Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MGB THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ “CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.98 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-------*-------

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ
MGB THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ
“CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG”

Người hướng dẫn

: PGSTS: Lã Thị Bắc Lý

Tên học viên

: Nguyễn Thị Thân

Lớp

: K5b

SBD

: 55

1


MỤC LỤC
Nội dung


trang

A. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
B. Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Giải pháp từng phần
C. Kết luận
1. Kết quả so sánh đối chứng
2. Bài học kinh nghiệm
3. Ý kiến sau quá trình thực hiện đề tài

2


Tên đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ
3 - 4 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ
“CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG”

A. MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài:
Vấn đề chăm sóc GDMN hiện nay đang là vấn đề được cả xã hội quan

tâm . Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc
lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non.
Để phát triển trẻ một cách toàn diện thì nhiệm vụ quan trọng không thể
thiếu đó là việc “Dạy trẻ khám phá môi trường xung quanh”: Khám phá môi
trường xung quanh cung cấp cho trẻ những hiểu biết cơ bản về thiên nhiên và
cuộc sống, nó mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh
động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú là
vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng.
Nhiệm vụ của nhà trường mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn
diện cả về thể chất và trí tuệ để cho trẻ đủ điều kiện vào học ở trường phổ thông.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện
đó là phát triển ngôn ngữ, bởi lẽ ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp tư duy, giúp
cho trẻ lĩnh hội tri thức. Cơ sở để phát triển ngôn ngữ là phát triển vốn từ
Việc phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng ở Trường
Mầm non được tích hợp trong các hoạt động.
Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả cao là hoạt động khám phá
môi trường xung quanh. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài “Biện pháp phát
triển danh từ cho trẻ 3-4 tuổi khám phá các loại phương tiện giao thông”
II.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn liên quan đến phát triển vốn từ
cho trẻ Mầm non, trên cơ sở đó nhằm mở rộng, phát triển vốn từ cho trẻ, phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi.
Nghiên cứu những “Biện pháp phát triển danh từ cho trẻ 3-4 tuổi khám phá
môi trường xung quanh, chủ đề: các loại phương tiện giao thông” nhằm nâng
cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ và hoàn thiện nhân cách trẻ.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3



1. Nghiên cứu về mặt lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan tới phát
triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động Khám phá môi trường xung
quanh.
2. Khảo sát thực trạng về phát triển danh từ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt
động khám phá các loại phương tiện giao thông ở trường Mầm non.
3. Đề xuất các biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua
hoạt động khám phá môi trường xung quanh với chủ đề: “Các loại
phương tiện giao thông”
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp đọc tài liệu và sử lý thông tin:
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục Mầm non mới, những quy định của
ngành có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 3-4 tuổi, xây dựng cơ
sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
2. Phương pháp điều tra:
- Điều tra bằng phiếu điều tra trên giáo viên, phụ huynh ở các trường mầm
non.
3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
- Tọa đàm với phụ huynh và học sinh, trò chuyện với trẻ tại trường mầm
non.
- Quan sát, ghi chép các hoạt động nhằm phát triển vốn danh từ cho trẻ mẫu
giáo bé.

B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.

Cơ sở sinh lý học

Ngôn ngữ có cơ sở sinh lí, trong đó bộ máy phát âm là cơ quan sản sinh ra

âm thanh ngôn ngữ; các hoạt động tư duy người là sản phẩm hoạt động của não
bộ. Như vậy, hoạt động lời nói có cở sinh học. Nắm vững các kiến thức giải
phẫu sinh lí học cũng góp phần giúp cho giáo viên mầm non nâng cao hiệu quả
giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ.
1. Sự phát triển của bán cầu đại não.
Bán cầu đại não gồm hai nửa bán cầu phải và trái nối với nhau bởi thể
trái. Bề mặt mỗi bán cầu đại não có rãnh, chia bán cầu đại não thành 4 thùy.
Diện tích bề mặt của cả hai bán cầu bằng 1700 - 2000 cm2. Tốc độ tăng trọng
lượng não nhanh nhất ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi: ở độ tuổi này diễn ra quá trình
myelin hóa các sợi thần kinh, phân hóa về cấu tạo và chức phận giữa các tế bào
vỏ não. Vỏ não chứa 100 tỉ nơron. Các nơron sắp xếp thành 6 lớp. Mỗi nơron có
thể có tới 10.000 xinap. Ngay từ khi lọt lòng, số lượng nơron vỏ đại não đã được
hình thành ổn định. Từ 0-2 tuổi diễn ra quá trình phức tạp hóa dần dần mối liên
4


hệ giữa các nơron. Từ 1 đến 3 tuổi là thời kì hoàn chỉnh hóa hệ thần kinh về hình
thái và chức năng. Từ 3 tuổi trở đi, trọng lượng của não tăng chủ yếu là do tăng
số sợi thần kinh, phát triển các sợi thần kinh. Vào khoảng từ 5 đến 6 tuổi các
vùng liên hợp trên vỏ não đã tương đối hoàn chỉnh. Người ta cũng đã xác định
được là hoạt động thần kinh hướng tâm (cảm giác) hoàn chỉnh vào khoảng 6 đến
7 tuổi còn hoạt động thần kinh li tâm (vận động) hoàn chỉnh muộn hơn vào lúc 2
đến 5 tuổi.
Vỏ não có 52 vùng chức năng khác nhau trong đó có những vùng chỉ con
người mới có: vùng hiểu chữ viết, vùng hiểu tiếng nói. Bán cầu đại não điều
khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của toàn bộ cơ thể.
Chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách
chức năng ngôn ngữ.
Chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan
đến sự phát triển của đại não đặc biệt là vỏ não, do bán cầu đại não rất phát triển

và có ngôn ngữ nên con người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
2. Đặc điểm của bộ máy phát âm.
Mỗi người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là một trong những điều
kiện vật chất quan trong nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ; nếu như trong
cấu tạo của nó có một sựu khiếm khuyết nào đó (chẳng hạn như hở hàm ếch,
lưỡi ngắn, sứt môi…) thì việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn.
Khi sinh ra không phải mỗi người đã có ngay một bộ máy phát âm hoàn
chỉnh. Chính lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần dần bộ máy đó; sự
xuất hiện và hoàn thiện dần của hai hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi, của
hàm dưới….Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học. Tuy nhiên,
bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất. Cùng với thời gian, quá
trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp
ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ.
Nắm được những đặc điểm này giúp cho các giáo viên mầm non xây dựng
được kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lí, tạo điều kiện tốt cho sự
phát triển và hoàn thiện cơ thể trẻ.
II.
Cơ sở tâm lý học
1. Khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ.
1.1. Chú ý:
5


Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và phát triển
mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, độ di
động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ. Những thay đổi cơ bản
trong các phẩm chất chú ý của trẻ:
Khối lượng chú ý: Khối lượng chú ý tăng đáng kể. Khối lượng chú ý không
chỉ là số lượng đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được nhiều, mà ngay
một vật trẻ chú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn, khối lượng chú ý của trẻ

cũng tăng lên dưới tác động của ngôn ngữ.
Tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể. Theo số
liệu nghiên cứu thì trẻ 3 – 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là 14,5
phút.
Tính chủ định của chú ý phát triển mạnh.
1.2. Ghi nhớ:
+ Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào
thuộc tính khuất trong trường tri giác.
+ Giữ gìn thông tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn
tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người.
Quá trình giữ gìn thông tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ
vật… cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý
nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện.
Việc giữ gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát triển mạnh.
+ Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn
ngữ. Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động.
2. Đặc điểm tư duy của trẻ.
X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội ngôn
ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ.
+ Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng mang
tính khái quát. Theo A.V. Daporozet thì khi trẻ nắm được trung bình 1600 từ thì
hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tác phân tích,
thao tác tổng hợp.
+ Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài
của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng cụ thể.
+ Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự
kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.
6



+ Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc.
+ Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng
thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, mầm móng tư duy từ ngữ – lôgic
xuất hiện.
III. Cở sở ngôn ngữ
1. Danh từ Tiếng Việt.
* Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái
niệm,...
* Đặc điểm: Danh từ là một từ loại lớn, bao gồm một số lượng từ rất lớn và
đóng vai trò quan trọng trong họat động nhận thức, tư duy và giao tiếp của con
người.
- Ý nghĩa khái quát: danh từ là từ thường chỉ sự vật, chỉ người, chỉ hiện tượng
tự nhiên - xã hội và các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần
- Khả năng kết hợp: thường kết hợp với từ chỉ lượng ở đằng trước và từ chỉ định
ở đằng sau. Tức là,danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ.
- Chức vụ cú pháp: đảm nhận vai trò của các thành phần câu (thành phần
chính và thành phần phụ)
Phân loại: Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành
các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:
Danh từ chung <> Danh từ riêng.
Danh từ số ít <> Danh từ số nhiều
Danh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thể
2. Nhiệm vụ phát triển danh từ cho trẻ MGB
Về đặc điểm phát triển ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Trẻ hiểu được đến 50 000 từ và sử dụng được các câu nối với nhau ( câu nói
gồm ít nhất 5 từ) và đã biết tranh luận bằng lời nói, hầu hết có những kỹ năng
giao tiếp cần thiết cần cho giao tiếp xã hội. Trong giai đoạn này, mỗi tháng trẻ
lại tự bổ sung thêm nhiều từ mới. Trẻ mẫu giáo bé có thể ngân nga một số giai
điệu và những đoạn lời hát.
Trẻ trả lời được các câu hỏi (ai, nơi đâu và thế nào) và cũng thường xuyên đặt

những câu hỏi cho người lớn. Trẻ sử dụng từ để diễn đạt quan sát, ý nghĩa, ý
tưởng. Trẻ hiểu những khái niệm về thời gian đơn giản (hôm qua, giờ ăn trưa, tối
nay) và nhận biết màu sắc, tên gọi, địa chỉ.
III. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh
7


Tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là trang bị cho trẻ tri
thức về môi trường xung quanh và bản thân; hình thành thái độ tích cực của trẻ
đối với môi trường xung quanh; rèn luyện cho trẻ kĩ năng và hành vi trong mối
quan hệ với môi trường xung quanh. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng các
phương tiện cần phải hướng đến: cung cấp tri thức về tự nhiên, xã hội xung
quanh trẻ, giúp trẻ có thể lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người đã
được truyền lại qua các đối tượng, hiện tượng, sự kiện diễn ra xung quanh trẻ;
cho phép trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động và giao tiếp với các đối tượng
trong môi trường xung quanh để hình thành kĩ năng kĩ xảo, đồng thời trẻ cũng
được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và từ đó
vốn từ của trẻ sẽ tăng lên rất nhanh tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ.
1. Nội dung của hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
* Khám phá môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ chứa đựng các yếu tố cần thiết để hình
thành ở trẻ biểu tượng về tự nhiên hữu sinh và tự nhiên vô sinh, giáo dục tình
cảm tốt của trẻ đối với chúng. Từ khi sinh ra, trẻ đã tiếp cận với các yếu tố của
môi trường tự nhiên ( không khí, nước, ánh sáng, động vật, thực vật….). Theo
quá trình lớn lên, phạm vi tiếp xúc của trẻ với các yếu tố này ngày càng rộng
dần.
Hơn thế nữa, các yếu tố trong môi trường tự nhiên không tồn tại một cách
độc lập với nhau mà trong mối quan hệ thống nhất. Vì vậy, trong quá trình
hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh không chỉ sử dụng các

phương tiện trên một cách độc lập mà còn tùy thuộc vào khả năng nhận thức của
trẻ, cần cho trẻ tiếp cận với các đối tượng trên trong môi trường sống thật của nó
với các mối quan hệ và sự phụ thuộc. Trong trường mầm non, cần phải tạo ra
môi trường tự nhiên với không gian mở rộng dần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp
xúc thường xuyên với môi trường tự nhiên: góc thiên nhiên và vườn trường.
* Khám phá môi trường xã hội.
Môi trường xã hội là phương tiện tác động đến trẻ, nuôi dưỡng tâm hồn và trí
tuệ trẻ. Môi trường xã hội là những sự kiện, yếu tố, con người cụ thể, các mối
quan hệ xảy ra trong một giai đoạn nhất định của xã hội loài người. Quá trình
phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc vào kinh nghiệm xã hội mà họ đã tích lũy
được thông qua mối quan hệ này. Về nội dung môi trường xã hội chứa đựng tất
8


cả những điều cần thiết để cụ thể hóa biểu tượng của trẻ và giáo dục tình cảm
cho chúng. Chức năng chính của nó là chỉ ra cho trẻ thấy mối quan hệ diễn ra
trong xã hội, giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm xã hội, hiểu vị trí của mình trong đó,
là thành viên của xã hội loài người, có thể tham gia vào các sự kiện và cải tạo
nó. Tuy nhiên, môi trường xã hội là yếu tố khách quan không phải lúc nào cũng
trở thành phương tiện giáo dục và dạy học cho trẻ mầm non. Môi trường xã hội
chỉ trở thành phương tiện nếu các đối tượng, các yếu tố, hiện tượng mà trẻ gặp
phải dễ hiểu và có giá trị đối với trẻ.
2. Phương pháp
Một số biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt
động: Khám phá môi trường xung quanh, chủ đề “các loại phương tiện giao
thông”.
2.1 Phương pháp trực quan.
Phương pháp trực quan là phương pháp trong đó giáo viên dùng những
vật cụ thể (mô hình, phim, tranh ảnh, vật thật…) hay cử chỉ, hành động làm cho
trẻ có thể hình dung được điều cần phải học. Với nguồn tri thức về môi trường

xung quanh là những sự vật, hiện tượng gần gũi quanh trẻ và đặc điểm nhận
thức của trẻ mầm non thì đây là phương pháp quan trọng, làm cơ sở cho các hoạt
động nhận thức của trẻ về môi trường. Trong quá trình dạy học có sử dung các
phương tiện trực quan thường trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ gây được hứng thú, phát
triển sự hiểu biết, tò mò của trẻ. Khi trình bày phải đưa ra đúng lúc, đúng chỗ,
khi sử dụng cần hướng dẫn trẻ quan sát có hệ thống. Trong quá trình hướng dẫn
trẻ quan sát, cần kết hợp với phương pháp dùng lời để giúp trẻ nắm được tri
thức.
2.2. Phương pháp quan sát.
Quan sát là một cách thức giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ tri giác lại các đồ
vật hiện tượng, các sự kiện xung quanh nhằm giúp trẻ phát triển vốn từ về tên
gọi tính chất bên ngoài của chúng, đồng thời rút ra các kết luận khái quát, phù
hợp với trình độ nhận thức của trẻ em.
2.3. Phương pháp dùng lời.
Là phương pháp giáo viên dùng lời để giải thích một vấn đề hay tính chất,
đặc điểm nào đó của sự vật hiện tượng, nhằm giúp trẻ nhận thức đúng đắn về sự
vật hiện tượng ấy. Phương pháp này thường được sử dụng trong sự kết hợp chặt
chẽ với phương pháp trực quan để làm cho tri giác của trẻ sáng tỏ hơn. Lời giải
9


thích của giáo viên chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và có sức truyền cảm.
Giảng giải phải kết hợp với hình ảnh cụ thể để trẻ dễ dàng tiếp thu được tri thức.
2.4. Phương pháp đàm thoại:
Là phương pháp đặt ra những câu hỏi đã được lựa chọn, nhằm kích thích
hoạt động nhận thức và gợi ý cho trẻ dựa vào tri thức đã biết, đã quan sát để trả
lời câu hỏi. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong dạy học ở trường mầm
non và không chỉ có tác dụng củng cố, mở rộng, hệ thống hoá tri thức trẻ đã tiếp
thu mà còn kiểm tra được tri thức của trẻ.
Đối với giáo viên: câu hỏi phải được sắp xếp theo một hệ thống phức tạp dần

theo trình tự của bài, phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và vừa sức với trẻ, không
nên đặt câu hỏi đóng. Cần đặt câu hỏi chung cho cả lớp suy nghĩ, sau đó mới gọi
cá nhân nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của cả lớp. Khi trẻ trả lời, cô
phải chú ý nghe câu trả lời của trẻ.
Đối với trẻ: Trả lời to, rõ ràng, ngắn gọn, trả lời thành câu một cách tự nhiên
không rụt rè và độc lập.
- Qua đàm thoại giáo viên dễ dàng nắm bắt được mức độ tiếp thu của trẻ
+ Hoàn thiện những vốn từ mà trẻ đã nhận thức được trong các hoạt động
+ Làm giàu vốn từ và rèn luyện ngôn ngữ nói, trẻ có thái độ ứng xử với mọi
người xung quanh và các câu hỏi cần đặt theo một trình tự từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp.
+ Đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, cô cần khuyến khích những trẻ còn rụt rè,
nhút nhát mạnh dạn tham gia trả lời các câu hỏi mang tính chất gợi mở .
2.5. Phương pháp luyện tập (thực hành)
Là phương pháp hướng dẫn trẻ sử dụng các tri thức đã biết vào việc giải
quyết nhiệm vụ thực tiển. Giáo viên cần đưa ra những nhiệm vụ cụ thể : làm cái
gì? Giao nhiệm vụ có sẳn hoặc theo điều kiện đã cho. Dành thời gian cho trẻ
luyện tập hợp lý và đưa ra hệ thống các bài tập theo hướng phức tạp dần, hệ
thống kỹ năng ngày càng tăng dần.
2.6. Phương pháp dạy học bằng trò chơi
Trong phương pháp này, nhiệm vụ học được lồng vào nhiệm vụ chơi. Chính
vì vậy mà trẻ tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Trong quá trình
chơi, có sự két hợp hài hòa giữa hình ảnh nhân vật, hành động chơi và lời nói
với nhau. Những cuộc đối thoại của trẻ trong quá trình chơi chính là nhu cầu cần
thiết của trẻ. Vì thế ngôn ngữ đóng vai trò to lớn trong khi trẻ chơi, nhờ có ngôn
10


ngữ trẻ giao tiếp, trao đổi ý định, suy nghĩ của mình với bạn và nghe bạn trình
bày ý kiến để đi đến thỏa thuận trong lúc chơi.

Mục đích của trò chơi là để luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ, phát triển
lời nói mạch lạc, học được mẫu câu mới khi đối thoại.
Nội dung: Trò chơi học tập, trò chơi phân vai, trò chơi đóng kịch, trò chơi
vận động.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
I.

Khái quát địa bàn điều tra.

Đặc điểm của trường Mầm non Bình Phú A
Trường Mầm non Bình Phú A thuộc thôn Thái Hòa xã Bình Phú huyện
Thạch Thất Thành phố Hà Nội.
Trường Mầm non Bình Phú A được thành lập từ năm 1986. Khi mới thành
lập trường có tên là Trường mầm non Bình Phú, nhà trường gặp rất nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ,
cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên: Có 7 phòng học
trong đó có 2 phòng học tạm nhờ đình và chùa của thôn, các phòng học không
đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về diện tích, ánh sáng cũng như các đồ dùng trang
thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Về giáo viên có 17 đồng chí, chỉ có 3 đồng chí qua bồi dưỡng sơ cấp nhà
trẻ mẫu giáo, hàng năm chỉ thu nhận được hơn trăm học sinh đến lớp. Mặc dù
điều kiện khó khăn, nhưng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường khắc
phục mọi khó khăn về đời sống vẫn bám trường, bám lớp, yêu nghề mến trẻ tận
tâm với nghề nghiệp. Làm tốt công tác tuyên truyền, có các biện pháp nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Do vậy, tỷ lệ huy động năm sau cao hơn
năm trước. Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục và tham mưu với
các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Đến tháng 3 năm
2013 do số trẻ và số giáo viên đông, nên UBND huyện Thạch Thất đã có quyết
định tách Trường Mầm non Bình Phú thành 2 trường “Mầm non Bình Phú A” và

trường “Mầm non Bình Phú B” để trường dễ hoạt động. Đến nay, sau ba mươi
năm xây dựng và trưởng thành với sự phấn đấu của nhà trường, cùng với sự
quan tâm của Ủy ban nhân dân, lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thạch
Thất. Đảng Ủy và Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, cơ sở vật chất nhà trường
đã được đầu tư đầy đủ với các phòng học kiên cố, các trang thiết bị phục vụ cho

11


dạy và học đầy đủ hơn, phong phú, hấp dẫn trẻ đến trường. Đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên tăng lên cả số lượng và chất lượng.
1. Đặc điểm trường:
- Cơ sở vật chất:
- Nằm ở 3 điểm trên địa bàn xã Bình Phú.
+ Điểm 1: Thuộc thôn Thái Hòa – Bình Phú – Thạch Thất – Hà Nội
+ Điểm 2: Thuộc thôn Phú Hòa – Bình Phú – Thạch Thất – Hà Nội
+ Điểm 3: Thuộc thôn Bình Xá – Bình Phú – Thạch Thất – Hà Nội
- Trang thiết bị của nhà trường:
Trường có 10 phòng học với các phòng chức năng như: phòng y tế, phòng
kho, khu bếp. Tổng số nhóm lớp: 10. Tổng số học sinh: 310
- Đội ngũ giáo viên:
+ Trường Mầm non Bình Phú A, trực thuộc Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện
Thạch Thất.
Trường có tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là 37 đồng chí trong đó.
Ban giám hiệu : 03 đồng chí ; Giáo viên
: 24 đồng chí .
Nhân viên
: 08 đồng chí ; Bảo vệ: 02 đồng chí .
Trường có 1 chi bộ độc lập với số lượng là 13 đồng chí đảng viên. Có 4 tổ
chuyên môn, 1 tổ văn phòng, 1 tổ nuôi, có ban đại diện cha mẹ học sinh.

+ Cán bộ, giáo viên trong nhà trường đạt trình độ chuẩn 100%, trong đó trên
chuẩn 19/24 = 64%. (Cao đẳng :1 Đ/c - Đại học: 18Đ/c). Có 5 đồng chí đang
theo học các lớp Đại học Sư phạm Mầm non.
3. Đặc điểm khu dân cư: (dân trí, nông dân, buôn bán)
Thuận lợi :
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xã Bình Phú, Đảng Uỷ,
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Bình Phú. Đặc biệt có sự quan tâm chỉ
đạo sát sao của lãnh đạo Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Thạch Thất. Sự nhiệt
tình yêu nghề mến trẻ của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường, có sự quan
tâm ủng hộ của nhân dân địa phương.
Khó khăn :
Thu nhập kinh tế của nhân dân địa phương còn thấp, đời sống chủ yếu dựa
vào nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Nên việc điều tra huy động trẻ ra lớp nhà
trường cũng gặp nhiều khó khăn, nhận thức về giáo dục mầm non của một số
12


người dân còn hạn chế. Họ quan niệm rằng trẻ các độ tuổi 3,4 tuổi chưa cần thiết
đi học. Dành riêng cho trẻ 5 tuổi vào học trước để trẻ lên lớp 1. Do vậy tỷ lệ trẻ
3 tuổi và nhà trẻ đi học chưa cao.
II. Đối tượng điều tra:
1. Điều tra 4 cô dạy lớp Mẫu giáo bé.
STT
Họ tên cô
Trình độ
Thâm niên
1
Nguyễn Thị Thân
Trung cấp
2 năm

2
Đàm Thị Thúy
Đại học
5 năm
3
Nghiêm Thị Kiều Oanh
Đại học
5 năm
4
Phùng Thị Thìn
Cao đẳng
5 năm
1. Điều tra 30 trẻ lớp Mẫu giáo bé.
STT
1

Họ tên trẻ

Giới tính

Nguyễn Thị Lan Anh

Nữ

Nguyễn Đức Quang

Nam

Nguyễn Anh Minh


Nam

Nguyễn Anh Quân

Nam

5

Bùi Thị Phương Anh

Nữ

6

Vũ Thị Ngọc Anh

Nữ

7

Nguyễn Kim Chi

Nữ

8

Nguyễn Thế Gia Đức

Nam


9

Ngô Nguyệt Nhi

Nữ

10

Nguyễn Xuân Cường

Nam

11

Nguyễn Hoàng Giang

Nam

12

Bùi Huy Đức Phương

Nam

13

Bùi Thị Yến Ngọc

Nữ


14
15

Ngô Văn Trường

Nam

Lê Huy Hoàng

Nam

2
3
4

13

Hoàn cảnh gia đình
Bố: Công nhân
Mẹ: Giáo viên
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Kế toán
Bố: Công nhân
Mẹ: Giáo viên
Bố: Công nhân
Mẹ: Giáo viên
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Kế toán

Bố: Thợ mộc
Mẹ: Kế toán
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Nông nghiệp
Mẹ: Kế toán
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Thợ may
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Công an
Mẹ: Giáo viên
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc


16

Vũ Hải Phong

Nam

17

Bùi Thị Yến Ngọc

Nữ


18

Phạm Anh Khoa

Nam

19

Lê Huyền My

Nữ

20

Ngô Gia Minh

Nam

21

Lê Hà Phương

Nữ

22

Lê Thị Thu Phương

Nữ


23

Nguyễn Tiến Đạt

Nam

24

Nguyễn Thị Thanh
Hương

Nữ

25

Trần Hoàng Bảo Chân

Nữ

26

Đặng Gia Ngân

Nữ

27

Bùi Huy Long


Nam

28

Nguyễn Hồng Quân

Nam

29

Trần Đình Quân

Nam

30

Nguyễn Yến Nhi

Nữ

Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Công nhân
Bố: Thợ xây
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Công nhân
Mẹ: Công nhân
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc

Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Công nhân
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Công nhân
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Kế toán
Mẹ: Giáo viên
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Giáo viên
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nhân viên
Bố: Thanh tra
Mẹ: Kế toán
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Nông nghiệp
Bố: Thợ mộc
Mẹ: Công nhân

III. Nội dung điều tra:
1. Điều tra nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ một danh từ cho trẻ MGB
thông qua hoạt động khám phá các loại phương tiện giao thông cho trẻ
MGB.
2. Điều tra những biện pháp giáo viên đã thực hiện để phát triển danh từ cho
trẻ MGB thông qua hoạt động khám phá các loại phương tiện giao thông.
3. Điều tra mức độ phát triển danh từ của trẻ MGB.
IV. Phương pháp điều tra.

1. Sử dụng phiếu hỏi.
Phiếu điều tra dành cho giáo viên.
14


Xin cô vui lòng cho biết thông tin cá nhân.
Họ và tên:
Nơi công tác: Trường Mầm non Bình Phú A
Dạy lớp: 3 tuổi
Trình độ chuyên môn:
Thâm niên công tác:
Để góp phần nâng cao hiệu quả và mức độ phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo
bé xin cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Theo Cô việc phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển danh cho trẻ
mẫu giáo nói riêng có cần thiết không?
Rất cần thiết

 (1)

Cần thiết

 (2)

Bình thường

 (3)

Không cần thiết

 (4)


Câu 2: Cô có thường xuyên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng dạy học trước khi
lên lớp?
Có  (1)

Không  (2)

Thỉnh thoảng  (3)

Câu 3: Việc phát triển danh từ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là điều rất cần thiết, cô
có thường xuyên thực hiện điều này không ?


 (1)

Không

 (2)

Thỉnh thoảng

 (3)

Câu 4: Theo cô việc phát triển danh từ cho trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ
của ai ?
Giáo viên  (1) Ban giám hiệu  (2)
Nhân viên phục vụ
 (3)
Câu 5: Để thực hiên tốt tiết dạy phát triển danh từ cho trẻ thông qua một số loại
phương tiện giao thông cô cần chuẩn bị những gì?

Trả lời…………………………………………………..
Câu 6. Trong quá trình cho trẻ khám phá về một số loại phương tiện giao thông
cô thường sử dụng những phương pháp nào để phát triển danh từ cho trẻ? (Có
thể chọn nhiều phương án)
- Phương pháp đàm thoại

 (1) - Phương pháp sử dụng trò chơi  (2)

- Phương pháp trực quan

 (3) - Phương pháp thực hành

- Ý kiến khác: ……………………………………………

15

 (4)


Câu 7: Hãy cho biết trong các phương pháp cô đã sử dụng, phương pháp nào
hiệu quả nhất trong việc phát triển danh từ cho trẻ và làm cho trẻ ít mệt mỏi,
căng thẳng? Cô đã thực hiện như thế nào?
Trả lời ……………………………………………………………
Câu 8: Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với một số loại phương tiện giao
thông cô đã sử dụng những hình thức nào ?
a) Tổ chức dạy trong tiết học
động khác

 (1) b) Tổ chức kết hợp với các hoạt


 (2)

c) Tổ chức kết hợp đi dạo, đi tham quan.

 (3)

d) Các hình thức khác:…………………………………………………….
Câu 9. Việc sử dụng công nghệ thông tin đã đem lại kết quả như thế nào trong
việc phát triển danh từ cho trẻ hiện nay?
a. Tốt

 (1)

b. Khá

 (2)

c.Trung bình

 (3)

d. Yếu

 (4)

Câu 10: Cô đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc dạy trẻ phát triển
danh từ qua chủ đề một số loại quả.
Trả lời: ………………………………………………………….
2. Phương pháp sử dụng bảng từ
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Danh từ
Xe đạp
Xe máy
Ô tô
Máy ủi
Máy xúc
Xe buýt
Xe cần cẩu
Máy bay
Tàu hỏa
Ca nô
Xe lu

Xích lô
Cần cẩu
Trực thăng
Xe tải
Đường bộ
Đường sắt
16


18
Đường hàng không
19
Đường thủy
20
Động cơ
21
Tàu thủy
22
Thuyền buồm
23
Thuyền thúng
24
Biển cấm
25
Đèn xanh
26
Đèn đỏ
27
Đèn vàng
28

Kinh khí cầu
29
Tên lửa
30
Mũ bảo hiểm
3. Phương pháp Quan sát.
a) Đối với giáo viên: Quan sát cách giáo viên tổ chức các hoạt động như:
Hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…..
b) Đối với trẻ: Cho trẻ trực tiếp tri giác các sự vật, điều này rất quan trọng
đối với trẻ, bởi tư duy chủ yếu của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Nội dung
của việc cho trẻ làm quen với một số loại phương tiện giao thông là cho trẻ nhận
biết và phân biệt được một số đặc điểm nổi bật của nó như: tên gọi, công dụng.
Khi cho trẻ quan sát, đồ dùng trực quan để minh hoạ phải đẹp, chính xác, điều
này giúp trẻ có khả năng nhận biết kiến thức sâu sắc hơn. Với phương pháp này
tôi đã xây dựng biện pháp sau:
- Sử dụng phim, tranh ảnh và đồ dùng đồ chơi tự tạo kết hợp với lời nói
(trong quá trình này kết hợp cho trẻ gọi tên và giải thích theo sự gợi mở của cô).
4. Phương pháp đàm thoại
a) Đối với giáo viên: Trao đổi với giáo viên về cách thức tổ chức các hoạt
động trong ngày nhằm phát triển danh từ về một số loại quả cho trẻ.
Các giáo viên đã sử dụng phương pháp này vào các hoạt động như thế nào? Hệ
thống câu hỏi được sắp xếp ra sao? Sử dụng các tình huống nhằm khơi gợi khả
năng ngôn ngữ của trẻ như thế nào?....
b) Đối với trẻ: Trao đổi và gợi mở với trẻ về một số vấn đề trong việc khám
phá môi trường xung quanh về các loại phương tiện giao thông. Phương pháp
này nhằm kích thích hoạt động nhận thức của trẻ, vì vậy đòi hỏi trẻ phải tham
gia trao đổi suy nghĩ cảm nhận riêng của mình. Ở phương pháp này tôi đã xây
dựng một số biện pháp sau:

17



Sử dụng hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi để đi vào một hệ thống câu hỏi như về
tên gọi và tác dụng của một số các loại phương tiện giao thông.
Trao đổi gợi mở bằng một số hệ thống câu hỏi thiên về ngôn ngữ khám phá
một số loại phương tiện giao thông:
Câu 1: Đây là phương tiện gì?
Câu 2: Ngoài những phương tiện này các con còn biết những phương tiện
gì nữa?
Câu 3: Xe đi được là nhờ cái gì?
Trao đổi gởi mở với trẻ bằng hệ thống câu hỏi nhằm phát triển danh từ
cho trẻ. Cho trẻ xem tranh, đồ dùng, đồ chơi và hỏi trẻ:
VD: Các con có biết đây là PTGT gì không? Con nhìn thấy PTGT này ở
đâu?
Khảo sát khả năng ghép danh từ với từ khác để tạo thành câu.
Trên đây là một số biện pháp trao đổi, gợi mở, cô giáo cần sử dụng phù hợp để
luôn gây hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ phát huy khả năng phát triển danh từ .
V. Kết quả điều tra và phân tích kết quả điều tra.
1. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ
nói chung và phát triển danh từ cho trẻ nói riêng ở trường mầm non.
Việc thăm dò ý kiến bằng phiếu điều tra nhằm mục đích tìm hiểu và đánh gía
nhận thức của giáo viên về vấn đề dạy trẻ phát triên vốn từ cho trẻ thông qua
một số nghề dịch vụ. Trong phiếu điều tra tôi đã in sẵn một số câu hỏi và yêu
cầu 4 giáo viên trực tiếp đứng lớp 3- 4 tuổi ở trường Mầm non Bình Phú A trả
lời câu hỏi .
Câu 1. Theo cô việc phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển danh từ cho trẻ
mẫu giáo nói riêng có cần thiết không?
4/4 giáo viên đã trả lời rất cần thiết
Câu 2: Cô có thường xuyên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng dạy học trước khi
lên lớp?

4/4 giáo viên đã chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học trước khi lên
lớp
Câu 3: Việc phát triển danh từ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là điều rất cần thiết, cô
có thường xuyên thực hiện điều này không ?

18


4/4 giáo viên đều cho rằng: việc phát triển danh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
là điều rất cần thiết, vì vậy các giáo viên đã thực hiện điều này rất thường xuyên
để cung cấp danh từ cho trẻ.
Câu 4: Theo cô việc phát triển danh từ cho trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ
của ai ?
4/4 giáo viên đều ý thức bổn phận và trách nhiệm của mình là giúp trẻ phát
triển toàn diện, đặc biệt là việc phát triển danh từ cho trẻ.
Câu 5: Để thực hiên tốt tiết dạy phát triển vốn từ cho trẻ thông qua một số loại
phương tiện giao thông cô cần chuẩn bị những gì?
4/4 giáo viên trả lời: Cần chuẩn bị tranh ảnh, câu từ chỉ về bức tranh, đồ
dùng thực hành, mô hình, sơ đồ và hệ thống câu hỏi gần gũi với trẻ mang tính
mở rộng danh từ.
2/4 giáo viên chuẩn bị thêm các trò chơi vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi và
đề tài dạy.
2. Kết quả những biện pháp giáo viên đã sử dụng để phát triển danh từ cho trẻ
mầm non thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh với chủ đề:
“ Các loại phương tiện giao thông”.
Câu 6. Trong quá trình cho trẻ khám phá về “ Các loại phương tiện giao thông”
cô thường sử dụng những phương pháp nào để phát triển danh từ cho trẻ?
4/4 Giáo viên đã sử dụng phương pháp trực quan, đàm thoại và phương
pháp sử dụng trò chơi.
Câu 7: Hãy cho biết trong các phương pháp cô đã sử dụng, phương pháp nào

hiệu quả nhất trong việc phát triển danh từ cho trẻ và làm cho trẻ ít mệt mỏi,
căng thẳng? Cô đã thực hiện như thế nào?
4/4 giáo viên đã sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại và phương pháp
sử dụng trò chơi.
3/4 Giáo viên đã thực hiện việc dùng từ để đàm thoại với trẻ và cho trẻ trả
lời xem câu từ trẻ trả lời như thế nào. Sau đó các giáo viên điều chỉnh từ cho trẻ
thường xuyên vì vậy danh từ của trẻ phát triển rất tốt.
Câu 8: Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với “Các loại phương tiện giao
thông” cô đã sử dụng những hình thức nào ?
4/4 giáo viên đã sử dụng hình thức tổ chức dạy trong tiết học, tổ chức kết
hợp với các hoạt động khác và tổ chức kết hợp đi dạo, đi tham quan

19


Câu 9: Việc sử dụng công nghệ thông tin đã đem lại kết quả như thế nào trong
việc phát triển danh từ cho trẻ hiện nay?
4/4 Giáo viên trả lời việc sử dụng công nghệ thông tin đã đem lại kết quả
tôt trong việc phát triển danh từ cho trẻ.
Câu 10: Cô đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc dạy trẻ phát triển
danh từ qua chủ đề “Các loại phương tiện giao thông”
Thuân lợi:
4/4 Giáo viên đã hiểu việc dạy trẻ phát triển danh từ qua chủ đề “Các
loại phương tiện giao thông” được hình thành dưới mọi hình thức trên tiết học
và ngoài tiết học, ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi hoàn cảnh.
4/4 Giáo viên đã nhận định cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đầy đủ,
đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo và hấp dẫn trẻ.
4/4 giáo viên lập kế hoạch học tập và vui chơi một cách có khoa học,
thường xuyên được tập huấn trau dồi kiến thức, được đi dự các chuyên đề mới,
tham quan dự giờ, học tập để có kiến thức luôn mới và phù hợp với chương trình

giảng dạy.
Khó khăn
4/4 Giáo viên đều nhận thấy một số trẻ chưa tự tin, mạnh dạn nói lên ý
kiến của mình.
Tóm lại, đa số nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nói
chung và phát triển danh từ cho trẻ nói riêng ở trường mầm non Bình Phú A
tương đối tốt. Giáo viên luôn tìm hiểu tâm sinh lý của từng trẻ, hoàn cảnh gia
đình trẻ sống, tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ tham gia nhằm phát triển danh từ
cho trẻ một cách phong phú. Đồng thời, các giáo viên đã rất tâm huyết với nghề,
luôn cố gắng chuẩn bị cho trẻ được tiếp xúc, trải nghiệm qua các hoạt động
trong ngày. Vì thế các cháu mỗi ngày được phát triển hơn về mọi mặt, đặc biệt là
phát triển danh từ.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã sử dụng và nắm vững các phương pháp như
phương pháp đàm thoại, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp luyện tập,
phương pháp trực quan hình ảnh….. sử dụng thành thạo và biết vận dụng các
biện pháp mọi lúc mọi nơi cho trẻ. Đồng thời, các giáo viên đã chuẩn bị tranh
ảnh, đồ dùng đồ chơi, tình huống phục vụ cho tiết dạy rất tốt, đã chú ý nhiều đến
phần hoạt động của trẻ, dùng các tình huống hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ, đã
phát huy được tính tích cực cho trẻ. Hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra phù hợp
20


với trẻ. Qua các tiết dạy, giáo viên đã cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho
trẻ về một số nghề dịch vụ khá đầy đủ.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
- Giáo viên xử lý tình huống chưa khoa học,
- Trẻ phát âm thiếu chính xác một số từ nhưng giáo viên chưa chú ý sửa sai.
3. Kết quả điều tra vốn danh từ của trẻ thông qua hoạt động khám phá môi
trường xung quanh với chủ đề: “ Các loại phương tiện giao thông”.
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

HỌ VÀ TÊN TRẺ

Nguyễn Thị Lan Anh
Nguyễn Đức Quang
Nguyễn Anh Minh
Nguyễn Anh Quân
Bùi Thị Phương Anh
Vũ Thị Ngọc Anh
Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Thế Gia Đức
Ngô Nguyệt Nhi
Nguyễn Xuân Cường
Nguyễn Hoàng Giang
Bùi Huy Đức Phương
Bùi Thị Yến Ngọc
Ngô Văn Trường
Lê Huy Hoàng
Vũ Hải Phong
Bùi Thị Yến Ngọc
Phạm Anh Khoa
Lê Huyền My
Ngô Gia Minh
Lê Hà Phương
Lê Thị Thu Phương
Nguyễn Tiến Đạt
Nguyễn Thị Thanh Hương
Trần Hoàng Bảo Chân
Đặng Gia Ngân
Bùi Huy Long
Nguyễn Hồng Quân
21


DANH TỪ
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%



29
30

Trn ỡnh Quõn
Nguyn Yn Nhi

100%
100%

Sau khi tr c giỏo viờn cung cp kin thc qua cỏc phng phỏp dy hc a
s gi c tờn cỏc loi phng tin giao thụng
Tụi ó tin hnh iu tra khong 30 t tr mu giỏo bộ v ó tng hp phõn
tớch cỏc s liu trờn, cui cựng tụi ó i n ỏnh giỏ chung cỏc mt nh sau:
- Nhn xột v s lng t:
30 chỏu c iu tra u cú s lng cỏc danh t tng i ng u nhau,
hu ht cú y 30 danh t trong bng t iu tra. S lng danh t loi tng
lờn theo thỏng tui, iu ú chng t mi quan h ca tr vi nhng ngi xung
quanh cng rng thỡ vn danh t ca tr cng tng lờn. Vỡ vy vic to iu kin
cho tr tip xỳc vi mụi trng xung quanh, tip xỳc vi mi quan h trong xó
hi qua cỏc hot ng hc v hot ng chi giỳp tr phỏt trin ton din
ng thi phi m rng phm vi cho tr tip xỳc l giu vn danh t cho tr.
Tóm lại: Danh từ là những từ rất gần gũi với trẻ đặc biệt
đối với trẻ mu giỏo bộ. Phạm vi, ý nghĩa ca danh từ trẻ thể hiện
rất rộng rãi.
Chng III: xut bin phỏp phỏt trin danh t cho tr mu giỏo bộ
thụng qua hot ng khỏm phỏ cỏc loi phng tin giao thụng.
I. Nguyờn tc xut bin phỏp phỏt trin danh t cho tr MGB thụng
qua hot ng khỏm phỏ cỏc loi PTGT
1. Bỏm vo chng trỡnh

2. Phự hp vi c im tõm sinh lý ca tr
3. Phự hp vi iu kin ca Nh trng.
II. Cỏc bin phỏp xut.
1. Bin phỏp 1: S dng trc quan.
+ Mc ớch:
Giỳp tr nhn bit c tờn gi ca cỏc loi phng tin giao thụng.

22


+ Yêu cầu: phim, tranh ảnh.
+ Cách sử dụng 1:
- Hoạt động 1: Cho trẻ hát vận động bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Hoạt động 2: Cho trẻ đi tham quan ngã tư đường phố
- Hoạt động 3: Cho trẻ được tiếp xúc với một số các phương tiện giao thông
bằng đồ chơi.
- Hoạt động 4: Cho trẻ gọi tên một số các phương tiện giao thông
+ Cách sử dụng 2:
Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện (hát, đọc thơ...), giới thiệu đối tượng quan sát,
yêu cầu cần quan sát...
Hoạt động 2: Cô cho trẻ xem một đoạn phim về các loại PTGT.
Hoạt động 3: Cho trẻ thảo luận về các loại PTGT.
Hoạt động 4: Đàm thoại với trẻ về một số loại PTGT.
+ Hoạt động 4: Củng cố kiến thức, kết thúc hoạt động (có thể dùng các bài thơ,
câu đố, bài hát…).
+ Cách sử dụng 3: Cho trẻ xem tranh:
Cô cho trẻ xem những tranh về các loại PTGT có nội dung phù hợp để giúp phát
triển danh từ.
+ Khi miêu tả các bức tranh, cô cho trẻ được tiếp thu thêm những danh từ mới
đồng thời huy động cả danh từ cũ. Có thể sử dụng các tranh vẽ kết hợp cho trẻ

quan sát và đàm thoại theo nội dung bức tranh để cho trẻ hiểu được từ.
+ Cô giáo có thể hướng dẫn trẻ xem tranh nhằm phát triển danh từ theo trình tự
sau:
+ Hướng dẫn trẻ quan sát toàn bộ bức tranh, sau đó mới đi vào chi tiết.
+ Cô đọc tên PTGT ở bức tranh
23


+ Dùng các câu hỏi đơn giản để hỏi trẻ về tên gọi tác dụng của một số loại
PTGT.
+ Củng cố, kết thúc.
2. Biện pháp 2: Dùng lời: đàm thoại
+Mục đích:
- Giúp trẻ biết về tên gọi một số loại PTGT gần gũi xung quanh trẻ.
- Giúp trẻ hình dung khi cô gọi tên các loại PTGT ấy
- Khai thác được vốn danh từ về các loại PTGT của trẻ
+ Yêu cầu:
- Cô chuẩn bị các câu hỏi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi
- Hệ thống câu hỏi bao gồm nhiều cấp độ khác nhau nhằm phát huy tính tích cực
của trẻ, tránh những câu hỏi đóng để trẻ trả lời có hoặc không
+ Cách tiến hành:
Cô cho trẻ xem đoạn phim về mô hình ngã tư đường phố
+ Trong đoạn phim các con vừa xem các con đã thấy được gì? ( Cho trẻ trả lời
theo sự hiểu biết của trẻ). Cô hệ thống lại câu trả lời của trẻ.
+ Theo con trong phim có những loại phương tiện giao thông gì?
+ Bố mẹ đưa các con đi học bằng gì?
+ Xe máy, xe đạp dùng để làm gì?
+ Cô củng cố
+ Cách sử dụng 2:
- Trong thời gian giao tiếp tự do, cô có thể trò chuyện với trẻ về những nội dung

mà trẻ quan tâm, chú ý củng cố danh từ cho trẻ.
- Trong giao tiếp tự do, cô tăng cường trò chuyện với trẻ, gợi cho trẻ tự kể, khéo
léo nhắc trẻ những từ trẻ chưa sử dụng được, khuyến khích trẻ nói.
- Cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích hoặc sử dụng lời kể của cô giáo để
phát triển vốn từ cho trẻ.
3. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi
Mục đích: Để phát triển danh từ cho trẻ. Mỗi loại PTGT sẽ có tên gọi khác
nhau. Cô giáo yêu cầu trẻ gọi tên PTGT ấy qua đó sẽ góp phần phát triển danh
cho trẻ.
Yêu cầu: Lựa chọn đồ chơi sạch sẽ và an toàn để trẻ sử dụng chơi.
Cách tổ chức hoạt động sử dụng đồ chơi để phát triển danh từ cho trẻ:

24


- Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện (nêu cụ thể nội dung trò chuyện, cách giới
thiệu vào bài).
- Hoạt động 2: Giới thiệu các loại PTGT
- Hoạt động 3: Cho trẻ quan sát các loại PTGT ấy và hỏi trẻ về tên gọi.
- Hoạt động 4: Củng cố, nhắc lại tên của PTGT
- Hoạt động 5: Kết thúc hoạt động, nhận xét, tuyên dương trẻ.
4. Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động.
Để giúp trẻ phát triển danh từ đạt kết quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị
môi trường cho trẻ hoạt động, vì môi trường đóng một vai trò rất quan trọng.
Môi trường có phù hợp, đa dạng, phong phú thì sẽ gây hứng thú cho trẻ, để trẻ
học từ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân
thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Đây cũng là nội dung của
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” mà những năm gần đây Bộ
giáo dục và đào tạo đã triển khai.
* Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Giao thông” giáo viên có thể tạo cho trẻ môi

trường hoạt động như sau:
+ Trong lớp học có các góc hoạt động với nhiều đồ dùng, đồ chơi và
tranh ảnh, băng đĩa, sách truyện…về các loại PTGT để trẻ có thể được chơi,
được xem sách, được xé, dán, tô màu về các loại PTGT.
5. Biện pháp 5: Tích hợp với các môn học khác.
Với hoạt động “khám phá môi trường xung quanh ” giáo viên có thể lồng
ghép, tích hợp với các môn học khác để giúp trẻ cũng cố các kiến thức đã học.
Giáo viên có thể tích hợp một cách khéo léo, nhẹ nhàng nhưng không ôm đồm
quá nặng so với trẻ.
• Ví dụ : Khi cho trẻ hoạt động “khám phá môi trường xung quanh” với đề tài
“các loại phương tiện giao thông”. Giáo viên có thể kết hợp cho trẻ tìm một
số bài hát, bài thơ, câu đố về một số loại PTGT để dẫn dắt trẻ vào bài, qua đó
trẻ có cơ hội làm quen với các danh từ mới.
Ngoài ra giáo viên còn có thể tích hợp với các môn học khác như : Làm
quen với văn học, Âm nhạc, Tạo hình, thể dục…nhằm cũng cố thêm kiến thức
về một số loại PTGT cho trẻ.

C. KẾT LUẬN
Danh từ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ, nó là một trong những điều kiện giúp cho nhân cách của trẻ phát triển một
25


×