Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Mot so phuong phap day hoc thuc hanh lap trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.1 KB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY HỌC
THỰC HÀNH LẬP TRÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH”
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của khoa học và
công nghệ, đời sống xã hội ngày được nâng cao, chất lượng cuộc sống đang
được cải thiện đáng kể. Xã hội đã và đang bước vào con đường hội nhập quốc
tế, ngành giáo dục đã được nhà nước và xã hội quan tâm nhiều hơn, việc đổi
mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và
nâng cao chất lượng cũng được Bộ giáo dục xem là quyết sách hàng đầu. Việc
dạy học giúp học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh tri thức, hình thành và rèn
luyện các kỹ năng đáp ứng nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao được đặt lên
tiêu chí hàng đầu. Giúp học sinh với những kỹ năng đã được đào tạo có thể
nhanh chóng tiếp cận được những phát triển của xã hội hiện đại và trở thành
những công dân chất lượng cao trong tương lai. Do đó, việc học tập và rèn
luyện nhằm trang bị cho mình một số các kỹ năng, chủ động trong việc học
tập và công việc của mình là yêu cầu thiết yếu được đặt ra. Trong nhà trường
THPT môn Tin học đã được đưa vào nhằm giúp cho học sinh bước đầu làm
quen với các ứng dụng và sử dụng máy tính. Một trong những phần kiến thức
giúp cho các em rèn luyện cho mình tư duy lôgic và phong cách làm việc
khoa học, chặt chẽ. Đồng thời, hình thành một số kỹ năng bổ ích, đặc biệt là
kỹ năng thực hành ứng dụng đó là phần ngôn ngữ lập trình Pascal. Phần kiến
thức này giúp cho học sinh hình thành các kỹ năng phân tích, lập luận, xử lý
bài toán theo xu hướng tích cực, triệt để, đảm bảo tính chính xác, khoa học,
tiết kiệm thời gian và tài nguyên. Để đảm bảo được yêu cầu đó, việc dạy học
thực hành lập trình góp một vai trò hết sức quan trọng mang lại hiệu quả, chất
lượng của quá trình dạy và học. Để có được một phương pháp dạy học phù
hợp, đạt được hiệu quả như mong muốn và đặc biệt là có thể nâng cao chất


1


lượng học tập của học sinh là vấn đề cần thiết được đặt ra cho các giáo viên
mỗi khi lên lớp.
Thực trạng hiện nay, nếu theo một phương pháp như : Phương pháp
làm mẫu, sau khi đã được giáo viên truyền thụ kiến thức và hướng dẫn ban
đầu, học sinh chỉ lĩnh hội và áp dụng bài học một cách rập khuôn, máy móc
mà không biết mình đã làm đúng, làm đủ hay chưa, chưa nhận biết được
những lỗi hoặc thiếu sót phần nào và kết quả thực hiện chương trình không
như mong muốn. hoặc phương pháp dạy học nêu vấn đề : có thể gặp phải một
số khó khăn, học sinh không thể tự giải quyết vấn đề sau khi đã có gợi ý của
giáo viên, hoặc do sự chênh lệch trình độ mà có một số đối tượng học sinh
giải quyết vấn đề quá nhanh làm cho giáo viên hiểu nhầm là đa số học sinh đã
hiểu và nắm bắt được nội dung, yêu cầu của bài học. Trong khi đó, đa số học
sinh vẫn không hiểu, không nắm bắt được điều cốt lõi của bài học. Để khắc
phục vấn đề này tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm của mình trong việc phối
hợp các phương pháp trong dạy học thực hành lập trình nhằm nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích đưa ra các kỹ năng, giải pháp trong việc
phối hợp các phương pháp dạy học thực hành lập trình để nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học thực hành lập trình trong môn Tin học. Giúp cho giáo
viên có được những giải pháp, những lựa chọn đa dạng, phù hợp với nội
dung, thực trạng của từng đối tượng học sinh. Rèn luyện cho người học một
phong cách học tập, làm việc khoa học, tích cực, cẩn thận, tránh được những
thiếu sót và đạt được hiệu quả cao.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
a. Nhiệm vụ:
Đưa ra được các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với điều kiện

dạy học thức tế. Cách phối hợp, ứng dụng các phương pháp nhằm cải tiến
việc tổ chức dạy và học lập trình sao cho phù hợp với từng đối tượng học
2


sinh, phân loại được đối tượng. Đồng thời, đưa ra được những căn cứ áp dụng
giúp giáo viên có thể nhanh chóng lựa chọn cho mình các phương pháp dạy
học phù hợp nhằm nâng cao được chất lượng học tập của học sinh trong học
thực hành lập trình.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, tích
lũy kinh nghiệm với các phương pháp và ứng dụng phù hợp đạt hiệu quả cao.

3


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trong bộ môn Tin học, một trong những yêu cầu đặt ra đối với học
sinh là có được các kỹ năng cần thiết để tiến hành các thao tác thực hành trên
máy. Trong đó, có được các kỹ năng thực hành lập trình trên máy là yêu cầu
cần đạt đối với mỗi người học khi tiếp cận và học tập các ngôn ngữ lập trình.
Vậy kỹ năng thực hành lập trình đối với học sinh ở bậc THPT của chúng ta là
gì? và cần đạt được những yêu cầu tối thiểu nào? Đối với học sinh THPT khi
học ngôn ngữ lập trình có được các kỹ năng thực hành soạn thảo nội dung
chương trình, đọc hiểu chương trình, kỹ năng lựa chọn, chỉnh sửa và phát hiện
lỗi, dịch và thực hiện chương trình. Muốn làm được điều đó, trong quá trình
giảng dạy thực hành lập trình, giáo viên cần có các phương pháp định hướng
và hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh theo hướng tích cực của
người học. Qua đó phát huy được một số kỹ năng trong thực hành lập trình

của các đối tượng học sinh góp phần nâng cao chất lượng học tập.
2. Thực trạng của đề tài:
Khi tham gia trực tiếp giảng dạy các lớp 11 và các lớp kỹ thuật tin học
lớp 11. Tình hình tại thời điểm đó như sau:
- Do trình độ của học sinh có sự chênh lệch nên việc áp dụng một
phương pháp dạy học cố định cho tất cả các đối tượng là không thể thực hiện
bởi nó sẽ gây ra một số tiêu cực: Học sinh không hiểu bài, không phản ứng,
tiếp thu kiến thức không kịp, không có hứng thú học tập, thiếu tích cực sáng
tạo…
- Trong các giờ dạy lập trình (NNLT Pascal) sau khi đã được giáo viên
truyền thụ kiến thức theo yêu cầu thì học sinh chỉ lĩnh hội một cách thụ động
và áp dụng kiến thức một cách rập khuôn, máy móc, thiếu tính sáng tạo. Việc
vận dụng kiến thức chỉ để giải quyết các bài toán mà đã được hướng dẫn hoặc
đã được làm mẫu. Chưa đủ khả năng để giải quyết các bài toán khác tương tự
4


hoặc đề bài khác. Học sinh không thể tự mình kiểm soát quá trình viết chương
trình, không biết được trong chương trình đang sai sót, thiếu và cần bổ sung
cái gì?
- Đa số học sinh gặp khó khăn trong các trường hợp mà bài tập chưa
có chương trình cụ thể hoặc mới được giáo viên mô tả thuật toán và lúng túng
không biết viết chương trình như thế nào nhằm thực hiện được thuật toán đó.
- Lớp học đông, giáo viên rất khó kiểm soát lớp và khó thực hiện
hướng dẫn được đến từng đối tượng học sinh cụ thể.
- Suy nghĩ tiêu cực vẫn luôn tồn tại trong từng học sinh, nên việc chủ
động lĩnh hội kiến thức vẫn còn gặp nhiều hạn chế.
Tất cả những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp
của người giáo viên. Kết quả sau mỗi tiết học kiến thức về lập trình của nhiều
học sinh còn yếu kém, kết quả kiểm tra đánh giá về kiến thức và kĩ năng lập

trình không đạt hoặc đạt ở mức trung bình. Đặc biệt là làm thế nào để giáo
viên có thể biết được đối tượng học sinh nào còn thiếu hoặc cần bổ trợ các
kiến thức nào, kĩ năng nào là một yêu cầu được đặt ra. Muốn làm được điều
đó giáo viên cần phải có các cách thức phối hợp hài hoà các phương pháp dạy
học để nắm bắt từng đối tượng học sinh qua các khâu, các giai đoạn thực hành
lập trình.
3. Các biện pháp đã tiến hành trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài
Qua kết quả kiểm tra của học sinh thì tỉ lệ yếu kém rất cao chứng tỏ
khi học lập trình học sinh còn lúng túng, còn thiếu kỹ năng lập trình hoặc ứng
dụng để viết các chương trình giải quyết bài toán đưa ra. Việc viết được một
chương trình hoặc đưa ra được một thuật toán chính xác để giải bài toán trên
máy là một yêu cầu còn khó đối với học sinh. Khi giáo viên thực hiện quá
trình giảng dạy của mình bằng một phương pháp tích cực nhưng vẫn không
thể đảm bảo được đa số học sinh hoạt động tích, chiếm lĩnh được kiến thức.

5


* Thực hiện đề tài:
Đứng trước tình hình mới tôi nhận thấy cần phải phối hợp hài hoà các
phương pháp trong dạy học thực hành lập trình để giúp học sinh trở nên chủ
động và tích cực hơn trong khi học thực hành. Học sinh có được kiến thức, kỹ
năng cơ bản trong việc thực hành lập trình viết chương trình giải quyết các bài
toán cụ thể.
Trên quan điểm đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá. Việc lựa
chọn cho mình các phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế và
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giúp cho học sinh hình
thành và phát triển các kỹ năng trong quá trình học tập là rất cần thiết và việc
chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy cũng là yêu cầu cần

được quan tâm đúng mức. Cụ thể khi giáo viên thực hiện giảng dạy cần thực
hiện theo quy trình sau:
- Công việc được thực hiện vào đầu mỗi năm học là phải đánh giá và
khảo sát thực tế trang thiết bị, máy móc phục vụ việc dạy thực hành như thế
nào? đã đáp ứng được hay chưa? đồng thời lấy đó làm căn cứ lập kế hoạch đề
xuất việc bảo trì và sử dụng máy.
- Lên kế hoạch chuẩn bị cho tiết dạy thực hành: đăng kí sử dụng các
thiết bị, máy móc cần sử dụng ngay từ đầu năm, đầu tuần để chủ động trong
việc thực hiện. Công việc này nhằm giúp giáo viên chủ động hơn trong quá
trình dạy học không gây ảnh hưởng đến tiến trình giờ dạy, đảm bảo trang thiết
bị phục vụ tối thiểu cho tiết dạy thực hành, tránh hiện tượng học sinh trống
thời gian.
- Thiết kế giáo án dạy thực hành: Tùy theo yêu cầu của bài thực hành
mà giáo viên xây dựng các nội dung thực hành đảm bảo hình thành và rèn
luyện được các kỹ năng mà chuẩn kiến thức yêu cầu. Đồng thời, tổ chức thực
hiện một số kỹ năng khác đảm bảo cho tiết thực hành có sự lôi cuốn, kích
thích được tính tìm tòi và sáng tạo của học sinh. Việc thiết kế giáo án cần có
sự quan tâm đúng mức theo mục tiêu bài dạy, xác định rõ kỹ năng nào được
6


hình thành, rèn luyện và đảm bảo được tính hệ thống. Từ đó lựa chọn cho
mình phương pháp phù hợp với từng mức, từng mục tiêu, từng kĩ năng mà bài
thực hành yêu cầu. Đặc biệt giáo viên cần quan tâm hơn trong việc lựa chọn
các phương pháp để đảm bảo đa số học sinh có được kĩ năng đọc, hiểu, vận
dụng.
- Điều hành, tổ chức giờ dạy thực hành: Đây là khâu quan trọng góp
phần đạt kết quả cao cho tiết dạy thực hành lập trình. Giáo viên căn cứ vào
giáo án và các trang thiết bị đã được chuẩn bị và tình hình học sinh để tổ chức
thực hiện, điều khiển giờ thực hành theo ý đồ đã xây dựng để đạt được yêu

cầu đặt ra. Đặc biệt, giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp để nêu rõ
cho học sinh biết được mục tiêu và yêu cầu cần đạt của buổi thực hành đồng
thời cần phải làm mẫu (hướng dẫn ban đầu) cho học sinh quan sát để bước
đầu hình thành kỹ năng. Sau đó, yêu cầu học sinh thực hiện và giáo viên quan
sát, hướng dẫn thường xuyên, sửa chữa, bổ sung các thiếu sót của học sinh
(đối với học sinh trung bình, yếu). Hoặc nêu vấn đề và yêu cầu học sinh tìm
hiểu, trả lời và vận dụng vào từng nội dung của bài thực hành, liên hệ thực tế
nếu có (đối với học sinh khá, giỏi). Đồng thời, giáo viên cũng cần phối hợp
hài hoà các phương pháp một cách linh hoạt để cùng lúc có thể đáp ứng được
với tất cả các đối tượng học sinh.
- Chia nhỏ bài thực hành: không nên yêu cầu học sinh thực hiện các
yêu cầu thực hành cùng một lúc, mà giáo viên cần chia nhỏ các yêu cầu ra
theo các kỹ năng để cho học sinh thực hiện lần lượt và chủ động trong tiếp
thu. Thao tác này giúp cho học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích
bài toán. Đồng thời, hình thành nên kỹ năng học tập, làm việc khoa học theo
chiều hướng tích cực, có kế hoạch, cân nhắc và lựa chọn những yêu cầu nào
cần thực hiện trước, yêu cầu nào thực hiện sau.
- Khai thác đối tượng học sinh khá, giỏi: bằng cách chia nhóm học
sinh, mỗi nhóm có học sinh khá, giỏi để hướng dẫn nhóm hoặc cho học sinh
khá, giỏi làm mẫu để các học sinh khác bắt chước làm theo dần dần hình
7


thành kỹ năng. Thao tác này ngoài việc giúp tổ chức tốt giờ học còn giúp học
sinh hình thành và phát triển các kỹ năng làm việc theo tổ, nhóm. Chủ động
trong giải quyết các vấn đề, phát huy kỹ năng tổ chức và điều khiển.
- Quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém : Với phương
pháp dạy học nêu vấn đề có thể gây khó khăn cho đối tượng học sinh này thì
giáo viên lựa chọn phương án giải quyết là hướng dẫn, yêu cầu học sinh đọc
hiểu chương trình mẫu, giáo viên làm mẫu, yêu cầu học sinh tham khảo

chương trình mẫu, thực hiện theo và đưa ra kết quả của chương trình. Nhằm
giúp cho học sinh có thể nắm bắt kịp thời nội dung bài học, có được các kĩ
năng cần thiết và đặc biệt là phát huy được tính tích cực của người hoặc tránh
được hiện tượng nhàm chán, thờ ơ với bài học.
- Rèn luyện kỹ năng viết chương trình: viết được chương trình, hiểu
giải quyết được bài toán bằng chương trình đó thực hiện như thế nào là yêu
cầu cao đối với giờ dạy thực hành. Để học sinh có thể thực hiện yêu cầu này
giáo viên phải phối hợp, vận dụng nhiều phương pháp linh hoạt khác nhau để
tác động đến từng đối tượng học sinh và cần hình thành và phát triển cho học
sinh đầy đủ các kỹ năng cần thiết:
Xác định bài toán: Đây là khâu để học sinh biết được bài toán cho cái
gì và yêu cầu tìm cái gì? Đồng thời xác định mối liên quan giữa các đối tượng
với nhau.
Lựa chọn và thiết kế thuật toán: Học sinh cần phải biết cân nhắc và lựa
chọn hoặc thiết kế thuật toán sao cho phù hợp với yêu cầu, đảm bảo tính tối
ưu nhất. Giúp hình thành kỹ năng so sánh lựa chọn các phương án tốt.
Viết chương trình: Đây là bước mà học sinh thực hiện ngay trong giờ
thực hành. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp và giúp học sinh hình thành các kỹ
năng trong soạn thảo chương trình đảm bảo nhanh, đúng, đủ và lựa chọn câu
lệnh phù hợp. Ví dụ:
- Việc lựa chọn nên sử dụng câu lệnh dạng nào trong TP.

8


- Khi nào nên sử dụng câu lệnh read hoặc readln; write hoặc writeln.
-Nên lựa chọn cấu trúc lệnh, kiểu dữ liệu như thế nào là thích hợp đối
với từng đối tượng trong bài toán.
Giáo viên cần hình thành cho học sinh kỹ năng viết chương trình theo
trình tự các bước: Nhập -> Xử lý -> Xuất. Đồng thời, hình thành sẵn khung

chương trình để giải quyết cho mọi bài toán và mọi chương trình.
Hiệu chỉnh chương trình: Đây là bước kiểm tra và phát hiện lỗi sau khi
soạn thảo chương trình. Giáo viên cần cung cấp và hình thành, rèn luyện cho
học sinh kỹ năng đọc, test chương trình để phát hiện ra các lỗi trong quá trình
thực hiện chương trình. Đồng thời, xác định được nguyên nhân gây ra lỗi và
định vị được phần chương trình nào gây ra lỗi. Từ đó, có thể nhanh chóng
điều chỉnh, khắc phục đúng lỗi mắc phải.
Với yêu cầu trên giáo viên cần phải xác định rằng: Không phải tất cả
các đối tượng học sinh đều có thể đáp ứng được giống nhau đối với các mục
tiêu đặt ra. Vì vậy, giáo viên cần phải phân loại được đối tượng học sinh, lựa
chọn phương pháp phù hợp tác động đến đúng đối tượng đúng trình độ. Cụ
thể: Với đối tượng học sinh trung bình, yếu yêu cầu xác định bài toán là điều
cần phải đạt được, hiểu được thuật toán, và đọc hiểu được chương trình và
nhận biết được kết quả thực hiện là đạt; đối với đối tượng học sinh khá, giỏi
cần phải nêu ra yêu cầu cao hơn như đề xuất thuật toán, xây dựng hoặc thay
đổi chương trình thực hiện nếu có, và đưa ra được các kết quả khác nhau dựa
vào các bộ test khác nhau. Do đó, trong quá trình lên lớp tuỳ vào từng yêu cầu
mà giáo viên phải lựa chọn phương pháp để phát huy được tính tích cực của
từng nhóm, đối tượng học sinh nhằm mục đích vừa có thể phát triển được mũi
nhọn đồng thời vừa có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói
chung.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành: Đây là bước mà giáo viên chỉ
cho học sinh biết được mình đã hiểu và nắm bắt được cái gì? và mình chưa
hiểu, chưa thực hiện được cái gì? từ đó so sánh kết quả với yêu cầu của buổi
9


thực hành đã đạt hay chưa để có sự phát huy hoặc cần tích cực rèn luyện thêm
để đạt được các yêu cầu. Từ những kết quả thực hành đó, giáo viên tiếp tục
hướng dẫn, định hướng cho các nhóm, các đối tượng học sinh tiếp tục phát

huy hoặc đầu tư thêm vào những kiến thức, kĩ năng nào để đảm bảo phát triển
một cách toàn diện và đầy đủ.
+ Thông qua các thuật toán, chương trình mẫu giáo viên cho học sinh
đọc hiểu và đưa ra kết quả thực hiện với các bộ dữ liệu khác nhau theo lối tư
duy mà chưa cần thực hiện chương trình trên máy (thực hiện chương trình
bằng tay trên giấy). Nhằm giúp cho học sinh hiểu được quá trình thực hiện
cũng như tác dụng của từng câu lệnh trong chương trình, biết được cách thức
tổ chức thực hiện, hoạt động của chương trình. Từ đó, có thể áp dụng cho các
thuật toán và bài toán khác một cách linh hoạt.
* Một số kinh nghịêm khi thực hiện dạy học thực hành lập trình
+ Trong tiết dạy lập trình, giáo viên chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, kĩ
năng cần đạt để giới thiệu cho học sinh một cách chủ động. Sử dụng các
phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp để truyền thụ kiến thức đến từng
học sinh đảm bảo chính xác, khoa học.
+ Học sinh vừa học tập theo sách giáo khoa và theo hướng dẫn của
giáo viên. Đồng thời, cũng cần có sự tìm tòi và áp dụng với các chương trình
trong thực tế. Biết được các giải thuật cơ bản và nguyên tắc trình bày các giải
thuật dưới dạng cấu trúc dữ liệu để có thể áp dụng cho tùng ngôn ngữ lập
trình thích hợp. Đây là yêu cầu khá cao đối với học sinh THPT.
+ Bằng các phương pháp so sánh, đối chiếu và có sự điều chỉnh, áp
dụng các câu lệnh khác nhau của một ngôn ngữ lập trình để giải quyết cùng
một bài toán và viết cùng một chương trình. Giáo viên cho học sinh phát hiện
và trình bày những thay đổi để có thể rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc hiểu
chương trình và viết chương trình một cách linh hoạt, sáng tạo mà không rập
khuôn, máy móc.

10


+ Tổ chức cho học sinh thực hành áp dụng một cách có hiệu quả.

Nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết các
vướng mắc khi trình bày thuật toán và viết chương trình. Giúp học sinh phát
hiện ra những thiếu sót của mình kịp thời bổ sung sửa đổi.
Việc viết và thực hiện chương trình có thể được tổ chức cho học sinh
hoạt động theo nguyên tắc:
- Từ văn bản chương trình trên màn hình yêu cầu học sinh xác định
phần tựa, phần khai báo, phần thân chương trình. Chỉ rõ ý nghĩa của từng câu
lệnh. Qua đó học sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc của một chương trình. Hình
thành và phát triển kỹ năng giải quyết bài toán, viết chương trình trên máy
theo khung chương trình Nhập -> Xử lý -> Xuất.
- Thực hiện chương trình với các dữ liệu đầu vào thay đổi và yêu cầu
học sinh có nhận xét về mối “quan hệ” kết quả thực hiện chương trình
(Output) với dữ liệu mà các em nhập từ bàn phím (Input). Qua đó khắc sâu
cho học sinh thấy được một chương trình để giải quyết một lớp các bài toán
tương tự.
+ Tiếp theo giáo viên cho học sinh làm quen với việc thực hiện một giải
thuật cụ thể trên máy. Mặt khác, giáo viên còn chuẩn bị các bảng mô tả giải
thuật mà học sinh đang thực hiện và yêu cầu học sinh đối chiếu từng bước của
giải thuật với các câu lệnh thực hiện các bước đó trên máy tính.
+ Tiến hành các hoạt động theo nhóm, các em cùng chuẩn bị bài tập ở
nhà, cùng tiến hành soạn thảo chương tình và thực hiện chương trình đó, phân
công công việc chi tiết thành 2 hoặc 3 phần. Trong đánh giá, giáo viên dựa
trên kết quả của từng công việc của từng học sinh và kết quả chung của các
thành viên trong nhóm.
+ Đối với các bài tập giáo viên giao cho, học sinh tự xác định thuật
giải và lập trình thì có thể HS chỉ cần thấy chương trình không còn lỗi cú
pháp là cho rằng đã hoàn thành nhiệm vụ mà không hề hoặc không xác định

11



kết quả có đúng hay không? Do đó, giáo viên cần chuẩn bị một bộ dữ liệu tối
thiểu đủ để Test tất cả các khả năng có thể có. Có như vậy học sinh sẽ tự mình
kiểm tra được tính đúng đắn của chương trình.
- Sau mỗi tiết học lý thuyết giáo viên cần cũng cố, khắc sâu kiến thức
cần đạt đối với học sinh. Đồng thời hướng dẫn cho học sinh cách thức ghi nhớ
và áp dụng một cách khoa học và hiệu quả. Các tiết dạy thực hành, giáo viên
cần đánh giá nhận xét về giờ thực hành, các lỗi mà học sinh thường gặp trong
giờ thực hành đó. Có khen, chê rõ ràng, đặc biệt phân tích đánh giá, so sánh
giữa các chương trình của các em.
4. Kết quả thực hiện đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài và nghiệm thu tôi đã thu
được những kết quả sau:
a. Những kết quả đạt được:


Học sinh có được hứng thú học tập hơn trong học lập trình.



Phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc học tập và

chiếm lĩnh kiến thức trong lập trình.


Hình thành được cho học sinh kỹ năng phân tích và giải quyết

bài toán, viết và thực hiện chương trình trên máy tính.



Hình thành được cho học sinh thói quen làm việc theo tổ nhóm,

phân công, chia nhỏ công việc và tổng hợp các yêu cầu.


Hình thành và phát triển được cho học sinh các kỹ năng làm việc

khoa học, tránh được các thiếu sót trong quá trình soạn thảo chương trình.


Không khí lớp học sôi nổi, tích cực, ổn định, trật tự và nghiêm



Phát huy được tối đa tính tích cực tự giác của các nhóm, đối

túc.

tượng học sinh đảm bảo được sự phân hoá từng đối tượng nhưng vừa đảm bảo

12


mặt bằng chung và từ đó đạt được chất lượng cao trong học tập của đa số học
sinh.


So với khi chưa áp dụng các biện pháp trên thì kết quả thực hành

của học sinh đạt giỏi, khá đã được tăng lên đáng kể. Tỷ lệ học sinh trung bình

được nâng cao, số lượng học sinh yếu, kém giảm hẳn.
Trước khi áp dụng: Giỏi: 5.04%; Khá: 32.37%; TB: 55.853%; Yếu: 7.19%;
Sau khi áp dụng: Giỏi: 6.99%; Khá: 34.97 %; TB: 53.15%; Yếu: 2.10 %.
b. Những tồn tại khi thực hiện đề tài:


Một số học sinh vẫn còn có thái độ và ý thức chưa đầy đủ trong

việc học tập và đặc biệt có ý ngại khó, buông xuôi khi gặp các khó khăn
vướng mắc. Học sinh còn lười khi được giáo viên đưa ra các yêu cầu hoặc các
bài tập về nhà.


Việc ứng dụng của học sinh vẫn còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở

mức biết được các kỹ năng còn việc vận dụng nhìn chung còn rập khuôn, máy
móc.


Mặt bằng chung của các học sinh không đồng đều nên việc áp

dụng các phương pháp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đòi hỏi cần có nhiều
điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với thực tế tiết dạy.


Việc phối hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy, nếu không

linh hoạt có thể sẽ gây ra sự lộn xộn, thiếu tập trung của các đối tượng học
sinh. Đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng và nắm bắt chính xác
được từng đối tượng học sinh để áp dụng các phương pháp có hiệu quả nhất.


13


III. KẾT LUẬN
Qua thực tế cho thấy giờ học thực hành lập trình không chỉ dừng lại ở
mức độ là cung cấp kiến thức, rồi sau đó học sinh ghi nhớ, tái hiện lại kiến
thức là đạt yêu cầu. Mà học sinh cần biết vận dụng các kiến thức đã học của
mình để xây dựng được thuật toán, viết được chương trình để giải quyết các
bài toán theo yêu cầu. Đồng thời, hình thành các kỹ năng học tập và làm việc
khoa học, tích cực phát huy tối đa năng lực của người học.
Để nâng cao chất lượng dạy và học thực hành lập trình đòi hỏi trong
quá trình giảng dạy, giáo viên phải biết kết hợp cân đối, hài hòa giữa việc
hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên, học sinh cần phải tích cực
trong quá trình thực hành ở phòng máy. Chất lượng học tập của học sinh phụ
thuộc một cách tổng thể vào hiệu quả của các giai đoạn đó.
Trên đây là các biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những giờ dạy học
thực hành lập trình với ngôn ngữ lập trình Pascal ở môn Tin học 11 và KT tin
học khối lớp 11 tại trường. Các biện pháp này đã mang

lại hiệu quả cao

trong quá trình giảng dạy, chất lượng học sinh tại trường đã được nâng cao.
Tuy nhiên, các biện pháp này chưa phải là tối ưu cho các đối tượng khác, song
cũng xin trình bày để mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với các bạn
đồng nghiệp.
 

14



MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

2

II. NỘI DUNG

4

1. Cơ sở lý luận của đề tài

4

2.Thực trạng của đề tài

4


3. Các biện pháp đã tiến hành trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài
4. Kết quả thực hiện đề tài
III. KẾT LUẬN

5
12
14

15



×