Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận QLNN tình huống đền bù giải phóng mặt bằng thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.02 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................ ............................................................ 2
LỜI NÓI ĐẦU........................................ .............................................................3
1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG ..........................................................................5
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG…..................................................................... 8
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG........................................................................... 13
4. KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 18
5. KẾT LUẬN.………................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 20

1


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa các thày cô giáo. Sau thời gian hơn 1 tháng học tập và nghiên
cứu bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Phân
viện khu vực Tây Nguyên, thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh ĐakLak. Được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của Lãnh đạo nhà trường, sự giảng dạy tận tình của các giảng
viên, các GS, TS, THS đã trang bị chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu và động viên chúng tôi thực hiện hoàn thành chương trình này. Giúp chúng
tôi bổ sung thêm những kiến thức mới để phục vụ tốt hơn nữa trong công tác
chuyên môn và trong cuộc sống. Từ đáy lòng mình, Tôi vô cùng biết ơn sâu sắc,
Tôi xin gửi đến Lãnh đạo Học viện hành chính và các giảng viên, các GS, PGS,
TS, THS của Học viện lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất.
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,
những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức. Chúng tôi rất mong nhận được
những góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn.
Buôn Ma Thuột, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Học viên



2


LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
tài sản, là nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Khi xây
dựng các chương trình dự án để phát triển đất nước, Nhà nước tiến hành thu hồi
đất, thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, thực
hiện bồi thường, hỗ trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản
xuất và phát triển. Tuy nhiên công tác đền bù giải phóng mặt bằng (ĐB&GPMB)
luôn là vấn đề nóng bỏng của các công trình xây dựng, nó bị chi phối bởi các yếu
tố kinh tế, xã hội và tâm linh. Tiến độ các công trình có thực hiện được đúng
theo kế hoạch hay không, một phần lớn phụ thuộc vào công tác giải phóng mặt
bằng. Nhưng công tác này luôn gặp vô vàn khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có
nhiều giải pháp linh hoạt để tháo gỡ.
Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, thiếu đôn đốc quyết liệt.
Không ít trường hợp khi lực lượng thi công triển khai tại hiện trường nhưng
không làm được chỉ vì vướng một vài nhà dân như ở các công trình hồ Krông
Buk hạ (Đắk Lăk), hồ Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), kênh dẫn thuộc hệ thống
công trình Hát Môn - Đập Đáy (Hà Tây).
Lúng túng khi tiến hành các thủ tục XDCB, chậm phê duyệt Tổng mức
đầu tư, Tổng dự toán, Dự toán, ... làm ngưng trệ thi công hoặc thi công rồi thì
không giải ngân được, không đạt kế hoạch, nhà thầu khó khăn. Đáng chú ý là do
giá cả, chế độ chính sách thay đổi nên mất nhiều thời gian “cập nhật”, đến lúc
“cập nhật” xong thì lại lạc hậu. Khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của
các cơ quan chức năng. Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc,
3



nguồn gốc đất, hạn mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp
về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lượng, giá cả nhà hoặc đất khu tái
định cư...Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai hoặc xử lý chậm
(do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, vô cảm,
thiên vị, tiêu cực hoặc nhượng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dây
chuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu...
Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách và
xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dân
trong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác với
các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc. Đó là điểm đầu cho
một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm
cách xử lý để hoàn thành công việc.
Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt và
triệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống
các hành vi quấy rối sẽ ảnh hưởng đến không nhỏ đến tiến độ chung của dự án.
Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia việc giải phóng mặt bằng để xây
dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là không thể
tránh khỏi. Nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng cao
và trở thành thách thức lớn đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh
tế mà cả trong lĩnh vực chính trị, xã hội. Vấn đề giải phóng mặt bằng đã trở
thành điều kiện tiên quyết của sự phát triển, nó đòi hỏi sự quan tâm đúng mức và
giải quyết triệt để. Đó là nội dung không thể né tránh của sự phát triển. Tuy
nhiên để công tác giải phóng mặt bằng được thành công thì việc đền bù thiệt hại
cần phải đảm bảo được lợi ích của những người dân phải di chuyển chổ ở. Họ
phải có chổ ở ổn định, có điều kiện sống hay tiện nghi cao hơn nơi cũ.

4


Vấn đề đặt ra là người quản lý Nhà nước phải làm sao dung hoà được mục

tiêu chung và mục tiêu cụ thể để đạt được thoả thuận với người dân. Đó là nghệ
thuật trong quản lý nhà nước.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công
trình nói chung và công tác đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng. Bản thân tôi
cũng đã làm việc và tiếp cận với công tác này nhiều năm nhưng luôn nhận thấy
rằng công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề bức xúc trên cả nước
nói chung và đối với các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề, kết hợp với những kiến thức đã thu nhận được trong thời gian
học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN. Tôi xin chọn tình huống giải quyết
về công tác này đó là tình huống “Xử lý, giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng
rừng trồng để xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện”. Với mong muốn có
được cái nhìn tổng quát về thực trạng giải phóng mặt bằng và đưa ra các phương
án, các cách thức giải quyết làm cơ sở tham khảo trong công tác quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần vào công cuộc đổi
mới, xây dựng đất nước hiện nay.
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh xuất hiện của tình huống
Trong thời kỳ đất nước ta đang chuyển mình, các mục tiêu của đất nước
nhằm phát triển kinh tế nước nhà, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của
nhân dân, đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội ổn định; an ninh chính trị vững
vàng, giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia, từng bước đưa nước ta từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển thành một nước công nghiệp vào năm
2020.
Thực hiện các mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải huy
động và phát huy có hiệu quả tất cả các nguồn lực của đất nước, phải biết kết
5


hợp các mục tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh chính trị phù hợp với thực tế đất
nước; kết hợp các mục tiêu trước mắt và lâu dài; ưu tiên phát triển các nguồn lực

có chức năng tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trong đó việc xây
dựng cơ sở hạ tầng có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo điều
kiện, động lực phát triển kinh tế, xã hội; thu hút đầu tư nước ngoài.
Yêu cầu của việc quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng là phải đảm bảo chất
lượng công trình, thi công đúng tiến độ; quản lý vốn đầu tư xây dựng chặt chẽ,
giảm thất thoát. Một thực trạng diễn ra thường xuyên ở Việt Nam đó là tình trạng
các công trình bị chậm tiến độ mà nguyên nhân đầu tiên, quan trọng trong quá
trình triển khai là chậm ở khâu giải phóng mặt bằng.
Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta là phải có chính sách về
đền bù giải phóng mặt bằng thích hợp, có đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên
nghiệp làm công tác này.
Ở địa phương tôi, vấn đề về xây dựng cơ bản cũng nằm trong tình trạng
chung của cả nước: Hầu hết các công trình đều chậm tiến độ so với tiến độ được
duyệt mà nguyên nhân đầu tiên là chậm ở khâu giải phóng mặt bằng làm cho nhà
thầu xây dựng bị thiệt hại do đã tập kết thiết bị, nhân lực rồi nhưng không có mặt
bằng thi công. Năm 2009, một công trình thuỷ lợi tại địa phương tôi được phê
duyệt dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng; tiến độ của dự án
được duyệt đến năm 2015 là hoàn thành nhằm phục vụ nhu cầu tưới tiêu gần
12.000 ha cho địa phương. Đây là một công trình thuỷ lợi vừa mang ý nghĩa kinh
tế - xã hội vừa mang ý nghĩa an ninh chính trị. Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện
cung cấp nước tưới cho khoảng 12.000 ha, giúp cắt giảm lũ, phòng chống úng
cho hạ du trong mùa mưa; cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp cấp nước sinh
hoạt, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản.
2. Mô tả tình huống:
6


Khu vực lòng hồ dự án Thủy lợi A được UBND huyện tổ chức công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng từ tháng 1/2013. Trong khu vực lòng hồ có 11
ha đất rừng trồng do các hộ dân liên kết trồng rừng (cây keo, bạch đàn) với Công

ty TNHH MTV LN B. Trên cơ sở hướng dẫn thực hiện của Quyết định số
34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ “V/v ban hành Qui
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện”. Theo qui
định này thì tại mục c, khoản 3, điều 8 qui định: Đối với rừng trồng sản xuất kinh
doanh đến thời kỳ thu hoạch thì chủ rừng khai thác, không phải bồi thường. Tuy
nhiên vấn đề bồi thường, hỗ trợ đã triển khai rất nhiều năm, UBND huyện cũng
đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề này và Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì,
phối hợp với các sở, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để giải
phóng mặt bằng lòng hồ công trình đảm bảo đúng tiến độ. Tuy nhiên, sau khi
Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ được
ban hành (thay thế Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 và có hiệu lực
từ ngày 15/01/2015), Phương án đền bù vẫn chưa được thực hiện đối với phần 11
ha rừng trồng nói trên. Trong khi đó theo yêu cầu tiến độ công trình phải chặn
dòng tích nước vào cuối quí I năm 2015, nếu không công trình sẽ bị chậm tiến độ
một năm (khi chặn dòng hồ sẽ tích nước, nếu không khai thác nhanh 11 ha rừng
trước mùa mưa thì sẽ không thể khai thác được). Trước tình hình đó ngày 27
tháng 4 năm 2015 các bên tiến hành họp bàn để giải quyết và có hai ý kiến khác
nhau:
Ý kiến thứ 1: Xét thấy rằng các hộ dân liên doanh, liên kết trồng rừng với
Công ty TNHH MTV LN B đã được bồi thường về đất (theo báo cáo của UBND
huyện) vậy theo điều 6, Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ
tướng Chính phủ thì các hộ này có đủ điều kiện để được đền bù về tài sản (gỗ
rừng trồng) trên đất, đơn giá đền bù cụ thể thực hiện theo Quyết định 19/2013/
QĐ- UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh.
7


Ý kiến thứ 2:
Yêu cầu Chủ rừng khai thác ngay 11 ha rừng trồng trên và thực hiện theo
mục c, khoản 3, điều 8 Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ

tướng Chính phủ: Đối với rừng trồng sản xuất kinh doanh đến thời kỳ thu hoạch
thì chủ rừng khai thác, không phải bồi thường.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết tình huống là tìm ra phương án tối ưu
và kiến nghị biện pháp giải quyết tình huống trên cơ sở các qui định của pháp
luật về đất đai, nhất là qui định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất hiện nay.
1. Mục tiêu phân tích tình huống:
Mục tiêu của tình huống là xác định các hiện tượng phổ biến nảy sinh
trong lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế của Nhà nước và của các địa phương. Trên thực tế hiện nay đã và đang
còn nhiều vướng mắc và phức tạp trong quá trình thực hiện từ phía các cơ quan
chức năng, dẫn đến không ít bức xúc trong nhân dân.
2. Cơ sở lý luận:
Kể từ năm 2003 đến nay, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật
về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà
nước đã ban hành rất nhiều qui định về lĩnh vực này đó là: Luật Đất đai ngày 26
tháng 11 năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường và giải quyết khiếu nại về đất
8


đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng
Chính phủ “V/v ban hành Qui định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án

thủy lợi, thủy điện”.
Đặc biệt là Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Nghị quyết số
49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử
dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia
đình, cá nhân hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực; Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định 64/2014/ QĐTTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành (thay thế Quyết
định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 và có hiệu lực từ ngày 15/01/2015).
Ngoài các văn bản pháp lý trên, các qui định về thu hồi đất và bồi thường
hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất còn được thể hiện trong một số văn bản pháp lý
khác. Đó chính là các cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, đồng thời xác định trách nhiệm tuân thủ các nghĩa vụ pháp
lý của người dân khi bị thu hồi đất.
Theo quy định tại Luật đất đai. Khi thực hiện đền bù phải thực hiện theo
nguyên tắc vận dụng chính sách của Nhà nước theo hướng có lợi nhất cho người
dân.
Trong các kết luận của Trung ương Đảng về công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng đã khẳng định đây là công tác hết sức quan trọng, nhạy cảm ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, anh ninh chính trị. Vì vậy khi
triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải có giải pháp phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương trong đó phải coi trọng công tác dân vận là công

9


tác hàng đầu; khi thu hồi đất phải kết hợp làm tốt công tác tái định cư, công tác
giải quyết việc làm cho các hộ nằm trong diện phải thu hồi.
Trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh người đã dạy rằng chính quyền là
của nhân dân bầu ra vì vậy chính quyền phải vì nhân dân. Trong quá trình quản
lý phải lấy được lòng dân, phải được nhân dân ủng hộ, mọi vấn đề phải bàn bạc

với dân "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".
* Nguyên nhân dẫn đến tình huống:
Thực tế trong thời gian qua, ở những địa phương nếu được nhân dân thấu
hiểu, ủng hộ về việc thực hiện chính sách đền bù, di dân tái định cư thì địa
phương đó hoàn thành tốt công tác giải phóng mặt bằng, không xảy ra hiện
tượng chống đối, khiếu nại, tố cáo; còn những địa phương làm chưa tốt vấn đề
bàn bạc với dân, không tuyên truyền để dân hiểu, không được dân ủng hộ và tiến
hành không kịp thời các chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước, các thủ
tục pháp lý hiện hành thì việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, tiến
độ chậm, khiếu nại tố cáo xảy ra thường xuyên, về lâu dài nhân dân giảm lòng
tin đối với chính quyền, làm cho việc quản lý nhà nước đối với địa phương giảm
hiệu quả, ảnh hưởng đến mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước ta về an ninh
chính trị, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
3. Phân tích diễn biến tình huống:
Ở đây ta phân tích diễn biến tình huống theo 2 đối tượng là chính quyền
địa phương nơi được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt
bằng và Chủ rừng cũng như người dân nằm trong diện phải giải toả và các đối
tượng liên quan.

10


Thứ nhất: Đối với chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền
giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư hợp phần đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao
cho đơn vị thi công. Khi được giao nhiệm vụ, chính quyền địa phương cơ bản đã
triển khai các thủ tục theo quy định của pháp luật về công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng như sau: Đã tiến hành thành lập Ban đền bù, giải phóng mặt bằng do
một phó Chủ tịch huyện phụ trách công tác nông lâm làm trưởng Ban. Ban đền
bù đã triển khai họp dân và thông báo chính sách của Đảng và Nhà nước về việc
xây dựng công trình thuỷ lợi tại địa phương nên cần thiết phải thu hồi đất rừng

trồng trong khu vực lòng hồ để phục vụ cho công tác thi công xây dựng công
trình. Cụ thể tại các cuộc họp ngày 27/2/2014; ngày 21/7/2014 của UBND tỉnh
đã có cuộc họp với UBND huyện, Ban đền bù, giải phóng mặt bằng và các đơn
vị liên quan. Tỉnh đã chỉ đạo các bên liên quan tiến hành khai thác ngay 11 ha
rừng trồng trên và thực hiện theo mục c, khoản 3, điều 8 Quyết định số
34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Đối với rừng trồng
sản xuất kinh doanh đến thời kỳ thu hoạch thì chủ rừng khai thác, không phải bồi
thường.
Ngày 9/9/2014 UBND huyện có thông báo yêu cầu Công ty TNHH MTV
LN B tổ chức khai thác. Đến ngày 24/12/2014 Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
họp cùng với các Sở, ban ngành liên quan và UBND huyện, các bên thống nhất
yêu cầu Công ty TNHH MTV LN B tổ chức khai thác nhưng đơn vị vẫn chưa
triển khai thực hiện
Ngày 15/5/2015 Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản gửi UBND Tỉnh
xem xét giải quyết hỗ trợ, đền bù rừng trồng trong khu vực lòng hồ, vì xét thấy
rằng các hộ dân liên doanh, liên kết trồng rừng với Công ty TNHH MTV LN B
đã được bồi thường về đất (theo báo cáo của UBND huyện) vậy theo điều 6,
Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ thì các
hộ này có đủ điều kiện để được đền bù về tài sản (gỗ rừng trồng) trên đất, đơn
11


giá đền bù cụ thể thực hiện theo Quyết định 19/2013/ QĐ- UBND ngày
16/7/2013 của UBND tỉnh.
Thứ hai: Đối với các hộ dân liên kết trồng rừng với Công ty TNHH
MTV LN B trong diện Nhà nước phải thu hồi đất. Đây là những người đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, trình độ dân trí thấp kém, nhận thức chưa đầy đủ về pháp
luật cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước. Khi họ phải
di dời thì họ sẽ quan tâm đến những lợi ích hợp pháp mà họ có thể bị mất và
những lợi ích họ nhận được từ chính sách đền bù, hỗ trợ của Nhà nước. Nếu ảnh

hưởng đến quyền lợi thì họ sẽ đấu tranh để không bị thiệt thòi. Lý do họ đưa ra
hoàn toàn hợp lý: Thực tế do chính sách tuyên truyền và thực hiện không kịp
thời làm kéo dài thời gian đền bù giải tỏa, đặc biệt theo báo cáo kết quả điều tra
hiện trạng rừng lòng hồ có 11 ha diện tích rừng trồng do công ty TNHH MTV
LN B liên kết trồng rừng với các hộ dân 3 luân kỳ từ năm 2006-2021 mới kết
thúc, trong đó Công ty đầu tư vốn và cây giống còn đất là của các hộ dân.
Đến ngày 28/3/2015 Công ty mới tiến hành họp dân để thông báo và phổ
biến về chính sách đền bù và tiến hành khai thác, nhưng các hộ dân không nhất
trí và yêu cầu Chủ đầu tư phải đền bù đất và tài sản trên đất theo Quyết định
64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tại thời điểm
thông báo và phổ biến cho dân thì Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày
8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã được thay thế bởi Quyết định 64/2014/
QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ do đó người dân yêu cầu
phải bồi thường thêm tài sản trên đất là đúng theo qui định hiện hành.
3. Nguyên nhân xảy ra tình huống:
Theo tôi, những nguyên nhân cơ bản sau đây dẫn đến xảy ra tình huống:
* Thứ nhất: Chính quyền chưa làm tốt, chưa làm hết trách nhiệm về công
tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân kịp thời. Ở đây, chính quyền
12


chưa coi trọng vấn đề này, chưa xem công tác này là công tác trọng tâm, công tác
phải phát huy sức mạnh tập thể; Chính quyền sử dụng Ban đền bù để tiến hành
tuyên truyền, vận động nhân dân là chưa đủ, chưa sử dụng hết công cụ trong tay
bao gồm hệ thống cơ quan chính trị, xã hội ở cấp huyện và xã như Ban tuyên
giáo Huyện uỷ, Hội phụ nữ, Hội thanh niên, hội nông dân cấp huyện, xã; chính
quyền cấp xã, thôn, buôn. Đây là lực lượng rất gần gũi với nhân dân nên tiếng
nói có uy tín, trọng lượng. Khi thuyết phục, vận động nhân dân sẽ dễ thành công
hơn, đồng thời lực lượng này đã có kinh nghiệm, năng lực trong việc vận động
nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

* Thứ hai: Chính quyền chưa quyết liệt, chưa phối hợp chặt chẽ với các
bên liên quan, chưa chủ động đôn đốc các chủ rừng thực hiện quyết liệt, bị động
khi giải quyết vấn đề, phổ biến và thực hiện các chính sách mới cho nhân dân
chưa kịp thời.
5. Hậu quả của tình huống:
Tình huống này sẽ gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài và nếu không
giải quyết dứt điểm thì hậu quả nghiệm trọng như sau:
- Trước tiên nó gây chậm tiến độ chung của dự án, làm ảnh hưởng đến
mục tiêu chung về an ninh chính trị, kinh tế xã hội đã được Đảng và Nhà nước
khẳng định khi đầu tư dự án. Đồng thời gây thiệt hại về vật chất đối với các nhà
thầu vì đã tập kết nhân vật lực tại công trường, nếu không thi công thì thiệt hại
về kinh tế hàng ngày lên đến vài chục triệu đồng.
- Gây mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Đây là hậu quả mang tính tư tưởng nhưng có ảnh hưởng rất lâu dài và trực
tiếp đến việc thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.

13


- Đây là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tình hình kích động dân
chúng chống đối chính quyền, gây mất đoàn kết dân tộc. Nếu không giải quyết
dứt điểm hoặc phương pháp giải quyết không đúng đắn thì tình huống nhạy cảm
này sẽ dể tạo thành làn sóng thu hút dân chúng chống đối chính quyền gây khó
khăn cho công tác quản lý về sau. Ngoài ra, tình huống này còn tạo tiền lệ xấu
trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống:
Qua vấn đề trên trên tôi nhận thấy rằng, nếu chính quyền địa phương coi
trọng hơn nũa vấn đề thực hiện kịp thời các chủ chương chính sách của Đảng và

Nhà nước, nắm rõ tình hình khu vực bị giải toả thì kết quả sẽ cao hơn rất nhiều,
vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng của khu vực này sẽ được giải quyết ổn thoả.
Tăng cường sự nhận thức của nhân dân đối với pháp luật; ý nghĩa, vai trò
tầm quan trọng và lợi ích chung của việc xây dựng công trình thuỷ lợi tại địa
phương. Một khi nhận thức của người dân được nâng cao thì việc tuyên truyền,
vận động người dân thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước sẽ dể dàng, thuận lợi và hiệu quả.
Xử lý tình huống phải kết hợp nhiều biện pháp, sử dụng nhiều công cụ,
trong đó chú trọng sử dụng hệ thống tổ chức chính trị xã hội cấp huyện và xã.
Đây là biện pháp trước mắt là để giải quyết xung đột giữa nhân dân trong vùng
giải toả với chính quyền địa phương và lâu dài có thể giải quyết tận gốc vấn đề.
Ngoài ra, lãnh đạo chính quyền phải chỉ đạo Ban đền bù giải phóng mặt bằng
vận dụng các chế độ chính sách của Nhà nước để đền bù theo hướng có lợi nhất
cho người dân.
2. Phương án xử lý tình huống:
14


Để giải quyết tình huống này tôi đưa ra hai phương án như sau:
Phương án 1: Yêu cầu Chủ rừng và các hộ dân khai thác ngay 11 ha rừng
trồng trên và thực hiện theo mục c, khoản 3, điều 8 Quyết định số 34/2010/QĐTTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Đối với rừng trồng sản xuất kinh
doanh đến thời kỳ thu hoạch thì chủ rừng khai thác, không phải bồi thường.
Cơ sở thực hiện phương án này là: Chính quyền địa phương đã thực hiện
việc đền bù theo đúng quy định của pháp luật, việc áp giá theo quy định của nhà
nước (vì trước thời điểm Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ
tướng Chính phủ được ban hành, chính quyền đã họp và thông báo cho Chủ rừng
biết để phổ biến đến từng hộ dân). Nếu không chấp hành thì tiến hành cưỡng
chế, dùng công cụ sức mạnh của Nhà nước để răn đe, gây áp lực và buộc phải di
dời.
Phương án này có những ưu, nhược điểm sau:

* Ưu điểm: Có thể đạt được kết quả nhanh chóng. Việc cưỡng chế có tác
dụng răn đe đối với các hộ dân, các tổ chức cố ý chây lỳ, tạo được khuôn khổ
thực hiện pháp luật nghiêm túc, nghiêm minh; tạo nên tiền lệ về việc chấp hành
nhận chính sách đền bù di dời để nhà nước thu hồi đất sử dụng vào các mục đích
quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội.
* Nhược điểm: Cách giải quyết tình huống theo phương án trên trước tiên
vi phạm nguyên tắc của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện công tác thu hồi đất:
Phải vận động, thuyết phục; biện pháp cuối cùng mới thực hiện cưỡng chế.
- Khu vực này là khu vực nhảy cảm về an ninh chính trị, các thế lực thù
địch có thể lợi dụng cách giải quyết này của Chính quyền để kích động phá hoại
khối đại đoàn kết dân tộc, lôi kéo ngày càng nhiều đối tượng nhẹ dạ, cả tin để
bạo động chống phá chính quyền.

15


- Đối tượng thực hiện cưỡng chế là đồng bào dân tốc thiểu số, sự ảm hiểu
về pháp luật còn hạn chế, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn nên việc cưỡng
chế sẽ làm mất lòng tin của đồng bào đối với chính quyền địa phương.
- Phương án này chỉ giải quyết được xung đột tức thời nhưng không thể
giải quyết được tận gốc vấn đề.
Phương án 2: Trước tiên chính quyền địa phương chỉ đạo Ban đền bù giải
phóng mặt bằng kiểm tra lại việc áp dụng các chính sách về áp giá đền bù; vận
dụng tối đa chính sách của nhà nước để đền bù cho người dân theo hướng có lợi
nhất. Đó là thực hiện theo Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của
Thủ tướng Chính phủ đền bù về tài sản (gỗ rừng trồng) cho người dân.
Chính quyền địa phương sử dụng hệ thống các tổ chức chính trị xã hội của
mình bao gồm Ban tuyên giáo Huyện uỷ, Hội Nông dân, phụ nữ, thanh niên cấp
huyện và xã; chính quyền thôn, buôn đến để tuyên truyền, vận động thuyết phục
người dân tự nguyện di dời; đồng thời có kết hợp các chính sách về tái định cư ở

những mảnh đất tương tự để người dân có đất sản xuất; chính sách ưu tiên tạo
việc làm, dạy nghề ...
Cơ sở thực hiện phương án: Nhà nước ta có đầy đủ hệ thống chính trị xã
hội từ trung ương đến cơ sở, đủ sức đảm nhiệm nhiệm vụ vận động thuyết phục
người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Với sự kế
hợp chính sách đền bù, di dân và tạo điều kiện cho nhân dân có đời sống ổn định
sẽ làm cho các hộ dân này có sự lựa chọn phù hợp
Phương án này có các ưu điểm và nhược điểm sau:
* Khuyết điểm: Phương án này phải sử dụng đến nhiều người, nhiều tổ
chức. Sử dụng phương án này thì kết quả sẽ lâu hơn phương án 1.
16


* Ưu điểm: Khắc phục được các nhược điểm ở phương án 1. Sử dụng
phương án này sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề, lấy được lòng tin trong nhân
dân. Một ưu điểm lớn nhất là không áp đặt, tạo điều kiện tối đa để đời sống
người dân không bị ảnh hưởng bởi chính sách thu hồi đất của Nhà nước, thể hiện
được chính sách quan tâm của Nhà nước đối với người dân, thực hiện quản lý
nhà nước theo cách bàn bạc với dân sau đó mới quyết định.
3. Lựa chọn phương án và phương pháp xử lý:
Trong 02 phương án nêu trên, rõ ràng ta nên chọn phương án 2. Cách giải
pháp để thực hiện phương án 2:
+ Giao Công ty TNHH MTV LN B cùng các hộ dân tiến hành khai thác,
bán đấu giá số gỗ được khai thác trên diện tích 11 ha rừng trồng nêu trên theo
đúng pháp luật, Giao UBND huyện khẩn trương hoàn tất phương án bồi thường
hỗ trợ theo đúng qui định pháp luật.
- Số tiền thu được từ bán đấu giá gỗ sau khi trừ chi phí hợp lý (được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt) còn lại: Nếu cao hơn mức bồi thường, hỗ trợ cho
các hộ dân, số tiền dư được sung vào công quĩ Nhà nước; Nếu thấp hơn mức bồi
thường, hỗ trợ cho các hộ dân liên kết trồng rừng nêu trên, Công ty TNHH MTV

LN B phải nộp vào để thực hiện việc bồi thường cho dân (lý do đơn vị thực hiện
kế hoạch khai thác đất rừng trồng chậm trễ làm kéo dài công tác đền bù).
- Thời gian thực hiện công tác này xong trước tháng 6/2015 để kịp thời
tích nước Hồ.
Đồng thời với các bươc đó chính quyền địa phương cần quán triệt về tầm quan
trọng của công tác này đồng thời có tạo được sự đồng thuận, quyết tâm cao từ
trong các Tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội; trong đó thực hiện chính
17


sách đền bù của huyện là áp giá đền bù theo đúng quy định của nhà nước theo
hướng có lợi nhất cho người dân, trong đó có kết hợp các chính sách về tái định
cư có hỗ trợ di dời; chính sách ưu tiên về việc làm, định hướng dạy nghề.
Thực hiện việc kêu gọi, tuyên truyền, vận động. Mục tiêu của giải pháp
này cần phải đạt được là:
- Làm cho người dân thấy được mục đích của việc thu hồi đất, lợi ích của
việc xây dựng công trình thuỷ lợi tại địa phương; tuyên truyền pháp luật về các
trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh,
kinh tế, xã hội; Nếu không tuân thủ pháp luật sẽ bị pháp luật cưỡng chế gây thiệt
hại trước mắt và lâu dài đối với người dân.
- Làm cho người dân thấy được lợi ích chính sách của nhà nước khi thu
hồi đất bao gồm đền bù hoặc hỗ trợ di dân cấp đất tái định cư kết hợp với định
hướng đào tạo nghề, ưu tiên tạo việc làm.
IV. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Đảng và Nhà nước:
Hiện nay nhìn chung trong cả nước, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
đều chậm tiến độ, thậm chí có một số trường hợp chậm 3 đến 10 năm hoặc
không thể giải toả được. Điều này gây ra nhiều thiệt hại lớn cho nhà nước cũng
như của những người liên quan. Để chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đi
vào thực tiễn của đời sống tôi đề nghị với Đảng và Nhà nước:

- Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ
tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức
bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ
phía người dân. Khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng
18


dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi
đất.
- Nâng cao chất lượng công trình quy hoạch tái định cư; chú ý đến yếu tố
văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi xây các khu tái định
cư.
- Nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban,
ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, sự
tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc
kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù.
- Làm tốt công tác quy hoạch gồm quy hoạch ngắn hạn và dài hạn, tạo
điều kiện thực hiện dự án được nhanh chóng, giảm chi phí và thời gian giải
phóng mặt bằng; giảm sự xáo trộn về đời sống của nhân dân trong vùng phải di
dời.
- Tạo được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đạo đức để thực hiện
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
2. Đối với chính quyền địa phương:
Khi thực hiện nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng phải xem trọng công
tác này, xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng tối ưu trong đó chú
trọng sử dụng đầy đủ các nguồn lực hiện có, ưu tiên các biện pháp thực hiện
mang tính đột phá, giải quyết được vấn đề triệt để. Áp dụng các biện pháp mang
tính kế thừa có chọn lọc các ưu điểm, phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương.
Ban hành giá đất tại địa phương tương đương giá thị trường để tạo tính

công bằng cho người dân. Sử dụng linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện
19


thực tế của từng trường hợp các biện pháp về đền bù, di dân tái định cư và các
chính sách hỗ trợ khác.
Sau khi giải phóng mặt bằng, chính quyền cần làm tốt công tác thực hiện
chính sách tái định cư, định hướng đào tạo nghề, tạo việc làm, tạo điều kiện cho
người dân ổn định cuộc sống, nâng cao uy tín của nhà nước đối với nhân dân.
V. KẾT LUẬN:
Những giải pháp trên đã được vận dụng trong việc giải quyết các tình
huống tương tự. Chính quyền địa phương đã thừa nhận những bất hợp lý trong
nhận thức, cách thức hành động dẫn đến hiệu quả công việc quản lý không cao,
gây ra các tác dụng phụ. Qua tình huống này, chính quyền địa phương đã rút
kinh nghiệm, lấy đó làm cơ sở để giải quyết các xung đột với người dân.
Từ tình huống thuật lại như trên cho ta thấy rõ vai trò của người quản lý,
nếu không có kiến thức về quản lý nhà nước và tâm lý quản lý, lúng túng trong
việc lực chọn giải pháp thực hiện thì sẽ thất bại.
Bài học kinh nghiệm là nhà quản lý nhà nước phải thường xuyên trao dồi
kiến thức về chuyên môn, khéo léo, linh hoạt, quyết đoán trong quản lý, ứng xử;
biết sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI.
2. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi bổ sung
ngày 25/12/2001.
3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 được Quốc Hội

thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.
4. Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
5. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
6. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường và giải quyết khiếu nại về đất
đai.
7. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
8. Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ
“V/v ban hành Qui định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi,
thủy điện”.
9. Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21 tháng
6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân hết hiệu lực kể từ
ngày Luật này có hiệu lực.
10. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

21


11. Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ
được ban hành (thay thế Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 và có
hiệu lực từ ngày 15/01/2015).
12. Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước – Học viện hành
chính quốc gia.


22



×