Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm thời trang trẻ em của thương hiệu Chanel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.96 KB, 18 trang )

A.

Mở Đầu

1.Lý do chọn đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc
liệt và gay gắt thì doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc giữ vững và nâng
cao vị thế của mình. Điều này khiến doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tiếp
cận thị trường một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ đe dọa,
cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường. Doanh nghiệp không những phải
thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng mà còn phải
xây dựng được cho mình những chiến lược marketing phù hợp theo từng cấp độ.
Chiến lược marketing là bản phác thảo cách thức doanh nghiệp phân phối nguồn
lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Thiếu chiến lược marketing đồng nghĩa với
việc không có một mục đích rõ ràng nào vào đối tượng khách hàng mà doanh
nghiệp đang theo đuổi. Vài năm trở lại đây, thị trường thời trang của Việt Nam vô
cùng sôi động. Giờ đây, người tiêu dùng chắc hẳn đã trở nên rất quen thuộc với
những thương hiệu thời trang như : canifa, H & M, IVY motda,... Và sẽ thật thiếu
sót nếu chúng ta không kể đến thương hiệu cuả ngoài nước như Chanel. Một
thương hiệu hàng đầu thế giới tiên phong cho ngành thời trang . Với nhiều loại sản
phẩm đa dạng, phong phú, bao bì mẫu mã đẳng cấp, phù hợp với nhiều độ tuổi
khiến thương hiệu Chanel dần được rất nhiều người tiêu dùng muốn sở hữu. Nhận
thấy tiềm năng của thị trường thời trang Chanel, một thương hiệu mà ai cũng mong
muốn được sở hữu nên tôi đã quyết định tung ra một loại sản phẩm thời trang mới
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Bắt nguồn từ thực tiễn đó, tôi đã quyết
định chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm thời trang trẻ em
của thương hiệu Chanel.” nhằm thâm nhập thị trường dành cho nhưng người có gia
đình và có con có thể sở hữu được dòng sản phẩm của thương hiệu này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cở sở nghiên cứu những vấn thương hiệu và chiến lược thương hiệu, để từ đó
đưa ra chiến lược mới cho thương hiệu thời trang Chanel.


3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Các lý thuyết về thương hiệu và chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển thương hiệu Chanel
Phạm vi nghiên cứu.
Thiết lập chiến lược marketing mới cho dòng sản phẩm thời trang cao cấp của
thương hiệu Chanel.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê,...


B.NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lý luận chung về thị trường và chiến lược markting cho thương
hiệu Chanel.
1. Tổng quan về thị trường.
1.1. Khái niệm về thị trường.
Trong nền kinh tế, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không thể tồn tại nếu thiếu
thị trường. Thị trường được hiểu theo nghĩa đơn giản là sự vận động của cung- cầu
phát sinh ra giá được thể hiện tập trung nhất trong hoạt động mua bán hàng hóa
(bao gồm dịch vụ) bằng tiền tệ, tại thời gian, không gian, đối tượng, phương thức
khác nhau. Vậy tùy theo góc độ tìm hiểu và phương thức thể hiện mà có những
định nghĩa khác nhau. Khi xã hội phát triển nhanh chóng, sản xuất, lưu thông hiện
đại, quan hệ mua bán trao đổi đa dạng, phức tạp hơn, khái niệm thị trường được
các nhà kinh tế học hiện đại nhìn nhận theo góc độ vĩ mô nên kinh tế như sau: “Thị
trường là một quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác
định giá cả và chất lượng hàng hóa mua bán”. Còn theo quan điểm marketing: “Thị
trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng cùng có một nhu cầu hay mong
muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn đó”. Như vậy, khái niệm thị trường sử dụng trong marketing được hiểu
khác với khái niệm thị trường trong kinh tế học. Theo quan điểm marketing, các

doanh nghiệp tập hợp thành ngành kinh doanh còn tất cả khách hàng tập hợp thành
thị trường. Marketing quan niệm thị trường của một doanh nghiệp hoặc một ngành
kinh doanh chính là tập hợp khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp
hoặc ngành kinh doanh, những người có mong muốn, có khả năng mua và có điều
kiện thực hiện hành vi mua sản phẩm của họ. Tóm lại, dù được xét dưới bất kỳ một
góc độ, hay quan điểm nào, thì thị trường phải được thể hiện qua ba yếu tố: - Phải
có khách hàng - Khách hàng phải có nhu cầu chưa được thỏa mãn - Khách hàng
phải có khả năng thanh toán cho việc mua hàng.
2. Tổng quan về marketing
2.1. Khái niệm về marketing.
Cho đến nay về học thuật vẫn tồn tại nhiều định nghĩa marketing khác nhau tùy
theo quan điểm nghiên cứu. Sau đây là một số khái niệm marketing phổ biến. Theo
Philip Kotler – giáo sư marketing nổi tiếng của Mỹ định nghĩa: “Marketing là hoạt
động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến
trình trao đổi”. Đây là định nghĩa hết sức xúc tích thể hiện đầy đủ nội dung của
marketing đó là tổng hợp tất cả mọi hoạt động trao đổi hai chiều giữa cả khách
hàng và người làm marketing để hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, 2007: “Marketing là hoạt động thông qua các tổ
chức, các quy trình nhằm sáng tạo truyền thông, chuyển giao những sản phẩm
mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác và toàn bộ xã hội”. Như vậy, marketing
chính là làm việc với thị trường để biến các trao đổi tiềm tàng thành hiện thực


nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Người làm marketing
cần phải các định những đối tượng khách hàng, định rõ nhu cầu của họ… thông
qua các hoạt động chính như phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng
cáo, định giá, phân phối, phục vụ… Các khái niệm marketing đã chỉ ra hai nhóm
hoạt động cơ bản của marketing là: - Nhóm 1: Nghiên cứu phát hiện, phân tích,
đánh giá, lựa chọn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và các đối tác liên quan.
- Nhóm 2: Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng sản phẩm/ dịch vụ và các

công cụ marketing trong hỗn hợp marketing (marketing - mix) của doanh nghiệp.
Trên thực tế còn rất nhiều những định nghĩa về marketing khác nhau, nhưng có thể
thấy rằng, mọi định nghĩa marketing đều hướng đến các nội dung cơ bản đó là quá
trình quản lý xã hội, các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hài lòng khách hàng
mục tiêu của mình, từ đó tạo ra chỗ đứng vững chắc trong tâm trí của khách hàng.
2.2. Vai trò của marketing.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể
sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên
ngoài – thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục,
với quy mô ngày càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh và ngược lại. Chính vì
vậy, marketing càng trở nên quan trọng khi nó có vai trò kết nối hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, biết lấy nhu cầu mong muốn của
khách hàng làm chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh. Marketing
khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Với những thay đổi mau chóng trong nhu
cầu, thị hiếu, công nghệ…, mỗi doanh nghiệp không thể chỉ kinh doanh những mặt
hàng mà mình hiện có. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những mặt hàng
mới và hoàn thiện hơn. Marketing buộc các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo,
hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Về mặt tổ chức của một doanh nghiệp, chức năng cơ bản của marketing là
tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, xét về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành
trong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh nghiệp thì marketing cũng là
một chức năng có vai trò kết nối, nhằm bảo đảm sự thống nhất hữu cơ với các chức
năng khác. Khi xác định chiến lược marketing, các nhà quản trị marketing phải đặt
ra nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược marketing trong mối tương quan ràng buộc với
các chức năng khác.
Marketing nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua
việc nghiên cứu hành vi sau mua của khách hàng, marketing sẽ giúp cho các doanh
nghiệp tìm ra những phương án giải quyết, khắc phục những lời phàn nàn, khiếu
nại của khách hàng để hoàn thiện hơn về mặt hàng kinh doanh và nâng cao hiệu

quả kinh doanh của mình.
2.3. Chiến lược marketing .
2.3.1. Khái niệm chiến lược marketing.


Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về chiến lược là gì, nhưng trong một môi trường
biến đổi nhanh chóng lúc này thì có lẽ định nghĩa của Johnson và Scholes là thích
hợp nhất: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm
giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của
nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi
của các bên hữu quan”. Như vậy, trong một môi trường biến động, chiến lược cho
ta những con đường để đi đến mục tiêu xác định một cách rõ ràng nhất, tạo ra
những lợi thế cạnh tranh mà dựa vào đó công ty có thể nhất quán lợi ích của các
đối tượng liên quan.
2.3.2. Vai trò của lập chiến lược marketing.
Chiến lược marketing đặt nền tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các
chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược
tài chính… nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một
chiến lược marketing tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc chiếm
lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ đối với các đối thủ
cạnh tranh khác. Thông qua các hoạt động marketing, doanh nghiệp tiếp cận được
với thị trường, thu thập được những thông tin cần thiết, cung cấp được những
thông tin cho khách hàng, chinh phục khách hàng hiện tại và lôi kéo được những
khách hàng tiềm năng, những khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Các hoạt
động marketing cũng tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh đẹp trước khách hàng.
Nhờ vậy mà uy tín của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên.
Chương II : Chiến lược maketing thời trang trẻ em của hãng thời trang Chanel.
1.Sơ lược về thương hiệu chanel.
1.1.Lịch sử ra đời của thương hiệu Chanel.
Chuyện bắt đầu vào năm 1900, khi Gabrielle Chanel (19/08/1883- 10/01/1971),

hay thường gọi là Coco Chanel, cô thợ may thôn quê quyết định trở thành nhà thiết
kế mũ. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bạn bè, năm 1910 Chanel khai trương cửa
hiệu của riêng mình ở phố Cambon, tại Paris, với bảng hiệu: « Chanel, thợ làm
nón”. Khi đã nổi tiếng với nghề làm nón, bà bước ngay sang nghề cắt may với tác
phẩm đầu tay chưa từng có trước đó: đồ thể thao dành cho phái nữ và tung ra hàng
loạt bộ sưu tập, những thiết kế thời trang sang trọng dành riêng cho những nhân vật
nổi tiếng, những diễn viên điện ảnh…


chanel_hat_from_les_modes_1912Một thiết kế mũ vào năm 1912 của Coco Chanel
Par Talbot (photographer) & Gabrielle Chanel (designer) (Originally published in
Les Modes no. 137 (page 8)) [Public domain], via Wikimedia Commons
Sự thành công của những thiết kế từ Coco Chanel đã tạo điều kiện cho thương hiệu
này tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh của mình bằng việc lấn sân sang điều chế
nước hoa và quần áo, mà nổi tiếng nhất là dòng nước hoa Chanel số 5. Coco
Chanel nổi tiếng trong việc taọ ra những trang phục đơn giản nhưng thanh lịch và
sang trọng, bà lấy cảm hứng từ trang phục dành cho nam giới và mong muốn được
giải phóng phụ nữ. Chanel tạo ra một phong cách thuần khiết và tối giản nhất thể
hiện bản sắc của thương hiệu và cung cấp một hình ảnh sang trọng bậc nhất và
đẳng cấp thương hiệu của mọi thời đại.
1.2.Nguyên tắc xây dựng của thương hiệu chanel.
Nguyên tắc của thương hiệu Chanel là: chất lượng thủ công hoàn hảo nhất. Chanel
đã tập hợp được đội ngũ thợ thủ công giỏi nhất trong thế giới may mặc vơí sự khéo
léo và thành thạo vô cùng. Chanel là đại diện của sự sang trọng, tinh tế và lịch lãm:
« Made in France », được tôn kính bậc nhất, vì thương hiệu này sở hữu gu thời
trang và những tài năng không thể phủ nhận đối với sự đổi mới và hiện đại.

Chiến lược Marketing mà Chanel đưa ra chiến lược giá cả có chọn lọc, thương hiệu
hướng đến một đôí tượng khách hàng đặc biệt, được lựa chọn và chờ đợi. Đối với



điều này, Chanel đưa ra chiến lược phân phối chọn lọc: số lượng cưả hàng rất giới
hạn và được lựa chọn cụ thể dựa theo vị trí và kích thước cuả điạ điểm. Mỗi cửa
hàng được suy tính và nghiên cứu để trở thành thiên đường của sự sang trọng, bao
trọn một không gian tinh khiết dành cho tầng lớp thượng lưu. Như vậy, Chanel có
khá ít cưả hàng: thời trang cao cấp được tìm thấy tại những cơ sở huyền thoại trên
phố Cambon tại Paris, ngoài có thêm 80 cưả hàng quần áo trên toàn thế giới và
khoảng 20 điểm bán trang sức cao cấp.
Mục tiêu chính và vững bền nhất của Chanel là hướng đến những đôí tượng là nam
và nữ từ 30 tuổi trở lên, có một thu nhập cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên sau
này thương hiệu đã quyết định mở rộng đối tượng khách hàng trong những năm
gần đây, họ hướng đến những người trẻ hơn.
1.3. Thời trang đẳng cấp Pháp.
Nhắc đến Pháp, người ta thường nhắc đến các địa
danh nổi tiếng như tháp Effeil, Khải Hoàn Môn…,
nhắc đến thời trang, mỹ phẩm cao cấp Pháp, người
ta cũng không thể không nhắc đến thương hiệu
thời thượng Chanel.
Ngoài các thiết kế thời trang thanh lịch, tinh tế, rất
Pháp, Chanel còn thể hiện đẳng cấp và vị thế của
mình, thông qua loạt sản phẩm về nước hoa và mỹ
phẩm được bày bán trong những kênh bán hàng
chuyên về nước hoa và mỹ phẩm.
Chiến lược phân phôí sản phẩm của Chanel kèm
theo một chính sách bán hàng đặc trưng trong đó
ưu tiên đặc biệt khâu chăm sóc khách hàng.
Những chuyên gia tư vấn bán hàng được đào tạo
bởi Chanel sẽ tiếp đón và ân cần phục vụ khách
hàng trong suốt quá trình ghé thăm và mua sắm của họ, rất chuyên nghiệp và bài
bản, sang trọng và lịch sự. Trong logic bán hàng của Chanel, thương hiệu này

không cho phép thực hiện mua sắm thông qua trực tuyến trên Internet. Điều này
cho phép thương hiệu này duy trì tính chất đặc biệt của nó, ở đỉnh cao của sự nổi
tiếng và uy tín của mình.
Chanel sở hữu một chiến lược truyền thông khá cổ điển, thông qua những bức in
đồ họa kiểu dáng đẹp hiện đại và sáng tạo được phát hành thông qua các tạp chí.
Chanel thực hiện truyền thông thông qua những vidéo quảng cáo, thường đưa ra
hình ảnh những kiều nữ, diễn viên nổi tiếng, được lựa chọn kỹ càng như Lilly


Allen, Vanessa Paradis, Nicold Kidman, Audrey Tautou… Những vidéo quảng cáo
của họ thường được dựng như những bộ phim thực sự, những đọan phim ngắn hiệu
quả kể về tinh thần của thương hiệu.
Tinh thần thương hiệu ấy vốn mang một sứ mạng thời trang: giúp khách hàng thực
hiện giấc mơ tỏa sáng, khẳng định vị thế của mình bằng gu thời trang cao cấp – Vẻ
đẹp thanh lịch, đẳng cấp, thể hiện sự tự do nữ quyền mang tên Coco Chanel.
2.Lập chiến lược phát triển thời trang trẻ em của thương hiệu chanel.
2.1.Khái niệm.
Theo Mckinsey, một công ty tư vấn hàng đầu của Mỹ, thì “ chiến lược là một tập
hợp của các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm ra lợi thế cạnh tranh bền vững”.
Theo khái niệm này thì ta phải chú ý đến hai điểm sau:” chuỗn hoạt động được
thiết kế” và “lợi thế cạnh tranh bền vững” .Thứ nhất nói đến “chuỗn hoạt động
được thiết kế” là nói đến một kế hoạch được hoạt động đã được vạch sẵn từ mục
tiêu cho đến quá trình được thực hiện, theo dõi và đánh giá kết quả. Kế hoạch hành
động này phải mang tính nhất quán, hệ thống trong một khoảng thời gian xác định
để đạt được mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển doanh nghiệp. Thứ
hai, để có được “lợi thế cạnh tranh bền vững” thì mục tiêu của chiến lược phát triển
của doanh nghiệp phải mang tính dài hạn.
Từ đây, có thể rút ra khái niệm” chiến lược phát triển thương hiệu là một tập hợp
của các chuỗi hoạt động liên quan đến phát triển thương hiệu được thiết kế nhằm
tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.”

Nếu như không có một chiến lược thụ thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khóa khăn trong
công tác quản lý và phát triển thương hiệu sẽ không gặt hái được thành công.
2.2. Các bước xây đựng chiến lược thời trang trẻ em của chanel.
2.2.1. Phân tích SWOT.
Điểm mạnh điểm của Chanel .
Vào thập niên 90, Chanel đã đứng ở vị thế là nhà sản xuất nước hoa hàng đầu thế
giới. Cũng trong thập niên này, Chanel đã trở thành nhà phân phối tất cả các thời
trang cao cấp, từ y phuc, giày dép, mỹ phẩm cho đến đồ phụ kiện. Tất cả các sản
phẩm mang thương hiệu Chanel đều nổi tiếng khắp thế giới bởi chất lượng tuyệt
hảo và mẫu mã sang trọng.


Vào thời kì này Chanel cũng đang có một đội ngũ thiết kế tài năng, một yếu tố vô
cùng quan trọng đối với một công ty thời trang. Ngoài ra, các bộ phận thiết kế và
sản xuất của chanel đều được chuyên môn hóa. Tất cả đều nhằm ra một thương
hiệu chanel mang chất lượng đỉnh cao.
Bên cạnh đó, chanel cũng được biết đến là một hãng thời trang có có bộ phận
marketing mạnh nhất. Các chiến dịch maketing mạnh mẽ đã giúp chanel tăng
doanh thu lên đáng kể, tính riêng thành công của chiến dịch maketing Maison de
Chanel đã mang đến cho công ty khoản lợi nhuận là 5 tỷ đô la.
Cùng lợi thế này chanel có thể mở rộng thị trường sang lĩnh vực trẻ em, chất lượng
cuộc sống ngày càng được cải thiện và phát triển hơn do đó thói quen mua sắm của
người tiêu dùng cũng dần thay đổi, họ sẽ quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiểu
hơn là chỉ mức giá rẻ. Họ sẵn sàng bỏ 1 một số tiền nhỉnh hơn 1 chút để cho con họ
được mặc đẹp và an toàn hơn. Vì vậy chất lượng hàng hóa trên thị trường cũng cần
được cải tiến, có nhiều mặt hàng hơn với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.
Điểm yếu của chanel.
Vốn là thương hiệu nổi tiếng với mẫu mã sang trọng quý phái, lịch sự, luôn hướng
tới đối tượng có địa vị trong xã hội, độ tuổi trưởng thành của người phị nữ, để
chuyển sang lịch vực trẻ em là cả một quá trình khó khăn, bởi lẽ thiết kế của chanel

không phù hợp với đối tượng nhỏ tuổi. Màu sắc của chanel thì khá đơn điệu không
màu mè, khá bí ẩn, mà phóng cách của trẻ em lại tươi tắn ,màu sắc sặc sỡ thể hiện
sự trẻ chung hợp với lứa tuổi của mình.
2.2.2. Cơ hội của chanel đối với thời trang trẻ em.
Bước sang thế kỷ mới, nền kinh tế của thể giới cũng bước vào giai đoạn phát triển.
Cùng với sự giàu mạnh về kinh tế là sự tăng trưởng nhu cầu đối với loại hàng hóa
thời trang xa xỉ. Thời trang xa xỉ được coi là một phương tiện để chứng tỏ đẳng
cấp, vị thế bản thân.
Giai đoạn chuyển sang thế kỷ mới chứng kiến sự phát triển của nhiều thị trường
mới ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,...do đó nhu cầu với các
sản phẩm thời trang cao cấp ở khu vực này cũng tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh
đó, xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế cũng giúp cho các hãng thời trang lớn
trên thế giới như chanel có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường tiềm năng
này.
Có lợi thế mở rộng thị trường chanel có nhiều cơ hội tiếp cận đối tượng khách
hàng nhiều hơn. Đặc biệt xu hướng thời trang trẻ em bây giời đang hướng tới sự
đơn giản phù hợp với thiết kế của chanel. Sự năng động và thể hiện luôn cá tính


mạnh mẽ của trẻ em khi ba mẹ em muốn hướng tới.Những bố mẹ am hiểu thời
trang luôn muốn quý tử của mình ăn diện hợp mốt, tuy nhiên họ lại gặp không ít
khó khăn trong việc chọn trang phục vừa sành điệu lại thoải mái cho các thiên thần
nhí. Đây cũng chính là ý tưởng,mà chanel nên hướng tới, với những thiết kế được
xem là "phiên bản thời trang thu nhỏ" giúp bố mẹ có thể thoả sức sáng tạo, lựa
chọn gout ăn mặc ngay từ bé cho các em.
3.Mục tiêu chiến lược phát triển thời trang trẻ em của thương hiệu chanel.
Sau khi đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như các nguy cơ
và thách thức bên ngoài. Chanel đã đề ra các mục tiêu sau:
Thứ nhất, là củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, đặc biệt là
nhóm khách hàng mục tiêu là tầng lớp trung và thượng lưu. Đối với mục tiêu này,

chanel luôn theo sát với câu sứ mạng thương hiệu là’’ mang lại thứ tốt nhất cho
mọi khách hàng chúng ta tiếp cận” .Khi kháng hàng là đối tượng có gu về thẩm
mỹ, luôn đi theo phong cách, thì họ cũng luôn trú trọng cho gu thẩm mỹ của con
họ là sao cho phù hợp với họ. Không chỉ thoải mái mà làm sao phải hợp mốt đồng
điệu với họ, gu ăn mặc luôn phải cá tính và không kém nổi bật.
Thứ hai, là mở rộng hơn nữa các các maaxux thiết kế đa dạng hợp với từng độ tuổi,
từng đối thượng mà chanel muốn hướng tới.
Thứ ba, mở rộng thị trường đến các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á . Thời
trang ngày càng phát triển lên xu hướng hội nhập rất nhanh, họ luôn săn lùng
những thương hiệu thời trang không chỉ cho riêng họ mà còn cả các nhóc lì . Để
thể hiện đẳng cấp và địa vị xã hội của họ.
Thứ tư, là mục tiêu gia tăng doanh số và lợi nhuận. Đó cũng là mục tiêu mở rộng
đối tượng khách hàng, ngày nay thì thời trang tẻ em không chỉ là đẹp mà còn phải
thể hiện được cá tính mạnh mẽ của trẻ.
4.Lập kế hoạch triển khai chiến lược.
Trước khi đi vào thực hiện chiến lược thì chanel phải tạo một bản kế hoạch rõ ràng
và chặt chẽ cho chiến lược.
Chanel đã xây dựng cho mình mô hình đa dạng thương hiệu, tức là hãng vừa phát
thương hiệu gia đình chanel, đồng thời phát triển thương hiệu cá biệt khách cho
riêng từng dòng sản phẩm. Vì vậy chanel đã sử dụng song song cả hai loại hình
chiến lược là chiến lược phát triển và chiến lược phát triển theo chiều rộng.
Đối với chiến lược phát triển theo chiều sâu, chanel lên kế hoạch sử dụng cả hai
loại hình chiến lược là củng cố thương hiệu sẵn có và đổi mới thương hiệu. Trong


đó, chanel đã ưu tiên cho chiến lược củng cố thương hiệu sẵn có bằng các kênh
quảng cáo và quan hệ công chúng.
Đối với chiến lược phát triển thương hiệu theo chiều rộng thì chanel cũng áp dụng
hai chiến lược là chiến lược mở rộng thương hiệu và chiến lược thu hẹp thương
hiệu.

4.1.Nghiên cứu xu hướng thời trang trẻ em
Không chỉ người lớn mà ngay cả thời trang trẻ em cũng ngày càng được quan tâm
và chú ý đến. Cuộc sống ngày một hiện đại kéo theo sự phát triển về nhu cầu của
bố mẹ - những người luôn mong muốn dành cho con mình những thứ tốt đẹp nhất.
Chính vì vậy không quá khó để chúng ta có thể nhận thấy được sự phong phú và
ngày càng đa dạng về thiết kế, màu sắc quần áo trẻ em. Không chỉ riêng các
thương hiệu thời trang trẻ em mà một loạt các nhà mốt nổi tiếng thế giới như Dior
và Dolce & Gabbana cũng dành sự quan tâm không nhỏ đến các khách hàng nhỏ
tuổi .
Những bộ trang phục của các bé trai không có nhiều chi
tiết trang trí như bé gái, tuy nhiên không vì thế mà
những set đồ bé trai lại kém nổi bật hơn, những bộ trang
phục theo hai bối cảnh sử dụng là trong những sự kiện
trang trọng và trong những hoạt động thường ngày.

Trong những sự kiện quan trọng, vẫn chú trọng những kiểu trang phục truyền
thống là áo sơ mi, suit và giày da nhưng có đi kèm với những chiếc nơ xinh xắn
khiến các bé trông người lịch sự, chững chạc nhưng vẫn rất đáng yêu và dễ thương.


Các thiết kế không có nhiều
nét đột phá tuy nhiên mỗi
trang phục lại được tô điểm
thêm bởi các chi tiết đường
viền ren được thêu khéo léo và
tinh tế ở tay áo và trên thân
váy, những chiếc nơ to bằng
vải được nhấn nhá trên vai
khiến cho những chiếc váy bé
gái trở nên nổi bật nhưng vẫn

giữ được vẻ thanh lịch, điệu
đà. Với các bé nhỏ tuổi hơn thì
có lẽ tập trung và chú trọng
vào chất liệu vải nhiều hơn vì vậy những bộ trang phục không có nhiều chi tiết
trang trí. Tuy nhiên, với con mắt của nhà mốt tầm cỡ thế giới nên những trang phục
tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng sự tinh tế và độc đáo. Những họa tiết,
đường viền màu đỏ được nhấn nhá trên nền trắng hoặc xanh nhạt khiến những bộ
trang phục của bé gái lại càng thêm nổi bật.
4.2. Nghiên cứu thị trường thời trang trẻ em.

Năm 2015, thời trang cao cấp cho trẻ em đạt doanh thu 135,6 tỉ USD và chiếm
12% thị trường thời trang toàn cầu. Dự kiến năm 2017, mảng kinh doanh này sẽ
đạt 180 tỉ USD. Như vậy, có phải trẻ em đang là đối tượng mới đầy tiềm năng cho
ngành công nghiệp xa xỉ?


Nhờ thế hệ millennials và ngày càng nhiều cặp vợ chồng nổi tiếng đầu tư hàng
triệu đô-la cho con cái của mình, cùng sự săn đuổi điên cuồng của các phương tiện
truyền thông xã hội với những hình ảnh mới nhất từ gia đình nhà Beckham hay
Jolie-Pitt, thế giới ngày nay đang dần hình thành nên một đối tượng người tiêu
dùng hoàn toàn mới – trẻ em. Trẻ nhỏ không thể tự mua sắm, nhưng tình yêu vô bờ
của các bậc cha mẹ dẫn đến sức mua khủng khiếp sẽ là yếu tố mà các thương hiệu
nhắm đến.
4.3. Nghiên cứu về độ tuổi của thời trang trẻ em.
Theo Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, thị trường thời trang xa xỉ cho
trẻ em ở Ấn Độ đang tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm lên tới 20%, đạt
14 tỉ USD vào năm 2016, đưa quốc gia này trở thành một trong những thị trường
có phân khúc thời trang trẻ em cao cấp phát triển nhanh nhất.
Tương tự, mảng thời trang trẻ em cao cấp ở Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ bùng nổ
trong tương lai khi chính sách một con được hủy bỏ, đồng thời thế hệ bố mẹ “phú

nhị đại” (thế hệ giàu có thứ hai) với lối sống xa hoa sẽ xây dựng phong cách tương
tự cho con cái của họ. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa,
dự báo đến năm 2021, số dân dưới 16 tuổi ở quốc gia Đông Á này sẽ lên tới hơn
400 triệu. Ngoài ra, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngành thời trang cao cấp
cho trẻ em dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,3% mỗi năm ở Thái Lan, Indonesia
và Singapore.
5.Thực hiện chiến lược.
5.1. Củng cố thương hiệu sẵn có.
5.1.1. Quảng cáo thương hiệu.
Chanel là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu luôn trú trọng đầu tư
cho bộ phận maketing thương hiệu. Thể hiện là các chiến dịch quảng cáo quy mô
hoành tráng, thu hút được công chúng trên toàn thế giới. Một chiến dịch quảng cáo
của chanel luôn được chuẩn bị công phu. Thậm chí xem các clip quảng cáo của
chanel người xem cũng có thể cảm nhận được bằng cấp số một của thương hiệu
này.
Do chanel từ lâu đã là một thương hiệu chúng tỏ được đẳng cấp trong lòng người
tiêu dùng cho nên trong giai đoạn này thương hiệu phải tập trung đầu tư cho sự
phong phú và ấn tượng của quảng cáo để cho khách hàng không bị nhàm chán và
luôn cảm thấy được sự lôi cuốn của thương hiệu này thông qua các chiến dịch
quảng cáo.


Nhất là đối tượng trẻ em , làm sao để thu hút được sự chú ý, trước tiên là bố mẹ lấy
được sự chú ý của bố mẹ các bé để họ có thể đầu tư cho con của họ, xây dựng hình
ảnh luôn cho các bé là sao không mất đi sự nhí nhảnh của trẻ mà vẫn thể hiện được
đẳng cấp trong thời trang.
5.1.2.Quảng cáo trên báo chí.

Hình ảnh minh họa
Để giới thiệu các bộ sưu tập được ra mắt định kì, thường xuyên, mọi hẵng thời

trang đều phải sử dụng các tạp san, tạp chí để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của
mình tới công chúng chứ không riêng gì chanel. Nhưng một thương hiệu đẳng cấp
thì cũng phải được thể hiện một cách đẳng cấp.
Các bộ sưu tập của chanel luôn được cập nhận ,và trình bày hết sức tinh tế trên các
tạp chí. Để thể hiện các bộ sưu tập ,chanel luôn thuê các nghệ sỹ ,người mẫu diễn
viên tài năng và nổi tiếng nhất. Đặc biệt , mỗi bộ sưu tập được trình bày theo sự
nhất quán để gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Những hình ảnh đọc đáo ,đầy màu sắc như vậy luôn được hãng đầu tư kỹ lưỡng để
thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí mà không gây nhàm chán cho các độc giả .
Ngoài ra hãng cũng thường xuyên mời các siêu sao làm hình ảnh đại diện cho các
pano, áp phích quảng cáo lớn tại các kinh đô thời trang .
Luôn gây sự chú ý bằng cách thể hiện đẳng cấp của mình, thu hút truyền thông là
cách tốt nhất đến với khách hàng nhất là những đối tượng mà chanel đang hướng
đến, họ là những người có địa vị trong xã hội lên họ rất hiểu biết trong lĩnh vực đó.
5.1.3.Quảng cáo trên internet.


Theo kịp thời đại bùng nổ của internet, chanel không quên mang đến cho khách
hàng trang web chính thức của hãng với hàng trăm lượt truy cập
hàng ngày. Trên trang web chính thức, hẵng cho giới thiệu các hình ảnh lẫn thông
tin về các bộ sưu tập mới nhất. Ngoài ra khách hàng có thể xem các clip quảng cáo
độc đáo của hãng tại tại các trang web tìm kiếm như youtobe. Các bài quảng cáo về
chanel với những dòng tít như ‘lịch sử chanel’ hay ‘coco chanel – bí mật về một
huyền thoại’ sẽ xuất hiện trong các web chuyên về thời trang.
Hình ảnh quảng cáo bằng clip giúp khách hàng có thể nhìn và cảm nhận rõ nhất về
sản phẩm mà họ muốn sở hữu . Clip giúp họ có thể dễ dầng hình dung nhanh nhất
đối với sản phẩm.
5.2. Chiến lược bảo vệ thương hiệu.
Trong giai đoạn mới khi mà tình trạng làm giả đang trở nên ngày càng nghiêm
trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu thương hiệu. Chanel đã chủ trương

áp dụng một số biện pháp bảo vệ thương hiệu như sau.
5.2.1.Bảo vệ bằng pháp luật.
Đăng kí bảo hộ qua hệ thống Madrid và đăng kí nhẵn hiệu Cháu Âu mỗi khi ra mắt
nhẵn hiệu sản phẩm mới, hẵng đều ngay lập tức đăng kí sở hữu trí tuệ bởi các sản
phẩm của chanel luôn bị đới thủ và các hàng giả săn lùng. Ở lĩnh vực này, chanel
cũng thể hiện đẳng cấp một thương hiệu lớn khi hãng có hẳn một đội ngũ gồm 50
luật sư tài năng chuyên về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.
5.2.2.Các biện pháp kỹ thuật.


Đối với sản phẩm chính hãng, Chanel có tem chống hàng giả. Khi được nhập khẩu
thì sản phẩm phải có tem hàng chính hãng của bộ công an. Ngoài ra còn có hệ
thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâu hại của công ty. Hệ thống này được thiết
lập xuyên suốt các chuỗi cửa hàng, đại lý của công ty ở các quốc gia. Tại mỗi chi
nhánh khác nhau đều có bộ phận thông tin nhận phản hồi từ khách hàng. Nhờ vào
những thông tin này, chanel có thể biết được cụ thể sản phẩm nhái như thế nào qua
đó tìm ra biện pháp sử lý.
5.2.3. Biện pháp kinh tế tâm lý.
Với hơn 200 của hàng chanel khắp thế giới mà chủ yếu tại các trung tâm mua
sắm , chanel đã giúp cho khách hàng của mình dễ dàng tiếp cận với sản phẩm và có
thể được hàng chính hãng mà không lo ngại tình trạng hàng giả.
Cuối cùng chanel luôn đầu tư để củng cố chất lượng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ để
có thể bảo vệ thương hiệu khỏi sức cạnh tranh của các đối thủ khác. Các sản phẩm
của chanel luôn được người tiêu dùng chứng nhận về chất lượng tuyệt hảo
5.3. Chiến lược đổi mới thương hiệu.


Xu hướng thời trang luôn thay đổi từng ngày, do vậy nếu muốn đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng thì các thương hiệu thời trang luôn phải đổi mới. Bên cạnh đó ,các
sản phẩm thời trang khác của hãng cũng được cải tiến sao cho phù hợp với giới trẻ.

Nếu trước kia ,chanel chỉ may trang phục theo hai màu duy nhất đen và trắng , thì
bây giờ dù vẫn chọn hai màu đó là màu chủ đạo thì hãng đã thiết kế ra nhiều bộ
trang phục có màu sắc tươi tre và bắt mắt hơn như màu hồng nhạt, màu kem,.. Tuy
nhiên các mẫu trang phục vẫn toát lên vẻ thanh lịch vốn có của chanel.
Bên cạnh đó phải đổi mới về diện mạo như logo, biểu tượng, khẩu hiệu ,bao bì,…
Nếu thực sự hệ thống nhận diện thương hiệu không phản ánh được hết đặc điểm
của thương hiệu song bản than thương hiệu đó lại rất tốt thì các bên liên quan có
thể làm mới diện mạo của thương hiệu. Thương hiệu phải theo kịp với trào lưu xã
hội
5.4.Chiến lược mở rộng thương hiệu.
5.4.1.Chiến lược mở rộng thương hiệu.
Bước vào thế kỷ 21, chanel đã tự đổi mới và cải tiến mình cho phù hợp với xu
hướng mới bừng cách mở rộng ra nhiều dòng sản phẩm mới phù hợp và bắt mắt
hơn.
Ngoài nước hoa và đòng hồ thì trong giai đoạn bước sang thế kỷ mới chanel cũng
mở rộng thương hiệu sang các sản phẩm thời trang khác như thời trang trẻ em, giày
dép, ví, khăn, đồ phụ kiện. Nếu thì vào potter quảng cáo của chanel bạn có thể thấy
tất cả các sản phẩm thời trang cần có . Chính sự phong phú về chủng loại sản phẩm
như vậy thì người tiêu dùng biết đến chanel nhiều hơn. Do bất cứ sản phẩm nào


của chanel cũng có logo hai chữ C lồng vào nhau nên người tiêu dùng có thể dễ
dàng nhận ra sản phẩm của hãng.
5.4.2.Chiến lược mở rộng thị trường.
Nếu như trong thế kỉ trước ,các sản phẩm cao cấp còn xa lạ với thị trường Châu Á
thì với sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn mới .Châu Á nổi lên như một thị
trường đầy tiềm năng cho sản phẩm cao cấp .Nhìn thấy được chuyển biến này
chanel không bỏ qua cơ hội thâm nhập thị trường châu á. Chanel mở rộng thị
trường ở trung tâm mua sắm HongKong và tại Gina- ToKyo- Nhật Bản
Cũng như các chiến dịch quảng bá khác, trong chiến dịch mở rọng thương hiệu

sang Châu Á, chanel đã có khâu chuẩn bị và nghiên cứu thị trường kỹ càng. Bên
cạnh đó, trong các sự kiện thời trang gần đây của chanel luôn có sự hiện diện của
các gương mặt Châu Á .Chẳng hạn như sự góp mặt của siêu mẫu đài loan Lâm Chí
Linh trong buổi tra mắt bộ sưu tập xuân đông của Chanel.
Mở rộng sang thị trường thời trang trẻ em chanel cũng lên tìm những đại diện
thương hiệu nhí nhỏ tuổi nổi tiếng để làm gương mặt đại diện cho thương hiệu,thu
hút được sự quan tâm của nhiều đối thượng khách hàng hơn.
5.4.3.Chiến lược thu hẹp thị trường .
Là một thời trang cao cấp chanel nắm rất vững và phát huy tốt nguyên tắt “ less it
more” của thương hiệu cao cấp để tạo ra sự vượt trội cho những ai sử dụng sản
phẩm của thương hiệu sử dụng chanel. Chính vì vậy, các sản phẩm của chanel luôn
được sản xuất ra với số lượng giới hạn để tạo ra sự khan hiếm cho sản phẩm.
Đặc biệt là đối với dòng sản phẩm y phục và đồng hồ cao cấp. Lượng y phục cao
cấp may sẵn của hãng trung bình chỉ được sản xuất ra 50 chiếc đối với một mẫu
sản phẩm , còn đối với đồng hồ là 150.
Đối với lĩnh vực trẻ em cũng thế, chanel nên ra số lượng nhất định để thể hiện sự
độc quyền của thương hiệu mình, để thấy được sự đọc quyền trong mẫu mã và hạn
chế số lượng khách hàng sử dụng.
Chiến lược phát triển thời trang trẻ em của chanel phải được xây dựng phù hợp với
mục tiêu, chiến lược hoạt động chung của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Mỗi
giai đoạn chiến lược phát triển thương hiệu phải có nội dung riêng . Trong khuôn
khổ nghiên cứu chiến lược maketing thời trang trẻ em của thương hiệu chanel.


C. KẾT LUẬN
Để công tác xây dựng và phát triển thương hiệu thành công, các doanh nghiệp
không thể thiếu một chiến lược phát triển thương hiệu bài bản và thích hợp.
Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp , cụ thể là các doanh nghiệp thời trang đã và
đang chú trọng xây dựng cho mình những chiến lược phát triển thương hiệu và gặt
hái được nhiều thành công nhất định. Để đạt được kết quả cao hơn trong việc cạnh

tranh công bằng thương hiệu, từ đó lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển
thương hiệu hợp lý nhất, tang cường đào tạo và phát triển nhân lực , tuyên truyền
quảng bá cho thương hiệu của mình. Từ việc nghiên cứu lập chiến lược maketing
thời trang trẻ em của thương hiệu chanel hi họng sẽ phần nào hiểu hơn về các
doanh nghiệp thời trang trong nước cũng như thế giới về thời trang trẻ em, cũng
như thấy được tiềm năng của ngành thiết kế thời trang trẻ em.



×