Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

CHUYÊN đề 2 PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN PHÁP LUẬT và PHÁP CHẾ ở cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.87 KB, 28 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2:
PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở CẤP XÃ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Cung cấp kiến thức cơ bản có tính lý luận về pháp luật và pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
- Hình thành ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tiễn công tác ở cơ sở.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN HỌC VIÊN CẨN NẮM
- Khái niệm pháp luật, chức năng, vai trò của pháp luật
Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa, biện pháp tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
- Liên hệ thực tiễn tại địa phương.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

IV. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Bài giảng:
CHUYÊN ĐỀ 2.
PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở CẤP XÃ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
1. Quan niệm chung về pháp luật
1.1. Pháp luật là gì?


Câu hỏi: Sau khi sinh bao nhiêu ngày phải làm giấy khai sinh?
Sau khi chết bao nhiêu ngày phải làm giấy khai tử?
Bao nhiêu tuổi phải làm CMT?
Tại sao yêu nhiều mà chỉ được kết hôn theo chế độ 1vợ, 1chồng?


Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung và được
thực hiện lâu dài, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành (hoặc
thừa nhận), thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện bởi các
biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước.
=> Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự
của xã hội.
Câu hỏi:
1) Pháp luật ra đời khi nào?
2) Pháp luật có trước hay nhà nước có trước?
1.2. Các tính chất cơ bản của pháp luật
a. Tính quy phạm phổ biến
+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ mang tính phổ biến trong xã hội, pháp
luật không điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính đơn lẻ, ngẫu nhiên.
+ Quy phạm pháp luật đặt ra các hành vi, quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc
chung áp dụng phổ biến đối với tất cả mọi người tham gia quan hệ xã hội mà nó
điều chỉnh.
+ Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ hành chính
và trong thời gian lâu dài.
QPPL chỉ hết hiệu lực khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, hủy bỏ
hoặc các QPPL hết thời hiệu hoặc bị thay thế bởi các QPPL mới.


b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Pháp luật nói chung có các hình thức thể hiện như văn bản quy phạm pháp
luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp.
Tiền lệ pháp:
Tập quán pháp:
Ở nước ta pháp luật được thể hiện dưới các hình thức văn bản quy phạm

pháp luật.
c. Tính được đảm bảo bằng nhà nước
Nhà nước và pháp luật ra đời cùng lúc. Pháp luật do nhà nước ban hành và
đảm bảo thực hiện => nhà nước trao cho các QPPL tính quyền lực nhà nước bắt
buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và công dân.Nhà nước ban hành pháp luật để
điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Pháp
luật cũng là căn cứ tổ chức và hoạt động của Nhà nước, giúp Nhà nước quản lý xã
hội, giữ xã hội trong vòng trật tự, ổn định.
Để bảm đảm cho pháp luật được thực hiện, nhà nước tạo ra các tiền đề chính
trị, kinh tế, xã hội, áp dụng các biện pháp tư tưởng, thuyết phục, giáo dục, tổ chức,
khuyến khích…kể cả cưỡng chế khi cần thiết.
2. Chức năng của pháp luật
Chức năng của pháp luật là những hướng, mặt tác động cơ bản của pháp
luật tới các quan hệ xã hội.
2.1. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật
Bản thân xã hội luôn luôn tồn tại dưới dạng một hệ thống các quan hệ xã hội
thông qua mối liên kết giữa người với người (quan hệ xã hội). Khi chủ thể trong
các mối quan hệ xã hội có xu hướng phá vỡ mối liên kết đó để theo hướng đảm bảo
lợi ích và sự tự do của cá nhân riêng lẻ => tất yếu khách quan cần phải có phương
tiện để đảm bảo trật tự xã hội => pháp luật.
- Nội dung thể hiện theo hai hướng chính:


+ Pháp luật ghi nhận các quan hệ cơ bản, quan trọng và phổ biến trong xã
hội.
+ Pháp luật đảm bảo cho các quan hệ xã hội đó phát triển phù hợp với giai
cấp, lợi ích xã hội.
- Hình thức thể hiện: Pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể thông
qua 3 cách cơ bản sau:
Cho phép: được phép hoạt động trong một phạm vi nhất định.

Bắt buộc: buộc phải thực hiện một số hoạt động nhất định.
Cấm đoán: không cho phép tiến hành một số hoạt động nhất định.
Ngoài ra, pháp luật còn có thể tác động vào hành vi các chủ thể thông qua
các quy định, gợi ý, quy định về quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật.
2.2. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
Khi pháp luật “cấm đoán” một số hành vi của chủ thể (chủ yếu là các hành
vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức…) => nghĩa là pháp luật đảm bảo
cho các quan hệ xã hội phát triển một cách bình thường.
Chức năng bảo vệ của pháp luật lúc này được hiểu là bảo vệ các quan hệ xã
hội đã được pháp luật điều chỉnh. Khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ được
pháp luật điều chỉnh thì cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế ghi trong phần chế tài của QPPL đối với người thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật.
Ví dụ: Hôn nhân, gia đình:
1 vợ, 1 chồng => Vi phạm điều này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Vợ - chồng bình đẳng lẫn nhau => chống bạo hành, quyền và nghĩa vụ như
nhau…


2.3. Chức năng giáo dục của pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện, vì vậy, pháp luật không chỉ là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã
hội mà nó còn là nhân tố tác động lên ý thức con người => hình thành ý thức pháp
luật và hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật.
Cách xử sự được ghi trong pháp luật chính là cách xử sự phổ biến nhất, được
lựa chọn phù hợp với đạo đức tiến bộ xã hội => Pháp luật tác động vào ý thức của
con người để điều chỉnh hành vi phù hợp với cách cư xử tiến bộ, được xã hội, nhà
nước, tập thể và công dân chấp nhận.
3. Vai trò của pháp luật

3.1. Vai trò của pháp luật đối với kinh tế
Pháp luật trước hết thể hiện ở chỗ pháp luật là sự biểu hiện về mặt pháp lý
các quan hệ sản xuất, các quan hệ đó trở thành các quan hệ pháp luật tạo nên trật tự
pháp luật về kinh tế cho một nhà nước.
Thứ nhất: Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý cho các chủ thể kinh tế thực hiện
các hoạt động kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
Nhà nước là chủ thể quản lý cũng dựa vào chuẩn mực đó để quản lý các hoạt
động kinh doanh.
Thứ hai: Pháp luật là công cụ loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tùy tiện,
ngăn ngừa rối loạn, thiết lập trật tự, ổn định và hạn chế những mặt trái của kinh tế
thị trường.
Thứ ba: Pháp luật có thể kích thích một ngành, lĩnh vực kinh tế nào đó phát
triển hoặc kìm hãm thông qua các biện pháp khuyến khích, hạn chế hay ngăn cấm.
=> Pháp luật chính là phương tiện để thực hiện tốt những nguyên tắc làm
theo năng lực, hưởng theo lao động, thể chế hóa các quan hệ kinh tế, thể chế và
hoàn thiện các cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế.


3.2. Vai trò của pháp luật đối với đời sống dân sự
Pháp luật là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm và bảo vệ
sự ổn đinh của các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ nhất: Pháp luật ghi nhận và thể chế hóa các quyền tự do của công dân,
bản đảm cho các quyền và lợi ích hợp pháp đó được thực hiện.
Thứ hai: Pháp luật bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu
tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực, xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và
dân chủ.
Thứ ba: Pháp luật bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, danh dự và nhân
phẩm …của công dân.
3.3. Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị

- Đối với Đảng: Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng vào cuộc sống. Đồng thời là phương tiện để Đảng kiểm tra việc
thực hiện chủ trương đường lối của mình trong thực tiễn.
- Đối với Nhà nước: Pháp luật là phương tiện, là cơ sở pháp lý cho tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước, là sự ghi nhận về mặt pháp lý quyền và
trách nhiệm giữa nhà nước với xã hội, công dân và ngược lại.
- Đối với tổ chức chính trị - xã hội: Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các
tổ chức này, cũng là cơ sở cho việc giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội với
hoạt động chấp hành pháp luật của các tổ chức, công dân, là cơ sở cho quan hệ
phối hợp họat động của tổ chức chính trị - xã hội với nhà nước.
3.4. Vai trò của pháp luật đối với đạo đức
Câu hỏi thảo luận: Hãy phân tích vai trò của pháp luật với đạo đức và
ngược lại.

 Pháp luật với đạo đức
Đạo đức được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của


con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi
niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
* Giữa pháp luật và đạo đức có những điểm tương đồng và khác biệt.
- Điểm tương đồng:
+ Cả pháp luật và đạo đức đều là những bộ phận khác của hình thái ý thức xã hội.
+ Các quy phạm pháp luật hay quy phạm đạo đức đều là những quy phạm xã
hội, đều là những khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người, hướng hành
vi của con người vào những khuôn khổ trật tự nhằm đảm bảo hoạt động bình
thường của xã hội.
+ Pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Pháp luật và đạo đức đều là kết quả của quá

trình nhận thức trong đời sống xã hội. Chịu sự chi phối và tác động lại đời sống xã hội.
- Điểm khác biệt:
+ Pháp luật được hình thành do Nhà nước, đạo đức hình thành tự phát do
nhận thức cộng đồng xã hội.
+ Pháp luật thể hiện thành văn, đạo đức thể hiện thông qua dạng không thành văn.
+ Pháp luật thì cụ thể, rõ ràng, áp đặt dù muốn hay không, đạo đức là quá
trình tự nhận thức để điều chỉnh hành vi của mình, thực hiện một cách tự nguyện.
Đạo đức mang giá trị lâu dài, khi con người nhận thức họ sẽ tự điều chỉnh hành vi,
pháp luật dễ bị thay đổi ở những nơi vắng bóng pháp luật hay thiếu sự quản lý chặt
chẽ của Nhà nước.
+ Pháp luật được thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước bằng các phương
pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế… đạo đức được thực hiện bằng tòa án
lương tâm con người và dư luận xã hội.
* Nhưng giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại tác
động đan xen lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
- Giữa đạo đức với pháp luật


+ Pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định.
Những quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chỉ đạo việc
xây dựng pháp luật. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức được thể chế hóa thành
các quy phạm pháp luật.
+ Đạo đức tác động tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Nếu nó
phù hợp với đạo đức nó sẽ được công dân thực hiện nghiêm chỉnh và ngược lại.
Ví du: Truyền thống đạo đức của dân tộc ta quan niệm rằng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Quy tắc đạo đức trên đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 35

của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng,
biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha
mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền
chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ,
xúc phạm cha mẹ” => Khoản 2, Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, có hiệu
lực từ 1/1/2015.
- Giữa pháp luật với đạo đức
+ Pháp luật dựa trên một cơ sở đạo đức nhất định và ghi nhận, củng cố, bảo
vệ những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống
trị, những giá trị đạo đức truyền thống. Bằng cách này pháp luật góp phần củng
cố, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức xã hội, đảm bảo cho đạo đức trở thành
phổ biến hơn trong toàn xã hội.
Ví du: Điều 128 Bộ luật dân sự quy định “Giao dịch dân sự có mục đích và
nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”


+ Pháp luật loại bỏ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, phản tiến
bộ trong đời sống xã hội, ngăn chặn sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức, ngăn
chặn những quan niệm đạo đức trái với thuần phong mĩ tục.
Ví du: Pháp luật góp phần loại bỏ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc
hậu như thói gia trưởng, trọng nam khinh nữ…
4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp pháp luật
4.1. Quan niệm chung về văn bản quy phạm pháp luật
Theo:
+ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
+ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm
2004
Văn bản quy phạm pháp luật là: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự, hình thức
luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực

hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Đặc điểm:
- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành khác nhau theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Nó có tên gọi khác
nhau và có hiệu lực pháp lý cao thấp khác nhau.
- Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm
pháp luật. Đặc điểm này phân biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản
áp dụng pháp luật và các văn bản quản lý nhà nước khác.
- Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực về thời gian, không gian và đối
tượng áp dụng.
- Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp
luật được quy định cụ thể trong pháp luật.


4.2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bao gồm:
Thẩm quyền

Tên gọi
Hiến pháp

Quốc hội

Luật

Tính chất
Văn bản luật

Nghị quyết

Ủy ban thường vụ Quốc hội
Chủ tịch nước

Pháp lệnh
Nghị quyết
Lệnh
Quyết định

Chính phủ

Nghị định

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định

Bộ trưởng,TTCQNB

Thông tư

Chánh án TANDTC

Thông tư

Viện trưởng VKSNDTC

Thông tư

Hội đồng Thẩm phán TANDTC


Nghị quyết

Tổng kiểm toán Nhà nước

Quyết định

UBTVQH, Chính phủ với cơ
quan Trung ương của TC CTXH
Bộ trưởng, TTCQNB với nhau,
với
CATANDTC,
VTVKSNDTC
Hội đồng nhân dân
Uy ban nhân dân

Nghị quyết
liên tịch
Thông tư
liên tịch
Nghị quyết
Quyết định
Chỉ thị

Văn bản dưới luật


4.3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
a. Hiệu lực về thời gian
Theo quy định hiện hành, thời điểm có hiệu lực đối với văn bản QPPL được
xác định như sau:

* Đối với VĂN BảN QPPL TW
Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL được quy định trong văn bản
nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành (Điều 78
Luật 2008). Thời điểm có hiệu lực thường được quy định ở điều cuối cùng của văn
bản hoặc trong lời công bố Luật của Chủ tịch nước.
Hiện nay, quy định về việc xác định ngày tính hiệu lực của văn bản QPPL
vẫn chưa thực sự được thống nhất. Là ngày công bố, ký ban hành hay là ngày tiếp
theo của ngày đã công bố hoặc ký ban hành. Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 152 Bộ
luật dân sự 2005 quy định: “Khi thời hạn được xác định bằng ngày thì ngày đầu
tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác
định”. Vì vậy, cách tính phổ biến hiện nay là cộng vào ngày ký ban hành văn bản
một ngày.
Văn bản QPPL phải được đăng Công báo thì mới có hiệu lực thi hành. Trừ
các trường hợp:
- Văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
- Các trường hợp quy định các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp, văn bản
được ban hành để đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
(Điều 78 Luật 2008).

 Có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được
đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và đưa lên
các trang thông tin đại chúng.
Với các trường hợp này, chậm nhất là 2 ngày làm việc kể từ khi công bố
hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản phải gửi đến cơ quan Công báo để


đăng Công báo. Chậm nhất là 15 ngày sau, cơ quan Công báo phải đăng toàn văn
trên Công báo => văn bản trên Công báo có giá trị như văn bản gốc.
Hỏi: Xác định giá trị pháp lý của văn bản QPPL trong trường hợp sau: tại
văn bản xác định rõ “văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký” nhưng không thuộc 1

trong 2 trường hợp trên?
Trả lời: về mặt nguyên tắc, văn bản này sẽ không có giá trị pháp lý do vi
phạm quy định tại Điều 78 LBHV BQPPL. Tuy nhiên, đã có trường hợp VĂN BảN
QPPL đó được ban hành có nội dung có lợi cho đối tượng áp dụng quy định “văn
bản có hiệu lực kể từ ngày ký” vẫn có hiệu lực pháp luật và được áp dụng trên thực
tế. Ví dụ: Thông tư số 28/2009/TT-BTC ngày 10 tháng 2 năm 2009 về việc sửa đổi
mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi.
* Với các VĂN BảN QPPL ở địa phương
Văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày
HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản có
quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Văn bản của HĐND, UBND cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày
HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản có
quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
- Văn bản của HĐND, UBND cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày kể từ ngày
HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản có
quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Các trường hợp muộn hơn là khi “cần dành thời gian thích hợp để tuyên
truyền, phổ biến nội dung đến đối tượng thi hành, cần thời gian để người dân có
điều kiện cập nhật văn bản hoặc để chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức thực
hiện (điểm d, khoản 1 điều 3 Nghị định 91/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật BH VĂN BảNQPPL của HĐND và UBND).
* Hiệu lực hồi tố


Hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước) của VĂN BảN QPPL là trường hợp
văn bản phát sinh hiệu lực với các quan hệ xã hội phát sinh trước thời điểm bắt đầu
có hiệu lực pháp luật của văn bản đó.
Đối với các VĂN BảN QPPL ở TW, chỉ được áp dụng hiệu lực hồi tố trong

trường hợp thật cần thiết (Điều 79 Luật ban hành văn bản QPPL 2008). Những
trường hợp cần thiết này pháp luật không quy định rõ ràng nhưng thường là việc áp
dụng này để có lợi – tức là quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn với người thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật khi vào thời điểm đó đang có quy định trách nhiệm
pháp lý nặng hơn.
Ví dụ: Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 về việc thi hành
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự có quy định như sau: “Điểm
b khoản 2, các khoản 4, 8,32 điều 1 sửa đổi, bổ sung các điều 140,84,161,248 của
Bộ Luật hình sự và các quy định khác có lợi cho người phạm tội được áp dụng đối
với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm
2010 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc
đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích”.
Tuy nhiên, không được phép hồi tố với các trường hợp sau:
- Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện
hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý.
- Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Ví dụ: Quyết định 123/2008/QĐ-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất
khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong
biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành ngày 26 tháng 12 năm 2008. Ngày có hiệu lực của văn bản là ngày
02/02/2009, tuy nhiên Điều 3 của Quyết định lại xác định áp dụng với các vụ việc
xảy ra từ ngày 01/01/2009. Với quy định này, xác định trách nhiệm pháp lý nặng
hơn (tăng giá xuất nhập khẩu) vì vậy nó vi phạm nguyên tắc trên => về mặt pháp
lý, rõ ràng văn bản này đã áp dụng hồi tố không chính xác.


Theo Điều 51, Luật BH VĂN BảNQPPL của HĐND và UBND quy định:
“không quy định hiệu lực trở về trước với VĂN BảN QPPL của HĐND và UBND.
- Hậu quả phức tạp của việc cho phép HĐND, UBND ra các văn bản hồi tố
bởi vì nó sẽ gây tình trạng cục bộ địa phương.Ví dụ: cùng một hành vi, tỉnh A xác

định đến thời điểm x là không vi phạm nên cho hồi tố. Tỉnh B vẫn cho rằng hành vi
đó là vi phạm => mất sự thống nhất giữa các địa phương.
- Mặt khác, mặc dù không có quy định cụ thể, song, có thể nhận thấy rằng, cơ
quan có thẩm quyền của TW sẽ có trình độ lập pháp cao hơn nên các văn bản được
ban hành sẽ mang tính thống nhất, minh bạch hơn, đảm bảo được quyền lợi cho
các chủ thể cao hơn.
b. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
* Hiệu lực về không gian
Đối với các văn bản QPPL ở TW: “Văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng
đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy định khác
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác” (Điều 82 Luật 2008).
Đối với các văn bản QPPL của HĐND và UBND: “Văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính nào thì
có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó” (Điều 49 Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004).
Chú ý: Trong trường hợp các văn bản QPPL của HĐND, UBND mà chỉ có
hiệu lực trong phạm vi nhất định của địa phương thì phải được xác định ngay trong
văn bản đó.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân trong trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính được quy định tại Điều
50 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004:


- Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành các đơn vị hành
chính mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân của đơn vị hành chính được chia có hiệu lực đối với các đơn vị hành chính
mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành chính mới
ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế.

- Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một đơn vị
hành chính mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân của đơn vị hành chính được sáp nhập có hiệu lực đối với đơn vị hành
chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành chính
mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế.
- Trong trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính này
được sáp nhập về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có
hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được sáp nhập.
* Hiệu lực về đối tượng áp dụng
Đối với văn bản QPPL của TW được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức,
cá nhân (cả người nước ngoài ở Việt Nam), trừ trường hợp văn bản có quy định
khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia có quy định khác.
Đối với văn bản QPPL của địa phương có hiệu lực áp dụng với cơ quan, tổ
chức, cá nhân (cả người nước ngoài ở Việt Nam) khi tham gia các quan hệ xã hội
được văn bản QPPL đó điều chỉnh.
c. Những trường hợp văn bản hết hiệu lực
Văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp
sau (Điều 81 Luật 2008):
- Hết thời hạn đã được quy định sẵn trong văn bản QPPL. Thông thường văn
bản QPPL chỉ quy định thời điểm có hiệu lực mà không quy định thời điểm chấm
dứt vì các quan hệ xã hội do văn bản điều chỉnh luôn luôn trong trạng thái vận


động biến chuyển. Tuy nhiên, có những trường hợp văn bản quy định thí điểm một
vấn đề hay dự báo được khoảng thời gian tồn tại của quan hệ xã hội do văn bản đó
điều chỉnh hoặc áp dụng tạm thời một vấn đề…thì được quy định thời điểm kết
thúc ngay trong văn bản đó.
Ví dụ: Thông tư...

- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ
quan ban hành văn bản đó.
- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Mở rộng: Điều 8 Luật BH văn bản QPPL quy định: “Văn bản quy định chi
tiết phải được quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định
chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của
văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết. Thực tế hiện nay quy định
này vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Mặt khác, câu hỏi đặt ra là khi chấm dứt hiệu lực thì văn bản hướng dẫn
ban hành văn bản đó có hết hiệu lực theo không? Về mặt khoa học pháp lý thì khi
văn bản chấm dứt hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng hết hiệu lực theo.
Tuy nhiên, với trình độ lập pháp của Việt Nam chúng ta, thì điều này là chưa thể
thực hiện được.
Vì vậy, trên thực tế, có 2 cách xác định văn bản chấm dứt hiệu lực phổ biến
như sau:
 Văn bản mới được ban hành sẽ xác định rõ tên văn bản bị chấm dứt hiệu
lực (nội dung thường được ghi: Bãi bỏ văn bản số…, hoặc thay thế…)=>
đây là cách quy định khoa học.
 Văn bản QPPL thường quy định chung chung, không chỉ đích danh văn
bản bị mất hiệu lực bằng câu: “những quy định trước đây trái với…này
đều bị bãi bỏ” => cách quy định này gây khó dễ cho việc truy cứu văn bản
và áp dụng pháp luật của các chủ thể.


II. Thực hiện pháp luật
Pháp luật là một công cụ quản lý sắc bén song pháp luật chỉ có thể phát huy
được vai trò, giá trị trong việc duy trì trật tự và ổn định xã hội, tạo điều kiện cho xã
hội phát triển khi nó được tôn trọng và phát huy trong thực tế cuộc sống vì vậy
thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu kể từ khi pháp luật xuất hiện.

Thực hiện pháp luật là hình thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà
nước.
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Thực hiện pháp luật là một giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng
của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện với nhiều cáchc
thức khác nhau.
=> Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật (cơ quan,
tổ chức, cá nhân)
1. Các hình thức thực hiện pháp luật
Các quy phạm pháp luật rất phong phú nên cách thức thực hiện chúng cũng
rất khác nhau, cách thức thực hiện pháp luật của mỗi loại chủ thể pháp luật khác
nhau thì khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật , khoa
học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp luật như sau:
1.1.

Tuân thủ pháp luật

Là hình thức thực hiện pháp lụât trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế,
không tiến hành những hoat động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật
cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.


1.2. Thi hành (chấp hành) pháp luật
Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ
pháp lý của mình bằng những hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt
buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực
nhất định) được thực hiện ở hình thức này.
1.3. Sử dụng pháp luật

Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện quyền, tự
do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện).
Những quy phạm pháp luật quy định quyền, tự do pháp lý là những hành vi mà
pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủ thể thực hiện có thể thực hiện hoặc
không thực hiện các quyền tự do đó tùy theo ý chí của mình không bắt buộc phải
thực hiện.


1.4. Áp dụng pháp luật
Là hình thức thực hiện pháp luật,trong đó nhà nước thông qua các cơ quan
nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp
luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy
định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
những quan hệ pháp luật cụ thể.

Trường hợp thực hiện áp dụng pháp luật:
+ Khi cần áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với
các cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.


+ Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cụ thể
không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
+ Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ chủ thể của các bên tham gia
quan hệ pháp luật.
+ Khi kiểm tra, giám sát hoạt động.
+ Khi xác nhận, chứng nhận sự tồn tại của một số sự việc.
Đặc điểm:
+ Thứ nhất: Là hoạt động mang tính chất tổ chức – quyền lực nhà nước.
+ Thứ hai: Là hoạt động được thực hiện theo một thủ tục nhất định
+ Thứ ba: Là hiện tượng điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã

hội.
+ Thứ tư: Là hoạt động có tính sáng tạo.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Phân tích tình tiết đã xảy ra trên thực tế của vụ việc.
Bước 2: Lựa chọn văn bản QPPL sử dụng.
Bước 3: Ra quyết định giải quyết vụ việc.
Bước 4: Tổ chức thực hiện QĐ đã ban hành.
Câu hỏi thảo luận: Hãy phân tích tình huống sau để làm rõ các bước
thực hiện pháp luật:
A đột nhập vào nhà B khi B vắng nhà và lấy đi một số tài sản.

III. PHÁP CHẾ VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ Ở CẤP XÃ TRONG
GIAO ĐOẠN HIỆN NAY
1. Pháp chế là gì?
1. Khái niệm bản chất và đặc điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa


a. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Điều 2 Hiến pháp 2013
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.”
Pháp chế thường được hiểu là “chế độ trong đó đời sống và hoạt động xã
hội được đảm bảo bằng pháp luật”.
Theo Từ điển ngôn ngữ, Pháp chế còn được hiểu là “chế độ chính trị của

một nước trong đó việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội và điều hành các quan hệ
xã hội đều căn cứ vào pháp luật”.
Pháp luật và pháp chế là hai hiện tượng pháp lý khác nhau, độc lập tương
đối với nhau nhưng có mối liên hệ phổ biến, mật thiết với nhau: Pháp luật là hệ
thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;
được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế; là nhân tố điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
Như vậy pháp luật được biểu hiện chủ yếu trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật như: Hiến pháp, luật, bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ
quan nhà nước, lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị. Pháp luật đó mới tạo
ra khả năng có thể được thực hiện.
Hay nói cách khác pháp luật mới là tiền đề căn cứ pháp lý cho mọi hoạt
động cơ bản trong đời sống xã hội.
Pháp chế là pháp luật hành vi là hoạt động hay không hoạt động phù hợp với
những quy định của pháp luật: nhận biết pháp chế đòi hỏi phải nhận biết được các


quy định pháp luật hiện hành để đối chiếu vào trong đời sống xã hội xem mối liên
kết giữa quy định của pháp luật với hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trong xã
hội xem chúng có phù hợp với nhau không. Pháp chế là một phạm trù pháp lý phản
ánh một chế độ chính trị - xã hội trong đó các cơ quan nhà nước, các tổ chức và
mọi công dân quan hệ với nhau theo những quy định của pháp luật.
Nói một cách khái quát pháp chế là chế độ thực hiện pháp luật. Pháp chế là
sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp chế nói chung và pháp chế xã
hội chủ nghĩa khác nhau về bản chất. Nhà nước nào thì pháp luật ấy; nhà nước xã
hội chủ nghĩa có pháp luật xã hội chủ nghĩa, vậy pháp chế ở nước ta là pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
Có thể định nghĩa: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ của đời sống chính
trị - xã hội trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; các cơ quan nhà
nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và

mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách
nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp
luật.
b. Bản chất và đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định bởi pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Bởi vậy, bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa là bản chất của pháp chế xã hội
chủ nghĩa nhưng bản chất ấy được hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Để nhận
thức được sâu sắc bản chất của pháp chế xã hội chủ nghĩa cần tìm hiểu các đặc
điểm sau đây của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, nhà nước phải quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng
pháp luật; trong đời sống xã hội có nhiều loại quy phạm tác động, điều chỉnh hành
vi của con người như: quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo
và quy phạm kỹ thuật.
Trong quản lý xã hội, nhà nước không chỉ coi trọng pháp luật mà kết hợp
giữa pháp trị và đức trị, thừa nhận những quy phạm tôn giáo và các quy phạm xã


hội khác nếu không trái với lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và quyền, lợi ích chân
chính của công dân. Song pháp luật xã hội chủ nghĩa phải là công cụ chủ yếu mà
nhà nước được sử dụng trong quản lý xã hội; nội dung của pháp luật xã hội chủ
nghĩa bao gồm hệ thống các quy phạm tiên tiến, chứa đựng các quyền về chính trị,
các quyền về dân sự kinh tế của công dân. Đó là pháp luật của tạo hóa” pháp luật
phản ánh thực tế khách quan quy luật phát triển xã hội theo tư tưởng của Hồ Chí
Minh: “Bảy xin hiến pháp ban hành, trăm đều phải có thần linh pháp quyền”( Hồ
Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.l, tr.438).
Vì vậy, đòi hỏi nhà nước phải ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật làm
cơ sở, tiền đề cho pháp chế. Ngoài pháp luật ra, nhà nước còn quản lý xã hội bằng
kế hoạch, chính sách và các biện pháp chính trị, tư tưởng, biện pháp kinh tế, biện
pháp hành chính...
Song, pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý nhà nước. Bởi vì, nội dung

của pháp luật là yêu tố hàng đầu và rất cơ bản quy định nội dung, bản chất của
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Không có pháp luật xã hội chủ nghĩa thì không thể có
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức của các cơ quan nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở thể hiện trách nhiệm thường xuyên trong việc tổ
chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Các cơ quan nhà nước hoạt động
theo pháp luật; theo nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Cán
bộ, công chức khi thi hành công vụ phải đặt mình dưới pháp luật. Các hành vi lạm
quyền, cửa quyền, tham ô, lãng phí đều trái với nội dung của pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Thứ ba, các tổ chức chính trị (ở nước ta duy nhất là Đảng Cộng sản Việt
Nam). Đây là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhưng trong chế độ pháp
luật các tổ chức đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Các tổ chức đảng có các quyền và nghĩa vụ pháp lý bình đẳng như các chủ thể
khác. Các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên
đoàn lao động, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến


pháp và pháp luật. Các tổ chức này phải tham gia phối hợp cùng với Nhà nước
trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, động viên, giáo dục các thành viên của tổ
chức mình thực hiện pháp luật.
Thứ tư, các đơn vị kinh tế, là thương nhân (cá nhân), hộ gia đình, tổ hợp
tác, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều được bảo đảm quyền tự do
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và được bình đẳng với nhau trước pháp
luật. Mọi công dân phải không ngừng nâng cao ý thức pháp luật, sống và làm việc
theo pháp luật.
Thứ năm, các cơ quan tư pháp của Nhà nước thực hiện việc bảo vệ pháp
luật một cách thường xuyên, kịp thời; giải quyết có lý có tình mọi tranh chấp dân
sự, lao động, hành chính, thương mại, kinh tế; xét xử đúng người, đúng tội, đúng

pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật. Thực hiện một nề tư
pháp khách quan, công bằng, vô tư, bảo đảm công lý xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ cơ
chế hoạt động trong chế độ chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Pháp chế xã
hội chủ nghĩa là hình thức, phương pháp tổ chức và vận hành cơ chế Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Vì vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa trở
thành nguyên tắc do Hiến pháp quy định và là nguyên tắc tổ chức hoạt động của hệ
thống chính trị, nguyên tắc xử sự của mọi công dân. Đó là điều kiện và bảo đảm
pháp lý của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế:
Hỏi: Nhận định sau đúng hay sai? “Có pháp luật là có pháp chế”.
Trả lời: Nhận định sai. Có một hệ thống pháp luật ổn định không có nghĩa là
đồng nghĩa với pháp chế. Khi sự tồn tại của hệ thống pháp luật đó mà nội dung của
chúng không phù hợp với những đòi hỏi của công lý, của nền văn minh xã hội, các
điều kiện kinh tế - xã hội khách quan thì việc thực hiện pháp luật không được coi là
pháp chế.
Nói tóm lại, pháp chế là một chế độ pháp luật trong đó yêu cầu, đòi hỏi các
cơ quan nhà nước, các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ


trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp
luật, phải đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và
pháp luật... Pháp chế là nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của mọi cơ quan, tỏ
chức, là nguyên tắc trong hành vi xử sự của công dân.
2. Những yêu cầu của pháp chế
2.1. Đảm bảo tính thống nhất trong việc xây dựng, ban hành pháp luật và
thực hiện pháp luật
Hiến pháp và luật có tính tối cao. Các văn bản QPPL phải được ban hành
trên cơ sở luật và để thực hiện luật. Sự thống nhất của pháp chế được đảm bảo
bằng hiệu lực tối cao của luật so với các văn bản dưới luật. Văn bản dưới luật phải

phù hợp với văn bản luật. Văn bản QPPL của địa phương phải phù hợp, không mâu
thuẫn với văn bản của cơ quan nhà nước ở TW.
2.2. Các cơ quan, tổ chức nhà nước, cán bộ, công chức, các tổ chức chính
trị - xã hội và đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và
mọi công dân có nghĩa vu thực hiện, nghiêm chỉnh đầy đủ pháp luật.
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quan lý nhưng pháp luật là bắt buộc
với mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước. Bất kỳ một hành vi vi phạm
pháp luật nào cũng đều bị truy cứu trách nhiệm pháp lý và bị xử lý nghiêm minh.
2.3. Bảo đảm và bảo vệ quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân
Khi cụ thể hóa quyền lợi của công dân phải đảm bảo việc hạn chế quyền
công dân ghi trong Hiến pháp, luật, tránh sự hạn chế một cách tùy tiện.
Công dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình không được gây thiệt
hại cho lợi ích nhà nước, xã hội và lợi ích công dân.
2.4. Ngăn chặn kịp thời và xử lý công minh mọi hành vi vi phạm pháp
luật
Bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng đều xâm phạm trực tiếp hay gián tiếp đến
nhà nước, xã hội và công dân => cần phải xử lý nhanh chóng, công minh đối với


×