Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vai trò của nền kinh tế tri thức trong công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.51 KB, 13 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh tế tri thức: một sản phẩm mới cực kì quan trọng, có thể nói là hết sức
cơ bản của thời đai thông tin.Theo nhận định của Francis Bacon: “Tri thức là
sức mạnh”luôn đúng với mọi thời đại tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của tri thức
lại nổi bật như hiện nay. Kinh tế mới là động lực quyết định nhất thúc đẩy sự
phát triển của nhân loại, là thời cơ và thách thức đối với vận mệnh của các quốc
gia lớn nhỏ…Góp một phần rất quan trọng và tồn tại song song với nền kinh tế
tri thức thì không thể không nói đến khoa học công nghệ hiện đại và đây cũng là
con đường đi đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Dự thảo văn kiện
Đại hội Đảng IX đã khẳng định nhiệm vụ đẩy mạnh hiện đại hoá, hiện đại hoá
nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp. Đó
là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi lẽ xét toàn cục,nước ta chưa thoát khỏi tình
trạng nước nghèo và kém phát triển,trình độ phát triểnchung còn thấp kém,
khoảng cách giữa nước ta và các nước không những chậm được thu hẹp mà còn
có nguy cơ mở rộng. Hiện nay GDP bình quân đầu người của nước ta bằng
khoảng 1/12 mức bình quân chung của thế giới, thuộc nhóm các nước nghèo
nhất thế giới. Trong điều kiện đó việc tìm ra con đường hợp lý, đưa ra những
giải pháp thích ứng để đạt mục tiêu đã xác định có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội IX đã xác định: “con đường công nghiệp
hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với những nước đi trước, vừa
có những bước đi tuần tự vừa có những bước đi nhảy vọt”. Vì vậy công nghiệp
hoá - hiện đại là mục tiêu trước tiên và cần thiết để đưa nước ta ngày một giàu
mạnh.
1
B. PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm nền kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, đó là đặc trưng rất
tiêu biểu của nền văn minh thông tin - sản phẩm của cách mạng thông tin,cách
mạng tri thức. Nói đến tri thức, học tập và lĩnh hội tri thức không thể không nói
đến khoa học công nghệ.


Những năm gần đây, trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị, hội
thảo quốc tế và trong nhiều bản chiến lược của các quốc gia người ta đã dùng
nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế như: kinh
tế thông tin hay kinh tế mạng hay kinh tế số để nói lên vai trò quyết định của
công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế, nhưng kinh tế tri thức là tên gọi
thông dụng nhất, tên gọi này nói lên được nội dung kết lõi của kinh tế mới, còn
kinh tế thông tin hay kinh tế số chỉ mới nói về công nghệ thông tin mặc dù công
nghệ thông tin là nội dung chủ yếu nhất nhưng không bao gồm được các yếu tố
tri thức và công nghệ khác.
2. Vai trò của nền kinh tế tri thức trong công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Kinh tế tri thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiến hành hiện
đại hoá - công nghiệp hoá đất nước. Nước ta hiện nay cần phải xây dựng một
nền kinh tế vững chắc song song với quá trình hiện đại hoá - công nghiệp hoá
đất nước. Từ những năm 80 đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ và hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin,công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng… nền kinh tế thế giới đang biến
đổi một cách sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt
động. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch
2
sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế
tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn
minh trí tuệ. Những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị,
nhiều hội thảo quốc tế và trong nhièu văn bản chiến lược của nhiều tên gọi khác
nhau nhưng nền kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất, tên gọi này nói lên
được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới.chính vì vậy nước ta cần phải đặc biệt
chú ý đến vai trò quan trọng của nền kinh tế tri thức trong quá trình tiến hành
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế nước nhà bắt kịp và
phát triển cùng thế giới.
II- CƠ SƠ THỰC TIỄN.
1. Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Nguyên nhân ra đời của nền kinh tế mới và xã hội mới toàn diện. Ở đây
cùng với vai trò của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và của nền kinh tế
thị trường hiện đại đang toàn cầu hoá, là 2 nguyên nhân đã được phân tích nhiều
lần. Nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên nhân chính trị và văn hoá: khủng
hoảng toàn diện của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, chính vì hiện đại nên càng
lỗi thời, bất lực và đầy tội ác, thất bại và chủ nghĩa tân tự do, phá sản của nền
dân chủ đại diện Âu-Mỹ, bế tắc của một hình thức tổ chức các Đảng chính trị,
bắt chắc và xung đột trong một thế giới đầy mâu thuẫn. Và mặt khác thức tỉnh
của con người và của các dân tộc, phát triển của dân tộc trực tiếp, xã hội dân sự
và các hiệp hội phi chính phủ tự khẳng định của các bản sắc dân tộc, trọng lượng
của văn hoá và con người trong phát triển, đấu tranh của các lực lượng hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ vì một xã hội tốt đẹp hơn.Tác động của quá
trình xuất hiện mới là một xã hội toàn diện, làm chuyển biến sâu sắc 10 nhân tố
thường được gọi là những nhân tố hợp thành của xã hội. Đó là: giáo dục suốt
đời; tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hoá; công bằng xã hội; giữ gìn môi
trường; an ninh quốc phòng; bản sắc dân tộc; hội nhập quốc tế; và cuối cùng là
bùng nổ con người.
3
Điều đáng chú ý là ngày càng nhiều công trình của nhiều nhà nghiên cứu,
từ những chân trời chính trị khác nhau, công nhận rằng cách mạng khoa học và
công nghệ không chỉ là lực lượng sản xuất trực tiếp cực kì to lớn mà hơn thế
nữa, đó chính là sức mạnh bên trong và là chất keo kết dính tất cả 10 nhân tố của
xã hội mới nêu trên.
Theo chúng tôi, một cái nhìn tổng thể và toàn diện như vậy giúp chúng ta
không bị rơi vào cái cảnh: “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” chuyển một cách nguy hại
không kém gì nhau từ sai lầm kinh tế luận phủ định sang sai lầm kinh tế luận
sùng bái thị trường.
Kinh tế là trung tâm, điều ấy đúng, song nói tâm tức là nói phiến diện,
không có diện thì tâm chỉ là điểm chứ không còn là tâm. Quan hệ giữa tâm và
diện không phải là tâm trước diện sau, cũng không chỉ là tâm chính, diện phụ,

mà là quan hệ tương tác và phong phú. Để thuận tiện cho việc trình bày, sau đây
tôi tạm dừng thuật ngữ đã khá phổ biến là nền kinh tế tri thức được hiểu theo
cách nhìn tổng thể và trong mối quan hệ giữa tâm và diện như vừa nêu trên.
Không có hai nền kinh tế tri thức nào giống nhau,tuy kinh tế tri thức có một
số đặc chưng chung, đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta giới
thiệu khá rõ. Mỗi bước xây dựng nền kinh tế tri thức của mình, trong hoàn cảnh
và với đặc điểm của mình theo chiến lược,chính sách, giải pháp và bước di cùng
mình. Cố nhiên, có thể và cần học tập từ kinh nghiệm của nhiều nước khác
nhau.
Những nước rất nghèo và rất chậm phát triển ở hạng chót của thế giới, cần
hay chưa cần, có thể hay chưa thể tính ngay đến việc chuẩn bị từ bây giờ và tiến
lên thực hiện nền kinh tế tri thức trong một triển vọng không xa? Nếu cần và có
thể làm thì làm những gì, như thế nào, bằng nguồn lực nào, với những ai, vào
lúc nào?... Việt Nam ta cần và phải có câu trả lời của mình; chúng ta đã đặt ra
câu hỏi này và đã trả lời đúng hay chưa?.
4
2. Vai trò của đội ngũ trí tuệ cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện
đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay đòi hỏi tiép thu một
cách có hiệu quả những tri thức hiện đại của thế giới. Đồng thời phải phát huy
được sức mạnh nội sinh của dân tộc, phát huy được mọi tiềm năng của đất nước,
tiềm năng của các vùng từ miền xuôi đến miền núi… nhằm đảm bảo cho nền
kinh tế nước ta phát triẻn cân đối và vững chắc, từng bước giải quyết các vấn đề
xã hội nảy sinh. Tất cả những điều đó phụ thuộc rất lớn vào vai trò của đội ngũ
tri thức - những người lao động trí óc phức tạp - sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời
sỗng xã hội. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ lao động trí tuệ cao để phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá hết sức quan trọng.
Sự phát triển của một quốc gia, dân tộc phụ thuộc vào nhiều yếu tố có ý
nghĩa quyết địng đầu tiên là đường lối phát triển đất nước đúng đắn đảm bảo
phát huy được tiềm năng dân tộc. Điều đó phụ thuộc một phần rất quan trọng

vào trình độ của đội ngũ tri thức.Tri thức có nhiệm vụ cung cấp những luận
chứng khoa học cho đường lối phát triển của đất nước. Nghị quyết của đại hội
đảng VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: khoa học và giáo dục đóng vai
trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, là
động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến
của thế giới.
Sau 10 năm đổi mới Đảng và nhân dân ta đã thu được những thành tựu rất
quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như vậy không
có nghĩa là đất nước hết khó khăn. Trái lại chúng ta đang đứng trước thách thức
lớn trong việc tìm ra lời giải đúng cho bài toán “hội nhập thế giới”, bài toán của
sự phát triển. Điều đó càng cho thấy phát triển đội ngũ tri thức là vấn đề cấp
thiết song cũng thật khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn không chỉ của nhà nước
mà còn của cả xã hội. Nó phải được tiến hành đồng thời cùng với quá trình phân
bố lại cơ cấu kinh tế, phân bố lại lực lượng lao động trong cả nước. Trong điều
5

×