MỞ ĐẦU
Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội. Tên gọi kinh tế chính trị
xuất hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc Hy Lạp với nghĩa là "Thiết chế xã
hội". Danh từ khoa học "kinh tế chính trị" được đưa ra vào năm 1615. Từ
khi ra đời đến nay môn khoa học kinh tế chính trị đã trải qua nhiều giai đoạn
phát triển. Qua từng giai đoạn các nhà kinh tế học nổi tiếng trên khắp thế
giới đã đề cập đến rất nhiều vấn đề thuộc phạm trù kinh tế. Đi sâu tìm hiểu,
phân tích, giải thích để nhằm tìm ra được lời giải thích đúng đắn nhất về các
vấn đề thuộc phạm trù kinh tế. Trong quá trình phát triển đã có những nhận
thức khác nhau về đối tượng nghiên cứu chủ nghĩa trọng thương cho rằng,
đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực lưu thông mà chủ yếu là ngoại thương. Chủ
nghĩa trọng riêng thì cho rằng đối tượng là lĩnh vực sản xuất nhưng lại chỉ
giới hạn ở sản xuất nông nghiệp. Còn chủ nghĩa Mác thì quan niệm: kinh tế
chính trị thực chất là môn khoa học có tính lịch sử. Nó nghiên cứu tư liệu có
tính chất lịch sử, nghĩa là một tư liệu luôn luôn thay đổi, nó nghiên cứu
những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và trao
đổi. C. Mác đã xác định đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất từ
bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi. V.I.Lênin cũng xác
định: kinh tế chính trị tuyệt nhiên không nghiên cứu "sự sản xuất " mà
nghiên cứu như quan hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất, nghiên
cứu chế độ xã hội của sản xuất. Trong tất cả các vấn đề thuộc phạm trù kinh
tế chính trị đã được các nhà kinh tế học đưa ra có một vấn đề rất quan trọng
mà các nhà kinh tế học đưa ra là vấn đề hàng hoá, giá trị của hàng hoá, năng
suất lao động cường độ lao động. Vậy, mối quan hệ giữa lượng giá trị của
hàng hoá với năng suất lao động và cường độ lao động như thế nào? Ý nghĩa
của mối quan hệ này ra sao? Việc nghiên cứu này đã vận dụng vào thực tiễn
đến đâu và như thế nào? Vậy, chúng ta sẽ cùng xem xét, tìm hiểu để trả lời
1
cho những câu hỏi trên một cách đúng đắn nhất theo quan điểm của các nhà
kinh tế học đã đưa ra.
2
NỘI DUNG
Đầu tiên sẽ đề cập đến vấn đề hàng hoá. Vậy, hàng hoá là gì? Hàng
hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
và dùng để trao đổi với nhau. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn
bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi
tình trạng "mông muội" xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng
lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Sản xuất hàng hoá
chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt
tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Hàng hoá đều có hai
thuộc tính, đó là: giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá. Giá trị sử dụng là công
dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ:
nước để sinh hoạt, cơm để ăn, xe để đi, máy móc, nguyên vật liệu để sản
xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Khoa học kỹ
thuật càng phát triển người ta càng phát hiện thêm những công dụng có giá
trị sử dụng của sản phẩm. Giá trị sản xuất là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử
dụng với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải giá trị sử dụng
cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác,
cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Giá trị sử dụng là vật mang giá trị
trao đổi. Còn giá trị hàng hoá, muốn hiểu được giá trị hàng hoá phải đi từ
giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Khi hai sản phẩm khác
nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung
nào đó. Đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra hàng hoá
thì người sản xuất phải hao phí sức lao động. Vậy giá trị là lao động xã hội
của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Vậy thì lao động hàng
hoá là gì? lao động hàng hoá có tính hai mặt, chính C. Mác là người đầu tiên
phát hiện ra tính hai mặt này đó là: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
3
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể có những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối
tượng riêng, phương pháp riêng, phương tiện và kết quả riêng. Mỗi loại lao
động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định lao động cụ thể càng
nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống
phân công lao động xã hội. Còn lao động trừu tượng là lao động có người
sản xuất hàng hoá, nếu coi là sự hao phí sức lực nói chung của con người,
không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu
tượng. Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con
người.
Giữa lượng giá trị của hàng hoá và năng suất lao động, cường độ lao
động có một mối quan hệ mật thiết ràng buộc lẫn nhau. Lượng giá trị là do
lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Đo lượng lao
động bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động,
một tháng lao động .... Do đó lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian
quyết định. Trong thực tế, một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do rất
nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất,
trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản
xuất ra hàng hoá khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá
trị cá biệt hàng hoá của từng người sản xuất. Nhưng lương giá trị xã hội của
hàng hoá không phải được tính bằng lượng thời gian lao động cá biệt mà
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết
là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình
thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình và cường độ lao
động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thông thường thời gian
lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những
người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá nào đó trên thị trường.
4
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng loại hàng hoá
khác nhau là khác nhau. Ví dụ: Thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất
một cái thước kẻ ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
một cái áo... Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng
giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng luôn thay đổi, không cố định. Sự
thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng trong đó hai yếu tố năng suất
lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động là hai nhân tố ảnh
hưởng quyết định nhất đến sự thay đổi của lượng giá trị hàng hoá.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động nó được
tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số
lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đo lượng lao
động bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động,
một tuần lao động, một tháng lao động .... Thời gian cần thiết để sản xuất ra
một loại sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm đó. Thông thường loại
hàng hoá càng có nhiều giá trị sử dụng càng cần nhiều lượng thời gian cần
thiết để sản xuất ra đó. Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian sản
xuất ra hàng hoá đó cần thiết càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản
phẩm càng ít và ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời
gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó càng tăng và lượng giá trị của một
đơn vị sản phẩm càng nhiều. Bởi vì ta đã biết, chất của giá trị là lao động.
Sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó thì
nó không có giá trị sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng
càng nhiều thì giá trị càng cao. Khi con người trao đổi hàng hoá cho nhau
những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với
nhau. Thực chất của việc trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí
của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ
giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một thuộc tính xã hội của
hàng hoá.
5