Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty đầu tư thương mại công nghiệp việt á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.29 KB, 11 trang )

Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VIỆT Á
Tên gọi đầy đủ

: Cty C.Phần Tập Đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á

Tên giao dịch

: Viet A Group Holdings Co.

Tên viết tắt : Tập Đoàn Việt Á
Trụ sở chính: Số 18/2 – Ngõ 370 - Cầu Giấy – Hà Nội
Ngày thành lập

: 20/10/1995

A - LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

-

Tư vấn, thiết kế, sản xuất, cung cấp, lắp đặt trọn gói các dự án điện nguồn, điện

công nghiệp, đường dây tải điện cao thế, các trạm biến thế, các hệ thống phân phối
đóng cắt điện, các dự án tự động hóa điều khiển, bảo vệ…
-

Thiết kế, sản xuất các sản phẩm cơ khí, kết cấu, khung dàn, cơ khí chính xác,


khuôn mẫu.
-

Thiết kế, sản xuất các sản phẩm nhựa và composite.

-

Thiết kế, sản xuất các loại thiết bị điện, hệ thống bảo vệ điều khiển, thiết bị

đóng cắt điện, thiết bị đo điện, thiết bị điện tử.
-

Sản xuất các loại dây cáp điện, dây đồng, dây nhôm, dây hợp kim.

-

Xây dựng các công trình điện, các công trình công nghiệp và dân dụng.

-

Khai thác, chế biến khoáng sản, đá xây dựng. Sản xuất, cung cấp phân vi sinh.

-

Công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ phần mềm tin học.

-

Tổ chức và dịch vụ đào tạo nghề, đào tạo quản lý.


-

Kinh doanh, dịch vụ bất động sản. Xuất nhập khẩu tổng hợp.

B- CÁC CÔNG TY, ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Bao gồm các thành phần sau:
- 7 Công ty TNHH một thành viên (100% vốn cty mẹ Việt Á)
- 3 Công ty Cổ phần (Cty mẹ Việt Á sở hữu trên 90% vốn)
- 3 Trung tâm trực thuộc
- 3 Văn phòng Đại diện
- 6 nhà máy trực thuộc các Công ty thành viên


C- KHÁCH HÀNG

- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Điện lực các Tỉnh, Thành phố, Các Dự án Điện,
công nghiệp, các Công ty cung cấp thiết bị Điện Công nghiệp, Các Nhà máy, Công
trình Thuỷ Điện, Nhiệt Điện, Nhà máy Giấy, Nhà máy Xi Măng, Khu Công nghiệp,
Khu Đô thi,
- Xuất khẩu ra nước ngoài như: IRAC, Lao, Campuchia chủ yếu là các Sản phẩm
Điện Công nghiệp như Tủ, Bảng Điện, cho Dự án Trạm biến áp, Đường dây, …
- Các đối tác cung cấp là các Doanh nghiệp và Tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài
nước như ABB, AREVA, SIEMENS, ZTT, TOSHIBA, SCHNEIDER,…
PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI LÀM
1/ Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất và tác nghiệp của Tập
Đoàn Việt Á.
Qua phần giới thiệu về Tập Đoàn Việt Á, có thể thấy đây là một Doanh nghiệp hoạt
động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng chủ yếu vẫn là các hoạt động
sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện công nghiệp cung cấp cho ngành điện. Ở Tập

đoàn Việt Á được tổ chức với mô hình công ty mẹ công ty con và hoạt với các định
hướng hoạt động và chiến lược từ công ty mẹ do tất cả các công ty thành viên được
thành lập bằng 90 – 100% vốn của công ty mẹ , việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh được chuyên môn hoá tập trung cho từng công ty thành viên trên cơ sở chức
năng nhiệm vụ được công ty mẹ giao.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn Việt Á trong những năm qua
và đặc biệt thời điểm hiện nay đã chịu tác động của rất nhiều yếu tố từ bên ngoài, có
thể nêu ra một số yếu tố điển hình như sau
-

Các yếu tố về chính trị và luật pháp

Việt Nam là một quốc hiện nay rất ổn định về chính trị. Sản phẩm điện được xem là
một trong những ngành hàng năng lượng đảm bảo cho an ninh của quốc gia, chính vì
vậy Chính phủ vẫn có chủ trương ưu tiên phát triển ngành Điện đồng thời vẫn giữ lại


EVN là tập đoàn kinh tế chủ lực của Nhà nước, có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ bằng
các chính sách về vốn, mặt bằng, nhân lực, … để thực hiện các dự án đầu tư về
nguồn và lưới truyền tải điện. Đây là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến
hoạt động của Việt Á, do Tập đoàn EVN là khách hàng chính của Việt Á.
Ngoài ra, do hoạt động và sản phẩm của Việt Á là các sản phẩm điện công nghiệp,
chủ yếu cung cấp cho ngành điện quốc gia và các nhà máy khu công nghiệp, khu đô
thị - dân cư, các toà nhà cao ốc. Nguồn nguyên liệu vật tư đầu vào hơn 50% từ nhập
khẩu, còn lại là nguồn trong nước sản xuất hoặc lắp ráp. Chính vì vậy yếu tố liên
quan đến chính sách và luật pháp của nhà nước có tác động trực tiếp rất lớn đến
Doanh nghiệp, khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi liên quan đến các vấn đề về thuế,
hải quan, năng lượng, tài chính, đấu thầu, chế độ tiền lương bảo hiểm, giao thông…
thì đều có tác động và ảnh hưởng rất lớn giá đầu vào cũng như giá sản phẩm cung
cấp cho thị trường. Từ đó đã quyết định và tác động rất lớn đến chiến lược và chính

sách của Tập đoàn, và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả kinh doanh mà cụ
thể là lợi nhuận của công ty. Có thể nêu ra một số chính sách như sau.
Chẳng hạn đối với các chính sách về thuế. Đối với thuế nhập khẩu, khi nhà nước bảo
hộ cho một số sản phẩm điện trong nuớc, nhưng khi đầu thầu các chủ đầu tư lại yêu
cầu lựa chọn đối với các sản phẩm phải có tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và xuất xứ
tại Châu Âu, Châu Mỹ thì bắt buộc Doanh nghiệp phải đáp ứng, lúc đó giá đầu vào
sẽ bị tăng do thuế nhập khẩu bảo hộ. Và cũng liên quan đến chính sách thuế đó là
việc Cơ quan Hải Quan sẽ không giải toả hàng hoá cho một công ty con này khi một
công ty con khác của tập đoàn có phát sinh nợ thuế quá hạn. Còn đối với cơ quan
thuế quản lý trực tiếp hiện nay không cho doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT
đầu vào đối với những hoá đơn đầu vào về muộn trong khi đầu ra Doanh nghiệp đã
kê khai nộp thuế trước, trên thực tế trong lĩnh vực đầu tư sản xuất công nghiệp – xây
lắp – xây dựng như Việt Á nói riêng và các Doanh nghiệp khác cùng ngành nói
chung thường xuyên xẩy hiện tượng này. Đây là một chính sách không phu hợp với
thực tế.


Đối với chính sách tài chính tín dụng như hiện nay, việc hỗ trợ lãi suất là biện pháp
kích cầu rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết tác dụng của nó. Tại Tập đoàn
Việt Á chúng tôi, như đã nói ở trên sản phẩm của Cty được sản xuất bằng trên 50%
các nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Với chính sách tín dụng
hiện nay thì chúng tôi không được hỗ trợ lãi suất cho các hợp đồng tín dụng được
vay bằng ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài. Như vậy giá thành SP được SX ra
vẫn ở mức cao, từ đó đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến giá cạnh tranh, giảm lợi
thế khi đấu thầu, có thể mất thị phần, lợi nhuận có thể giảm sút…
-

Yếu tố về kinh tế:

Trong những năm gần đây Việt nam được đánh giá là một trong những nước đang

phát triển khá mạnh trong khu vực. Với sự phát triển mạnh của các ngành chủ yếu
ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như điện, dầu khí, xăng dầu, viễn thông, khoáng
sản… Trong đó ngành Điện đang được nhà nước và toàn hội luôn rất quan tâm vì sản
lượng điện cung cấp hiện nay không đáp ứng đủ cho nhu cầu. Qua đó Chính phủ đã
và đang rất quan tâm để phát triển ngành Điện, sự đầu tư của Chính phủ cho Ngành
điện rất lớn. Qua đó các Doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm cho ngành
điện như Việt Á luôn có cơ hội phát triển. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho hoạt
động SXKD của Tập đoàn Việt Á.
Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố của nền kinh tế thuận lợi nêu trên, Việt Á cũng chịu
ảnh hưởng rất nhiều do sự biến động của nên kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đó
là tình trạng khủng khoảng, suy thoái kinh tế đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu và
Việt nam cũng không tránh khỏi tình trạng này do đó các dự án đầu tư bị cắt giảm,
hủy bỏ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành Điện. Tuy nhiên sự ảnh hưởng
vẫn chưa thực sự đáng kể vì phụ tải điện của Việt nam luôn trong tình trạng thiếu nên
vẫn có sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước cho ngành Điện.
Suốt từ năm 2008 đến nay do sự biến động không lường, kinh tế Việt nam đã từ lạm
phát chuyển sang giảm phát và đến thời điểm hiện tại đang có biểu hiện lạm phát trở
lại. Với những biến động này đã làm cho giá cả thị trường, lãi suất ngân hàng, tỷ giá


ngoại tệ luôn thay đổi. Điều này tác động và ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến Việt Á
nói riêng và toàn xã hội nói chung.
-

Yếu tố về kỹ thuật - công nghệ

Với sự phát triển vượt bậc và vũ bão như hiện nay về các lĩnh vực công nghệ của các
ngành công nghiệp chế tạo, điện, điện tử, viễn thông, tin học … của Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành
công nghiệp và công nghệ cao, trong đó đối với ngành điện thì ứng dụng trong việc

quản lý, vận hành các hệ thống lưới & các trạm điện, làm cho sự đầu tư của ngành
điện ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện cho ngành Điện có thể nhanh chóng đầu tư
công nghệ mới để tăng độ tin cậy, giảm thất thoát, tăng sự tiện dụng trong vận hành.
Điều đó cũng đã tác động ảnh hưởng và tạo điều kiện cho Việt Á có cơ hội khẳng
định mình và tự tin trong việc ứng dụng các công nghệ mới và đầu tư sản xuất kinh
doanh có quy mô và chuyên môn hoá cao hơn, từ đó có thể đạt được hiệu quả và mục
đích cuối cùng là lợi nhuận phải có sự tăng trưởng đều.
-

Yếu tố về môi trường.

Đối với Việt Á, các SP được sản xuất công nghiệp do đó có ảnh hưởng đến môi
trường rất lớn như các SP cơ khí, Các SP cột thép với công đoạn mạ nhúng nóng (tẩy
axit, nhúng kém nóng chảy…), Sản phẩm nhữa Composit với bụi và tiếng ồn, SP cáp
điện với khí thải của các lò nung chảy các kim loại đồng, nhôm, nhựa… sản phẩm
khai thác các loại và sản xuất bột đá với nồng độ bụi và khí thải lớn. Để đảm bảo các
tiêu chuẩn về môi trường Việt Á đã xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO
14001 – 2004 nhằm kiểm soát chặt chẽ các công đoạn có yêu cầu nghiêm ngặt, đồng
thời định kỳ đo lường, kiểm soát các chỉ tiêu về môi trường nhằm đưa ra các biện
pháp khắc phục, phòng ngừa hiệu quả.
2/ Các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp hiện nay của Việt Á.
Với những phân tích trên đây về các tác động từ yếu tố bên ngoài, và trên cở sở tổ
chức hoạt động đặc thù về đặc điểm nội tại của Việt Á, Tập đoàn Việt Á đã lựa chọn


các các ưu tiên cạnh tranh đó là “ tạo sự khác biệt” với các đối thủ cạnh tranh, cũng
với chiến lược “ chi phí thấp” và “luôn nhanh nhạy thích ứng và linh hoạt”.
-

Cạnh tranh bằng sự khác biệt so với đối thủ.


Một trong những khác biệt lớn nhất hiện nay của Việt Á so với các đối thủ đó là
chiến lược trở thành đơn vị cung cấp tổng thầu EPC lớn nhất của Việt Nam trong
ngành Điện. Bằng uy tín - tiềm lực của mình cũng như vấn đề ngoại giao tốt, Việt Á
luôn luôn đi đầu trong việc vận động để các chủ đầu tư thực hiện các gói thầu lớn
tổng thể không chia nhỏ, tạo uy thế trong việc đầu thầu.
Để làm được việc này Việt Á đã tổ chức và phân cấp chuyên môn hoá từng lĩnh vực
và ngành nghề bằng việc thành lập các công ty với nhiệm vụ sản xuất và cung cấp
các sản phẩm cho các gói thầu tổng thể. Chẳng hạn như các sản phẩm về cơ khí do
Cty Cơ Khí chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp, các sản phẩm về trạm tủ bảng
điện do Cty Thiết Bị Điện đảm nhiệm, các sản phẩm về nhựa bảo vệ và chống cháy
do cty nhựa Composite sản xuất, các sản phẩm về cáp điện do Cty Cty Cáp điện sản
xuất, việc cung cấp thiết bị điện cao thế (cấp điện áp 110kV, 220kV, 500kV) do Cty
Phát triển điện lực thực hiện, việc cung cấp các máy phát điện, các phụ kiện như sứ
cách điện – máy đóng cắt – Automat… do Cty Vatraco đảm nhiệm, các sản phẩm
phụ gia cho xây dựng các nhà máy Thuỷ điện do Cty Vadan sản xuất và cung cấp,
việc xây dựng và xây lắp do cty Xây Dựng Công nghiệp đàm nhiệm…. Tại Việt Nam
hiện nay chưa có Doanh nghiệp nào có thể thực hiện được việc cung cấp tổng thể các
gói thầu lớn EPC do chính mình thực hiện bằng nội lực.
Hơn nữa để phát huy tối đa chất xám, Việt Á đã thực hiện chiến lược thu hút nhân tài
là các kỹ sư, tiến sỹ và chuyên gia giỏi có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước kết
hợp với sức trẻ để tạo nên sức mạnh và tiềm lực luôn luôn sẵn sàng đối mặt với mọi
tình huống xẩy ra.
Trong công tác quản lý, để năng cao hiệu quả Việt Á là Tập đoàn đầu tiên trong
ngành điện tiên phong trong việc triển khai và thực hiện hiện việc quản lý giải pháp
quản trị tổng thể bằng hệ thống ERP của ORACLE luôn được online toàn Tập đoàn,


việc này giúp cho các cấp lãnh đạo luôn nắm được thông tin kịp thời và ra quyết định
nhanh chóng.

Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới vai trò rất to lớn của người sáng lập và đứng
đầu Tập đoàn Việt Á đó là Bà Phạm Thị Loan Chủ Tịch Kiêm TGĐ, và hiện đang là
Đại biểu quốc hội, thành viên UBNS nhà nước. Đó chính là người luôn đưa ra những
chiến lược để tạo nên sự khác biệt, luôn đi trước đối thủ, và với triết lý kinh doanh:
Khách hàng là thượng đế - Bạn hàng là trường tồn
Con người là cội nguồn
-

- Chất lượng là vĩnh cửu

Cạnh tranh bằng chiến lược về chi phí.

Ngoài chiến lược chính là tạo “ sự khác biệt” so với các đối thủ như đã nêu trên, Việt
Á cũng coi trọng trong việc cắt giảm chi phí tác nghiệp. Các trung tâm chi phí được
xem xét định kỳ để tìm cách cắt giảm đến mức hợp lý, các tác nghiệp thừa hoặc chưa
hợp lý được loại bỏ, và được tổ chức cân đối lại.
Chiến lược về chi phí ở Việt Á cũng được coi là một trong những ưu tiên, vì qua đó
mới có thể sản xuất và cũng cấp các Sp với giá cạnh tranh so với các đối thủ. Trong
sản suất việc áp dụng các hệ thống quản lý ISO ngoài việc nâng cáo chất lượng sản
phẩm, nó còn giúp cho việc thảm thiểu chi phí không cần thiết bằng cách tiết kiệm
thời gian, nâng cao năng suất lao động. Đối với hoạt động của bộ máy gián tiếp cũng
được tinh giản và chất lượng hoá, việc kiểm soát các chi phí gián thiếp được thực
hiện kiểm sáot chặt chặt chẽ bằng hệ thống các quy chế về tài chính, ngoài ra còn
được thực hiện bằng việc giao khoán - kiểm soát bằng công nghệ thông tin và tin
học.
- Cạnh tranh bằng sự linh hoạt
Sự linh hoạt trong thích ứng cũng là chiến lược luôn được Tập đoàn Việt Á ưu tiến
chú trọng trong cạnh tranh. Việt Á đã và đang xây dựng mình thành một tổ chức học
hỏi để thích nghi và thích ứng nhanh với với môi trường kinh doanh thay đổi hàng
ngày. Bên cạnh đó, trong tầm nhìn chiến lược của Việt Á cũng luôn hướng đến sự

phát triển mang tính toàn cầu và bền vững. Vì trong nền kinh tế hiện nay nó luôn


luôn vận động và biến đổi, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh cũng luôn thay đổi,
nhu cầu về sự thay đổi hay nâng cao chất lượng sản phẩm, chính sách thay đổi của
chính phủ.., Vì vậy cần phải luôn có sự linh hoạt và thích ứng và phản ứng nhanh
nhạy để có thể luôn luôn sẵn sàng với những thách thức cũng như xử lý và giải quyết
mọi vấn đề một cách chủ động mà không bị động.
3/ Các điều kiện cần thiết bên trong để thực hiện các ưu tiên nêu trên. Và sự
đóng góp của hệ thống SX và tác nghiệp để đạt được các ưu tiên cạnh tranh.
Để thực hiện được các chiến lược cạnh tranh, trong hoạt động SXKD Việt Á cần có
những điều kiện cần thiết trong nội tại của mình, đó là:
-

Chọn lựa sản phẩm: Đối với Việt Á do đặc thù của ngành là đáp ứng yêu cầu

của khách hàng về chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách
hàng, chính vì vậy sản phẩm do Việt Á lựa chọn và cung cấp thường được thực hiện
theo các đơn hàng hoặc hồ sơ mời thầu của khách hàng. Việc này cần phải thực hiện
đảm bảo theo đúng các mặt như khách hàng yêu cầu cả về chủng lại, chất lượng,
nguồn gốc xuất xứ, và tiến độ thực hiện
-

Chất lượng sản phẩm: Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Việt Á

khẳng định thương hiệu, đảm bảo uy tín. Chính vì vậy khâu nghiên cứu - cải tiến
cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm rất được coi
trọng. Tuy nhiên ngoài ra nó cũng còn phải phục thuộc vào các yếu tố khách quan.
-


Chu trình và thiết kế năng lực SX: Tại Việt Á việc thiết kế chu trình và nâng

cao năng lực sản xuất là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc đảm bảo cho
các dự án lớn mang tính tổng thầu
-

Lựa chọn địa điểm: Việc lựa chọn địa điểm đối với Việt Á rất có ý nghĩa và

mang tính hiệu quả cao. Với bộ máy gián tiếp và kinh doanh trực tiếp thì cần phải
lựa chọn những địa điểm có ưu thế về cắt giảm chi phí. Các nhà máy SX thì lựa chọn
các địa điểm ở những địa phưong có ưu đãi về đầu tư và hệ thống giao thông thuận
lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Việt Á đã lựa chọn trực đưòng 5 rất thuận lợi cho
vận chuyển hàng hoá, và địa phương tỉnh Hưng Yên tạo điều kiện rất tốt cho hoạt


động SXKD cũng như ưu đãi về đầu tư. Đây là một địa phương được xem như một
“Bình Dương” của Miền Bắc.
-

Bố trí, sắp xếp: Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc Việt Á đã tổ

chức và bố trí sắp xếp rất hợp lý từ khâu sản xuất, cung ứng, giao nhận, và tác nghiệp
giữa các bộ phận và đơn vị có liên quan với nhau hết sức hợp lý, qua đó tiết kiệm
được chi phí, thời gian, tổ chức học hỏi, tạo điều kiện cho cán bộ có thể nắm bắt và
phản ứng nhanh cũng như xử lý một cách linh hoạt.
-

Cân đối nguồn nhân lực và công việc: Việc tổ chức và cân đối nguồn nhân lực

ở Việt Á hết sức hiệu quả, đó là việc phân cấp, phân quyền, uỷ quyền và tổ chức

quản lý chuyên môn hoá ngành dọc. Từ đó có thể tạo cho hệ thống vận hành tốt,
công việc sẽ được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả
-

Hệ thống cung cấp: Với tiềm lực và uy tín Việt Á xây dựng được gần 15 năm

qua, tạo cho khách hàng luôn tin cậy và sự hợp tác tốt. Với đối tác đầu ra chính là
EVN Việt Á là một trong những khách hàng hàng đầu, đối với các nhà cung cấp Việt
Á đã tạo ra được một hệ thống các nhà cung cấp uy tín, chất lượng và trung thành,
luôn sẵn sàng chia sẻ và hợp tác trong mọi trường tình huống. Đây là lợi thế rất lớn
để tạo nên sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh.
-

Dự trữ hàng: Như đã nêu trên do Việt Á là nhà thầu cung cấp hàng hoá, vật tư

thiết bị cho khách hàng theo từng đơn hàng trúng thầu, do đó sản phẩm tồn kho hầu
như không có, qua đó tiết kiệm được rất lớn chi phí về vốn, lưu kho bãi...
-

Lập kế hoạch: Khâu lập kế hoạch Việt Á luôn được coi trọng, nó cũng có thể

xem như chỉ tiêu đăng ký thực hiện, qua đó các bộ phận và các cty thành viên đều
phải hết sức nỗ lực để thực hiện kế hoạch đã xây dựng, một kế hoạch chi tiết đầy đủ
và khả thi cùng với thía độ thực hiện nghiêm túc và trách nhiệm sẽ mang lại hiệu quả
rất cao.
-

Bảo dưỡng: Đây là khâu không thể thiếu trong hoạt động bán hàng cung cấp

vật tư thiết bị cho khách hàng, vì vậy luôn phải coi trọng dịch vụ sau bán hàng. Việt

Á đã triển khai công tác này bằng sự phối hợp giữa bộ bạn bán hàng – kế hoạch kỹ


thuật và đơn vị sản xuất. Việc này cũng nâng cao uy tín đối với khách hàng, tạo sự
tin tưởng khi các chủ đầu tư lựa chọn các hình thức đấu thầu thuận lợi cho Việt Á, vì
Việt Á luôn có đội ngũ service lành nghề và kinh nghiệm.
4/ Các rào cản trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh.
Trong hoạt động SXKD của Tập đoàn Việt A, với những chiến lược ưu tiên cạnh tranh
đã nêu trên, trong quá trình thực hiện sẽ gặp phải những thách thức nhất định đó chính
là các rào cản đến từ nhiều phía khác nhau.
- Rào cản đến từ môi trường vĩ mô, các chính sách của nhà nước: Đây là rào cản có
ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược cạnh tranh khi có sự thay đổi về các chính sách liên
quan đến luật đấu thầu, luật thuế, luật doanh nghiệp, chính sách tài chính tín dụng...
- Rào cản đến từ môi trường ngành, các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Khi các đối thủ
không có khả năng cạnh tranh trực tiếp thì họ có thể thực hiện bằng cách liên danh
liên kết, làm cho sức cạnh tranh của Việt Á có thể bị nhiều áp lực hơn.
- Biến động của nền kinh tế: Kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng đều ảnh hưởng rất lớn
đến tính cạnh tranh của Việt Á đối với các Donha nghiệp khác
- Rào cản từ bản thân nội bộ doanh nghiệp: Khi tổ chức hoạt động lớn thì cần phải có
bộ máy quản lý tốt, việc này dẫn đến việc tăng chi phí cho hoạt động gián tiếp, qua đó
ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh về chi phí
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Trần Mạnh Cường
GaMBA01.M01
Tài liệu tham khảo
-

Slides bài giảng Môn Quản trị Hoạt động

-


Tài liệu Ebook của Griggs Môn Quản trị hoạt động

-

Bản cáo bạch của Tập đoàn Việt Á

-

Các nguồn khác trên internet



×