Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động tác nghiệp hiện nay của công ty cổ phần chế biến – kinh doanh lương thực thực phẩm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.7 KB, 11 trang )

CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÁC
NGHIỆP HIỆN NAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN – KINH
DOANH LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI

* Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Chế biến – Kinh doanh Lương thực
Thực phẩm Hà Nội.
Công ty cổ phần Chế biến – Kinh doanh Lương thực Thực phẩm Hà Nội
trước đây là một thành viên thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Công ty
được thành lập năm 1980, trong thời kỳ kinh tế nước ta còn bao cấp, chưa
chuyển sang nền kinh tế thị trường, với chức năng chính là chế biến một số loại
lương thực, thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng. Hiện nay, công ty chủ yếu chế
biến, sản xuất mì ăn liền, bột canh gia vị …và một số sản phẩm về lương thực,
thực phẩm khác. Ngoài ra Công ty còn làm gia công một số sản phẩm như: nước
ngọt, nước giải khát… cho một số Công ty trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên.
Công ty có trụ sở và nhà máy sản xuất tại 67A Trương Định, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội và một nhà máy sản xuất ở tỉnh Hưng Yên với trên 300 cán bộ,
công nhân. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên
cả nước với hệ thống phân phối bán lẻ trải đều khắp đất nước.
Năm 2007 công ty thực hiện cổ phần hoá theo chủ trương của Nhà nước.
Từ đó đến nay, hoạt động của Công ty luôn duy trì đều đặn, luôn đảm bảo việc
làm, thu nhập cho người lao động cũng như quyền lợi của các cổ đông tham gia
góp vốn trong Công ty.
1


1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động tác nghiệp hiện nay của
Công ty cổ phần Chế biến – Kinh doanh Lương thực Thực phẩm Hà Nội.
Kể từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, nền kinh tế khủng hoảng trên toàn
thế giới gây ảnh ưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta, giá cả hàng hoá tiêu
dùng không ngừng tăng lên, giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất
luôn biến động gây không ít khó khăn cho Công ty.


Bên cạnh đó, do hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty nằm rải rác ở
hầu hết các tỉnh, thành nên chi phí cho việc phân phối, bán hàng cũng bị tăng lên
do giá cả của dịch vụ vận chuyển, lưu kho tăng.
Mặt khác, sản phẩm của Công ty là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, công
nghệ sản xuất không đòi hỏi phải hiện đại hay có yêu cầu kỹ thuật cao; sản
phẩm thay thế cho mì tôm, bột canh gia vị rất đa dạng, nhiều chủng loại với chất
lượng ở các mức độ khác nhau, giá thành cho một đơn vị sản phẩm rất thấp nên
người tiêu dùng dễ có thể thay đổi thị hiếu tiêu dùng. Chính vì vậy, sản phẩm
của Công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã
của các đối thủ như: mì ăn liền của hãng Vifon, Miliket... tạo áp lực rất mạnh mẽ
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu cũng tác động
không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Giá xăng dầu, giá điện tăng cao,
giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng, giá thành vận tải tăng,
tiền thuê mặt bằng, kho bãi cũng tăng đáng kể... đã làm tăng mạnh chi phí đầu
vào cho hoạt động của Công ty. Những ảnh hưởng của việc tăng chi phí đầu vào

2


đó đã ảnh hưởng không ít tới tính cạnh tranh của sản phẩm của Công ty trong
thời gian vừa qua.
2. Ưu tiên cạnh tranh thích hợp nhất cho Công ty
Đứng trước những khó khăn và thách thức nêu trên, theo quan điểm cá
nhân tôi thì ưu tiên cạnh tranh thích hợp nhất cho Công ty hiện nay cần tập trung
vào chất lượng, hương vị, bao bì sản phẩm và tập trung giảm yếu tố đầu vào cho
sản xuất nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Cụ thể:
2.1. Cạnh tranh bằng sự khác biệt về chất lượng, hương vị và bao bì sản phẩm
Như đã nêu ở trên, sản phẩm của Công ty có giá thành thấp, công nghệ
sản xuất, chế biến không đỏi hỏi phải hiện đại, dễ làm giả... đòi hỏi Công ty phải

không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh sản phẩm trong
tâm trí người tiêu dùng. Để làm được điều này đòi hỏi Công ty phải có những
chính sách hỗ trợ cho quảng cáo, bán hàng từ cấp cao đến người bán lẻ trong hệ
thống phân phối, có những chương trình khuyến mại, tặng quà... cho người tiêu
dùng nhằm khuyến khích, nhắc nhở người tiêu dùng về sản phẩm của Công ty
mình.
Sản phẩm mì tôm, bột canh gia vị là loại sản phẩm có hương vị rất phổ
biến, ít có sự khác biệt lớn về hương vị. Tuy vậy, để tạo được sự khác biệt về
chất lượng thì Công ty nên tập trung đưa ra những loại hương liệu mới vào
thành phần của sản phẩm, đa dạng hoá các mùi, vị của sản phẩm; liên tục thay
đổi mẫu mã, bổ sung những thành phần có trong sản phẩm.
Hiện tại bên cạnh hệ thống dây chuyền máy móc sản xuất đang vận hành
tốt, đội ngũ công nhân lành nghề... Công ty cần trú trọng đến việc đầu tư nghiên
3


cứu và phát triển sản phẩm mới. Để thực hiện được điều đó Công ty còn tập
trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Cải tạo, nâng cấp nhà xưởng, dây chuyền thiết bị sản xuất để đáp ứng
được cho việc sản xuất những sản phẩm đòi hỏi thời gian và chất lượng cao hơn.
- Luôn trau dồi kiến thức về quản lý sản xuất, phục vụ sản xuất cho đội
ngũ nhân viên, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại các dây chuyền thiết bị
máy móc.
- Quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất,
tránh để tình trạng nguyên liệu khi đưa vào sản xuất thì đã bị hỏng hoặc chất
lượng không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống kênh phân phối thống nhất, hợp lý từ trên cao xuống
thấp, có những chính sách hỗ trợ, khuyến mại, giảm giá để thông qua hệ thống
phân phối sản phẩm có được những thông tin phản hồi của người tiêu dùng về
sản phẩm giúp Công ty hoàn thiện hơn trong quá trình sản xuất, nâng cao chất

lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu, tìm tòi những nguyên liệu mới cho sản xuất, tạo ra những
sản phẩm khác biệt có chất lượng, mẫu mã đa dạng... nhằm tạo ấn tượng về hình
ảnh của Công ty trong con mắt người tiêu dùng.
- Tập trung nghiên cứu sản phẩm hướng mục tiêu ra sản xuất những sản
phẩm tương tự với sản phẩm mà Công ty đang sản xuất.
- Quan tâm, tìm hiều và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán
bộ, công nhân trong Công ty. Tập trung chú trọng vào việc bồi dưỡng kiến thức
mới cho các cán bộ chủ chốt trong Công ty để có những quyết định kịp thời
4


mang lại hiệu quả hoạt động cho Công ty. Chú trọng vào đào tạo nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng cho nhân viên nghiệp vụ, kỹ năng quản lý
lãnh đạo cho cán bộ quản lý cấp phòng, tổ, đội của Công ty. Tổ chức đào tạo
nhân viên nhằm đổi mới và nâng cao được chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó cần
tiếp tục duy trì các quy trình nghiệp vụ đối với từng khâu công việc cụ thể như:
dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm, sản phẩm mới; lập kế hoạch sản xuất...
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.
thông qua các biện pháp này nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của
nhân viên trong Công ty.
2.2. Cạnh tranh nhờ chi phí
Tiết kiệm chi phí luôn là một nhiệm vụ mà bất kỳ doanh nghiệp nào tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động trong các lĩnh vực khác đều
quan tâm. Việc tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại từng
khâu, từng bộ phận sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc định giá sản
phẩm, có chính sách đầu tư phù hợp cho sản xuất, tăng tính cạnh tranh so với
các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực.
Để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, kinh doanh, tôi xin đưa ra một số biện
pháp cụ thể như sau:

- Tính toán chính xác định mức nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm,
tránh tình trạng sản xuất không đúng theo kế hoạch sản xuất, lãng phí nguyên
liệu mà khi cần lại không có để đáp ứng được ngay.
- Hạn chế tới mức thấp nhất những thành phẩm không đạt yêu cầu trong
quá trình sản xuất. Để làm được điều này đòi hỏi cán bộ, công nhân phải thường
5


xuyên theo dõi, kiểm tra máy móc sản xuất, theo dõi diễn biến của dây truyền
sản xuất.
- Xây dựng quy trình sản xuất khép kín, cần ít ngưòi tham gia nhưng
thường xuyên có sự giám sát, trao đổi của từng cán bộ, công nhân trong dây
truyền sản xuất để đảm bảo quy trình sản xuất không gặp bất kỳ một lỗi nào cho
dù là nhỏ nhất.
- Đề cao tinh thần tiết kiệm đối với từng cán bộ, công nhân trong Công ty
trong từng công việc cụ thể; quán triệt tinh thần đó tới từng bộ phận, từng cán
bộ, công nhân trong Công ty.
- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cán bộ, công
nhân. Xây dựng chế độ thưởng, phạt rõ ràng đối với từng nhiệm vụ cụ thể.
3. Xác định các điều kiện cần thiết bên trong của Công ty để thực hiện các
ưu tiên này.
3.1. Để thực hiện tốt các ưu tiên trên, Công ty cần thực hiện một số việc:
- Tuyên truyền tới từng cán bộ, công nhân viên trong Công ty về những
ưu tiên cạnh tranh của Công ty để từ đó, mỗi cán bộ, nhân viên trong đơn vị sẽ
thấy được trách nhiệm của mình và có nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành tốt các
công việc trong phạm vi được giao.
- Có kế hoạch cụ thể đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà xưởng, thiết bị máy
móc; kinh phí đào tạo cho một số cán bộ, công nhân cập nhập vận hành máy
móc, thiết bị mới; tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty.


6


- Liên tục đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, công nhân trực tiếp
tham gia vận hành máy móc thiết bị sản xuất, nâng cao tay nghề, trình độ
chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao của mỗi cán bộ,
công nhân trong Công ty.
- Phối hợp hài hoà giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất, từ
khâu nghiên cứu sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu, vận hành dây truyền sản
xuất, kiểm tra giám sát quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu
ra.... đảm bảo mọi thứ được vận hành trơn tru, không gặp bất kỳ một trục trặc
nào cho dù là nhỏ nhất.
- Các cấp lãnh đạo trong Công ty cần có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao tới
đội ngũ cán bộ trực tiếp sản xuất. Điều hành linh hoạt các hoạt động sẽ giúp cho
Công ty tiết kiệm được nhiều chi phí và hạn chế được những rủi ro không đáng
có trong quá trình vận hành sản xuất.
3.2. Hệ thống sản xuất và tác nghiệp sẽ đóng góp như thế nào vào việc đạt
được các ưu tiên cạnh tranh này?
Trong các chức năng cơ bản của một doanh nghiệp thì chức năng sản
xuất, tác nghiệp là chức năng quan trọng và được ưu tiên hơn cả. Việc xây dựng
hệ thống tác nghiệp, bố trí khoa học, phân công cụ thể, phân định trách nhiệm rõ
ràng sẽ giúp Công ty hoàn thành được các ưu tiên cạnh tranh. Các phòng ban, tổ
sản xuất thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ phận sẽ giúp cho guồng
máy hoạt động của Công ty được nhịp nhàng mang lại hiệu quả cho Công ty.

7


- Căn cứ vào kế hoạch xây dựng cải tạo sửa chữa, đào tạo các khâu có liên
quan có triển khai cụ thể về bố trí, sắp xếp nhân lực, phối hợp, thực hiện từ đó

tạo sự chủ động hoàn thành công việc của từng cá nhân và các phòng, ban.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức và các chi phí cho sản xuất đã
được Công ty nghiên cứu, tính toán đưa ra, các phòng, ban chức năng thực hiện
nhiệm vụ của mình được giao, tránh để tình trạng làm tăng chi phí so với những
định mức đã được Công ty đưa ra, gây lãng phí cho Công ty làm hạn chế đi tính
cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ.
4. Các rào cản nào có thể gặp phải?
Công ty vừa thực hiện nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, vừa thực hiện việc
tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả rất lớn nếu đảm bảo được sự hài hoà và
thực hiện tốt những chiến lược đã đề ra. Tuy nhiên làm như vậy sẽ làm cho
Công ty phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ... làm
tăng nguồn vốn đầu tư của Công ty trong khi việc sản xuất đòi hỏi phải có một
lượng vốn không nhỏ để dự trữ.
Sự biến động của nguyên liệu đầu vào, sự ra tăng nhanh chóng của các vật
tư như điện, nước, chi phí vận chuyển, thuê kho bãi... làm ảnh hưởng không nhỏ
đến kế hoạch về vốn, kế hoạch sản xuất và phân phối sản phẩm của Công ty.
Trang thiết bị máy móc có giá trị cao, trong thời gian ngắn không thể thay
thế dây truyền, thiết bị máy móc mới được mà chỉ tiến hàng nâng cấp, bảo
dưỡng. Điều đó đã hạn chế cho việc sản xuất vì vừa phải tiến hành bảo trì, bảo
dưỡng máy móc thiết bị, vừa đào tạo đội ngũ nhân viên về chuyên môn, nghiệp
vụ là một khó khăn rất lớn đối với Công ty.
8


- Đội ngũ nhân viên phần đông là lớn tuổi, tác phong làm việc chậm chạp,
ngại tiếp thu cái mới, khó chấp nhận việc thay đổi. Hơn nữa phần lớn đội ngũ
công nhân là những người ít được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ mà
họ chỉ được học qua quá trình làm việc. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý,
nhân viên trong đơn vị không đồng đều. Một số vị trí quản lý còn chưa được đào
tạo bài bản cũng ảnh hưởng tới quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh của

Công ty.
- Tính chủ động trong công việc chưa cao, khả năng xử lý những lỗi nhỏ,
lỗi đột xuất trong quá trình hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện được hết
khả năng của bản thân đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao.
- Tính ỉ lại trong công việc, sợ trách nhiệm cũng là một vấn đề không nhỏ
trong hoạt động của một số cán bộ, công nhân trong Công ty.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát sẽ tạo ra những phản ứng thiếu
tích cực, bất hợp tác của một số cán bộ, nhân viên vốn quen với nếp làm việc cũ
và do quyền lợi bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN
Qua thực tế hoạt động của Công ty cổ phần Chế biến – Kinh doanh Lương
thực Thực phẩm Hà Nội trong những năm qua cho thấy bên cạnh những thuận
lợi là Công ty có bề dày thành tích trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh
doanh hành lương thực, thực phẩm, Công ty cũng gặp không ít những khó khăn,
thách thức kể cả từ phía bên ngoài cũng như bên trong Công ty. Việc cạnh tranh
với các đối thủ hiện tại trên thị trường đã có bề dày lịch sử, đã có thương hiệu…
9


và những đối thủ tiềm tàng trong tương lai sẽ tạo động lực cho Công ty có
những chính sách phù hợp, kiên quyết hơn trong việc quản lý, điều hành hoạt
động của mình.
Do vậy, để nâng cao tính cạnh tranh cho Công ty, nâng cao hiệu quả hoạt
động của Công ty, xây dựng hình ảnh, thương hiệu Công ty trên thị trường cần
thiết phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng sản phẩm cung cấp
và xây dựng hệ thống kênh phân phối hợp lý, hoạt động hiệu quả nhất.
Qua đánh giá của cá nhân, tôi nhận thấy rằng, tuy nền kinh tế đang trong
thời kỳ khủng hoảng, vấn đề giá cả nguyên vật liệu biến động, giá cả hàng hoá
tiêu dùng tăng vọt…nhưng những hành hoá thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng

ngày của người dân vẫn không thể thiếu. Vì vậy sản phẩm mà hiện nay Công ty
đang cung cấp sẽ có được chỗ đứng trên thị trường với lượng cầu của người dân
là không nhỏ. Công ty cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đa
dạng về mẫu mã và tập trung nghiên cứu đưa ra những sản phẩm có tính năng
tương tự đáp ứng rộng rãi hơn nữa đối tượng khách hàng của Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
2. Quản trị hoạt động – Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc
tế - GRIGGS University.
3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Chế biến – Kinh doanh
Lương thực Thực phẩm Hà Nội.

10


4. Một số thông tin tham khảo qua báo điện tử, thông tin trên internet./.

11



×