Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện phú xuyên thành phố hà nội từ khi có luật đất đai 2003 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.76 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ HƯƠNG


ðÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ðẤT ðAI HUYỆN PHÚ XUYÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỪ KHI CÓ LUẬT ðẤT ðAI 2003 ðẾN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ðẤT ðAI




HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ HƯƠNG


ðÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ðẤT ðAI HUYỆN PHÚ XUYÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỪ KHI CÓ LUẬT ðẤT ðAI 2003 ðẾN NAY





CHUYÊN NGÀNH : Quản lý ñất ñai
MÃ SỐ : 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Văn Chính




HÀ NỘI, 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.

Tôi xin cam ñoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc./.


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Hương


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận
tình của:
- PGS.TS. Trần Văn Chính, giảng viên khoa Tài nguyên và Môi
trường - trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - người ñã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài;
- Các thầy giáo, cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện ñào
tạo Sau ðại học - trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và các ñồng nghiệp;
- UBND huyện Phú Xuyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Phú Xuyên; các phòng, ban và UBND các thị trấn, xã thuộc huyện Phú Xuyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu
trên ñã giúp ñỡ, khích lệ và tạo những ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Hương



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích, yêu cầu 2
2.1. Mục ñích 2
2.2. Yêu cầu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Quản lý ñất ñai 3
1.1.1. ðất và các ñặc trưng của ñất 3
1.1.2. Quan ñiểm về quản lý ñất ñai 5
1.1.3. Quản lý nhà nước về ñất ñai 6
1.2. Quản lý ñất ñai tại một số nước trên thế giới 13
1.2.1. Trung Quốc 13
1.2.2. ðài Loan 16
1.2.3. Thái Lan 18
1.2.4. Nhật Bản 19

1.3. Quản lý ñất ñai tại Việt Nam 20
1.3.1. Chế ñộ sở hữu ñất ñai tại Việt Nam 20
1.3.2. Cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nước về ñất ñai 21
1.3.3. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về ñất ñai 21
1.3.4. Mô hình quản lý ñất ñai tại Việt Nam 30
1.3.5. Hệ thống cơ quản quản lý ñất ñai tại Việt Nam 30
1.4. Tình hình QLNN về ñất ñai của cả nước và của thành phố Hà
Nội trong thời gian qua 33
1.4.1. Tình hình QLNN về ñất ñai của cả nước 33
1.4.2. Tình hình QLNN về ñất ñai của thành phố Hà Nội 41


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 46
2.2. Nội dung nghiên cứu 47
2.2.1. ðặc ñiểm về ñiều kiện tự nhiên, ñiều kiện kinh tế - xã hội của
huyện Phú Xuyên 47
2.2.2. ðánh giá kết quả thực hiện công tác QLNN về ñất ñai trên ñịa
bàn huyện Phú Xuyên từ khi có Luật ðất ñai 2003 ñến
31/12/2012 47
2.2.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về ñất ñai
trên ñịa bàn huyện trong thời gian tới 47
2.3. Phương pháp nghiên cứu 47
2.3.1. Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu 47
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 48
2.3.3. Phương pháp phân tích và so sánh 48
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49

3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên 49
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 49
3.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội 56
3.2. ðánh giá kết quả thực hiện công tác QLNN về ñất ñai trên ñịa
bàn huyện Phú Xuyên từ khi có Luật ðất ñai 2003 ñến
31/12/2012 60
3.2.1. Bộ máy quản lý ñất ñai của huyện Phú Xuyên 60
3.2.2. ðánh giá kết quả thực hiện công tác QLNN về ñất ñai trên ñịa
bàn huyện Phú Xuyên từ khi có Luật ðất ñai 2003 ñến
31/12/2012 62
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về ñất ñai
trên ñịa bàn huyện trong thời gian tới 88


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ñất ñai 88
3.3.2. Tăng cường thực hiện các nội dung QLNN về ñất ñai 89
3.3.3. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý 91
3.3.4. ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý và
sử dụng ñất 91
3.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyên giáo dục nâng cao ý thức
pháp luật về ñất ñai trong cán bộ và nhân dân 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
1. Kết luận 93
2. Kiến nghị 96


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung
BTC Bộ Tài Chính
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CP Chính phủ
CT Chỉ thị
DððT Dồn ñiển ñổi thửa
ðKQSDð ðăng ký quyền sử dụng ñất
GCN Giấy chứng nhận
HTX Hợp tác xã
Nð Nghị ñịnh
Qð Quyết ñịnh
QLNN QLNN
TT Thông tư
TTg Thủ tướng
TTLT Thông tư liên tịch





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả thống kê ñất ñai toàn quốc năm 2011 39


Bảng 3.1. ðặc ñiểm khí hậu huyện Phú Xuyên năm 2012 50

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng ñất của huyện Phú Xuyên năm 2012 52

Bảng 3.3. Kết quả phân loại thổ nhưỡng huyện Phú Xuyên 54

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về dân số huyện Phú Xuyên 57

Bảng 3.5. Phân bố lao ñộng huyện Phú Xuyên 58

Bảng 3.6. Sự thay ñổi quy mô, diện tích thửa ñất nông nghiệp trước và
sau DððT huyện Phú Xuyên 66

Bảng 3.7. Diện tích ñất ở ñược giao huyện Phú Xuyên 68

Bảng 3.8. Kết quả cho thuê diện tích ñất công ích huyện Phú Xuyên 69

Bảng 3.9. Kết quả cho thuê ñất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
huyện Phú Xuyên 69

Bảng 3.10. Kết quả thu hồi ñất phục vụ thực hiện các dự án huyện Phú
Xuyên 70

Bảng 3.11. Kết quả tổng hợp công tác ñăng ký, cấp GCNQSDð huyện
Phú Xuyên (tính ñến 31.12.2012) 73

Bảng 3.12. Kết quả tổng hợp công tác lập hồ sơ ñịa chính huyện Phú
Xuyên (tính ñến 31/12/2012) 76


Bảng 3.13. Các nguồn thu từ ñất ñai của huyện Phú Xuyên 78

Bảng 3.14. Kết quả tổng hợp việc thực hiện một số quyền của người
sử dụng ñất trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên 80

Bảng 3.15. Kết quả thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật ñất ñai của
người sử dụng ñất trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên 85

Bảng 3.16. Tình hình giải quyết ñơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
ñất ñai huyện Phú Xuyên 87




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Sơ ñồ bộ máy quản lý ñất ñai huyện Phú Xuyên 61
Hình 3.2. Số hộ và số thửa/ hộ sau ñồn ñiền ñổi thửa tại huyện Phú Xuyên 65
Hình 3.3. Tỷ lệ chưa hoàn thành các thủ tục hành chính giữa các quyền 81











Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Danh mục hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực ñất ñai ñược triển khai trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên
từ năm 2003 ñến 2012 100
Phụ lục 02. Kết quả thu hồi ñất phục vụ thực hiện các dự án năm 2009
trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên 106
Phụ lục 3. Kết quả thu hồi ñất phục vụ thực hiện các dự án năm 2010
trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên 107
Phụ lục 4. Kết quả thu hồi ñất phục vụ thực hiện các dự án năm 2011
trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên 108
Phụ lục 5. Kết quả thu hồi ñất phục vụ thực hiện các dự án năm 2012
trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên 109
Phụ lục 6. Kết quả ñăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất
của huyện Phú Xuyên (tính ñến 31/12/2012) 110
Phụ lục 7. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất nông
nghiệp và ñất ở của huyện Phú Xuyên (tính ñến 31/12/2012) 112
Phụ lục 8. Kết quả lập hồ sơ ñịa chính huyện Phú Xuyên (tính ñến
31/12/2012) 113
Phụ lục 9. Kết quả thực hiện một số quyền của người sử dụng ñất trên
ñịa bàn huyện Phú Xuyên từ năm 2004-2012 114





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðất ñai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là yếu tố cấu thành lãnh thổ
của mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng hàng ñầu của môi trường sống, là
ñịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh và quốc phòng ðất ñai là tư liệu sản xuất ñặc biệt, có vị trí cố
ñịnh trong không gian, có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế
xã hội ñất nước. Chính vì thế công tác quản lý và sử dụng ñất cũng trở thành
một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước (QLNN).
Tác ñộng của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ dân số ñã làm tăng
nhu cầu sử dụng ñất một cách nhanh chóng. Quá trình tổ chức quản lý và
sử dụng ñất cũng vì thế mà bộc lộ những tồn tại, nảy sinh nhiều vấn ñề mới
nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước như: Việc cấp Giấy chứng nhận còn
chậm và chưa ñồng bộ, sử dụng ñất không ñúng mục ñích, giao ñất trái thẩm
quyền, tranh chấp và lấn chiếm ñất ñai, quy hoạch sai nguyên tắc… ñã làm
cho người dân chưa thực sự yên tâm sản xuất, hạn chế việc ñưa công tác quản
lý và sử dụng ñất vào nề nếp.
Phú Xuyên là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Nam của Thành
phố Hà Nội và cách trung tâm Hà Nội không xa. Trong những năm qua,
huyện Phú Xuyên ñã và ñang có nhiều bước tiến trong phát triển kinh tế -
xã hội, biến ñộng ñất ñai nhiều, diện tích ñất nông nghiệp chuyển sang ñất
phi nông nghiệp với tốc ñộ ngày càng tăng, việc thực hiện các quyền của
người sử dụng ñất cũng gia tăng nên yêu cầu về việc thực hiện tốt công tác
QLNN về ñất ñai ñáp ứng theo yêu cầu mới ñòi hỏi ngày càng cao.
Xuất phát từ thực tế trên, ñược sự phân công của Khoa Tài Nguyên
và Môi Trường - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, tôi tiến hành thực
hiện ñề tài: “ðánh giá công tác quản lý Nhà nước về ñất ñai huyện Phú

Xuyên - Thành phố Hà Nội từ khi có Luật ðất ñai 2003 ñến nay”


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

2. Mục ñích, yêu cầu
2.1. Mục ñích
- ðánh giá việc thực hiện các nội dung QLNN về ñất ñai huyện Phú
Xuyên – thành phố Hà Nội từ khi có Luật ðất ñai 2003 ñến nay;
- ðề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ñất
ñai trên ñịa bàn huyện Phú Xuyên.
2.2. Yêu cầu
- Phát hiện ñược những bất cập trong công tác QLNN về ñất ñai của
huyện Phú Xuyên trong thời gian qua;
- Giải pháp ñề xuất phải có cơ sở khoa học, có tính khả thi phù hợp
với thực tế của ñịa phương, quy ñịnh của Nhà nước về quản lý sử dụng ñất.



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quản lý ñất ñai
1.1.1. ðất và các ñặc trưng của ñất
- Khái niệm chung về ñất ñai: ðất là một loại tài nguyên tự nhiên, một
loại tài nguyên sản xuất, bao gồm cả lục ñịa và mặt nước trên bề mặt trái ñất.
Theo FAO, ñất ñai là một khu vực ñược xác ñịnh của bề mặt mặt ñất
của trái ñất, bao gồm tất cả các thuộc tính của sinh quyển ngay trên hoặc dưới

bề mặt này, bao gồm cả khí hậu gần bề mặt, ñất và ñịa hình, chế ñộ thủy văn
bề mặt (bao gồm cả hồ cạn, sông, ñầm lầy, và ñầm lầy), các lớp trầm tích gần
bề mặt và nước ngầm liên quan ñến dự trữ, các quần thể thực vật và ñộng vật,
mô hình ñịnh cư và kết quả vật lý của hoạt ñộng con người trong quá khứ và
hiện tại (ruộng bậc thang, lưu trữ nước hoặc các công trình thoát nước, ñường
giao thông, các tòa nhà, vv ). (FAO, 1995) [25].
Theo quan ñiểm kinh tế học thì ñất ñai không chỉ bao gồm mặt ñất còn
bao gồm cả tài nguyên dưới ñất và tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt ñất và dưới
ñất không do lao ñộng và con người làm ra, tức là bao gồm mặt ñất và nước
ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và ñộng vật. Với nghĩa chung nhất, ñó là lớp bề
mặt của trái ñất, bao gồm ñồng ruộng, ñồng cỏ, bãi chăn thả, cây rừng, bãi
hoang, mặt nước, ñầm lầy và bãi ñá Với nghĩa hẹp thì ñất ñai biểu hiện khối
lượng và tính chất của quyền lợi hoặc tài sản mà một người có thể chiếm ñối
với ñất. Nó có thể bao gồm lợi ích trên ñất về mặt pháp lý cũng như những
quyền theo tập quán không thành văn (Hồ Thị Lam Trà, 2005) [14].
- Các ñặc trưng của ñất ñai bao gồm: Có vị trí cố ñịnh, có hạn về diện
tích, tính năng lâu bền và chất lượng khác nhau.
+ Có vị trí cố ñịnh: Chúng ta không thể di chuyển ñất ñai theo ý muốn,
vị trí cố ñịnh ñã quy ñịnh tính chất vật lý, hoá học, sinh thái của ñất ñai. Các


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

nhân tố cá biệt như nham thạch, thổ nhưỡng, thực bì của ñất ñai có thể biến
ñổi nhưng ñất ñai ñược hoà hợp với nhân tố tự nhiên, vị trí không gian của nó
là cố ñịnh, không thể di dời. Tính cố ñịnh của vị trí ñất ñai yêu cầu con người
sử dụng ñất tại chỗ. Vì vậy mỗi mảnh ñất có ñặc ñiểm riêng về vị trí, tính chất
ñất, khả năng sử dụng vào mục ñích khác nhau, do ñó chúng có giá trị riêng.
+ Có hạn về diện tích: ðất ñai do lịch sử tự nhiên hình thành, diện tích

có tính bất biến. Hoạt ñộng của loài người có thể cải tạo tính chất của ñất, cải
biến tình trạng ñất ñai, nhưng không thể tăng giảm diện tích ñất ñai theo ý
muốn của con người. Tính hữu hạn về diện tích ñất ñai yêu cầu phải tiết kiệm
ñất, sử dụng ñất có hiệu quả. Diện tích ñất có hạn, quỹ ñất ñai dùng vào các
mục ñích khác nhau ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao
về ñất ñai của việc ñô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện ñại hoá và xây dựng nhà
ở ñể ñáp ứng với dân số ngày càng tăng.
+ Tính năng lâu bền: ðất ñai có tính năng có thể sử dụng vĩnh cửu.
Trong ñiều kiện sử dụng và bảo vệ hợp lý, ñộ phì nhiêu của ñất nông nghiệp
có thể nâng cao không ngừng, ñất nông nghiệp có thể quay vòng sử dụng.
Tính lâu bền của ñất ñai ñề ra yêu cầu và khả năng khách quan sử dụng và bảo
vệ hợp lý ñất ñai.
+ Chất lượng khác nhau: ðiều kiện bản thân ñất ñai (ñịa chất, ñịa mạo,
thổ nhưỡng, thực bì, nước ) và ñiều kiện khí hậu tương ứng (chiếu sáng,
nhiệt ñộ, lượng mưa ) tồn tại tính khác nhau lớn về tự nhiên. Tính khác nhau
này trong ñất sử dụng cho nông nghiệp có thể làm cho sản lượng và phẩm
chất nông sản khác nhau; ñất dùng cho xây dựng ñô thị, có thể làm cho lực
chịu tải của nền ñất khác nhau. Tính khác nhau của chất lượng ñất ñòi hỏi phải
sử dụng ñất hợp lý ñể thu hiệu quả sử dụng cao nhất. Như vậy trong quá trình


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

khai thác và sử dụng ñất nếu con người biết cách sử dụng hợp lý thì chất
lượng của ñất ñược nâng lên không ngừng (Hồ Thị Lam Trà, 2005) [14].
1.1.2. Quan ñiểm về quản lý ñất ñai
- Quản lý ñất ñai là quá trình quản lý sử dụng và phát triển tài
nguyên ñất ñối với cả thành thị và nông thôn. Tài nguyên ñất ñược sử dụng
cho nhiều mục ñích trong ñó có thể bao gồm nông nghiệp hữu cơ, trồng

rừng, quản lý tài nguyên nước và các dự án du lịch sinh thái. Xã hội phát
triển, quan niệm về quản lý ñất ñai cũng có nhiều thay ñổi trong bối cảnh
nguồn tài nguyên thiên nhiên ñang dần cạn kiệt, dân số gia tăng cùng với
nhu cầu vật chất ngày càng cao, diện tích ñất ñai có thể sản xuất nông
nghiệp hạn hẹp. Quản lý ñất ñai hiện ñại ñang ñứng trước yêu cầu quản lý
sử dụng ñất lâu bền. (Wikipedia, 2013, [31])
- Quản lý ñất ñai bền vững là một thủ tục dựa trên tri thức nhằm mục
ñích tích hợp quản lý ñất ñai, nước, ña dạng sinh học và tài nguyên môi
trường khác ñể ñáp ứng nhu cầu của con người trong khi duy trì các dịch
vụ hệ sinh thái và sinh kế. Quản lý ñất ñai bền vững không chỉ ñược sử
dụng trong quy hoạch ñất hoặc bảo vệ môi trường trong khu vực mà còn
trong bất ñộng sản và quản lý bất ñộng sản. Ngân hàng Thế giới ñịnh nghĩa
quản lý ñất ñai bền vững là một quá trình trao ñổi giữa bảo vệ môi trường
và các yêu cầu ñảm bảo các dịch vụ hệ sinh thái với năng suất nông nghiệp,
lâm nghiệp và tăng trưởng dân số cũng như gia tăng áp lực trong sử dụng
ñất (WB, 2006) [26].
- Quản lý ñất ñai là quá trình mà các nguồn lực của ñất ñược ñưa vào
ñể ñem lại hiệu quả tốt. Quá trình này bao gồm tất cả các hoạt ñộng liên
quan ñến việc quản lý ñất ñai như là một nguồn lực nhìn từ góc ñộ môi
trường và từ góc ñộ kinh tế . Nó có thể bao gồm nông nghiệp, khoáng sản


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

khai thác, bất ñộng sản và quản lý bất ñộng sản, quy hoạch không gian và
chi tiết của các thị trấn và vùng nông thôn (UN, 1996) [27].
- Tài nguyên ñất ñược sử dụng cho các mục ñích khác nhau, có thể
tạo ra xung ñột và các cuộc cạnh tranh. Didier Vancutsem, một chuyên gia
về quản lý sử dụng ñất cho các thành phố bền vững châu Âu lại ñưa ra quan

niệm nhấn mạnh sự hợp tác bên trong và hợp tác liên ngành về quản lý ñất
ñai bền vững. Quản lý sử dụng ñất cần phải tích hợp các mục ñích. Vì vậy,
quản lý ñất ñai bao gồm các cuộc tranh luận về các chỉ tiêu, về tầm nhìn
của các nhà hoạch ñịnh chính sách, lập kế hoạch theo ngành trong khoảng
thời gian ngắn hạn và mang tính chiến lược; hội nhập không gian ñáp ứng
nhu cầu của từng ngành, ra quyết ñịnh, cung cấp ngân sách, thực hiện kế
hoạch; quyết ñịnh và giám sát kết quả và ñánh giá tác ñộng (Didier
Vancutsem, 2008) [28].
1.1.3. Quản lý nhà nước về ñất ñai
1.1.3.1. Khái niệm
QLNN về ñất ñai là tổng hợp các hoạt ñộng của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ñể thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước ñối với ñất
ñai; ñó là các hoạt ñộng nhằm nắm chắc tình hình sử dụng ñất; phân phối và
phân phối lại quỹ ñất ñai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá
trình quản lý và sử dụng ñất; ñiều tiết các nguồn lợi từ ñất ñai (Nguyễn Khắc
Thái Sơn, 2007) [13].
QLNN về ñất ñai tại Việt Nam chính là quản lý vốn ñất ñai và những
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng ñất. Quá trình
quản lý ñất ñai tại Việt Nam là quá trình tác ñộng một cách có tổ chức và
ñịnh hướng bằng quyền lực nhà nước ñến ñất ñai và sử dụng pháp luật
nhà nước ñể ñiều chỉnh hành vi hoạt ñộng của các chủ thể quản lý ñất và


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

các ñối tượng sử dụng ñất nhằm duy trì tính ổn ñịnh và phát triển của xã
hội (ðỗ Thị ðức Hạnh, 2013) [4].
1.1.3.2. ðối tượng của QLNN về ñất ñai
ðối tượng của QLNN về ñất ñai gồm chủ thể quản lý ñất ñai, chủ thể

sử dụng ñất và toàn bộ quỹ ñất trong các không gian quản lý khác nhau.
a. Các chủ thể quản lý ñất ñai
Các chủ thể quản lý ñất có thể là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
trong nước.
- Các chủ thể quản lý ñất ñai là cơ quan nhà nước:
+ Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền QLNN về ñất ñai ở
ñịa phương theo cấp hành chính, ñó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan
chuyên môn ngành quản lý ñất ñai ở các cấp.
+ Các cơ quan ñứng ra ñăng ký quyền quản lý ñối với những diện tích
ñất chưa sử dụng, ñất công ở ñịa phương. Theo quy ñịnh của Luật ðất ñai
2003, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ñăng ký vào hồ sơ ñịa chính
những diện tích ñất chưa sử dụng và những diện tích ñất công cộng không
thuộc một chủ sử dụng cụ thể nào như ñất giao thông, ñất văn hóa, ñất giáo
dục, ñất nghĩa ñịa
Các cơ quan này ñều là ñối tượng quản lý trong lĩnh vực ñất ñai của các
cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên tắc trực tuyến.
- Các chủ thể quản lý ñất ñai là các tổ chức như các Ban quản lý khu
công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này ñược Nhà
nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý ñất ñai. Vì vậy,
các tổ chức này ñược Nhà nước giao quyền thay mặt Nhà nước cho thuê ñất
gắn liền với cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

kinh tế ñó. Các ban quản lý này là các tổ chức và cũng trở thành ñối tượng
quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ñất ñai.
b. Các chủ thể sử dụng ñất ñai
Theo Luật ðất ñai 2003, các chủ thể sử dụng ñất ñai, gồm:

- Tổ chức;
- Cơ sở tôn giáo;
- Cộng ñồng dân cư;
- Hộ gia ñình;
- Cá nhân;
- Tổ chức nước ngoài;
- Cá nhân nước ngoài;
- Người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài.
c. Quỹ ñất
Các cơ quan quản lý ñất ñai của bộ máy nhà nước, thay mặt Nhà
nước quản lý ñến từng thửa ñất, từng diện tích ñất cụ thể. Theo Luật ðất
ñai 2003 và ñược cụ thể hóa ở ðiều 6, Nghị ñịnh số 181/2004/Nð-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật ðất ñai 2003 (Chính
phủ, 2004) [3]. Toàn bộ quỹ ñất của nước ta hiện nay ñược phân thành 3
nhóm lớn theo mục ñích sử dụng chủ yếu:
- Nhóm ñất nông nghiệp;
- Nhóm ñất phi nông nghiệp;
- Nhóm ñất chưa sử dụng.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

ðể quản lý quỹ ñất ñược chặt chẽ và ñầy ñủ, trách nhiệm quản lý ñược
phân cấp ở trung ương và ñịa phương. Tại ñịa phương, việc quản lý quỹ ñất là
nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước ñịa phương (bao gồm cơ quan quyền lực nhà
nước và cơ quan hành chính nhà nước) theo các cấp hành chính: cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã. Sự phân chia không gian quản lý này giúp cơ quan nhà nước
thực hiện quản lý quỹ ñất ñến từng ñơn vị ñất nhỏ nhất theo không gian (thửa
ñất), qua ñó quản lý ñất, tài sản do Nhà nước ñại diện sở hữu, một cách ñầy ñủ

và chặt chẽ.
1.1.3.3. Mục ñích, yêu cầu của QLNN về ñất ñai
- Công tác QLNN về ñất ñai tại Việt Nam ñược thực hiện trên cơ sở
những mục ñích căn bản sau:
+ Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước ñối với ñất ñai, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử dụng ñất;
+ ðảm bảo sử dụng hợp lý quỹ ñất ñai của quốc gia;
+ Tăng cường hiệu quả sử dụng ñất;
+ Bảo vệ ñất, cải tạo ñất, bảo vệ môi trường.
- Quá trình thực thi công tác quản lý ñất ñai tại các không gian hành
chính khác nhau phải ñáp ứng các yêu cầu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên yêu
cầu chung ñặt ra với công tác QLNN về ñất ñai là phải nắm ñầy ñủ và chặt
chẽ số lượng và chất lượng ñất cũng như những chủ thể sử dụng ñất ở từng
ñịa phương theo các cấp hành chính; ñảm bảo phát huy hiệu lực, hiệu quả sử
dụng và khai thác nguồn tài nguyên ñất cho phát triển ñất nước.
1.1.3.4. Nguyên tắc của QLNN về ñất ñai
Công tác QLNN về ñất ñai ñược thực hiện trên cơ sở 4 nguyên tắc căn
bản sau:


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

1. ðảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước:
ðất ñai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì
vậy, không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm ñoạt tài
sản chung thành tài sản riêng của mình ñược. Vấn ñề này ñược quy ñịnh tại
ðiều 18, Hiến pháp 1992: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ ñất ñai theo
quy hoạch và pháp luật, bảo ñảm sử dụng ñúng mục ñích và có hiệu quả"
(Quốc hội, 1992) [8] và ñược cụ thể hơn tại ðiều 5, Luật ðất ñai 2003: "ðất

ñai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước ñại diện chủ sở hữu", "Nhà nước thực
hiện quyền ñịnh ñoạt ñối với ñất ñai", "Nhà nước thực hiện quyền ñiều tiết các
nguồn lợi từ ñất thông qua các chính sách tài chính về ñất ñai" (Quốc hội,
2003) [12].
2. ðảm bảo sự kết hợp giữa quyền sở hữu ñất ñai và quyền sử dụng
ñất ñai:
Từ khi Hiến pháp 1980 ra ñời, quyền sở hữu ñất ñai ở nước ta chỉ nằm
trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng ñất ñai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở
trong từng chủ sử dụng cụ thể. Vấn ñề này ñược thể hiện ở ðiều 5, Luật ðất
ñai 2003 "Nhà nước trao quyền sử dụng ñất cho người sử dụng thông qua
hình thức giao ñất, cho thuê ñất, công nhận quyền sử dụng ñất ñối với người
ñang sử dụng ổn ñịnh; quy ñịnh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng ñất"
(Quốc hội, 2003) [12]. Nên một trong những nguyên tắc của QLNN về ñất
ñai là phải ñảm bảo sự kết hợp giữa quyền sở hữu ñất ñai và quyền sử dụng
ñất ñai.
3. Ðảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích:
Ðảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích là một trong những nguyên tắc
hết sức quan trọng ñối với công tác QLNN về ñất ñai nhằm phát huy khả năng
của các chủ sử dụng cũng như tiềm năng sẵn có của ñất ñai.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Quan hệ ñất ñai phản ánh một cách khá rõ ràng mối quan hệ và lợi ích
cá nhân tập thể và lợi ích cộng ñồng xã hội. Ðối với các tổ chức kinh tế, ñất
ñai là yếu tố sản xuất; tổ chức chính trị xã hội ñất ñai là cơ sở, nền móng ñể
tồn tại và phát triển do vậy tổ chức nào cũng cần có ñất. Mặt khác ñất ñai là
tài sản quốc gia vì vậy nó phản ánh lợi ích chung của xã hội. Lợi ích về ñất ñai
không chỉ liên quan ñến lợi ích cá nhân mà còn quan hệ với lợi ích tập thể, lợi

ích toàn xã hội. Vì vậy phải kết hợp hài hoà các lợi ích trên.
4. Tiết kiệm và hiệu quả:
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất
quản lý ñất ñai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo
nguyên tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc
này trong quản lý ñất ñai ñược thể hiện bằng việc:
+ Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất, có tính khả
thi cao;
+ Quản lý và giám sát việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng ñất.
Có như vậy, QLNN về ñất ñai mới phục vụ ñược cho chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, ñảm bảo sử dụng tiết kiệm ñất ñai nhất mà vẫn ñạt ñược
mục ñích ñề ra.
1.1.3.5. Các công cụ QLNN về ñất ñai
a. Công cụ pháp luật
Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu ñược của một Nhà nước
và Nhà nước nào cũng thực hiện quyền cai trị của mình trước hết bằng pháp
luật. Pháp luật là công cụ tạo ñiều kiện cho các công cụ quản lý khác, các chế
ñộ, chính sách của Nhà nước ñược thực hiện có hiệu quả hơn.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

ðiều 12, Hiến pháp năm 1992 ñã nêu: “Nhà nước quản lý xã hội theo
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Trong hệ
thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các
công cụ pháp luật như: Hiến pháp, Luật ðất ñai, Luật Dân sự, các Pháp lệnh,
các Nghị ñịnh, các Quyết ñịnh, các Thông tư, các Chỉ thị, các Nghị quyết
của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, các ngành có liên quan ñến ñất ñai

một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cùng các văn bản quản lý của các cấp, các
ngành ở chính quyền ñịa phương chính là công cụ pháp luật ñược sử dụng
trong quản lý nhà nước về ñất ñai.
b. Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất
ðiều 18, Hiến pháp năm 1992 ñã nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý
toàn bộ ñất ñai theo quy hoạch và pháp luật, bảo ñảm sử dụng ñúng mục ñích
và có hiệu quả”. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng ñất ñai là một nội dung quan
trọng trong việc quản lý và sử dụng ñất. Thông qua quy hoạch, kế hoạch ñã
ñược phê duyệt, việc sử dụng các loại ñất ñược bố trí, sắp xếp một cách hợp
lý. Nhà nước kiểm soát ñược mọi diễn biến về tình hình ñất ñai. Từ ñó, ngăn
chặn ñược việc sử dụng ñất sai mục ñích, lãng phí. ðồng thời, thông qua quy
hoạch, kế hoạch buộc các ñối tượng sử dụng ñất chỉ ñược phép sử dụng trong
phạm vi ranh giới của mình.
c. Công cụ tài chính
Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế -
xã hội. Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính trong quản lý ñất ñai tác ñộng
ñến các ñối tượng sử dụng ñất ñể thực hiện quyền bình ñẳng giữa các ñối
tượng sử dụng ñất, cho họ thấy rõ ñược nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
trong việc sử dụng ñất ñai. Các ñối tượng sử dụng ñất ñều phải có trách nhiệm


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. ðồng thời tài chính ñất ñai cũng là một
trong các công cụ cơ bản ñể Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách.
Theo Trịnh ðình Thắng (2002), các công cụ tài chính trong quản lý nhà
nước ñối với ñất ñai như sau:
- Thuế và lệ phí: Là công cụ tài chính chủ yếu ñược sử dụng rộng rãi

trong công tác quản lý ñất ñai.
+ Nhà nước ban hành các loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực ñất ñai như
Thuế sử dụng ñất; Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng ñất.
+ Các loại lệ phí trong quản lý, sử dụng ñất ñai như lệ phí trước bạ, lệ
phí ñịa chính.
- Giá ñất: ðối với ñất ñai hiện nay, Nhà nước ñã ban hành khung giá
các loại ñất ñược quy ñịnh tại Nghị ñịnh số 188/2004/Nð-CP ngày
16/11/2004 và Nghị ñịnh số 123/2007/Nð-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ
ñể làm cơ sở chung cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá ñất hàng
năm làm căn cứ thu thuế sử dụng ñất; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng
ñất, thu tiền khi giao ñất, khi cho thuê ñất, khi cho phép chuyển mục ñích sử
dụng ñất; bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi ñất…
1.2. Quản lý ñất ñai tại một số nước trên thế giới
1.2.1. Trung Quốc
Theo Cổng thông tin ñiện tử tỉnh Lào Cao, Sở Tài nguyên và Môi
trường (2014) [32]:
Luật ðất ñai của Trung Quốc ñược xây dựng vào các năm 1954, 1975,
1978 và 1982. Trong ñó, Luật ðất ñai năm 1982 là bộ luật hoàn chỉnh nhất.
Từ năm 1982 Luật ðất ñai Trung Quốc ñã ñược sửa ñổi 4 lần (qua các năm
1988, 1993, 1999 và năm 2004). Việc sử dụng Luật ðất ñai lần này ñược


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

tiến hành từ năm 2003 nay ñã hoàn thành việc sửa ñổi. Nội dung cơ bản của
Luật ðất ñai sửa ñổi lần này gồm 7 nội dung sau:
- Duy trì việc bảo vệ ñất nông nghiệp;
- Quy ñịnh về sử dụng ñất công trình ngầm;
- Công khai quy hoạch;

- Việc cải tạo lại ñất ñã khai thác khoáng sản xong;
- Hạn chế việc lợi dụng sử dụng ñất ñai;
- Chế ñộ giám sát ñất ñai;
- Chế ñộ bảo vệ ñất nông nghiệp.
Luật ðất ñai hiện hành của Trung quốc có nội dung quy ñịnh mang
tính nguyên tắc (gần giống với Luật ðất ñai năm 1987 của Việt Nam);
trong ñó ñối với những nội dung quan trọng và có vai trò quyết ñịnh chi
phối các nội dung khác ñược quy ñịnh cụ thể và mang tính pháp chế cao,
những nội dung khác chỉ quy ñịnh nguyên tắc chung có tính mở và giao
Chính phủ quy ñịnh ñể các ñịa phương thực hiện hoặc chính quyền tỉnh,
thành phố quy ñịnh cụ thể.
Trong luật và quy ñịnh của chính phủ về quản lý ñất ñai có quy ñịnh rõ
và tách bạch nội dung giám sát quản lý ñất ñai và kiểm tra việc sử dụng ñất,
gắn với các quy ñịnh về chế tài xử lý ñã bảo ñảm việc quản lý ñược tăng
cường trách nhiệm và hạn chế những sai phạm phát sinh về quản lý ñất ñai
trong các cơ quan nhà nước, ñồng thời có căn cứ xử lý triệt ñể ñối với các
trường hợp quản lý sai quy ñịnh hoặc sử dụng ñất vi phạm pháp luật.
Quy ñịnh chỉ giao ñất ở cho các tổ chức ñầu tư kinh doanh nhà ở và
không giao ñất ở cho hộ gia ñình cá nhân sử dụng tại ñô thị có nâng cao hiệu
quả sử dụng ñất, nhưng chưa tạo ñiều kiện thuận lợi và ñiều kiện về chỗ ở cho
các hộ gia ñình có mức thu nhập thấp hoặc gia ñình có nhiều thế hệ sinh sống,

×