Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lãnh đạo cách mạng 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.4 KB, 5 trang )

LÃNH ĐẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
3.1 Sơ lược về cuộc cách mạng 4.0
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công
nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một
báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ
thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ
thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên
trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng
lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái
nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi
nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng
dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử
dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây
giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách
mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh
giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột
phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện
toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo, mã hóa chuỗi
gen, công nghệ nano.
Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh
mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp
toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm
việc và sản xuất.
Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng
công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu
hóa quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư,


năng suất và mức sống gia tăng tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của
con người và sẽ tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã
hội, kinh tế của thế giới.

Lý tưởng và triết lý của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là chúng
ta phải sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để tăng được năng


suất lao động, từ đó tiết kiệm được chi phí, mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát
triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội
mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều
thách thức phải đối mặt.

3.2 Cơ hội
CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất,
tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa
ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện
Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng,
sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất,
logistics đến dịch vụ khách hàng. Trong quá trình này, IoT sẽ tác
động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ
sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe. Với việc thay đổi phương thức
sản xuất khi có những công nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới
thực và ảo, để sản xuất con người có thể điều khiển quy trình ngay
tại nhà mình mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động của nhà máy
thông qua sự vượt trội về Internet.
Đối với lĩnh vực thương mại: cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm
đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, logistic

Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và
tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là
công nghệ số và Internet.
Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội
nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Ví dụ: Thay đổi về cách làm Digital Marketing (Tiếp thị Kỹ thuật số)
trong thời đại Công nghệ 4.0. Ở đó, IBM đã nói về Watson, cỗ máy trí
tuệ nhân tạo có thể tự học hỏi và tổng hợp thông tin do IBM phát
triển. Watson đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, đặc
biệt là y khoa, nơi mà trước đây người ta tin rằng máy tính không
thể chẩn đoán bệnh tốt hơn bác sĩ. Số liệu thực tế từ Watson đã thay
đổi quan niệm đó. Watson cũng là công nghệ mà IBM đang đặt cược
vào nó, sẵn sàng bỏ bớt những mảng kinh doanh cũ như bán lại
mảng máy tính xách tay cho Lenovo. Trong Digital Marketing,
Watson thay đổi hẳn cách làm từ marketing dựa trên thống kê hành


vi khách hàng sang marketing dự đoán hành vi khách hàng (từ
nghiên cứu hành vi ĐÃ làm qua nghiên cứu hành vi SẼ làm). Cỗ máy
này lắng nghe, lục lọi mọi thông tin liên quan về một cá nhân và
thông tin môi trường xung quanh để dự đoán hành vi của người đó.
Ví dụ, bạn đang ở Sài Gòn nhưng Watson “nghe ngóng” được rằng
tuần sau bạn sẽ đi Hà Nội qua Facebook hay Twitter của bạn. Thậm
chí ngay cả khi bạn không post gì hết mà bạn bè hay người thân của
bạn chat chit về bạn nó cũng ghi nhận. Sau khi tìm dữ liệu về thời
tiết Hà Nội tuần tới và biết rằng trời đang lạnh, nó sẽ quyết định tiếp
thị bán áo lạnh cho bạn. Quá trình xử lý này hoàn toàn tự động để có
thể tối ưu cho hàng triệu khách hàng cùng lúc, và tiếp thị hoàn toàn

khác nhau cho mỗi khách hàng.

3.3 Thách thức và rủi ro
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng.
Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay
thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con
người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể
rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo
hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các
giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những
lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo
sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của
cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện
mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.
Người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và
trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức không còn giống
như hiện nay.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương
thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức
như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác
ngày càng tăng lên.
Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp
4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống, thách thức tụt hậu xa hơn,
khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa
xã hội sẽ sâu sắc hơn... Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính
trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho



làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là
hoàn toàn có thể.
Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet
cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ.
Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn
đến những hệ lụy khôn lường.

3.4 Vai trò của nhà lãnh đạo trong nền công nghiệp 4.0
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, thách thức đối với các
doanh nghiệp là làm sao phải biến hình cho phù hợp. Do đó vai trò
của người lãnh đạo là cần phải thay đổi nhanh chóng và quyết liệt
nhằm thay đổi toàn bộ cơ cấu, quy trình, cách thức tiến hành kinh
doanh của doanh nghiệp. Và trước tiên thì những nhà lãnh đạo phải
biết biến hình chính bản thân họ. Do vậy, vai trò của người lãnh
đạo là

- Định hướng chiến lược: một tổ chức muốn phát triển cần phải
có một chiến lược dài hạn và phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mà
tổ chức hướng tới. Chiến lược đề ra thường dài hạn trong khi điều
kiện môi trường luôn thay đổi, do đó trong suốt quá trình thực hiện
phải linh hoạt phù hợp với thực tiễn. Những quyết định trong quản
lý đều dựa trên việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức nhưng cần sự nhạy bén và quyết đoán, luôn tư duy tìm
cách thích ứng và mang lại cơ hội tốt nhất cho tổ chức của mình.
- Đưa ra mục tiêu và đánh giá: Việc đánh giá hiệu quả thực
hiện công việc được thực hiện liên tục. Các nhà lãnh đạo
phải kiểm soát quá trình thảo luận và lựa chọn phương án,
đánh giá các nhiệm vụ và kết quả cùng các thành viên
trong đội. Kết quả công việc được thực hiện bằng cách tích
hợp các phản hồi giữa các bên liên quan trong và ngoài tổ

chức.
- Truyền cảm hứng, quy tụ sức mạnh: truyền cảm hững để quy
tụ mọi người cùng thực hiện mục tiêu chung. Nhà lãnh đạo phải
đảm bảo được rằng các nhân viên đều được quan tâm đúng mức,
công bằng. Sự khích lệ đúng lúc sẽ tạo động lực làm việc và hoàn
thành tốt công việc, vượt qua những khó khăn thử thách. Người
lãnh đạo không cần có mặt mọi lúc mọi nơi, nhưng luôn là người
tạo nên văn hóa cho tổ chức. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng cần định
hướng mục tiêu cho các cá nhân đúng với định hướng chung của
tổ chức.
- Phát huy tài năng: Từ việc gắn kết hệ thống, nhà lãnh đạo có
vai trò xem xét, khuyến khích, phân công công việc theo tình


hình và năng lực của đội nhóm nhằm phát huy tối đa điểm
mạnh của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển nghề
nghiệp. Thành công có nghĩa là tất cả những người tham gia
đã đóng góp thông tin và công sức trong mạng lưới của họ
- Hỗ trợ nhân viên kịp thời: Khi nhân viên gặp khó khăn, chán
nản vì không tìm ra hướng giải quyết, điều quan trọng lúc này là
giúp nhân viên tìm ra mấu chốt của vấn đề. Bởi khi tìm ra những
giải pháp cho điểm chặn thì hệ thống sẽ vận hành thông suốt.
Ví dụ: Ngày nay khi công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, tất cả mọi
thứ hầu như đều ứng dụng các sản phẩm của công nghệ thông tin
để tiết kiệm thời gian, giống như sự phát triển lớn mạnh của Grab,
Uber thay cho xe ôm và taxi truyền thống. Chính vì vậy lãnh đạo của
DN taxi truyền thống như Mai Linh cần định hướng lại toàn bộ mô
hình kinh doanh của mình để đáp ứng và bắt kịp nhịp độ các thay
đổi công nghệ để không bị tụt hậu và mất đi thị phần trên thị
trường. Để làm được điều đó, họ cần chia sẻ tầm nhìn cho toàn bộ

lực lượng quản lý cốt lõi để tất cả hiểu được doanh nghiệp đang
hướng về đâu, kết quả tương lai sẽ đạt được khi tiến hành thay đổi,
cũng như các hậu quả nếu cứ giữ nguyên cách thức hoạt động
truyền thống trước đây, từ niềm tin đó, các cấp quản lý sẽ cùng
nhau tự phá vỡ các quy trình và nguyên tắc cũ để tái sinh doanh
nghiệp. Và sự thay đổi bước đầu trong công nghệ của Mai Linh là đã
cho ra đời ứng dụng đặt xe ôm Mai Linh Bike để bắt kịp xu hướng thị
trường và lấy lại thị phần đã mất của mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×