Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

BÁO CÁO NHÀ MÁY ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 56 trang )

Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười
LỜI MỞ ĐẦU

Đường (sucrose) là một chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người. Ngoài vai trò là một chất điều vị không thể thiếu trong việc nội trợ, đường còn là
nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp thực phẩm như bánh, kẹo, mứt….
Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất đường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam là quốc gia có truyền thống sản xuất
đường lâu đời đặc biệt là ở Bắc Bộ và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Ở đồng bằng
Sông Cửu Long do có nguồn mía dồi dào vì vậy nhiều công ty mía đường ra đời từ những
năm cuối của thế kỉ XX và hoạt động cho đến ngày nay. Nhà máy mía đường Sóc Trăng
là một nhà máy tiêu biểu.
Nhà máy mía đường Sóc Trăng là nhà máy công nghiệp đầu tiên của khu vực đồng bằng
Sông Cửu Long. Nhờ sự cố gắng của ban lãnh đạo và nhân viên của công ty cùng với sự
hộ trợ của chính quyền địa phương nhà máy mía đường Sóc Trăng đã vượt qua giai đoạn
khó khăn ban đầu và trở thành một thương hiệu nổi tiếng tại khu vực phía Nam. Đơn vị
đã được trung tâm Quacert cấp Chứng nhận ISO 9001:2000 từ năm 2005 và Chứng nhận
HACCP CODE: 2003 đầu năm 2008.
Tôi xin chân thành cám ơn Bộ môn Công nghệ thực phẩm đã tổ chức cho sinh viên chúng
tôi những cơ hội đi thực tế đầy ý nghĩa. Cám ơn PGS. TS Nguyễn Văn Mười đã hướng
dẫn tận tình để chúng em hiểu thêm về môn học này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý công ty, các kỹ sư cùng với các anh, chị trong nhà
máy đã tận tình chỉ dạy cũng như chia sẽ nhưng kinh nghiệm quý báo lại cho chúng tôi.

1


Báo cáo thực tập nhà máy đường


PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

PHẨN 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG

H1: Góc nhìn nhà máy từ cổng chính

H2: Góc nhìn từ cầu Saintard

Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng- viết tắt là SOSUCO
Địa chỉ: 845, Đường Phạm Hùng, Phường 8, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 079.3822825 - 079.3822828
Mã số thuế: 2200107515
Email:
Website:
1.1 Lịch sử hình thành
Được khởi công vào năm 1996, khánh thành vào ngày 22/1/1998, đây là nhà máy
đường công nghiệp đầu tiên khu vực sông Cửu Long được đưa vào khai thác. Với công
suất ban đầu là 1.000 TM/N, sản lượng đường đạt mức 15.000 tấn/ năm. Sau hơn 10 năm
hoạt động mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng nhà máy đã được đầu tư từng
bước: cải tiến kỷ thuật, mở rộng công suất ép… đến nay đã đạt mức 2.700 TMN, sản
lượng đường đạt mức 40.000 tấn/năm. Hoạt động của nhà máy đến nay đã góp phần tiêu
thụ hàng năm gần 50% sản lượng mía trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm ổn định
cho hàng chục ngàn lao động trồng mía và làm các dịch vụ hỗ trợ ( đốn chặt mía, vận
chuyển,…).

2


Báo cáo thực tập nhà máy đường


PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Trong việc tận dụng các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản suất kinh
doanh, đến nay các đơn vị đã đưa vào khai thác các sản phẩm: phân hữu cơ vi sinh
Hudavil (công suất 5.000 tấn/năm từ nguồn bã bùn phế thải), nước tinh lọc Saintard
(công suất 7,5 triệu lít/năm), điện thương phẩm (công suất 3 MWh).
Cùng với việc phát triển sản xuất kinh doanh, đơn vị đã chú trọng việc xây dựng
các hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường…
Đơn vị đã được trung tâm Quacert cấp Chứng nhận ISO 9001:2000 từ năm 2005 và
chứng nhận HAPCP CODE: 2003 đầu năm 2008.
Với mạng lưới tiêu thụ phủ đầy các tỉnh từ TP. Hồ Chí Minh trở vào, khâu tiêu thụ
các sản phẩm của công ty luôn được bảo đảm và ngày càng phát triển. Chất lượng sản
phẩm và uy tín doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Từ là đội ngũ non yếu về tay nghề, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất mía đường
ban đầu, đến nay công ty đã có một lực lượng lao động có chuyên môn cao. Với tổng số
lao động bình quân 400 người, trong đó có: 53 trình độ Đại học và trên Đại học, 52 trình
độ Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, 221 công nhân kỹ thuật (trong đó từ bậc 5 trở
lên là 117người ).
Trong điều kiện hội nhập, tất yếu mỗi doanh nghiệp cần thiết phải có sự đổi mới,
nâng cao nâng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một tiền đề rất quan trọng trong
việc đổi mới là chuyển đổi cơ chế quản lý từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang công
ty cổ phần. Sau Quyết định số 28/2004/QĐ.TTg ngày 04/03/2004 của Thủ tướng Chính
phủ v/v tổ chức lại và việc thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn cho các công ty,
nhà máy đường trong nước. Công ty Mía đường Sóc Trăng đã đủ điều kiện và được
UBND tỉnh Sóc Trăng cho phép tiến hành cổ phần hóa tại Quyết định số175/QĐTCCB.04 ngày 9/4/2004. Ngày 27/11/2008, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ
phần Mía đường Sóc Trăng được tổ chức thành công. Sau khi hoàn tất các thủ tục chuyển
đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp theo qui định, ngày 1/1/2009 Công ty Cổ phần
Mía đường Sóc Trăng chính thức hoạt động.
Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng có vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng,

trong đó vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 25%. Về quy mô tại thời điểm đi vào hoạt động,
công ty có vốn tài sản hơn 350 tỷ đồng (≈ 20 triệu USD)
1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Chức năng hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh mía đường, các
mặt hàng công nghệ thực phẩm, đầu tư và các dịch vụ liên quan trồng trọt và cung cấp
mía nguyên liệu… Để khai thác tốt các lợi thế hiện có, công ty tiếp tục mở rộng sang các
lĩnh vực: sản xuất điện, ethanol, kho vận, gia công cơ khí, nhà đất.
3


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Ngoài ra, để tận dụng nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động sản suất kinh
doanh, đến nay các đơn vị đã đưa vào khai thác các sản phẩm: phân hữu cơ vi sinh
Hudavil ( công suất 5.000 tấn/năm từ nguồn bã bùn phế thải), nước tinh lọc
Saintard (công suất 7,5 triệu lít/năm),điện thương phẩm (công suất 8,5 triệu KW/năm).
1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

TỔNG GIÁM ĐỐC

BẢN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC

T.P KIỂM SOÁT NỘI BỘ


G.Đ

G.Đ

G.Đ

G.Đ

G.Đ

G.Đ

NGUYÊN
LIỆU

KỸ THUẬT

NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN

NHÀ MÁY
ĐƯỜNG

KINH
DOANH

TÀI
CHÍNH


KẾ TOÁN TRƯỞNG
T.P

T.P

QUẢN

QUẢN

KỸ
THUẬT

QLCL &
MÔI
TRƯỜNG

ĐỐC
XƯỞNG
SỮA

ĐỐC
XƯỞNG
SẢN

CHỮA

XUẤT

BẢO


PHỤ

TRƯỞNG
PHÂN
XƯỞNG
NHIỆT

TRƯỞNG
PHÒNG
NGUYÊN
LIỆU

T.P

T.P

KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH

NC
PHAT
TRIỂN
SPM

TRƯỞNG
PHÂN
XƯƠNG
ĐIỆN


TRƯỞNG
PHÂN
XƯỞNG
ÉP

TRƯỞNG
PHÂN
XƯƠNG
HÓA
CHẾ

TRƯỞNG
PHÂN
XƯỞNG
NĐLTTP

T.P

T.P

T.P

T.P

KINH
DOANH
THỊ
TRƯỜNG


KẾ
HOẠCH
VẬT

TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH

CNTT &
GIÁM SÁT
SX



4


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

1.4 Sản phẩm chính của công ty
NƯỚC ĐÓNG CHAI TINH LỌC STPUWA
Các loại quy cách:
Chai 330ml
Block 0.33 lít (12 chai/block)
Block 0.5 lít (12 chai/block)
Chai 500 ml

ĐƯỜNG TÚI TRÁI KHÓM

Các loại quy cách:
Túi 0.5kg
Túi 1 kg
Thùng 12kg

ĐƯỜNG TÚI NGÔI SAO
Các loại quy cách:
Túi 0.5kg
Túi 1 kg
Bao 20 kg

ĐƯỜNG TRÁNG LOẠI ĐÓNG BAO
Các loại quy cách:
Bao 50 kg
Các loại đường:


Loại RA1



Loại RA2



Loại RB1



Loại RB2


5


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như:
-

Nước tinh lọc Saintard đóng chai
Nước tinh lọc Saintard đóng thùng
Phân hữu cơ vi sinh đa vi lượng Hudavil

6


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU
2.1

Nguyên liệu chính: cây mía đường
Tên khoa học: cây mía thuộc chi Saccharum, họ Poaceae, bộ Poales, giới Plantae

Thành phần hoá học của cây mía
STT


Thành phần

ĐVT

Số lượng

1

Thành phần đường

%

12,0

2

Xơ mía

%

12,5

3

Chất không đường

%

3,5


4

Nước trong mía

%

72,0

(Trích từ: Kỹ thuật sản xuất đường – PGS. TS Lý Nguyễn Bình)
Nguồn cung: chủ yếu là các huyện Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Long Phú. Công ty mua
lại mía từ các thương lái là chủ yếu.
2.2 Nguyên liệu phụ
2.2.1 Nước
Nước được sử dụng cho lò hơi là nguồn đước ngầm được sử lý và nước ngưng của
nồi bốc hơi hiệu 1, 2 cùng với nước ngưng của gia nhiệt sirô, gia nhiệt 3 cấp 2 (Nước này
được nhân viên KCS kiểm tra lượng đường với tần suất 5phút/lần để tránh nước về lò hơi
bị nhiễm đường).
Nước được sử dụng trực tiếp trong sản xuất là nước công nghệ (nước ngưng của
các thiết bị gia nhiệt 1, 2 và 3 cấp 1 cùng với nước ngưng của các nồi bốc hơi hiệu 3, 4, 5.
7


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

2.2.2

Vôi sữa ( Ca(OH)2 )

Sử dụng loại đá vôi đã nghiền nhuyễn có chất lượng CaO > 75% sẽ được hòa tan
với nước. Sau đó qua thùng khoáy trộn thành dung dịch sữa vôi (Ca(OH)2) có nồng độ 8–
10oBe.
Liều lượng sử dụng: 0,2% so với mía.
2.2.3 Acid photphoric ( H3PO4 )
Sử dụng dung dịch acid H3PO4 có nồng độ 85%, được cho nguyên chất vào dây
chuyền sản sản xuất ở 3 vị trí: gia vôi sơ bộ, lắng nổi chè lọc và lắng nổi sirô.
Liều lượng sử dụng: 0,01 -0,02% so với mía.
2.2.4 Lưu huỳnh.
Sử dụng loại lưu huỳnh vẩy có chất lượng S > 98%. Lưu huỳnh được sử dụng
trong dây chuyền sản xuất dưới dạng khí SO2, khí SO2 được điều chế bằng cách cho vào
lò đốt tỉnh áp lực dương, được cung cấp không khí vào để cho phản ứng lưu huỳnh:
S + O2  SO2 + Q
Sau khi lưu huỳnh cháy tạo khí SO2 được làm nguội còn 70–80oC sau đó được sục
vào nước mía qua thiết bị xông SO2
Liều lượng lưu huỳnh sử dụng: 0,065% so với mía.
2.2.5 Talocep A6XL
Sử dụng chất Tolocep A6XL là chất trùng hợp của Acrylamide và Sodium
Acrylamide dạng hạt sau đó được hòa tan thành dung dịch 0,1%.
Talocep A6XL được sử dụng ở 2 giai đoạn: giai đoạn trước khi vào lắng chìm và
lắng nổi chè lọc
Liều lượng sử dụng: 0,0002% so với mía.
2.2.6 Chất tẩy màu
Sử dụng chất tẩy màu là talomel chất trùng hợp polymer Acrylic dimethylamine
dạng dung dịch lỏng cho vào sirô trước khi vào thiết bị lắng nổi.
Liều lượng sử dụng: 0,004% so với mía.
2.2.7 Talodura
Sử dụng chất đông tụ Talodura để kết hợp với bọt khí li ti tạo ra khối bã nổi ổn
định và đậm đặc đồng thời tăng tốc độ nổi của khối đông tụ bã nổi.
Liều lượng sử dụng: 0.0002% so với mía


8


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

PHẦN 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
 Sơ đồ công nghệ tổng quát
Cây mía

Xử lý sơ bộ

Ép

Nước mía hỗn hợp

Lắng/lọc

Bốc hơi

Kết tinh

Ly tâm

Đường trắng

Sấy


Đóng bao

9


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

CHƯƠNG 1 KHÂU ÉP (LẤY NƯỚC MÍA)
1.1
Quy trình công nghệ
1.1.1 Quy trình công nghệ chi tiết
Mía

Cân

Ép 1

Ép 2

Ép 3

Bàn lùa
Nước mía

Ép 4

Khoả bằng 1
Nước 700C

Dao chặt sơ bộ


Lược sàn cong

Ép 5

Dao xé 1
Bã mía
Nước mía
hỗn hợp

Dao xé 2

Pol ≤2% W ≤ 51%

Lò hơi

Khoả bằng 2

Máy hút từ

Đường đi của nguyên liệu

Đường đi của nước mía

10


Báo cáo thực tập nhà máy đường


PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

1.1.2 Thuyết minh quy trình và thiết bị
1.1.2.1 Mía
Mía được mua lại từ thương lái với số lượng khoảng 2700 tấn mía/ngày. Mía
được nhân viên kiểm tra tạp chất, tạp chất có thể chấp nhận nếu nhỏ hơn 4%.
Giá mía được định bởi chữ đường (CCS), trữ đường được kiểm tra tại nước mía
của máy ép 1.
Quy trình xác định tạp chất:
Lấy một số cây mía bất kì từ các bó mía. Sau đó đem cân. Mía được chặt bỏ bớt
một ít góc có rễ, bỏ lá và phần đọt non sau đó cân lại. Rồi tính toán.
Quy trình xác định chữ đường:
Nước mía được lấy ra từ máy ép 1 có qua một sàn lọc nhỏ, lấy mẫu mía. Mía
được rót vào bình định mức 100ml sau đó thêm 10ml chì acetat, lắc đều. Đem lọc, khi lọc
bỏ đi khoảng 10 giọt dịch lọc đầu tiên. Sau đó rót dịch lọc thu được vào ống thuỷ tinh đi
kèm cùng máy Polarimeter, gắn vào máy, đậy nắp ta được pol đọc trên máy tính.
Lấy ống nhỏ giọt hút nước mía sau đó nhỏ 2 giọt lên máy đo Bx ở đây ta được Bx
đo bằng Bx thực, giá trị cũng được máy tính cập nhật.
Sau đó nhấn nút phân tích trên phần mềm được lập trình sẵn ta được kết quả chữ
đường.

H3:Thiết bị Polarimeter
1.1.2.2 Cân
Mía được cẩu cẩu từ ghe lên bàn cân tự động, mỗi cẩu có thể cẩu tối đa được 10
tấn.
Mục đích: Cân để tính toán được lượng tạp chất, chữ đường, xơ mía báo khối
lượng mía mua vào từ đó ra giá cho thương lái cũng như tính toán lượng nguyên liệu nhà
máy mua vào.
Thông số kỹ thuật:

Cẩu
Khối lượng tối đa:
10 tấn
Khẩu độ:
19.5m
11


Báo cáo thực tập nhà máy đường
Chiều cao nâng tối đa:
Cân:
Khối lượng có thể cân:
Dài:
Rộng:

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười
14 m cân tối đa được 10 tấn, dài 5m, rộng 3.5 m.
10 tấn
5m
3.5 m

1.1.2.3 Bàn lùa
Mía được đưa xuống bàn lùa ở trạng thái lộn xộn không đồng đều do đó cần phải
sang phẳng lớp mía trước khi xuống băng tải để đảm bảo độ đồng đều của mía và tăng
mật độ mía.
Ở cuối bàn lùa có dao khoả bằng, mía được bàn lùa đưa đến đây, nhờ có các dao
trên trục quay mà lớp mia được đưa xuống băng tải đồng đều.
Mục đích: đưa mía vào băng tải với mật độ thích hợp để đên dao chặt sơ bộ
Thông số kỹ thuật
Bàn lùa: dài 8.5m; rộng 6m

Dao khoả bằng
Số dao:
36 lưỡi dao
Dài:
6m
Đường kính:
325mm
Tốc độ quay:
40-50 vòng/phút- quay ngược chiều với băng tải

Hình : Dao khoả bằng và bàn lùa

12


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Hoạt động:
Người vận hành luôn giữ cho băng tải đầy mía, tôc độ bàn lùa và băng tải phải phù
hợp với nhau. Khỏa bằng quay liên tục để điều chỉnh lượng mía vào băng tải.
1.1.2.4 Dao chặt sơ bộ
Mía được băng tải đưa vào dao chặt sơ bộ, nhờ các lưỡi dao quay cùng chiều với
băng tải mà mía được chặt thành từng khúc nhỏ ra trước khi vào dao xé 1
Thông số kỹ thuật:
Số lưới dao:
20 lưỡi
Đường kính dao quay:
ϕ 1200mm

Chiều dài trục:
1400mm
Tốc độ quay:
585 vòng/phút
1

4
5

2

3

1.Dao chặt 2.Gối đở 3.Băng tải 4.Trục dao 5.Môtơ
Hoạt động:
Motơ quay làm cho hệ thống dao chặt quay, dao quay cùng chiều với băng tải, khi
mía được đưa đến dao sẽ chặt mía ra thành từng khúc
1.2.3.5 Dao xé 1
Đến đây mía được 136 lưỡi dao quay ngược chiều với băng tải mía vào có tác
dụng đánh tơi, phá vở tế bào mía làm, làm mật độ mía trên bang tải cao hơn.
Thông số kỹ thuật:
Số dao:
136 lưỡi (8 hàng mỗi hang 17 lưỡi)
Đường kính dao quay:
ϕ 1250mm
Tốc độ quay:
738 vòng/phút
1.2.3.6 Dao xé 2
Với 240 lưỡi dao quay ngược chiều băng tải làm cho tế bào mía được phá vỡ triệt
để, tăng độ nhuyễn của mía trên băng tải làm tăng hiệu suất ép.

13


Báo cáo thực tập nhà máy đường
Thông số kỹ thuật:
Số dao:
Đường kính dao quay:
Tốc độ quay:

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

240 lưỡi (12 hàng mỗi hang 20 lưỡi)
1500mm
1395 vòng/phút
3
1

2

4

ụ c quay
ngoài4. 4.T
ấ m kê
1. Dao 2. Trục
quay 3.V
3. Vỏ ỏngoài
Tấm kê

1.2.3.7 Khoả bằng 2

Sau khi xé, mía được vận chuyển nhờ băng tải lên cao qua đi qua dao khoa bằng
2. Tại đây mía được san bằng và có độ dày nhứt định giúp cho quá trình ép đạt hiệu quả
cao hơn. Mặc khác máy hút từ sẽ làm việc hiệu quả hơn.
1.2.3.8 Máy hút từ
Sau khi qua khoả bằng mía được vận chuyển trên băng tải cao su vào máy
hút từ. Máy hút từ sẽ hút hết kim loại trong mía trên băng tải để tránh hiện
tượng làm hư trục ép cũng như lẫn tạp chất kim loại trong nước mía.
Hoạt động: Dựa trên nguyên tắc của nam châm điện.
1.2.3.9 Ép
Nhà máy sử dụng hệ thống 5 máy ép, bằng phương pháp ép cơ học kết hợp với ép
thẩm thấu kép ta đạt được hiệu suất ép hơn 98%. Bã mía sau khi ra khỏi máy ép 1 sẽ
được phun nước mía loãng (nước mía thu được từ máy ép 3) và được băng tải trung gian
đưa vào máy ép 2, bã đi ra khỏi máy ép 2 sẽ được phun nước mía loãng (nước mía thu
được từ máy ép 4) và tiếp tục đi vào máy ép 3, bã đi ra khỏi máy ép 3 cũn được phun
nước mía loãng có từ máy ép 5 và tiếp tục đi vào máy ép 4, bã ra khỏi máy ép 4 sẽ được
phun nước nóng 650C-700C để trích cạn kiệt lượng đường còn lại trong bã và tiếp tục đi

14


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

vào máy ép 5, bã sau máy ép 5 sẽ được đưa vào lò hơi. Chỉ có nước mía từ máy ép 1 và
ép 2 được sử dụng cho công đoạn tiếp theo.
Bã của máy ép 5 sẽ được nhân viên KCS kiểm tra, Pol ≤ 2% và W ≤ 51%
Lượng nước thẩm thấu được sử dụng từ 25-28% so với lượng mía vào.
Máy ép mía


Hình :Cấu tạo cơ bản của máy ép gồm: trục
nhập liệu (1), trục trước (2), trục đỉnh (3),
trục sau (4), hộp cao vị (5), lược chải bả (6,
phía trong).

Thông số kỹ thuật
Các tâm trục đỉnh, tâm trục sau và tâm trục trước tạo thành một tam giác cân với 2
góc đáy 550.
Trên mặt trục còn có răng trục để tăng diện tích tiếp xúc với mía giúp ép hiệu quả
ép. Bên cạnh đó trên mặt còn có các rảnh hình chữ V để kéo các sợi mía.
Trên các trục ép còn có các rảnh thoát nước mía để nước mía thoát dễ dàng.

15


Báo cáo thực tập nhà máy đường

Số trục
Tốc độ
(V/p)
Tốc độ motor
(V/p)
Áp lực nén đỉnh
(kg/cm2)
Miệng ép vào
(mm)
Miệng ép ra
(mm)
Đường kính
trục

(mm)
Chiều dài trục
(mm)
Độ cao áp lực
(mm)
Rãnh thoát
nước
(mm)
Số răng
Hoạt động:

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Ép 1
4

Ép 2
4

Ép 3
4

Ép 4
4

Ép 5
4

7.6


6.7

6.7

7.6

7.6

730

730

730

730

730

180

190

200

210

220

25


22

20

15

12

13

11.5

9

7

2

746

746

750

750

750

1400


1400

1400

1400

1400

8

8

8

8

8

6x12

6x12

6x12

6x10

6x8

34


34

67

67

67

Mía được đưa vào từ hộp cao vị sẽ được ba trục ép ép lấy nước mía (trục đỉnh
quay cùng chiều kim đồng hồ, trục trước và trục sau quay chiều ngược lại). Nhờ có trục
nhập liệu mà bã mía được phân phối trở lại. Phía dưới có các thanh lượt bã chải hết phần
bã bám trên trục.
1.2.3.10
Lọc sàn cong
Nước mía của máy ép 1 và ép 2 được bơm lên sàn lược cong để loại bỏ bã mía còn
sót lại. Bã lược sẽ quay lại máy ép 2 để ép hết lượng đường trong bã. Nước mía thu đươc
ta gọi là nước mía hỗn hợp.

16


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Thông số kỹ thuật:
Lọc Trung Quốc: 1400x1600mm
Lọc Ấn Độ: 1600x1800mm
Mặt lưới hình như cái chiếu
Hoạt động: Nước mía được phân phối chảy qua sàn lọc, nước mía sẽ qua các lỗ

của mặt lưới, còn bã thì không qua được lỗ lưới sau đó bị gạt về sau máy 1 để máy 2 ép.

17


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

CHƯƠNG 2: KHÂU HOÁ CHẾ (LÀM SẠCH VÀ BỐC HƠI)
2.1

Quy trình công nghệ

2.1.1 Sơ đồ công nghệ chi tiết.
Nước mía hỗn hợp
Cám mía
Ca(OH)2
H3PO4

Gia vôi sơ bộ
pH 5.8-6.1

Phối trộn

Cân nước mía
Lọc chân
không

Gia nhiệt 1


Bã bùn

62-650C

Chè lọc bùn

Pol ≤ 2%
W ≤80%

Xông SO2 1
pH: 3.8-4.1

Ca(OH)2

Trung hoà

C12H22O11.CaO
H3PO4
Talocep A6XL

Phân vi sinh
Thùng phản
ứng

pH: 7-7.3

Gia nhiệt 2
102-1050C


Lắng nổi chè
lọc

Talocep A6XL
Lắng chìm

Bã nỗi

Nước bùn

Chè trong

Sàng lọc cong

Chè lọc tinh

Gia nhiệt 3

Gia nhiệt sirô

110-1150C

80-850C

Bốc hơi
Bx: 50-65

Sirô thô

Thùng phản

ứng

C12H22O11.CaO
H3PO4
Talodura

Sirô sau lắng

Xông SO2 2

Lắng nổi sirô

Sirô tinh

Bã nỗi

Nấu đường
18


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Nhà máy sử dụng phương pháp Sulfit hoá acid đi cùng với hệ thống lắng nổi Talo
để làm sạch nước mía.
2.1.2 Thuyết minh quy trình
2.1.2.1 Nước mía hỗn hợp
Sau khi ép nước mía hỗn hợp có độ brix từ 12-14%, còn lại là nước và tạp chất vì
vậy cần được làm sạch để có được sản phẩm đường đạt chất lượng cao.

2.1.2.2 Gia vôi sơ bộ
Nước mía hỗn hợp trên thực tế nhà máy gia vôi sơ bộ trước khi lược sàn cong từ
khâu ép để giảm tối đa lượng nước mía bị chuyển hoá.
Tại đây nước mía được bổ sung acid photphoric để bổ sung lượng P2O5 sao cho
lượng P2O5 trong mía đạt từ 300-360ppm do trong cây mía lượng P2O5 rất ít.
Sau đó được gia vôi bằng Ca(OH)2 sao cho đạt được pH từ 5.8-6.1 tại pH này
protein có thể bị kết tủa hoàn toàn
Mục đích:
Trung hoà lượng acid có trong nước mía để hạn chế sự chuyển hoá đường
Ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
Tạo kết tủa có tỷ trọng lớn (Ca3(PO4)2) có khả năng hấp phụ các chết keo
và chất màu cùng kết tủa để tạo thành lớp huyền phù tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lắng => Nâng được hiệu quả làm sạch.
Tại đây công nhân kiểm tra pH sơ bộ bằng thuốc thử PTP cho màu xanh không
quá đậm cũng không quá nhạt.
2.1.2.3 Cân nước mía
Nước mía được đem đi cân để xác định khối lượng nước mía ép được từ
đây có cơ sở để tính toán hoá chất sử dụng.
2.1.2.4 Gia nhiệt 1
Nước mía hỗn hợp được bơm áp lực vào thiết bị gia nhiệt. Tại đây nước mía được
nâng nhiệt lên từ 62-650C.
Không được để nhiệt độ tại đây quá cao cũng như quá thấp. Nếu nhiệt độ quá cao
0
(t ≥70 C) thì đường sẽ bị thuỷ phân nhiều trong môi trường acid (pH: 5.8-6.1). Nếu quá
thấp (t < 600C) thì độ nhớt còn cao và hiệu quả hấp thụ SO2 không đạt.
Mục đích
Bài khí: loại bỏ các bọt khí có trong nước mía hỗn hợp.
Kiềm chế sự phát triển của vi sinh vật => tránh hiện tượng lên men acid.
Tăng nhanh tốc độ phản ứng, đặt biệt là phản ứng giữa Ca(OH)2 và H3PO4
Làm mất một phần nước của chất keo ưa nước => tăng nhanh quá trình keo

tụ

19


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Giảm độ nhớt của nước mía => tạo điều kiện để hấp thụ SO2 tốt hơn ở công
đoạn sau
Thông số kỹ thuật:
Thiết bị gia nhiệt 2 cấp, mỗi cấp có 1 thiết bị như hình vẽ. Kiểu gia nhiệt ống
chùm
Diện tích truyền nhiêt:
220m2
Số ống:
608 ống (8 múi mỗi múi 76 ống)
Đường kính ống:
42/38
Chiều dài ống:
3m
Ngăn phân phối trên nắp: có 9 ngăn, đáy có 8 ngăn (do mặt trên có 1 múi được
chia làm 2 để cố định lượng nhập liệu)

Hoạt động:
Hơi cấp cho thiết bị gia nhiệt 1 cấp 1 là hơi thứ hiệu 4 nồi bốc hơi, gia nhiệt 1 cấp
2 là hơi thứ hiệu 3 nồi bốc hơi
Nước được bơm áp lực vào ở ngăn phân phối thứ 1 từ phía trên (cấp 1), tại đây
nước mía đi theo ống truyền nhiệt xuống đáy ( ) . Do các ngăn phân phối được thiết kế

so le vì vậy nước mía sẽ tiếp tục lên trên ( ), nước mía cứ đi như thế cho hết một vòng
thiết bị và sẽ đi tiếp vào cấp 2. Tại cấp 2 nguyên lý hoạt động hoàn toàn tương tự như cấp
1. Trong khi chạy trong ống nước mía sẽ được gia nhiệt nhờ vào nhiệt hơi cấp truyền vào
qua ống truyền nhiệt. Do ngăn thứ 1 có số ống bằng phân nửa số ống trong một múi vì
vậy nước mía vào mỗi thiết bị gia nhiệt 1 sẽ có 16 lần lên xuống sẽ đạt được nhiệt độ
mong muốn

20


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

2.1.2.5 Xông SO2 lần 1
Nước mía sau khi ra khỏi thiết bị gia nhiệt sẽ vào thiết bị xông SO2 một cách liên
tục. Cường độ xông từ (8-14) sao cho pH đạt 3.8-4.1. Không được sử dụng SO2 quá
nhiều vì gây pH quá thấp gây chuyển hoá đường lớn. Nếu quá ít hiệu quả làm sạch không
đạt
Mục đích:
- Khử màu của nước mía hỗn hợp
- Đưa pH của nước mía hỗn hợp về điểm ngưng tụ của các chất keo.
- Tạo kết tủa CaSO3 có khả năng hấp phụ các chất keo, chất màu cũng với các chất
không đường khác => nâng cao hiệu quả làm sạch
Thiết bị xông SO2 và trung hoà

Nguyên lý làm việc:
Nước mía vào trên đỉnh thiết bị, từ đây các pet phun áp lực sẽ phun vơi áp lực lớn
làm nước đi thành tia hội tụ tại 1 điểm. Các tia nước mía với áp lực phun lớn sẽ kéo khí
xung quanh nó theo nhờ đó mà SO2 được hấp thu


21


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Pet phun

Nước
mía

Vôi
sữa

Thùng trung
hoà

2.1.2.6 Trung hoà
Việc xông SO2 gây ra pH thấp nên đường dễ bị chuyển hoá. Do đó sau khi xông
SO2 nước mía sẽ theo đường ống chảy nhanh vào thùng trung hoà ở đây pH được nâng
lên từ 7-7.3. Vôi sữa được thêm vào ngay trên đường ống vào thùng trung hoà.
Mục đích:
Đưa về pH trung tính để tránh chuyển hoá đường, bên cạnh đó pH = 7 sẽ
bằng với pI của chất keo (pentozan) chính vì thế ở đây 50% chất keo bị ngưng tụ.
Kết tủa hoàn toàn CaSO3.
Nguyên lý hoạt động:
Vôi vào từ đường ống phía trên, ở đây do nước mía sau khi được xông đang chảy
rối và hoà tan vôi vào nước mía. Sau đó xuống thùng trung hoà 3 ngăn, tại ngăn thứ 1 do

nước chảy mạnh nên sẽ được phối trộn đều vôi sữa, tiếp theo sẽ được chảy tràn qua ngăn
thứ 2, ở đây nhờ có cánh khoáy nên vôi sẽ được đảo trộn một cách hiệu quả hơn (đồng
thời cánh khoáy giúp các kết tủa không bị lắng dưới đáy), nước mía tiếp tục qua ngăn thứ
3 và được bơm qua thiết bị gia nhiệt 2
2.1.2.7 Gia nhiệt 2
Được bơm áp lực vào thiết bị gia nhiệt 2 tại đây nhiệt độ của nước mía được nâng
lên từ 102-1050C. Không được nân nhiệt hơn 1050C vì phần huỷ các chất kết tủa, nếu
nâng nhiệt thấp thì một số chất keo chưa keo tụ như muối silic.
22


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Mục đích:
Giảm tỷ trọng, độ nhớt của nước mía.
Tách loại nước của chất keo triệt để, tạo cấu trúc cứng chắc hơn, thuận lợi
cho quá trình lắng.
Thông số kỹ thuật:
Diện tích truyền nhiệt:
220 m2
Số ống:
608 ống (8 múi, mỗi múi 76 ống)
Đường kính ống:
42/38
Chiều dài ống:
3m
Ngăn phân phối trên nắp: có 9 ngăn, đáy có 8 ngăn (do mặt trên có 1 múi được
chia làm 2 để cố định lượng nhập liệu)

Nguyên lý hoạt động: gia nhiệt ống chùm, 2 cấp.
Hơi cấp gia nhiệt 2 cấp 1 là hơi thứ hiệu 2, gia nhiệt 2 cấp 2 là hơi thứ hiệu 1.
Hoạt động hoàn toàn giống thiết bị gia nhiệt 1, mỗi cấp có 16 lần lên xuống.

2.1.2.8 Lắng chìm (liên tục)
Nước mía sau gia nhiệt 2 sẽ vào thiết bị tản hơi (tiền lắng) cùng với chất trợ lắng
chìm talocep A6XL, tại đây hơi được thoát ra ngoài nhằm giảm bớt áp suất hơi bên trong
thiết bị lắng, nhiệt độ nước mía giảm xuống còn 98-1000C và tại đây dòng chảy được ổn
định tránh gây xáo trộn trong khi lắng. Khi vào thiết bị lắng chìm, các chất kết tủa được
lắng liên tục. Nước mía trong được lấy ra từ máng chảy tràn ở phía trên đi ra ngoài (gọi là
nước chè trong) đồng thời bùn lắng ở dưới đáy cũng được tháo ra liên tục (nước bùn).
Nước chè trong tiếp tục đi vào thiết bị Sàng lọc cong. Nước bùn sẽ được chuyển đến
thiết bị Trống lọc bùn để lọc chân không.
23


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

Mục địch: Loại phần lớn các chất kết tủa có tỷ trọng lớn và các tạp chất
Thông số kỹ thuật:
Diện tích lắng:
Thể tích lắng:
Tốc độ quay motơ:

168m2
150m3

Tốc độ quay cánh gạt bùn:


940 vòng/phút
1/25 vòng/ phút (do hệ thống giảm tốc)

Nguyên lý hoạt động:
Thiết bị lắng liên tục được làm việc dựa trên sự chênh lệch tỷ trọng, các chất kết
tủa có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước mía vì vậy có xu hướng đi xuống tự nhiên. Do
độ nhớt còn thấp nên việc đi xuống trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của cánh
gạt bùn nên lượng bùn không bị đọng lại trên thiết bị. Nước mía trong ở phía trên sẽ được
trải tràn ra ngoài và tiếp tục đi vào sàn lọc cong.

24


Báo cáo thực tập nhà máy đường

PGS.TS. Nguyễn Văn Mười

2.1.2.9 Lọc chân không
Nước bùn lấy ra từ nước mía sẽ được đưa vào đây để lọc chân không. Có một
phần cám và bã nỗi được phối trộn rồi cùng đưa vào thiết bị (Cám làm bùn trở nên xốp
hơn => lọc đạt hiệu quả cao do bùn không bị lọt qua các lỗ lọc; bã bùn được đưa vào đây
để kết hợp với cám giúp cám được trộn đều trong bùn, thêm vào đó có thể trích ly hết
lượng đường trong bã nỗi).
Tại đây có ba chế độ chân không, chế độ chân không thấp -0.03÷-0.04MPa, chế độ
chân không cao -0.05÷ -0.07MPa, chế độ không chân không giúp cho lớp nước bùn được
hút lên (nước vào trong ống, bùn bám trên bề mặt trống bùn)
Sau quá trình lọc chân không nhà máy tách được ra hai phần: phần nước chè lọc,
và phần bùn. Phần bùn được kiểm tra sao cho Pol ≤ 2%, W ≤ 80%, bùn đạt được yêu cầu
sẽ được đưa xuống xe tải và vận chuyển đên nơi làm phân vi sinh. Phần nước chè lọc sẽ

được đưa đến lắng nổi chè lọc
Thông số kỹ thuật:
Diện tích lọc:
55m2, bao gồm 42 tấm lọc.
Chiều dài trống:
6m
Đường kính trống:
3m
Đường kính lỗ lọc:
0.35mm
Độ chân không thấp:
-0.03÷-0.04 MPa
Độ chân không cao:
-0.05÷-0.07 MPa
Nhiệt độ nước rửa:
70÷800C
Áp lực phun:
0.3÷0.8 MPa
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×