở.

lai thu

- Sinh viên phải nắm rõ quy định ở nội tiền
trú.
3.


CBQLKTX



nội trú
Kiểm tra việc thực hiện các quy định ở

nội trú:

- Biên

- Theo dõi việc thực hiện nội quy và các bản
quy định ở nội trú.

-

Sổ
19


ST

Trách

T

nhiệm

Nội dung thực hiện


Hồ sơ

- Theo dõi số lượng sinh viên vào ở và số
sinh viên xin ra không ở nội trú trong từng theo
tháng.

dõi

- Xử lý các hành vi làm hư hỏng và mất - Biên
mát tài sản khu nội trú.

4.

bản

- Kiểm tra việc sử dụng điện, nước…
Thanh lý hợp đồng:

-

TBQLNT

- Thanh lý hợp đồng.

theo

CBBQLNT

- Biên bản giao trả phòng ở và tài sản.


dõi

HSSV

Sổ

- Biên
bản
Kế hạch trong tháng
- Hàng tuần có kế hoạch tổ chức lao động cho HSSV trong khu nội trú.

Sổ

theo

- Thu tiền điện nước hàng tháng HSSV đã dõi
sử dụng.

- Sổ thu

- Chấm điểm phòng ở kiểu mẫu trong khu tiền
5.

CBBQLNT

nội trú.

điện


- Hàng tháng có kế hoạch họp phòng nước
trưởng vào đầu tháng và thông qua đó giáo -

Sổ

dục HSSV trong khu nội trú thực hiện nội quy chấm
phòng ở trong khu nội trú.

điểm
- Sổ ghi
biên
bản

6.

CBQLKTX
HSSV

Kết thúc học kỳ
- Xếp điểm rèn luyện cho từng HSSV
trong khu nội trú và chuyển về phòng
CTSV.
20


ST

Trách

T


nhiệm

Nội dung thực hiện

Hồ sơ

- Trước khi nhận bàn giao phòng từ
HSSV phải kiểm tra CSVC, vệ sinh
trong phòng ở.
Lưu hồ sơ:
7.

CBQLKTX

Các hồ

- Thực hiện theo quy định của thủ tục quy sơ nêu
trình kiểm soát hồ sơ.

trên

Bảng 3: Quy trình tổ chức quản lý khu nội trú (QT/08/TTHTSV)
S
T
T

Trách
nhiệm


Nội dung thực hiện

Hồ sơ

- Có bảng hiệu tên theo thứ tự từng khu: C1, C2, - Đơn
C3, C4, C5.

xin



- Mỗi khu có một bảng nội qui KTX, một bảng nội
thông báo. Có hệ thống loa phát thanh.

1.

trú.

- Có số phòng ở mỗi khu, có số giường ở mỗi - Hợp
phòng.

đồng ở

- Lập hồ sơ sinh viên ở theo phòng và khu nội nội trú
CBBQLN

trú.

- Sổ có


T

- Lập sổ HSSV nội trú danh sách và có ảnh từng ảnh
khu.

sinh

- Mỗi phòng bầu một phòng trưởng có biên bản.

viên

- Có lịch phân công trực vệ sinh phòng hằng - Bảng

2.

ngày ở mỗi phòng.

nội qui

- Có bảng nội qui phòng ở.

phòng

CBBQLN

- Mỗi sinh viên có một thẻ sinh viên nội trú.
- Thành lập 1 đội tự quản HSSV.


-


T

- Qui định chức năng nhiệm vụ đội tự quản.

Quyết

- Có lịch phân công trực đội tự quản.

định
21


S
T
T

Trách

Nội dung thực hiện

nhiệm

Hồ sơ

- Cán bộ quản lý khu nội trú chia lịch trực thành
24/24h.

lập đội
tự

quản

- Kế hoạch HSSV các phòng làm vệ sinh khu nội
trú mỗi tuần 1 lần.
3.

CBBQLN

- Xây dựng kế hoạch họp phòng trưởng mỗi

T

tháng 1 lần.
- Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nội qui KTX
định kỳ, đột xuất.
- Xử lý HSSV vi phạm nội qui khu nội trú.

-

Sổ

theo
dõi

- Biên

- Khen thưởng những HSSV có thành tích trong bản,
các phong trào hoạt động nội trú.

bảng

kiểm

LĐ TT
4.

điểm,

CBBQLN

sổ

T HSSV

khen
thưởng
kỷ
luật.

Bảng 4: Quy trình thu, thanh quyết toán phí điện nước (QT/17/TTHTSV)
TT

Trách
nhiệm

Biểu
Mô tả cách thức thực hiện

mẫu/hồ



Sau khi Tổng hợp xong bảng điện nước vào đầu
1.



tháng Ký bảng thu điện nước sau khi chuyên viên

phòng

trình
Ký bảng nộp tiền điện cho P. KH-TC.
22


TT

2.

Trách
nhiệm
CB
QL

Biểu
Mô tả cách thức thực hiện


- Ghi chữ điện nước vào ngày cuối tháng.
- Gửi giấy báo đến các phòng sau khi CV làm xong
giấy báo.

- Lập bảng tỉnh điện nước sau khi CB QL ghi chữ
số điện nước vào ngày cuối tháng.
- Xuất giấy báo điện nước.

3.

CV

mẫu/hồ

- Nộp tiền điện cho nhà trường sau khi thu tiền
xong.
- Nộp tiền nước cho nhà máy nước sau khi thu tiền

Phiếu
điện nước
Bảng tính
điện nước

xong.
Phòng - Ghi chữ số điện tổng KTX vào ngày cuối tháng.
4.

Quản

- Lập bảng thu tiền điện hàng tháng.

trị
Phòng - Thu tiền điện theo bảng thu tiền điện của phòng
5.


KH_T Quản trị.
C

Bảng 5: Quy trình quản lý sinh viên Lào (QT/21/TTHTSV)
TT

Trách
nhiệm

Nội dung thực hiện

Hồ sơ

Nhận hồ sơ đăng ký:
Có Quyết định tiếp nhận của BGH đối với Phiếu
Lưu HS-SV.
1.

2.

CBQLKTX

đơn

Cán bộ BQL KTX nhận đơn đăng ký vào ở xin



khu nội trú (theo mẫu) của học sinh - sinh viên, nội trú

kèm theo:
CBQLKTX
Ký hợp đồng ở nội trú:

- Hợp

- Ký hợp đồng ở nội trú (theo mẫu) với sinh đồng ở
viên đăng ký.

nội trú
23


TT

Trách
nhiệm

Nội dung thực hiện

Hồ sơ

- Biên bản nhận phòng và bàn giao tài sản
trong phòng ở.
- Sinh viên phải nắm rõ quy định ở nội trú.
Kiểm tra việc thực hiện các quy định ở nội
trú:
- Theo dõi việc thực hiện nội quy và các quy
định ở nội trú.
3.


CBQLKTX

- Theo dõi số lượng sinh viên vào ở và số
sinh viên xin ra không ở nội trú trong từng
tháng.
- Xử lý các hành vi làm hư hỏng và mất mát
tài sản khu nội trú.
- Kiểm tra việc sử dụng điện, nước…
Thanh lý hợp đồng:

4.

CBBQLNT
HSSV

- Thanh lý hợp đồng hết học kỳ, hết năm
học.
- Biên bản giao trả phòng ở và tài sản.
Kế hoạch trong tháng
- Hàng tuần có kế hoạch tổ chức lao động
cho HSSV trong khu nội trú.
- Thu tiền điện nước hàng tháng HSSV đã sử
dụng.

5.

CBBQLNT

- Chấm điểm phòng ở kiểu mẫu trong khu

nội trú.
- Hàng tháng có kế hoạch họp phòng trưởng
vào đầu tháng và thông qua đó giáo dục cho Lưu
HSSV trong khu nội trú thực hiện nội quy phòng
ở trong khu nội trú.

24


TT

Trách

Nội dung thực hiện

nhiệm

Hồ sơ

Kết thúc học kỳ
- Xếp điểm rèn luyện cho từng HSSV trong
6.

CBQLKTX khu nội trú và chuyển về phòng CTSV, các khoa.
HSSV

- Trước khi nhận bàn giao phòng từ HSSV
phải kiểm tra CSVC, vệ sinh trong phòng
ở.
Lưu hồ sơ:


7.

CBQLKTX

Các hồ

- Thực hiện theo quy định của thủ tục quy sơ nêu
trình kiểm soát hồ sơ.

trên

2.1.3. Yêu cầu chức năng của bài toán
- Nâng cao hiệu quả, giải quyết bớt áp lực cho Cán bộ quản lý trong việc
quản lý sinh viên nội trú.
- Tối đa công tác tin học hóa việc quản lý ký túc xá, nâng cao sự tin học hóa
nhà trường.
- Đáp ứng yêu cầu cần thiết quản lý sinh viên nội trú theo yêu cầu của Trung
tâm hỗ trợ sinh viên nói riêng và của nhà trường nói chung.
2.1.4. Yêu cầu phi chức năng của bài toán
• Giao diện hài hòa, thẫm mỹ, dễ thao tác, thực hiện.
• Khi sinh viên thực hiện đăng ký vào ở KTX đảm bảo họ phải đọc
kỹ nội quy của KTX.
• Giải quyết được những vấn đề còn tồn tại của hệ thống cũ.


Xây dựng trang web trong nguồn kinh phí cho phép.

2.2. Mô hình hóa yêu cầu hệ thống
2.2.1. Xác định các tác nhân

• Ban quản lý KTX
• Sinh viên
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×