Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 121 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
*****

LÊ ĐỨC THIỆN

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ HÒA BÌNH
Chuyên ngành

: Quản lý giáo dục

Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền

Hà Nội - 2016


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành
cảm ơn các thầy cô cùng các cán bộ Học viện Quản lý Giáo dục đã giúp đỡ và


tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện.
Xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo Sƣ Tiến Sỹ Nguyễn Vũ Bích Hiền, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng
dẫn tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo, các em
học sinh của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã giúp đỡ, động viên và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Đức Thiện


3

MỤC LỤC
Trang
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 3
3. Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu ....................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ... 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP .................................................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập ............................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập .................. 6
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 7
1.2.1. Quản lý nhà trường........................................................................... 7
1.2.2. Học tập và kết quả học tập ............................................................... 9
1.2.3. Đánh giá kết quả học tập .................................................................. 9
1.2.4. Quản lý đánh giá kết quả học tập ..................................................... 9
1.2.5. Đổi mới và quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập ................... 10
1.3. XU HƢỚNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .............................................. 11
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................... 11
1.3.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 13


4

1.4. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG
QUẢN LÝ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG . 14
1.4.1. Một số vấn đề lý thuyết về quản lý sự thay đổi ............................. 14
1.4.2. Quản lý sự thay đổi trong đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông .. 27
1.4.3. Đặc điểm trường THPT chuyên. .................................................... 32
1.5. QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN ............................ 35
1.5.1. Nhận diện yêu cầu đổi mới về đánh giá kết quả học tập của học
sinh THPT chuyên và những rào cản của sự đổi mới .............................. 35
1.5.2. Những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của hiệu trưởng THPT để
lãnh đạo sự đổi mới .................................................................................. 36
1.5.3. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng THPT về đổi mới đánh giá kết
quả học tập của học sinh .......................................................................... 39

1.6. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐỔI MỚI
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ............................ 44
1.6.1. Yếu tố bên trong ............................................................................. 44
1.6.2. Yếu tố bên ngoài ............................................................................ 45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ ...................................................................................... 48
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ 48
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường ........................... 48
2.1.2. Đội ngũ giáo viên và học sinh ........................................................ 51
2.1.3. Chất lượng giáo dục ....................................................................... 52
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG .................................... 53
2.2.1. Mẫu khảo sát .................................................................................. 53
2.2.2. Thời gian khảo sát .......................................................................... 54


5

2.2.3. Địa điểm khảo sát ........................................................................... 54
2.2.4. Mục đích, nội dung khảo sát .......................................................... 54
2.2.5. Cách thu thập và xử lý dữ liệu ....................................................... 54
2.3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH TRƢỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ ....................... 55
2.3.1. Nhận thức của giáo viên về đổi mới đánh giá kết quả học tập của
học sinh THPT chuyên Hoàng Văn Thụ .................................................. 55
2.3.2. Thực trạng mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức và công cụ
đánh giá .................................................................................................... 56
2.3.3. Kết quả đánh giá ............................................................................. 59
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG

VĂN THỤ ................................................................................................... 63
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về đổi mới đánh giá kết quả học tập
của học sinh .............................................................................................. 63
2.4.2. Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng để lãnh đạo sự đổi mới .. 65
2.4.3. Các biện pháp quản lý đổi mới đã thực hiện trong nhà trường...... 68
2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng ................................................... 72
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ ................................................................................... 75
2.5.1. Những thuận lợi, khó khăn ............................................................. 75
2.5.2. Những ưu điểm, tồn tại .................................................................. 75
2.5.3. Nguyên nhân .................................................................................. 76
CHƢƠNG 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG
VĂN THỤ....................................................................................................... 78


6

3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHUNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP........................................................................................................... 78
3.1.1. Định hướng phát triển của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ 78
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .................................................. 81
3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ........................................................... 82
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo
viên và học sinh trong đổi mới đánh giá kết quả học tập......................... 82
3.2.2. Nâng cao năng lực cho CBQL và GV về đổi mới đánh giá kết quả
học tập của học sinh. ................................................................................ 84
3.2.3. Khắc phục các rào cản về tâm lý của giáo viên khi thực hiện đổi

mới ............................................................................................................ 87
3.2.4. Quản lý việc thực hiện nghiêm túc các quy chế thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả học tập của sinh viên..................................................... 88
3.2.5. Tăng cường các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và công nghệ
thông tin cho hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên. ............ 91
3.2.6. Tăng cường động viên, khích lệ, hỗ trợ cho sự đổi mới ................ 94
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ...................................... 95
3.4. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA
CÁC BIỆN PHÁP ...................................................................................... 96
3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp .................................................... 96
3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp ....................................................... 97
Kết luận Chương 3 ................................................................................. 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103


7

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV - HS

Giáo viên – Học sinh

ĐG

Đánh giá


THPT

Trung học phổ thông

BGH

Ban giám hiệu

PPDH

Phương pháp dạy học

HT

Hiệu trưởng

NQ

Nghị quyết

TW

Trung ương

GDTrH

Giáo dục trung học

CBQL


Cán bộ quản lý

MTGD

Môi trường giáo dục

QL

Quản lý

MT

Mục tiêu


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về đổi mới đánh giá KQHT của HS ...... 55
Bảng 2.2: Thực trạng mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức và công
cụ đánh giá ...................................................................................................... 56
Bảng: 2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập...... 59
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ sử dụng các hình thức đánh giá kết quả học tập
của học sinh ..................................................................................................... 60
Bảng 2.5. Thực trạng hoạt động ra đề thi đánh giá kết quả học tập .............. 61
Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động coi thi .......................................................... 62
Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động chấm thi ...................................................... 62
Bảng 2.8. Đánh giá năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng để lãnh đạo sự

đổi mới ......................................................................................................... 65
Bảng 2.9. Hoạch định về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
nhà trường ....................................................................................................... 68
Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức thực hiện sự đổi mới ..................................... 69
Bảng 2.11. Thực trạng củng cố, kiểm tra đánh giá sự đổi mới ...................... 70
Bảng 2.12. Thực trạng tạo động lực cho những đổi mới tiếp theo ................. 71
Bảng 2.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về quản lý giáo dục ..... 72
Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên ................. 73
Bảng 2.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường .............. 74
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về nhận thức mức độ cần thiết của các biện pháp
quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh.............................. 96
Bảng 3.2. Khảo sát về nhận thức tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động đánh giá kết quả học tập của học sinh ................................................... 97
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh.............................. 98


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy học, đánh giá là một hoạt động tất yếu, là một khâu
rất quan trọng. Ngay trong nghị quyết số 29 – NQ/TW Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở phần giải
pháp thứ ba trong các giải pháp thực hiện có nêu: Đổi mới căn bản hình thức
và phương pháp thi, đánh giá kết quả giáo dục đào tạo. Ngày 13 tháng 06 năm
2012 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt
"Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020". Trong chiến lược nêu rõ: “Tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của
người học...Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học tập của

học sinh phổ thông nhằm xác định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đề xuất
chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương và cả nước”.
Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 09

năm 2015

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2015-2016 của
Bộ Giáo dục và đào tạo và công văn số 1586 /SGDĐT-GDTrH hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học phổ thông năm học 2015-2016 của
Sở Giáo dục và đào tạo Hòa Bình cũng đã nêu một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của trường trung học phổ thông là : “Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy học, đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; Tăng cường kĩ năng thực
hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; Đa
dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu khoa học của học sinh; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học..”


2
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh
giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của
mình. Mặt khác việc đánh giá cần phải được sử dụng để hướng dẫn học sinh
học, giáo viên giảng dạy và giám sát, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ
quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh
học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực
hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một
chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình

thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả
giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức giải quyết vấn đề, coi trọng đánh giá kết quả học tập với đánh giá trong
quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt
động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó, việc dạy học và đánh giá theo
theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều
công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá và đã đạt được những
thành công bước đầu. Đó là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta
tiến tới việc việc dạy học và đánh giá theo theo định hướng phát triển năng
lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như
việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học
sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện
kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự
khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì


3
chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học
thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Vì vậy, với việc kết hợp với thực tiễn quản lý việc đánh giá kết quả học
tập của học sinh, tôi quyết định chọn đề tài “QUẢN LÝ ĐỔI MỚI ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT
CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ HÒA BÌNH” nhằm đánh giá đúng thực
trạng và đề ra một số giải pháp về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học
sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói
riêng và đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường trung học phổ
thông nói chung, đặc biệt ở phổ thông chuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong

quá trình dạy học. Việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ theo quy
định, cho điểm chính xác có ý nghĩa rất lớn, đa dạng phương pháp đánh giá,
nó tạo được sự công bằng trong học tập cho học sinh, khích lệ học sinh làm
cho các em nhận ra được năng lực thực sự để tự bổ sung hoàn thiện mình,
đồng thời qua đó người thầy nắm được chất lượng đào tạo của mình, khả năng
tiếp thu của học sinh để từ đó người thầy có những điều chỉnh về phương
pháp dạy học cho phù hợp. Mặt khác, kết quả đánh giá chính xác của giáo
viên giúp cho nhà quản lý giáo dục nắm được chất lượng của hoạt động dạy
học trong nhà trường, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển nhà trường
hợp lý và khả thi.
2. Mục tiêu đề tài
Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn về công tác đánh giá và thực trạng
quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh tại Trường THPT
chuyên Hoàng Văn Thụ. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp để quản lý đánh
giá kết quả học tập của học sinh tại Trường trong giai đoạn hiện nay để có thể


4
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của Trường, phát huy được năng lực
của học sinh…
3. Đối tƣợng phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh tại Trường THPT
chuyên Hoàng Văn Thụ.
- Các biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của của học
sinh tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Bao gồm các phương pháp phân
tích, tổng hợp và xử lý số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát, thu thập thông

tin thực tiễn công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT
chuyên Hoàng Văn Thụ
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập
được từ khảo sát thực tế.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện trạng công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT
chuyên Hoàng Văn Thụ, chưa đạt yêu cầu. Vận dụng một cách đồng bộ các
biện pháp đề xuất trong luận văn sẽ nâng cao chất lượng quá trình dạy học tại
trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá và quản lý công tác đánh giá kết
quả học tập.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×