Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐƯỜNG ĐI CỦA THƠ VÀ ĐƯỜNG ĐẾN VỚI THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.58 KB, 2 trang )

Đường đi của Thơ và đường đến với Thơ
Trong cuộc sống, nhận thức của con người, theo thời gian ngày càng tiếp cận dần chân lý. Tuỳ
theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, mà nhận thức đời sống cũng khác nhau. Chính điều
này làm nên cái muôn màu muôn vẻ của thơ ca.
Thời gian, tuổi tác, trường đời từng trải... và sự điềm tĩnh tiếp cận chân lý là những quá trình xảy
ra song song trong nhận thức con người. Quy luật khách quan này ngẫu nhiên có mặt trong tư duy
thơ và xúc cảm thơ. Tuy nhiên, cũng có người vô tình hay không nghĩ tới điều đó. Và vì thế, sản
phẩm tinh thần được sinh ra trong những phút ấy, người ta hay ví là "xuất thần". Cũng có người
nhận thức rất rõ ràng quy luật ấy, nhưng đạt ở đỉnh cao tư duy nên họ có thể quên đi dưới dạng
Thiền, mà vẫn không hề ảnh hưởng đến cảm xúc khi sáng tác.
Thơ được sinh ra trong những thời khắc mà nhận thức khách quan của con người cao trào nhất,
thì sản phẩm của nhận thức ấy là những vần thơ đầy triết lý. Và ngược lại, nó sẽ cho ra đời những
vần thơ rất tự nhiên, lãng mạn và mượt mà.
Con đường đến với thơ là con đường vô cùng dễ đi nhưng ít người về đích. Ai cũng có thể làm
thơ, viết ra những suy nghĩ diễn tả tâm trạng dưới dạng văn vần, có thể xem đó là thơ. Tuy nhiên
như thế, nó chưa phải là cột cờ trong bó đũa và đương nhiên không thể xếp chung với những thi
phẩm giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.
Không sao cả. Người đời vẫn viết, viết cho mình, cho bạn tâm giao... khi nào hay hơn, được nhiều
người đánh giá thì gửi đài, gửi báo. Sơ khởi của nghiệp thơ bắt đầu từ đó.
Ngay từ khi loài người phát minh ra chữ viết, thì thơ dưới hình thức những câu ca dao truyền
miệng đã có tự lâu rồi. Song hành với sự phát triển của chữ viết và cách thức viết (Calligraphy) thơ
không ngừng được chau truốt. Từ công nghệ sơ khởi như dùng ngón tay viết lên cát, đất sét; viết
trên mảnh tre (Trung Hoa); bút lửa viết trên phiến lá bối, da dê (Balamon); rồi khi có giấy viết bằng
bút lông, bút cây, bút chì, bút sắt, bút bi; công nghệ tin học ra đời thì tạo hình bằng "bit". Thơ theo
đó mà hiện diện dưới những tấm áo vỏ ngôn ngữ trang trọng hơn, đẹp đẽ và hấp dẫn nhiều hơn.
Chẳng hạn như gần đây, ông Chính Văn đã thể hiện Truyện Kiều bằng hình thức Calligraphy (Thư
pháp) trên giấy dó cỡ lớn, triển lãm tại festival Huế... Dù ở bất cứ hình thức nào, trong tủ kính
trang trọng hay bên kệ sách ven đường bụi bặm, thì cái hồn trong thơ vẫn không hề mai một. Dù
giá cả có được tính bằng USD/quyển hay VND/kg, thì thơ vẫn không mất đi giá trị nội dung. Có lẽ
tất cả điều này làm cho thơ luôn tồn tại song hành với tâm hồn con người.
Nói con đường đến với thơ là con đường rộng mở, bởi thơ hiển diện ở mọi nơi mọi chỗ. Nó phản


ánh khách quan đời sống lao động của con người và ghi lại những biến động xã hội dưới dạng
hình tượng. Chức năng này là cơ sở để lí luận rằng xã hội nào văn học ấy. Chủ nghĩa Mác - Lênin
cũng thừa nhận điều đó qua việc nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong đời sống xã hội loài người.
Xét riêng ở khía cạnh tiếp cận, thơ có lẽ là phương tiện con người sử dụng nhiều nhất so với bảy
loại hình nghệ thuật còn lại. Và vì thế, đến một chừng mực nào đó nó bùng nổ về số lượng. (Về
chất lượng xin bàn ở một bài viết khác). Như cách đây vài năm, ông Bùi Vợi, một nhà thơ và cũng
là nhà phê bình cho rằng, thập niên cuối của thế kỷ XX, ở Việt Nam đang bị loạn thơ.
Chúng ta phải thừa nhận một điều là, chưa bao giờ thơ nhiều như bây giờ; chưa bao giờ người
làm thơ và thơ xuất bản nhiều như bây giờ, chưa kể thơ được hiện đại hoá bằng công nghệ "bit"
trên các trang web nghệ thuật... Điều đó cho thấy người ta đến với thơ ngày càng nhiều, tức nhu
cầu thưởng thức và khả năng tiếp ứng ngày càng đạt ở trình độ cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên có
người đến với thơ ở mục đích này hay mục đích khác, thì bản chất thơ vẫn không hề thay đổi.
Ở một bài viết khác, có lần tôi đã mượn lời một nhà phê bình văn học Trung Quốc rằng, thơ không
phải là Bồ Tát cứu thế, cũng không phải là gian hùng loạn thế. Tuy nhiên, thơ đã góp phần làm cho
đời sống con người trở nên phong phú, ít chai sạn. Và đặc biệt là nó không hề từ chối một ai đến
với nó, nếu không quay lưng lại với nó hoặc không quay lưng lại với cuộc đời, thì thơ luôn tồn tại
một giá trị nhất định.
Con đường đến với thơ tuy chẳng có chông gai nhưng nhiều chênh vênh bất định. Bởi người nào
đó dành cả cuộc đời cho thơ, mà chưa được Nàng Thơ âu yếm, thì số mệnh đã bắt buộc phải ra
đi khi câu vần đang còn dang dở. Tuy nhiên, như ý nhạc của chàng trai họ Trịnh đã cho rằng, trần
gian chỉ là quán trọ. Vì vậy mà, rất nhiều người tình nguyện theo đuổi Nàng Thơ, cả trong lịch sử
lẫn hôm nay. Họ được gì thì chúng ta không biết, duy một điều ta thấy rõ nét là, tên tuổi của họ
cùng Nàng Thơ của họ sống lâu hơn tuổi thọ của họ rất nhiều.
Vâng, hình như cái duy nhất không bị phủ mờ bởi thời gian khắc nghiệt là điều vừa nói đó chăng?
Câu trả lời có cần thiết hay không thì mỗi người cầm bút chúng ta đều cảm được. Có lẽ chỉ giản
đơn có vậy, mà kẻ bạn đường của đêm đen như tôi, luôn phải cau mày để họa lên con đường thơ
đi và con đường để tiếp cận cùng thơ.
***
(Trích Tiểu luận phê bình thơ)

×