Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Báo cáo Thực tập bệnh viện ĐH Nguyễn Tất Thành Triều An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.8 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
--------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN TRIỀU AN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Nghĩa
MSSS: 1311522584
Lớp: 13DDS08
Khóa: 2013 - 2018
Người hướng dẫn: DS. Tăng Nữ
Thời gian thực tập: (05/03/2018 – 18/03/2018)


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN TRIỀU AN


PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM BÀI


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN


PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM BÀI
Phần 1: Giới thiệu chung về bệnh viện
1.1. Tên và địa chỉ bệnh viện
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
1.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược

Phần 2: Kết quả thực tập
2.1. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội đồng thuốc và

điều trị
2.1.1 Cách tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện
2.1.2 Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
2.2. Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP

2.2.1 Ý nghĩa của GSP bệnh viện
2.2.2 Yêu cầu của kho đạt GSP tại bệnh viện
2.2.3 Nội dung hoạt động
2.3. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện

2.3.1 Hoạt động sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho
2.3.2 Cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho
2.4. Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện

2.4.1 Quy trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
2.4.2 Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
2.4.3 Phương thức cấp phát thuốc đến tay người bệnh


2.5. Nghiệp vụ Dược bệnh viện


2.5.1. Văn bản pháp lý hiện hành và triển khai thực hiện trong khoa Dược và các khoa phòng
chuyên môn
2.5.2. Quy trình thoa tác chuẩn trong khoa Dược
2.5.3. Phần mềm quản lý khoa Dược
2.6. Quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

2.7 Một số thuốc trong bệnh viện Triều An
2.8 Phân tích đơn thuốc
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo


LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, ta được biết với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung, tất cả các loại thuốc, dạng thuốc đều đang được sử dụng rộng rãi từ Bệnh viện, Nhà thuốc
cho đến các trường học, công ty và trong cả gia đình nơi sinh hoạt thường ngày của mọi người,…Vì
vậy sự hiểu biết về thuốc và cách dùng như thế nào cho an toàn, hợp lý là điều cần thiết.
Đối với bản thân riêng em là một sinh viên chuẩn bị Tốt nghiệp ra trường và được làm một
trong những ngành nghề vô cùng cao quý đó là Dược sĩ, điều rất đáng trân trọng và vinh hạnh.Vì
điều đó nên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nơi em theo học và đã tạo điều kiện cho em có cơ
hội tiếp xúc, hòa nhập vào môi trường thực tế của Bệnh viện để em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm
trong Nhà thuốc, Kho thuốc, Kho Vật tư Y tế của Bệnh viện ra sao, cách sắp xếp, cách ghi chép,
cách lấy thuốc và vật tư y tế như thế nào cho đúng và chính xác,…để em làm quen được những công
việc em sẽ làm sau này khi ra trường.
Đồng thời, qua đợt thực tập em thấy được sự hợp tác, sự liên kết cũng như mối quan hệ giữa
Nhà trường và Bệnh viện Triều An là chặt chẽ, là thân thiết, là sự nhiệt tình tận tâm.Giữa Bệnh viện
và Nhà trường luôn đáp ứng được cung và cầu về nguồn nhân lực cho Khoa Dược bệnh viện.Bởi vì
qua quá trình thực tập của sinh viên các Thầy, Cô, Anh, Chị trong các phòng Khoa quan sát được
năng lực thực sự của các em rằng đã đáp ứng được yêu cầu của mình đã đưa ra cho các em hay chưa

để từ đó các em đã, đang và sẽ học được gì, kinh nghiệm như thế nào từ những bài học mình dạy
hay không???
Qua thực tế, em thực sự đã được các Thầy, Cô, Anh, Chị tại nơi thực tập hết lòng giúp đỡ, chỉ
bảo, dạy dỗ, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm, truyền đạt nhiều kiến thức hay và kinh nghiệm tốt để em
làm hành trang sau này khi ra đời cùng trải nghiệm trong công việc và môi trường rông lớn hơn.


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập khoảng 2 tuần tại Bệnh viện Đa khoa Triều An, tuy thời gian không
nhiều nhưng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa
được biết. Đây là một kỳ thực tập khó khăn, thử thách đến với em, giúp em củng cố lại những kiến
thức đã được học, nâng cao trình độ chuyên môn về nghề.
Để có kiến thức và kinh nghiệm thực tế ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sự tri ân sâu sắc đối với các Thầy Cô bộ môn khoa Dược trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã
giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản vững chắc, đồng thời cũng đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt đợt thực tập tại Bệnh viện vừa qua.
Em xin Chân thành Cảm ơn đến những người đã trực tiếp hướng dẫn cho em nói riêng cũng
như Khoa Dược – Bệnh viện Triều An nói chung, Trưởng khoa DS.Tăng Nữ đã không ngại bỏ chút
ít thời gian nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa thực tập này.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, trình độ còn
nhiều hạn chế và lần đầu đi thực tế còn gặp nhiều bỡ ngỡ nên bài thu hoạch khó tránh khỏi sai sót,
rất mong các thầy, cô bỏ qua. Kính mong sự quan tâm góp ý của các thầy cô để em có được nhiều
kinh nghiệm hơn sau khi ra trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 21 tháng 03 năm 2018

Nguyễn Hữu Nghĩa



PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN TRIỀU AN.

Hình 1.1. Bệnh viện Triều An
1.1. Tên và địa chỉ bệnh viện:
Tên đơn vị: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN TRIỀU AN.
Địa chỉ: 425 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Khoa Dược Bệnh viện.
1.2.1. Tổng quan về Bệnh viện.
1.2.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện:
1. Bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên tại Việt Nam


Bệnh Viện Triều An chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2001, nhằm hưởng ứng
chủ trương xã hội hóa y tế của Đảng và Nhà nước, góp phần thỏa mãn nhu cầu chăm sóc
sức khỏe ngày càng cao của người dân.
Hiện Triều An là bệnh viện tư nhân đầu tiên được Bộ Y Tế công nhận "đa chuyên khoa
sâu" và là một trong những bệnh viện có quy mô lớn nhất Việt Nam với gần 400 giường, 8
phòng mổ tiêu chuẩn quốc tế và 16 chuyên khoa sâu. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người bệnh, năm 2007 Bệnh viện Triều An đưa vào hoạt động Khu điều trị cấp cao
VIP theo mô hình Bệnh viện - Khách sạn với 42 phòng.
Sau hơn 16 năm xây dựng và phát triển đến nay, Triều An trở thành bệnh viện đa khoa tư
nhân hiện đại và lớn nhất quận Bình Tân nói riêng và TP. HCM nói chung.
Bệnh viện Triều An luôn hoạt động theo phương châm “Tình thương và chất lượng” là
một trong những yêu cầu hàng đầu của toàn thể đội ngũ trong Bệnh viện, trong những năm
qua Bệnh viện Triều An đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân tại thành phố Hồ
Chí Minh, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng như nước bạn Campuchia.
Hội tụ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành uy tín trong lĩnh vực y
học ở tất cả các khoa là niềm tự hào và là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên giá trị cốt
lõi cho các dịch vụ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp của Bệnh viện.

2. Bệnh viện Triều An vinh dự đạt nhiều giải thưởng lớn như:
- Bằng khen “Bệnh Viện Xuất Sắc Toàn Diện” của Bộ Y tế trong nhiều năm liền.
- Thương hiệu Việt và Top 50 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
- Thương hiệu Uy Tín Chất Lượng (Trusted Brand) nhiều năm liền.
- Cúp Vàng Vì Sức Khỏe Người Việt.
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Triều An:


Bệnh viện Triều An là một Bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân quy mô lớn được chia thành 3
khu A, B, C: Khu Khám Bệnh, Khu Chuẩn Đoán, Khu Điều Trị Nội Trú và mỗi khu đều
được trang bị thiết bị đầy đủ, hiện đại.

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Triều An
1.2.2. Tổng quan về Khoa Dược:
1.2.2.1. Giới thiệu về Khoa Dược:
Khẩu hiệu: CHÍNH XÁC-TRUNG THỰC-TẬN TÂM
-

Cùng với các Khoa-Phòng khác của Bệnh Viện, Khoa Dược đã chính thức đi vào
hoạt động ngày 16/07/2001 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc và Trưởng
Khoa Dược có nhiệm vụ:

• Cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên
khoa, hoá chất, vật tư y tế cho điều trị nội trú và ngoại trú, quầy Bảo hiểm Y tế
ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.


• Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn Bệnh Viện.
• Phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp, các công ty Dược tổ chức những buổi sinh
hoạt báo cáo khoa học theo chuyên đề của Bệnh Viện.

• Thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn về Dược trong khoa và hướng dẫn kiểm
tra việc thực hiện các chế độ đó trong toàn bệnh viện.
• Tổ chức pha chế sản xuất thuốc theo chủ trương và phương hướng của Bộ y tế.
• Tổ chức, quản lí cấp phát thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế.
• Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động, thống kê, quyết toán thuốc về mặt số lượng
đúng quy định và đúng thời gian.
• Thực hiện kiểm soát, kiểm kê.
• Bảo quản thuốc, hóa chất, y dụng cụ.
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Khoa Dược:
3. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược.


KHOA DƯỢC
TRƯỞNG KHOA
DS. Tăng Nữ

NGHIỆP VỤ DƯỢC
DƯỢC LÂM SÀNG

BẢO QUẢN &
CẤP PHÁT

THỐNG KÊ
DTr. Kim Dung
DTr. Minh Trang

DS. Mỹ Hạnh
DS. Hoàng Oanh
DTr. Hải Phong


KHO THUỐC
DS. Mỹ Duyên
DTr. Nhi
DTr. Cảm

KHO VTYT-HC
DTr. Hằng

DTr. Nga
DTr. Khánh
DTr. Vượng

DTr. Vinh
DTr. Út Nữ

DTr. Đạt
DTr. Thúy

QUẦY BHYT
DTr. Mỹ Linh
DTr. Soan
DTr. Lĩnh
DTr. Quế Anh
DT. Trinh
Dtr. Cầm

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện Triều An
1.2.2.3. Chức năng của Khoa Dược:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công

tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và
tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.2.2.4. Nhiệm vụ của Khoa Dược.


1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa
bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu
cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc
từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học về Dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật

tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
(Trích Thông tư 22/2011/TT – BYT)
1.2.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong Khoa Dược:
a) Phòng trưởng khoa: Dược sĩ Tăng Nữ
- Lập kế hoạch cung ứng thuốc.


- Giám sát thức hiện các quy chế dược.
- Soạn thảo quy trình có liên quan đến hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị như :
thông tin thuosc trong bệnh viện , giám sát ADR, sử dụng thuôc trong bệnh viện.
- Giảng dạy đào tạo chuyên môn cho đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới.
- Thông tin tư vấn sử dụng thuôc cho nhan viên y tế.
b) Nghiệp vụ dược lâm sàng:
- Tư ván và thông tin thuôc trong bệnh viện
- Theo dõi giám sát, kiểm tra, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác
cảnh giác dược.
- Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, kiểm tra giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú.
c) Thống kê:
Theo dõi , thống kê số liệu thuốc nhập về kho, số liệu thuốc cáp phát thuốc và vật tư y tế
cho nội trú, ngoại trú.
d) Kho thuốc:
- Là nơi bảo quản thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản GSP”, cung
cáp và phát thuốc cho các khoa lâm sàng, bệnh nhan điều trị nội trú.
- Kiểm tra, giám sát về việc xuất-nhập thuốc.
- Nghiên cứu khoa học, hướng dẫn, chỉ dạy về kiến thức chuyên môn cho các nhan viên
trong kho và học viên.
e) Kho vạt tư y tế-hoá chất :
- Cung cấp vật tư y tế cho các khoa trong bệnh viện khi có phiếu lĩnh vạt tư y tế-hoá chất.
- Theo dõi giám sát, lưu hô sơ về xuất nhập khẩu và bảo quản vật tư y tế-hoá chất trong

kho.
f) Quầy thuốc BHYT ngoại trú:
Cấp phát thuốc, thông tin, hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại
bệnh viện Triều An khi có thẻ Bảo hiểm Y tế.


PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP.
2.1. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội đồng thuốc
và điều trị:
2.1.1. Cách tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện:
Ngày 01 tháng 06 năm 2015 bệnh viện Triều An đã thành lập Đơn vị thông tin
thuốc với 2 phụ trách đơn vị và 4 thành viên.
“Đơn vị Thông tin thuốc” Bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân Triều An gồm:
Phụ trách Đơn vị:
Trưởng đơn vị: BS.Nguyễn Hải Tùng – Tổng Giám Đốc.
Phụ tá

: DS.Tăng Nữ - Trưởng Khoa Dược.

Thành viên:
- BS.Hoàng Hoài Liên – Trưởng phòng Kế Hoạch Tổng Hợp.
- TS.BS.Đặng Tâm – Trưởng Khoa Ngoại Tổng Quát.
- BS.Phạm Anh Tuấn – Trưởng Khoa Nội Tổng Hợp.
- BS.Ngô Dũng Cường – Trưởng Khoa Cấp Cứu – Hồi Sức Tích Cực Chống Độc.
“Đơn vị Thông tin thuốc” có nhiệm vụ:
- Sắp xếp, cập nhật thông tin để đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc; tư vấn
cho thầy thuốc trong việc điều trị, kê đơn.Tham gia thảo luận các vấn đề liên quan
đến sử dụng thuốc cho người bệnh trong một số trường hợp được yêu cầu.
- Cung cấp thông tin về thuốc cho Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện
trong việc lựa chọn thuốc.

- Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú
và ngoại trú (Chỉ tư vấn thuốc không cần kê đơn thuốc điều trị cho người bệnh nội
trú và ngoại trú).Đối với thuốc kê đơn cần trao đổi và được sự đồng ý của thầy
thuốc điều trị mới trả lời yêu cầu của người bệnh.
16


- Tham gia, theo dõi, xử lý các phản ứng có hại và theo dõi chất lượng của
thuốc.
- Quản lý thông tin về thuốc.
- Thông tin về đánh giá hiệu quả của thuốc.
- Cung cấp, tập hợp thông tin về thuốc.
- Tham gia đào tạo, huấn luyện kiến thức sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Báo cáo, phản hồi.
BẢNG 2.1. PHÂN CÔNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ THÔNG
TIN THUỐC BỆNH VIỆN TRIỀU AN.
STT
CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ
01 Thông tin về những sai sót trong sử

NGƯỜI PHỤ TRÁCH
BS.Hoàng Hoài Liên

dụng thuốc.
02

BS.Hoàng Hoài Liên
Thông tin về thất bại trong điều trị.

TS.BS Đặng Tâm

BS.Phạm Anh Tuấn

03

Thông tin về những tiến bộ mới

BS.Ngô Dũng Cường
BS.Phạm Anh Tuân

04

trong điều trị nội khoa.
Thông tin về những tiến bộ mới

BS.Ngô Dũng Cường
TS.BS.Đặng Tâm

05
06
07
-

trong phẫu thuật ngoại khoa.
TS.BS.Bùi Huy Phụng
Thông tin về chất lượng thuốc.
DS.Tăng Nữ
Cảnh giác Dược.
DS.Tăng Nữ
ADR.
DS.Tăng Nữ

Tùy vào từng đối tượng việc thông tin sẽ khác nhau:

+ Bệnh nhân: Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu
+ Cán bộ y tế: Ngắn gọn, súc tích, ghi rõ nguồn thông tin (Cục quản lý Dược, Bộ y
tế)

17


2.1. Hình ảnh minh họa cho Hoạt động Thông tin Thuốc.

18


Hình 2.2. Danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau

Hình 2.3. Hướng dẫn tiêm truyền một số loại kháng sinh
2.1.2. Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị:
19


2.1.2.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị:
∗ Căn cứ theo TT21/2013/TT- BYT.
∗ Quyết định thành lập hội đồng thuốc và điều trị vào ngày 01/06/2015.
∗ Hội đồng thuốc và điều trị Bệnh viện Triều An gồm 23 thành viên:
1. Chủ tịch Hội đồng:
BS.Nguyễn Hải Tùng

Tổng Giám Đốc


2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
BS.Trịnh Nhựt Toản

Phó Giám Đốc

3. Ủy viện thường trực:
DS.Tăng Nữ

Trưởng khoa Dược

4. Thư ký:
BS.Hoàng Hoài Liên

Trưởng phòng Kế hoạch tồng hợp

5. Các ủy viên:
1. BS.Trịnh Nhựt Toản

Phó Tống Giám Đốc

2. BS.Dương Thanh Trắc

Phó Giám Đốc, TK Khám bệnh

3. BS.Nguyễn Thị Xuân Bình

Phó Giám Đốc, TK Ngoại Tim

mạch
4. GS.BS.Trần Văn Bình


Trưởng Khối Nội

5. TS.BS.Nguyễn Trung Vinh

Trưởng Khối Nội, TK Sàn chậu-

Niệu
6. TS.BS.Nguyễn Quang Hiển

Trưởng Khoa Ngoại Thần Kinh

7. TS.BS.Nguyễn Thị Ngọc Nga

Trưởng Khoa Nội nhi

8. BS.Ngô Dũng Cường

Trưởng khoa CC-HSTC-CĐ

9. BS.Phạm Anh Tuấn

Trưởng Khoa Nội Tồng Hợp

10. BS.Đỗ Ngọc Phương

Phó Khoa Ung Bướu

11. BS.Đặng Tâm


Trưởng Khoa Ngoại Tổng Quát

12. BS.Nguyền Thị Hiền

Trường Khoa Phẫu Thuật GMHS

13. BS.Trương Ngọc Thanh

Trường Khoa Phụ Sản

14. BS.Huỳnh Vĩnh Hải Ngươn

Phó Khoa Ngoại Nhi

15. BS.Nguyền Hồng Chiến

Trưởng Khoa Xét Nghiệm
20


16. BS.Trần Thị Kim Thanh

Trưởng khoa Nội Tim Mạch

17. TS.BS.Bùi Huy Phụng

Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh

Hình
18. BS.Lê Tự Quốc Tuấn


Trường Khoa Nội Thẩn Kinh

19. BS.Trần Thị Bích Thủy

Trưởng Khoa Nội Tiết

2.1.2.2. Nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị.
a) Nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và Điều trị:
BẢNG 2.2. PHÂN CÔNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG
THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
STT CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ
01

NGƯỜI PHỤ TRÁCH
BS.Trịnh Nhựt Toản
TS.BS.Nguyễn Trung Vinh
TS.BS.Bùi Huy Phụng
TS BS.Nguyễn Quang Hiển
TS.BS.Đặng Tâm
TS.BS.Nguyễn Thị Ngọc Nga

Tổ xây dựng hướng dẫn điều trị

BS.Ngô Dũng Cường
BS.Trần Thị Kim Thanh
BS.Trần Thị Bích Thủy
BS.Phạm Anh Tuấn
BS.Trương Ngọc Thanh
BS.Lê Tự Quốc Tuấn

BS.Đỗ Ngọc Phương
DS.Tăng Nữ

02
Tổ xây dựng danh mục thuốc bệnh
03

BS.Phạm Anh Tuấn

viện và giám sát thông tin thuốc.
Tổ giám sát việc sử dụng thuốc

BS.Ngô Dũng Cường
GS.BS.Trần Văn Bình

hợp lý, an toàn.

BS.Hoàng Hoài Liên
BS.Phạm Anh Tuấn
BS.Huỳnh Vĩnh Hải Ngươn
21


BS.Ngô Dũng Cường
DS.Tăng Nữ
BS.Trịnh Nhựt Toàn

04
Tổ giám sát ADR và sai sót trong
điều trị.


05

BS.Dương Thanh Trắc
BS.Nguyễn Thị Xuân Bình
BS.Hoàng Hoài Liên

Tổ giám sát sử dụng kháng sinh và

BS.Nguyền Thị Hiền
DS.Tăng Nữ

theo dõi sự kháng thuốc của vi

BS.Ngô Dũng Cường

khuẩn gây bệnh.

BS.Phạm Anh Tuấn

b)Hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị.
-

Hàng năm mỗi quý tổ chức họp 1 lần. Khi họp thành lập biên bản họp Hội
đồng thuốc và điều trị.

-

Nội dung cuộc họp:




Khoa Dược báo cáo về tình hình cung ứng thuốc trong quý, thông tin thuốc,
bình bệnh án.



Đề ra các kế hoạch mà Hội đồng thuốc cần thực hiện trong quý tới.



Tổng Giám đốc kết luận và chỉ đạo thực hiện.
Hình 2.4. Biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện

22


2.2. Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP.
2.2.1 Ý nghĩa của GSP bệnh viện:
Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng trong suốt quá trình bảo quản, tồn trữ,
lưu thông phân phối đến tay người sử dụng thông qua việc thực hiện đầy đủ công
tác bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc GSP.
2.2.2 Yêu cầu của kho đạt GSP:
 Nhân sự:
- Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo
quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất
lượng thuốc...
- Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học.
- Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được
đúng các qui định của pháp luật có liên quan.

- Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà
nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được
áp dụng trong bảo quản thuốc.
 Nhà kho và trang thiết bị:
* Nhà kho: phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách
hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu tránh được các ảnh hưởng
bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các
động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.
 Thiết kế, xây dựng:
- Kho phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao
cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu
cầu.
- Tuỳ theo mục đích, qui mô của kho cần phải có những khu vực xác định, được xây
dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp:
+ Khu vực tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc chờ nhập kho.
+ Khu vực bảo quản thuốc.
+ Khu vực bảo quản thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt;
23


+ Khu vực bảo quản thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chờ xử lý;
+ Khu vực bảo quản thuốc đã xuất kho chờ cấp phát;
-Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại,
đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng,
luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như
nắng, mưa, bão lụt.
- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để
chống ẩm, chống thấm đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và
hoạt động của các phương tiện cơ giới. Nền kho không được có các khe, vết nứt gãy

.. là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng.
* Trang thiết bị:
Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí,
xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế... để đảm bảo các điều kiện bảo quản.
- Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho được chính xác và
an toàn.
- Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hoá. Không được để thuốc trực tiếp
trên nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ, giữa giá kệ với nền kho phải đủ rộng
đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát và xếp, dỡ hàng hóa.
- Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống
cháy nổ, như : hệ thống báo cháy tự động, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy,
các bình khí chữa cháy, hệ thống phòng chữa cháy tự động...
- Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.
- Có các qui định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu
bọ, loài gặm nhấm...
* Các điều kiện bảo quản trong kho:
Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo
qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản
24


trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-25 0C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện
khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ
bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình
thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh .... thì vận dụng các qui
định sau:
a- Nhiệt độ:

Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 0C, trong từng khoảng thời gian
nhiệt độ có thể lên đến 300C.
Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C.
Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C. Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C.
Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100C.
b- Độ ẩm : Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.
* Kho bảo quản thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt:
- Các biện pháp đặc biệt cần được thực hiện đối với việc bảo quản các chất độc,
chất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...
- Các thuốc đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo quản ở các
khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các điều kiện
bảo quản theo yêu cầu và các qui định của pháp luật.
- Đối với các chất lỏng, rắn dễ cháy nổ, các khí nén... phải được bảo quản trong kho
được thiết kế, xây dựng thích hợp cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo qui
định của pháp luật, phải xa các kho khác và xa khu vực nhà ở. Kho phải thông
thoáng và được trang bị đèn chống cháy nổ. Các công tắc điện phải được đặt ngoài
kho.
- Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: phải được bảo quản
tại khu vực kho đáp ứng qui định tại các qui chế liên quan.
- Các thuốc, hoá chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc ... cần được
bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng, tránh để mùi hấp thụ vào các thuốc
khác.

25


×