Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ngân hàng phát triển việt nam (BDV) THUẬN lợi và KHÓ KHĂN cơ hội và THÁCH THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.85 KB, 6 trang )

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BDV) THUẬN LỢI VÀ KHÓ
KHĂN- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc mở cửa, giao lưu kinh tế - văn
hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi, rủi ro trên thương trường đối với
các doanh nghiệp cũng không nhỏ. Bởi vậy, việc tiến hành phân tích SWOT đối
với mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết và nó sẽ giúp các doanh nghiệp xem xét
một cách chính xác trước khi ra quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Trong bài viết của mình, tôi không có ý định phân tích toàn bộ Thuận lợi Khó khăn - Cơ hội - Thách thức của Ngân hàng phát triển Việt Nam(BDV) mà
chỉ tập trung vào một số vấn đề chính như sau:


Những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh
doanh của BDV hiện nay



Lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp



Các điều kiện cần thiết bên trong để thực hiện các ưu tiên này



Các rào cản có thể gặp phải trong quá trình triển khai chiến lược cạnh
tranh

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BDV) là Ngân hàng được thành lập trên cơ
sở Quỹ Đầu tư Phát triển Việt Nam. Mới được thành lập trong khoảng 5 năm trở
lại đây Ngân hàng Việt Nam hiện nay đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để


phát triển theo mô hình Tập đoàn tài chính với mục tiêu trở thành ngân hàng uy
tín, chất lượng bậc nhất Việt Nam.
1- Những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài:
- Môi trường kinh tế: Năm 2008 là một năm kinh tế thế giới biến động mạnh
để lại nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới lan rộng đã và đang tác động đến hầu hết các nước, các lĩnh vực đặc biệt là
1


các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảohiểm. Trong bối cảnh chung đó, kinh tế
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc giá cả leo thang dẫn đến lạm
phát tăng cao buộc Chính phủ phải thi hành một loạt các giải pháp kiềm chế lạm
phát trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ. Hệ quả là các tổ chức tín dụng nói
chung, BDV nói riêng buộc phải tăng lãi suất huy động cũng như cho vay, tạo ra
cuộc chạy đua lãi suất chưa từng có trong lịch sử (Có thời điểm lãi suất huy
động lên đến gần 20%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay tối đa 21%/năm) gây
khó khăn rất lớn cho cả khách hàng và các tổ chức tín dụng.
Năm 2009 tình hình lại diễn biến hoàn toàn ngược lại do tác dụng trực tiếp
từ độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thê
giới vẫn tiếp diễn. Kinh tế trong nước có dấu hiệu suy giảm buộc Chính phủ lại
phải nới lỏng chính sách tiền tê, thực hiện gói giải pháp kích cầu hỗ trợ lãi suất
cho vay đối với khách hàng. Sự thay đổi chính sách một cách ‘chóng mặt’ trong
khoảng thời gian ngắn như vậy đã tạo áp lực rất lớn, đặc biệt là đối với tổ chức
tín dụng ngân hàng có qui mô hoạt động rộng lớn như BDV. Rủi ro từ các định
chế tài chính trên thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến
các hoạt động như cho vay, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại tệ của BDV.
- Đối thủ cạnh tranh: Có nhiều ngân hàng được thành lập và hoạt động trong
đó có cả những ngân hàng 100% vốn nước ngoài với lợi thế về vốn, công nghệ
và kỹ năng quản lý gây sức ép cạnh tranh cũng như sức ép về chuyển dịch

nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao.
- Công nghệ: Mặc dù trong những năm qua, BDV đã thu được những kết quả
khả quan trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,
do sự phát triển nhanh của loại hình này nên việc đầu tư vào công nghệ vẫn luôn
là ưu tiên hàng đầu nhưng đi kèm với nó là khoản chi phí rất tốn kém.
2- Ưu tiên cạnh tranh thích hợp và các điều kiện cần thiết bên trong:
- Nâng cao quy mô và năng lực tài chính: BDV vẫn tiếp tục phát huy lợi thế
về phục vụ đầu tư phát triển bằng việc ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện
2


cùng phát triển bền vững với các doanh nghiệp lớn. BDV đã và đang ngày càng
nâng cao được uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho
lực lượng này của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu BDV
trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình phát triển của đất nước. Bên
cạnh tăng cường các quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn, BDV cũng đã
chú trọng đến việc mở rộng thị trường huy động vốn và cho vay đối với các
khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nên khách hàng đã được mở rộng
hơn, đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề
- Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý: BDV tích cực chuyển dịch cơ
cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp
Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh
nghiệp ngoài quốc doanh như các công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ
phần và các công ty có vốn nước ngoài. BDV cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín
dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn
cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ
ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng
- Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: BDV đã hiện đại hóa công nghệ
thông tin bằng việc hoàn thành triển khai dự án hiện đại hoá giai đoạn I, Ngân

hàng Phát triển Việt Nam đã xây dựng được nền móng công nghệ cơ bản cho
một ngân hàng hiện đại đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch
vụ, tiến tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực ngày được nâng cao và
hoàn thiện hơn. BDV đã cung cấp hơn 40 sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công
nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các nhóm
khách hàng có quy mô lớn, khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó,
hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho công tác quản trị điều hành hoạt
động kinh doanh của ngân hàng theo hướng tập trung, minh bạch, hiệu quả và
kịp thời.
-Hoàn chỉnh cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý, hoạt động: Một trong
những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Phát
3


triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức
của hệ thống, hình thành và phân định rõ theo 4 khối chức năng: khối ngân
hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh. Cùng với
quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục
được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển
mới, tạo nên quản trị theo hình thức tập tập trung, dân chủ. Có nghĩa là vẫn quản
lí tập trung tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, song vẫn tạo cho các đơn vị trực
thuộc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động trong hoạt động kinh doanh của
mình. Ngân hàng Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể
chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp
lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và
thông lệ quốc tế.
- Đầu tư và mở rộng kênh phân phối sản phẩm: Với mục tiêu phát triển mạng
lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai
các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao
hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng. Đến nay BDV đã

có 103 chi nhánh cấp 1 với gần 200 phòng giao dịch trên toàn quốc.
-Tăng cường đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực:BDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào
tạo và đào tạo lại cán bộ, BDV đã liên tục tuyển dụng, kể cả sẵn sàng đầu tư
trước một khoản kinh phí cho các trường, học viện đào tạo nguồn nhân lực trẻ
có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. BDV đã thực thi một
chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng
lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc
cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên…
- Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới: Song
song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với các định chế tài
chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở lại đây, BDV đã bắt
đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới. Các hoạt động thanh toán
4


quốc tế cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể. Liên tục trong 5 năm từ
2001- 2005, BIDV đều được các ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng chứng
nhận Chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của Citibank, HSBC, Bank of
NewYork, Amex…
- Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt: Thực hiện chủ trương của Chính phủ
về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh
tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào, BDV đã nỗ lực phối hợp với
Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào
- Việt với mục tiêu "góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển
hệ thống tài chính và ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh
nghiệp hai nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn
diện giữa hai nước.
3- Các rào cản có thể gặp phải:

- Dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chưa phong phú và còn nặng về các
nghiệp vụ truyền thống.
- Đội ngũ lao động tuy đông về số lượng nhưng trình độ chuyên môn nghiệp
vụ vẫn còn thấp, nhất là cán bộ quản lý. Cơ cấu tổ chức cũng còn nhiều điểm
chưa hợp lý, thủ tục vẫn còn nhiều phiền hà. Khách hàng vẫn có thói quen dùng
tiền mặt để thanh toán, tình trạng đô la hóa vẫn ở mức cao.
- Khả năng thanh toán vẫn ở mức thấp. Thị trường tài chính chưa hoàn
thiện. Chế độ kiểm toán, kế toán còn khác biệt với thông lệ và chuẩn mực quốc
tế.
- Các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng còn chưa hợp lý,
vẫn chủ yếu coi tài sản thế chấp là cơ sở bảo đảm tiền vay, kể cả đối với tín dụng
ngắn hạn, xem nhẹ bảo đảm theo dự án, trong khi việc xử lý tài sản thế chấp để
thu hồi nợ là vấn đề khó khăn do vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy khó thu hồi
được vốn vay. Do phần lớn khách hàng của BDV có các khoản tín dụng trung và
dài hạn nhiều, đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề yêu cầu các khoản vốn có
thời hạn dài nên khó khăn trong việc dự báo biến động của lãi suất, khi thị
trường có biến động mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của BDV.
5


- Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng nói chung, BDV nói riêng
đều phải chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá,
lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và
cam kết quốc tế. Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro hệ
thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là về thanh tra,
giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan.
- Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn khi các ngân hàng nước ngoài ngày càng mở
rộng qui mô và phạm vi hoạt động trên thị trường Việt Nam. Vai trò của nhóm
ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng nhờ sức mạnh về vốn, công nghệ, dịch vụ
và qui mô hoạt động toàn cầu.

KẾT LUẬN:

Xu thế toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại, như chính Nghị
quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định. BDV cũng
không phải là một ngoại lệ. Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác
và có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào
tạo lại đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng thách thức, thuận lợi luôn
có những khó khăn, phát triển luôn phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt. Bước
vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, Ngân hàng phát triển
Việt Nam luôn tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn là trở thành
một Tập đoàn Tài chính có uy tín lớn trong nước, trong khu vực và vươn mạnh
mẽ trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị hoạt động – GAMBA
2. Internet

6



×