Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những yếu tố tác động đến quản trị hoạt động – hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty HOA VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.6 KB, 11 trang )

Những yếu tố tác động đến quản trị
hoạt động – hoạt động sản xuất kinh doanh
tại công ty HOA VIỆT
Tôi là công chức trong một cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên gia đình cũng
có tham gia đầu tư vào một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
bao bì cartoon – Công ty TNHH Hoa Việt. Do vậy trong giới hạn của bài viết
này, cũng xin được lấy thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hoa
Việt để trình bày minh hoạ cụ thể.
Công ty TNHH Hoa Việt là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao bì
cartoon. Hiện Công ty có 3 nhà máy trực thuộc gồm 1 nhà máy sản xuất giấy
cartoon từ nguồn giấy phế liệu đặt tại Phủ Lý – Hà Nam và 2 nhà máy sản xuất
bao bì cartoon, một đặt tại Từ Liêm Hà Nội và một đặt tại Như Quỳnh – Hưng
Yên. Tổng vốn chủ sở hữu khoảng 70 tỷ đồng, doanh thu hàng năm khoảng hơn
200 tỷ đồng, số lượng lao động sử dụng thường xuyên khoảng 500 – 600 người.
1. Hãy cho biết có những yếu tố bên ngoài nào tác động đến hoạt động
sản xuất và tác nghiệp hiên nay của Công ty anh /chị?
Các sản phẩm mà Công ty Hoa Việt chúng tôi cung cấp là những sản
phẩm bao bì cartoon loại lớn, chất lượng cao cho các loại sản phẩm như: Bao bì
cho các loại tủ lạnh, may giặt, ti vi, máy tính, máy in của các hãng LG,
Samsung hoặc Canon; hộp cartoon sử dụng đóng thùng hàng quần áo xuất khẩu


cho các Doanh nghiệp may…vv. Trong đó doanh số xuất khẩu tại chỗ ( vào các
khu chế xuất) đạt khoảng 20% giá trị tổng sản lượng bao bì của Công ty.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu
cầu cầng cao về chất lượng, hình thức sản phẩm. Nhu cầu sản phẩm bao bì
cartoon ngày càng lớn và đa dạng. Tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân của
Công ty trong khoảng 5 năm gần đây vào khoảng 28% năm, tỷ xuất lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt khoảng 23% hàng năm
Sự phát triển lớn mạnh vượt bậc của Công ty chúng tôi trong thời gian
qua là có được nhờ một số yếu tố chính bên ngoài khá thuận lợi như:


- Môi trường kinh tế xã hội trong những năm vừa qua rất thuận lợi, có
nhiều cơ chế pháp lý khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển các doanh nghiệp
dân doanh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất Công ty chúng tôi tạo
động lực cho chúng tôi dám mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh lớn.
- Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng
cao, nhu cầu tiêu dùng xã hội nhất là đối với những sản phẩm tiêu dùng đã nêu
trên mà chúng tôi cung cấp bao bì tăng khá lớn. Ngành dệt may cũng tăng
trưởng xuất khẩu rất cao nên nhu cầu những hàng phụ trợ như bao bì đóng gói
sản phẩm xuất khẩu của chúng tôi cũng có sự tăng trưởng.
- Cơ chế tài chính tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2003 đến 2007 đối
với các dự án đầu tư sản xuất của chúng tôi là khá thuận lợi hỗ trợ rất nhiều cho
chúng tôi trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng nhanh của thị trường.
- Doanh nghiệp cùng ngành sản xuất bao bì cartoon chất lượng cao giai
đoạn 2006 về trước chưa nhiều do vậy mức độ canh tranh cùng ngành còn thấp.


Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, đặc biệt là từ nửa cuối năm 2008 đến
nay, những yếu tố bên ngoài nào tác động mạnh và tạo ra nhiều khó khăn thách
thức đối với hoạt động sản xuất và tác nghiệp hiện nay của Công ty chúng tôi.
Cụ thể là:
- Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu có tác động ảnh hưởng mạnh đến
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là từ nửa cuối năm 2008 đến nay. Sức tiêu thu hàng
hoá trên thị trường và kim ngạch xuất khẩu của một số Công ty là khách hàng
của Công ty Hoa Việt giảm sút mạnh. Hệ quả là các đơn đặt hàng bao bị cartoon
cung ứng giảm sút rất mạnh. Mức sản lượng đặt hàng hàng tháng theo hợp đồng
sẵn có giảm sút từ 15% đến 30%.
- Bắt đầu từ khoảng cuối quý 2 năm 2008, giá giấy nguyên liệu đầu vào
sản xuất bao bì cartoon tăng khá đột biến, mức tăng lên tới 30% . Chi phí
nguyên liệu giấy chiếm tới hơn 50% giá thành thành phẩm bao bì cartoon.

Trong điều kiện đó, nhiều đơn hành Công ty đã ký hợp đồng với giá ấn định
cho cả năm tính theo M2 bao bì cartoon thành phẩm đã bị lỗ khá lớn. Trong khi
đó để bảo đảm uy tín với khách hàng, Việt Hoa vẫn phải cung ứng đầy đủ đúng
hạn bảo đảm chất lượng sản phẩm cho các khách hàng này.
- Nhà máy bao bì cartoon tại Như Quỳnh Công ty mới đầu tư xong từ
năm 2006 với quy mô hiện đại, công xuất khá lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu đã
tập trung đầu tư vào nhà máy này khá nhiều do vậy trong hoạt động kinh doanh,
Công ty đã phải vay ngân hàng một lượng vốn kinh doanh khá lớn. Trong điều
kiện giá vật tư biến động khá mạnh, Công ty đã phải thực hiện một kế hoạch
tăng nguồn dự trữ nguyên liệu giấy cho sản xuất khá lớn. Tuy nhiên, cũng vào
thời điểm cuối năm 2008, nguồn vốn tín dụng ngân hàng rất khó khăn, lãi xuất
tín dụng cũng rất cao. Sang năm 2009 dưới sự can thiệp của chính phủ với
những gói kích cầu, nguồn tín dụng có dễ ràng hơn, có thêm những hỗ trợ lãi


suất tín dụng cho sản xuất. Tuy nhiên những thủ tục liên quan để thực hiện cơ
chế hỗ trợ tín dụng còn phức tạp và chí phí ngoài để có được sự hỗ trợ cũng
không nhỏ.
- Trong khủng hoảng kinh tế tác động ảnh hưởng chung đến các doanh
nghiệp, việc thực hiện các cam kết về thanh toán của những khách hàng, thậm
trí là khách hàng lớn, có quan hệ thường xuyên uy tín với Công ty cũng bị ảnh
hưởng. Từ nửa cuối năm 2008 đến nay, đã phát sinh nhiều khoản nợ chậm thanh
toán theo cam kết. Một số khoản nợ giá trị không nhỏ thực sự là khó đòi do
khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh.
- Do quy mô nhu cầu thị trường thu hẹp, Công ty lại gặp sự canh tranh
quyết liệt của một số Công ty bao bì Cartoon cùng ngành, đặc biệt cạnh tranh về
giá của những Công ty bao bì Cartoon mới có đầu mới. Những công ty này
đang thực hiện chiến lược giảm mạnh giá để chiếm lĩnh thị trường nhằm duy trì
sản xuất, chưa kỳ vọng vào có lãi mà chỉ mong bớt lỗ.
2. Theo anh/chị các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp cho doanh

nghiệp nhất hiện này là gì/ Vì sao?
Từ tình hình thực tế của năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 tác
động ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hoa
Việt. Lãnh đạo Công ty Hoa Việt đã xây dựng một kế hoạch định hướng hoạt
động cho Công ty trong đó lựa chọn một số chiến lược cạnh tranh chính là:
2.1. Bằng mọi cách phải duy trì và giữ vững thị phần của Công ty trong
thị trường bao bì cartoon nhờ tính ưu việt của sản phẩm.
Công ty xác định đây là vấn đề quan trọng nhất quyết định sự tồn tại
phát triển của mình. Không còn khách hàng, mất thị phần sẽ là thiệt hại to lớn
nhất đối với Công ty. Nhu cầu thị trường suy giảm đã là khó khăn, nếu trong bối


cảnh hiện tại mà mất thêm khách hàng, đặc biệt là khách hàng chiến lược quan
trọng như LG, Samsung ...thì mức độ khó khăn Công ty gặp phải sẽ hết sức khó
lường.
Phát huy sức mạnh về sự khác biệt của sản phẩm của Công ty là một
trong những Công ty khả năng về công nghệ sản xuất loại bao bì cartoon kích
cỡ lớn, chất lượng cao, nhờ có đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại mà trong
ngành bao bì còn ít Công ty có lợi thế này.
Để giữ được khách hàng truyền thống cũng như giữ và phát triển thị
phần, Công ty đã đề ra một số phương pháp:
+ Đặc biệt quan tâm chăm sóc và lắng nghe đối với các bạn hàng lớn
thường xuyên, tăng cường hơn nữa mối liên hệ với các khách hàng này về mọi
mặt. Trong mọi trường hợp không thể để đối thủ cạnh tranh giành giật.
+ Tăng cường lực lượng tiếp thị bằng nhiều biện pháp, mở rộng địa bàn
đối tượng khách hàng vì từ trước Công ty mới chỉ tập trung quan tâm đối tượng
khách hàng ở Hà Nội, Hải phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, chưa quan tâm đến
nhiều khách hàng tiềm năng ở các địa phương khác.
+ Mền dẻo linh hoạt trong thương thảo và đấu thầu các hợp đồng cung
cấp bao bì carton...vv.

2.2. Có những biện pháp thích hợp để tăng sản lượng nhà máy sản xuất
giấy nguyên liệu nhằm chủ động nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành.
Nhà máy nguyên liệu giấy của Công ty ở Phủ lý trước đây chưa được
quan tâm đúng mức do giá thành sản xuất cao tương đương hoặc cao hơn với
giá nguyên liệu giấy mua ngoài. Trong nhiều lựa chọn trước đây, lãnh đạo Công
ty đã quyết mua giấy ngoài thay vì đẩy cao sản lượng của Nhà máy. Nay giá
nguyên liệu giấy tăng, Nhà máy có ưu thế về giá.


Công ty đã tập trung quan tâm tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại hệ thống
cung ứng nguyên liệu cho nhà máy ( các đầu mối thu mua giấy phế liệu, bột
giấy thô...) bảo đảm nhà máy hoạt động hết công xuất.
3.3. Sử dụng mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản
phẩm tăng khả năng cạnh tranh về giá.
Sau một thời gian khá dài có sự dễ ràng chấp nhận về giá mua, đến nay
do điều kiện kinh tế khó khăn chung, nhiều khách hàng bao gồm cả những
khách hàng lớn có tiềm lực tài chính lớn có quan hệ lâu dài với Công ty cũng
đặt ra vấn đề phải quan tâm đến cắt giảm chi phí. Do vậy giảm giá thành, có
được giá bán cạnh tranh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc
duy trì được khách hàng và giữ thị phần của Công ty.
Trong một thời gian dài, nhất là đối với nhà máy mới đi vào hoạt động ở
Hưng Yên, Công ty chưa coi trọng đến quản lý chặt và tiết giảm chi phí. Qua rà
soát quy trình quản lý và phân tích số liệu thống kê thấy nhiều khoản chi phí
nếu quản lý tốt hơn sẽ tiết giảm được đáng kể chi phí sản xuất từ chi phí nguyên
liệu, năng lượng, lao động đến chi phí quản lý chung.
3. Xác định các điều kiện cần thiết bên trong của doanh nghiệp để
thực hiện các ưu tiên này. Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng góp như thế
nào vào việc đạt được các ưu tiên cạnh tranh này?
Để triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh trong điều kiện khó khăn
khủng hoảng kinh tế như đã nêu trên. Việc chủ động chuẩn bị các điều kiện bên

trong của Công ty chúng tôi là hết sức quan trọng. Điều này đã được chúng tôi
tiến hành một số bước quan trọng.
- Quán triệt, tuyên tuyền chiến lược cạnh tranh trong toàn thể Công ty,
đặc biệt là những vị trí quản lý chủ chốt nhằm ý thức và có hành động cụ thể
thiết thực trong thực hiện.


- Hội đồng quản trị tăng quyền hạn trách nhiệm cho Ban Gián đốc công
ty linh hoạt trong việc thực hiện chiến lược. Và thực tế Ban giám đốc Công ty
cũng đã thực hiện nhiều phương thức tăng quyền, uỷ quyền cho các cấp lãnh
đạo quản lý bộ phận nhằm tăng cường trách nhiệm, quyền hạn hơn với công
việc.
- Các khâu công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ cung ứng
nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, quản trị lao động tiền lương, hệ thống bán
hàng, nghiên cứu thiết kế sản phẩm...được rà soát lại nhằm đánh giá khả năng
thực hiện nhiệm vụ và tổ chức sắp xếp lại hợp lý theo yêu cầu nhiệm vụ với sự
hỗ trợ của một số chuyên gia tư vấn về quản lý bên ngoài Công ty theo hợp
đồng tư vấn quản lý Công ty đã ký kết.
Trong việc rà soát và tổ chức lại tổ chức hoạt động của Công ty. Hệ thống
sản xuất và tác nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện chiến
lược cạnh tranh của Công ty đề ra gồm:
- Bộ phận quản trị đã tổ chức và thực hiện một quy trình quản lý chất
lượng sản phẩm có hiệu quả nhằm bảo đảm giữ vững và nâng cao hơn nữa chất
lượng, sự khác biệt ưu thế của sản phẩm của Công ty mà không làm tăng chi
phí nhờ những sáng kiến cải tiến quản lý.
- Hệ thống kho hàng, kho bán thành phẩm và thành phẩm được tổ chức
xắp xếp lại hợp lý thuận tiện hơn nhiều cho việc phục vụ sản xuất và xuất hàng
có tác dụng tiết giảm đáng kể chi phí vận chuyển và chuẩn bị sản xuất.
- Trên cơ sở rà soát lại các công đoạn sản xuất, bố trí xắp xếp lại dây
chuyền sản xuất đã tiết giảm được khá nhiều lao động phục vụ cho một dây

chuyền sản xuất ( chỉ cần khoảng 24 người/ so với 27 trước đây). Hơn nữac gắn
với cơ chế trả lương theo sản phẩm mới áp dụng thì năng xuất lao động lại tăng
thêm, tiền lương công nhân cao hơn mắc dù Công ty đặt ra định mức lao động
mới còn cao hơn trước.


- Gắn lương thưởng bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất ( cơ khí, bảo
dưỡng máy móc, hơi động lực) với sản phẩm cuối cùng đã có tác dụng tạo cơ
chế trách nhiệm quyển soát nội bộ làm cho máy móc được bảo dưỡng tốt hơn,
vận hành ít trục trặc hơn, sản xuất chính được phục vụ tốt hơn.
- Bộ phận kế hoạch sản xuất đã đặc biệt quan tâm hơn đến việc cân đối
nguồn nguyên liệu gắn với yêu cầu sản xuất theo các đơn đặt hàng. Việc làm
này đã có nhiều tác dụng giảm lượng vật tư dự trữ sản xuất không cần thiết, loại
bỏ lượng khá lớn số vật tư dự trữ tồn đọng trước đây, giúp Công ty tiết kiệm
được nguồn tài chính khá lớn, giảm được chi phí vốn vay.
Trên đây là các biện pháp chính, trong quá trình thực hiện Công ty cũng
còn nhiều biện pháp quản trị khác hỗ trợ việc quản lý Công ty thực hiện các
mục tiêu đặt ra.
4. Theo anh/chị trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh tại
doanh nghiệp, các rào cản nào có thể gặp phải?
Quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh tại Công ty. Chúng tôi cũng đã
gặp phải rất nhiều rào cản.
- Giác độ bên ngoài:
Các đối thủ canh tranh bằng nhiều phương thức khác nhau, bao gồm cả
về kinh tế, quan hệ đã có những cạnh tranh giành giật khách hàng một cách hết
sức khốc liệt. Nhiều trường hợp không có sự cạnh tranh sòng phẳng.
Có trường hợp khi định kỳ hàng năm phải chào lại giá để ký lại hợp
đồng thường niên đối với một khách hàng chúng tối đã gặp phải đối thủ mà
chúng tôi không thể tưởng tượng bằng cách sản xuất thế nào mà Công ty đó có
thể chào một giá quá thấp như thế để được trúng thầu.

Hay trường hợp khác có những khách hàng là một công ty May mặc đã là
khách hàng thường xuyên của chúng tôi, nay ciũng phải trao đổi với chúng tôi


thông cảm để nhường hợp đồng cho một đơn vị khác do có những quan hệ chỉ
đạo từ trên.
- Về quan hệ nội tại doanh nghiệp:
Khi đặt vấn đề tổ chức lại quản lý sản xuất, tiết giảm chí phí đã có nhiều
ý kiến tỏ thái độ hoài nghi về hiệu quả và chưa thực sự tích cực.
Đối với việc xắp xếp lại lao động bao gồm cả lao động sản xuất và quản
lý đã gặp phải một số vướng mắc khi có yêu cầu tăng cường trách nhiệm, tăng
nhiệm vụ nhất là đối với một số cá nhân có quan hệ gia đình thân thiết với
HĐQT, lãnh đạo Công ty.
Ban đầu một số công nhân cũng có thác mắc, phản ứng khi thực hiện cơ
chế lương sản phẩm, định mức lao động mới được lập có tăng lên so với cũ.
Trình độ nhân lực một số bộ phận chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi
mới, đặc biệt là những vị trí quản lý điều hành sản xuất quan trọng như: Kế
hoạch sản xuất, quản lý vật tư và đã phải cần sự hỗ trợ rất lớn của chuyên gia tư
vấn quản lý.
Kết luận:
Nhờ có chiến lược cạnh tranh được đặt ra kịp thời, được quán triệt và tổ
chức thực hiện khá nghiêm túc, có trách nhiệm. đến nay Công ty chúng tôi đã
thu được kết quả rất tốt. Trong những tháng giữa năm 2009 doanh số bán hàng
của chúng tôi đã bắt đầu tăng trưởng lại khá mạnh. Chí phí sản xuất tiết giảm
nhiềm góp phần tăng hiệu quả Công ty khá cao. Hơn nữa nhờ có việc này mà
lãnh đạo Công ty thấy rõ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty vận hành bài bản, nề nếp, trôi chảy hơn, rất nhạy bén trong việc đối
phó với các tác động bên ngoài.
Những điều trên đây có lẽ không được hoàn toàn như những gì mà Công
ty Hoa Việt chúng tôi đã thực hiện được. Thực sự ngoài những điều mà thực tế

Công ty Hoa Việt chúng tôi đã làm được thì có rất nhiều điều được nêu ra ở đây


được bổ sung nhờ những kiến thức mà bản thân tôi vừa học được qua môn học
quản trị hoạt động và mong muốn áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Công ty
Hoa Việt.
Bài viết tuy có nhiều mong muốn vận dụng và áp dụng những kiến thức
quản trị hoạt động vừa được học vào hoạt động thực tế của Công ty Hoa Việt.
Tuy nhiên trắc trắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự bổ sung góp ý của thầy
giáo và các bạn đồng niên.


Hết



×