Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Day hoc theo chu de CN7 thuc an vat nuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137 KB, 21 trang )

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
TỔ KHTN
NHÓM: CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP THÔNG QUA CHỦ ĐỀ
NHÓM: CÔNG NGHỆ
1. Thời gian: 16h00’, ngày 15 tháng 3 năm 2018
2. Địa điểm: Văn phòng THCS Phan Bội Châu
3. Thành phần: Nhóm Công Nghệ
- Chủ tọa: Nguyễn Văn Khánh
- Thư ký: Phạm Thị Hường
4. Nội dung: Thảo luận và thống qua chủ đề “Thức ăn vật nuôi”
4.1. Lý do chọn chủ đề:
- Các bài trong chương trình đều liên quan đến thức ăn vật nuôi: Nguồn gốc
thức ăn vật nuôi, thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi; Vai trò của
thức ăn vật nuôi; Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi; Sản xuất thức ăn vật
nuôi.
4.2. Phân công thực hiện chủ đề:
- Trưởng nhóm: Đ/c Nguyễn Văn Khánh
- Soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá: Đ/c Nguyễn Văn Khánh
- Soạn giảng tiết 1,2,3,4: đ/ c Nguyễn Văn Khánh
- Thư ký: đ/c Phạm Thị Hường
4.3. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu các loại thức ăn cho vật nuôi, tranh các phương pháp chế biến và dự trữ
thức ăn cho vật nuôi
- Máy chiếu
- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo khác có liên quan...
4.4. Dự kiến phương pháp:


- Dạy học nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp tìm tòi
- Phương pháp quan sát, thực hành
- Ngiên cứu SGK
Cuộc họp được kết thúc vào hồi 16h30 phút
Biên bản được thông qua nhóm Công nghệ và nhất trí 100%.
Chủ tọa

Nguyễn Văn Khánh

Tứ Kỳ, ngày 15 tháng 3 năm 2018
Thư ký

Phạm Thị Hường


TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
TỔ KHTN
NHÓM: CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP THÔNG QUA GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI
NHÓM: CÔNG NGHỆ
1. Thời gian: 14h00’, ngày 22 tháng 3 năm 2018
2. Địa điểm: Văn phòng THCS Phan Bội Châu
3. Thành phần: Nhóm Công Nghệ

- Chủ tọa: Nguyễn Văn Khánh
- Thư ký: Phạm Thị Hường
4. Nội dung:
4.1. Thông qua giáo án chủ đề “Thức ăn vật nuôi” - Môn Công nghệ 7
- Đ/c Nguyễn Văn Khánh báo cáo phương án dạy học
+ Tiết 40 – Thức ăn vật nuôi
+ Tiết 41 – Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
+ Tiết 42 – Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
+ Tiết 43 – Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- Đ/c Nguyễn Văn Khánh nêu câu hỏi kiểm tra đánh giá.
- Ý kiến các thành viên trong nhóm:
+ Đ/c Nguyễn Văn Khánh: Trong quá trình giảng dạy GV cần lưu ý dặn HS sưu tầm
các loại thức ăn vật nuôi có ở địa phương cho HS quan sát để rút ra kiến thức.
+ Về giáo án: Đảm bảo mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng bài.
+ Phát triển năng lực: Cần định hướng phát triển năng lực chung và năng lực chuyên
biệt của từng bài.
+ Hệ thống câu hỏi: cuối mỗi bài, câu hỏi tổng kết chủ đề
+ Thời gian phân bố giữa các phần: tương đối hợp lý
- Đ/c Nguyễn Văn Khánh nhóm trưởng thống nhất ý kiến các thành viên và kết luận:
Xây dựng áo án cần chú ý bám sát vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, định hướng phát
triển năng lực học sinh.
4.2. Các ý kiến thảo luận
- Đ.c Vuốt: Nên chuẩn bị tốt các hình ảnh, mẫu vật về các loại thức ăn vật nuôi phục
vụ cho chủ đề thức ăn vật nuôi.
- Đ.c Hường: Cần xử lý hợp lý cho bài thực hành có trong chủ đề.
- Cuộc họp được kết thúc vào hồi 15h00.
- Biên bản được thông qua nhóm Công nghệ và nhất trí 100%.
Chủ tọa

Nguyễn Văn Khánh


Tứ Kỳ, ngày 22 tháng 3 năm 2018
Thư ký

Phạm Thị Hường


TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

TỔ KHTN
NHÓM: CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHẬN XÉT TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI
NHÓM: CÔNG NGHỆ
* Thời gian: 16h00’, phút ngày 10 tháng 4 năm 2018
* Địa điểm: Văn phòng THCS Phan Bội Châu
* Thành phần: Nhóm Công nghệ
* Nội dung: Họp rút kinh nghiệm giờ dạy theo chủ đề môn Công nghệ lớp 7
- Chủ đề: Thức ăn vật nuôi (4 tiết) - Từ tiết 40 đến tiết 43
- GV dạy: Đ/c Nguyễn Văn Khánh.
I. GV dạy tự nhận xét đánh giá bài dạy của mình:
1. Ưu điểm:
- Các bài dạy đã thực hiện được ý tưởng đặt ra.
- Phân phối thời gian hợp lý giữa các phần
- Học sinh tích cực hoạt động, tiếp thu được kiến thức, rút ra được kiến thức sau khi
học về vai trò của thức ăn đối với vật nuôi, nguồn gốc thức ăn vật nuôi.

- Qua quan sát đã phân biệt được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật
nuôi.
- Biết được một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit,
thức ăn thô.
- Phân biệt được các loại thức ăn cho vật nuôi theo thành phần dinh dưỡng.
2. Hạn chế:
- Một số học sinh chưa tích cực trong hoạt động học tập, còn chưa chú ý nghe giảng,
không ghi chép bài đầy đủ.
II. Ý kiến đóng góp của các giáo viên trong nhóm.
1. Ý kiến đồng chí Vuốt:
- Đa số học sinh tập trung, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập;
- Các nhóm tích cực học tập tốt có hiệu quả
2. Ý kiến đồng chí Hường:
- Đa số các em đều tích cực tham gia các hoạt động học tập lĩnh hội kiến thức tương
đối tốt, diễn đạt được ý hiểu của mình.
- Một số em còn lúng túng trong việc trình bày kết quả thảo luận: Hường, Dung...
- Vẫn còn có trường hợp HS chưa chú ý ghi chép bài dẫn đến ở một số nhóm có HS
không ghi chép bài đầy đủ.
3. Ý kiến đồng chí Lý:
- Học sinh hoạt động nhóm tích cực. Một số nhóm trong quá trình thảo luận còn nói
chuyện chưa thực sự tích cực; một số em còn ỷ lại không tích cực tham gia thảo luận.
* Nhận xét chung
- Bài dạy theo sự xây dựng ý kiến của nhóm chuyên môn
- Các câu hỏi trong bài dạy phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, câu hỏi phát
huy được tính tích cực của học sinh;


- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh cho học sinh một cách rõ ràng nên các em dễ
tiếp nhận.
- Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp đặc trưng của bộ môn như vấn đáp,

thuyết trình, hoạt động nhóm;
- Giáo viên đã chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp;
- Rút ra những kinh nghiệm giảng dạy từ bài dạy minh họa, điều chỉnh hợp lý trong
qua trình giảng dạy của mình.
- Học sinh tích cực tham gia hoạt động, câu hỏi giáo viên đưa ra;
- Một số học sinh chưa thực sự tích cực khi tham gia hoạt động nhóm.
III. Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện chủ đề đạt hiệu quả:
a. Đối với giáo viên :
- Phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn dụng cụ, phương pháp phù hợp với mục đích của
từng bài dạy. Khi thiết kế tiết dạy cần phân lượng kiến thức để cân đối thời gian hợp
lí giữa các phần;
- Mỗi GV cần phát huy tinh thần tự giác, nhiệt tình trong thực hiện nghiên cứu bài
học. Ở mỗi tiết dạy tùy theo từng môn học GV cần linh hoạt trong xây dựng các hoạt
động học tập cho HS, để HS tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức mới.
- Các nhóm và giáo viên cần phải gia công đầu tư thời gian nghiên cứu khi thiết kế
bài dạy.
- Cần phải sắp xếp hệ thống câu hỏi và các tình huống nêu vấn đề của bài học một
cách khoa học, lôgíc, chặt chẽ để phát huy được mọi đối tượng HS trong quá trình
xây dựng bài và lĩnh hội tri thức ở bài học mới yêu cầu. Dự đoán được các tình
huống, các sai lầm học sinh có thể gặp để sẵn sàng giúp được các em.
- Khi cho HS tham gia hoạt động nhóm, giáo viên phải phân công nhiệm vụ và
khống chế thời gian cụ thể cho từng nhóm.
b. Đối với HS
- Học sinh cần phải tập trung khi chuẩn bị bài học mới, tích cực tham gia các hoạt
động theo hướng dẫn của giáo viên;
- Học sinh phải có ý thức học tập chủ động, đam mê. Sau đó, ta cần ở các em sự
chăm chỉ rèn luyện, cần cù tích luỹ.
- Ngoài kiến thức kĩ năng bài học yêu cầu trong sách giáo khoa, học sinh cần chủ
động tìm đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác có liên quan đến bài học qua các

kênh thông tin khác nhau;
- Các em cần mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình trước đám đông.
c. Đối với BGH:
- Quan tâm, chỉ đạo và động viên kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực xây dựng các
chuyên đề nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của nhà trường.
Cuộc họp kết thúc lúc 16h30’ cùng ngày.
Tứ Kỳ, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Chủ tọa
Thư ký

Nguyễn Văn Khánh

Phạm Thị Hường


TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

TỔ KHTN
NHÓM: CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI
MÔN: CÔNG NGHỆ 7
* Thời gian: 14h00’, ngày 12 tháng 4 năm 2018
* Địa điểm: Văn phòng THCS Phan Bội Châu
* Thành phần: Nhóm Công nghệ
- Chủ toạ: Đ/c Nguyễn Văn Khánh

- Thư kí: Đ/c Phạm Thị Hường
* Nội dung:
- Sau khi dự 04 tiết chủ đề “Thức ăn vật nuôi”, nhóm thảo luận đánh giá kết quả thực
hiện chủ đề:
1. Đ/c: Nguyễn Văn Khánh giáo viên dạy thực hiện chủ đề, nhận xét về hiệu quả
giảng dạy của mình:
- Các bài dạy đảm bảo được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ hình thành cho
HS;
- Đảm bảo giảng dạy bám sát theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, chủ động;
- Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp;
- Dạy đúng đặc trưng bộ môn;
- Học sinh tích cực, hiểu bài nắm được nội dung trọng tâm của bài.
* Hạn chế:
- Cần phân thiết kế hợp lý các hoạt động để dạy từng mục kiến thức khác nhau;
- Phân bố thời gian cho các phần hợp lý hơn nữa, phần củng cố hấp dẫn hơn; cần đưa
thêm nhiều quy trình sản xuất và dự trữ thức ăn theo hướng ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất thức ăn vật nuôi.
- Vẫn còn một số ít HS chưa thực sự tích cực.
2. Các thành viên trong nhóm góp ý: Đ/c Vuốt, Hường, Lý
Các mặt
Các yêu cầu
- Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ hình thành cho h/s rõ ràng
- Nội dung câu hỏi, bài tập từ dễ đến khó theo sát định hướng phát
triển năng lực học sinh;
Kế hoạch
- Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với kiểu bài, đối tượng h/s
dạy học
- Định hướng sử dụng thiết bị dạy học và các phương án kiểm tra,
dánh giá học sinh trong giáo án hợp lí;

- Đảm bảo chính xác về nội dung, làm rõ được trọng tâm kiến thức
trong chủ đề Thức ăn vật nuôi;
Nội dung
- Có liên hệ với thực tiễn.


- Tổ chức và điều khiển hs trong lớp học tập tích cực, h/s được làm
việc nhiều và chủ động khai thác kiến thức;
-Sử dụng các pháp giảng dạy linh hoạt, chuyển giao nhiệm vụ hợp lí
* Hạn chế: GV chưa động viên, khuyến khích HS kịp thời, biện pháp
khuyến khích còn cứng nhắc;
- HS làm chủ trong các hoạt động học tập, sẵn sàng chủ động trong
việc nắm kiến thức, tích cực khi tham gia các hoạt động học tập;
- Đa số HS trong lớp tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập, một số HS có sự sáng tạo trong cách trình bày, trao đổi, thảo
luận;
* Hạn chế: Một số HS trong lớp chưa tích cực trong trao đổi, thảo
Tổ chức
luận, còn ỷ lại vào bạn trong nhóm;
hoạt động
- Sau mỗi hoạt động học tập của h/s giáo viên đều phân tích, đánh
dạy học
giá, tổng hợp nội dung của mỗi hoạt động. Qua việc phân tích, đánh
giá hs rèn được kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình.
* Hạn chế: Việc liên hệ thực tiễn còn chưa nhiều, chưa phong phú.
- Phân bố thời gian hợp lí, làm rõ trọng tâm của bài học;
- GV có ngôn ngữ, tác phong sư phạm chuẩn mực;
- Trình bày khoa học.
Chuẩn bị đủ và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy
Phương

học. HS được thực hành với các mẫu vật các loại thức ăn vật nuôi
tiện
- Đảm bảo được nội dung kiến thức, kĩ năng theo chuẩn KT - KN
- HS phân biệt được các cách và các hình thức bón phân.
- HS nắm rõ trọng tâm chủ đề Thức ăn vật nuôi;
Kết quả
* Biện pháp khắc phục:
- Xây dựng kế hoạch dạy học cần sát hơn, chú ý đến nhiều đối tượng h/s trong lớp;
- Có các biện pháp động viên, khuyến khích học sinh kịp thời, phù hợp
- Xây dựng nhiều hình thức học tập như hoạt động cá nhân, nhóm, cặp đôi chia sẻ,
tạo đều kiện tất cả học sinh trong lớp được phát huy hết khả năng của bản thân.
3. Nhóm trưởng thống nhất:
- Nhóm Công nghệ đã hoàn thành kế hoạch dạy học theo chủ đề “Thức ăn vật nuôi”
môn Công nghệ 7.
- Kết quả thực hiện chủ đề tương đối tốt, cần khắc phục một số hạn chế để tiếp tục áp
dụng trong các năm học kế tiếp.
Cuộc họp được kết thúc vào hồi 14h30’ cùng ngày.
Chủ tọa

Nguyễn Văn Khánh

Tứ Kỳ, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Thư ký

Phạm Thị Hường


CHỦ ĐỀ “THỨC ĂN VẬT NUÔI”
(4 tiết)
I. Nội dung chủ đề.

1. Mô tả chủ đề: Chủ đề thức ăn vật nuôi gồm 4 bài:
- Bài 37: Thức ăn vật nuôi;
- Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
- Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi
2. Mạch kiến thức.
- Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi
- Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn vật nuôi.
- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
- Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn, các phương pháp chế biến và dự trữ
thức ăn cho vật nuôi.
- Phân loại thức ăn và sản xuất thức ăn vật nuôi.
3. Thời lượng kiến thức.
- Số tiết học trên lớp: 4 tiết.
- Số tiết học ở nhà: 8 tiết
II. Tổ chức dạy học theo chủ đề.
1. Mục tiêu kiến thức.
1.1. Kiến thức.
- Biết được nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
- Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua
đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Kể được vai trò của các loại thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của
vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng
trong thức ăn đối với vật nuôi.
- Nêu được mục đích của chế biến, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi.
- Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
- Nêu được tiêu chuẩn phân loại thức ăn vật nuôi dựa vào thành phần dinh dưỡng.
- Xếp được thức ăn cụ thể có nguồn gốc động vật hay thực vật thuộc loại giàu protein
hay giàu gluxit hay thuộc thức ăn thô.

- Xác định được ý nghĩa của việc phân loại thức ăn theo nguồn gốc và theo thành
phần dinh dưỡng
- Trình bày được phương pháp xản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn
thô xanh, lấy được ví dụ cụ thể để minh họa.
1.2. Kỹ năng.
- Phân loại được thức ăn vật nuôi theo nguồn gốc.
- Lựa chọn được thức ăn phù hợp với vật nuôi.
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
1.3. Thái độ.
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
- Có ý thức sử dụng có hiệu quả thức ăn trong chăn nuôi.


- Có ý thức chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi tại gia đình và địa phương
- Có ý thức sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại gia đình và địa phương.
1.4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực tự học:

Nhóm:
STT

Người thực
hiện

Nhiệm vụ

Thời gian hoàn
thành

Ghi chú


Nguồn gốc và thành phần
1
dinh dưỡng có trong thức ăn
1 ngày
vật nuôi
Sự tiêu hóa và hấp thụ thức
ăn vật nuôi.
1 ngày
2
Vai trò của các chất dinh
dưỡng trong thức ăn đối với
1 ngày
cơ thể vật nuôi.
Mục đích của chế biến và
Cá nhân HS
dự trữ thức ăn, Các phương
hoặc nhóm
3
2 ngày
pháp chế biến và dự trữ
HS gần nhau
thức ăn cho vật nuôi.
Phân loại thức ăn và sản
4
2 ngày
xuất thức ăn vật nuôi
5
Cả nhóm
Viết báo cáo

1 ngày
* Năng lực giải quyết vấn đề: được hình thành thông qua:
- Nhận biết được đặc điểm của các loại thức ăn vật nuôi thông qua nguồn
gốc, thành phần dinh dưỡng…
- Thu thập thông tin từ sách báo, internet...
* Năng lực hợp tác thông qua:
- Hoạt động thu thập mẫu vật các loại thức ăn vật nuôi có nguồn gốc khác
nhau…
- Hoạt động thảo luận nhóm viết báo cáo.
* Năng lực giao tiếp:
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS- HS,
HS- GV
- Phát triển năng lực trình bày vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
- Phát triển năng lực trình bày các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho
vật nuôi.
- Phát triển năng lực trình bày các phương pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
* Năng lực tự quản lý:
- Quản lý bản thân: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các
nội dung học tập khác. Chủ động trong quá trình thu thập mẫu vật, học tập chủ đề,
chủ động thực hiện nhiệm vụ phân công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc
nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thiện nhiệm vụ.
- Quản lí nhóm: phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân
* Năng lực thực hành:


- Năng lực tìm kiếm mẫu vật.
- Năng lực quan sát, phán đoán, khái quát hóa
* Năng lực phân loại:
- Phát triển năng lực phân biệt một số loại thức ăn vật nuôi.
2. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài học SGK, SGV, STK
+ Tranh ảnh phóng to các hình 63, 64, 65 SGK, tranh các phương pháp chế
biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, các phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein.
+ Soạn giáo án và chuẩn bị các phương án tổ chức.
+ Tranh ảnh liên quan.
+ PHT, bảng phụ
- Học sinh:
+ Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ, quan sát các loại thức ăn vật nuôi ở địa
phương
+ Tài liệu học tập đầy đủ: SGK + Vở ghi
+ Kẻ sẵn các PHT trong SGK vào vở
+ Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc về nội dung chủ đề
+ Tìm mẫu các loại thức ăn vật nuôi có ở địa phương
3. Bảng mô tả các mức độ CH, BT đánh giá năng lực học sinh
Thông
Vận dụng
Các NL
Nội dung Nhận biết
Vận dụng cao
hiểu
thấp
hướng tới
Nêu được
thành phần
dinh dưỡng Phân biệt
Giải thích
được
có trong
được tại sao

thức ăn vật nguồn gốc
trâu bò lại tiêu
1. Thức ăn nuôi
của các loại
hóa được rơm,
thức ăn vật
vật nuôi
Câu 1.1.
cỏ khô
nuôi
Thức ăn
Câu 4.1
vật nuôi có Câu 2.1
nguồn gốc
từ đâu?
Câu 1.2
Những thức
Vai trò của
ăn nào không Nhờ đâu ruột
các chất
Thức ăn
cần tiêu hóa ở non có khả
2. Vai trò dinh dưỡng được tiêu
năng biến dổi
ruột non mà
của thức
trong thức hóa và hấp
thức ăn thành
cơ thể vẫn
ăn vật

ăn đối với thụ như thế
hấp thụ được chất dinh
nuôi
cơ thể vật
nào?
dưỡng?
bằng con
nuôi
Câu 2.2
Câu 4.2
đường nào?
Câu 1.3
Câu 3.1
Nêu được
Trình bày
3. Chế
Ở địa phương
được cách em đã áp
biến và dự mục đích


Nội dung

Nhận biết

Thông
hiểu

trữ thức
ăn vật

nuôi

của chế
biến và dự
trữ thức ăn
Câu 1.4

phương
pháp chế
biến và dự
trữ thức ăn
Câu 2.3

Vận dụng
Vận dụng cao
thấp
dụng phương
pháp chế biến
và dự trữ thức
ăn như thế
nào?
Câu 3.2

Các NL
hướng tới

Phân biệt
Lấy được
được các
ví dụ minh Chỉ ra được

loại thức
họa về các một số
ăn giàu
loại thức ăn phương pháp
4. Sản
sản xuất thức
protein,
giàu
xuất thức
giàu gluxit, protein,
ăn giàu
ăn vật
thức ăn thô thức ăn
protein, giàu
nuôi
theo thành giàu gluxit, gluxit ở địa
phần dinh thức ăn thô phương em?
dưỡng
xanh
Câu 3.3
Câu 1.5
Câu 2.4
4. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
4.1. Nhận biết
Câu 1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi gồm có thành phần nào ?
Đáp án: Các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi là: Nước và chất khô
trong chất khô có: Protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng.
Câu 1.2. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
Đáp án: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:
- Thực vật: Cỏ, rau muống, thóc…

- Động vật: Giun đất, bột cá…
- Chất khoáng: Premic khoáng, premic vitamin…
Câu 1.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
Đáp án: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể vật nuôi
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn
nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.
- Thức ăn còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
Câu 1.4. Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn?
Đáp án:
- Chế biến thức ăn: Nhằm làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn,
ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ
chất độc hại.
- Dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn đủ nguồn thức ăn cho vật
nuôi.
Câu 1.5. Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit, thức ăn thô
xanh?
Đáp án:


- Thức ăn giàu Protein: có hàm lượng Pr >14% trong thành phần
- Thức ăn giàu Gluxit: có hàm lượng Gluxit >50% trong thành phần
- Thức ăn thô: có hàm lượng xơ >30% trong thành phần
4.2. Thông hiểu
Câu 2.1. Hãy hoàn thiện bảng sau để xác định nguồn gốc của một số loại thức ăn vật
nuôi?
Loại thức ăn
Thực vật
Động vật
VTM, chất khoáng

1. Rơm lúa
x
2. Khô dầu đậu tương
x
3. Bột cá
x
4. Premix khoáng
x
Câu 2.2. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
Đáp án: Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ:

Thành phần dinh dưỡng Qua đường tiêu hoá của Chất dinh dưỡng cơ thể hấp
của thức ăn
vật nuôi
thụ
Nước
Ruột
Nước
Protein
Tá tràng; kết tràng; hồi Axit amin
tràng
Lipit
Niêm mạc ruột
Glyxerin và axit béo
Gluxit
Dạ dày
Đường đơn
Muối khoáng
Ruột non
Ion khoáng

Vitamin
Ruột
Vitamin
Câu 2.3. Nêu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn?
Đáp án: * Một số phương pháp chế biến thức ăn:
- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt
- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh
- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn giàu tinh bột.
- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lý.
* Một số phương pháp chế biến thức ăn:
- ủ xanh đối với các loại thức ăn xanh
- Sấy hoặc làm khô bằng cách phơi nắng.
Câu 2.4. Cho ví dụ ở địa phương em các loại thức ăn giàu protein, thức ăn giàu
gluxit, thức ăn thô xanh?
Đáp án: Ví dụ:
- Thức ăn giàu Protein: Bột cá, đậu tương (đậu nành)...
- Thức ăn giàu Gluxit: Ngô, cám gạo, khoai, sắn...
- Thức ăn thô: Rau muống, rơm, cỏ...
4.3. Vận dụng thấp
Câu 3.1. Những thức ăn nào không cần tiêu hóa ở ruột non mà cơ thể vẫn hấp thụ
được bằng con đường nào?
Đáp án. Những thức ăn nào không cần tiêu hóa ở ruột non mà cơ thể vẫn hấp thụ
được là: vitamin, nước, chất khoáng.
- Các chất này có thể qua được ngoài da, tiêm chích và qua đường tĩnh mạch…


Câu 3.2. Ở địa phương em đã áp dụng phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn như
thế nào?
Đáp án: Ở địa phương em người ta áp dụng:

- Các phương pháp chế biến thức ăn như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lý nhiệt, ủ men,
đường hóa tinh bột...
- Các phương pháp dự trữ thức ăn là: dự trữ thức ăn ở dạng khô, và dạng nhiều nước
như ủ xanh...
Câu 3.3. Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa
phương em?
Đáp án:
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:
+ Nuôi trồng thủy hải sản.
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn từ động vật như giun đất, nhộng tằm.
+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit:
+ Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
4.4. Vận dụng cao
Câu 4.1. Hãy giải thích vì sao trâu bò lại tiêu hóa được rơm, cỏ khô?
Đáp án:
- Một số loại vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu… ăn được rơm, cỏ khô. Sở dĩ như vậy vì
chúng có dạ dày gồm 4 túi, một trong 4 túi đó là dạ cỏ. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh
vật sống cộng sinh giúp cho việc tiêu hóa rơm, cỏ của trâu, bò, dê, cừu được thuận
lợi.
Câu 4.2. Nhờ đâu ruột non có khả năng biến dổi thức ăn thành chất dinh dưỡng?
Đáp án: Nhờ các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi và tạo ra
các chất dinh dưỡng đơn giản để vật nuôi hấp thụ được.
5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập chủ đề: Thức ăn vật nuôi
Tuần: 30
Ngày soạn: 17/ 3/ 2018
Tiết: 40
Ngày dạy: 24/ 3/ 2018
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI
Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI

A. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Biết được nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn được thức ăn phù hợp với vật nuôi.
- Biết sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản làm thức ăn, là 1 mắt
xích trong mô hình VAC hoặc RVAC.
3. Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự quản lý, tự học.
* Năng lực chuyên biệt:


- Phát triển năng lực phân biệt một số loại thức ăn vật nuôi.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học SGK, SGV, STK soạn giáo án và chuẩn bị các
phương án tổ chức.
- Tranh ảnh phóng to các hình 63, 64, 65 SGK
2. Học sinh
- Tài liệu học tập đầy đủ SGK + Vở ghi
- Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ, quan sát các loại thức ăn vật nuôi ở địa phương
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi, thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Tổ chức: (1 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi: Hãy cho biết cách đo một số chiều đo và viết công thức ước lượng khối

lượng của lợn?
Trả lời:
- Công thức ước lượng khối lượng của lợn: P (kg) = DT x (VN)2 x 87,5
- Dài thân: (DT) Đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống
lưng đến khấu đuôi. đơn vị (m)
- Vòng ngực: (VN) Dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai. đơn vị (m)
3. Tiến trình bài học: (35 phút)
Hoạt động 1. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
Thời gian: 15 phút
Giáo viên
Học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát hình 63 và cho - Hs quan sát hình 63 SGK trả lời câu
biết vật nuôi đang ăn thức ăn gì?
hỏi
? Kể tên các loại thức ăn của trâu bò?
? Kể tên các loại thức ăn của lợn, gà?
- Hs nghiên cứu thông tin SGK trả lời
? Tại sao trâu bò không ăn được thóc? (Gà
ăn thóc rơi vãi trong rơm, còn lợn không
ăn được vì không phù hợp với sinh lý tiêu
hoá)
- Hs ghi nhớ, khắc sâu, vận dụng vào
? Tại sao lợn gà không ăn được rơm khô? bài thực hành.
(Trâu bò tiêu hóa được rơm là do: có 2000 - HS suy nghĩ và trả lời
triệu con vi sinh vật trong dạ cỏ biến thức
ăn thành axit béo bay hơi, NH3, axit - HS chú ý lắng nghe
amin,...
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 và
quan sát H.64 từ đó làm BT sau:
Phân loại thức ăn theo nguồn gốc

- HS đọc nội dung mục I.2 quan sát
Nguồn gốc
Tên các loại thức ăn
H64 làm bài tập vào bảng.
Thực vật
Động vật
Chất khoáng
- Theo em việc sử dụng các sản phẩm phụ


nông nghiệp và thủy sản làm thức ăn có lợi - HS suy nghĩ và trả lời
ích gì?
- GV nhận xét, kết luận
- HS ghi bài
Kết luận: I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
1. Thức ăn vật nuôi.
- Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của
chúng.
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
Hoạt động 2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
Thời gian: 20 phút
Giáo viên
Học sinh
- HS quan sát hình 65 và đọc bảng 4 và - HS quan sát hình 65 và đọc bảng 4 và
ghi và vở BT tên các loại thức ăn tương ghi vào vở bài tập các loại thức ăn tương
ứng?
ứng
? Công nghệ lớp 6 đã học phân nhóm
thức ăn, em hãy nhắc lại thức ăn được - HS nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi

chia thành mấy nhóm? Là những nhóm (4 nhóm: nhóm giàu chất đạm, giàu chất
nào?
béo, giàu chất đường bột, giàu Vitamin
- GV: Treo bảng thành phần dinh dưỡng và chất khoáng)
của thức ăn vật nuôi.
? Thức ăn vật nuôi có những thành phần - HS quan sát bảng thành phần dinh
hóa học nào?
dưỡng của thức ăn
? Những loại thức ăn nào chứa nhiều
nước? (Rau xanh và thức ăn củ quả)
- HS suy nghĩ và trả lời
? Những loại thức ăn nào chứa nhiều
Gluxit (đường bột và xơ), (Nhiều đường - HS khác nhận xét, bổ sung
bột: thức ăn hạt; nhiều xơ: rơm, lúa)
? Thức ăn nhiều Protein? (thức ăn động
vật: bột cá,...)
- GV nhận xét, kết luận
- HS ghi nhớ, khắc sâu
Kết luận: II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Thành phần dd của thức ăn vật nuôi gồm 2 thành phần chủ yếu:
+ Nước
+ chất khô: Protein, Gluxit, Lipit, Vitamin và chất khoáng.
4. Củng cố: (4 phút)
- GV gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK, đọc mục “Có thể em chưa biết”
- Nguồn gốc của mỗi loại thức ăn vật nuôi?
- Trong mỗi loại thức ăn vật nuôi gồm những thành phần nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học: (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi



Tuần: 31
Tiết: 41

Ngày soạn: 21/ 3/ 2018
Ngày dạy: 29/ 3/ 2018
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI
Bài 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

A. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua
đường tiêu hóa ở vật nuôi.
- Kể được vai trò của các loại thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của
vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng
trong thức ăn đối với vật nuôi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng có hiệu quả thức ăn trong chăn nuôi.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự quản lý, tự học.
* Năng lực chuyên biệt:
- Phát triển năng lực trình bày vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV, STK, các tài liệu liên quan.
- Soạn giáo án, chuẩn bị các phương án tổ chức.

- PHT, bảng phụ
2. Học sinh:
- Tài liệu học tập đầy đủ: SGK + Vở ghi
- Kẻ sẵn PHT trong SGK
- Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc về nội dung bài học
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi, thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Tổ chức: (1 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi: Hãy nêu nguồn gốc của các loại thức ăn trong chăn nuôi? Thức ăn của vật
nuôi gồm những thành phần dinh dưỡng nào? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Nước và
chất khô (Protein, Gluxit, Lipit, Vitamin và chất khoáng)
- Ví dụ: Rau muống, khoai lang củ, rơm lúa...
3. Tiến trình bài học: (35 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu thức ăn của vật nuôi được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
Thời gian: 20 phút


Giáo viên
Học sinh
- GV yêu cầu hs nghiên cứu hình vẽ SGK, - HS quan nghiên cứu hình vẽ SGK, liên hệ
liên hệ thực tế, trả lời:
thực tế, trả lời câu hỏi.
? Hãy cho biết các thành phần dinh
dưỡng của thức ăn được cơ thể vật - Một vài HS trả lời
nuôi hấp thụ qua con đường nào?

? Dựa vào kết quả ở bảng trên hoàn - HS khác nhận xét, bổ sung
thành bài tập SGK.
- GV nhận xét, đưa ra bảng chuẩn kiến thức. - HS ghi nhớ khắc sâu.
Kết luận: I. Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
1. Sự tiêu hoá:

Thành phần dinh dưỡng Qua đường tiêu hoá của Chất dinh dưỡng cơ thể hấp
của thức ăn
vật nuôi
thụ
Nước
Ruột
Nước
Protein
Tá tràng; kết tràng; hồi Axit amin
tràng
Lipit
Niêm mạc ruột
Glyxerin và axit béo
Gluxit
Dạ dày
Đường đơn
Muối khoáng
Ruột non
Ion khoáng
Vitamin
Ruột
Vitamin
2. Sự hấp thụ
- Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu

- Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axit amin.
- Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo.
- Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
- Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng.
- Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Hoạt động 2: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
Thời gian: 15 phút
Giáo viên
Học sinh
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu các thông - Hs nghiên cứu thông tin SGK, TLN trong
tin SGK, thảo luận nhóm trong thời thời gian quy định hoàn thành các yêu cầu
gian 5’ trả lời:
bài học
? Hãy dựa vào bảng vai trò thức ăn - Cử nhóm trưởng và thư kí
hoàn thành bài tập SGK
- Nhóm phân công nhiệm vụ cho từng
- Gv giảng giải, lấy ví dụ phân tích thành viên
cho hs.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Gv nhận xét, củng cố đưa ra kiến - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
thức chuẩn.
- Hs ghi nhớ khắc sâu kiến thức.
Kết luận: II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn
nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn
cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
4. Củng cố: (3 phút)
? Hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với thức ăn



- Gv yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ SGK
- Giải đáp thắc mắc của hs về nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học sinh tự học: (2 phút)
- Học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK
- Đọc trước bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
Tuần: 31
Ngày soạn: 24/ 3/ 2018
Tiết: 42
Ngày dạy: 31/ 3/ 2018
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI
Bài 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
A. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được mục đích của chế biến, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi.
- Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ:
- Có ý thức chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi tại gia đình và địa phương
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự quản lý, tự học, quan sát.
* Năng lực chuyên biệt:
- Phát triển năng lực trình bày các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật
nuôi.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học SGK, STK, SGV, soạn giáo án và chuẩn bị các
phương án tổ chức.

- Tranh các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi
2. Học sinh:
- Tài liệu học tập đầy đủ: SGK + Vở ghi
- Kẻ sẵn PHT trong SGK
- Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc về nội dung bài học
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi, thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Tổ chức: (1 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Câu hỏi: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?
Trả lời:
* Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn
nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.
- Thức ăn còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
3. Tiến trình bài học: (25 phút)


Hoạt động 1: Tìm hiểu Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
Thời gian: 10 phút
Giáo viên
Học sinh
- Yêu cầu hs nghiên cứu các thông tin
- Hs nghiên cứu thông tin SGK trả lời
SGK, liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
- Một vài hs trả lời
? Vì sao phải chế biến thức ăn?
? Dự trữ thức ăn để làm gì?

- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, củng cố kiến thức
- Gv treo bảng chuẩn kiến thức
- Hs ghi nhớ khắc sâu
Kết luận: I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
1. Mục đích của chế biến thức ăn:
- Nhằm làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ
tiêu hoá, làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn:
- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
Thời gian: 15 phút
Giáo viên
Học sinh
- Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK, - Hs làm việc theo nhóm đã chia;
tranh vẽ trả, TLN trả lời câu hỏi trong thời nhiệm vụ đã được phân công.
gian 8’:
? Hãy nêu tên các phương pháp chế biến - Hs hoàn thành nhiệm vụ; ghi báo
thức ăn vật nuôi phổ biến?
cáo kết quả.
? Trong các phương pháp đó, phương pháp
nào là phương pháp thích hợp nhất, hiệu
quả nhất?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả,
? Có những cách nào để dự trữ được thức - Nhóm khác nhận xét, bổ sung
ăn phổ biến dễ áp dụng?
? Hãy hoàn thành đoạn văn trong SGK.
- Gv nhận xét, đánh giá
- Hs ghi nhớ khắc sâu kiến thức
- Gv treo bảng chuẩn kiến thức

- HS ghi vở
Kết luận: II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
1. Các phương pháp chế biến thức ăn
- Chế biến thức ăn bằng phương pháp vật lí:
+ Cơ học: Cắt ngắn (dùng cho thức ăn thô xanh); nghiền nhỏ (đối với thức ăn hạt);
+ Nhiệt học: Rang; hấp; luộc; nấu, … (đối với thức ăn có chất độc hại).
- Chế biến thức ăn bằng phương pháp hoá học: Đường hoá tinh bột; kiềm hoá rơm rạ.
- Chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh vật: ủ men; ủ chua.
- Chế biến thức ăn bằng phương pháp hỗn hợp: thức ăn đậm đặc; thức ăn bổ sung;
thức ăn hỗn hợp.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô: nhiệt mặt trời; sấy khô.
- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước: ủ xanh thức ăn; ủ chua thức ăn.
4. Củng cố: (3 phút)
- Gv nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của bài học.


- Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK
- Gv giải đáp các thắc mắc về nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh tự học: (1 phút)
- Học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Xem trước bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi.
- Kẻ trước bảng phân loại thức ăn trong SGK.
Tuần: 32
Tiết: 43

Ngày soạn: 29/ 3/ 2018
Ngày dạy: 05/ 4/ 2018
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI
Bài 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI


A. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được tiêu chuẩn phân loại thức ăn vật nuôi dựa vào thành phần dinh dưỡng.
- Xếp được thức ăn cụ thể có nguồn gốc động vật hay thực vật thuộc loại giàu protein
hay giàu gluxit hay thuộc thức ăn thô.
- Xác định được ý nghĩa của việc phân loại thức ăn theo nguồn gốc và theo thành
phần dinh dưỡng
- Trình bày được phương pháp xản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn
thô xanh, lấy được ví dụ cụ thể để minh họa.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
3. Thái độ:
- Có ý thức sản xuất thức ăn cho vật nuôi tại gia đình và địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự quản lý, tự học, quan sát.
* Năng lực chuyên biệt:
- Phát triển năng lực trình bày các phương pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học SGK, STK, SGV, soạn giáo án và chuẩn bị các
phương án tổ chức.
- Tranh các phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi
2. Học sinh:
- Tài liệu học tập đầy đủ: SGK + Vở ghi
- Kẻ sẵn PHT trong SGK
- Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc về nội dung bài học
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi, thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Tổ chức: (1 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi?


Trả lời: Chế biến thức ăn: Nhằm làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi
thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và
khử bỏ chất độc hại.
- Dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn đủ nguồn thức ăn cho vật
nuôi.
3. Tiến trình bài học: (35 phút)
Hoạt động 1. Phân loại thức ăn
Thời gian: 10 phút
Giáo viên
Học sinh
- Yêu cầu hs nghiên cứu các thông tin SGK, liên - Hs nghiên cứu thông tin SGK trả lời
hệ thực tế trả lời câu hỏi:
- Một vài hs trả lời
? Muốn phân loại thức ăn người ta dựa
vào cái gì?
- Hs khác nhận xét, bổ sung
? Thức ăn vật nuôi được chia thành
những loại chính nào?
- Gv nhận xét, củng cố kiến thức
- Gv treo bảng chuẩn kiến thức
- Hs ghi nhớ khắc sâu
Kết luận: I. Phân loại thức ăn
- Thức ăn giàu Protein: có hàm lượng Pr >14% trong thành phần
- Thức ăn giàu Gluxit: có hàm lượng Gluxit >50% trong thành phần

- Thức ăn thô: có hàm lượng xơ >30% trong thành phần.
Hoạt động 2. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein
Thời gian: 10 phút
Giáo viên
Học sinh
- Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK, - Hs làm việc theo nhóm đã chia;
tranh vẽ trả, TLN trả lời câu hỏi trong thời nhiệm vụ đã được phân công.
gian 5’:
? Hãy nêu tên các phương pháp sản xuất - Hs hoàn thành nhiệm vụ; ghi báo
thức ăn giàu Protein?
cáo kết quả.
? Hãy hoàn thành bài tập SGK.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả,
- Gv nhận xét, đánh giá
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv treo bảng chuẩn kiến thức
- Hs ghi nhớ khắc sâu kiến thức
Kết luận: II. Các phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein
- Chế biến thức ăn từ sản phẩm của nghề cá.
- Chế biến thức ăn từ việc nuôi giun đất.
- Chế biến thức ăn từ việc trồng xen, tăng vụ cây họ đậu
Hoạt động 3. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit và TĂ thô xanh
Thời gian: 15 phút
Giáo viên
Học sinh
- Yêu cầu hs nghiên cứu các thông tin SGK, liên - Hs nghiên cứu thông tin SGK trả lời
hệ thực tế hoàn thành bài tập SGK.:
- Một vài Hs lên bảng hoàn thành bài tập
- Gv nhận xét, củng cố kiến thức
- Hs khác nhận xét, bổ sung

- Gv treo bảng chuẩn kiến thức
- Hs ghi nhớ khắc sâu
Kết luận: III. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit và thức ăn thô xanh
Phương pháp sản xuất
Các phương pháp cụ thể
1. Thức ăn giàu Gluxit a. Luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai,


2. Thức ăn thô xanh

sắn.
d. Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi
b. Tận dụng đất vườn, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ,
rau xanh cho vật nuôi
c. Tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ,
thân cây ngô, lạc, đỗ.

4. Củng cố: (3 phút)
- Gv nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của bài học.
- Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK
- Gv giải đáp các thắc mắc về nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh tự học: (2 phút)
- Học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Đọc trước bài 41 thực hành: Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt.
- Kẻ trước báo cáo thực hành.



×