Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt tỉnh tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.11 KB, 42 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày 26-3-1931, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập bao
gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh. Đoàn Thanh niên nói chung và các cán bộ Đoàn nói riêng đã góp phần không
nhỏ trong việc vận động, tập hợp và nuôi dưỡng lý tưởng Cách mạng cho thanh
niên Việt Nam, là cánh tay phải đắc lực của Đảng, đào tạo và giới thiệu các thanh
niên - đoàn viên ưu tú vào hàng ngũ của Đảng. Với vị trí, vai trò quan trọng như
trên, đội ngũ các cán bộ Đoàn Thanh niên đòi hỏi phải có một trình độ tư duy nhất
định. Việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho họ là điều cần thiết, mang ý nghĩa
lâu dài. Bởi lẽ năng lực tư duy lý luận là một trong những cơ sở quan trọng nhất để
người cán bộ Đoàn đưa ra được những quyết định đúng đắn trong hoạt động thực
tiễn từ đó giúp công tác Đoàn mang lại được hiệu quả cao.
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Đoàn Thanh
niên là đường lối chung, khái quát ở tầm vĩ mô. Khi được triển khai ở các tỉnh, các
địa phương đòi hỏi sự năng động, linh hoạt và sáng tạo của đội ngũ cán bộ Đoàn
các cấp thì mới đưa được những đường lối, chủ trương đó vào cuộc sống, mới thúc
đẩy được phong trào thanh niên ở địa phương phát triển đi lên. Muốn vậy, đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp tỉnh đến cấp cơ sở cần phải có năng lực tư duy lý luận mới đáp
ứng được những yêu cầu đặt ra hiện nay. Nếu năng lực trí tuệ của họ còn nhiều yếu
kém sẽ làm cho công tác thanh niên ở nhiều địa phương bị hạn chế, làm cho hoạt
động của Đoàn Thanh niên không phát huy được tối đa sức mạnh của mình.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh BD đã có bề dày truyền thống
lịch sử, lịch sử Đoàn là một bộ phận khăng khít của lịch sử Đảng bộ tỉnh, của lịch
sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên cả nước.
Trong giai đoạn hiện nay, trình độ học vấn, năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ
Đoàn của tỉnh đã có nhiều thay đổi, được nâng cao hơn trước. Tuy nhiên, trong hoạt
1



động thực tế, nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá, thì bên cạnh một số mặt mạnh,
những điểm tích cực, năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ Đoàn của tỉnh vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được những yêu cầu của phong trào thanh
niên cũng như sự phát triển đời sống xã hội của tỉnh BD nói riêng, của cả nước nói
chung. Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt mạnh, yếu về năng lực
tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này là một điều rất cần thiết.
Với lý do trên, tôi lựa chọn chủ đề “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt tỉnh BD” làm tiểu
luận chuyên đề bắt buộc.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu về tư duy, tư duy lý luận, năng lực tư duy lý luận, tiểu
luận làm rõ thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt
tỉnh BD và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý
luận cho đội ngũ cán bộ này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc nâng cao năng lực tư duy
lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt của tỉnh BD. Đội ngũ cán bộ Đoàn chủ
chốt bao gồm cán bộ khối phong trào của Cơ quan Tỉnh đoàn, Bí thư, Phó Bí thư
các huyện, thị, thành đoàn, đoàn trực thuộc, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn xã, phường,
thị trấn (tất cả thuộc khối chuyên trách) tỉnh BD (Sau đây gọi tắt là cán bộ Đoàn).
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích phạm trù năng lực tư duy lý luận,
nhất là năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ này.
4. Ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn:
Ý nghĩa nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ yêu cầu, những biểu hiện trong thực trạng năng lực tư
duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD.
2



Góp phần gợi mở những vấn đề đặt ra trong năng lực tư duy lý luận của đội
ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ
cán bộ Đoàn tỉnh BD.
Ý nghĩa thực tiễn
Những vấn đề mà tiểu luận đề cập và giải quyết sẽ góp phần vào việc đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung,
cán bộ Đoàn tỉnh BD nói riêng nhằm thúc đẩy sự đi lên của phong trào thanh niên.
5. Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Nội dung Tiểu
luận được kết cấu thành 3 phần (I, II, III).

B. NỘI DUNG
3


I. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC TƯ
DUY LÝ LUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN
1. Năng lực tư duy lý luận và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư
duy lý luận:
1.1. Tư duy:
Triết học Mác - Lênin ra đời đã đưa ra được những quan điểm khoa học, đúng
đắn về tư duy. Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, tư duy là sản phẩm cao
nhất của một dạng vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, là quá trình
phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận... Tư
duy xét về thực chất là đặc trưng riêng biệt chỉ có ở não người. Đó chính là quá
trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực. Tư duy xuất hiện trong quá
trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và phản ánh thực tại một cách gián
tiếp, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật của thực tại.
Tư duy với tư cách là thuộc tính không thể thiếu của hoạt động chủ quan của

con người được thể hiện tập trung rõ nhất trong sự sáng tạo và trong sự tiên đoán
các sự vật hiện tượng trong thế giới. Tư duy cũng được xuất hiện và hiện thực hóa
trong quá trình đặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của con
người. Có thể khái quát một số đặc trưng của tư duy như sau:
Tư duy là hình thức cao của sự phản ánh trong nhận thức của con người.
Tư duy là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan.
Tư duy phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người nhưng không
phản ánh một cách thụ động, máy móc rập khuôn mà mang tính tích cực, sáng tạo.
Nói tóm lại, sự phản ánh của tư duy đối với hiện thực khách quan là hình thức
cao nhất; đó là sự phản ánh khái quát, tích cực, sáng tạo về các thuộc tính, các mối
liên hệ, quan hệ phổ biến không chỉ có ở một sự vật riêng lẻ mà ở một nhóm sự vật
nhất định. Nếu tư duy phản ánh đúng đắn sự vật khách quan thì nó sẽ tác động tích
cực đến hoạt động nhận thức và thực tiễn, cải tạo tự nhiên và xã hội vì lợi ích của
con người. Ngược lại, nếu tư duy phản ánh sai lệch hiện thực khách quan, nó sẽ tác
4


động xấu đến hoạt động nhận thức và thực tiễn, gây nên sự trì trệ đối với sự phát
triển của khoa học và kỹ thuật, kinh tế và xã hội.
1.2. Tư duy lý luận:
Tư duy lý luận phản ánh hiện thực khách quan bằng hệ thống các khái niệm,
phạm trù, quy luật, vì vậy mà nó đem lại những hiểu biết sâu sắc về bản chất,
những quy luật vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng khách quan. Mục
đích của nó là làm xuất hiện lại (tái tạo lại) cái bản chất của sự vật, của đối tượng
nghiên cứu, giải thích đối tượng và thông qua đó phát hiện ra những khả năng thay
đổi và khả năng vận dụng đối tượng. Xét về bản chất, tư duy lý luận là quá trình
sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần, theo con đường trừu tượng hóa, khái
quát hóa, đi sâu vào nhận thức những mối quan hệ nội tại, bản chất, quy luật của sự
vật và hiện tượng. Vì vậy, tư duy lý luận có khả năng dự báo khoa học về xu hướng
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Cũng chính vì thế, tư duy lý luận đóng

vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của khoa học cũng như trong chỉ đạo hoạt
động thực tiễn xã hội của con người.
Được hình thành trong giai đoạn nhận thức lý tính, tư duy lý luận khác hẳn về
chất so với tư duy kinh nghiệm. Tư duy lý luận của con người đã mở rộng đối
tượng nhận thức của mình từ cái hữu hạn, mảnh đoạn, riêng lẻ lên thế giới các đối
tượng vô hạn, phổ quát, chỉnh thể. Do mọi hoạt động của tư duy lý luận mang tính
bản chất, tất yếu nên mối quan hệ tương tác, chuyển hóa giữa các tri thức lý luận
cũng mang tính tất yếu theo một lôgic nội tại nhất định. Tri thức lý luận có giá trị
đích thực nếu nó làm nảy sinh tri thức lý luận tiếp theo cũng là một sự tất yếu, phổ
quát. Điều đó có nghĩa là tri thức lý luận phải trở thành công cụ, phương pháp tư
duy, để tư duy vận hành, sản sinh ra tri thức lý luận mới.
Có thể nói, tư duy lý luận là tư duy lôgic khoa học và sáng tạo. Nó biểu hiện
trình độ phát triển cao của năng lực tư duy của chủ thể nhận thức, bởi vì năng lực là
toàn bộ những đặc tính tâm lý của con người khiến cho nó thích hợp với một hoạt
động nghề nghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử. Năng lực của con người là
5


sản phẩm của sự phát triển của lịch sử. Nó không những do hoạt động của bộ não
quyết định, mà trước hết, là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt
được. Như thế, năng lực của con người gắn liền không thể tách rời với tổ chức lao
động xã hội và hệ thống giáo dục tương ứng.
1.3. Năng lực tư duy lý luận:
Phạm trù năng lực tư duy lý luận chiếm vai trò quan trọng trong lý luận nhận
thức và lôgic học. Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận
trong quá trình đổi mới tư duy thời gian qua. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
một cách khá sâu sắc về khái niệm, cấu trúc và vai trò của năng lực tư duy được
công bố và đã góp phần làm cơ sở khoa học cho việc nâng cao năng lực tư duy lý
luận cho con người Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Tuy còn có các cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng:

“Năng lực tư duy là tổng hợp những phẩm chất trí tuệ của con người và có vai trò
hết sức quan trọng”.
Như chúng ta đã biết, tư duy là sự suy nghĩ của con người trên cơ sở các quá
trình sinh lý - thần kinh diễn ra trong bộ não. Năng lực tư duy là đặc trưng riêng có
ở con người. Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để
thực hiện một hoạt động nào đó với một chất lượng cao. Vì vậy, để có được một
quan niệm đầy đủ và đúng đắn về năng lực tư duy lý luận, chúng ta cần nhận rõ
những dấu hiệu đặc trưng của nó, đó là:
- Năng lực tư duy lý luận là một khả năng, một phẩm chất tâm sinh lý của con
người. Đó là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội tạo nên sức mạnh trí tuệ
ở con người. Nói cách khác, năng lực tư duy lý luận vừa mang tính bẩm sinh, vừa
là sản phẩm của lịch sử xã hội.
- Năng lực tư duy lý luận được đặc trưng bởi sự tích lũy về phương pháp tư
duy. Sở dĩ như vậy là vì, tư duy là một quá trình trong đó con người tiến hành hàng
loạt các thao tác theo một lôgic nhất định. Các thao tác tư duy đó là phân tích, tổng
hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Những thao tác này có nội dung khác nhau
6


nhưng liên hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tư duy. Các thao
tác này được tiến hành ra sao, theo trật tự nào, lại do những đối tượng nghiên cứu
quy định. Nghĩa là, cách thức tư duy của con người phụ thuộc vào tính lôgic khách
quan của sự vật, vào tính chất và các mối liên hệ của nó. Cách thức tư duy từng
bước được ghi nhận như những dấu ấn trong bộ nhớ của con người và dần dần hình
thành nên những phương pháp tư duy, được truyền thụ, giáo dục từ thế hệ này đến
thế hệ khác. Con người muốn nhận thức đúng đắn thế giới khách quan và hoạt động
thực tiễn có hiệu quả cần phải có phương pháp tư duy khoa học. Nhưng phương
pháp tư duy dù có khoa học đến đâu đi nữa cũng không thể tự quyết định được kết
quả tốt của tư duy lý luận mà điều quan trọng là ở chỗ, phương pháp ấy phải được
rèn luyện, vận dụng thành thạo, mềm dẻo, linh hoạt như một nghệ thuật thì mới trở

thành sức mạnh của tư duy. Điều này cắt nghĩa vì sao ở những người cùng được
trang bị một phương pháp tư duy mà kết quả tư duy lại rất khác nhau.
- Năng lực tư duy lý luận là khả năng lựa chọn, sắp xếp các thao tác tư duy
theo một lôgic nào đó nhằm đạt tới kết quả cụ thể. Đó chính là khả năng xác định
mục đích, các bước tiến hành, các khâu chủ yếu trong quá trình phản ánh để lựa
chọn thao tác nào là chính, cũng như cách phối hợp chúng ra sao. Thực tế cho thấy,
người càng có năng lực tư duy lý luận phát triển càng có thể hình dung trước được
kết quả công việc với những cách thức, biện pháp để đạt được kết quả ấy.
- Năng lực tư duy lý luận còn được thể hiện ở khả năng tiến hành các thao tác
tư duy. Mỗi thao tác có vị trí, vai trò khác nhau và liên hệ hữu cơ với những thao
tác khác nhằm đạt tới mục đích chung. Đồng thời, mỗi thao tác tư duy lại được đặc
trưng bởi một cách tiến hành nhất định. Cách thức này được con người khái quát
thành phương pháp tư duy như là công cụ không thể thiếu được trong nhận thức và
hành động.
- Năng lực tư duy lý luận là khả năng tích lũy vốn tri thức và nhận thức sử
dụng tri thức, xử lý thông tin và phương pháp một cách khoa học, hiệu quả. Đó là
“Nghệ thuật vận dụng các khái niệm” (Ph. Ăngghen). Năng lực tư duy lý luận chủ
7


yếu không phải là vốn có mà là sản phẩm của lịch sử xã hội. Do đó, nó phải được
rèn luyện, mài giũa thường xuyên; phải thông qua hoạt động để biến tri thức và
phương pháp tư duy thành phẩm chất và sức mạnh vốn có của chủ thể tư duy, tạo ra
một sự nhanh nhạy, chính xác như một nghệ thuật trong suy nghĩ cũng như hành
động.
- Năng lực tư duy lý luận là khả năng vận dụng lý luận đã có để nhận thức,
giải quyết những vấn đề thực tiễn mới; đồng thời, có những dự báo khoa học cho
tương lai.
- Năng lực tư duy lý luận không tách rời trình độ tri thức, văn hóa của mỗi
người. Trình độ cũng như vốn tri thức, văn hóa chung là một thành tố quan trọng,

tạo nên nền tảng của năng lực tư duy. Không có trình độ tri thức, văn hóa nhất định
thì khó mà có được năng lực tư duy lý luận thực sự. Tất nhiên là có trình độ tri
thức, văn hóa cao chưa hẳn đã có năng lực tư duy phát triển. Nhưng rõ ràng là, sự
tích lũy vốn tri thức, văn hóa chung càng nhiều, càng cao thì điều đó chứng tỏ một
năng lực tư duy nhất định của chủ thể.
Có thể nói, năng lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ
thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức (ở trình độ lý luận) nhanh, nhạy, đúng đắn
và sáng tạo đối với hiện thực; đồng thời có khả năng tiên đoán sự vận động tiếp
theo của hiện thực, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết và góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy, lý luận:
Như đã nói ở phần trên, tư duy con người được hình thành và phát triển dựa
trên sự thống nhất biện chứng của hai mặt tự nhiên và xã hội, vì vậy, năng lực tư
duy lý luận của chủ thể ra sao, được phát triển như thế nào phụ thuộc vào nhiều
điều kiện, yếu tố phức tạp trong não người và trong đời sống xã hội.
- Môi trường kinh tế - xã hội là điều kiện vật chất khách quan có tác động hết
sức to lớn đến năng lực tư duy lý luận. Nói đến môi trường kinh tế - xã hội, trước
hết phải kể đến vai trò quyết định của phương thức sản xuất ra đời sống vật chất
8


của xã hội bởi sản xuất vật chất chính là nền tảng của đời sống xã hội như các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nói. Trình độ phát triển của nền sản xuất
vật chất không những tạo điều kiện phát triển con người về thể chất - cơ sở sinh
học của tư duy mà còn là nơi nảy sinh những tình huống “có vấn đề” buộc tư duy
phải tìm cách giải đáp; và mặt khác, tạo động lực thúc đẩy tư duy con người phát
triển. Mỗi bước tiến của nền sản xuất xã hội lại mở ra một địa bàn mới để tư duy
phản ánh với những đòi hỏi ngày càng cao, thúc đẩy tư duy không ngừng phát triển.
Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó.
- Các thể chế chính trị, tư tưởng của xã hội trong từng thời kì lịch sử, từng chế

độ xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới năng lực tư duy lý luận. Thiết chế chính trị
tiến bộ, dân chủ, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú... là môi trường
thuận lợi cho năng lực tư duy con người phát triển. Ngược lại, thiết chế chính trị lạc
hậu, phản động, thiếu dân chủ, đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn hoặc không
lành mạnh... sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực tư duy của các thành viên trong xã
hội.
Môi trường xã hội ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận còn là trình độ phát
triển khoa học, văn hóa cộng đồng của xã hội đạt đến mức độ nào. Bởi vì, trình độ
khoa học, văn hóa chung chính là nền tảng, là cái “phông” cho năng lực tư duy của
con người phát triển. Nếu thiếu kiến thức khoa học, văn hóa chung thì không thể có
một năng lực tư duy thực sự.
- Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc trực tiếp vào nền giáo dục và đào tạo, vào
phương thức, phương pháp và điều kiện giáo dục đào tạo của xã hội. Một xã hội có
nền giáo dục khoa học, tiên tiến, hiện đại, vì con người thì xã hội đó sẽ sản sinh ra
được một thế hệ con người được trang bị không chỉ những tri thức cần thiết mà cả
phương pháp, phong cách tư duy.
- Một yếu tố xã hội cơ bản, ảnh hưởng to lớn đến năng lực tư duy lý luận, là
hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là nguồn gốc của mọi năng lực, đặc biệt là
năng lực tư duy. Chính thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua sự va chạm, thử
9


thách, tìm tòi, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tiễn mà tư duy phản ánh được
phương thức, quy luật tồn tại của sự vật, tạo ra phương thức, nội dung mới trong
năng lực tư duy và rèn dũa tư duy có một năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, nhu cầu, lợi ích, động cơ hoạt động của chủ thể nhận thức ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành năng lực tư duy. Mọi hoạt động của con người, kể cả hoạt
động tư duy, trí tuệ, suy cho cùng đều có mục đích và nhằm thỏa mãn những lợi ích
nhất định. Do vậy, việc đảm bảo lợi ích sẽ là nguồn động lực thúc đẩy năng lực tư
duy của chủ thể phát triển. Ngược lại, khi lợi ích không được đảm bảo thì sẽ ít

nhiều ảnh hưởng đến năng lực tư duy của con người.
- Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc trực tiếp vào bản thân của chủ thể tư duy.
Người nào càng tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng, càng tham gia vào các lĩnh
vực hoạt động thực tiễn xã hội nhiều thì năng lực tư duy càng được phát triển, hoàn
thiện. Ngược lại, những người dù năng khiếu bẩm sinh có nhiều đến mấy nhưng lại
bị bỏ quên, không được rèn luyện thường xuyên thì khả năng, lợi thế sẽ bị mai một
dần.
Có thể nói, trong những nhân tố trên, dù nhân tố sinh học - bẩm sinh lớn đến
mức nào đi nữa thì năng lực tư duy chủ yếu vẫn là do nhân tố xã hội và sự rèn
luyện của bản thân chủ thể quyết định, không thông qua học tập, phấn đấu thì nó sẽ
bị mai một, thui chột dần. Chính quá trình tiếp thu, rèn luyện, nâng cao trình độ trí
tuệ và phương pháp tư duy khoa học, biện chứng đã biến khả năng bẩm sinh của
năng lực tư duy thành hiện thực. Những yếu tố xã hội, thực tiễn phải được liên tục
phát huy thì mới có tính hiện thực và mới có thể được coi như “tính bẩm sinh xã
hội” của năng lực tư duy, và với ý nghĩa nào đó mới có thể được coi như là “tính di
truyền xã hội”. Như vậy, năng lực tư duy lý luận là một năng lực có cơ sở sinh học,
xã hội. Nhờ năng lực đó mà ý thức được sản sinh ra trong thực tiễn.
2. Năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của cán bộ Đoàn:
2.1. Hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn:
10


Nhiệm vụ của người cán bộ Đoàn các cấp rất đa dạng, phong phú và luôn mới
mẻ. Khi tổ chức một phong trào, một hoạt động Đoàn, người cán bộ Đoàn có thể
phải đóng nhiều vai trò cùng một lúc. Có khi như một người lãnh đạo, nhạc trưởng
của một dàn nhạc, có lúc đóng vai trò của một người quản lý tổ chức phong trào,
đồng thời cũng là người trực tiếp tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Người cán bộ Đoàn
trước hết có trách nhiệm đề ra những phương hướng, chủ trương, quyết định mang
tính chiến lược cho hoạt động Đoàn của địa phương mình. Những quyết định của
họ có tính chất quan trọng liên quan tới tổ chức, phong trào mà họ phụ trách. Ngoài

ra, cán bộ Đoàn còn là người dẫn dắt tổ chức, phong trào, đơn vị theo một hướng đi
cụ thể. Họ còn là người điều chỉnh hoạt động Đoàn của tổ chức mình cho phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh khách quan. Chính vì vậy, người cán bộ Đoàn rất cần sự
nhạy bén, linh hoạt, khả năng tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học, sáng
tạo và có kế hoạch.
Như vậy, hoạt động của cán bộ Đoàn cũng chính là sự tác động định hướng,
sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của thanh niên nhằm vươn tới những mục đích
nhất định. Điều đó đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải có một năng lực tư duy lý luận
nhất định. Bởi lẽ, cùng với các yếu tố khác, năng lực tư duy lý luận đóng một vai
trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản
lý một tổ chức, phong trào. Đó là yếu tố ẩn sâu bên trong năng lực lãnh đạo, quản
lý. Nếu như với những người làm khoa học, làm công tác nghiên cứu, hoạt động
chính của họ là suy ngẫm, tìm tòi, phát hiện ra lý thuyết, lý luận mới, vạch ra
phương án thực hành, ứng dụng thì những người làm công tác Đoàn cũng là người
lao động trí óc. Mặc dù họ không trực tiếp tìm tòi phát hiện ra các lý thuyết mới
nhưng họ là những người cụ thể hóa lý luận và hiện thực hóa lý thuyết vào hiện
thực. Để có thể hiện thực hóa lý luận, họ phải đào sâu suy nghĩ, nghiên cứu các tình
huống thực tế cụ thể, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp xử lý tình huống, ra quyết
định, tổ chức thực hiện quyết định thông qua hoạt động tập thể hoặc cá nhân.
11


Đối tượng mà công tác Đoàn hướng tới, vận động, tuyên truyền, giáo dục
chính trị, tư tưởng phần lớn là thanh niên, tầng lớp những người trẻ tuổi, thế hệ
mới, tương lai của đất nước. Số lượng thanh niên ngày một chiếm phần đông trong
xã hội nước ta. Đó là những người đang trong độ tuổi trưởng thành, đang trong thời
kì hình thành và hoàn thiện nhân cách, lập trường tư tưởng. Trong thời đại hiện nay,
họ phần lớn là những người có tri thức, năng lực, có mục đích và những ước vọng
riêng. Tuy nhiên đây cũng là lớp người còn non trẻ cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm
cuộc sống, dễ dao động, dễ bị kích động tâm lý, thay đổi lập trường nếu không

được quan tâm giáo dục đúng mức. Vì thế, người cán bộ Đoàn một mặt phải hiểu
biết công việc, mặt khác phải có những hiểu biết nhất định về tâm tư nguyện vọng,
năng lực, thể chất của đối tượng mà mình đang tác động tới. Từ đó tạo điều kiện
cho các đối tượng này xây dựng lý tưởng sống, thể hiện niềm tin, phát huy lòng
nhiệt huyết của mình đối với các hoạt động Đoàn, cống hiến sức trẻ cho xã hội.
Muốn làm được điều đó, cán bộ Đoàn cần phải bám sát cơ sở, có nhiều hoạt động
hướng về cơ sở; tổ chức thiết kế hoạt động phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng
của đoàn viên, thanh niên. Cán bộ Đoàn phải gặp gỡ tiếp xúc, đối thoại ở cơ sở
thường xuyên để biết được thanh niên đang cần gì ở Đoàn và Đoàn cần làm gì cho
họ. Hoạt động không chỉ một chiều mà người cán bộ Đoàn cần phải biết lắng nghe
và chia sẻ với suy nghĩ của các đoàn viên, thanh niên. Ý kiến của các đoàn viên,
thanh niên là luồng thông tin phản ánh trở lại giúp người làm công tác Đoàn hiểu
được những gì mình đang làm có phù hợp với thực tế, có ý nghĩa thiết thực trong
cuộc sống hay không, trên cơ sở đó mà có những điều chỉnh hợp lý. Thực tế đã cho
thấy, nhiều vấn đề, tình huống phát sinh từ cơ sở khi được quan tâm giải quyết đã
tạo nên những bước phát triển mới của phong trào thanh niên ở địa phương. Cũng
không ít trường hợp, cái mới được tổng kết, khái quát có giá trị ứng dụng trong
phạm vi tỉnh hay toàn quốc lại được bắt nguồn từ cơ sở. Vì vậy, đòi hỏi ở người cán
bộ Đoàn khả năng khái quát hóa tổng kết thực tiễn và trên cơ sở những kinh
nghiệm, lý luận được tổng kết đó áp dụng linh hoạt trở lại vào thực tiễn.
12


Với chức năng của Đoàn là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham gia
xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
Đảng và của Bác Hồ, nhiệm vụ của người cán bộ Đoàn là tuyên truyền, vận động
thanh niên thực hiện Nghị quyết, Điều lệ Đoàn và các chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ này đòi hỏi trước hết người cán bộ Đoàn phải
là người nắm vững được những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, thấm

nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, biết vận dụng
một cách linh hoạt, khéo léo lý luận cũng như đường lối chính sách đó vào những
tình huống cụ thể trong thực tế. Vì vậy, người cán bộ Đoàn cần phải có một năng
lực tư duy lý luận nhất định để có một tầm nhìn định hướng, một tư duy biết đối
nhân xử thế ứng phó với các tình huống cụ thể ở cơ sở như Bác Hồ đã từng dạy.
Kém về tư duy lý luận hoặc lý luận suông, sẽ rơi vào bệnh chủ quan, tầm nhìn hạn
hẹp, lúng túng, hoặc sai lầm, thất bại. Bác đã từng nói: “Vì kém lý luận nên gặp
mọi việc không biết xem xét rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý cho khéo, không biết
nhận rõ điều kiện khách quan, kết quả thường thất bại”. Dù rằng người cán bộ
Đoàn rất cần có tư duy kinh nghiệm, nhất là ở cơ sở, nhưng tư duy kinh nghiệm đó
cần phải được soi sáng bằng lý luận, phải có một năng lực tư duy lý luận nhất định.
Hoạt động Đoàn muốn đạt hiệu quả cao thì phải đạt được sự thống nhất đồng
bộ trong cả nước, song đó là thống nhất trong sự đa dạng nhiều chiều. Mỗi một tỉnh
thành, một địa phương có những đặc thù riêng về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, trình
độ dân trí… Chính vì vậy mà người cán bộ Đoàn, đặc biệt là cán bộ Đoàn từ cấp
tỉnh đến cấp cơ sở, một mặt phải có kiến thức xã hội phong phú bao quát trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…, mặt khác phải
nắm rõ những đặc điểm tình hình hiện nay của địa phương mình. Có như vậy,
người làm công tác Đoàn mới có thể đề ra những chủ trương, hành động đúng đắn,
phát huy được thế mạnh của địa phương mình bằng những hoạt động có trọng tâm,
trọng điểm, tránh rập khuôn máy móc làm theo mô hình của địa phương khác
13


không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương mình, đồng thời cũng tránh
được lối suy nghĩ thiển cận, thói quen làm việc dựa trên kinh nghiệm, loại bỏ cách
nhìn: Thấy cây mà không thấy rừng hoặc thấy rừng mà không thấy cây.
Cũng giống với nhiệm vụ của một người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc gồm
nhiều nhạc công với các loại nhạc cụ khác nhau để tạo nên một bản hòa tấu mang
âm hưởng đẹp, hấp dẫn, hoạt động của người cán bộ Đoàn được nâng lên tầm nghệ

thuật làm việc với con người, tác động đến con người để tạo nên những mối quan
hệ tốt đẹp giữa họ với nhau và với công việc, mang lại hiệu quả cao trong công tác
Đoàn, góp phần vào việc hình thành nên những con người với nhân cách, lối sống
đẹp trong xã hội. Để tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh, thu hút được sự tham gia
tích cực của đoàn viên, mỗi cán bộ Đoàn cần phải tự hoàn thiện tác phong, thái độ
cho phù hợp với vị trí, nhiệm vụ của mình. Bởi thái độ, tác phong của người cán bộ
Đoàn là hình ảnh của tổ chức, có thể đem lại sự hứng thú, ngưỡng mộ của đoàn
viên, thanh niên nhưng cũng có thể gây ra sự buồn chán và không tôn trọng. Cùng
với tác phong, thái độ, người làm công tác Đoàn cũng cần phải có những kỹ năng
cơ bản, cần thiết như: Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo; kỹ năng ứng xử, xử lý tình
huống; kỹ năng trình bày, triển khai một vấn đề… Những kỹ năng cơ bản đó là yếu
tố quan trọng quyết định thành, bại trong quá trình tham gia công tác Đoàn, phong
trào thanh thiếu nhi của mỗi cán bộ Đoàn.
Như vậy, công tác Đoàn với nhiều hoạt động phong phú với đối tượng vận
động, tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng là tầng lớp thanh niên, những người
trẻ tuổi, chủ nhân tương lai của đất nước đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải có
phương pháp làm việc linh hoạt, sáng tạo, khoa học, có kế hoạch, biết tiếp thu cái
mới, dám nghĩ dám làm, luôn vận động “làm mới” nội dung, phương thức và loại
hình hoạt động của tổ chức Đoàn. Cán bộ Đoàn cần phải thường xuyên tiếp xúc
trực tiếp với các đoàn viên, thanh niên, lắng nghe những ý kiến, nhu cầu, nắm được
tâm tư nguyện vọng của họ từ cơ sở. Bên cạnh đó, bản thân người cán bộ Đoàn
phải là người có lý tưởng cách mạng trong sáng, tác phong, thái độ chuẩn mực;
14


nắm vững được các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, biết
vận dụng linh hoạt lý luận vào thực tiễn và ngược lại, qua những tình huống cụ thể
trong thực tiễn biết tổng kết, đúc rút thành những bài học kinh nghiệm, có giải pháp
kịp thời, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng hiệu quả; luôn trau
dồi, học hỏi, mở mang kiến thức, kĩ năng về nhiều mặt…

2.2. Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ Đoàn trong hoạt
động Đoàn:
Những nội dung cơ bản trong hoạt động của cán bộ Đoàn đã phân tích ở trên
cũng đồng thời thể hiện được những yêu cầu về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ
cán bộ Đoàn các cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Đó là sự nắm bắt sâu sắc lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, dựa
vào hệ thống lý luận ấy mà áp dụng vào những hoạt động thực tiễn, làm việc một
cách khoa học, hiệu quả. Đồng thời, trong việc tổ chức thực hiện các phong trào,
chương trình của Đoàn Thanh niên, người cán bộ Đoàn còn phải thu nhận kịp thời
những thông tin từ thực tiễn, xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính
xác, từ đó vận dụng cái chung một cách đúng đắn chính xác cho những hoạt động
cụ thể ở địa phương mình. Đó chính là năng lực vận dụng sáng tạo cái chung vào
cái riêng. Mặt khác, trong quá trình công tác Đoàn, yêu cầu về năng lực tư duy lý
luận của các cán bộ Đoàn còn thể hiện ở năng lực tư duy về con người, về khả năng
lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, biết sử dụng con người sao cho đúng
người, đúng việc để thu hút, tập hợp họ, động viên, lôi cuốn họ để họ tham gia hoạt
động tích cực.
Công tác Đoàn Thanh niên từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp cơ sở vừa có tính
định hướng chung, vừa mang tính thực tiễn cụ thể, vì vậy, trong quá trình hoạt động
của mình, người cán bộ Đoàn còn cần phải có năng lực tổng kết thực tiễn, đúc rút
kinh nghiệm để có cơ sở hình thành các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề ở
quá trình thực tiễn tiếp theo.
15


Để đạt được những mục đích, yêu cầu nội dung của công tác Đoàn Thanh niên
một cách hiệu quả nhất, người cán bộ Đoàn nói chung, đội ngũ cán bộ Đoàn ở các
tỉnh nói riêng phải có năng lực tư duy lý luận nhất định.
Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn
được thể hiện ở những mặt cơ bản sau:

Một là, năng lực tư duy lý luận là yếu tố đảm bảo cho người cán bộ Đoàn
nhận thức thấu đáo các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ Đoàn nâng cao khả
năng nhận thức, phân tích tình hình thực tiễn, có thể vận dụng sáng tạo lý luận,
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác thanh niên, đề
xuất những chủ trương và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, qua đó
thúc đẩy sự phát triển phong trào thanh niên của địa phương mình.
Ba là, năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ Đoàn nâng cao năng lực
xử lý thông tin để trên cơ sở đó ra được các quyết định đúng đắn, chính xác, kịp
thời giải quyết các tình huống cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bốn là, năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ Đoàn nâng cao năng
lực tổ chức, động viên, giáo dục, thuyết phục, tập hợp các đoàn viên, thanh niên và
quần chúng nhân dân để tạo thành phong trào sâu rộng trên toàn địa bàn.
Năm là, năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ Đoàn nâng cao năng lực
tổng kết thực tiễn.
Sáu là, năng lực tư duy lý luận là cơ sở cho việc rèn luyện phẩm chất chính
trị, đạo đức, tác phong của người cán bộ Đoàn.
Năng lực tư duy lý luận có vai trò hết sức to lớn trong toàn bộ quá trình nhận
thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong công tác chính trị tư
tưởng nói chung, trong hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn nói riêng, năng lực tư
duy lý luận là yếu tố có vai trò quan trọng, không thể thiếu được. Nó là cơ sở, là
16


điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả của toàn bộ các quá trình của công tác
Đoàn. Vai trò của nó đối với hoạt động Đoàn được thể hiện trên nhiều mặt: Là cơ
sở cho người cán bộ Đoàn nhận thức thấu đáo các quan điểm, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là yếu tố giúp cho người cán bộ
Đoàn nâng cao khả năng nhận thức, phân tích tình hình thực tiễn, có thể vận dụng
sáng tạo lý luận, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công
tác thanh niên, đề xuất những chủ trương nhằm thúc đẩy sự phát triển phong trào
thanh niên của địa phương; là cơ sở để họ nâng cao năng lực xử lý thông tin để trên
cơ sở đó ra được các quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời giải quyết các tình
huống cho phù hợp với điều kiện thực tiễn; giúp cho người cán bộ Đoàn nâng cao
năng lực tổ chức, động viên, giáo dục, thuyết phục, tập hợp các đoàn viên, thanh
niên và quần chúng nhân dân để tạo thành phong trào sâu rộng trên toàn địa bàn; là
điều kiện quan trọng để người làm công tác Đoàn nâng cao năng lực tổng kết thực
tiễn và đồng thời giúp người cán bộ Đoàn trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị,
đạo đức, tác phong.
II. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC TƯ
DUY LÝ LUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN
CHỦ CHỐT TỈNH BD:
1. Khái quát về tỉnh BD:
BD là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km
theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp
nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh
giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía
Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa
độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới
chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông
giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao
17


Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). BD
được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng
nam Lào.

Năm 2015, dân số tỉnh BD khoảng 1,5 triệu người (chiếm 1,7% dân số cả
nước - 90,73 triệu người). Mật độ dân số trung bình 251,1 người/km², bằng 93%
mật độ trung bình của cả nước (274 người/km²); tỷ lệ dân số thành thị chiếm 30,8%
(thấp hơn so với trung bình cả nước - 33,1%), nông thôn chiếm 69,2% (cao hơn so
với trung bình cả nước - 66,9%).
BD có yếu tố đặc trưng về dân tộc, ngoài dân tộc Kinh (chiếm 98%), tỉnh còn
có các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc
Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.
BD bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 9 huyện, chia thành 126 xã,
21 phường và 12 thị trấn.
2. Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt
tỉnh BD:
Trước những thay đổi về nhiều mặt của tỉnh, trước những biến đổi to lớn của
tình hình trong nước và thế giới, cùng với sự lớn mạnh về chất lượng của thế hệ
thanh niên mới, đòi hỏi công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh phải
đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với sự
phát triển của thanh niên, với cơ chế vận hành của nền kinh tế và yêu cầu đổi mới,
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, phát huy vai trò của nguồn nhân lực trẻ
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và đất nước. Để làm
được điều đó, phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng phát triển cả
về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, bản lĩnh vững vàng, đạo đức
lối sống lành mạnh trong sáng; chú trọng nâng cao năng lực tư duy của họ đáp ứng
những yêu cầu đặt ra hiện nay. Đó là điều kiện quyết định đến chất lượng hiệu quả
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
18


Trên thực tế, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD đang từng bước được nâng cao
trình độ về mọi mặt, đặc biệt là năng lực tư duy lý luận đã được nâng lên rõ rệt.
Cùng với việc triển khai thực hiện Quy chế cán bộ Đoàn, công tác các bộ Đoàn tỉnh

BD được quan tâm, chú trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp đủ về
số lượng, có phẩm chất, trình độ học vấn và năng lực đáp ứng được yêu cầu của
công tác thanh niên trong thời kì mới. Hiện nay, 97% cán bộ Đoàn tỉnh BD từ tỉnh
đến cơ sở đã đạt trình độ học vấn tối thiểu từ Trung cấp trở lên, trong đó gần 62%
đạt trình độ từ Đại học và trên Đại học. Công tác tập huấn bồi dưỡng kỹ năng,
nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn được các cấp bộ Đoàn quan
tâm, chú trọng.
Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn của tỉnh BD có những mặt
mạnh sau:
Thứ nhất, tư duy của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD được dựa trên quá trình
thực hành và kinh nghiệm phong phú.
Đa số các cán bộ Đoàn tỉnh BD trưởng thành đi lên từ các phong trào thanh
thiếu nhi ở cơ sở. Những kinh nghiệm đúc kết thực tiễn những năm làm công tác
Đoàn - Đội ở các tổ chức Đoàn cấp dưới đã giúp họ có nhiều kinh nghiệm trong
công tác vận động quần chúng, tổ chức, xây dựng phong trào cũng như kinh
nghiệm trong việc xử lý những tình huống trong hoạt động Đoàn. Nếu như trong
những ngày đầu hoạt động, các cán bộ Đoàn tỉnh BD còn gặp nhiều khó khăn, đi
vận động thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện tại cộng đồng, hiến máu
nhân đạo, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông… thường hay nhận được
những cái lắc đầu, sau một thời gian tuyên truyền sâu, rộng, chứng minh qua những
hành động thực tế cùng với việc rút ra những kinh nghiệm trong vận động và tổ
chức các phong trào Đoàn, các cán bộ Đoàn tỉnh BD đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận trong hoạt động của mình. Công tác Đoàn đã thu hút đông đảo đoàn
viên, thanh niên tham gia hơn trước, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy
Đảng chính quyền và sự đồng thuận của cộng đồng. Nhiệm kỳ 2012 - 2017, với
19


việc thực hiện hai phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ
quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, công tác Đoàn tỉnh BD

đã đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi. Số công trình, phần việc thanh niên đạt
11.296 phần việc, thu hút hàng chục nghìn lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các
hoạt động như: Hoạt động tiếp thu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên
với 21.225 đoàn viên, thanh niên tham gia; hoạt động hiến máu tình nguyện với
25.587 đoàn viên, thanh niên đăng kí; toàn Đoàn đã có 615 đề tài khoa học, sáng
kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị cao; phối hợp với các tổ chức ban ngành, đặc biệt là
ban An toàn giao thông các cấp tổ chức 1.024 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân; tư vấn,
hướng nghiệp dạy nghề cho hơn 52.658 đoàn viên, thanh niên; giải quyết việc làm
cho hơn 12.000 đoàn viên, thanh niên.
Như vậy, thông qua các hoạt động phong phú của mình, tư duy kinh nghiệm
của các cán bộ Đoàn tỉnh BD ngày càng được củng cố, trau dồi và phát huy hiệu
quả. Tư duy kinh nghiệm là một giai đoạn trong nhận thức lý tính của con người và
rõ ràng là không thể phủ nhận được vai trò của nó trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn. Nhờ đặc tính trực tiếp phản ánh hiện thực khách quan của tư duy kinh
nghiệm mà các cán bộ Đoàn tỉnh BD có được sự mềm dẻo, linh hoạt, năng động và
nhạy cảm trước thực tiễn, dễ thích nghi với những thay đổi của tình hình thực tiễn.
Trong tư duy kinh nghiệm có ẩn chứa khả năng giúp các cán bộ Đoàn tỉnh BD phát
hiện và giải quyết vấn đề một cách nhạy bén. Tư duy kinh nghiệm phong phú đã
cung cấp những tiền đề lý luận - thực tiễn đầu tiên cho tư duy lý luận, là cầu nối
giữa tư duy lý luận và thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn.
Thứ hai, trong hoạt động và điều hành công tác thanh niên, cán bộ Đoàn tỉnh
BD biết vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước trong các hoạt động thực tiễn, đưa ra nhiều
mô hình hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương để đạt hiệu quả tối đa các
hoạt động Đoàn.
20


Do được nâng cao về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, do rèn luyện

phấn đấu nên đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD đã có được một năng lực tư duy lý luận
nhất định. Do đó, họ có khả năng nắm bắt được chủ trương của Đoàn cấp trên, quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, họ biết huy
động vốn kiến thức, kỹ năng vốn có của mình vào việc thực hiện, vận dụng các chủ
trương chính sách đó vào công tác Đoàn ở địa phương. Thực tế cho thấy, cán bộ
Đoàn tỉnh BD đã không chỉ làm tốt công tác Đoàn - Đội mà còn thực hiện tốt công
tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính
sách của Đảng. Họ là những người có vai trò, vị trí quan trọng trong công tác chính
trị tư tưởng của tỉnh BD. Nhiều hoạt động thực tiễn cụ thể hóa chủ trương của
Đoàn cấp trên nói riêng, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
nói chung đã được tổ chức thực hiện. Điều đó đã góp phần nâng cao nhận thức
chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức chấp hành pháp
luật cho thanh thiếu nhi. Có thể thấy rằng đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD đã biết vận
dụng khá hiệu quả đường lối chủ trương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, của Đảng và Nhà nước trong các hoạt động thực tiễn, chứng tỏ năng lực tư
duy lý luận của đội ngũ cán bộ này đã đạt đến một trình độ nhất định.
Hoạt động điển hình trong công tác giáo dục tư tưởng của đội ngũ cán bộ
Đoàn tỉnh BD được thực hiện sáng tạo và hiệu quả là cuộc vận động “Tuổi trẻ BD
học tập và làm theo lời Bác”. Cuộc vận động này đã trở thành nội dung xuyên suốt,
định hướng công tác giáo dục của các cấp bộ Đoàn trong cả nhiệm kỳ 2012 - 2017.
Với trọng tâm công tác là giáo dục để nâng cao nhận thức và cụ thể hóa bằng hành
động là thước đo trong việc thực hiện cuộc vận động, lấy yếu tố “làm theo lời Bác”
là nhiệm vụ hàng đầu. Nội dung “5 xây, 5 chống” được cụ thể hóa thành các tiêu
chí, chuẩn mực đạo đức phù hợp với các đối tượng đoàn viên, thanh niên, ở từng
địa phương, đơn vị, thực hiện phương châm vừa “xây” vừa chống, trong đó lấy
“xây” làm định hướng chủ đạo. Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã phát hiện, tuyên
dương những điển hình tiên tiến trong học tập, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo
21



đức Hồ Chí Minh qua các hoạt động: “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ BD”, “Liên hoan
thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, diễn đàn “Tuổi trẻ BD học tập và làm theo
lời Bác”… Thông qua thực hiện cuộc vận động, nhận thức và hành động của đội
ngũ cán bộ Đoàn cũng như của đoàn viên đã có những chuyển biến tích cực, tạo ra
phong trào thi đua sâu rộng, có ý nghĩa thực tiễn cao. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức
cho đoàn viên, thanh niên học tập, quán triệt thực hiện các Nghị quyết của Đảng,
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những cách thức mới,
gần gũi hơn; đổi mới hình thức triển khai học tập 6 bài học lý luận chính trị cho
đoàn viên, thanh niên, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về tình hình chính trị,
thời sự thế giới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo vệ độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Qua đó đã tác động tích cực đến nhận thức chính
trị, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Những kết quả trên cho thấy phong trào thanh niên và hoạt động Đoàn ở tỉnh
BD đã có những thay đổi, những bước phát triển mới. Đó là kết quả của việc vận
dụng những chủ trương chính sách của Đoàn, của Đảng và Nhà nước một cách
sáng tạo, đúng đắn của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD. Những đóng góp về nhiều
mặt của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD đã chứng tỏ một năng lực nhận thức nhất
định, một trình độ lý luận cơ bản và một năng lực công tác thực sự của họ. Rõ ràng,
nếu không có một năng lực tư duy lý luận nhất định thì đội ngũ cán bộ này không
thể khẳng định được vai trò của mình trên thực tế như thế.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD đã biết tổng kết việc tổ chức công tác
Đoàn trên địa bàn tỉnh một cách có lý luận hơn.
Đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD luôn chú trọng công tác tổng kết rút kinh
nghiệm việc thực hiện các phong trào Đoàn cũng như việc thực hiện các chủ
trương, Nghị quyết của Đoàn cấp trên, của Đảng và Nhà nước. Các quy trình tổng
kết đã được thực hiện một cách bài bản hơn và các kết luận tổng kết đã mang tính
khái quát, tính phổ biến nhiều hơn. Mặc dù vẫn còn một số những hạn chế nhưng
nhìn chung công tác tổng kết thực tiễn của họ đã đạt nhiều kết quả. Điều này thể
22



hiện năng lực tư duy lý luận nhất định của đội ngũ này. Họ đã có năng lực lựa chọn
đúng vấn đề cần tổng kết; năng lực thu thập xử lý thông tin liên quan tới vấn đề
tổng kết thực tiễn; năng lực tập hợp lực lượng trong tổng kết thực tiễn. Đặc biệt biết
phát huy trí tuệ tập thể cùng với năng lực tư duy lý luận nên họ đã rút ra được các
lý luận có tính khái quát, phổ biến cao, có giá trị chỉ đạo thực tiễn tiếp theo trên địa
bàn.
Tổng kết nhiệm kỳ 2012 - 2017 vừa qua, cán bộ Đoàn tỉnh BD đã rút ra những
bài học kinh nghiệm có tính lý luận. Những bài học này là sự khái quát quá trình
chỉ đạo và thực hiện công tác Đoàn trong những năm qua; đó là sự xem xét lý luận
và phát triển lý luận ở một chừng mực nhất định trên địa bàn cụ thể của tỉnh mình.
Nếu không có năng lực tư duy lý luận thì những bài học đó chỉ dừng lại ở mức
những bài học kinh nghiệm, tính lý luận rất ít.
Trong thời kì đổi mới của đất nước, để hoạt động thực tiễn được hiệu quả cần
có lý luận dẫn đường. Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản tỉnh BD đã rút ra
bài học kinh nghiệm trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 như sau:
Một là, các hoạt động của Đoàn phải thiết thực, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích
chính đáng của thanh niên, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện, hỗ
trợ thanh niên trong học tập, lao động, tự khẳng định và phát triển tài năng. Đồng
thời, tập trung nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, chương trình phù hợp để phát
huy thế mạnh của lực lượng thanh niên, nhất là sinh viên, trí thức trẻ, nâng cao hiệu
quả phối hợp hoạt động giữa các đối tượng thanh niên.
Hai là, xác định cán bộ là nhân tố then chốt cho sự ổn định và phát triển của tổ
chức Đoàn. Xây dựng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp đoàn kết, trí
tuệ, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Trong công tác cán bộ coi trọng đánh
giá đạo đức và sử dụng cán bộ đúng năng lực, trình độ, từ đó tạo nguồn, bồi dưỡng,
sử dụng, luân chuyển và trưởng thành.
Ba là, cần có sự đầu tư chiều sâu, hướng về cơ sở, tập trung vào các nhiệm vụ
trọng tâm, các vấn đề bức xúc của thanh niên và của tỉnh. Cấp tỉnh cần tập trung
23



nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và xây dựng mô hình; coi trọng kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện các chủ trương của công tác Đoàn. Tuyệt đối tránh bệnh hình thức,
giáo điều trong các hoạt động của Đoàn.
Bốn là, trong công tác chỉ đạo thể hiện tính sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám
làm, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh, đồng thời tranh thủ sự
quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Tích cực khai
thác nguồn lực của xã hội phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi”.
Trong nhiệm kỳ qua, với những thành tích đạt được, vai trò, vị thế của tổ chức
Đoàn tỉnh BD trong thanh niên và xã hội đã được khẳng định góp phần xứng đáng
vào thành tích chung của Đảng bộ và nhân dân tỉnh. Trong 5 năm qua, Đoàn Thanh
niên tỉnh BD đã được Trung ương Đoàn tặng 356 bằng khen; được Ủy ban Nhân
dân tỉnh tặng 5 cờ thi đua xuất sắc, 9 bằng khen tập thể, 16 bằng khen cá nhân và
nhiều bằng khen của các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh cho các tập thể, cá nhân
tiêu biểu
Công tác Đoàn với những hoạt động thực tế đã giúp cho đội ngũ cán bộ Đoàn
tỉnh BD tích lũy được một số kinh nghiệm công tác nhất định. Chúng ta đều biết,
kinh nghiệm với tư cách là sản phẩm của quá trình nhận thức - có cả kinh nghiệm
trước lý luận và kinh nghiệm sau lý luận (những kinh nghiệm thu được nhờ áp
dụng lý luận khoa học vào một lĩnh vực thực tế), cả kinh nghiệm thông thường lẫn
kinh nghiệm khoa học. Do có một năng lực tư duy lý luận nhất định cùng với vốn
kinh nghiệm phong phú, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD có một năng lực trí tuệ có
khả năng đảm bảo cho yêu cầu nhận thức và công tác Đoàn đạt được hiệu quả ở
một mức độ nhất định. Năng lực ấy cần phải được củng cố, bổ sung và phát triển
không ngừng trong quá trình đổi mới tư duy.
Như vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD hiện nay nhìn chung đã có được một
năng lực tư duy lý luận ở một trình độ nhất định, có khả năng cụ thể hóa sự nhận
thức, vận dụng trí tuệ của mình trong công tác Đoàn và đã đạt được một số kết quả
tốt. Đó là ưu điểm, thế mạnh cần được đề cao và phát huy hơn nữa trong công tác

24


giáo dục chính trị tư tưởng và các hoạt động của Đoàn Thanh niên trong quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh những ưu điểm trên, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ
Đoàn tỉnh BD nhìn chung còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của công tác Thanh niên trong thời kì đổi mới với tốc độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh chóng như hiện nay.
Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD còn có những hạn
chế sau:
Thứ nhất, năng lực tư duy lý luận còn yếu do trình độ học vấn của cán bộ
Đoàn tỉnh BD nhìn chung còn thấp và thiếu hệ thống, đặc biệt là cấp cơ sở.
Trình độ học vấn là một yếu tố nền tảng quan trọng, là cơ sở của năng lực tư
duy. Trình độ học vấn của đa số đội ngũ cán bộ Đoàn tỉnh BD còn nhiều hạn chế,
năng lực tư duy và năng lực tổ chức thực tiễn chưa đáp ứng kịp yêu cầu đặt ra của
xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của tỉnh BD nói
riêng và đất nước nói chung.
Về trình độ lý luận chính trị, số cán bộ Đoàn đã được đào tạo trình độ Trung
cấp đạt trên 39%, một số đã qua Cao cấp chính trị (khoảng 6%) nhưng trình độ lý
luận Sơ cấp vẫn là chủ yếu. Tất nhiên, không phải cứ học tập lý luận là có ngay
năng lực tư duy lý luận, nhưng học tập lý luận là một trong những tiền đề không thể
thiếu để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày
càng cao của công tác thanh niên hiện nay, thiết nghĩ, trình độ lý luận chính trị của
các cán bộ Đoàn tối thiểu phải đạt từ Trung cấp trở lên. Do trình độ không cao nên
họ ngại tiếp xúc với những vấn đề có tính lý luận, hiệu quả tổng kết kinh nghiệm
chưa được như mong muốn. Có tình trạng một số cán bộ Đoàn không nắm chắc,
chưa hiểu đúng lý luận nên đã áp dụng một cách cứng nhắc, kém linh hoạt trong
thực tiễn làm giảm hiệu quả của công tác Đoàn và nhất là không gây được lòng tin
của đoàn viên, thanh niên. Hiện nay, công tác nắm bắt dư luận, định hướng tư

tưởng trong đoàn viên, thanh niên đối lúc còn thiếu tính kịp thời. Công tác tuyên
25


×