Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài tràng giang của Huy Cận văn lớp 11 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.62 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ “Tràng giang”.
Nhắc đến thơ mới, ta không thể không nhắc tới Huy Cận – một nhà thơ tên tuổi trong nền thi ca nước nhà với
nhiều tác phẩm tiêu biểu, có đóng góp lớn trong phong trào thơ mới. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt
lớn gắn liền với hai giai đoạn: trước CMT8 và sau CMT8. Một giọng thơ u uất, sầu não trước cách mạng tháng Tám
đối lập với giọng thơ sôi nổi, hào hùng sau cách mạng tháng Tám. Tập thơ “Lửa thiêng” của ông đã làm nghiêng
ngả bao tâm hồn độc giả. Trong đó, thi phẩm “Tràng giang” được đánh giá là ấn tượng hơn cả, là một trong những
bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang một nỗi niềm mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ
vừa cổ điển, vừa lãng mạn, tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng. Ở bài thơ, khung cảnh thiên nhiên
sông nước được khắc họa một cách rõ nét thông qua cái nhìn bao quát mà vô cùng sắc sảo của Huy Cận.
Nhan đề chính là cửa ngõ, là điểm xuất phát để người đọc có thể lần mò theo đó khám phá nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm. Và bài thơ “Tràng giang” cũng vậy, ý nghĩa, nỗi niềm thầm kín được gửi trọn trong nhan đề
vẻn vẹn hai từ “Tràng giang”. Nhan đề của bài thơ có tên “Tràng giang” với vần “ang’ chủ đạo vừa có ý nghĩa gợi
mở, vừa tạo nên sự u buồn dai dẳng và nặng nề, cứ triền miên trong tâm thức của tác giả. “Tràng giang” hay còn
gọi là “trường giang” là một từ hán việt ý chỉ con sông dài. Nhưng tác giả lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải
“Trường giang”. Bởi vốn dĩ “Trường giang” chỉ có ý nghĩa chỉ con sông dài đơn thuần như thế; nhưng ngược lại
“Tràng giang” vừa nói con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của chính tác giả.
Huy Cận mở đầu bài thơ bằng một lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, một câu thơ thốt lên nhưng
đầy ẩn ý nội dung và nghệ thuật. Câu thơ ấy hội tụ kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ, nó một lần nữa khái quát
lên chủ đề của bài thơ chính là nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa trời đất mênh mông, bao la rộng
lớn, như một tấm nền bộc lộ tâm trạng buồn bâng khuâng của thi sĩ. Lời đề từ ấy là cảm hứng chủ đạo chi phối
cảm xúc toàn bài thơ.
Bước vào bài thơ, khổ thơ đầu như một tiếng chuông ngân mở ra cảm hứng thẩm mĩ cho toàn bài thơ, đưa người
đọc vào một không gian sóng nước mênh mang chất chứa bao nỗi buồn sâu thẳm:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Ngay câu đầu của khổ thơ đã hiện lên hình ảnh một con sông mang nỗi buồn mênh mang, lan tỏa: “Sóng gợn
tràng giang buồn điệp điệp”. “Tràng giang” dài rộng đang trải ra từng đợt sóng “điệp điệp” không dứt, nó gợi ý
niệm về một không gian “con sông dài” vô cùng rộng lớn. Trên dòng tràng giang ấy, những con sóng không dữ dội,
nó chỉ gợn trên mặt nước. Thế nhưng con sông lại được nhân hóa với một nỗi buồn “điệp điệp” quyện nỗi buồn


cảnh vật vào hồn người. “Sóng gợn” theo kiểu “sóng biếc theo làn hơi gợn tí” của Nguyễn Khuyến cứ lan tỏa nhẹ
nhàng làm cho “tràng giang” cứ rộng thêm ra. Đấy chỉ là hiện tượng vật lí tự nhiên, chẳng mang tâm trạng nào
nếu không có cảm xúc “buồn” của con người. Ở đây, có lẽ nhà thơ đã thổi tâm trạng buồn từ trái tim mình vào
từng gợn sóng trên sông để biến sóng và sông thành những tinh thể có tâm hồn đồng cảm với thi nhân, đồng cảm
với nỗi buồn vô tận, triền miên hết lớp này đến lớp khác. Ở đó, nhà thơ điểm vào hình ảnh một con thuyền tạo sự
đối lập giữa sông nước mênh mông với con thuyền nhỏ bé, cô đơn. Con thuyền xuôi mái trên những lường nước
chảy song song như gợi cảm về sự chia lìa, không hòa nhập; tưởng như nước không có quan hệ gì với thuyền, con
thuyền trôi nổi lênh đênh, vô định và không hề có phương hướng cụ thể. Hình ảnh này như ẩn dụ cho chính nhà
thơ và bao kiếp người khác, họ cũng lênh đênh, trôi nổi, không tự quyết định được phương hướng của dòng sông
cuộc đời. Qua phép đối lập “thuyền về nước lại”, ta cảm nhận được sự tan tác, chia lìa, không thể hòa nhập giữa
thuyền với sông nước mênh mông, giữa con người và xã hội. Cùng với đó là cụm từ “sầu trăm ngả” càng khiến câu


thơ thêm buồn và thê lương, đặc biệt là nó làm lan tỏa nỗi buồn thi nhân theo chiều dài và rộng của sông nước.
Điểm nhấn đáng chú ý vẫn là câu thơ cuối: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”, nó càng gợi rõ sự cô đơn, lẻ loi đến
lạc lõng giữa một không gian bao la sông nước. Đến đây, ta thấy được sự tương phản giữa sự mênh mông vĩnh
hằng của không gian với sự nhỏ nhoi của cành củi. “Củi một cành khô” – hình ảnh thâu tóm ý tưởng chủ đạo của
cả khổ thơ, hé mở tâm trạng nhân vật trữ tình cô đơn, lạc lõng, một nỗi buồn vô biên, trùng trùng, điệp điệp nối
tiếp nhau không dứt. Sóng cứ gợn, củi khô cứ lạc mấy dòng, nỗi buồn cô đơn thầm lặng cứ trôi, lặng lẽ khép lại,
rồi mở ra với hình ảnh “con thuyền xuôi mái nước song song”, và chỉ có hình ảnh ấy là mang tí âm thanh róc rách
khua động của mái chèo xuôi, nhưng nào được bao khoảng khắc? Thuyền đi rồi, cái lặng lẽ khép lại với con nước
“Sầu trăm ngả”, một nỗi sầu vô cớ, hay cái cớ hoang liêu mênh mông giữa trời chiều hiu quạnh. Mỗi kiếp người có
khác gì cành củi khô kia cũng mong manh, đơn độc, cũng lênh đênh, trôi dạt,... Tất cả chỉ làm thêm sâu nỗi buồn
nhân thế của thi nhân trên dòng tràng giang cuộc đời.
Đến khổ thơ thứ hai, dường như nỗi buồn hiu quạnh được tăng lên gấp bội và thấm sâu vào cảnh vật:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Tiếp tục hoàn chỉnh bức tranh trời rộng sông dài với những chi tiết mới, nó được mở rộng thêm đất, thêm người.

Nhưng nỗi buồn thi nhân ở đây dường như càng lan tỏa, thấm sâu trong từng cơn “gió đìu hiu” – một nỗi buồn
khôn xiết. Câu thơ đầu tiên khiến người đọc hình dung ra cảnh một bến sông hiu hắt và cô quạnh. Nỗi buồn ở đây
còn được gợi lên từ sự vắng vẻ của cảnh vật qua những tiếng lao xao của một buổi chợ chiều đằng xa, nó gợi lên
không gian trống vắng, chia lìa của phút giây tàn tạ, phôi phai. Ở khổ thơ này, từ láy được tác giả sử dụng dày đặc
“lơ thơ”, “đìu hiu”, “chót vót” , cùng với việc sử dụng hình ảnh đối lập “nắng xuống – trời lên”, “sông dài – trời
rộng” đã làm nổi bật được khung cảnh thiên nhiên bao la lúc bấy giờ. Đặc biệt, nhà thơ sử dụng thủ pháp lấy
động tả tĩnh càng làm nổi bật sự ngạc nhiên, chút bâng khuâng của người lữ khách về cái vắng vẻ, hoang vắng của
đôi bờ tràng giang. Hình ảnh sông nước mênh mông và một từ “cô liêu” ở cuối đoạn dường như lột tả hết nỗi
buồn sâu thẳm đã thấm vào không gian ba chiều. Con người ở đó trở nên bé nhỏ, có phần rợn ngợp trước vũ trụ
bao la, rộng lớn và không cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông xa vắng của thời gian, đất trời. Cả khổ thơ là bức
tranh có màu vàng đất nhạt làm phỏng, còn màu của cây cối trở thành gam màu phụ. Thời gian “chiều” mang nỗi
buồn của tự nhiên, không gian phủ màu nắng chiều cũng buồn. Cái buồn càng tăng lên từ những từ láy âm, láy
vần ở trong mỗi câu. Cả không gian lẫn thời gian đều buồn, cái buồn tự nhiên như tăng thêm trong tâm tưởng của
người đọc.
Nỗi buồn hiu quạnh tiếp tục thấm nhuần sang khổ thơ thứ ba. Chính nỗi buồn và sự cô đơn, sự rợn ngợp trước vũ
trụ bao la dẫn Huy Cận đến một khung cảnh tưởng như không có một dấu vết nào của sự sống:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
Đến đây, bài thơ lại có thêm một hình ảnh gợi về sự tan tác, chia lìa, nổi trôi, phiêu dạt, dập vùi; một hình ảnh thơ
gần gũi, quen thuộc, giàu sức gợi: “bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”. Những cánh bèo? Nhiều lắm, “hàng nối hàng”
nhưng “về đâu” ? Một câu hỏi bế tắc không đáp án! Bèo đã biết số phận thiên nhiên dành cho chúng bởi những


dòng nước xoáy, bởi sông gấp khúc quanh co, bởi gió lớn thổi dạt bèo vào bờ. Những cánh bèo dắt díu nhau lê
thê, chầm chậm trôi và cũng ngơ ngác như con thuyền và cành củi khô ở khổ thơ đầu. Chính những hàng bèo ấy
tạo ra sự chuyển động dọc song song gợi một sự đơn điệu, tẻ nhạt. “Bèo” là hình ảnh ẩn dụ cho kiếp người trôi
nổi, bèo trôi “hàng nối hàng” như những kiếp người nô lệ dàn hàng trôi nổi trên dòng sông cuộc đời. Ở trên con
sông dài rộng ấy, chỉ có “bèo dạt”, cảnh vật hiu quạnh đến vô cùng. Nỗi niềm thấy vọng của tác giả được thể hiện

sâu sắc qua điệp từ “không”. Toàn cảnh sông dài, trời rộng tưởng như rất hùng tráng nhưng tuyệt nhiên không có
lấy một bóng người, không một chuyến đò, ngay cả cây cầu sang sông cũng không có, mà chỉ có “bờ xanh” tiếp nối
với “bãi vàng” đầy xa vắng, hoang sơ. Ánh mắt nhà thơ bao trùm lên toàn bộ không gian ấy để tìm kiếm hình bóng
con người và niềm vui cuộc sống. Từ đây ta hiểu được lòng yêu nước thầm kín trong ông, tuy là thầm kín nhưng
cũng không kém phần thiết tha, đằm thắm. Cả bốn câu thơ đều mang ý khẳng định những gì nhà thơ đang thấy
diễn ra ở trước mắt. Đấy là nỗi cô đơn của sự tách rời, của cuộc đời không định hướng.
Đến khổ thơ cuối, ánh mắt của nhà thơ không chỉ bao quát toàn cảnh tràng giang mà mở ra rộng hơn ở tầm cao,
tầm xa để vẽ lên bức tranh bầu trời lúc hoàng hôn xuống:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Không có khổ thơ nào trong “Tràng giang” lại vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh trời chiều trên sông nước rõ
ràng và gợi cảm như ở khổ thơ này. Nơi đây, thiên nhiên buồn nhưng cũng thật tráng lệ. Mùa thu, những đám
mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời, ánh dương phản chiếu trông lấp lánh như những núi bạc. Từ láy
“lớp lớp” được tác giả đảo lên đầu câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh mây trời cứ nối tiếp nhau trùng điệp
làm tăng thêm sự hùng vĩ của thiên nhiên. Trên nền trời hùng vĩ ấy, nhà thơ điểm thêm một cánh chim nhỏ tạo
nên thế đối lập giữa bầu trời rộng lớn và cánh chim nhỏ bé. Câu thơ đặc sắc ở chỗ: cánh chim gắn liền với bóng
chiều sa để người đọc dễ tưởng tượng bóng chiều sa vốn vô hình trở nên hữu hình. Cánh chim nhỏ là biểu hiện
của sự sống, khát vọng, ước mơ bay liệng, tuy có gợi lên một chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng vẫn không vơi
được nỗi buồn của thi nhân. Nỗi cô đơn buồn sầu như đang trào dâng lại trở về lắng đọng trong tim không được
chia sẻ cùng ai nên nhân lên gấp bội, tràn ra khỏi tâm hồn nhà thơ. Ở câu thơ thứ ba xuât hiện từ “lòng quê” –
hiện lên nỗi nhớ quê hương được cuốn vào và trải dài theo dòng nước tràng giang. Từ láy “dợn dợn” biểu trưng
cho cảm xúc nhớ quê hương ùa về ào ạt và chảy tràn trên muôn nhịp sóng. Giữa cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ
nhưng thấm đượm nỗi buồn man mác khiến cho tác giả chỉ ngắm nhìn hoàng hôn thôi cũng nhớ nhà da diết.
Có thể nói, Huy Cận có sự cảm nhận vô cùng tinh tế và nhạy cảm với cảnh tượng thiên nhiên bát ngát, không gian
vô tận, hướng tới thời gian vĩnh hằng. “Tràng giang” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn
thể hiện rõ nỗi buồn, sự cô đơn của con người trước không gian rộng lớn, bao la của vũ trụ, của cuộc đời.




×