Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ GIANG

ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ
TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1985

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ GIANG

ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ
TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1985

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa :18 (2015-2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


PGS.TS : BÙI THỊ THANH MAI

Hà Nội, 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

H

: Hình

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS.TS

: Phó giáo sư Tiến sĩ

TCN

: Trước công nguyên

TP

: Tác phẩm

Tr

: Trang


TS

: Tiến sĩ

VHNT

: Văn hóa Nghệ thuật


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Bảng chữ cái viết tắt
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ
VÀ TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985 ........................ 12
1.1. Khái niệm “đề tài mang tính lịch sử” ....................................................... 12
1.2. Khái niệm “tranh sơn mài” ...................................................................... 17
1.3. Khái quát về tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 ................. 18
Tiểu kết ............................................................................................................ 23
Chương 2: SỰ PHẢN ÁNH ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ TRONG TRANH
SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985 ............................................. 25
2.1. Phân loại sự phản ánh đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 ..................................................................... 25
2.2. Sự phản ánh trong tranh sơn mài vẽ về sự kiện cách mạng ..................... 27
2.3. Sự phản ánh trong tranh sơn mài vẽ về các nhân vật mang tính lịch sử.. 39
Tiểu kết ............................................................................................................ 44
Chương 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA MẢNG ĐỀ TÀI MANG TÍNH
LỊCH SỬ TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985..........47

3.1. Thành công của đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam. 47
3.2. Hạn chế của đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam. ............. 51
Tiểu kết ............................................................................................................ 55
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 65


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX cùng với sự xuất hiện của trường Mỹ thuật Đông Dương,
nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam đã ra đời. Sự xuất hiện của một số
trường Mỹ thuật như trường Bách nghệ Biên Hòa (1903), trường Vẽ Gia Định
và trường Mỹ thuật Đông Dương (1925) đã tạo điều kiện là môi trường đào
tạo được nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc theo xu hướng nghệ thuật hiện đại. Họ
đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài mang tính lịch sử, với những tác phẩm
lớn như: Xô Viết Nghệ Tĩnh của tập thể các họa sĩ (Nguyễn Đức Nùng,
Nguyễn Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn,
Nguyễn Văn Tỵ) (H2.1.1); Quảng trường Ba Đình 2/9/1945 (Văn thơ)
(H2.1.9); Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân (Nguyễn Trọng Kiệm) (H1.1.9);
Kéo pháo vào Điện Biên Phủ (Dương Hướng Minh) (H2.1.2).
Trong giai đoạn 1945 – 1985 là giai đoạn tranh sơn mài có được những
thành công về mặt tạo hình, sơn mài thoát khỏi lối vẽ trang trí truyền thống
của những năm 1925 mà từ năm 1945 trở lại đây các họa sĩ say mê tìm tòi,
đưa các yếu tố và phương pháp tạo hình phương tây để bố cục vào tác phẩm.
Hơn nữa đây là thời kỳ mà tranh sơn mài gây được nhiều tiếng vang trong
giới nghệ thuật với khả năng diễn tả, sử lý chất liệu độc đáo, kỹ thuật thể hiện
tinh tế và đặc biệt là mảng đề tài của tranh sơn mài giai đoạn này cũng được

mở rộng. Ngoài những tác phẩm thể hiện đề tài về phong cảnh, chân dung,
tĩnh vật, để phản ánh chân thực giai đoạn dân tộc có nhiều biến động với hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng dân tộc, bằng ngôn
ngữ của hội họa các họa sĩ đã ghi lại những sự kiện và con người có sức ảnh
hưởng đến dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm được ra đời với mục đích phản
ánh hoàn cảnh xã hội đó, sau này nhìn lại không chỉ có giá trị về mặt tạo hình
mà nó còn có ý nghĩa lịch sử. Nhưng với mục đích sáng tác chỉ để phản ánh


2

những vấn đề của thời đại mà những tác phẩm đó chỉ mang tính lịch sử mà
không phải tranh lịch sử. Tuy không đáp ứng được hết những yêu cầu khắt
khe trong sáng tác tranh lịch sử nhưng những tác phẩm mang tính lịch sử đã
phần nào phản ánh được những vấn đề thời địa một cách chân thực, khái quát
nhất, mà qua đó những người yêu nghệ thuật thưởng ngoạn những tác phẩm
này vẫn hình dung được một giai đoạn hào hùng trong lịch sử. Cùng với đó,
những sáng tác thuộc mảng đề tài này lại được thể hiện trên chất liệu sơn mài
vì vậy vẫn còn một số hạn chế. Bởi với chất liệu sơn mài không chỉ đòi hỏi
người nghệ sĩ nắm chắc về chuyên môn mà ở đó còn đòi hỏi người nghệ sĩ
cần có sự khéo léo, kiên trì với chất liệu. Hơn thế đề tài mang tính lịch sử
không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà nó còn gợi lại những yếu tố của
lịch sử. Và khi nhắc đến tranh mang tính lịch sử nhiều người cho rằng nó gắn
liền với lịch sử đấu tranh, sự phát triển của xã hội, ghi lại những dấu ấn tiêu
biểu của từng thời kỳ nên sẽ khô khan, chưa hấp dẫn do thiếu đi tính rung cảm
của tâm hồn nghệ sĩ trước mảng đề tài này.
Vậy vấn đề đặt ra đó là việc thể hiện những giá trị lịch sử, giá trị thẩm
mỹ và ý nghĩa của mảng đề tài này trong sáng tác nghệ thuật tạo hình như thế
nào? Vì vậy tôi chọn đề tài: “Đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985” Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu

hơn về một mảng đề tài quan trọng, trên một chất liệu được cho là truyền
thống của dân trong nghệ thuật hội họa hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 –
1985” là một đề tài có tính chất chuyên sâu, để tìm hiểu và làm rõ sự phản
ánh của đề tài mang tính lịch sử trong chất liệu sơn mài giai đoạn 1945 –
1985. Ngoài việc nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố lịch sử trong Hội họa nói
riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung đã được nhiều công trình giới thiệu,


3

nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài
viết nhắc đến các vấn đề có liên quan, đó là những tài liệu hữu ích cho việc
nghiên cứu đề tài được tốt hơn. Những công trình có liên quan đến đề tài
mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985 có thể
chia thành ba nhóm sau:
Thứ nhất gồm các công trình cung cấp thông tin lý luận, giải thích các
vấn đề liên quan đến đề tài mang tính lịch sử.
Cuốn Mỹ thuật Việt Nam hiện đại (Nxb Viện Mỹ thuật – Trường Đại học
Mỹ thuật Việt Nam) [2]. Của tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch chủ biên
cùng các tác giả: Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến là cuốn
được Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật xuất bản năm 2005
đã thống kê các tác phẩn nghệ thuật Việt Nam hiện đại với hệ thống hình ảnh
và phê bình nghệ thuật, cung cấp một lượng thông tin lớn về những giai đoạn
phát triển của của mỹ thuật Việt Nam cùng các tác phẩm và những thông tin
thiết thực về các phẩm nghệ thuật được đề cập. Trong cuốn mỹ thuật Việt
Nam hiện đại là hệ thống các lý luận, tư duy phân tích những vẻ đẹp và những
đóng góp của các chất liệu, các tác phẩm mỹ thuật vào nền mỹ thuật Việt
Nam. Trong đó có nhắc tới một số tác phẩm liên quan đến đề tài mang tính

lịch sử một đề tài góp phần làm lên thành công của hội họa Việt Nam ngày
hôm nay.
Cuốn Tác phẩm mỹ thuật (Nxb Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam) [7]. Tuyển
tập là hệ thống các thông tin về mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ, thế kỷ.
Mỹ thuật từ thời tiền sử và sơ sử, mỹ thuật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX đến
mỹ thuật thế kỷ XX. Tuyển tập đã giới thiệu dựa trên những thông tin hữu ích
về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử Việt Nam. Cùng những hình
ảnh liên quan. Trong đó tuyển tập cũng đã đề cập đến và giới thiệu một số tác
phẩm thuộc mảng đề tài mang tính lịch sử trên chất liệu sơn mài Việt nam.


4

Cuốn Tính sự kiện và tính thẩm mỹ trong tranh lịch sử của Dương Văn
Chung hoàn thành năm 2012 là Luận văn Thạc sĩ mỹ thuật, Trường Đại Học
Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội [5]. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã
phân loại được đề tài lịch sử và các đặc trưng nghệ thuật của tranh lịch sử. Từ
đó ta hiểu hơn những vấn đề liên quan đến mảng đề tài này với giá trị nội
dung mà nó đem lại. Công trình nghiên cứu này cũng chỉ là nghiên cứu riêng
lẻ có tính khái quát những vấn đề về tranh lịch sử. Từ việc tham khảo để tài
nghiên cứu của học viên thực hiện giúp người viết tiếp thu và chọn lọc những
vấn đề nhất định, giúp cho nội dung của bài luậ văn được sáng rõ hơn.
Cuốn Mỹ thuật Hà Nội Thế kỷ XX, của Trần Khánh Chương xuất bản
năm 2012 [6]. Trong công trình nghiên cứu này tác giả trình bày các vấn đề
về mỹ thuật Hà Nội trong các lĩnh vực sáng tác, triển lãm, tác giả – tác phẩm.
Các sự kiện, số liệu và nhận định, đánh giá ở tất cả các loại hình mỹ thuật như
hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu, điện ảnh, nghiên
cứu – lý luận – phê bình mỹ thuật...Tuyển tập cung cấp một lượng thông tin
khá chuẩn xác và đa dạng về mỹ thuật Hà Nội suốt thế kỷ XX, trong đó có
đề cập đến một số tác giả tác phẩm sáng tác đề tài mang tính lịch sử, khái

quát được các vấn đề xã hội và sáng tác của giới mỹ thuật trong giai đoạn
1945 – 1985.
Trong bài Tính dân tộc và hiện đại trong Nghệ thuật tạo hình, của tạp
chí Hội Mỹ thuật Việt Nam xuất bản năm 2011 [12]. Trong công trình nghiên
cứu này, tác giả đã đề cập đến một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc thể
loại tranh Lich sử.
Cuốn Kỷ yếu hội thảo Sáng tác Mỹ thuật về đề tài Lịch sử Việt Nam của
Hội Mỹ thuật Việt Nam xuất bản năm 2012 [13]. Trong hội thảo các nhà quản
lý, lý luận phê bình mỹ thuật đã tập trung thảo luận thực trạng sáng tác mỹ
thuật về đề tài lịch sử trong những năm qua; đặc thù sáng tác mỹ thuật về đề
tài lịch sử Việt Nam qua các loại hình: hội họa, đồ họa, điêu khắc; các quan


5

niệm khác nhau trong sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử; sự phản ánh lịch sử
trong sáng tác mỹ thuật từ trước tới nay qua các loại hình: tranh dân gian, điêu
khắc đình làng; mục đích tìm kiếm, sáng tạo về đề tài lịch sử trong mỹ thuật;
các nguyên tắc sáng tác về đề tài lịch sử; phương pháp phổ biến, giáo dục lịch
sử Việt Nam bằng nghệ thuật tạo hình, kinh nghiệm và đề xuất... dựa trên
những thảo luận về mảng đề tài này phần nào giúp bài nghiên cứu có một cái
nhìn chung về mảng đề tài lịch sử và mang tính lịch sử.
Cuốn Các bậc thầy hội họa Việt Nam Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí,
Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái (Nxb mỹ thuật) của tác giả Hoàng Công Luận,
Nguyễn Quân biên tập xuất bản năm 1994 [15]. Tập sách giới thiệu tới người
xem bốn họa sĩ ở thế hệ thứ nhất của hội họa Việt Nam hiện đại, trong đó giới
thiệu chi tiết về các tác giả và tác phẩm tiêu biểu với nhiều chất liệu và đề tài
khác nhau. Trong đó cuốn sách có giới thiệu một số thồn tin về chất liệu sơn
mài và tác phẩm hội họa với đề tài mang tính lịch sử.
Công trình nghiên cứu Đề tài lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội

họa Việt Nam, đăng trên tạp chí mỹ thuật của tác giả Bùi Thị Thanh Mai phát
hành năm 2012 [16]. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã làm rõ khái
niệm lịch sử, tranh lịch sử và đi sâu nghiên cứu một số tác phẩm thuộc mảng
đề tài này để chỉ ra được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của mảng đề tài này
trong hội họa Việt Nam.
Cuốn Nghệ thuât tạo hình với đề tài lịch sử, đăng trên tạp chí mỹ thuật
của tác giả Hoàng Hoa Mai phát hành năm 2013 [17]. Tác giả đề cập một số
yếu tố lịch sử được các họa sỹ, nhà điêu khắc phản ánh trong nghệ thuật thông
qua việc giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu.
Cuốn Mỹ thuật thủ đô Hà Nội thế kỷ 20 của tác giả Nguyễn Quang
Phòng chủ biên [23]. Tuyển tập là hệ thống lý luận và hình ảnh về nghệ thuật
truyền thống và mỹ thuật thủ đô Hà Nội thế kỷ 20 qua các chặng đường hình
thành và phát triển suốt 100 năm, trong tuyển tập có thống kê chi tiết sự phát


6

triển qua các giai đoạn lịch sử 1900 – 1925, 1925 – 1945, 1945 –1975, 1975
– 2000. Trong đó tuyển tập cũng đề cập và cung cấp các thông tin về chất liệu
sơn mài Việt Nam, cùng sự thành công và phát triển. Trong tuyển cập có đề
cập đến một số tác phẩm thuộc mảng đề tài mang tính lịch sử.
Cuốn Các họa sĩ trường Cao đẳng Đông Dương (Nxb Nghệ thuật Hà
Nội) của tác giả Nguyễn Quang Phòng chủ biên xuất bản năm 1993 [22].
Cuốn sách giới thiệu về trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương với nền hội
họa Việt Nam cùng một số tác giả có tác phẩm thuộc chất liệu sơn mài với đề
tài mang tính lịch sử cùng một số thông tin bổ ích về nguồn gốc, sự hình
thành và thành phần đặc biệt của chất liệu sơn mài.
Cuốn Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại (Nxb Mỹ thuật) của tác giả
Nguyễn Quân xuất bản năm 2010 [24]. Ở công trình nghiên cứu này tác giả
đã đi sâu nghiên cứu thành tựu của Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, trong đó có

đề cập đến một số tác phẩm tiêu biểu về hình tượng người chiến sỹ được phản
ánh trong các sự kiện lớn của đất nước trên rất nhiều chất liệu, trong đó có cả
chất liệu sơn mài.
Cuốn Mỹ thuật thế kỷ XX (Nxb Mỹ thuật) của tác giả Nguyễn Quân xuất
bản năm 2010 [25]. Tác giả đi sâu nghiên cứu những yếu tố văn hóa, xã hội,
thành tựu của Mỹ thuật Việt Nam từ 1925 đến này. Trong đó, sự mở rộng đề
tài và thành công về hình tượng nghệ thuật được đánh giá và tổng kết, rất
nhiều các tác phẩm nghệ thuật được nhắc đến trong đó có các tác phẩm phản
ánh sự kiện lịch sử.
Thứ hai gồm các công trình cung cấp các thông tin về hệ thống lý luận
và hình ảnh, trình bày giải thích các vấn đề liên quan đến chất liệu sơn mài.
Cuốn Hội họa sơn mài Việt Nam (Nxb Mỹ thuật) của tác giả Trương
Hạnh biên tập xuất bản năm 2006 [9]. Tập sách là những giới thiệu và trình
bày về lịch sử nghề sơn, sự ra đời và phát triển của hội họa sơn mài Việt Nam
qua các giai đoạn, thời kỳ với những đặc điểm và kỹ thuật thể hiện sơn mài,


7

cùng với sự xuất hiện và nguồn gốc của các màu sơn mài. Tuyển tập cung cấp
các thông tin cần thiết về hiệu quả đặc biệt của chất liệu này trong hội họa
Việt Nam.
Cuốn Tranh sơn mài Việt Nam (Nxb Mỹ thuật) của tác giả Hoàng Hữu
Tâm xuất bản năm 2009 [27]. Tác giả đi sâu phân tích thành tựu, đặc điểm,
kỹ thuật thể hiện của chất liệu sơn mài, tuyển tập cũng giới thiệu một số tác
giả, tác phẩm tiêu biểu về đề tài mang tính lich sử được thể hiện trong
tranh sơn mài.
Thứ ba gồm các công trình cung cấp hệ thống hình ảnh liên quan đến đề
tài mang tính lịch sử.
Cuốn Mỹ thuật hiện đại Việt Nam (Nxb Mỹ thuật) cuốn sách là sưu tập

của Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh [8]. Tuyển tập giới thiệu hơn 200 tranh
tượng trong số 5000 tác phẩm mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng, đem đến cho
người xem cảm nhận về sự phong phú và đa dạng về thể loại, chất liệu, đề tài,
phong cách nghệ thuật của mỹ thuật hiện đại khu vực phía nam nói chung .
Tuyển tập còn phản ánh quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay ở khu vực Nam Bộ với những nét riêng do sự
khác nhau về hoàn cảnh địa lý, lịch sử nhất định. Cuốn sách cũng giới thiệu
một số nét đặc trưng tiêu biểu của từng tác giả, từng giai đoạn, sự độc đáo về
nội dung và hình thức thể hiện của nhiều nghệ sĩ sáng tác trong giai đoạn
1945 –1975.
Cuốn Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ 1975 – 2005 (Nxb mỹ thuật) [18].
Tuyển tập giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật nhằm phản ánh về căn bản diện
mạo của nền mỹ thuật Việt Nam gần đây. Tuyển tập giúp người xem thấy
được sự phong phú và đa dạng của nền mỹ thuật Việt Nam trên nhiều chất
liệu và thể loại trong những năm tháng sau chiến thắng lịch sử vĩ đại mùa


8

xuân năm 1975. Trong đó tuyển tập cũng giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng
thuộc đề tài mang tính lịch sử.
Cuốn 50 năm tranh tượng lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng
của Nxb Mỹ thuật và Nxb quân đội nhân dân [10]. Tuyển tập giới thiệu hệ
thống các tác phẩm tranh tượng về lực lượng vũ trang và chiến tranh Cách
mạng với hàng trăm nghệ sĩ tạo hình Việt Nam qua các thế hệ từ chống Pháp
đến chống Mỹ và hiện nay. Trong rất nhiều các tác phẩm được giới thiệu
trong tuyển tập đề tài mang tính lịch sử là đề tài không thể thiếu.
Cuốn Nghệ thuật tạo hình Việt Nam (Nxb Văn Hóa) [20]. Tuyển tập giới
thiệu thông tin các tác phẩm nghệ thuật từ những năm tháng khởi đầu của nền
mỹ thuật Việt Nam, đã cung cấp một số lượng các hình ảnh bổ ích về các

mảng đề tài trong hội họa, trong đó có mảng đề tài mang tính lịch sử trên chất
liệu sơn mài.
Cuốn Tuyển tập mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX (Nxb Bộ Văn hóa thông
tin) của tác giả Nguyễn Thu Thủy, Vi Kiến Thành chủ biên xuất bản năm
2003 [28]. Tuyển tập là những đánh giá và sự nhìn nhận lại một chặng đường
của một thế kỷ mỹ thuật Việt Nam - thế kỷ XX của Bộ Văn hóa thông tin
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua việc thống kê và tuyển chọn
những tác giả, tác phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ đã có công đóng góp cho sự
phát triển của nền văn hóa dân tộc, cuốn sách giới thiệu một chặng đường lịch
sử của nền mỹ thuật Việt Nam trong sự đóng góp vào việc xây dựng một nền
mỹ thuật phát triển. Trong rất nhiều các tác phẩm và tác giả được nêu trong
tuyển tập có không ít các tác giả sáng tác đề tài mang tính lịch sử trên chất
liệu sơn mài.
Cuốn Mỹ thuật kháng chiến (Nxb Văn hóa) của tác giả Trần Bảo Yên
xuất bản năm 2011 [31]. Tác giả đã nghiên cứu và đề cập đến những thay đổi


9

về nội dung, thể loại của Mỹ thuật giai đoạn kháng chiến qua các tác giả, tác
phẩm nghệ thuật, trong đó có tranh mang tính Lịch sử.
Cuốn Tác giả tác phẩm mỹ thuật thời kỳ chiến tranh cách mạng (Nxb Hồ
Chí Minh) [28]. Tuyển tập là những thống kê, sưu tập một phần nhỏ các tác
giả, tác phẩm trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược. Giúp người xem tiếp cận và được chiêm ngưỡng gián tiếp các sáng
tác nghệ thuật ấy. Từ đó người xem phần nào hiểu được cuộc chiến đấu gian
khổ, khốc liệt của một dân tộc kiên cường chống giặc ngoại xâm nhưng đầy
lạc quan và tin tưởng vào chiến thắng. Từ đó truyền tải đến người xem
cảm nhận trong từng tác phẩm đó không chỉ là màu sắc, đường nét mà có
cả máu xương của các họa sĩ Việt Nam. Trong rất nhiều các sáng tác đó

có không ít các tác phẩm sáng tác về đề tài mang tính lịch sử trên chất
liệu sơn mài.
Qua một số tác phẩm kể trên cho thấy chưa có nhà nghiên cứu nào đi
sâu nghiên cứu giá trị tạo hình của tranh mang tính lịch sử trong nghệ thuật
tạo hình giai đoạn 1945 – 1985. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của
người đi trước, đề tài đi sâu tìm hiểu giá trị tạo hình của tranh mang tính lịch
sử trong tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985.
3. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu những sáng tác nghệ thuật về đề tài mang tính lịch sử trong
chất liệu sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985.
Trên tư liệu văn bản và tư liệu ảnh sưu tầm các tác phẩm trong thực tế.
Luận văn chỉ ra những giá trị nghệ thuât của những sáng tác thuộc mảng đề
tài mang tính lịch sử trong chất liệu sơn mài Việt Nam. Nêu những điều rút ra
được từ việc nghiên cứu vấn đề khi viết luận văn. Qua đó, đề tài góp một
phần nhỏ vào vấn đề nghiên cứu hội họa, ứng dụng trong sáng tác.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


10

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đề tài mang tính lịch sử trong
Tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là một số tác phẩm về đề tài mang tính lịch
sử trong tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phân tích tài liệu: Tiếp cận hệ thống. Tổng hợp hệ thống các tư liệu ảnh,
văn bản về những sáng tác mỹ thuật liên quan đến đề tài mang tính lịch sử

trong tranh sơn mài. Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu từng trường hợp để
thấy được đặc điểm của từng tác phẩm. Sau đó tổng hợp nguồn tư liệu văn
bản và tiến hành so sánh đối chiếu những thông tin thu thập từ tài liệu. Việc
xử lý thông tin sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác cho các luận điểm khoa
học của luận văn.
Phân tích những sáng tác mỹ thuật tiêu biểu… từ đó làm rõ giá trị của
những tác phẩm nghệ thuật với đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu sưu tầm: thu thập, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu
của các học giả đi trước và phân loại thông tin để tìm cơ sở lý thuyết liên
quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu, thống kê các tài liệu và kết quả
nghiên cứu của những người đi trước liên quan đến đề tài. Tra từ điển, sách
công cụ, sách chuyên ngành tham khảo...
Phương pháp diễn dịch: Luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch để
trình bày và làm rõ vấn đề phản ánh đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn
mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn:
Góp phần hệ thống các tài liệu về đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn
mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985.


11

Thông qua việc nghiên cứu giá trị tạo hình và giá trị nội dung mà các tác
phẩm hội họa với đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt Nam thể
hiện để thấy được tài năng, sức sáng tạo của các họa sỹ và tầm ảnh hưởng của
mảng đề tài này đối với nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
Góp phần làm rõ những giá trị về nghệ thuật và thẩm mĩ của các tác phẩm
hội họa với đề tài mang tính lịch sử.
7. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm (86 trang), bao gồm phần mở đầu (11 trang), kết luận (2
trang). Phần nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về đề tài mang tính lịch sử và tranh sơn mài
Việt Nam giai đoạn 1945 –1985 (13 trang)
Chương 2: Sự phản ánh đề tài mang tính lịch sử trong tranh sơn mài Việt
Nam giai đoạn 1945 – 1985 (22 trang)
Chương 3: Thành công và hạn chế của mảng đề tài mang tính lịch sử trong
tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985 (11 trang)
Ngoài ra luận văn còn có tài liệu tham khảo (3 trang), phụ lục ảnh (22 trang)


12

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỀ TÀI MANG TÍNH LỊCH SỬ
VÀ TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1985
1.1. Khái niệm “đề tài mang tính lịch sử”
Trước khi đi sâu tìm hiểu khái niệm “đề tài mang tính lịch sử” là gì cần
làm rõ một số khái niệm liên quan như: “đề tài”; “lịch sử”. Đó là những khái
niệm cơ bản, cần thiết giúp người nghiên cứu hiểu đầy đủ hơn khái niệm “đề
tài mang tính lịch sử” trong tranh.
Theo Từ điển tiếng Việt có viết “đề tài là đối tượng để nghiên cứu hoặc
miêu tả, thể hiện trong các tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật” [21,
tr.184].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học khái niệm đề tài được giải thích như
sau: “đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất
liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi
miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật. Ở phương diện nhất định, khái
niệm đề tài gắn với khái niệm chủ đề của tác phẩm”. [1, tr.127]
Như vậy đề tài là cấp độ đầu tiên của nội dung nghệ thuật, những thế

giới khác nhau trong cuộc sống, từ thế giới tự nhiên đến xã hội, thậm chí là
thế giới hoang đường, kỳ ảo, chỉ có trong tưởng tượng. Đề tài chưa phải là nội
dung đích thực của tác phẩm mặc dù ngay trong việc lựa chọn vấn đề để thể
hiện ở mức độ nhất định nó đã chứa đựng cách nhìn, sự nhận thức của nghệ sĩ
đối với cuộc sống.
Còn đối với lích sử, có nhiều cách định nghĩa, khái niệm khác nhau.
Trong thực tế, những khái niệm, những định nghĩa bao giờ cũng cụ thể và
hiểu theo nghĩa tương đối về nội dung của khái niệm. Lịch sử là cái gì đã qua.
Nó là quá khứ nhưng phải là một quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với
người trong quá trình đấu tranh để tồn tại. Với ý nghĩa đó trên một tư duy
mới, cụm từ lịch sử là cả một quá trình vận động của con người từ xưa tới nay


13

bao gồm cả lịch sử cổ đại, lịch sử phong kiến và lịch sử cách mạng. Nhiều ý
kiến của các nhà phê bình mỹ thuật thì sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử là
phản ánh lại những sự kiện, những nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến xã hội
mà nhân dân yêu cầu. Khái niệm đó được lý giải chặt chẽ, sát thực và tương
đối đầy đủ. Nó phản ánh một phương pháp luận có ý nghĩa thực tiễn nhưng
đồng thời cũng rất cụ thể cho một thực tế vận động của xã hội mà các nghệ sĩ
tạo hình đã và đang sáng tạo.
Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Lịch sử là những việc trải qua của
một dân tộc được nghi chép lại” [14, tr.344]. Ở một số thông tin khác “lịch sử
là danh từ diễn tả quá trình phát sinh, phát triển cho đến tiêu vong của sự kiện
nào đó, được nghiên cứu và ghi chép lại”. [1, tr.315]
Qua một số khái niệm lý giải trên, có thể nhìn nhận lịch sử là bộ môn
khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con
người, xã hôi. Các vấn đề mà lịch sử đề cập tới thường có liên quan đến các
sự kiện trong quá khứ cũng như những, phát hiện, thu thập, ghi nhớ, tổ chức,

trình bày hay giải thích thông tin về những sự kiện này. “Theo Herodotus,
một nhà sử học thời Hy Lạp ở thế kỷ thứ V TCN được coi là "cha đẻ của lịch
sử phương Tây", và cùng với ông là Thucydides đã góp phần tạo nền tảng cho
việc nghiên cứu hiện đại của lịch sử nhân loại”. [16, tr.1]
Những ảnh hưởng từ thời Cổ đại đã giúp con người ngày nay tạo ra hàng
loạt các quan niệm về bản chất của lịch sử. Các quan niệm này đã phát triển
qua nhiều thế kỷ và nó tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay.
Tiếng Hy Lạp: ἱ στορία, historia, có nghĩa là "sự tìm hiểu kiến thức bằng
cách điều tra". Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những
gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý nghĩa đó, lịch sử
bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính
xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu


14

đưa ra” [16, tr.1]. Theo định nghĩa phổ thông thì lịch sử có mấy nghĩa sau
đây:
Thứ nhất: lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, là toàn thể quá trình
chuyển biến từ khi phát sinh hoặc có thể trong một thời gian nhất định; Lich
sử là sự vận động của nhiều thế hệ qua các thời đại.
Thứ hai: nói đến lịch sử là nói về một việc trọng yếu xảy ra có liên quan
đến thời đại. Theo từ nguyên, lịch là cái đã trải qua, rõ ràng, sử là sách chép
việc đã qua. Lịch sử là việc biên chép những sự biến thiên, diễn cách trải qua
các thời đại.
Tuy nhiên lịch sử cũng không có khả năng ghi chép toàn bộ biến cố trong
đời sống xã hội. Bởi trong quá trình ghi chép, chịu sự chi phối của nhiều yếu
tố như: bối cảnh, thời đại, thế giới quan, nhân sinh quan của người chấp bút.
Cùng với các nhà sử gia, nghệ thuật tạo hình cũng là một phương tiện quan
trọng góp phần quan trọng trong việc ghi chép, phản ánh những trang sử hào

hùng của dân tộc bằng ngôn ngữ của màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục.
Vì vậy, tranh lịch sử là thể loại tranh phản ánh các đề tài liên quan đến
lịch sử như lịch sử một dân tộc, lịch sử một cá nhân, lịch sử của một giai đoạn
cách mạng. Trong tranh Đã chiếm được Cung điện Mùa Đông, họa sĩ Nga
Cepob vẽ hai chiến sĩ Hồng quân đứng ở bậc thềm Cung điện – nơi Hồng
quân vừa mới chiếm được sau cuộc chiến đấu đầu tiên của Cách Mạng tháng
Mười Nga. Tranh Rút chạy khỏi nước Nga của họa sĩ Pháp Meissonnier thể
hiện hình ảnh Napoléon buồn bã trên lưng ngựa cùng đoàn quân xâm lược bại
trận đang rút khỏi cánh đồng băng giá nước Nga vào mùa đông năm 1812.
[19, tr.140]
Các họa sĩ vẽ tranh lịch sử phải bắt đầu từ sự nghiên cứu các sự kiện lịch
sử chính xác, sâu sắc đến từng chi tiết mới có thể tạo ra những tác phẩm có
giá trị. Ở phương Tây các tác phẩm vẽ về đề tài lịch sử được hình thành trong


15

bối cảnh lịch sử của họ. Những tác phẩm đó chủ yếu giải thích về quá khứ đã
qua. Cũng có thể thông qua những tác phẩm của họ cung cấp những bài học
cho xã hội. Tác phẩm “Trao chìa khóa thành Breda” (H1.1) là một ví dụ
điển hình. Như vậy có thể nhận định nhiệm vụ của tranh lịch sử là tường
thuật và phân tích các sự kiện trong quá khứ liên quan đến con người thông
qua hình ảnh.
Nếu tranh lịch sử là tranh phản ánh các đề tài liên quan đến lịch sử như
lịch sử một dân tộc, lịch sử một cá nhân, lịch sử một giai đoạn cách mạng thì
tranh mang tính lịch sử là những sáng tác gần với đề tài lịch sử, có yếu tố lịch
sử. Như vậy tranh mang yếu tố lịch sử vẫn có thể đáp ứng được các thông tin
cơ bản về sự kiện lịch sử. Tranh mang yếu tố lịch sử chứa đựng hình ảnh lịch
sử nhưng không đòi hỏi người nghệ sĩ phải diễn tả chính xác từng chi tiết,
từng đặc điểm như tranh lịch sử. Với thể loại tranh này, nội dung tranh chủ

yếu chỉ phản ánh những yếu tố lịch sử trong thời gian đã qua của cá nhân, dân
tộc, thời đại. Tranh miêu tả những sinh hoạt xã hội mang tính lịch sử là những
tranh vẽ về cuộc sống và sinh hoạt của con người trong quá khứ. Ở châu Âu,
trong giai đoạn Tiền Phục hưng, thường là tranh vẽ về đề tài tôn giáo. Đề tài
này như một cái cớ để thể hiện tranh có tính sinh hoạt xã hội, hoặc để giải
thích nó như những sự kiện lịch sử. Trong nghệ thuật nói chung, thời đó
không có sự phân biệt giữa đề tài tôn giáo và lịch sử. Vì vậy một loạt tranh
tường miêu tả Chúa bị đóng đinh trên cây thánh giá của P.Francesca thế kỷ
XV ở nhà thờ Thánh Phrancos tại Ý cũng có thể được coi là tranh mang tính
lịch sử.
Trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập đưa Mỹ thuật Việt Nam ra khỏi
giai đoạn khuyết danh. Sự xuất hiện của các nghệ sĩ đã làm thay đổi cách nhìn
nhận của xã hội. Gắn với hiện thực xã hội là công cuộc đấu tranh cách mạng
dành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các họa sĩ đã kịp thời phản ánh


16

hiện thực xã hội vào trong tác phẩm một cách khái quát. Những sự kiện, nhân
vật tiêu biểu được ghi chép sinh động bằng ngôn ngữ tạo hình. Dựa trên các
tư liệu đó, các họa sỹ sáng tác những tác phẩm nghệ thuật, diễn tả một sự kiện
hay một nhân vật có trong lịch sử. Những tác phẩm đó ngoài giá trị tạo hình
còn có giá trị cung cấp thông tin mang yếu tố lịch sử. Nội dung tranh mang
tính lịch sử là một câu chuyện về các sự kiện lịch sử, nhân vất lịch sử được
xây dựng thông qua phương pháp, thủ pháp tạo hình, tác động đến người xem
qua kênh thông tin hình ảnh. Có thể kể đến một số tác phẩm như Anh hùng
Nguyễn Văn Quang trận sông cầu, của Huỳnh Phương Đông (H1.5), Bế Văn
Đàn lấy thân mình làm giá súng (1957) của họa sĩ Lê Vinh (H1.6), Những
năm tháng Bác ở Chiến khu Việt Bắc (H1.7), Bác Hồ trong đám tang Lê-nin
(H1.9), của họa sĩ Văn Thơ, Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ (1946) Tô Ngọc

Vân (H1.8), Hoàng Lệ Kha ra pháp trường (1960) Phạm Viết Song (H1.10),
La Văn Cầu (1958) Lê Vinh (H1.11), Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân
(1985), Nguyễn Trọng Kiệm (H1.12), Trận Tầm Vu, (1948), Nguyễn Hiêm,
(H1.13), Đấu tranh chống bắt lính tại Thị Xã Vĩnh Long Kim Bạch (H1.14).
Trong giai đoạn 1945 – 1985 là thời kỳ hội họa Viêt Nam có nhiều biến
chuyển mạnh mẽ trong sáng tác nghệ thuật. Là thời kỳ mà điều kiện về chất
liệu tạo hình vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là giai đoạn mà các nghệ sĩ
cũng là chiến sĩ, tích cực tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ
quốc. Chính sự khắc nghiệt của hoàn cảnh xã hội mà những sáng tác của họ
chủ yếu là ký họa. Với đặc trưng ngôn ngữ và kỹ thuật thể hiện, ký họa đáp
ứng được hoàn cảnh, môi trường của chiến tranh. Hơn nữa chất liệu dùng cho
ký họa rất đơn giản và không cầu kỳ. Họa sĩ chỉ cần một tờ giấy, một cây bút,
cũng có thể là mảng bìa cotong cũng có thể ghi chép được những biến động
của cuộc sống. Ký họa cũng là cách giúp người họa sĩ ghi chép tài liệu một
cách nhanh nhất những hình ảnh của trận chiến một cách chân thực. Sau ngày


17

đất nước hòa bình, dựa trên những tư liệu ký họa trong thời chiến về sự kiện
lịch sử và nhân vật lịch sử, họa sỹ đã tái hiện lại trên chất liệu nghệ thuật tạo
hình. Vì vậy hầu hết những tác phẩm phản ánh các sự kiện, các nhân vật lịch
sử được vẽ dựa trên những tư liệu của ký họa đó phần lớn mang tính lịch sử.
Với mục đích ghi lại lịch sử các cuộc chiến tranh hoặc xây dựng hình ảnh
các nhân vật lịch sử nên tranh mang tính lịch sử luôn nhằm mục đích giáo
dục, ca ngợi, cổ vũ và nuôi dưỡng nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nước và
căm thù giặc. Với ý nghĩa đó, tranh mang tính lịch sử là tài sản tinh thần,
không chỉ của một dân tộc mà của cả loài người tiến bộ.
1.2. Khái niệm “tranh sơn mài”
Sơn mài là khái niệm mới có khoảng nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, do

kỹ thuật mài được đưa vào trên cơ sở tranh sơn ta truyền thống. Tranh sơn
mài là tranh được vẽ lên tấm vóc bằng sơn ta trộn với các thứ sơn và màu
thích hợp. Trong tranh sơn mài có sử dụng vàng, bạc, vỏ trứng, vỏ trai... Khi
vẽ xong phải đem tranh vào một chỗ ẩm và kín gió ủ cho khô, rồi đem ra vẽ
tiếp. Khi đã xong toàn bộ và sơn ta đã khô thì đem ra mài bằng than gỗ, đá
hoặc giấy ráp nước cho mịn. Mặt tranh khi đã được mài nhẵn, phẳng, nếu
không có gì sửa chữa thì sẽ dùng tay xoa bột than để đánh bóng. Cuối cùng,
chỗ nào muốn lộng lẫy, sáng bật lên thì ta thếp vàng, bạc. Khi nào muốn bớt
sáng đi hoặc muốn có một hòa sắc trầm, người ta phủ lên mặt tranh một lớp
sơn cánh gián (sơn nâu) rất mỏng (từ trong nghề gọi là “toát”). Chất liệu sơn
mài ngày càng được phát triển. Ngoài chất liệu cổ truyền, người ta còn có thể
dùng thoải mái nhiều thứ khác như: bột nhũ, mùn cưa, vỏ cua, vỏ ốc, giấy các
loại bột màu của Nhật, vì chất sơn Nhật chóng khô hơn, không cần ủ, không
cần mài và đánh bóng. Những người nhiều kinh nghiệm có thể phân biệt được
dễ dàng sơn mài cổ truyền và sơn mài Nhật Bản. Sơn mài Việt Nam luôn toát
ra một cái gì đó lộng lẫy, ấm áp, sâu lắng, cổ kính. Đã có nhiều tác phẩm sơn
mài có giá trị được công chúng và lịch sử công nhận như: Tát nước đồng


18

chiêm (1958) (H2.3), Mùa đông đan áo (1957 – 1960) của Trần Văn Cẩn
(H2.2), Con nghé quả thực (1957) của Nguyễn Tư Nghiêm (H2.7), Bình minh
trên nông trang (1958) của Nguyễn Đức Nùng (H2.5), Thiếu nữ bên đầm sen
(1958) của Nguyễn Gia Trí (H2.1)... Đến nay đã trải qua nhiều thế hệ họa sĩ
kế tiếp nhau, tranh sơn mài Việt Nam đã đạt tới một trình độ nghệ thuật cao,
độc đáo, được thế giới ưa chuộng và khen ngợi. [27, tr.130]
Như vậy trong sáng tác mỹ thuật Việt Nam, chất liệu vẽ tranh sơn mài là
một chất liệu truyền thống, độc đáo gắn với nghề sơn truyền thống của dân
tộc. Có thể nói sơn mài là sự kết hợp của các chất liệu có trong tự nhiên, và

trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, từ chất của vàng, bạc đến chất liệu của
những vỏ trứng vỏ trai... thật gần gũi, chính những chất liệu đó đã tạo cho
tranh sơn mài một cảm xúc vô cùng đặc biệt, vừa giản dị mà cũng vừa xa hoa.
Từ khi sơn mài xuất hiện trong nền hội họa Việt Nam cùng với đó là
khái niệm về thể loại tranh này được hình thành và được giới họa sĩ đón
nhận. Tranh sơn mài như trở thành một đứa con tinh thần cho nền hội họa
truyền thống của dân tộc, không ít các họa sỹ đang kỳ vọng vào chất liệu
này với những hiệu ứng, thẩm mỹ đặc biệt mà các chất liệu khác khó có thể
diễn tả được.
1.3. Khái quát về tranh sơn mài Việt Nam giai đoạn 1945 – 1985
Giai đoạn 1945 – 1985 là giai đoạn mỹ thuật Việt Nam bước đầu phát
triển và hội nhập, hội họa Việt Nam dần khẳng định vị trí của mình trên khu
vực. Hội họa phát triển với nhiều chất liệu như sơn dầu, lụa, bột màu, sơn
mài. Đặc biệt sơn mài là một trong những chất liệu tạo nên sự khởi sắc cho
nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Cùng với lụa, sơn mài đã tạo được
tiếng nói riêng cho nền mỹ thuật nước nhà bởi sự tìm tòi, sáng tạo trong kỹ
thuật cũng như ngôn ngữ thể hiện.
Có thể nói sơn mài giai đoạn 1945 – 1985 đã đạt được nhiều thành tựu.
Sự kết tinh của nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại với những nội dung


19

phong phú, phản ánh chân thực cuộc sống với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Có
thể kể đến nhiều tác phẩm thành công trong giai đoạn này “Tát nước đồng
chiêm” (H2.3); “Tổ đổi công cấy lúa” (H2.8); “Nhớ một chiều Tây Bắc”
(H2.4); “Giữ lấy hòa bình” (H2.12); “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”
(H3.4); Các họa sỹ đã nghiên cứu mở rộng bảng màu, hoàn thiện kỹ thuật,
đưa sơn mài lên một tầm cao, khẳng định vị trí trong dòng chảy của Mỹ thuật
hiện đại. Họa sỹ có thể kết hợp giữa kỹ thuật, bố cục phương Đông với các

phương pháp tạo hình phương Tây để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc
đáo, mang đậm nét đẹp của tâm hồn Việt. Tranh sơn mài giai đoạn này mang
đậm chất tạo hình. Điều đó được thể hiện ở khả năng tả khối, tả chất của chất
liệu. Giai đoạn 1945 – 1985 tranh sơn mài đã có một vị trí quan trọng trong
nền hội họa Việt Nam. Giai đoạn này sơn mài đã trở thành một trong những
chất liệu quan trọng của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Với chất liệu nào cũng vậy, khi họa sĩ chú tâm đều có thể cảm nhận được
vẻ đẹp sâu sắc của chất liệu. Sơn mài cũng vậy với kỹ thuật vẽ nhiều lớp và
kỹ thuật mài đã làm cho chất liệu này có được vẻ đẹp riêng không giống chất
liệu tạo hình nào. Có thể nói đây cũng là một chất liệu khá đặc biệt, bởi
nguyên liệu được lấy chủ yếu từ tự nhiên, màu được dùng để vẽ sơn mài là
màu vô cơ, được khai thác từ khoáng sản, dung dịch để pha màu chính là chất
nhựa của cây sơn ta được chế biến phù hợp với hai màu chủ yếu là màu đen
(hay còn gọi là sơn then) và màu cánh dán (sơn cánh dán), ngoài nhựa của cây
sơn thì đó còn là những thếp vàng, thếp bạc, hay vỏ trứng vỏ trai, vỏ ốc đó là
những chất liệu hoàn toàn tự nhiên. Được tạo lên bởi chất liệu đặc biệt đó mà
sơn mài đã có cho mình những đặc điểm riêng biệt. Đối với các chất liệu của
nghệ thuật tạo hình khác như sơn dầu, lụa, màu nước diễn tả chất trong tranh
họa sĩ sử dụng màu sắc để diễn tả chất liệu của sự vật, nhưng ta vẫn nhận ra
đó là những chất ảo do màu sắc, đường nét tạo ra thì với chất liệu sơn mài lại


20

khác, với kỹ thuật quét sơn, gắn trứng, giáp vàng... Ta có thể nhận thấy chất
liệu được dùng để diễn tả sự vật là chất thật, chất thật của vỏ trứng, vàng và
bạc để tạo lên chất của tranh. Và từ đây những chất liệu tự nhiên, khô cứng
hay không mang giá trị nghệ thuật khi được nhào nặn dưới bàn tay nghệ sĩ đã
tạo lên những tác phẩm vô cùng đẹp mà khi thưởng thức các tác phẩm này
người ta đã quên đi chất khô sượng của vỏ trứng giữa mấy màu đen đỏ để mà

tưởng tượng được sự giàu sang như trong tranh của Nguyễn Gia Trí.
Sau cách mạng tháng Tám 1945 rồi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, trong khói lửa của chiến tranh bom đạn, các họa sĩ với lòng nhiệt
huyết cho cách mạng nhưng vẫn không quên nhiệm vụ, không quên đam mê,
họ tiếp tục công việc hội họa, nghiên cứu và hoàn thiện bảng màu còn hạn chế
cho chất liệu truyền thống. Cũng trong thời gian này các xưởng họa được hình
thành ở Quần Tín, Thanh Hóa các họa sĩ cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị
nghệ thuật. Họa sĩ Tô Ngọc Vân từng nói với niềm tin sắt đá: “Ở tình thế đặc
biệt kháng chiến của nước ta, sơn mài là hoạt động hội họa độc nhất có thể
thực hiện được, bởi những nguyên liệu dùng cho sơn mài chúng ta có thể tự
cung” [27, tr.9].
Cũng trong giai đoạn này vào năm 1958 tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
có thể coi cuộc triển lãm là dấu son trong lịch sử nghệ thuật sơn mài nói riêng
và trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam nói chung. Nhân dân – tổ quốc – nghệ
thuật hòa quyện vào nhau được thể hiện trong tác phẩm toát lên vẻ đẹp trong
sáng, dung dị nhưng cũng rất huyền bí. Các cuộc triển lãm toàn quốc tiếp theo
vào những năm 1960, 1965 cũng là một sự tôn vinh của nghệ thuật sơn mài.
Với chất liệu truyền thống được bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ thể hiện đã
làm chất sơn thô cứng có được tiếng nói riêng, diễn tả được cảm xúc phong
phú trước các đề tài và cảnh vật. Với hiệu ứng kỳ diệu của một chất liệu mới
người nghệ sĩ đã thổi hồn thơ vào tác phẩm, diễn tả cuộc sống vừa dung dị


21

những cũng vừa quý phái, kiêu sa. Đây là giai đoạn đã cho ra đời nhiều tác
phẩm giá trị với các mảng đề tài trong cuộc sống như: Tát nước đồng chiêm
(H2.3) của Trần Văn Cẩn, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (H3.4) của Nguyễn
Sáng, Nhớ một chiều Tây Bắc (H2.4) của Phan Kế An…
Các họa sĩ vẽ tranh sơn mài đã học tập và nghiên cứu các quy luật tạo

hình của các nước khác, chủ yếu là nghệ thuật tạo hình châu Âu. Những quy
luật về không gian, xa gần, về bố cục và dựng hình, phần nào cả quy luật
dùng màu, được các họa sĩ ta áp dụng sáng tạo vào chất liệu truyền thống này.
Và chính việc áp dụng có ý thức các quy luật đó, ngược lại đã thúc đẩy việc
tìm kiếm kỹ thuật nói trên. Đồng thời các họa sĩ không từ bỏ các truyền thống
làm tranh cổ, vẫn dùng lối trang trí và cả bố cục theo lối viễn cận “tẩu mã”…
Sự học tập không mù quáng và sự khai thác truyền thống có gạn lọc về cả lý
thuyết lẫn thực hành, đã tạo ra một phong cách sơn mài Việt Nam. Khoảng từ
năm 1945 đến 1985, chất liệu tạo hình sơn mài được áp dụng phổ biến. Trong
mỹ thuật nước ta, thuật ngữ “sơn mài” chỉ xuất hiện vào những năm 30.
Nhiều họa sĩ chuyển hẳn sang vẽ tranh sơn mài và khẳng định khả năng biểu
đạt lớn lao của nó. Ở các triển lãm trong và ngoài nước, tranh sơn mài Việt
Nam ngày càng nhiều và được dư luận chú ý. Nguyễn Gia Trí là một trong
những họa sĩ làm nhiều tranh sơn mài và có nhiều cống hiến trong việc này.
Trong kháng chiến chống Pháp, điều kiện làm sơn mài khó khăn. Tuy
nhiên thời kỳ này có sự tìm tòi màu mực thêm vào bảng màu. Các họa sĩ ấp
ủ ý đồ nhưng ít người có điều kiện thực hiện. Bức sơn mài Bộ đội dừng
chân trên đèo (H2.9) của Tô Ngọc Vân đành bỏ dở khi họa sĩ ngã xuống
trên chiến trường. Cái bát (H2.10), một bức sơn mài nhỏ của Sĩ Ngọc đã là
một hiếm hoi.
Song, hình như sự dồn ép, ấp ủ trong chín năm kháng chiến chống Pháp
đã tích tụ năng lượng cho sự bùng nổ của sơn mài nước ta vào cuối những


×