KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
CỦA CA TRƯỞNG
1. Vai trò và nhiệm vụ của ca trưởng
2. Phần sửa soạn chung cho ca trưởng
3. Tổ chức ban hợp ca
4. Dọn bài và tập dượt
5. Vấn đề tiết tấu
6. Ngôn ngữ thầm lặng của ca trưởng
7. Các trường hợp khởi tấu.
Phụ lục: Các vấn đề liên quan đến việc thể hiện âm nhạc trong nhà thờ.
BÀI I
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI CA TRƯỞNG
1. Âm nhạc. 2. Trình tấu. 3. Ca trưởng. 4. Nhiệm vụ liên quan đến tác giả và tác phẩm.
5. Nhiệm vụ liên quan đến người trình tấu. 6.Nhiệm vụ liên quan đến người nghe/cộng
đoàn .
7. Nhiệm vụ liên quan đến bản thân. 8. Chương trình học tập. 9. Tóm kết. 10. C â u Hỏi
Để thấy được vai trò và các nhiệm vụ của ca trưởng, chúng ta sẽ bắt đầu từ một
vài khái niệm trong âm nhạc.
1. Âm nhạc : Là nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tình ý con người. Nói đến
nghệ thuật là nói đến cái tài của con người biết khéo dùng các phương tiện khả giác, tức là
các phương tiện mà các giác quan chúng ta có thể cảm nhận được, để diễn cho đạt những
điều mình nghĩ, những điều mình cảm. Phương tiện khả giác trong âm nhạc là âm thanh,
với các đặc tính cơ bản là cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc
- Âm nhạc có lời ca, gọi là Thanh nhạc, tình ý được cụ thể hoá nhờ ngôn ngữ, nên
nhạc dựa trên lời để “chắp cánh” cho lời.
- Âm nhạc không lời ca, gọi là Khí nhạc, diễn đạt tình ý chỉ bằng âm thanh của
các nhạc khí, nên gợi ý nhiều hơn, và như vậy cũng trừu tượng hơn.
Người Hy-lạp đã chia nghệ thuật ra làm 2 loại :
a. Loại bất động (trong không gian) : Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ.
b. Loại chuyển động (trong thời gian) : Nhạc, Vũ, Thơ văn ...
Đối với loại bất động, người nghệ sĩ hoàn thành tác phẩm là có thể an tâm. Người
thưởng thức có thể chiêm ngắm tác phẩm khi nào cũng được, sự đánh giá khác nhau chỉ lệ
thuộc vào trình độ hiểu biết của người xem mà thôi.
Đối với loại chuyển động trong thời gian, như âm nhạc, thì khi nhìn một bản nhạc
chi chít dấu trắng đen trên trang giấy, chúng ta biết tác phẩm tuy đã xong, nhưng chỉ mới
có giá trị tiềm ẩn. Chỉ khi nào bản nhạc đó được trình tấu lên từ dấu đầu cho đến dấu cuối
thì nó mới có giá trị thực thụ đối với người thưởng thức. Và như vậy giá trị thực thụ của
bản nhạc còn tuỳ vào tài năng của người trình tấu.
2. Trình tấu (Diễn tấu, Diễn tả, Thể hiện, Biểu diễn) : Là chuyển những ký
hiệu âm nhạc (và ngôn ngữ) thành âm thanh sống động vang đến tai người nghe, sao cho
họ đón nhận được những tình ý mà tác giả gửi gắm nơi nhạc phẩm. Khâu trình tấu đóng
vai trò trung gian giữa tác giả và thính giả.
1
[1]. Sự kiện “cần phải có người trung gian”
trong nghệ thuật âm nhạc, thường được coi là điều “bất hạnh” cho người soạn nhạc, vì
cùng một bản nhạc, mà có thể mỗi ban trình tấu với mức độ nghệ thuật khác nhau rất
nhiều.
Người trình tấu có thể ví như người thông ngôn, làm trung gian giao tiếp giữa hai
người dùng ngôn ngữ khác nhau. Có lúc thông ngôn dịch lại chưa hết ý của người nói, đó
là chuyện khá thông thường. Cũng có khi thông ngôn diễn đạt khá hơn người nói. Theo
nghĩa đó, người ta có thể nói Ca-nhạc-trưởng là tác giả thứ hai. Điều đó đòi hỏi một sự
trung thành không mù quáng, không máy móc, nhưng sáng suốt và sáng tạo.
3. Ca trưởng : Là người điều khiển, chỉ huy việc trình tấu. Làm thông ngôn,
nhưng không phải đơn độc một mình, mà phải điều khiển cả một tập thể thông ngôn đa
dạng, nhưng lại phải cùng chung tiếng nói để thông đạt tình ý tác giả. Cho nên việc lãnh
đạo, điều khiển khâu trình tấu đòi hỏi tính tập thể cao, đồng thời cũng đòi hỏi khắt khe
tính nhịp nhàng đồng bộ.Và như vậy cũng đòi hỏi cả tính bình tĩnh trong khi điều khiển.
Vai trò ca trưởng - thông ngôn - đòi buộc người ca trưởng phải đọc được và hiểu
thành thạo ngôn ngữ của người nói, rồi có khả năng điều hành việc trình tấu, “dàn dựng”
việc thông ngôn tập thể cho có hiệu quả, đáp ứng được ước vọng của người viết và người
nghe. Như vậy chúng ta thấy nổi lên hai loại nhiệm vụ : một là nhiệm vụ liên quan đến tác
giả và tác phẩm ; hai là nhiệm vụ liên quan đến người trình tấu và người nghe, tức ca viên,
nhạc công và cộng đoàn.
4. Nhiệm vụ liên quan đến tác giả và tác phẩm : Trách nhiệm của ca
trưởng là phải hiểu cho ra tình ý của tác giả qua tác phẩm. Yêu cầu cơ bản là phải đọc
được những ký hiệu mà tác giả dùng : Nhạc lý và Ký xướng âm là cửa dẫn ta vào lãnh vực
này. Hơn nữa :
1[1] Các nhạc khí, các phương tiện khuyếch đại âm thanh, nơi chốn ... cũng là những trung
gian trình tấu, nhưng là trung gian vô hồn, còn con người là trung gian sống động, có hồn
4.1. Ca trưởng phải hiểu biết căn kẽ các yếu tố cấu tạo âm nhạc, tức là các
phương tiện biểu hiện của âm nhạc, như giai điệu, tiết tấu, hòa âm (đa âm đồng điệu và
phức điệu), cường độ, nhịp độ, sắc thái âm thanh, âm sắc, âm vực, tiết nhịp, cấu trúc…
2
[2]
Ba yếu tố quan trọng thường được nói tới là giai điệu, tiết tấu và hòa âm.
- Giai điệu (Nhạc điệu) : do các âm thanh cao thấp liên kết với nhau theo chiều
ngang. Cơ cấu tổ chức cung bậc khác nhau tuỳ theo từng hệ thống âm thanh, chẳng hạn,
các thể nhạc Hy-lạp, Bình ca, hệ thống ngũ âm, thất âm ...Ca trưởng cần biết phân tích giai
điệu để xem giai điệu diễn tả được ý nghĩa lời ca như thế nào.
- Tiết tấu
3
[3] : là sự móc nối, liên kết các âm thanh dài ngắn thành từng đơn vị,
từng nhóm khác nhau : Tiết tấu đơn, Tiết tấu kép, Tiết tấu mạch, chi, câu, bài ... Tiết tấu xử
lý trường độ tương đối của âm thanh, và đồng thời gợi ý cách xử lý cường độ âm thanh. Ca
trưởng cần biết phân tích tiết tấu để nắm được cấu trúc câu, đoạn, bài…và nhất là để phân
phối cường độ cho phù hợp.
- Hoà âm : là sự móc nối các hội âm với nhau. Hoà âm xử lý cao độ âm thanh
theo chiều dọc, làm tăng thêm độ dày, độ vang, màu sắc cũng như ý nghĩa cho âm thanh.
Ca trưởng cần biết phân tích hòa âm để biết các lối viết, để hiểu ý nhạc được đề cao bằng
độ dày và âm sắc, từ đó điều chế âm lượng sao cho cân bằng, điều chỉnh âm sắc sao cho
hài hòa, bảo đảm được tính thông đạt của bài hát trong trình tấu.
Giai điệu có thể ví như bộ mặt tạo nên sự duyên dáng cho toàn con người, còn
Tiết tấu như hơi thở đem sinh khí, sự sống, cái hồn cho con người, trong khi Hoà âm như
áo quần tô điểm thêm cho con người. Tiết tấu có thể đứng một mình, nhưng giai điệu luôn
gắn liền với Tiết tấu. Đó là hai yếu tố then chốt mà hoà âm phải tuỳ đó mà tô điểm sao cho
phù hợp : lúc thoáng mỏng, lúc đồ sộ tuỳ theo từng người, từng dân tộc ...Các môn như
phân tích giai điệu, phân tích tiết tấu, phân tích hòa âm, phân tích cấu trúc sẽ giúp ca
trưởng nắm bắt được phần nào tình ý của tác giả. Ngoài ra, những hiểu biết về lich sử âm
nhạc, các thể loại âm nhạc, các lối hát tập thể (đồng ca và hợp ca ...) các lối viết, các tác
giả, các nhạc khí và tính năng nhạc cụ…cũng sẽ góp phần giúp ca trưởng hiểu bản nhạc
hơn.
4.2. Ca trưởng cũng cần hiểu biết về ngôn ngữ mà tác giả sử dụng:
-Nếu là lời ca tiếng nước ngoài như tiếng La-tinh, tiếng Ý, Pháp, Anh..tối thiểu ca
trưởng phải biết các vần nhấn giọng của từng ngôn ngữ, cách phát âm và ý nghĩa của từng
chữ, từng câu…
2[2] Dựa theo Ô. X.X.Xcrep-cốp, Phân tích tác phẩm âm nhạc , Bản dịch tiếng Việt của
Ban Nghiên cứu âm nhạc (Vụ Nghệ thuật Bộ Văn hóa) xuất bản, tập I. Trích lại của Vĩnh
Long, Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc, Hanội 1976, tr.42..Xem Kiến thức
chuyên môn Ca trưởng II, Quê hương.
3[3]:Rythme (Pháp), Rhythm (Anh)
-Nếu là lời ca tiếng Việt, ca trưởng cân ý thức sự khác biệt cơ bản với các ngôn ngữ trên,
đó là các dấu giọng cao thấp, bằng trắc trong tiếng Việt, cũng như sự có mặt thường xuyên
của các vần đóng, trong số đó có những vần có thể đóng từ từ được, nhưng cũng có những
vần buộc phải đóng tiếng sớm mới rõ lời, rồi cả cách biến cải lời ca trong nhạc ngữ dân
tộc và cách xử lý ngôn ngữ trong ca hát tiếng Việt…
4.3. Ngoài ra, ca trưởng cũng cần mở rộng kiến thức ở các bộ môn nghệ thuật
khác như thơ văn, hội họa…sao cho tâm hồn mình nhạy cảm với những trạng thái khác
nhau của lòng người được thể hiện trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống.
5. Nhiệm vụ liên quan đến người trình tấu: Sau khi đã nắm bắt được
tình ý của tác giả qua nhạc phẩm nhờ khả năng chuyên môn của mình, ca trưởng phải có
khả năng “dàn dựng” như ý mình, và đáp ứng được lòng mong đợi của người nghe. Muốn
hoàn thành trách nhiệm trên, ca trưởng còn phải đáp ứng các yêu cầu sau :
5.1. Biết điều hành ca đoàn (tương tự như ban hợp ca, hợp xướng) về mặt chuyên
môn, như chọn lựa ca viên, phân bè, sắp xếp chỗ đứng, duy trì kỷ luật, liên kết ca viên
thành một thực thể biết hợp tác nâng đỡ nhau trong tiếng hát cũng như trong đời sống phục
vụ.
5.2. Biết huấn luyện ca viên về chuyên môn : ca viên càng có tinh thần và trình
độ hiểu biết về âm nhạc càng cao (nhạc lý, xướng âm, thanh nhạc ...) thì công việc tập dượt
sẽ nhẹ nhàng và mau lẹ, sức diễn tả dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngoài ra cũng phải giúp ca
viên hiểu biết về Phụng vụ và Thánh nhạc.
5.3. Biết chọn bài cho phù hợp, tuỳ theo mục đích là phụng vụ hay giải trí, tuỳ
theo khả năng của ca viên hoặc cộng đoàn, tuỳ theo sự cảm nhận của người nghe ... Các
bài đạo thì rất nhiều, nhưng bài đáp ứng được các yêu cầu phụng vụ thì còn đang khá hiếm,
người ca trưởng ví như người đầu bếp, có trách nhiệm chọn lựa để chỉ giới thiệu những
món ăn có chất lượng, vừa ngon lại vừa bổ, tức chọn những bài hát vừa ”thuận miệng”
người hát, vừa “lọt tai” người nghe. Các tiêu chuẩn chọn bài trong đạo có thể quy về 5 tính
cách sau : Tính Giáo hội, Tính Thánh thiện, Tính Thông đạt, Tính Nghệ thuật và Tính Dân
tộc cơ bản (được thể hiện qua việc âm nhạc tôn trọng bản sắc riêng của từng ngôn ngữ
trong các bè hát).
5.4. Biết dọn bài để tập hát : Ca trưởng phải chuẩn bị trước cẩn thận để thuộc bài
hát, một cũng như nhiều bè (cao độ và tiết tấu khó, thì phải biết cách để giúp ca viên khắc
phục), thấy trước cách phát âm phù hợp cho từng trường hợp, nghiên cứu các nguồn diễn
tả của bài hát để tìm ra cách thể hiện đúng tình ý của bài hát. Đây là khâu tìm hiểu ý nghĩa
bài hát : Ca trưởng phải biết “điểm mặt chất liệu” để “tìm hiểu thâm ý”. Ngoài ra, để hát
cho hay, cho có hồn, ca trưởng còn cần vận dụng đến cường độ, nhịp độ, các sắc thái âm
thanh là những ưu quyền của ca trưởng. Cuối cùng, ca trưởng cũng cần xem nên chọn cách
tập nào cho hữu hiệu, hứng thú, mau lẹ. Ca trưởng càng chịu khó “mất giờ” riêng của mình
để DỌN BÀI cho kỹ bao nhiêu, thì ca viên càng đỡ mất giờ và cảm thấy hứng thú nhiều
bấy nhiêu.
5.5. Biết tập dượt cho ca viên:
-Ca trưởng còn phải có khả năng hát mẫu, ít nhất cũng phải là một ca viên có
giọng ca trên trung bình. Càng cho mẫu tốt thì công việc tập hát càng nhanh chóng và hữu
hiệu (Xem Phần II, Thanh Nhạc)
-Ca trưởng còn phải có khả năng nghe để nhận ra những sai sót về cao độ, tiết tấu,
cường độ, âm sắc : hài hòa âm sắc, cân bằng âm lượng, hoà kết âm thanh
-Ca trưởng phải học để biết cách tập dượt sao cho hữu hiệu và sinh động. (Điều
kiện nơi chốn, thời gian, thời điểm, chỗ đứng ngồi ... phương pháp tập, tinh thần phải có
khi tập ...).
Tập dượt là công việc nặng nề nhất của ca trưởng liên quan đến tập thể. Chính
trong khâu này mới biểu lộ khả năng đích thực của ca trưởng.
5.6. Biết tìm cách điều khiển xứng hợp, sao cho các cử chỉ không những hữu
hiệu mà còn đẹp mắt (Kỹ thuật và nghệ thuật) và có ý nghĩa. Thế nào là điều khiển ? Và
điều khiển bằng cách nào? Đó là 2 vấn đề không phải ai ai cũng nhất trí với nhau. Điều
khiển chỉ là giữ nhịp? Hay là giữ nhịp và diễn tả ? Hay là giữ nhịp cùng với diễn tả ? Hay
là giúp người khác cùng sống bản nhạc với mình? Nhiều tác giả đã và đang thiên về quan
niệm cho rằng điều khiển là Giúp người khác cùng sống (diễn ta)û bản nhạc với mình