Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


KHAMSENG BUALAPHANH

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
CỦA NƯỚC CHDCND LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


KHAMSENG BUALAPHANH

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng


Mã số: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Bùi Tiến Hanh
2. PGS.,TS. Nhữ Trọng Bách

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu độc lập do
tôi thực hiện và hoàn thành. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn được
sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và tác giả đã ghi trong danh
mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên đây.
Hà Nội, ngày …. tháng …… năm 2017
Nghiên cứu sinh

Khamseng BUALAPHANH

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CNH

: Công nghiệp hóa


CPS

: Champasack

ĐHCL

: Đại học công lập

ĐHQG

: Đại học quốc gia

GDĐT

: Giáo dục và đào tạo

GDĐH

: Giáo dục đại học

GDTT

: Giáo dục và thể thao

HĐH

: Hiện đại hóa

KHCN


: Khoa học công nghệ

KH

: Kế hoạch KTXH

Kinh tế - xã hội NCKH

:

:

Nghiên cứu khoa học NCL

:

Ngoài công lập NDCM

: Nhân

dân cách mạng NKH

: Ngoài

kế hoạch NSNN

: Ngân sách

nhà nước NTC


: Nguồn tài

chính
ODA

: Vốn hỗ trợ phát triển

SPNV

: Souphanouvong

SVNK

: Savanhnakheth

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ii

MỤC LỤC


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

v

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI
CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

17

1.1. Tổng quan về GDĐH

17

1.1.1. Khái niệm GDĐH

17

1.1.2. GDĐH trong hệ thống giáo dục quốc gia

20

1.1.3. Đặc điểm của GDĐH

22


1.1.4. Vai trò của giáo dục ĐHCL

24

1.2. Huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL

29

1.2.1. Khái niệm tài chính và NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL

29

1.2.2. Huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL

31

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động các NTC cho phát triển
40

giáo dục ĐHCL
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về huy động các NTC cho phát triển giáo

44

dục ĐHCL
1.3.1. Kinh nghiệm huy động các NTC cho phát triển giáo dục
ĐHCL của một số nước trên thế giới

44


1.3.2. Một số bài học huy động các NTC phát triển giáo dục ĐHCL
55

rút ra cho CHDCND Lào
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND

59

LÀO

1
11


2.1. Tổng quan thực trạng giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào

59

2.2. Thực trạng huy động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở
68

nước CHDCND Lào
2.2.1. Thực trạng đầu tư từ NSNN cho giáo dục ĐHCL

68

2.2.2. Thực trạng huy động nguồn viện trợ của nước ngoài và các tổ
chức quốc tế


77

2.2.3. Thực trạng huy động NTC từ thu học phí giáo dục ĐHCL

81

2.2.4. Thực trạng huy động NTC từ thu các hoạt động dịch vụ giáo
87

dục ĐHCL
2.3. Đánh giá thực trạng huy động NTC cho phát triển giáo dục

89

ĐHCL của nước CHDCND Lào
2.3.1. Những kết quả đạt được của thực trạng huy động các
NTCcho phát triển giáo dục ĐHCL

89

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của thực trạng huy động các
NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL

93

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng huy động các
NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL

97


CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC
NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO

103

3.1 Quan điểm và định hướng huy động các NTC cho phát triển
giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào

103

3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển giáo dục ĐHCL đến năm
103

2020 và tầm nhìn đến năm 2030
3.1.2. Quan điểm và định hướng huy động các NTC cho phát triển
giáo dục ĐHCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

110

3.2. Giải pháp huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở
118

nước CHDCND Lào

1


3.2.1. Nhóm giải pháp huy động NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục

ĐHCL

118

3.2.2. Nhóm giải pháp huy động NTC hỗ trợ phát triển của nước
ngoài và các tổ chức quốc tế

122

3.2.3. Nhóm giải pháp huy động NTC từ thu học phí cho phát triển
giáo dục ĐHCL

124

3.2.4. Nhóm giải pháp huy động NTC từ phát triển các hoạt động
dịch vụ của các trường ĐHCL

129

3.2.5. Nhóm các giải pháp khác

133

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

134

KẾT LUẬN

138


DANH MỤC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

vii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Suất thu lợi của GDĐH

26

2.1

Số trường ĐHCĐ của nước CHDCND Lào 2010 - 2015

59


2.2

Số trường đại học theo loại hình sở hữu

60

2.3

Số giảng viên các trường ĐHCĐ giai đoạn 2010 - 2015

62

2.4

Chi NSNN cho giáo dục ở nước CHDCND Lào

71

2.5

Chi thường xuyên NSNN của GDĐH giai đoạn 2010 - 2015

74

2.6

Kết quả huy động nguồn ODA cho giáo dục ở CHDCND
Lào


2.7

79

Số thu học phí của các trường ĐHCL ở nước CHNCND
Lào

2.8

84

Số liệu sinh viên của các trường ĐHCL nước CHDCND
Lào

2.9

2.10

85

Thu học phí so với chi NSNN cho ĐHCL nước CHDCND
Lào

86

Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp của các trường ĐHCL

88

vi



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

2.1

Chi NSNN cho GDĐH so với GDP và tổng chi NSNN cho
giáo dục

2.2

73

Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục ĐHCL giai
đoạn 2010 - 2015

2.3

Trang

75

Kết quả huy động nguồn ODA cho giáo dục ở CHDCND
Lào

80


vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
GDĐH có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự phát triển
KTXH của một quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hóa, kinh tế tri thức và sự
phát triển nhanh chóng của KHCN, nhất là công nghệ thông tin như hiện
nay, thì giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng được coi là một trong những
tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy,
việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển giáo dục một cách đúng
đắn, thích hợp với đặc điểm văn hóa, trình độ KTXH và nhu cầu của thị
trường sức lao động, hội nhập thành công vào quá trình toàn cầu hóa được
coi là ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chính sách công của tất cả các quốc
gia. Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển KTXH của
đất nước, Nghị quyết về phát triển giáo dục của nước CHDCND Lào đã chỉ
rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của
toàn dân… đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước
các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH [47].
Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều vấn đề đã trở nên hết sức cấp bách
cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp để tháo gỡ đối với GDĐH của nước
CHDCND Lào. NSNN tính trên đầu sinh viên giảm xuống rất nhanh; một
mặt, tạo ra nguy cơ giảm sút chất lượng đào tạo; mặt khác, buộc phải tăng học
phí làm giảm khả năng tiếp cận GDĐH của người dân, làm trầm trọng thêm
vấn đề công bằng trong GDĐH. Quy mô và sự đa dạng GDĐH sẽ vượt quá
khả năng quản lý và tầm kiểm soát của Nhà nước nếu không đổi mới mạnh
mẽ cách thức quản lý. Nhiều vấn đề rất cơ bản của GDĐH vẫn chưa được
nghiên cứu thấu đáo như chiến lược hội nhập toàn cầu hóa về GDĐH; chính
sách du học; tổ chức phân tầng GDĐH; hiệu quả và hiệu suất trong GDĐH;

chính sách chia sẻ chi phí giữa Nhà nước, người học và cộng đồng; chính

1


sách học bổng, học phí, đảm bảo công bằng xã hội trong GDĐH; chính sách
tài chính đối với các trường ĐHCL…
Có thể nói rằng, việc huy động các NTC cho phát triển GDĐH nói
riêng và nghiên cứu, thiết kế các chính sách công về GDĐH nói chung đã
thực sự trở thành một nhu cầu hết sức cấp bách. Với xu thế phát triển mạnh
mẽ nền kinh tế tri thức trên thế giới, tiến trình xã hội hóa giáo dục ngày càng
được đẩy mạnh, sự cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH khác, buộc các trường
ĐHCL ở nước CHDCND Lào phải nghiên cứu, đổi mới hoạt động GDĐT
một cách hiệu quả để thực hiện sứ mệnh được giao. Để thực hiện được những
nhiệm vụ đó, NTC phục vụ cho các hoạt động giáo dục của các trường ĐHCL
trở nên quan trọng. Trong điều kiện khả năng của NSNN còn hạn chế, bên
cạnh việc tăng cường tính tự chủ của các trường ĐHCL thì cần thiết phải xây
dựng một cơ chế, một hành lang pháp lý cho các trường huy động được các
NTC nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phục vụ phát triển các
hoạt động của trường. Chính vì vậy, huy động các NTC cho phát triển giáo
dục ĐHCL là vấn đề thời sự cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển
GDĐH ở nước CHDCND Lào.
Xuất phát từ lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Huy
động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào” làm chủ
đề nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Các nghiên cứu trong nước
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, đổi mới quản
lý NSNN ở nước CHDCND Lào đã được Đảng NDCM và Chính phủ
CHDCND Lào đặc biệt quan tâm. Chính yếu tố này đã thúc đẩy các nhà

quản lý, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính
công nói riêng đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm


huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào.
2.1.1. Các bài bào, tạp chí
Có nhiều bài báo được đăng tải trên tạp chí của ngành Tài chính Lào
xuất bản hàng tháng bàn luận về vấn đề phân cấp NSNN và quản lý chi
NSNN cho giáo dục nói chung, tiêu biểu như: “Đổi mới phân cấp quản lý
ngân sách địa phương ở tỉnh Luangnamtha” của tác giả Khamkeo
Chanthavong đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 4/2010; “Tăng cường quản lý
chi ngân sách Thành phố Viêng chăn” của tác giả Khamtanh Phommaseng
đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 2/2009; “Đổi mới cách thức phân bổ kinh
phí NSNN cho giáo dục phổ thông ở CHDCND Lào” của tác giả Sisouphan
đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 5/2011…[21]. Điểm chung nhất của các bài
báo là chủ yếu đề xuất những ý kiến mang tính tác nghiệp gắn liền với vị trí
mà các tác giả đang phải thực thi trách nhiệm trong quản lý NSNN ở một
ngành, hay ở một địa phương cụ thể. Do vậy, những thông tin từ quản lý
NSNN trên một giác độ nào đó của thực tiễn ở mỗi địa phương hay mỗi
ngành đã được trình bày có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính
sách về quản lý NSNN ở Bộ Tài chính CHDCND Lào, hay các quan chức
trong bộ máy Chính phủ có trách nhiệm trong quản lý kinh tế của đất nước.
Mặt khác, đây cũng là diễn đàn thể hiện tính dân chủ trong luận bàn, đánh giá
và tham vấn chính sách về quản lý NSNN một cách rộng rãi, thể hiện quan
điểm phát huy dân chủ của Chính phủ trong quản lý kinh tế nói chung và
NSNN nói riêng. Tuy nhiên, hàm lượng nghiên cứu mang tính lý luận và
những đòi hỏi trình bày phải có tính lôgic cho các đề xuất, kiến nghị hoặc các
luận giải về hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn gắn với huy động
các NTC cho phát triển GDĐH vẫn là một khoảng trống chưa được nghiên
cứu cụ thể và chuyên sâu; đặc biệt là nghiên cứu về đầu tư từ NSNN cho giáo

dục ĐHCL.
2.1.2. Các luận án và luận văn thạc sĩ


(1) Khamphuvieng Nanthavong (2011), luận văn thạc sĩ kinh tế với đề
tài ‘‘Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDĐH ở Lào’’,
Học viện Tài chính [12]. Tác giả cho rằng đầu tư cho GDĐT là đầu tư cho
con người, là động lực trực tiếp của sự phát triển KTXH. Nhưng đầu tư cho
GDĐT là rất tốn kém, là một gánh nặng đối với các nước đang phát triển
trong đó có Lào, mà hiệu quả nó mang lại không thể thấy ngay được. Vì vậy,
việc khai thác sử dụng các NTC cho GDĐT có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
phát triển GDĐH ở Lào trong giai đoạn hiện nay. Thông qua những vấn đề về
lý luận và thực trạng huy động NTC cho GDĐH Lào, luận văn đã giải quyết
được những vấn đề sau:
- Hệ thống các lý luận cần nghiên cứu về huy động NTC phải theo
nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, giảm dần tình trạng bao cấp, tăng
cường huy động NTC ngoài NSNN.
- Phân tích thực trạng huy động NTC cho GDĐH ở Lào và đưa ra kết
luận NTC cho GDĐH chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô sinh
viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng GDĐH; nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng này là do chúng ta chưa xác lập được một cách đầy đủ cơ chế,
chính sách phù hợp để huy động NTC cho phát triển GDĐH.
- Đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn nhằm tăng cường huy động các NTC để
phát triển GDĐH ở Lào. Những giải pháp đưa ra được giải quyết đồng bộ trên
nhiều phương diện.
Tuy vậy, huy động các NTC cho phát triển GDĐH ở nước CHDCND
Lào là vấn đề rộng lớn và phức tạp, vì vậy khoảng trống cần tiếp tục nghiên
cứu là nghiên cứu sâu thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về GDĐH và
huy động các NTC cho phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói
riêng ở nước CHDCND Lào.

(2) Pangthong Luangvanxay (2011), luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài
“Phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp”, Học


viện Tài chính [16]. Tác giả luận án chọn cách tiếp cận đổi mới quản lý
NSNN ở nước CHDCND Lào theo hướng gắn kết với đổi mới về thể chế.
Những thành công nổi bật của luận án là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN và
thống nhất nhận thức phân cấp quản lý NSNN nhất thiết phải gắn kết chặt với
mục tiêu và các yêu cầu của phân cấp quản lý về KTXH.
- Phân tích và làm sáng tỏ được mô hình phân cấp quản lý NSNN ở
nước CHDCND Lào 1986 - 2009 qua 4 giai đoạn gắn liền với những thay đổi
về cơ chế phân cấp quản lý về KTXH qua mỗi giai đoạn đó.
- Đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm tăng cường phân cấp quản lý NSNN
ở nước CHDCND Lào giai đoạn 2010 - 2015.
Thành công của luận án là không thể phủ nhận, nhưng những vấn đề
lý luận và thực tiễn mới chỉ được nhìn nhận trên giác độ phân cấp về quản
lý nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với cơ quan công quyền các cấp ở nước
CHDCND Lào; trong đó có phân cấp nhiệm vụ chi NSNN cho giáo dục và
GDĐH. Khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu thêm là trách nhiệm
của chính các cơ quan công quyền các cấp đó trong việc sử dụng công cụ
NSNN để thúc đẩy sự phát triển KTXH đã được phân cấp quản lý; đặc biệt
là quản lý NSNN đầu tư cho giáo dục và giáo dục ĐHCL.
(3) Phanxay Thammasith (2011), luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Giải
pháp thực hiện cân đối NSNN ở CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015”, Học
viện Tài chính [17]. Tác giả luận án có cách tiếp cận nghiên cứu về NSNN ở
CHDCND trên giác độ cân đối với những thành công đáng ghi nhận:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cân đối NSNN trên các giác độ cân
đối giữa thu và chi bằng tiền, cân đối ở tầm vĩ mô theo cơ cấu ngành kinh tế.
- Phân tích thực trạng cân đối thu và chi NSNN, khả năng gây ra các tác

động của nó tới sự phát triển KTXH ở nước CHDCND Lào những năm 1999
- 2010.


- Đề xuất hệ thống các giải pháp gồm 03 nhóm theo cách tiếp cận từ hoàn
thiện chính sách quản lý thu và chi, hoàn thiện về nguyên tắc và phương pháp
cân đối, hoàn thiện về tổ chức các biện pháp mang tính nghiệp vụ để cân đối
thu và chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015.
Do quá quan tâm đến các số liệu về cân đối thu, chi nên mối quan
hệ ràng buộc tất yếu giữa cân đối thu, chi NSNN với các cân đối lớn tron g
nền kinh tế lại chưa được tác giả của bản luận án khai thác và làm sáng tỏ;
đặc biệt là cân đối NSNN phân bổ đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL .
(4) Souvankham Soumphonphakdy (2014), luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi
mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KTXH ở CHDCND Lào”,
Học viện Tài chính [22]. Tác giả luận án đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận
về chi NSNN và tác động của cơ cấu chi NSNN đối với sự phát triển KTXH.
Thực tiễn cơ cấu chi NSNN và sự tác động tới việc phát triển KTXH tại
CHDCND Lào giai đoạn 2001 - 2012 cũng đã được luận án làm rõ; từ đó, đề
xuất các giải pháp về đổi mới cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn tới. Khoảng
trống là trong cơ cấu chi NSNN thì ưu tiên chi cho phát triển giáo dục nói
chung và giáo dục ĐHCL cần được nghiên cứu làm rõ thêm cả về lý luận
và thực tiễn.
2.2. Các nghiên cứu ngoài nước
2.2.1. Giáo trình, sách tham khảo và chuyên khảo
(1) Paul A. Samuelson (1989), cuốn sách “Kinh tế học”, Nxb Quan hệ
quốc tế [15], đề cập một số nội dung về chi NSNN; song nhiều nội dung có
liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập và làm rõ,
chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN,
nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Hơn nữa, tác giả chủ yếu đề cập
đến vấn đề quản lý chi NSNN tại Mỹ từ những năm 1970, nên các vấn đề lý

luận rút ra từ cuốn sách này chỉ có ý nghĩa tham khảo nhất định về lý luận và
ít có khả năng vận dụng trong điều kiện hiện nay bởi bối cảnh kinh tế trong


nước và quốc tế chi phối đến hoạt động của NSNN đã có nhiều biến đổi; đặc
biệt là đầu tư từ NSNN cho giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng.
(2) Joseph Stiglitz (1995), cuốn sách “Kinh tế học công cộng”, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật [11], đề cập về các chương trình chi tiêu và quản lý
NSNN; trong đó có vấn đề về chi tiêu cho GDĐH và các hình thức căn thiệp
của Chính phủ. Tuy vậy, khoảng trống là phân bổ NSNN đầu tư cho phát triển
giáo dục ĐHCL như thế nào thì cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và cụ
thể hơn.
(3) Trần Đình Ty (2002), cuốn sách “Quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ”, Nxb Lao động - Xã hội [20], đã đề cập tương đối có hệ thống vấn đề
quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ nói chung; trong đó có đề cập đến
quản lý chi NSNN cho giáo dục. Tuy vậy, các vấn đề về quản lý chi NSNN
nhìn chung mang tính chất nguyên lý, nhiều nội dung có liên quan chẳng hạn
cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN và quản lý chi
NSNN; nhưng quản lý chi NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL… chưa được đề
cập và làm rõ.
(4) Vũ Thị Nhài (2007), cuốn sách “Quản lý tài chính công ở Việt
Nam”, Nxb Tài chính [14], tác giả đã dành trọn chương 4 để đề cập phân tích
vấn đề có tính chất lý thuyết về quản lý chi NSNN. Tuy vậy, một số nội dung
có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập, chẳng
hạn như cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, đặc
biệt vấn đề quản lý chi NSNN cho phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL.
2.2.2. Các luận án tiến sĩ
(1) Nguyễn Kim Dung (2002), luận án tiến sĩ với đề tài “Thu hút và sử
dụng vốn đầu tư cho GDĐH nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [3]. Tác giả tập trung đề cập
các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến thu hút các nguồn vốn đầu tư

phát triển GDĐH của Việt Nam; trong đó, thu hút và sử dụng vốn đầu tư từ


NSNN là một nguồn thu quan trọng. Luận án là một tài liệu tham khảo hữu
ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu viết luận án của mình, có nhiều nội
dung lý luận về huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL, đặc biệt là
giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào cần thiết phải được nghiên cứu sâu
thêm và vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của CHDCND Lào.
(2) Đặng Văn Du (2004), luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “Các giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam”,
Học viện Tài chính [2]. Luận án hệ thống hóa và phân tích làm rõ các vấn đề
lý luận và thực tiễn có liên quan đến hiệu quả đầu tư tài chính đối với đào tạo
đại học; trong đó đầu tư từ NSNN là một thành tố quan trọng. Hơn nữa, các tư
liệu phân tích được khảo sát trong giai đoạn trước năm 2003 nên giá trị tham
khảo từ các kết luận rút ra của luận án này chỉ có ý nghĩa tương đối. Khoảng
trống luận án chưa luận bàn là phân bổ NSNN đầu tư cho phát triển GDĐH
nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng - là nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án
của NCS phải làm rõ thêm.
(3) Bùi Tiến Hanh (2007), luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện
cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam”, Học viện Tài
chính [5]. Luận án tập trung phân tích nguồn lực xã hội hóa và cơ chế tài chính
xã hội hóa cho giáo dục nói chung và cho GDĐH nói riêng. Tác giả đã phân
tích và đánh giá khá chi tiết các nội dung của cơ chế quản lý tài chính xã hội
hóa giáo dục với những nhận định về những ưu điểm cũng như những hạn
chế, bất cập của cơ chế quản lý tài chính chi NSNN cho giáo dục, cơ chế
quản lý thu và sử dụng học phí, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục công
lập…. Những đóng góp mới của tác giả còn được thể hiện ở việc đưa ra
các quan điểm định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đối với xã
hội hóa giáo dục phù hợp với bối cảnh của nước CHXHCN Việt Nam đến
năm 2020. Tuy vậy, khoảng trống mà luận án của NCS tiếp tục nghiên cứu và

phát triển là huy động các NTC, bao gồm NSNN và ngoài NSNN đầu tư cho
phát triển giáo


dục ĐHCL nói chung và giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào nói riêng.
(4) Nguyễn Ngọc Hải (2008), luận án tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế chi
NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam”, Học viện Tài
chính [6]. Tác giả luận án đã hệ thống hóa và phân tích làm sáng tỏ một số
vấn đề lý luận có liên quan đến hàng hóa công, khẳng định vai trò của Nhà
nước trong cung ứng hàng hóa công cộng. Thực trạng quản lý chi NSNN ở
Việt Nam đã được luận án phân tích khá chi tiết, là tư liệu tham khảo tốt cho
tác giả để triển khai luận án của mình. Tuy vậy, do Luận án chủ yếu đề cập
các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa
công cộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh
vực khác nhau có liên quan đến cung cấp các hàng hóa công cộng của nền
kinh tế. Vì vậy, phân bổ NSNN đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục
ĐHCL nói riêng vẫn là khoảng trống mà luận án của NCS cần tiếp tục nghiên
cứu làm rõ.
(5) Bùi Phụ Anh (2015), luận án tiến sĩ với đề tài “Điều chỉnh cơ cấu
tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam”, Học viện Tài
chính [1]. Tác giả hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về
khái niệm, phân loại và vai trò của GDĐH; tài chính, cơ cấu tài chính đầu tư
cho giáo dục ĐHCL, tác động của cơ cấu tài chính đầu tư đến giáo dục ĐHCL
và các chỉ số đánh giá hiệu quả phối kết hợp các nguồn tài chính đầu tư cho
GDĐH. Đồng thời, tác giả tổng hợp, phân tích thực trạng cơ chế tài chính và
cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục ĐHCL, tác động của cơ cấu tài chính đến
sự phát trển của giáo dục ĐHCL ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2012; rút ra
những kết luận về kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất 3 quan điểm, 10 giải pháp với 2 kịch bản và điều kiện thực hiện các giải
pháp điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục ĐHCL ở Việt Nam đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy vậy, luận án chưa đi sâu nghiên
cứu về huy động các NTC để đầu tư cho giáo dục ĐHCL.


2.2.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo
(1) Lê Xuân Trường (2010), công trình NCKH cấp bộ với đề tài “Hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp GDĐT đại học và
cao đẳng công lập”, Bộ Tài chính [18]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu các
vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ GDĐH và cơ
chế quản lý tài chính đối với loại hình giáo dục này; trong đó, tập trung chủ
yếu về quản lý chi NSNN cho GDĐH. Khoảng trống mà luận án của NCS cần
tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm là huy động các NTC, bao gồm NSNN và
ngoài NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào.
(2) Nguyễn Trường Giang (2011), công trình NCKH cấp Bộ với đề tài
“Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở GDĐH ở Việt Nam giai
đoạn 2011- 2015 và định hướng 2020” [4]. Về lý luận tác giả đã nghiên cứu
các nội dung liên quan đến tự chủ đại học và tự chủ tài chính đối với các cơ
sở đại học, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự
chủ tài chính đối với các cơ sở GDĐH. Về thực tiễn, tác giả nghiên cứu các
nội dung cơ chế tự chủ tài chính và đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế tự chủ
tài chính đối với cơ sở giáo dục ĐHCL ở Việt Nam trên các tiêu chí: tính hiệu
lực, hiệu quả, công bằng, linh hoạt, sự thừa nhận của cộng đồng... Về giải
pháp, tác giả đề xuất hệ thống các quan điểm, định hướng và các giải pháp
mới, có giá trị thực tiễn nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các trường
ĐHCL ở Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp: (i) Từng bước tính đủ chi phí
đào tạo cần thiết trong học phí; (ii) Đa dạng hóa các NTC, nâng cao chất
lượng đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu và chuyển giao KHCN,
tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; (iii) Đổi mới cơ chế
phân bổ nguồn lực từ NSNN… Công trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho
NCS nghiên cứu về các NTC và huy động các NTC cho phát triển giáo dục

ĐHCL của CHDCND Lào.
(3) Bùi Đức Nam (2014), với đề tài “Tài chính đối với cơ sở giáo dục


ĐHCL: Những vấn đề cần tháo gỡ” [13], nghiên cứu về các NTC đầu tư cho
GDĐH ở các nước trên thế giới như nguồn kinh phí NSNN, học phí, thu từ
hợp đồng NCKH, hợp đồng đào tạo… các nguồn thu khác. Giữa các quốc gia
khác nhau thì cơ cấu NTC có sự thay đổi, các nước phát triển phân bổ NSNN
dành tới 90% cho giảng dạy, học phí và các nguồn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
nhưng cơ bản là nguồn từ NSNN và học phí dành cho GDĐH ở các nước này.
Trong khi đó, ở nước CHDCND Lào đầu tư cho giáo dục ĐHCL cũng từ 3
nguồn; NSNN là chủ đạo, tiếp đến là nguồn học phí, nguồn thu khác còn hạn
chế. Đặc biệt là thực hiện các chính sách tài chính ưu tiên cho GDĐH như
thực hiện thí điểm kế hoạch chi tiêu trung hạn trong lĩnh vực GDĐH đối với
một số cơ sở giáo dục ĐHCL trong thời kỳ ổn định 3 năm để các trường chủ
động trong kế hoạch phân bổ, sử dụng ngân sách theo các mục tiêu ưu tiên.
Chính sách học phí từng bước được xây dựng trên cơ sở chia sẻ chi phí đào
tạo giữa Nhà nước và người học, căn cứ theo ngành nghề đào tạo, đối tượng
đào tạo, hình thức đào tạo… Bên cạnh mặt tích cực, tác giả đã chỉ ra một số
hạn chế như việc phân bổ NSNN chưa gắn với nhu cầu kinh phí cần thiết cho
đảm bảo yêu cầu chất lượng, định mức phân bổ còn mang tính bình quân,
chưa gắn với tiêu chí chất lượng và kết quả đầu ra, tiêu chí kiểm định chất
lượng đào tạo chậm được xây dựng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
gắn với NSNN được giao làm hạn chế động lực cạnh tranh giữa các cơ sở
giáo dục ĐHCL. Nhìn chung các cơ sở giáo dục ĐHCL còn gặp khó khăn về
hạn chế nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng và nâng cao chất lượng
đào tạo và tái đầu tư phát triển… làm hạn chế đến việc đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho đất nước. Từ đó tác giả đã đề xuất việc cần thiết phải
có cơ chế tài chính hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh mở rộng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính trong cung cấp dịch vụ của các cơ sở giáo dục ĐHCL

gắn với nhu cầu xã hội như được quyết định giá dịch vụ trên cơ sở quy định
khung giá tính đủ chi phí cần thiết cho đào tạo, được Nhà nước giao vốn bảo


toàn và phát triển vốn, được huy đông vốn và góp vốn liên doanh liên kết mở
rộng cung cấp dịch vụ theo nhu cầu xã hội… Công trình là tài liệu tham khảo
hữu ích cho NCS nghiên cứu về các NTC và huy động các NTC cho phát
triển giáo dục ĐHCL của CHDCND Lào.
2.3. Đánh giá chung và kết luận
2.3.1. Đánh giá chung các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Nhìn chung, các nghiên cứu đã hệ thống hóa, phân tích, minh chứng,
khái quát và khẳng định GDĐH là một dịch vụ hay sản phẩm hàng hóa công
cộng không thuần túy, phải mất chi phí đầu tư hay còn gọi là chi phí đào tạo
trong hiện tại để có được thu nhập trong tương lai. Tuy nhiên, phần nhiều các
nghiên cứu tập trung vào nội dung tài chính cho giáo dục nói chung, các
nghiên cứu về tài chính cho GDĐH chủ yếu là những nghiên cứu phân tích
tổng quan và chủ yếu là quản lý chi NSNN hoặc có nghiên cứu về huy động
các NTC cho GDĐH thì có phạm vi không gian và thời gian không trùng với
luận án của NCS.
Trong bối cảnh, xu hướng phát triển KTXH, hội nhập quốc tế mạnh mẽ
buộc GDĐH phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh, đặc biệt đối với các
cơ sở giáo dục ĐHCL để tồn tại và phát triển bền vững. Nghiên cứu cơ chế,
chính sách huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước
CHDCND Lào nhằm mục đích hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng
phân định rõ vai trò của Nhà nước và hộ gia đình hoặc người học, tự chủ và tự
chịu tránh nhiệm của các trường ĐHCL, đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với
bối cảnh phát triển KTXH, đảm bảo sức cạnh tranh và phát triển bền vững
cho các trường ĐHCL và hệ thống giáo dục ĐHCL nói chung.
Hoạt động trong môi trường cạnh tranh, buộc các cơ sở GDĐH luôn
phải nỗ lực không ngừng để vừa có thể thu hút được nhiều NTC từ phía Nhà

nước, gia đình, xã hội và sử dụng hiệu quả các NTC có giới hạn đó để tồn tại
và phát triển. Chính vì thế, nghiên cứu đề tài: “Huy động NTC cho phát triển


giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào”, có giá trị lý luận và thực tiễn, đóng
góp quan trọng cho việc hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động hiệu quả
NTC đầu tư phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng ở nước
CHDCND Lào; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng GDĐH, đáp ứng
nhu cầu xã hội và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KTXH trong
giai đoạn tới của nước CHDCND Lào.
2.3.2. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu đề tài luận án
Có thể nói, dưới nhiều góc độ khác nhau, các nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án đã phân tích khá toàn diện cơ chế quản lý tài chính, chính
sách tài chính đối với GDĐH và tình hình tài chính của các cơ sở GDĐH,
trong đó có giáo dục ĐHCL. Số lượng các nghiên cứu khá đồ sộ, tập trung
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh về quản lý tài chính, quản lý chi NSNN, huy
động NTC ngoài NSNN… đầu tư cho phát triển giáo dục, GDĐH và giáo dục
ĐHCL... Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về huy động
các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào.
Bảo đảm tài chính cho hoạt động của các cơ sở giáo dục ĐHCL ở nước
CHDCND Lào trong điều kiện NSNN rất hạn hẹp và đòi hỏi nâng cao chất
lượng đào tạo mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Đây chính là
khoảng trống trong nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài luận án mà
NCS tập trung giải quyết.
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp cả về lý luận và thực
tiễn liên quan đến huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL nhằm góp
phần đạt được mục tiêu, nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH ở các cơ
sở giáo dục ĐHCL của nước CHDCND Lào trong những năm tới.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là xác lập các quan điểm,

phương hướng và giải pháp có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn nhằm
huy động các NTC đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ĐHCL cả về quy mô,


cơ cấu và chất lượng ở nước CHDCND Lào.
Bám sát mục tiêu nghiên cứu đề tài, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
của luận án bao gồm:
- Hệ thống, phân tích góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận
về giáo dục ĐHCL vàhuy động các NTCcho phát triển giáo dục ĐHCL;
- Tổng kết kinh nghiệm và rút ra các bài học kinh nghiệm về huy động
các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của một số nước trên thế giới có thể
nghiên cứu áp dụng cho nước CHDCND Lào;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân của thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục
ĐHCL ở nước CHNCND Lào;
- Đề xuất quan điểm, phương hướng, các giải pháp nhằm tăng cường
huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về giáo dục ĐHCL và huy động các NTC cho phát triển giáo dục
ĐHCL.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án:
Về nội dung: Các NTC có thể huy động đầu tư cho phát triển giáo dục
ĐHCL rất đa dạng. Với cách tiếp cận về chủ thể của các NTC, luận án tập
trung nghiên cứu huy động NTC từ NSNN và các NTC ngoài NSNN cho phát
triển giáo dục ĐHCL.
Về không gian và thời gian: Huy động các NTC cho phát triển giáo dục
ĐHCL ở nước CHDCND Lào, luận án nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn
2011 - 2015; quan điểm, phương hướng, giải pháp nghiên cứu áp dụng đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Kinh nghiệm quốc tế về huy động các


NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL, luận án nghiên cứu một số nước tiêu
biểu như Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam trong khoảng
20 năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận NCKH được sử dụng là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề theo mục tiêu nghiên cứu
của đề tài đặt ra đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, tính thực tiễn và logic.
Các phương pháp NCKH cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu luận án
là các phương pháp NCKH trong lĩnh vực kinh tế như phương pháp thống kê,
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, diễn
giải, so sánh…
6. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
Về lý luận, luận án hệ thống hóa, phân tích góp phần làm sáng tỏ và
phong phú thêm những vấn đề lý luận về giáo dục ĐHCL và huy động các
NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL.
Về thực tiễn, luận án tổng kết kinh nghiệm và rút ra các bài học kinh
nghiệm về huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của một số nước
trên thế giới có thể nghiên cứu áp dụng cho nước CHDCND Lào; tổng hợp,
phân tích, đánh giá chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước
CHNCND Lào giai đoạn 2011 - 2015; đề xuất quan điểm, định hướng, các giải
pháp nhằm tăng cường huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở
nước CHDCND Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, danh mục sơ đồ, kết
luận và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Giáo dục ĐHCL và huy động NTC cho phát triển giáo dục



ĐHCL;
Chương 2: Thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục
ĐHCL ở nước CHDCND Lào;
Chương 3: Quan điểm và giải pháp huy động các NTC cho phát triển
giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào.


×