Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nạn tảo hôn thực trang, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.44 KB, 17 trang )

Đề 07. Tảo hôn thực trạng nguyên nhân và giải pháp.
A.

MỞ ĐẦU

Có ai đó đã nói rằng:
“Tảo hôn là tình trạng diễn ra phổ biến ở nhiều nước. Tảo hôn khiến cho
các cô bé, cậu bé phải bước vào cuộc sống gia đình khi chưa sẵn sàng về sức
khỏe, tâm thế”.
Những năm gần đây, nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng,
diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí cả khu vực đô thị. Tảo hôn
không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia
đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp
ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến
thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Bởi
chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình
dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể
chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy
kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con.
Vơi tầm quan trọng như vậy tôi xin trọn đề tài “Tảo hôn thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp”

1


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Cơ sở pháp lý.
Luật hôn nhân gia đình năm 2000;
Luật hôn nhân gia đình năm 2014;


Nghị định 126 NĐ-CP
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn
nhân gia đình, thi hành án, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
2. Các khái niệm liên quan
Theo Bách khoa toàn thư
Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong
hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (thông thường là chưa
đến tuổi dậy thì). Tập tục tảo hôn trước đây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể
cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, châu Đại
Dương và Nam Mỹ. Nó thường đi kèm với một phong tục khác là hôn nhân
được sắp đặt. Trong nhiều trường hợp, chỉ một trong hai bên là trẻ em, thường
là phụ nữ, vì lý do trinh tiết hoặc vì lý do người phụ nữ ở một cộng đồng xã hội
nhất định không được coi có khả năng kiếm tiền và vì khả năng sinh sản của phụ
nữ mau kết thúc hơn so với nam giới. Trước tình hình nữ quyền và quyền trẻ
em ngày càng được coi trọng, tập tục tảo hôn đang dần dần biến mất ở nhiều khu
vực trên thế giới.1
Theo Luật hôn nhân gia đình 2000
Căn cứ tại khoản 4 điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2000

1 Theo

Bách khoa toàn thư
2


Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi
kết hôn theo quy định của pháp luật;2
Theo Luật hôn nhân gia đình 2014
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ
tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này."3
Từ đó ta có thể thấy rằng luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và năm 2014
điêu cho rằng tảo hôn là việc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội
Do đó theo quy định tại “Luật hôn nhân gia đình 2014” thì Tảo hôn là việc
lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.
“ Ngoài ra, Tảo hôn còn được hiểu bằng các cách khác nhau như: Tảo hôn
là việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn. Tảo hôn là việc hai
bên chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định. Tảo hôn là việc nam, nữ xác
lập quan hệ vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định của pháp luật”.
Vậy tảo hôn thường diễn ra ở nơi đâu?
Tảo hôn là hiện tượng thường diễn ra ở khu vực miền núi, nông thôn. Đây
là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, và sẽ bị xử phạt nếu có vi phạm.
3. Thế nào là tảo hôn
Tảo hôn là hiện tượng nam nữ kết hôn với nhau khi chưa đủ tuổi đăng ký
kết hôn theo quy định của pháp luật. Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định
về độ tuổi kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1.Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
2 khoản 4 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
3 khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

3


a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.”
Như vậy, khi nam nữ kết hôn với nhau mà nam dưới 20 tuổi, nữ dưới 18
tuổi sẽ bị coi là tảo hôn.
II. Nguyên nhân, thưc trạng và hướng giải quyết nạn tảo hôn

4

1. Thực trạng.
Tảo hôn là tình trạng diễn ra phổ biến ở nhiều nước. Tảo hôn khiến cho các
cô bé, cậu bé phải bước vào cuộc sống gia đình khi chưa sẵn sàng về sức khỏe,
tâm thế.
Nó làm mất đi cơ hội và cản trở tương lai của các em. Tảo hôn gây ra nhiều
tác hại về sức khỏe, đã bị cấm ở nhiều nước nhưng nó vẫn tồn tại cho thấy còn
khoảng trống nào đó trong chính sách dân số, phát triển kinh tế xã hội…
Tảo hôn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và trong đso có việt nam
Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, thế giới hiện có
hơn 700 triệu phụ nữ kết hôn ở độ tuổi trẻ em. Tính trung bình cứ 3 phụ nữ thì
có 1 người (khoảng 250 triệu) kết hôn trước tuổi 15. Còn theo ước tính của Quỹ
Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, số lượng phụ nữ bị ép kết hôn ở lứa tuổi thiếu nhi sẽ
tăng từ 700 triệu trẻ em gái hiện nay lên đến 950 triệu trẻ em gái năm 2030.
Ở Việt Nam, mặc dù Luật Hôn nhân - Gia đình hiện hành, Luật Trẻ em đều
nghiêm cấm tảo hôn nhưng cho đến nay tình trạng trên vẫn diễn ra. Kết quả từ
cuộc điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam năm 2016 cho
thấy, tỷ lệ phụ nữ trẻ từ 15 - 19 tuổi kết hôn hoặc sống chung là 10,3%. Khu vực
miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Mê Kông và Tây Nguyên là những nơi có tỷ
lệ tảo hôn cao.
Tảo hôn diễn ra ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Tuy nhiên,
tình trạng trên phổ biến ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân tộc
4 Báo Thanh Niên

4


thiểu số. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số cho thấy,
tình trạng tảo hôn chung trong dân tộc thiểu số là 26,6%. Tỷ lệ tảo hôn cao nhất

ở dân tộc Mông, Xinh Mun, La Ha, Gia Rai, Raglay, Bru, Vân Kiều. Tỷ lệ tảo
hôn cao đồng nghĩa với các dân tộc có nhiều hộ nghèo. Điều này lý giải tại sao
các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái luôn nằm
trong tốp đầu cả nước về tỷ lệ tảo hôn.
Từ số liệu cụ thể cho ta thấy nạn tảo hôn diễn ra vô cùng phcuws tạp và chủ
yếu là các vùng miền núi phía bắc:
Bản Lang (Lai Châu) năm 2016, trong số 303 bà mẹ mang thai có 73
trường hợp dưới 18 tuổi. Trong số 136 trường hợp sinh được ghi nhận có 49 ca
là trẻ dưới 16 tuổi. Tương tự, xã Thanh (Quảng Trị) có 29 trẻ em và 35 trẻ từ 18
tuổi sinh con tại trạm y tế.
Minh Hóa (Quảng Bình), Vân Hồ (Sơn La) cũng được ghi nhận là nơi có tỷ
lệ tảo hôn cao. Hồ Thị Khao (Quảng Bình) lấy chồng từ năm 15 tuổi. Cuộc sống
của bà mẹ chưa đầy 17 tuổi này quanh quẩn ở nhà để nấu cơm, chăm con và ra
đồng. Mặc dù đang nuôi con nhỏ nhưng bữa ăn của Khao chẳng có gì ngoài
cơm, rau và nước mắm. Vàng Thị So (Sơn La) có 3 đứa con khi 20 tuổi. Theo
So, 15 - 16 tuổi, các bạn trong bản lấy chồng hết nên mình cũng phải lấy chồng.
Lấy xong, chồng không cho đi học nên chỉ biết ở nhà đẻ con, cấy lúa. Nói về
cuộc sống với người chồng bằng tuổi và 3 đứa con, So bảo chưa bao giờ hình
dung cuộc sống gia đình lại vất vả như vậy.
Điều tra của Plan cho thấy 86% trẻ em kết hôn sẽ bỏ học. 3% trong số trẻ
kết hôn chưa bao giờ đến lớp. Con của các cặp tảo hôn nói chung thường không
có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh thiếu thông tin.
Có thể nói, tảo hôn là khởi đầu của vòng luẩn quẩn tạo ra chu kỳ bất lợi từ
chối trẻ em gái có quyền cơ bản nhất về học tập và phát triển. Trẻ em gái kết hôn
quá sớm sẽ không thể đến trường và phải đối mặt với bạo lực gia đình, lạm dụng
sức lao động và cưỡng hiếp. Các em thường sảy thai và dễ bị phơi nhiễm bệnh
5


lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm HIV. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết

Tiến cho rằng: So với phụ nữ sinh con ở độ tuổi trên 20, các bà mẹ trẻ em có
nhiều nguy cơ tử vong do biến chứng thai sản trong quá trình sinh con. Con cái
của các bà mẹ trẻ này thường bị chết lưu hoặc chết trong những tháng đầu đời.
2. Nguyên nhân
Nạn tảo hôn ở vùng cao trong nhiều năm tuy đã giảm nhưng vẫn còn diễn
biến khá phức tạp. Mặc dù đã có các biện pháp nhằm ngăn ngừa và khắc phục
đặc biệt ở các địa phương, thôn bản vùng sâu vùng xa đã ra sức tuyên truyền,
quán triệt để đẩy lùi vấn nạn này nhưng trên thực tế, ở những nơi có điều kiện
kinh tế khó khăn, các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế thì tảo hôn
vẫn diễn ra ngày càng nhiều.
Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi học đường ở những
trường học vùng sâu, vùng xa. Công việc học tập của các em bị đình trệ, tương
lai và hạnh phúc gia đình dường như khó lòng thực hiện được.
Sau khi tìm hiểu thì tôi nhân thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
tảo hôn bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong
đó, nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân cơ bản nhất, cụ thể:
a. Về nguyên nhân khách quan
Một là, do ảnh hưởng của những quan niệm, thành kiến, phong tục tập
quán lạc hậu:
Phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số tồn tại và ăn sâu trong nhận
thức của người dân từ nhiều đời nay và ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ trong đời
sống, sinh hoạt của phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với đồng bào
dân tộc thiểu số, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán;
việc lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong
làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ và sự chứng kiến của gia đình, họ hàng,
làng xóm. Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; quan niệm kết hôn trong họ
6


tộc để lưu giữ tài sản trong gia đình không mang của cải sang họ khác hay như

tục lệ bắt vợ, tục “nối dây”, cưỡng ép hôn nhân.
Hai là, do tác động, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, con người dần biến đổi để thích nghi được với
những điều kiện mới. Họ trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lập hơn
trong cách nghĩ, cách làm. Quan điểm đời sống của họ cũng trở nên cởi mở hơn,
đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm thành kiến đạo đức xưa. Vì vậy,
con người dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau. Một trong những hệ lụy
đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hết sức bình thường
và làm gia tăng tỉ lệ mang thai sớm dẫn đến tăng tỉ suất sinh con vị thành niên
(từ 99% năm 2011 lên 116% năm 2013 ở nhóm 15 - 18 tuổi của phụ nữ dân tộc
thiểu số
Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm gia tăng tình trạng tảo hôn.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công tác tuyên truyền còn bất cập, hạn chế và hiệu quả chưa cao
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình
đã được chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp
luật quan tâm, nhưng một bộ phận người dân, nhất là người đồng bào dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc vẫn chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ
hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của
chế độ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, phần lớn trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống đều rơi vào các hộ nghèo, đối tượng vị thành niên, thanh niên thất
học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với các phương tiện thông tin
đại chúng còn khó khăn.
Thứ hai, sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường
hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết

7


Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo

hôn, ra khỏi đời sống xã hội không đạt được hiệu quả cao do sự can thiệp thiếu
mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía cơ quan địa phương, thực tế cho thấy, không
chỉ những người dân mà cả gia đình cán bộ, Đảng viên là lãnh đạo xã, phường
cũng tiếp tay, thậm chí tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn diễn ra ngay trong
gia đình của những người cán bộ này.
Thứ ba, Người dân vẫn cho rằng chuyện lấy vợ, lấy chồng cốt ở yêu nhau
chứ không quan trọng tuổi tác. Một số nơi còn tục kéo vợ, cướp vợ, tục nối dây,
dùng lễ cúng ma thay cho Giấy đăng ký kết hôn. Trong tư duy của một số người
còn có chuyện chỉ cần của cải của gia đình mình không bị mang sang gia đình
khác là được... dẫn tới tình trạng tảo hôn diễn ra như hiện nay. Bởi trong bản nếu
cô gái nào quá 22 tuổi chưa lấy chồng được cho là ế, thanh niên nào lấy được vợ
càng sớm thì càng được đánh giá là trưởng thành. Chưa hết, trong đồng bào dân
tộc Mông vẫn còn tình trạng tự vẫn khi bị ngăn cản lứa đôi, bởi vậy việc ngăn
cản các cặp đôi tảo hôn gần như không có!
Thứ tư, Trình độ dân trí ở những nơi có tảo hôn thường rất thấp. Nhiều
người khi hỏi về hậu quả của tảo hôn đều rất mơ hồ hoặc chỉ được giải thích
bằng các hiện tượng tâm linh, thần học chứ chưa có mấy người hiểu đúng về bản
chất tác hại của tình trạng này. Những hậu quả về sinh học, sự thoái hóa về
giống nòi là điều gì đó bà con cho rằng viển vông, hoang đường. Cái mà bà con
thấy được là nhà có thêm người làm, bản có thêm một đám cưới và của cải trong
gia đình không bị tản mát sang gia đình khác...
Thứ năm, Có nhiều trường hợp khi hỏi về mục đích của việc lấy vợ, các
nam thanh niên trả lời thẳng băng: Lấy cho có người làm việc nhà! Điều kiện
kinh tế cũng khiến nhiều người phải lấy vợ nhanh, lấy gấp, lấy để yên bề gia
thất, tu chí làm ăn... dẫn tới tình trạng tảo hôn tăng mạnh qua các năm. Mặt
khác, khi có điều kiện kinh tế, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc
giao lưu, tiếp xúc qua các thiết bị thông tin rất đơn giản đã rút ngắn khoảng cách
8



cả về thời gian và không gian “tìm hiểu” của thanh niên nên việc kết hôn sớm
cũng dễ xảy ra.
Ngoài ra, hiệu quả công tác tuyên truyền cũng như các biện pháp can thiệp,
giảm thiểu tảo hôn. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về
hôn nhân cũng còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Điều này có thể dễ dàng lý
giải khi mỗi cặp đôi kết hôn thì thôn, bản đều phải biết nhưng sự can thiệp mang
tính chất pháp lý vẫn không mang lại hiệu quả. Thậm chí có người còn “hồ hởi”
khi được dự đám cưới dù biết rằng đó là những vụ tảo hôn.
Thứ sáu, Việc quản lý con em của phụ huynh ở vùng cao có “thoáng” hơn
nhiều so với miền xuôi. Trên thực tế, bên cạnh những gia đình người dân tộc nề
nếp, quản lý, giáo dục con em khá chặt chẽ thì nhiều gia đình có sự buông lỏng
con cái.
Điều này được thể hiện ở việc nhiều phụ huynh đã tạo ra một sự tự do để
con cái được vui chơi thoải mái, được kết bạn, được tìm hiểu và được tham gia
vào các trò tiêu khiển như uống rượu khi tuổi còn nhỏ, đi chơi tối trong bản và
các bản khác…Chính điều này đã không ít trường hợp vị thành niên có xu
hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân, mải mê chơi bời hơn là chỉn chu học
tập.
Sẽ không là chuyện lạ khi hỏi một vài em học sinh THPT (cả nam và nữ)
rằng “Em đã quan hệ tình dục chưa?” và nhận được câu trả lời rất thật: “Em đã
quan hệ tình dục từ lớp 9 rồi”. Và một hệ quả mà không ít các gia đình ở vùng
cao gặp phải đó là việc con gái mang bầu khi đang là học sinh. Một giải pháp để
khắc phục của đồng bào vùng cao là cho con mình nghỉ học để cưới chồng, để
giải quyết nhanh chóng hậu quả mà con mình mắc phải.
=> Với cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tình trạng tảo hôn vẫn
còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Điều này đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc mạnh
mẽ, quyết liệt và trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành và đặc biệt là sự

9



hưởng ứng của mỗi người dân để cùng nâng cao chất lượng giống nòi, chất
lượng nguồn nhân lực.
Nạn tảo hôn đối với tuổi học đường cũng có nguồn cơn từ nhà trường.
Nhiều nhà trường ở vùng cao đã không chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh một
cách thường xuyên.
Điều đó đã không tác động tích cực vào nhận thức của học sinh về hôn
nhân, gia đình và sức khỏe sinh sản. Đồng thời, hoạt động giáo dục kỹ năng
sống ở nhiều nhà trường còn đơn điệu, chưa khéo léo lồng ghép kiến thức về
hôn nhân gia đình trong các hoạt động ngoại khóa.
Nhiều nhà trường quan niệm rằng, nếu nói nhiều, khuyên bảo nhiều, dạy
cách phòng tránh nhiều thì không khác gì “vẽ đường cho hươu chạy”. Nhiều
hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao và các phong trào để tạo sân chơi
bổ ích, mang tính giáo dục cao cho học sinh ở nhiều nhà trường còn thiếu hoặc
chưa sôi nổi.
3. Hậu quả của việc hôn
Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt
là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh
đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều
khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác. Đây chính là sự cảnh
báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật
của người mẹ không được quan tâm đúng mức.
Về môi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp
tục việc học hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu
những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng,
các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;

10



Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế
cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.
Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư
giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được
tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi….
Về mặt xã hội: Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát
triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu
năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh
nặng cho xã hội. Mặt khác, phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn
ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh
nghèo túng, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của trẻ em.
Đây chính là những ảnh hưởng lớn đối với trẻ em không chỉ hiện tại mà cả
tương lai. Vì một tương lai tươi sáng cho các em, để cho các em có được sự phát
triển toàn diện về thể chất, tinh thần cũng như tâm sinh lý, được tham gia học
tập, giao tiếp với với cộng đồng và xã hội... mỗi chúng ta cần phải có những
hành động thiết thực như tuyên truyền, vận động cùng với các biện pháp xử lý
nghiêm theo các quy định của pháp luật mới có tác dụng vừa giáo dục, vừa dăn
đe đối với những trường hợp vi phạm. Có như vậy mới hạn chế thấp nhất tình
trạng tảo hôn đang diễn ra hiện nay.
4. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn
Lâu nay chúng ta vẫn quan niệm tảo hôn do quan niệm, phong tục lạc hậu.
Nhưng thực tế chứng minh tảo hôn diễn ra ở mọi nơi, từ thành thị đến nông
thôn, từ dân tộc phổ biến như Kinh đến dân tộc thiểu số. Như vậy, phong tục chỉ
là một phần mà rõ ràng tảo Nhìn vào các cuộc điều tra sẽ thấy, ở đâu dân nghèo,
ở đâu chỉ số phát triển con người HDI thấp thì ở đó tảo hôn phát triển. Tảo hôn
đôi khi được người dân coi là một cách để có thêm nhân lực lao động, để bớt
nghèo. Như vậy, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, ngoài tuyên truyền thì cần có
11



chính sách cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, đặc biệt là giáo
dục và y tế để nâng cao dân trí, phát triển sản xuất.
“ Khi đủ cơm ăn, áo mặc, người dân sẽ khắc có nhu cầu về tinh thần, học
tập, giải trí…thay cho việc quanh quẩn ở bản, lấy vợ, lấy chồng sinh con ”
Nhận thức được tác hại của tảo hôn, Đảng và Nhà nước Việt Nam, các ngành,
các cấp, các địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách tiến hành vận động
các tầng lớp nhân dân thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chiến
lược nâng cao sức khỏe, tầm vóc người Việt Nam. Ngày 14/4/2015 Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt đề án giảm thiểu tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2015 - 2025.
Song song với việc thực hiện Đề án này, một số giải pháp sau cần được chú
trọng:
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp
luật có liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết cũng
như làm rõ những hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây ra. Qua đó,
nhằm nâng cao nhận thức, dần dần thay đổi được hành vi, từng bước hạn chế và
tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Chính quyền các cấp cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình; mở lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật
cho đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên, cộng tác viên dân số ở cơ sở...
Đồng thời, xây dựng một chế tài đủ mạnh để răn đe các trường hợp vi phạm, nêu
gương cho cộng đồng, bởi trên thực tế, vì nhiều lý do, chính quyền ở cơ sở vẫn
còn phớt lờ hoặc dễ dãi với người vi phạm nên đã tạo ra tâm lý xem nhẹ pháp
luật trong một bộ phận người dân...
Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể,
nhất là cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc đấu tranh bài trừ tệ nạn
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ngoài việc vận động hội viên của mình

12


giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng một gia đình ấm
no, hạnh phúc và tiến bộ, thì việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có
tệ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Do đó phải vận động hội viên giáo
dục con, em mình hiểu được hậu quả, tác hại của tảo hôn và và hôn nhân cận
huyết thống, đồng thời đấu tranh chống những quan điểm lạc hậu ngay từ trong
gia đình mình và trong cộng đồng dân cư để khắc phục, bài trừ tệ nạn này.
Để nạn tảo hôn không còn là nguyên nhân dẫn đến giảm sĩ số học sinh,
không còn là nguy cơ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, các trường học ở
vùng sâu, vùng xa cần có những giải pháp hữu hiệu.
Cụ thể, hằng năm, công tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh
sản vị thành niên, các hoạt động ngoại khóa cần được tổ chức thường xuyên
nhằm tác động vào nhận thức của học sinh về giới, về hôn nhân và gia đình, về
những điều kiện để có được cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Cần tổ chức các sân chơi lành mạnh, thân thiện, mang tính giáo dục cao để
thu hút học sinh, giúp các em gắn bó với trường lớp, có động cơ học tập đúng
đắn và có định hướng tốt đẹp cho tương lai. Các nhà trường cần kết hợp chặt chẽ
với gia đình để giáo dục, rèn luyện học sinh, cần tác động vào nhận thức của phụ
huynh học sinh để mỗi gia đình nhận thức được tác hại của tảo hôn đối với con
em mình.
Công tác phối hợp giữa nhà trường với địa phương, các ban ngành đoàn thể
cần được đẩy mạnh nhằm chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn đối với học sinh nhà
trường.
III. Xử phạt đối với hành vi tảo hôn
Vậy pháp luật việt nam quy định thế nào về việc tảo hôn?
1. Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
- Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của chính phủ

13


Theo quy định của điểm b khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014, tảo
hôn là một trong những hành vi bị cấm. Và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
hoặc xử lý hình sự tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.
Xử phạt vi phạm hành chính, điều 47 nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt đối với hành vi tảo hôn như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy
trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có
quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
Truy cứu trách nhiệm hình sự, điều 148 Bộ luật hình sự quy định đối với tội
tổ chức tảo hôn, tảo hôn như sau:
“Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết
hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.
Căn cứ pháp lý:
Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn
nhân gia đình, thi hành án, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
4. Xử phạt đối với hành vi tảo hôn

14



Theo quy định pháp luật người nào có hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, tùy
theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính: Điều 47 Nghị định số
110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn như sau:
“Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ
chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái
pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án
nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Như vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành
chính trong 2 trường hợp:
Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi
kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ
đó.
Như vậy, chỉ có thể bị xử phạt về hành vi tảo hôn khi Toà án có thẩm quyền
đã ra quyết định buộc bên tảo hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng với người
chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn cố ý tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp
luật.
Trong trường hợp này, UBND xã không xử phạt bên tảo hôn bằng hình
thức cảnh cáo mà phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 10 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 để các cơ quan, tổ chức đó yêu cầu Toà án huỷ việc
kết hôn trái pháp luật. Khi nào Toà án có quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp
luật mà bên tảo hôn vẫn tiếp tục chung sống với nhau như vợ chồng thì lúc đó
UBND xã mới đủ điều kiện để xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tảo hôn.

15



Trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục quan hệ vợ chồng trái
pháp luật thì theo Điều 148 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào có một trong
các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba
tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết
hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Như vậy, hình phạt nặng nhất đối với tội tảo hôn là truy cứu trách nhiệm
hình sự.
C. KẾT LUẬN
Để nạn tảo hôn không còn tồn tại trong xã hội cần có sự chung tay giúp sức
của xã hội nâng cao ý thức tầm quan trong và cũng như hậu quả xảy ra đối với
việc tảo hôn. Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014 điều quy định việc
tảo hôn là hành vi trái pháp luật và trái đạo đức xã hội tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế và bất cập do đó cần hoàn thiện khung pháp lý hoàn chỉnh và thống
nhất áp dụng đồng bộ trọng cà nước. Bên cạnh đạnh đó cần phổ biến tuyên
truyền giáo dục về giáo dục giới tính tới cộng đồng đặc biêt là đối với học sinh
sinh viên, và mọi người cần lưu ý rằng chung tay bảo vệ xã hội là nhiệm vụ của
mọi người chứ không phải chỉ có cơ quan nhà nước chính hành động lên án hay
tố cáo của mọi người về nạn tảo hôn hay hành vi trái pháp luật điều là những
hành động tốt đáng được tuyên dương góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giàu đẹp và vững mạnh.
Trên đây là bài tiểu luận của sinh viên Trần Văn Cảnh Lớp K4n về để tài
“ Tảo hôn thực trạng nguyên nhân và giải pháp” bài tiểu luận không tránh
những sai xót xin cô thông cảm và bỏ qu

Mục lục
16



17



×