Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIÁO án KHAM PHA của lớp mẫu giáo 34 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.37 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017-2018

Lĩnh vực: Giáo dục phát triển Nhận thức
Đề tài: Cái bát – Cái Cốc
Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi
Thời gian : 20 phút
Số trẻ : 20 trẻ
Ngày soạn :15/11/2017
Ngày dạy :16/11/2017
Người dạy : Nguyễn Thị Hoan
Đơn vị : Trường mầm non Yên Phụ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng, chất liệu của cái bát, cái cốc.
- Trẻ được khám phá.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh đặc điểm giống và khác nhau của Bát và Cốc.
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ, trả lời to, rõ, đủ câu.
- Chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án, bài giảng điện tử
- Máy tính, loa.



- Hộp quà có bát (đủ cho trẻ)
- Mẫu các loại bát (to – nhỏ) chất liệu khác nhau (nhựa, thủy tinh, inox, sứ)
- Mâm, khay
- Nhạc bài hát “ Mời bạn ăn” ; “Nhà mình rất vui”; “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 cái bát, 1 cái cốc thật.
- Mỗi trẻ 1 rổ có cốc và bát để chơi trò chơi.
- Hình ảnh gia đình bên mâm cơm; Gia đình đang uống sữa
- Bài thơ “ Bạn thìa bạn bát”
- Nhạc bài hát “ Mời bạn ăn” ; “Nhà mình rất vui”; “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”
3. Nội dung tích hợp:
- Làm quen với toán: nhận biết màu, hình dạng
- Âm nhạc: Bài hát “ Mời bạn ăn” ; “Nhà mình rất vui”; “Gia đình nhỏ, hạnh phúc
to”
- Văn học: - Bài thơ “ Bạn thìa bạn bát”
III. TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA
TRẺ

1. Gây hứng thú (2 phút)
- Vui mừng chào đón các bé đến với trò chơi “ Chiếc
hộp thần kỳ”

Trẻ vỗ tay.

- Các con có muốn biết chiếc hộp thần kỳ hôm nay sẽ
mang đến cho chúng mình điều gì đặc biệt?


- Trẻ trả lời

- Vậy chúng mình cùng cô mời cô Kính hồng ra nào “Cô
Kính Hồng ơi”

- Trẻ gọi cùng cô

Cô phụ xuất hiện: “Cô xin chào các con, các con ơi để
biết hộp thần kỳ tuần này có gì đặc biệt, các bạn phải
trải qua 1 thử thách đó là: Các bạn hãy giải nhanh giúp
cô một câu đố. Các bạn hãy chú ý lắng nghe:
“Miệng tròn lòng trắng phau phau

- Trẻ lắng nghe


Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày”
- Là cái gì vậy?

-Trẻ trả lời.

2. Nội dung khám phá(17 phút)
- Các bạn ơi, để biết các bạn đã trả lời đúng chưa, chúng
mình cùng mở hộp thần kỳ nào 1…..2….3 mở”
- Trong hộp có gì đây?

- Trẻ trả lời

- Những chiếc bát như thế nào?


- Trẻ trả lời

- Các con có muốn khám phá về những chiếc bát?

- Trẻ trả lời

- Cô cho trẻ mang bát về khám phá.
a. Cái bát:
- Các con ơi chúng mình cùng sờ và nhìn bát xem?

- Trẻ sờ và xem bát

- Ai có nhận xét gì về cái bát của mình nào?

- 2-3 trẻ trả lời

+ Bát có màu gì?

- 2-3 trẻ trả lời

+ Đây là phần gì của bát?

- 2-3 trẻ trả lời

- À đúng rồi bát có phần miệng bát, thân bát, đế bát và
lòng bát.

- Trẻ lắng nghe


- Các con chỉ giúp cô đâu là miệng bát, chúng mình sờ
xem miệng bát như thế nào?

- Trẻ chỉ vào các bộ
phận của bát và nói

- Miệng bát có hình dạng gì?

- Trẻ trả lời

+ Các con chỉ giúp cô đâu là thân bát, lòng bát, đế bát?

- Trẻ trả lời

- Cho cả lớp chỉ và nói?

- Cả lớp chỉ và nói

- Cái bát dùng để làm gì?

- Trẻ trả lời

- Bát là đồ dùng ở đâu?

- Trẻ trả lời

- Các con quan sát xem cái bát của chúng mình làm
bằng chất liệu gì?

- Trẻ nhìn và trả lời.


+ Ngoài chất liệu bằng nhựa các con còn biết bát làm
bằng gì nữa nào?
- À còn có bát làm bằng thủy tinh, sứ, inox nữa đấy. Bát

- Trẻ trả lời


to dùng để đựng canh, bát nhỏ đựng mắm, muối, bát của
chúng mình để đựng cơm đấy.

-Trẻ lắng nghe

- Các con ơi, sắp đến giờ ăn rồi cô con mình cùng mang
những chiếc bát này đi bày vào bàn để ăn nhé.
- Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “ Bạn thìa bạn bát”

- Trẻ cất bát và đọc thơ.

b. Cái cốc:
- Các con giỏi quá đã bày được những chiếc bát vào
mâm rất gọn và đẹp đấy. Các con ơi khi ăn xong các con
sẽ làm gì?

- Trẻ trả lời

- Uống nước con phải dùng đến gì?

- Trẻ trả lời


- Cô tặng cho các con mỗi bạn một cái cốc, chúng mình
hãy đi lấy cốc về nào?

- Trẻ đi lấy đồ

- Các con vừa đi lấy đồ dùng gì để uống vậy?

- Trẻ trả lời

- Cả lớp nói to giúp cô.

- Trẻ trả lời.

- Các con hãy nhìn và sờ xem chiếc cốc của mình như
thế nào?

- Trẻ trả lời

- Ai có nhận xét gì về cốc nào?

- Trẻ trả lời

- Cô hỏi nhiều trẻ ?

- Trẻ trả lời

+ Cốc có màu gì?

- 2- 3 trẻ trả lời


+ Đây là phần gì của cốc?

-Trẻ chỉ vào các bộ
phận của cốc và trả lời

- À, đúng rồi cốc có phần: Miệng cốc, thân cốc, đế cốc,
quai cốc, lòng cốc.

-Trẻ lắng nghe

- Cốc dùng để làm gì?

- Trẻ trả lời

- Cốc là đồ dùng có ở đâu?

- Trẻ trả lời

- Các con quan sát xem cái cốc của chúng mình làm
bằng chất liệu gì?

- Trẻ trả lời

- Ngoài chất liệu bằng nhựa, cốc còn làm bằng chất liệu
gì khác?
Cô khái quát lại: Cái cốc có phần miệng cốc, thân cốc,

- Trẻ trả lời



quai cốc, lòng cốc, Cốc dùng để đựng nước, đựng đồ
uống. Cái cốc được làm từ các chất liệu khác nhau:
nhựa, inox, thủy tinh, sành sứ. Khi sử dụng phải cẩn
thận, nhẹ nhàng.

- Trẻ lắng nghe

- Các con ơi, sắp đến giờ uống sữa rồi, cô con mình
cùng mang những chiếc cốc bày vào khay để chuẩn bị
uống sữa nhé.

- Trẻ thực hiện

- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài hát “Mời bạn ăn”

- Trẻ vừa đi vừa hát.

Các con đã bày được những chiếc cốc vào khay rất đẹp,
cô tặng cho mỗi bạn 1 rổ đồ chơi chúng mình hãy mang
về chỗ nào.
* So sánh:
- Vừa rồi chúng mình được khám phá 2 loại đồ dùng đó
là gì?

- Trẻ trả lời.

- Ai giỏi phát hiện ra cái bát và cái cốc có đặc điểm gì
giống và khác nhau?

- Trẻ trả lời.


* Giống nhau:
+ Cái bát và cái cốc đều là đồ dùng trong gia đình
+ Cái bát và cái cốc đều có phần: miệng, thân, đế và
lòng để đựng.
* Khác nhau:
- Cốc là đồ dùng để đựng đồ uống có quai
- Bát là đồ dùng để đựng thức ăn, không có quai.
c. Trò chơi củng cố:
Trò chơi 1: “Nói nhanh đoán giỏi”
Cách chơi: Cô nói công dụng của đồ dùng
- Trẻ: Các con hãy giơ nhanh đồ dùng đó giúp cô và nói
tên đồ dùng đó.
- Ngược lại: Cô nói tên đồ dùng
Trẻ: Các con giơ đồ dùng và nói công dụng của đồ dùng

- Trẻ tham gia trò chơi


đó.
Trò chơi 2: “ Bé nhanh trí’
Để chơi được trò chơi này các con xem cô có gì?

- Trẻ trả lời

- 1 gia đình đang uống sữa cần có gì?

- Trẻ trả lời

- 1 gia đình đang ăn cơm cần có gì?


- Trẻ trả lời

- Và nhiệm vụ của các con là mang những đồ dùng cần
thiết đến tặng 2 gia đình cho phù hợp. Nhạc bài hát
“Nhà mình rất vui”.

- Trẻ tham gia trò chơi

- Kiểm tra trẻ mang đồ theo đúng yêu cầu?

- Trẻ kiểm tra cùng cô.

* Giáo dục trẻ:
- Các con có biết để có được những đồ dùng này thì bố - Trẻ trả lời
mẹ đã phải làm gì?
- À đúng rồi để có những đồ dùng này bố mẹ đã phải đi - Trẻ lắng nghe
làm kiếm tiền mới mua được. Vậy khi sử dụng các đồ
dùng các con phải nhẹ nhàng, cẩn thận để đồ dùng
không bị hỏng và luôn mới các con có đồng ý với cô - Trẻ trả lời
không?
3. Kết thúc (1 phút):
- Thời gian của trò chơi “ Chiếc hộp thần kỳ” đã hết cô
con chúng mình cùng ra ngoài chơi nhé. Vận động hát - Trẻ ra chơi.
“Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Người soạn

Nguyễn Thị Hoan




×