Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ðánh giá hiện trạng môi truờng địa bàn thành phố việt trì những đề xuất, phương án và giải pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.13 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

PHAN XUÂN TRƯỜNG

Tên đề tài

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ. NHỮNG ĐỀ XUẤT,
PHƯƠNG ÁN VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2013 – 2015

Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, được sự quan tâm dẫn dắt và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường
cũng như các thầy cô giáo trong trường, nhất là các thầy cô giáo trong khoa Môi
trường, những người đã tận tình dạy dỗ, trực tiếp truyền đạt cho tôi kiến thức quý
báu về chuyên ngành và đạo đức lối sống.
Thời gian thực tập là dịp để tôi được cọ sát với thực tế, tạo cho tôi sự hiểu
biết thêm về chuyên môn, kiến thức, tay nghề của mình trang bị những kiến thức
cần thiết khi bước vào làm thực tế, đồng thời giúp tôi biết thêm tầm quan trọng của
Môi trường sống với con người và sự phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó, tôi cũng
hiểu một cán bộ Môi trường không chỉ am hiểu về những vấn đề lý luận mà còn
phải vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt những kiến thức đã học ở trường vào
thực tế và giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh được tốt hơn.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Môi trường đã tận tụy dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học
tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lương Văn Hinh
đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ trong Trung tâm quan
trắc và bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ, phòng Bảo vệ môi trường nơi tôi nghiên
cứu. Cảm ơn Anh Luận, anh Cường, anh Hiếu, chị Hòa, chị Hiền, chị Hằng đã tận
tình chỉ dạy, đóng góp những ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình thực tập, song do thời gian thực tập
hạn chế và những hiểu biết còn non kém nên báo cáo tốt nghiệp của tôi không thể
tránh những sai sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô

giáo để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Phú Thọ, Ngày 05 Tháng 08 Năm 2014
Sinh viên thực tập
Phan Xuân Trường


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Trích kết quả phân tích môi trường đất thành phố Việt Trì ................... 17
Bảng 4.2. Trích kết quả phân tích môi trường nước nội đồng ảnh hưởng của CN
thành phố Việt Trì ................................................................................ 19
Bảng 4.3. Trích kết quả phân tích môi trường nước nội đồng ảnh hưởng đô thị của
thành phố Việt Trì ................................................................................ 22
Bảng 4.4. Trích kết quả phân tích môi trường nước sông Hồng thành phố Việt Trì 25
Bảng 4.5. Trích kết quả phân tích môi trường nước sông Lô thành phố Việt Trì .... 28
Bảng 4.6. Trích kết quả phân tích môi trường nước ngầm ảnh hưởng bởi CN thành
phố Việt Trì .......................................................................................... 31
Bảng 4.7. Trích kết quả phân tích môi trường nước ngầm ảnh hưởng đô thị, dịch vụ
thành phố Việt Trì ................................................................................ 32
Bảng 4.8. Trích kết quả phân tích môi trường không khí một số khu vực bị ảnh
hưởng của CN thành phố Việt Trì ......................................................... 37
Bảng 4.9. Trích kết quả phân tích môi trường không khí một số khu vực bị ảnh
hưởng của đô thị, dịch vụ, du lịch thành phố Việt Trì ........................... 41
Bảng 4.10. Trích kết quả phân tích môi trường không khí một số khu vực bị ảnh
hưởng của làng nghề thành phố Việt Trì ............................................... 43


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới quan trắc môi trường.......................................... 7
Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Việt Trì ....................................... 13

Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến thông số COD trong môi trường nước nội đồng ảnh
hưởng của CN thành phố Việt Trì ......................................................... 21
Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong môi trường nước nội đồng ảnh
hưởng đô thị của thành phố Việt Trì ..................................................... 24
Hình 4.4. Biểu đồ diễn biến thông số COD trong môi trường nước sông Hồng của
thành phố Việt Trì ................................................................................ 27
Hình 4.5. Biểu đồ diễn biến thông số BOD5 trong môi trường nước sông Lô thành
phố Việt Trì .......................................................................................... 29
Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong môi trường nước ngầm ảnh
hưởng bởi CN thành phố Việt Trì ......................................................... 30
Hình 4.7. Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong môi trường nước ngầm ảnh
hưởng đô thị, dịch vụ thành phố Việt Trì .............................................. 33
Hình 4.8. Biểu đồ diễn biến trong không khí khu vực bị ảnh hưởng của CN thành
phố Việt Trì .......................................................................................... 40
Hình 4.9. Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh
hưởng của đô thị, dịch vụ, du lịch thành phố Việt Trì ........................... 42
Hình 4.10. Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh
hưởng của làng nghề thành phố Việt Trì. .............................................. 44


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CN

: Công nghiệp

BVMT

: Bảo vệ môi trường


KCN

: Khu công nghiệp

KĐT

: Khu đô thị

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

GHCP

: Giới hạn cho phép

KPH

: Không phát hiện

NTSH

: Nước thải sinh hoạt

XLNT


: Xử lí nước thải

CNH-HDH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TP

: Thành Phố


MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu của đề tài ........................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài.................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................. 3
2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 4
2.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 4
2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường ở địa bàn thành phố Việt Trì và những
tác động của nó đến đời sống của người dân. .................................................... 4
2.3.2. Quan trắc môi trường ở Việt Nam nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng 6
2.3.3. Công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
trên địa bàn thành phố Việt Trì ......................................................................... 8
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 10
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 10
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 10

3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường địa bàn TP.
Việt Trì........................................................................................................... 10
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường địa bàn Thành phố Việt Trì. ................ 11
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lí, xử lí, nâng cao chất lượng môi trường
môi trường tại Thành phố Việt Trì. ................................................................. 11
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
3.4.1.
Phương pháp thu thập tài liệu .......................................................... 11
3.4.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ................................................. 11
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh ......................................... 11
3.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 12
3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến. ............................................................ 12
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 13
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn TP. Việt Trì tỉnh Phú
Thọ .................................................................................................................... 13
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 13
4.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội ................................................................... 16
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn TP. Việt Trì qua các thông số quan
trắc đo đạc .......................................................................................................... 16


4.2.1. Môi trường đất ...................................................................................... 16
4.2.2. Môi trường nước................................................................................... 18
4.2.3. Môi trường không khí ........................................................................... 36
4.3. Đề xuất giải pháp .................................................................................................. 47

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 50
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 50
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 50


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC .................................................................................................... 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang từng bước phát triển thành một nước công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị…được xây dựng lên
nhằm đáp ứng tiến độ tăng trưởng đó. Sự phát triển của đất nước nói trên mang đến
những cải biến về mức sống của người dân, cũng như điều kiện kinh tế, văn hóa –
xã hội ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực không thể không tồn tại những mặt tiêu cực và điều tiêu cực ấy chính là sự
ô nhiễm môi trường.
Hiện nay trong nước nói chung cũng như thành phố Việt Trì nói riêng đang có
nhiều hoạt động thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn,
góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trong quá trình phát
triển nói trên thường mang lại những tác động xấu, gây sức ép đến môi trường xung
quanh. Mặc dù đã có những biện pháp để phòng chống, ngăn chặn và khắc phục. Tuy
vậy môi trường sống vẫn đang ngày một bị ô nhiễm. Vì vậy, vấn đề môi trường và
BVMT mang tính cấp thiết và đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, là mục tiêu
hàng đầu của TP.Việt Trì nói riêng, của Việt nam và các nước trên thế giới nói chung.
Để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường. Đất nước nói chung cũng
như TP. Việt Trì nói riêng đã và đang thực hiện những biện pháp quản lý và kiểm
soát ô nhiễm môi trường với các công cụ kiểm soát có hiệu quả cao như công cụ
pháp lý, công cụ kinh tế… Đặc biệt trong đó là công cụ quan trắc môi trường.
Số liệu, kết quả quan trắc môi trường phục vụ quan trọng cho việc đánh giá
hiện trạng môi trường. Giúp cho việc dự báo, cảnh báo chính xác các yếu tố đã và

đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm tăng cường công tác quản lý, định
hướng xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với
BVMT từ đó phát triển bền vững và tạo ra một môi trường sống tốt cho con người ở
TP. Việt Trì nói riêng và cho cả đất nước nói chung.


2

1.2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Quan trắc, thống kê, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường địa bàn
thành phố Việt Trì.
- Nghiên cứu đưa ra các yếu tố đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Đánh giá mức những ảnh hưởng của các yếu tố nói trên. Đưa ra những yếu tố
đã và đang có tính ảnh hưởng nhất đến sự ô nhiễm môi trường.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường địa bàn TP. Việt Trì
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, nắm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên địa
bàn TP. Việt Trì.
- Nắm vững những số liệu quan trắc trên địa bàn TP để từ đó tiến hành thống
kê, nghiên cứu.
- Đánh giá các tác động của môi trường đối với đời sống, kinh tế - xã hội TP.
Việt Trì.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác
sau này.
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào
quá trình thực hiện đề tài.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của mọi người về
vấn đề môi trường.
- Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục
nhận thức của người dân về môi trường.
- Xác định hiện trạng môi trường địa bàn TP. Việt Trì.
- Đưa ra được những đề xuất, phương án, giải pháp góp phần vào BVMT.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
* Các khái niệm:
- Khái niệm môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật ( Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam ).
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến con người, sinh vật ( Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005).
- Khái niệm quan trắc môi trường: Là quá trình theo dõi có hệ thống về môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh
giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi
trường ( Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005).
- Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc
gia, phục vụ cho việc xấy dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng
trọng điểm đã được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy
thoái môi trường.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao
đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Khái niệm đánh giá hiện trạng môi trường: là đánh giá trạng thái môi trường
được thể hiện trên các phương diện:
+ Tình trạng môi trường vật lý- sinh học hiện thời ( không khí, đất, nước, hệ
sinh thái, dân cư, sức khỏe cộng đồng…).
+ Tình trạng kinh tế - xã hội tác động lên môi trường ( tình hình khai thác và
sử dụng.
+ Các giải pháp BVMT đã thực hiện.


4

+ Các xu hướng biến động của môi trường trong tương lai gần.
Đánh giá hiện trạng môi trường là một phần không thể thiếu được trong các
báo cáo nghiên cứu môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chương trình
phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như các địa phương.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 của Bộ TNMT về
quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động
môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
- Căn cứ quyết định số 3485/2007/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc quy định một số điểm cụ thể về BVMT và kiểm soát
ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Căn cứ quyết định số 4122/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND
tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt chiến lược BVMT tỉnh Phú Thọ đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020.

- Căn cứ quyết định số 2317/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 của Chủ tịch UBND
tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt dự án thực hiện lưới quan trắc phân tích cảnh báo
môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến năm 2015.
- Thông tư số 12/2014/TT – BTNMT ngày 17 tháng 02 năm 2014 ban hành “
Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt “.
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường ở địa bàn thành phố Việt Trì và
những tác động của nó đến đời sống của người dân.
Hiện trạng 3 môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn thành phố:
* Môi trường đất:
Hiện nay, chất lượng đất hầu hết các khu vực trên đại bàn thành phố Việt Trì
vẫn chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do quá trình phát triển
của nền kinh tế trị trường, khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp, đô thị hóa
diễn ra một cách ồ ạt khó kiểm soát đã làm các chỉ tiêu trong môi trường đất tăng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Trích kết quả phân tích môi trường đất thành phố Việt Trì ................... 17
Bảng 4.2. Trích kết quả phân tích môi trường nước nội đồng ảnh hưởng của CN
thành phố Việt Trì ................................................................................ 19
Bảng 4.3. Trích kết quả phân tích môi trường nước nội đồng ảnh hưởng đô thị của
thành phố Việt Trì ................................................................................ 22
Bảng 4.4. Trích kết quả phân tích môi trường nước sông Hồng thành phố Việt Trì 25
Bảng 4.5. Trích kết quả phân tích môi trường nước sông Lô thành phố Việt Trì .... 28
Bảng 4.6. Trích kết quả phân tích môi trường nước ngầm ảnh hưởng bởi CN thành
phố Việt Trì .......................................................................................... 31
Bảng 4.7. Trích kết quả phân tích môi trường nước ngầm ảnh hưởng đô thị, dịch vụ
thành phố Việt Trì ................................................................................ 32

Bảng 4.8. Trích kết quả phân tích môi trường không khí một số khu vực bị ảnh
hưởng của CN thành phố Việt Trì ......................................................... 37
Bảng 4.9. Trích kết quả phân tích môi trường không khí một số khu vực bị ảnh
hưởng của đô thị, dịch vụ, du lịch thành phố Việt Trì ........................... 41
Bảng 4.10. Trích kết quả phân tích môi trường không khí một số khu vực bị ảnh
hưởng của làng nghề thành phố Việt Trì ............................................... 43


6

- Do hoạt động giao thông vận tải: Lượng lớn các phương tiện giao thông vận
tải thải ra các loại bụi bặm cũng như tiếng ồn lớn…
* Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng:
- Do ô nhiễm môi trường nước:
Nhìn chung môi trường nước vẫn chưa bị ô nhiễm ở mức cao. Tuy nhiên, tại
một số khu vực tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, các nhà hàng dịch vụ ăn uống các khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt...đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ và theo chiều hướng gia tăng.
- Do ô nhiễm môi trường không khí:
Môi trường không khí đang có dấu hiệu bị ô nhiễm chủ yếu do khí và bụi thải
thải tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp, các khu vực khai
thác chế biến khoáng sản đặc biệt là khai thác, chế biến đá xây dựng, các tuyến
đường giao thông xuống cấp, lưu lượng xe tham gia giao thông nhiều... phát sinh
các khí thải, dung môi hữu cơ, bụi đã tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Do ô nhiễm môi trường đất:
Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất cây trồng, làm nhiễm bẩn
nguồn nước ngầm từ đó gia tăng chi phí xử lý nguồn nước cấp, gây bệnh tật cho
người và động thực vật. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung môi trường đất chưa
bị ô nhiễm. Tuy nhiên tại một số khu vực do các tác động của con người, do thải bỏ
trực tiếp hoặc chôn lấp các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại... không hợp vệ

sinh đã dẫn đến tình trạng môi trường đất đang có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là tại
các khu vực tiếp nhận trực tiếp các loại chất thải không được thu gom xử lý triệt để.
2.3.2. Quan trắc môi trường ở Việt Nam nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng
* Quan trắc môi trường ở Việt Nam đã không còn là một khái niệm xa lạ. Với
sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thì ngày càng nhiều người hiểu biết rõ về nó.
Hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm từ
năm 1994 ngay sau khi luật BVMT được ban hành. Năm 2005 có khoảng 25 trạm
quan trắc môi trường quốc gia. Đến tháng 12 năm 2013 tại Việt Nam có 30 trạm
quan trắc không khí tự động, liên tục (27 trạm cố định và 3 xe di động) tại các thành
phố lớn và cả các địa phương. Ngoài ra, theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi
trường không khí sẽ được tăng cường thêm 58 trạm tính đến năm 2020. Tính đến


7

nay đã có 57 địa phương trong cả nước thành lập Trung tâm Quan trắc môi trường
với các tên gọi khác nhau, trực thuộc Sở TN&MT hoặc Chi cục Môi trường.
Cơ cấu tổ chức mạng lưới:

Bộ TN- MT

Các bộ
ngành, địa
phương

Các trạm
vùng đất liền

Các trạm
vùng biển


Cục Môi
trường

Các tổ chức

Các trạm
chuyên đề

Các trạm địa
phương

Phòng thử
nghiệm môi
trường

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới quan trắc môi trường
Mạng lưới quan trắc môi trường ngày càng được chú trọng hơn với các kế
hoạch dài hạn trong tương lai. Cụ thể là các kế hoạch quy hoạch hệ thống quan trắc
môi trường Việt Nam đến năm 2020. (Quyết định 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/1/2007
về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi
trường quốc gia đến năm 2020”).
* Quan trắc môi trường ở thành phố Việt Trì
Với sự phát triển ngày càng mạnh của mạng lưới hệ thống quan trắc môi
trường ở nước ta hiện nay thì thành phố Việt Trì ( Tỉnh Phú Thọ ) cũng đã có cho
mình trung tâm quan trắc riêng thành lập vào năm 2005 ( Phụ lục 1). Trong năm
2014, trung tâm được giao triển khai dự án “Thực hiện lưới quan trắc phân tích cảnh
báo môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” từ năm 2011 đến năm 2015.



8

Trong đó, trung tâm tiến hành thu thập mẫu, đo đạc các thông số chỉ tiêu để tổng
hợp, phân tích từ đó đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh nhằm cung cấp kịp thời
những thông tin chính xác về diễn biến môi trường.
2.3.3. Công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
trên địa bàn thành phố Việt Trì
* UBND tỉnh Chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ về BVMT.
- Xây dựng rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
phát triển cho phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như
quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Kịp thời ban hành các kế hoạch của UBND tỉnh chỉ đạo hướng dẫn các cấp tổ
chức thực hiện và hưởng ứng hành động như chương trình quốc gia, quốc tế về bảo
vệ môi trường…Phê duyệt các đề tài dự án điều tra cơ bản về tài nguyen môi
trường, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường như “ Lưới
quan trắc môi trường”, đánh giá sinh học vùng ngập nước…
- Triển khai các dự án: các dự án như điều tra, đánh giá tình hình ô nhiễm tại các
vùng nhạy cảm về môi trường, thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên
địa bàn thành phố…
- Các kế hạch của UBND tỉnh đã ban hành để tăng cường công tác BVMT trên địa
bàn tỉnh:
+ Kế hoạch hanh động Đa dạng sinh học
+ Kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục và cải thiện ô
nhiễm môi trường
+ Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2020 và triển
khai Luật Bảo vệ Môi trường 2005.
* Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước về môi trường các cấp:
Trong địa bàn tỉnh đã thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường, thành phố Việt
Trì có Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi

trường. Bên dưới là các tổ chức BVMT ở địa phương.
* Nhiệm vụ quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường:
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện quan trắc, phân tích chất
lượng môi trường không khi, đất, nước định kì (4 lần/năm) theo đúng lưới điểm và


9

tần suất đã xác định theo dự án:”Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo môi
trường hằng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn
2011 – 2015”. Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm theo quy định của
Luật Bảo vệ Môi trường.
* Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường đã được
nhà nước ban hành tương đối đầy đủ, việc thực hiện áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng
quy định.
* Đầu tư chính sách, sử dụng kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường:
Chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp BVMT đã tăng dần
theo tốc độ phát triển của tỉnh, đảm bảo khoảng 1% tổng chi ngân sách địa phương.
Tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên chi phí cho công tác BVMT vẫn còn
thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nhiệm vụ đặt ra.
* Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lí vi phạm về BVMT và tội phạm về
môi trường
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BVMT đã và
đang được quan tâm và tăng cường. Bước dầu đã hạn chế được mức độ gia tăng ô
nhiễm và đã quan tâm phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường ở một số khu vực
bị su thoái. Hằng năm có tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát định kì. Qua kiểm tra,
nhắc nhở các đơn vị nghiêm túc thực hiện pháp luật về BVMT. Thực hiện các biện
pháp xử lí nghiêm đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật

về BVMT.
* Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về BVMT:
Sở Tài nguyên Môi trường đã phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường
phổ biến về tầm quan trọng và trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, địa phương về
BVMT. Tuyên truyền nghị quyết số 41- NQ/TW bảo vệ môi trường trong thời kì
đẩy mạnh CNH- HDH đất nước. Chương trình hành động của chính phủ …đã chủ
động tiến hành các hoạt động tuyên truyền nhận thức về BVMT cho người dân…
Các cơ quan quản lí và các đoàn thể tổ chức giáo dục, tập huấn phổ biến nâng cao
nhận thức pháp luật về BVMT, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật.
Các kĩ năng về môi trường cho các cán bộ chủ chốt, quản lí môi trường ở các cấp.


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới quan trắc môi trường.......................................... 7
Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Việt Trì ....................................... 13
Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến thông số COD trong môi trường nước nội đồng ảnh
hưởng của CN thành phố Việt Trì ......................................................... 21
Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong môi trường nước nội đồng ảnh
hưởng đô thị của thành phố Việt Trì ..................................................... 24
Hình 4.4. Biểu đồ diễn biến thông số COD trong môi trường nước sông Hồng của
thành phố Việt Trì ................................................................................ 27
Hình 4.5. Biểu đồ diễn biến thông số BOD5 trong môi trường nước sông Lô thành
phố Việt Trì .......................................................................................... 29
Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong môi trường nước ngầm ảnh
hưởng bởi CN thành phố Việt Trì ......................................................... 30
Hình 4.7. Biểu đồ diễn biến nồng độ NH4+-N trong môi trường nước ngầm ảnh
hưởng đô thị, dịch vụ thành phố Việt Trì .............................................. 33
Hình 4.8. Biểu đồ diễn biến trong không khí khu vực bị ảnh hưởng của CN thành
phố Việt Trì .......................................................................................... 40
Hình 4.9. Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh

hưởng của đô thị, dịch vụ, du lịch thành phố Việt Trì ........................... 42
Hình 4.10. Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh
hưởng của làng nghề thành phố Việt Trì. .............................................. 44


11

+ Du lịch – thương mại
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường địa bàn Thành phố Việt Trì.
Từ những số liệu đã tổng hợp từ quan trắc, xác định hiện trạng môi trường
thành phố Việt Trì, những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm. Những điểm
nóng ô nhiễm, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường thành phố.
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lí, xử lí, nâng cao chất lượng môi trường
môi trường tại Thành phố Việt Trì.
Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm, những diểm nóng ô nhiễm, tiến
hành đề xuất những giải pháp xử lí, những kế hoạch khắc phục cũng như nâng cao
chất lượng môi trường địa bàn thành phố Việt Trì
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Được thực hiện trên cơ sở thu thập từ:
+ Các văn bản pháp quy có liên quan.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Các tài liệu về hiện trạng môi trường của địa phương.
+ Các tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Các tài liệu về môi trường từ phòng Bảo vệ môi trường Thành phố Việt Trì.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra phỏng vấn.
+ Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn hộ gia đình và cơ quan công sở trên địa bàn TP.
+ Hình thức phỏng vấn: Lập bộ câu hỏi phỏng vấn, sau đó tiến hành phát

phiếu điều tra:
( Mẫu phiếu điều tra xem ở phần phụ lục 2)
3.4.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Thu thập, thống kê những số liệu quan trắc đo đạc được từ các điểm quan
trắc trong địa bàn thành phố
- Tiến hành nhập số liệu và mã hóa số liệu vào phần mềm Excel để xử lý số
liệu. Sau đó tiến hành vẽ biểu đồ, bảng biểu đối với số liệu đã được xử lý.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh


12

- Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có
liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo,
từ Internet, sách, báo…) sau đó tiến hành phân tích.
- So sánh những số liệu quan trắc đo đạc được với các kết quả của các năm
trước hoặc với các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành.
3.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát ở 1 số điểm đã quan trắc trên địa bàn Thành phố Việt Trì
nhằm có được những nhận định khách quan về hiện trạng môi trường.
3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến.
Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm như thầy, cô giáo hướng
dẫn, các anh, chị làm việc tại trung tâm thực tập nhằm có được nhưng định hướng
tốt nhất cho đề tài cũng như hiểu được những vấn đề khó khăn, nan giải trong công
tác bảo vệ môi trường Thành phố.


13

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn TP. Việt Trì tỉnh
Phú Thọ

Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Việt Trì
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với
cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt
và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc. Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của
tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông Hồng, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km
về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là 25 km về phía tây.
Nằm ở Ngã ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng
sông Lô và sông Đà xanh biếc, đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội. Vì thế, Việt Trì
còn được biết đến với cái tên thân thương: Thành phố ngã ba sông.


14

Địa giới hành chính của Việt Trì như sau: phía bắc giáp huyện Phù Ninh, phía
tây và tây nam giáp huyện Lâm Thao, phía nam giáp huyện Ba Vì, Hà Nội phía
đông giáp các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Sông Lô.
- Địa hình – đất đai
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình
đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về
phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây - Tây
Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.
Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ
50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, ở
đây đã có sự định cư của người Việt cổ. Thành phố Việt Trì có tổng diện tích tự

nhiên là hơn 11.174 ha, trong đó đất nông nghiệp là hơn 5.319 ha, chiếm 47,61%;
đất phi nông nghiệp chiếm 49,51% (khoảng 5.532 ha); đất chưa sử dụng chiếm
2,88% (hơn 322 ha).
- Khí hậu – thời tiết – thủy văn
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa
đông lạnh sâu sắc với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, nét đặc trưng của
Miền Bắc Việt Nam.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C.
Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm.
Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.
- Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất : Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của
TP.Việt Trì được chia theo các nhóm sau: đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến
thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thường có độ cao trên
100m, độ dốc lớn, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này
thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25 có thể sử dụng trồng cây
công nghiệp.
Tài nguyên rừng: Do ở vào vùng đồng bằng nên trữ lượng rừng TP.Việt Trì
tương đối ít.
Tài nguyên khoáng sản: Thành phố không giàu tài nguyên khoáng sản nhưng
lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước
khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 15 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận
lợi, trữ lượng chưa khai thác còn rất nhiều khoảng 12 triệu tấn. Fenspat có khoảng 3


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CN

: Công nghiệp


BVMT

: Bảo vệ môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

KĐT

: Khu đô thị

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

GHCP

: Giới hạn cho phép

KPH

: Không phát hiện

NTSH


: Nước thải sinh hoạt

XLNT

: Xử lí nước thải

CNH-HDH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TP

: Thành Phố


16

4.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội
- Văn hóa
Là kinh đô Văn lang xưa các Vua Hùng dựng nước cách đây mấy ngàn năm ,
nơi in đậm các di tích, di chỉ khảo cổ học, nơi khởi thủy nền văn minh lúa nước
sông Hồng. Đặc biệt , khu di tích lịch sử Đền Hùng, nơi thờ Đức quốc tổ Hùng
Vương , một di tích quan trọng bậc nhất quốc gia đã và đang trở thành điểm đến
mang yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, đậm tính nhân văn. Vì vậy, Việt Trì có điều kiện
để xây dựng và phát triển trở thành phố du lịch lễ hội về với cội nguồn với nhiều di
tích văn hóa- lịch sử tâm linh mang đậm dấu ấn vùng đất Tổ , cội nguồn dân tộc
Việt Nam và tiến tới là thành phố di sản của thế giới.
- Giáo dục
Hệ thống lớn các trường đại học - cao đẳng và trung cấp tại Việt Trì đã và
đang được xây dựng .
- Y tế
Hệ thống các bệnh viện trong địa bàn thành phố ngày càng được xây dựng mới

và khang trang với các thiết bị y tế ngày càng hiện đại.
- Tiềm năng Du lịch và thương mại
+ Du lịch
Khách du lịch đến Việt Trì chủ yếu là khách nội địa đến thăm Đền Hùng.
Hằng năm có trên 2 triệu lượt người, số khách quốc tế khoảng 5.000- 7.000 người.
- Thương mại – dịch vụ
Toàn thành phố có một chợ lớn ở trung tâm ( chợ trung tâm) , 4 chợ cấp thành
phố, 4 chợ cấp phường và các chợ khu dân cư. Có 7 siêu thị.
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn TP. Việt Trì qua các thông
số quan trắc đo đạc
Tên mẫu: Mẫu không khí, mẫu nước và mẫu đất.
Địa điểm: Tp. Việt Trì.
Ngày quan trắc: 01- 26/7/2013.
Ngày phân tích: 01 – 31/7/2013.
4.2.1. Môi trường đất
(Lấy theo kết quả quan trắc, phân tích môi trường trung bình trong năm 2013).
Tổng số điểm quan trắc: 06 điểm (06 mẫu/năm). Tại khu vực đất trồng rau
phường Bạch Hạc (01 điểm), đất nông nghiệp xã Thanh Đình (01 điểm), đất nông


17

nghiệp xã Thụy Vân (01 điểm), đất đồi xã Hy Cương (01 điểm), đất nông nghiệp xã
Hùng Lô (01 điểm), đất trồng rau sạch xã Tân Đức (01 điểm).
Bảng 4.1: Trích kết quả phân tích môi trường đất thành phố Việt Trì
đất trồng

đất trồng
đất nông


đất nông

đất đồi

đất nông

nghiệp xã

nghiệp xã

xã Hy

nghiệp xã

rau
Chỉ tiêu

Năm

rau sạch

phường
Thanh Đình

Thụy Vân

Cương

Hùng Lô
Đức


Bạch Hạc

pH

As mg/l

Cd mg/l

Cu mg/l

Pb mg/l

Zn mg/l

DDT mg/l

GHCP
xã Tân

Quý III/2011

6,82

6,54

6,82

6,91


6,97

6,97

Quý III/2012

6,93

6,68

6,94

6,96

7,06

7,11

Quý III/2013

7,03

6,73

6,89

7,02

7,11


7,16

Quý III/2011

0,468

0,123

0,375

0,140

0,267

0,711

Quý III/2012

0,473

0,129

0,382

0,148

0,272

0,716


Quý III/2013

0,465

0,123

0,376

0,144

0,269

0,711

Quý III/2011

0,019

0,013

0,041

0,014

0,024

0,037

Quý III/2012


0,025

0,021

0,050

0,023

0,031

0,043

Quý III/2013

0,021

0,016

0,046

0,020

0,028

0,039

Quý III/2011

0,354


0,201

0,412

0,171

0,482

0,284

Quý III/2012

0,363

0,212

0,420

0,182

0,489

0,292

Quý III/2013

0,358

0,205


0,415

0,175

0,482

0,286

Quý III/2011

0,712

0,372

0,811

0,403

0,588

0,649

Quý III/2012

0,721

0,380

0,822


0,412

0,597

0,658

Quý III/2013

0,713

0,369

0,813

0,401

0,590

0,651

Quý III/2011

2,024

1,972

2,257

1,943


1,241

1,368

Quý III/2012

2,035

1,981

2,264

1,950

1,250

1,376

Quý III/2013

2,024

1,975

2,257

1,942

1,242


1,363

Quý III/2011

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

Quý III/2012

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH


Quý III/2013

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và Bảo vệ Môi trường)

-

≤ 12

≤2

≤ 50

≤ 70

≤ 200

≤ 0,01



18

Ghi chú: GHCP – Giới hạn cho phép.
QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất.
QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất
bảo vệ thực vật trong đất.
Kết quả quan trắc, phân tích trung bình năm 2013 so sánh với GHCP của
QCVN 03:2008/ BTNMT, QCVN 15:2008/BTNMT, cho thấy: Các chỉ tiêu phân
tích đều trong GHCP.
Từ các thông số quan trắc và các kết quả đã phân tích được từ các bảng số
kiệu thống kê tại các điểm quan trắc ta đưa ra những đánh giá chung về hiện trạng
môi trường đất như sau:
Hiện nay, đất tại các khu vực quan trắc đều sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp,
trồng cây. Trong quá trình canh tác người dân đã sử dụng phân bón hóa học, sinh học
và thuốc bảo vệ thực vật. Tuy vây, dư lượng các thành phần trên đều trong GHCP.
4.2.2. Môi trường nước
- Môi trường nước nội đồng (ao, hồ, đầm, kênh, mương):
Tổng số điểm quan trắc 12 điểm (48 mẫu/năm), gồm các vị trí:
Ảnh hưởng của CN: hồ tổ 23 khu Lang Đài phường Bạch Hạc (01 điểm); đầm
Sen tổ 5 phường Bến Gót (01 điểm); đầm Gia tổ 4A phố Hồng Hà phường Tiên Cát
(01 điểm); mương thải từ KCN Thuỵ Vân ra phường Minh Phương (01 điểm); đầm
Bỗng xã Thuỵ Vân (01 điểm); đồng Con Gái xã Thuỵ Vân (01 điểm); đầm Cẩm Đội
xã Thuỵ Vân (01 điểm).
Ảnh hưởng của đô thị, dịch vụ: đẩm Cả phường Thọ Sơn (01 điểm); mương
tiếp nhận nước thải sinh hoạt ra khu vực phường Nông Trang (01 điểm); mương
tiếp nhận NTSH thành phố ra khu vực phường Gia Cẩm (01 điểm); mương tiếp
nhận NTSH phường Tiên Cát (01 điểm); mương tiếp nhận NTSH thành phố ra cống
thải Hạ Giáp phường Thanh Miếu (01 điểm).



×