Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGHIÊM XUÂN DŨNG

THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGHIÊM XUÂN DŨNG

THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số:

9 34 04 03


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Lê Thị Hương
2. Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu nêu
trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Nghiêm Xuân Dũng


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án “Thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục
đại học thuộc Bộ Công an”, trước hết tác giả luận án xin đặc biệt cảm ơn 2
người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Lê Thị Hương và PGS.TS. Nguyễn Hồng

Hải đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung và phương pháp
nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Học viện Hành
chính Quốc gia, Khoa Sau đại học, Ban Giám đốc Học viện An ninh nhân dân
cùng các cơ quan, tổ chức đã giúp đỡ tận tình, tham gia ý kiến đóng góp, tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người thân yêu nhất,
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất
giúp tác giả vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành chương trình học tập và
nghiên cứu.
Do những điều kiện chủ quan và khách quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu
của luận án vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong tiếp tục nhận
được những ý kiến đóng góp để giúp cho Luận án được hoàn thiện hơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Nghiêm Xuân Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………...
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình liên quan đến thể chế …………………………………………….
1.2. Các công trình liên quan đến thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học…

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án……………
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN…….................
2.1. Quan niệm quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công
an……………..............................................................................................................................
2.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo
dục đại học thuộc Bộ Công an…………………………………………………………….
2.3. Cấu thành thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công
an…………………………………………………………………………………...
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện bảo đảm thực hiện thể chế quản lý nhà
nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an………………………………….
Chương 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN……………………………….
3.1. Thực trạng nội dung thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học
thuộc Bộ Công an………………………………………………………………………...
3.2. Thực trạng thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học
thuộc Bộ Công an……………………………………………………………...............
3.3. Đánh giá về thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ
Công an ……………………………………………………………………….............
Chương 4: HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN……………………….....
4.1. Yêu cầu hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học
thuộc Bộ Công an ……………………………………………………………………..
4.2. Quan điểm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học
thuộc Bộ Công an ……………………………………………………………………..
4.3. Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học
thuộc Bộ Công an……………………………………………………………………...
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….......................


01
10
10
16
22
28
28
41
50
60
74
74
90
103
116
116
121
129
152
155


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CAND

: CAND

LLCAND


: Lực lượng CAND

CB, CC

: Cán bộ, công chức

CB, GV

: Cán bộ, giảng viên

CHXHCN

: Công hòa Xã hội chủ nghĩa

CNTT

: Công nghệ thông tin

CNH,HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDĐH

: Giáo dục đại học

CSGDĐH

: Cơ sở giáo dục đại học


GDĐHTBCA

:Giáo dục đại học thuộc Bộ Công an

CS GDĐHTBCA

: Cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an

GDĐT

: Giáo dục đào tạo

GV

: Giảng viên

HCNN

: Hành chính nhà nước

CQHCNN

:Cơ quan hành chính nhà nước

QLNN

: Quản lý nhà nước

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân

VBQPPL

: Văn bản quy phạm pháp luật


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
Biểu đồ 1: Thống kê số lượng văn bản liên quan đến cơ sở giáo dục đại học
thuộc Bộ Công an giai đoạn 2005 - 2017
Biểu đồ 2: Thống kê số lượng văn bản quy phạm pháp luật chung và đặc thù liên
quan đến cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an giai đoạn 2005 - 2010
Biểu đồ 3: Thống kê số lượng văn bản quy phạm pháp luật chung và đặc thù liên
quan đến cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an giai đoạn 2010 - 2017
Biểu đồ 4: Thống kê số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ
máy QLNN đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an giai đoạn 2005 - 2017
Biểu đồ 5: Thống kê số lượng văn bản bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội
dung QLNN đối với cơ sở GDĐHTBCA giai đoạn 2005 - 2017

Trang

105
105
106
106
107

Biểu đồ 6: Thống kê số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đối
tượng QLNN đối với cơ sở GDĐHTBCA giai đoạn 2005 - 2017

108

Biểu đồ 7: Thống kê số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ
chế QLNN đối với cơ sở GDĐHTBCA giai đoạn 2005 - 2017

109


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội, giáo dục là một lĩnh vực có vai trò quan trọng đối
với mọi quốc gia, mọi dân tộc ở mọi thời đại. Các chuyên gia giáo dục của tổ
chức UNESCO đã rút ra một tổng kết có tính quy luật: Không có một sự tiến bộ
và thành đạt nào có thể tách rời khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo
dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri
thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách hiệu quả thì số phận của
quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản [54].
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta
từ trước đến nay luôn khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “Đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”… Chủ trương này đã được Nghị quyết
số 48 – NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020: "Thể chế hóa quan điểm coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu,
thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục", xây dựng xã hội học tập,
nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo
dục, đồng thời tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, của
cơ sở giáo dục; tạo sự bình đẳng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các loại
hình đào tạo công lập và ngoài công lập" [ 3, Tr.3].
Thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về GDĐT nói chung, GDĐH
nói riêng, Nhà nước ta đã ban hành Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học
cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động
GDĐT nói chung và hoạt động GDĐH nói riêng; Đồng thời là cơ sở để Nhà
nước thực hiện sự quản lý đối với các cơ sở GDĐH.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, GDĐH Việt Nam đã từng bước
phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo,

1


nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực,
cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH,HĐH đất nước, bảo
đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, GDĐH ở nước ta còn
nhiều yếu kém bất cập, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi to lớn và ngày càng
cao của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế với những biểu hiện như: Chất lượng
và hiệu quả giáo dục còn thấp, không có một trường đại học đạt chất lượng quốc tế
hay khu vực; Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục còn nhiều;
Đội ngũ nhà giáo còn thiếu và hạn chế về trình độ, năng lực; QLNN về GDĐH còn
có những biểu hiện tùy tiện không tuân theo pháp luật và chưa đáp ứng được yêu
cầu ổn định, phát triển sự nghiệp giáo dục; Các cơ quan QLNN về GDĐH có thẩm

quyền các cấp chưa có những quyết định đủ mạnh về chính sách, cơ chế và biện
pháp tổ chức thực hiện để thể hiện đầy đủ coi giáo dục là quốc sách hàng đầu;
Những chính sách về đầu tư, huy động nguồn vốn, tạo động lực cho nhà giáo và
người học còn chưa đầy đủ và thiếu cụ thể. Cơ chế đó làm mất đi tính chủ động,
linh hoạt, sáng tạo và ý chí vươn lên, thậm chí gây nên sự nản lòng trong đội ngũ tri
thức, nhà giáo, sinh viên, nhà nghiên cứu, quản lý… Tình trạng này xảy ra khá phổ
biến ở các CSGDĐH, trong đó có các CSGDĐHTBCA. Một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng này là thể chế QLNN đối với cơ sở GDĐH nói
chung, CSGDĐHTBCA nói riêng còn nhiều bất cập, tính khả thi chưa cao, chưa
thực sự tạo được hành lang pháp lý để QLNN đối với CSGDĐHTBCA.
Thể chế QLNN đối với giáo dục nói chung và thể chế QLNN đối với
GDĐH luôn là một lĩnh vực quan trọng trong các phương diện hoạt động của
Nhà nước, nhất là đối với CSGDĐHTBCA – với những đặc thù riêng biệt thì
càng cần được chú trọng.
Trong những năm qua, thể chế QLNN đối với GDĐH nói chung, đối với
CSGDĐHTBCA nói riêng đã được Nhà nước quan tâm khá sâu sắc, tuy nhiên

2


vẫn còn nhiều khá nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, hay thay đổi và còn nhiều
khoảng trống đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo cũng như hiệu lực,
hiệu quả hoạt động QLNN. Tổ chức hệ thống CSGDĐHTBCA cũng như bộ
máy quản lý đối với CSGDĐHTBCA hiện này cũng chưa thật sự khoa học
(nhiều cơ sở đào tạo; nhiều tầng nấc quản lý...). Trách nhiệm quản lý các cơ
sở giáo dục đại học của các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh nơi có trường đại học
còn chưa được làm rõ, đôi khi còn chồng chéo chức năng QLNN về GDĐH.
Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý các cơ sở giáo dục
đại học còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, nên không kịp thời phát hiện và xử
lý các vi phạm. Hệ thống CSGDĐH thuộc Bộ phát triển nhanh về mạng lưới,

quy mô, nhưng cơ chế, phương pháp quản lý chưa theo kịp. Đội ngũ giảng
viên giảng dạy, cán bộ quản lý của các CSGDĐH còn nhiều hạn chế cả về số
lượng và chất lượng. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ QLNN đối
với CSGDĐHTBCA chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa đi vào chiều sâu, chưa kịp thời phát hiện
những sai sót ở các cơ sở giáo dục đại học. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
GDĐH chưa phát triển sâu rộng, chưa phát huy hết tiềm lực của Ngành… là
những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các
CSGDĐHTBCA hiện nay.
Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu để xác lập cơ sở khoa học cho các
giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA lại chưa
được quan tâm đúng mức. Thực tế vẫn đang thiếu căn cứ lý luận và thực tiễn cần
thiết để xác định các giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN
đối với CSGDĐHTBCA đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ theo tinh
thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về "Một
số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Nghị quyết số 19-NQ/TW về "Một số vấn đề
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả

3


hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập" và Đề án 106 của Bộ Công an về
"Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả hiện nay» là hết sức cần thiết trên cả phương diện
lý luận, thực tiễn và pháp lý.
Tình hình nói trên cho thấy, việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh lý
luận và thực tiễn liên quan đến thể chế QLNN đối với GDĐH nói chung, đối với
CSGDĐHTBCA nói riêng đang được đặt ra một cách cấp bách. Trong bối cảnh
đó, NCS đã quyết định lựa chọn chủ đề “Thể chế quản lý nhà nước đối với cơ

sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an” để triển khai nghiên cứu trong quy mô
luận án tiến sĩ với mong muốn góp phần giải mã một cách toàn diện và có hệ
thống các nội dung liên quan đến chủ đề được lựa chọn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận án là nhằm luận chứng khoa học cho các giải
pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA đáp ứng yêu cầu đổi

mới của của Đảng, Nhà nước cũng như ngành Công an và yêu cầu của xã hội
ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Tập hợp các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án
đã được công bố; Phân tích, nhận xét để xác định những vấn đề đã được các tác
giả giải quyết mà luận án có thể kế thừa và những khoảng trống luận án sẽ phải
giải quyết.
- Hệ thống hóa nhận thức lý luận về thể chế QLNN đối với GDĐH thông
qua việc nghiên cứu các khái niệm có liên quan như: Thể chế, thể chế QLNN,
thể chế QLNN đối với GDĐH. Trên cơ sở đó, tập trung làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận cơ bản về thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA như khái niệm, đặc
điểm, mục đích, vai trò, các yếu tố cấu thành cũng như các yếu tố tác động...

4


- Phân tích, đánh giá thực trạng thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA;
Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp.
- Nêu rõ sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA;
Trên cơ sở đó xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn thực
hiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Thể chế nói chung và thể chế QLNN đối với
CSGDĐHTBCA là một lĩnh vực rộng và phức tạp. Trong luận án này, khái niệm
thể chế bao gồm 2 yếu tố là các quy định pháp luật về QLNN đối với
CSGDĐHTBCA và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về QLNN đối với
CSGDĐHTBCA.
- Về không gian: Hệ thống các CSGDĐHTBCA hiện nay.
- Về thời gian: Từ khi có Luật Giáo dục năm 2005 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận và phương pháp luận
Để đảm bảo tính khoa học của kết quả nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở
lý luận sau:
- Các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước. Các quan điểm, đường
lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về QLNN đối với giáo dục, đào tạo cũng
như quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
QLNN đối với CSGDĐHTBCA.
- Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án sử dụng phương
pháp tiếp cận của chuyên ngành quản lý công; phương pháp tiếp cận lịch sử;

5


phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội và nhân
văn; phương pháp liên ngành hành chính, pháp lý…
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm làm
sáng tỏ các luận điểm nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học hành chính và khoa
học pháp lý được sử dụng trong toàn bộ luận án để luận chứng các khía cạnh
phức tạp, đa chiều thuộc chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống được sử dụng để khảo cứu các kết quả nghiên cứu
có liên quan đến luận án cũng như quan điểm, quan niệm xung quanh các nội
dung cần giải quyết trong đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng cụ thể như sau:
- Để phân tích đánh giá những công trình nghiên cứu khoa học ở trong
nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, trước hết tác giả sử dụng
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đưa ra các kết luận
cần thiết. Đồng thời trên cơ sở đó vận dụng phương pháp phân tích chỉ ra những
kết quả nghiên cứu luận án nên kế thừa và đặc biệt là những nội dung nghiên cứu
luận án cần bổ sung, hoàn thiện.
- Để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận, tác giả sử dụng phương
pháp hệ thống các quan điểm, quan niệm trên thế giới và Việt Nam xung quanh
các khái niệm cần giải quyết trong đề tài. Sau đó sử dụng phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh để đưa ra những quan niệm của tác giả. Mặt khác phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh sẽ được sử dụng xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
- Để đánh giá thực trạng thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA, trước hết
tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để thu thập các số liệu
cần thiết. Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn thông qua kết quả thống kê, báo
cáo cũng rất cần thiết. Đồng thời trên cơ sở đó vận dụng phương pháp phân tích chỉ

6


ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về thể chế QLNN đối với

CSGDĐHTBCA.
- Để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với
CSGDĐHTBCA, các phương pháp hệ thống, dự báo, giải thích, diễn dịch, tiếp
cận đa ngành và liên ngành khoa học hành chính đã được sử dụng.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, luận án cần giải quyết được những câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA là gì? Được cấu thành bởi những
bộ phận nào và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
- Thực trạng thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA ở Việt Nam hiện nay
như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế gì? Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó là gì?
- Để hoàn thiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA cần dựa trên những
quan điểm và giải pháp nào?
5.2. Giả thuyết khoa học
Thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA nếu đầy đủ, phù hợp và được tổ
chức thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề, cơ sở bảo đảm chất lượng GDĐH trong các
CSGDĐH của Bộ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành
Công an.
Thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA đã được định hình nhưng có những
khoảng trống và thiếu khả năng hiện thực hóa. Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế
QLNN đối với CSGDĐHTBCA đang đặt ra một cách cấp bách, là một trong
những yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng, củng cố LLCAND, góp phần
quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo ở Việt Nam
hiện nay.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

7



Luận án là công trình mới, đầu tiên, không trùng lặp với bất kỳ công trình
khoa học nào đã công bố liên quan đến vấn đề này. Luận án đã nghiên cứu một
cách toàn diện, tập trung vào vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện thể
chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA nhằm mục đích đề xuất các quan điểm và
giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA ở Việt Nam hiện
nay. Cụ thể :
Thứ nhất, luận án đã luận chứng cụ thể và khoa học hơn về nội hàm các nội
dung của thể chế QLNN về GDĐH (Khái niệm, đặc điểm và vai trò) làm cơ sở
cho việc hình thành lý luận về thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA.
Thứ hai, luận án đã chứng minh 2 yếu tố cấu thành thể chế QLNN đối với
CSGDĐHTBCA, gồm các quy định pháp luật về QLNN đối với CSGDĐHTBCA
và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về QLNN đối với CSGDĐHTBCA với
những luận giải thuyết phục. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt
Nam tiếp cận theo hướng này.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu thực trạng thể chế QLNN đối với
CSGDĐHTBCA cũng như thực tiễn thực hiện trong thời gian qua, luận án đã
khái quát bức tranh toàn cảnh về thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA với
những nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Thứ tư, trên cơ sở xác định yêu cầu, luận án đã xây dựng các quan điểm
tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA ở nước ta hiện nay và
đề xuất hệ thống các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với
CSGDĐHTBCA cả về quy định pháp luật cũng như tổ chức thực hiện các quy
định pháp luật trong thực tiễn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp và tổng thể vấn đề thể chế
QLNN đối với CSGDĐHTBCA với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và
những quan điểm, giải pháp về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện
thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp

8



phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về thể chế thể chế QLNN đối với
CSGDĐHTBCA.
- Luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong hoạt động thực
tiễn của các nhà quản lý, các cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác
tham gia hoặc có liên quan đến QLNN đối với CSGDĐHTBCA.
* Triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Luận án sẽ góp phần bổ sung lý luận thể chế QLNN về GDĐH nói chung,
đối với CSGDĐHTBCA nói riêng.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu
khoa học, là nguồn tư liệu có giá trị để xây dựng và ban hành các chính sách,
chiến lược và hoàn thiện thể chế QLNN về GDĐH nói chung cũng như các
CSGDĐHTBCA nói riêng.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở
giáo dục đại học thuộc Bộ Công an.
Chương 3: Thực trạng thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại
học thuộc Bộ Công an.
Chương 4: Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại
học thuộc Bộ Công an.

9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỂ CHẾ

Thể chế nói chung, thể chế QLNN nói riêng là một nội dung nhận được sự
quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong và ngoài nước.
Mỗi công trình và ấn phẩm khoa học tiếp cận và nghiên cứu về thể chế ở những
góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu và ấn phẩm
khoa học sau đây:
Trong lĩnh vực kinh tế, tác phẩm “Analytical Institutional Economics”,
Schmid. Adam có đưa ra quan niệm về thể chế là “tập hợp các mối quan hệ
được quy định giữa mọi người”[172]. Vào năm 1990, nhà kinh tế học
Douglass North tiếp tục đưa ra khái niệm về thể chế trong cuốn “Institutions,
Instututional Change and Economic Performance”. Cũng trong cuốn sách này,
North đã đưa ra hệ thống lý thuyết về thể chế, những thay đổi và sự tác động
của nó đối với các hoạt động kinh tế. Đa số các nhà kinh tế học xem thể chế
như là “luật chơi”[179]. Vào những năm 1990, vai trò của thể chế đã được các
quốc gia phát triển coi trọng hơn. Ví dụ, Goldsmith miêu tả các thể chế như là
“sự khẩn cấp để phát triển kinh tế xã hội”. Adamolecun và McGill chỉ ra thể
chế yếu kém là chướng ngại vật trên con đường phát triển ở nhiều quốc gia
đang phát triển. Cũng giống như các quan điểm trước đây, các nhà nghiên cứu
cho rằng thể chế là trung tâm của phát triển kinh tế bền vững bởi vì đó là các
thể chế xây dựng nên các chính sách, huy độn và quản lý các nguồn lực, và
phân phối các dịch vụ là tác nhân của phát triển bền vững.
Theo các nhà chính trị học thì thể chế là “các quyền chính thức và
không chính thức và các tập quán được sử dụng để chuyển các yêu cầu của
công dân vào chính sách công” hay “hệ thống các cơ quan nhà nước với vị
trí, quyền hạn, trách nhiệm, quyền lực và các đặc quyền”.

10



Còn trong lĩnh vực xã hội, Alan Wells l ạ i cho rằng “các thể chế xã
hội tạo thành một yếu tố trong một khái niệm tổng quát hơn gọi là cấu trúc
xã hội”. Định nghĩa của Hodgson: các thể chế là những hệ thống qui luật xã
hội được thiết lập và phổ biến, kiến tạo nên các tương tác xã hội. Thể chế vừa
định hình hành vi con người, vừa là một sản phẩm của hành vi con người.
Sách: “Toward a Comparative Institutional Analysis” (Hướng tới hệ
thống thể chế so sánh) của tác giả Masahiko Aoki xuất bản 2001. Tài liệu này tác
giả Masahiko Aoki bắt đầu từ việc tiếp cận lý thuyết cổ điển về thể chế kinh tế
mới được bắt nguồn từ học giả Ronald Coase, trong đó đánh giá cao vai trò của
khung thể chế và chi phí giao dịch trong vận hành kinh tế. Với nghĩa thể chế là
quy tắc của trò chơi, sự phát triển kinh tế cùng với hiệu quả của nó luôn được
xem là những yếu tố cơ bản làm thay đổi thể chế hay phải cải cách nó. Masahiko
Aoki lý giải sự cần thiết phải thay đổi, cải cách thể chế ngoài lý do nêu trên còn
có thể do tác động bởi các yếu tố văn hóa pháp lý, môi trường và tâm lý [171].
Sách: “Institutions and Social Conflict” (Thể chế và xung đột xã hội) của
tác giả Jack Knight xuất bản năm 1992. Tài liệu này Jack Knight định nghĩa thể
chế là “một tập hợp các quy tắc mà thiết lập nên các mối tương tác xã hội theo
các cách riêng biệt”. Bên cạnh đó học giả Jack Knight chia sẻ quan điểm cho
rằng các xung đột trong xã hội và cách thức giải quyết tranh chấp các xung đột
này cũng là những nguyên nhân làm cho thể chế thay đổi [187].
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ “thể chế” trong các
tác phẩm của mình, nhưng chủ yếu trên cơ sở dịch và dẫn các định nghĩa thể
chế của các nhà nghiên cứu nước ngoài, một số ví dụ như nghiên cứu của các
tác giả Trần Đình Ân, Võ Trí Thành trong cuốn “Thể chế - cải cách thể chế
và phát triển: Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt nam”[45]; “Vấn đề
điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới tác động của toàn cầu
hóa”[138], Phạm Việt Thái… Hay như trong cuốn Hành chính học đại cương
có viết “Khó có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ, cụ thể về thuật ngữ thể chế.


11


Theo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga hoặc tiếng Latinh, thuật ngữ
“institution” đều phản ánh một nội dung về việc thiết lập một tổ chức, một
công việc với những quy định pháp lý về quyền hạn, nhiệm vụ, thẩm quyền,
quy tắc hoạt động của nó, buộc các thành viên trong tổ chức đó thống nhất
chấp hành”[151]. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên năm
1992), thể chế là “những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi
người phải tuân theo” [122].
Thời gian gần đây, có một số công trình đã đi sâu nghiên cứu mối quan
hệ giữa thể chế và phát triển, vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, điển hình như: cuốn “Thể chế - cải
cách thể chế và phát triển: Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt
nam”(2002), các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận thể chế kinh tế cơ
bản nhất cũng như kinh nghiệm xây dựng, chuyển đổi và cải cách thể chế ở
một số nước trên thế giới và ở nước ta [45]; cuốn “Tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
(2006) nêu những khái niệm cơ bản và đưa ra đánh giá ban đầu về hệ thống
thể chế kinh tế hiện hành của Việt Nam, xây dựng thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN; quan điểm chủ đạo và định hướng một số nội dung cơ
bản cho việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam [46]; tiếp theo đó, trong cuốn “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” (2008), các tác giả này đã nghiên cứu những vấn đề
về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau 20 năm đổi
mới, phân tích các nhận thức, quan điểm về thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng
bộ các loại thị trường chức năng... tại Việt Nam [47].
Một số luận án tiến sĩ cũng có đề cập đến vấn đề này như “Hoàn thiện
thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập

quốc tế”, luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Anh Tuấn, Đại học Kinh tế Quốc dân

12


năm 2007. Tác giả đã chứng minh sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế quản lý
công chức ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế cũng như
những yêu cầu, giải pháp cần đảm bảo trong quá trình hoàn thiện thể chế quản lý
công chức ở Việt Nam [155].
Luận án “Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Thị Thu Hằng, Học viện Khoa
học xã hội, năm 2014. Làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm,
vị trí và vai trò của viên chức khoa học, công nghệ; khái niệm, đặc điểm và
vai trò của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; những yêu cầu và
tiêu chí hoàn thiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; kinh
nghiệm hoàn thiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ của một
số nước trên thế giới [83].
Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Nâng cao năng lực thể chế hành
chính nhà nước để thích ứng với kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế ở
nước ta hiện nay của Bùi Thị Ngọc Hiền, 2015, Học viện Hành chính Quốc gia.
Luận án hệ thống hoá các nghiên cứu về thể chế, thể chế hành chính nhà nước,
nâng cao năng lực thể chế, từ đó, làm rõ các khái niệm thể chế hành chính nhà
nước, năng lực thể chế hành chính nhà nước. Luận án cũng xác định các vai trò
của thể chế hành chính nhà nước và yêu cầu về năng lực thể chế thích ứng với
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Qua việc đánh giá năng lực thể chế hành
chính nhà nước ở Việt Nam, Luận án xây dựng khung năng lực thể chế Hành
chính nhà nước thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, làm cơ sở
khoa học cho việc nâng cao năng lực thể chế hành chính nhà nước ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng năng lực thể chế
hành chính nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Luận án cũng xây dựng một số nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực
thể chế hành chính nhà nước trong điều kiện hiện tại của Việt Nam [85].

13


Luận án “Thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục sau đại học ở Việt
Nam hiện nay” của Lê Như Phong, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2016 đã
đưa ra khái niệm về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục sau đại học là hệ
thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vận hành các quy định pháp luật về quản lý
nhà nước…; phân tích thực trạng, ưu điểm, nhược điểm, bất cập như: hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Tương tự, bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục sau đại học cũng còn nhiều
bất cập về cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực… Từ đó đề xuất phương hướng để
hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục sau đại học trong giai đoạn
hiện nay [110].
Bên cạnh đó, vấn đề thể chế cũng là chủ đề nghiên cứu của một số đề tài
nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học như:
Đề tài cấp bộ: “Tổ chức, thể chế và phương thức hoạt động của bộ máy
hành chính Nhà nước ở địa phương”, GS.TS. Lê Sĩ Thiệp Học viện Hành chính
1996. Đề tài này đi sâu vào 03 khía cạnh của quản lý nhà nước là: Tổ chức, thể
chế và phương thức hoạt động. Đề tài được nghiên cứu, giải quyết những
nhiệm vụ đặt ra nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước từ đó đưa ra phương
hướng hoàn thiện tổ chức, thể chế và phương thức hoạt động của bộ máy chính
quyền [143].
Đề tài: “Tác động của quản lý hành chính công đến quản lý nhà nước về
giáo dục ở một số nước”, ThS. Nguyễn Thế Thắng, Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam. Đề tài đi vào các nội dung chủ yếu như: hệ thống khái niệm và các
thuật ngữ liên quan, tác động của hành chính công tới quản lý nhà nước về giáo

dục ở một số quốc gia, so sánh và nhận xét; từ đó đưa ra những đề xuất các kiến
nghị với các cơ quan liên quan nhằm nâng cao nhận thức về quản lý công về
giáo dục nói chung và quản lý công về giáo dục nói riêng [142].

14


Về thể chế, một số sách báo chuyên ngành đã đề cập đến khái niệm thể chế
dưới những góc độ khác nhau, chủ yếu dưới góc độ kinh tế, chính trị và quản lý
xã hội, tiêu biểu như: Sách “Thể chế, cải cách thể chế và phát triển: Lý luận,
kinh nghiệm quốc tế và trường hợp Việt Nam” của Trần Đình Ân và TS. Võ Trí
Thành (chủ biên) xuất bản năm 2002 [45].
Sách “Thể chế chính trị” của tác giả Nguyễn Đăng Dung và Bùi Ngọc Sơn
(Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004) đã tiếp cận quan niệm thể chế khi
nghiên cứu về thể chế chính trị. Theo các tác giả: “Mỗi lĩnh vực hoạt động của
con người đều có các thể chế nhất định. Vì vậy, thể chế bao gồm nhiều loại khác
nhau: thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế giáo dục, thể chế y tế, thể chế văn
hoá,…”. Điểm độc đáo của công trình này là tiếp cận thể chế chính trị dưới hai
góc độ: Thể chế chính trị về hành vi và thể chế chính trị về tổ chức. Và, dựa vào
hình thức thể hiện để chia làm hai loại, thể chế chính trị thành văn và thể chế
chính trị bất thành văn. Thể chế chính trị thành văn thể hiện tập trung trong hiến
pháp của mỗi quốc gia, nhưng còn có thể được quy định ở các văn bản dưới hiến
pháp, bao gồm các đạo luật thường, thậm chí cả văn bản dưới luật [68].
Giáo trình: “Hành chính công - dùng cho nghiên cứu học tập và giảng dạy
sau đại học” của Học viện Hành chính, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, năm
2006. Chương III và chương X của Giáo trình trình bày về thể chế hành chính
nhà nước và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực [88].
Bài viết Vai trò của thể chế Hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý
Nhà nước, vấn đề chính cần quan tâm hoàn thiện đối với thể chế Hành chính
Nhà nước ở nước ta hiện nay trên trang Thông tin Hành chính, Học viện Hành

chính quốc gia (2015). Bài viết này thể hiện rõ vai trò của thể chế là Cơ sở pháp
lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước, cơ sở cho việc xây dựng
cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN, là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan hành
chính nhà nước.

15


Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng tới thể chế Hành chính nhà nước trên trang
thông tin hành chính, Học viện Hành chính quốc gia, 2015. Bài viết khẳng định
Thể chế hành chính nhà nước là một bộ phận của thể chế xã hội, do nhà nước
xây dựng để điều tiết các hoạt động tổ chức và điều hành bộ máy nhà nước và
quản lý của bộ máy nhà nước đối với xã hội. Do đó, hệ thống thể chế hành chính
nhà nước chịu ảnh hưởng chủ yếu của các yếu tố sau: Môi trường chính trị, Môi
trường kinh tế – xã hội, Lịch sự phát triển của quốc gia và truyền thống, văn hóa
dân tộc; Các yếu tố quốc tế.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỂ CHẾ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trong quá trình khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến
luận án, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu về thể chế QLNN đối với
đào tạo đại học vẫn còn số lượng hạn chế. Vấn đề này thường được lồng ghép
vào các nội dung QLNN về giáo dục nói chung, đào tạo đại học nói riêng. Đặc
biệt, hiện nay trên thế giới cũng như trong nước vẫn chưa có công trình độc lập nào
nghiên cứu về thể chế QLNN đối với CSGDĐHTBCA. Một số công trình đề cập
đến thể chế QLNN đối với cơ sở GDĐH có thể kể đến như:
Sách: “The Law of Higher Education, 5th Edition” (Luật Giáo dục Đại học,
tái bản lần thứ 5), by William Kaplin and Barbara Lee, was published by JosseyBass, Inc. in July 2013. Tài liệu này cho chúng ta cái nhìn toàn diện về Luật Đào
tạo đại học. Ngoài ra, còn là tài liệu nghiên cứu và hướng dẫn pháp lý thực tiễn
cho GDĐH, giải quyết hầu hết tất cả các vấn đề pháp lý chính và quy định pháp

luật trong GDĐH [185].
Sách: “Research on Educational Management in Europe” (Nghiên cứu
Quản lý giáo dục ở châu Âu) của tác giả Raymond Bolam, Fons van Wieringen
do xuất bản Waxmann Verlag năm 1999. Tài liệu này nghiên cứu về thực trạng
quản lý giáo dục ở châu âu. Trong đó đánh giá cao vai trò của những nhà quản

16


lý, văn bản pháp luật và các nhà hoạch định chính sách phát triển. Cải cách giáo
dục và thay đổi khái niệm về quản lý ở một số nước phát triển...[178].
Báo cáo: “Vietnam: Higher Education and Skills for Growth” (Việt Nam:
giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng ) - The World Bank, June, 2008 đã
chỉ ra trách nhiệm của Nhà nước đối với chất lượng GDĐH khi các tác giả khẳng
định để nâng cao chất lượng GDĐH, để GDĐH thực sự là chủ thể xây dựng các
kỹ năng cho tăng trưởng thì cần phải nâng cao hiệu quả quản trị giáo dục của các
cơ quan nhà nước [174].
Tài liệu: “On the philosophy of higher education, San Francisco JosseyBass” (Triết lý của đào tạo đại học) của tác giả Tác giả Brubacher, J.S. Tác giả
trình bày về chất lượng GDĐH. Theo tác giả, chất lượng GDĐH được thể hiện ở
việc đạt được những trách nhiệm xã hội mà GDĐH phải gánh vác, chất lượng
GDĐH được hợp thành từ chất lượng giáo dục của các trường đại học [176].
Bài viết giới thiệu về mô hình tổ chức, chương trình đào tạo các Học viện,
Đại học, Cao đẳng Công an của nước cộng hòa nhân dân Trung hoa trên
Bài
viết đã chỉ rõ các nhà trường Công an Trung Quốc tổ chức có hệ thống, có chế
độ chính sách đảm bảo riêng theo từng cấp nhà trường. Bộ Công an Trung Quốc
chia ra 3 cấp nhà trường: Đại học Quốc gia đào tạo đa ngành các lĩnh vực Công
an, cảnh sát; Các Trường đại học chuyên ngành như Cảnh sát vũ trang, Phòng
cháy chữa cháy... Các học viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Cục, Sở
Công an 31 khu, tỉnh, thành phố.

Bài viết trên (Trang chủ Học viện
an ninh Liên bang) giới thiệu về “Академия федеральной службы
безопасности Российской Федерации”; Học viện thành lập 1921, đến năm
1992 trên cơ sở Trường Dzerzhinsky và Học viện Quân đội Biên phòng đã được
tạo ra Học viện An ninh Liên bang, FSB Học viện Nga bao gồm các viện Mật
mã, Viễn thông và Khoa học Máy tính (ICSI) và Viện đào tạo cán bộ hoạt động

17


(IFSP) trong hai bộ phận - các điều tra và phản gián. Ngoài ra còn có khoa riêng
biệt: dịch thuật, đào tạo từ xa, Khoa đặc biệt cho đào tạo lãnh đạo giảng viên
nước ngoài.
Bài viết trên giới thiệu về Turkish National Police
Academy (Học viện Cảnh sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ); bài viết cho chúng ta cái
nhìn tổng quan về Học viện Cảnh sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ từ cách quản lý, xây
dựng kế hoạch tuyển sinh - tuyển dụng, chương trình đào tạo, mô hình tổ chức.
Tài liệu: “International Association of Police Academies (INTERPA)”
(Hiệp hội Học viện Cảnh sát Quốc tế (INTERPA)) của tác giả V.Bachila. Tài
liệu trình bày cấu trúc của cơ sở đào tạo cảnh sát tại các nước thành viên Hiệp
hội cảnh sát quốc tế (Interpa) gồm hệ thống, cấu trúc, chức năng cơ bản và trách
nhiệm của các Bộ Nội vụ (An ninh/Cảnh sát) [196].
Giáo trình: “Quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo” của tác giả Nguyễn
Văn Hộ trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 2010. Tài liệu này cho
ta cái nhìn chung của QLNN đối với GDĐT, đưa ra những nội dung cơ bản của
QLNN về GDĐT [93].
Giáo trình: “Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực tiễn” của
PGS.TS Đặng Bá Lãm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, Tài liệu gồm nhiều bài viết
của các nhà chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học có nhiều năm gắn bó với giáo
dục. Các tác giả đã khẳng định quá trình giáo dục được xây dựng trên quan hệ

tương tác giữa người dạy và người học do đó quản lý giáo dục phải được tiếp cận
trên phương diện khoa học có đặc thù riêng so với quản lý các tổ chức khác [106].
Luận án: “Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện trường
Công an nhân dân” của tác giả Nguyễn Văn Ly, Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm
2010. Luận án đã nghiên cứu một cách cơ bản cơ sở lý luận về hệ thống quản lý
chất lượng đào tạo vận dụng vào việc quản lý chất lượng đào tạo phù hợp với
đặc thù của các học viện, trường đại học CAND qua đó góp phần phát triển lý
luận về quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở bậc đại học nói chung và

18


×