Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tân phú, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG THANH SƠN

GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN THAM GIA XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG THANH SƠN

GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN THAM GIA XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN NGÃI

Đồng Nai, 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành Luận văn này, Tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến ban Giám hiệu trường Đại
học Lâm Nghiệp, khoa đào tạo sau Đại học, và các Thầy, Cô giáo đã giảng
dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Đặc biệt là rất biết ơn Thầy PGS.TS Nguyễn văn Ngãi đã tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn.
Tôi xin cảm ơn đến BCĐ xây dựng NTM huyện tân phú; Đảng ủy,
UBND các xã Nam cát Tiên, Phú lập, Phú Lộc, Núi Tượng, Tà Lài và bà
con nông dân đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong thời gian
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tân phú, ngày tháng

năm 2016

Tác giả

Đặng Thanh Sơn



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1/-Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
2/-Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 3
3/- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
4/- Nội dung nghiên cứu................................................................................ 4
5/- Kết cấu luận văn ...................................................................................... 4
CHƯƠNG I ....................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................... 5
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm.................................................................................. 5
1.1.2. Lý thuyết nhận thức - hành vi.......................................................... 7
1.1.3. Các quan điểm về phát triển nông thôn và chương trình xây dựng
nông thôn ở Việt Nam............................................................................... 12
1.1.4. Nội dung và vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM ....... 19
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng NTM................................................................................................ 32

1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 35
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới
................................................................................................................. 35
1.2.2. Kinh nghiệm PTNT và xây dựng NTM ở Việt Nam....................... 40
CHƯƠNG II .................................................................................................... 48
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................................................... 48
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 48
2.1. Đặc điểm tình hình huyện Tân Phú...................................................... 48
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Phú................................................ 48
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 57
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................. 57
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 57


iii

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu & phân tích số liệu............................. 58
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài....................... 63
CHƯƠNG III................................................................................................... 64
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 64
3.1. Tình hình xây dựng NTM ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai............... 64
3.1.1. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 –
2015 ......................................................................................................... 64
3.1.2. Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM ở huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai. ......................................................................................... 70
3.2. Tình hình xây dựng NTM tại 06 xã nghiên cứu ở huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai ..................................................................................................... 72
3.2.1. Khái quát chung về 06 xã nghiên cứu........................................... 72
3.2.2. Kết quả thực hiện các chương trình phát triển sản suất tại 06 xã

nghiên cứu giai đoạn 2011 – 2015.......................................................... 76
3.2.3. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM tại 06 xã nghiên cứu
giai đoạn 2011 – 2015............................................................................. 77
3.2.4. Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM tại 06 xã nghiên cứu
giai đoạn 2011 – 2015............................................................................. 78
3.3. Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại 06 xã
nghiên cứu ................................................................................................... 80
3.3.1. Đánh giá sự hưởng ứng và tham gia của người dân về chương
trình NTM................................................................................................ 80
3.3.2. Đánh giá sự tham gia họp, thảo luận của người dân trong xây
dựng NTM................................................................................................ 81
3.3.3. Đánh giá sự tham gia đóng góp vốn của người dân trong xây dựng
NTM......................................................................................................... 82
3.3.4. Đánh giá sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng NTM ... 85
3.3.5. Đánh giá sự tham gia bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM . 86
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân trong xây dựng
NTM tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 87
3.4.1. Kiểm định chất lượng thang đo..................................................... 87
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................. 88
3.4.3. Phân tích hồi quy bội .................................................................... 92
3.5. Giải pháp để phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM ở
huyện Tân Phú............................................................................................. 96
3.5.1. Một số kết quả dạt được, hạn chế, nguyên nhân trong việc phát huy
vai trò của dân tham gia xây dựng NTM .................................................... 96
3.5.2. Đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của người dân trong xây
dựng NTM ở huyện Tân Phú ..................................................................... 100


iv


3.5.2.1. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, nâng
cao thu nhập người dân nông thôn ....................................................... 100
3.5.2.2. Tăng cường thu hút sự tham gia của người dân trong xây dựng
NTM....................................................................................................... 101
3.5.2.3. Nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể của người dân trong xây
dựng NTM.............................................................................................. 102
3.5.2.4. Thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền về chương trình
xây dựng NTM....................................................................................... 103
3.5.2.5. Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở trong xây dựng
NTM....................................................................................................... 104
3.5.2.6. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa BCĐ cấp xã
với ban phát triển ấp. ............................................................................ 104
3.5.2.7. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong xây dựng NTM............... 105
3.5.2.8. Thu hút các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tham xây dựng
NTM....................................................................................................... 105
3.6. Kiến nghị ............................................................................................ 106
KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 1


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa

BCĐ

Ban chỉ đạo


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTM

Nông thôn mới

NQ

Nghị quyết

TW

Trung ương

PTNT

Phát triển nông thôn

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KT-XH

Kinh tế- xã hội

BQL

Ban Quản lý

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

MTQG

Mục tiêu quốc gia

KHKT

Khoa học kỹ thuật


TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

THCS

Trung học cơ sở

BVTV

Bảo vệ thực vật

UB.MTTQVN

Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

CSHT

Cơ sở hạ tầng

NSNN

Ngân sách nhà nuớc

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

LKSX

ANTT

Liên kết sản xuất
An ninh trật tự


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên bảng

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Phú
Bảng 3.1: Mức độ đạt tiêu chí của huyện Tân Phú so với tỉnh
Đồng Nai đến năm 2015
Bảng 3.2: Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM huyện
Tân Phú 2011 - 2015
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện các chương trình phát triển sản
suất tại 06 xã nghiên cứu giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 3.4: Mức độ đạt chỉ tiêu và tiêu chí năm 2015 của 06 xã
nghiên cứu so với năm 2011
Bảng 3.5: Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM tại Xã
Nam cát Tiên, Phú lập
Bảng 3.6: Kết qủa huy động nguồn vốn xây dựng NTM tại 02
Xã Phú Lộc, Đắc Lua
Bảng 3.7: Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM tại 02
xã Núi Tượng, Tà Lài
Bảng 3.8: Sự hưởng ứng và tham gia của người dân về chương
trình NTM
Bảng 3.9: Sự tham gia họp, thảo luận trong xây dựng NTM
Bảng 3.10: Giá trị đóng góp (tiền, ngày công ) làm đường giao
thông nông thôn của người dân tại 6 xã
Bảng 3.11: Giá trị đóng góp (tiền mặt) hạ thế điện nông thôn
của người dân tại 6 xã
Bảng 3.12: Giá trị đóng góp ngày công làm thủy lợi, giao
thông nội đồng của người dân ở 6 xã
Bảng 3.13: Sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng
NTM
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả phân tích Cronback Alpha
Bảng 3.15: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett
(KMO and Bartlett’s Test)
Bảng 3.16: Mức độ giải thích của các biến quan sát

(Total Variance Explained)
Bảng 3.17: Ma trận nhân tố xoay (lần 1)
(Rotated Component Matrix)

Trang
52
69
70
77
78
79
80
80
81
82
84
85
85
86
88
89
90
92


vii

19
20
21


Bảng 3.18: Phân tích mức độ đại diện của các biến quan sát
(lần 2)
(Total Variance Explained)
Bảng 3.19: Ma trận nhân tố xoay (lần 2)
(Rotated Component Matrix)
Bảng 3.20: Kiểm định hệ số hồi quy (Model Summary)

93
94
95


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Tam giác phối kết hợp 3 nguồn lực trong phát triển
1

nông thôn

20

Hình 1.2: Nội dung phát huy vai trò của người dân tham gia

2

xây dựng mô hình NTM

25

Hình1.3: Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào
3

mô hình NTM

29

4

Hình1.4: Tiến trình phát huy nội lực cộng đồng

30

5

Hình 1.5: Nhà nước hỗ trợ người dân phát huy vai trò chủ thể

31

6

Hình 1.6: Nhận thức hành vi của người dân

33


7

Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Tân Phú

49

Hình 3.2: Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM huyện
8

Tân Phú 2011 – 2015

71


1

MỞ ĐẦU
1/-Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nêu rõ vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng NTM là
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân hưởng lợi và
quản lý sử dụng”. Giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Trước hết phải phát huy vai
trò của người dân ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao
trình độ, có đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao; Chú trọng tạo điều kiện
các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, hộ nghèo vươn lên có cuộc sống
tốt hơn, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Để nông nghiệp – nông thôn phát triển bền vững cần chú trọng đến việc
nâng cao năng lực người dân ở nông thôn. Đặc biệt là phải phát huy vai trò

chủ thể của người dân trong quá trình xây dựng NTM; Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn” đến nay đã khẳng định rằng: Vai trò của người
dân quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết có
thực sự đi vào cuộc sống và hiện thực hay không là do sự quyết định đúng
đắn của người dân. Chính vì lẽ đó, Chính phủ đã ban hành quyết định số
800/2010/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Nội dung chương
trình gắn liền với người dân ở nông thôn, nguồn lực thực hiện lớn, vì vậy việc
thực hiện chương trình phải dựa vào nội lực và do người dân ở nông thôn làm
chủ. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT ngày 13/4/2011 của xác định, một
trong những nguyên tắc thực hiện chương trình là “Phát huy vai trò chủ thể
của người dân ở nông thôn là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban


2

hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và
hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính người dân ở thôn, xã bàn
bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện”.
Tỉnh Đồng Nai nói chung, huyện Tân Phú nói riêng thực hiện kế hoạch
số 97-KH/TU của tỉnh Ủy ngày 29/12/2008 về việc thực hiện Nghị quyết
26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Tập trung huy động các nguồn lực
trong và ngoài nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để xây dựng tỉnh
Đồng Nai đạt chuẩn NTM theo hướng bốn có “Có đời sống kinh tế được cải
thiện; Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; Có đời sống văn hóa tốt;
Có an ninh, trật tự được đảm bảo, môi trường sinh thái phát triển bền vững”.
Huyện Tân Phú là huyện Nông Nghiệp, Nông Thôn miền núi của tỉnh Đồng
Nai; với diện tích đất nông nghiệp là 70.749,72 ha, chiếm 91%. Nông nghiệp
được coi là một ngành kinh tế quan trọng của huyện, với hơn 80% dân số sống ở

nông thôn; có 17 xã thực hiện xây dựng NTM trên tổng số 18 xã, thị trấn.
Năm 2010 thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện đề ra mục tiêu
đến năm 2015 có 4/17 xã đạt tiêu chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 23,5%, đến năm 2018 có
15/17 xã đạt tiêu chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 88,2%, đến năm 2020 có 17/17(100%) xã
đạt tiêu chuẩn NTM. Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện chương trình thì cần có
sự tham gia, tự nguyện đóng góp của nhân dân, vì nguồn ngân sách còn hạn hẹp.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân đồng thuận, tự nguyện tham gia đóng
góp vào quá trình xây dựng NTM. Làm được điều đó, đòi hỏi các cấp chính
quyền, đoàn thể địa phương cần phải phát huy vai trò của người dân tham gia
xây dựng NTM là yếu tố then chốt.
Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vai trò chủ thể của
người dân trong xây dựng NTM, để làm cơ sở đề xuất giải pháp phát huy vai trò
của người dân tham gia xây dựng NTM. Vì vậy đề tài Nghiên cứu: “Giải pháp


3

phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM ở huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai”, được thực hiện nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu khách quan trong
thực tiễn xây dựng NTM tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
2/-Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM;
đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM ở
huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò chủ thể của người dân
trong xây dựng NTM.
(2). Đánh giá thực trạng vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM
ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

(3). Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
xây dựng NTM ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
(4 ). Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây
dựng NTM ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
3/- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về vai trò chủ thể của
người dân trong xây dựng NTM ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò chủ thể của người
dân; nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân; và đề xuất một số giải
pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM ở huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai.


4

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu thực trạng trong 5 năm (2011 –
2015).
4/- Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng
NTM.
Thực trạng vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM ở huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng
NTM ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Một số giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM ở
huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

5/- Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm xây dựng nông thôn
Xây dựng nông thôn là quá trình tổng hợp các hoạt động kinh tế, xã
hội, môi trường gắn với gắn với hành vi của người dân nông thôn với đặc
điểm cộng đồng, người dân cùng nhau tham gia các hoạt động phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Do vậy, phát triển nông thôn thường mang
tính từng bước lâu dài, không ngắn hạn, mang tính bền vững, kế thừa qua thời
gian.
Tính kinh tế, xã hội và môi trường trong xây dựng nông thôn phản ánh
một chuỗi hành động liên tục và tác động qua lại mang tính kinh tế, xã hội và
môi trường giữa các chủ thể trong nông thôn với nhau và với các chủ thể
ngoài khu vực nông thôn. Tính kinh tế phản ánh sự thịnh vượng không ngừng
của nông thôn; Tính văn hóa xã hội thể hiện sự phát triển các mối quan hệ xã
hội liên quan giữa con người và cộng đồng trong phát triển; Tính môi trường
thể hiện sự bảo vệ, duy trì và tạo cảnh quan thiên nhiên của từng vùng với
những đặc trưng riêng về sinh thái và vật thể; Tính cộng đồng thể hiện sự
tham gia của nhiều hộ gia đình ở nông thôn vào các hoạt động kinh tế, xã hội

và môi trường diễn ra trên địa bàn. [ 15 ]
1.1.1.2 Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là chương trình xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ


6

chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;
an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.[6]
1.1.1.3 Đặc trưng nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông
thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng
cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý
dân chủ; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao….[1]
1.1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM cần phát huy vai trò chủ thể của người dân ở cộng
đồng nông thôn là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các
tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các
hoạt động cụ thể do chính người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
Thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình, dự án khác
đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần
thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế;
huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có cơ chế
đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ
thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).


7

Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng,
chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế
hoạch, tổ chức thực hiện; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng
NTM” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận
động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng
nông thôn mới.[6]
1.1.1.5 Vai trò Chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và đồ án quy hoạch NTM cấp
xã; tham gia lập kế hoạch thực hiện chương trình (ấp, xã).
Tham gia và lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm
sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong ấp và phù hợp với khả năng,
điều kiện của địa phương.
Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng
của ấp, xã.
Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công
trình hạ tầng kinh tế - xã hội của xã ,ấp theo kế hoạch hàng năm.
Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý vá giám sát các công
trình xây dựng của xã, ấp
Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn
thành.[6]
1.1.2. Lý thuyết nhận thức - hành vi
1.1.2.1 Khái niệm về nhận thức
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng

của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con
người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.


8

1.1.2.2 Khái niệm về hành vi
Hành vi là xử sự của con nguời trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra
bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định.
Các quan điểm về hành vi và nhận thức xuất phát từ hai dòng tác phẩm
tâm lý học có liên quan. Về mặt lịch sử, lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên
và phát triển trong tâm lý học lâm sàng sử dụng trị liệu hành vi dựa trên
nghiên cứu của tâm lý học Sheldon (1995) biểu đạt bản chất của lý thuyết này
là việc tách biệt ý thức và hành vi. Các quan điểm tâm động học và quan điểm
truyền thống lại cho rằng hành vi xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý
thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của con người xuất hiện dựa
trên ý thức của họ. Nhưng lý thuyết học hỏi cho rằng chúng ta không thể biết
được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó. Do đó, chúng ta chỉ có thể trị
liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề làm thay đổi hành vi mà không
quan tâm đến những vấn đề biến đổi nào có thể xảy ra trong ý thức của chúng
ta trong quá trình này.
Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm
này và cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con
người và suy nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua. Họ có thể học hỏi
qua việc xem xét các ví dụ của người khác và điều này có thể áp dụng vào
việc trị liệu.
Như vậy lý thuyết nhận thức – hành vi là một phần của quá trình phát
triển lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học
hỏi xã hội. Nó cũng phát triển vượt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết
trị liệu thực tế (Glasser- 1965) được các tác giả như Beck (1989) và Ellis

(1962) đưa ra. Lý thuyết nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh
hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học
hỏi. Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai


9

và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó,
hành vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trường.
1.1.2.3 Quan điểm Sheldon về trị liệu hành vi – nhận thức cho cá
nhân
Đánh giá gần đây của Sheldon về trị liệu hành vi đã đưa ra những đóng
góp về mặt nhận thức. Theo ông một thành tố quan trọng trong trị liệu hành vi
chính là việc lựa chọn các yếu tố tăng cường, thúc đẩy để củng cố hành vi.
Các yếu tố này cần được quan sát, khái quát hóa và mô hình hóa (học hỏi qua
trải nghiệm), điều này đòi hỏi chúng ta hành động dựa trên nhận thức của
chúng ta về thế giới về cuộc sống. Sheldon cũng chỉ ra việc học hỏi thông qua
việc lập mô hình là nhận thức, điều này có nghĩa là chúng ta tự suy nghĩ về
bản thân trong các tình huống mà chúng ta đang quan sát, chỉ ra được chúng
ta hành động ra sao. Trong thực tế, việc thúc đẩy cách nghĩ như trên là rất hữu
ích.
Theo ông, lượng giá là một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận
hành vi - nhận thức. Một chuổi hình thức lượng giá phù hợp sẽ gồm những
nội dung sau: Đạt được sự mô tả những vấn đề từ những quan điểm khác
nhau; Đưa ra những ví dụ về ai bị tác động và tác động như thế nào; Tìm
kiếm những hình thức khởi đầu của các vấn đề, chúng biến đổi ra sao và tác
động đến chúng ở những vấn đề gì?; Xác định những khía cạnh khác nhau của
các vấn đề và chúng phù hợp với nhau ra sao?; Lượng giá về động cơ cho sự
biến đổi; Xác định những mô hình tư duy và những cảm xúc có trước, trong
và sau những biến cố về hành vi của vấn đề; Xác định những điểm mạnh

trong và xung quanh thân chủ.
1.1.2.4 Bản chất của thuyết nhận thức - hành vi
Sơ lược về Thuyết hành vi: S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là
phản ứng, B là hành vi). Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự


10

thay đổi của môi trường để thích nghi. Như vậy, khi có một S sẽ xuất hiện
nhiều R của con người, nhưng dần dần sẽ có một R có xu hướng lặp đi lặp lại
do chúng ta được học hay được củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại
điều gì chúng ta mong đợi. Như vậy theo thuyết này thì hành vi con người là
do chúng ta tự học mà có và môi trường là yếu tố quyết định hành vi. (Ví dụ:
Do công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới
chưa sâu rộng…nên người dân chưa tích cực tham gia…). Các mô hình trị
liệu hành vi vì thế mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như phương
pháp thưởng phạt. Phương pháp này gây cho đối tượng cảm giác bị áp đặt.
Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận
thức (behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi
hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã
hội
Nội dung của thuyết nhận thức - hành vi cho rằng chính tư duy quyết
định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng
ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ
không phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần
phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi.
* Mô hình: S -> C -> R -> B
Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là
kết quả hành vi.
Giải thích mô hình: Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp

của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về
kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R.
Ví dụ: Tâm lý của người dân khi nghe Ủy ban nhân dân xã thông báo
người dân tham gia đóng góp (30%) tiền làm đường giao thông nông thôn,
người thì lo lắng không có tiền để đóng góp, người thì ý kiến tiền đóng góp


11

nhiều quá, người thì thấy việc làm đường giao thông nông thôn là rất cần thiết
và ủng hộ => xuất phát từ nhận thức về tác nhân kích thích Ủy ban nhân dân
xã.
* Quan điểm về nhận thức và hành vi:
Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức - hành vi thì các vấn đề nhân cách
hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối
quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài. (Aron T. Beck và David Burns
có lý thuyết về tư duy méo mó). Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm
cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm
tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa
đến các hành vi của một cái tôi thất bại.(ví dụ: Người dân chưa hiểu rõ và
thấy được việc tham gia xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết cho gia đình
họ và xã hội, cho nên người dân chưa người sẵn lòng tham gia đóng góp xây
dựng nông thôn mới).
Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh),
đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có
thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái
tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức (
Ví dụ: Việc phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia xây
dựng nông thôn mới đảm bảo theo phương châm: “ Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra giám sát, dân hưởng lợi”, từ đó người dân sẽ sẵn lòng tham

gia đóng góp xây dựng nông thôn mới). Lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm
xúc, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh
mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ
và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ
đã trải nghiệm. Như vậy, thuyết này mang tính nhân văn cao cả và đúng đắn
khi đã đặt đúng trọng tâm vai trò của chủ thể con người trong hành vi của họ


12

(khác với thuyết hành vi coi trọng yếu tố tác nhân kích thích; thuyết học tập
xã hội coi trọng yếu tố thói quen hay học tập).
1.1.3. Các quan điểm về phát triển nông thôn và chương trình xây
dựng nông thôn ở Việt Nam
1.1.3.1 Đặc điểm của người dân nông thôn
Người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên; họ sống cố định một
chỗ, với một mái nhà, mảnh vườn của mình trong làng (xóm).
Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc vào thiên nhiên như trời,
đất, nắng, mưa… nên họ rất tôn trọng, hòa thuận với thiên nhiên và phụ
thuộc vào nó.
Trong quan hệ ứng xử, từ gia đình đến làng (xóm) đều theo nguyên
tắc trọng tình (duy tình). Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau là một
môi trường thuận lợi để người nông dân tạo ra một cuộc sống hoà thuận
trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống trọng tình cảm sẽ tất yếu đẩy
cái "lý" (luật pháp) xuống hàng thứ hai. Với nhu cầu sống hòa thuận trên cơ
sở cái gốc là tình cảm, sự tôn trọng và cư xử bình đẳng giữa con người với
nhau trong làng (xóm), rất coi trọng tập tục, hương ước…làng (xóm). Lối
sống linh hoạt, trọng tình, dân chủ là những đặc điểm tích cực, nhưng mặt
trái của nó là đặc điểm tâm lý áp đặt, tùy tiện, tâm lý "hòa cả làng", coi
thường phép nước (pháp luật): “phép vua thua lệ làng”.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, mang tính thời vụ rất
cao. Vì vậy, người nông dân phải dựa vào nhau để chống chọi lại với
thiên tai, liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau sản xuất, nên tính cộng đồng l à n g
( x ó m) là một đặc điểm đặc trưng trong văn hóa làng (xóm) Việt Nam.
Làng ( x ó m ) Việt Nam như một vương quốc thu nhỏ với luật pháp riêng
(hương ước) tạo nên một sự liên kết, bền vững của làng (xóm) và tạo nên


13

tâm lý bè phái, địa phương, ích kỷ. Hương ước của làng (xóm) chính là hệ
thống giá trị, chuẩn mực của làng (xóm), nó quy định cách ứng xử, lối sống
của cá nhân trong làng, tạo nên sự đồng nhất (trước hết là trong dòng họ);
mặt tích cực là làm cho mọi người luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn
nhau; mặt trái của tính đồng nhất là ý thức về cá nhân bị thủ tiêu.
Sự đồng nhất (giống nhau) dẫn đến người nông dân Việt Nam hiện
nay nhiều khi có thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, vào số đông: “Cha
chung không ai khóc”. Từ đó, họ có tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn
cho ai hơn mình, để cho tất cả mọi người đồng nhất như nhau.
Đời sống kinh tế hiện nay của người nông dân vẫn còn khó khăn,
nhưng họ sẵn sàng tuân theo các hủ tục, nghi lễ nặng nề, tốn kém trong cưới
xin, ma chay, hội lễ… Những hủ tục này gây nên sự tốn kém rất lớn cho cá
nhân cũng như cộng đồng, dẫn đến sự nghèo khó của nhiều gia đình nông
dân. Đây là một khó khăn nhất trong quá trình xây dựng NTM hiện nay.
1.1.3.2 Các quan điểm về phát triển nông thôn
Hiện nay chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, còn nhiều quan
điểm khác nhau. Tùy vào cách tiếp cận của vấn đề nghiên cứu mà có cái nhìn
về nông thôn khác nhau. Khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối,
thay đổi theo thời gian và quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia
trên thế giới.

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, dưới gốc độ quản lý có thể
hiểu: Nông thôn là vùng tập hợp dân cư sinh sống, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp cư dân này tham gia các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và
môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác. Quan điểm quản lý nhà nước, Bộ NN&PTNT giải thích: nông thôn


14

là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm cải thiện cuộc sống của
cư dân nông thôn (Michael Dower, 2004). Với ý nghĩa này, Phát triển nông
thôn là phải xuất phát từ người dân, phải dựa trên nền tảng cộng đồng dân cư,
dựa trên lợi ích, sự tham gia của người dân sinh sống ở khu vực nông thôn đó.
Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn, là cơ sở
cho phát triển nông thôn bền vững; sự phát triển đó phải sự dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn, giữ gìn
và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt nam. Bởi vì, cộng đồng dân cư hiểu
rõ phong tục, tập quán, điều kiện đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực,
kỹ năng, kiến thức và năng lực của người dân, những khó khăn và thuận lợi
về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường….ở nơi mình sinh sống. Một cộng
đồng dân cư càng phát triển và năng động, thì càng có khả năng thu hút người
dân ở lại và giữ họ không di chuyển đi nơi khác.
Theo Kretzmann và McKnight (1993) phát triển nông thôn phải dựa
vào nội lực cộng đồng (Asset-Based Community Development - ABCD). Phát
triển nông thôn phải bắt đầu từ việc khơi dậy và phát huy những điểm mạnh,
năng lực vốn có và thành công của cộng đồng làm điểm bắt đầu của sự thay
đổi, từ đó xây dựng một tầm nhìn dài hạn cho cộng đồng với các kế hoạch

phát triển cộng đồng cụ thể, phù hợp với các nguồn lực sẳn có. Phát triển vận
động từ bên trong ra, dựa vào nội lực trước khi tìm kiếm các hỗ trợ từ bên
ngoài, liên kết nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài. Nội lực của
cộng đồng gồm 5 nguồn lực chính: con người, tài chính, cơ sở vật chất - hạ
tầng, tài nguyên thiên nhiên và vốn xã hội.


15

Ở Việt Nam, theo các quan điểm đã nêu và trên cơ sở các chiến lược
phát triển kinh tế của đất nước, có thể khái niệm: “Phát triển nông thôn là một
quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và
môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và
có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”[17]. Quá trình này,
trước hết cần phát huy vai trò của người dân và nội lực ở cộng đồng nông
thôn.
1.1.3.3 Nội dung chủ yếu về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm tạo ra
một nông thôn: “ Có đời sống kinh tế được cải thiện; Có kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội đồng bộ; Có đời sống văn hóa tốt; Có an ninh, trật tự được đảm bảo, môi
trường sinh thái phát triển bền vững”. Nội dung cơ bản của xây dựng NTM bao
gồm:
* Về phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế nông thôn là đẩy mạnh sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường tiêu thụ, và phải kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp,
phi nông nghiệp và dịch vụ trong phát triển sản xuất. Trong đó, sản xuất nông
nghiệp hàng hoá là quan trọng và là điều kiện cơ bản để ổn định đời sống cho
người dân ở nông thôn. Phát triển kinh tế nông thôn phải đảm bảo tạo điều
kiện vật chất, năng lực của cộng động dân cư nông thôn để phát triển văn hóa,
xã hội và các lĩnh vực khác ở nông thôn.

Sản xuất hàng hóa là điều kiện để tăng thu nhập cho người dân nông thôn
và đồng thời là điều kiện để phát triển đời sống văn hóa, xã hội nông thôn.
Tuy nhiên sản xuất hàng hóa ở các vùng nông thôn là không giống nhau, mà
phải theo lợi thế tự nhiên của từng vùng sinh thái, có thể là sản xuất nông
nghiệp hàng hóa hoặc có thể là sản xuất hàng hóa phi nông nghiệp nhưng
phải đảm bảo môi trường. Cụ thể, những vùng nông thôn có lợi thế về nông


×