Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Âm hưởng phật giáo trong một số bài thơ thiền thời lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.34 KB, 25 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời Lý – Trần là giai đoạn đầy hiển hách mở đầu cho lịch sử 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội. Ở thời này, lịch sử dân tộc đã ghi nhân những đóng góp to lớn, quan trọng
có tính nền tảng đối với sự phát triển của đất nước sau này. Nhiều sự kiện lịch sử gắn liền
với các bước đi vũng vàng của dân tộc được xác lập rất sớm, ngay trong giai đoạn đó:Dưng
chùa Diên Hưu (chùa Một cột), lập văn miếu Quốc Từ Giám – Trường Đại học chính quy
đầu tiên của nến giáo dục nước nhà, những chiến thắng lẫy lừng trước quân xâm lược
Thống – Nguyễn trên sông như Nguyệt mỡ bờ cõi về phương Nam. Đặc biệt chính thời
sinh ra những người vĩ đại, làm nền những nhân cách lớn như lý Thường Kiệt..., những bậc
triết vương như lý Nhân Tông...
Thử hỏi điều gì đã hun đúc nêu phẩm chất củ thời đại như vậy? Ngoài những tư liệu
lịch sử, khảo cổ, một trong những cách tiếp cận để trả lời cho câu hỏi trên là đi thẳng vào
những sáng tác của các tác giả văn học thời bấy giờ - một kho tăng tư liệu vô giá và hiếm
hoi của một thời đại vàng son được lịch sử gìn giữ cho đến bây giờ. Có nhiều ý kiện cho
rằng, thời đại nhà Lý – Trần đã chịu ảnh hưởng sâu đâm của tư tưởng phật giáo. Phật giáo
từ Án Độ, Trung Hoa du nhập nước ta 1000 năm được đó đã thấm sâu vào văn hóa bản địa,
ảnh hưởng đến đời sống trí thức, dấu ấn để lại nhật là lĩnh vực văn học. Có thể thấy di sản
văn học qua giai đoạn này: Phật giáo Thiền chính là khuynh hướng chủ đạo của văn
chương, hầu hết các tác giả là thiền sư, đặc biệt là thời nhà Lý.
Cảm hướng tư tưởng sáng tác từ phật giáo là Thiền nhưng không phải vì thế mà trở
nên đơn điệu, và kém giá trí thẩm mỹ. Ngược lại, thời đại này đã để lại cho nền văn học
nước ta nhiều tác phẩm bất hủ, những áng thi ca diễm lệ, thanh thoát có sức sống vượt thời
gian. Làm sao để hình dung cách suy nghĩ, của tổ tiên ông cha ta xưa khi mà khoảng cách
thời gian cả ngàn năm? Không có gì khác hơn bằng cách tìm hiểu, các sáng tác văn học –
nơi chất giữ tư tưởng của tiền nhân. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Âm hưởng phật giáo
trong một số bài thơ thiền thời lý”.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu âm hưởng của phật giáo trong một số bài thờ thiền thời lý.
3. Nhiệm vụ của đề tài
[Type text]



Page 1


- Tìm hiểu thời Lý – một giai đoạn khởi phát của phật giáo Thiền thời Lý.
- Nghiên cứu âm hưởng của phật giáo trong một số bài thơ Thiền thời Lý.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống:
- Phương pháp so sánh – đối chiếu:
- Phương pháp phân tích – chứng minh:
- Phương pháp tổng hợp:

1.1.

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
LÝ – MỘT GIAI ĐOẠN KHỞI PHÁT CỦA PHẬT GIÁO VÀ THƠ THIỀN
Thời lý phát triển vượt bậc của phật giáo

[Type text]

Page 2


Nến như Lý Thái Tổ chính thức mở ra trang đầu lịch sử văn học Viết của nước Đại
Việt bằng “chiều dời đô” nổi tiếng xuất hiện vào năm 1010, thì cũng không nên quên rằng
trước phẩm này đã có những bài của các Thiền sư, mà trong đó phải kẻ bài thơ “Quốc Tộ”
mà thiền sư Pháp Thuận đã làm để đã trả lời Lê Hoàn khi hỏi về vận nước năm 981 và bài
thơ Thiền sư Ngô Chân Lưu làm để tiễn sử đã nhà Tống là Lý Giác cũng vào năm 981.
Thời Lý là giai đoạn tịnh dạt của phật giáo Việt Nam, phật giáo đã giữ vị trí độc tôn và góp

phần chính yếu cho nên văn hóa dân tộc trong suốt hơn 200 năm. Ảnh hưởng của phật giáo
thể hiện rõ nết ở một lĩnh vực hoạt động. Về phương diện văn học, các tăng sĩ đều là hàng
thương tầng trí thức, có ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa lúc bấy giờ và có đóng góp nhiều
nhất về sáng tác thi ca. Đao phật đã tạo cho nhân dân thời nhà Lý có niềm tin mạnh mẽ, tự
lực vào khả năng trong sáng thuần khiết của bản thân để sống dứng, sống đẹp theo tinh
thần phật giáo. Đây chính là nguyên nhân làm cho triều đại nhà Lý tồn tại từ năm 1010 đến
năm 1225 phát triển một cách rực rỡ nhất trong lịch sử với những hiến công vẻ vâng và
thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa...
Chính đạo phật đã chan hòa vào lòng dân tộc, góp phần hình thành một quan niệm,
một lối sống tích cực hữu ích cho con người và cho quốc sống. Hơn nữa phật giáo thời lý
có những thiền sư nổi tiếng làm cầu nối cho phật giáo đời Trần đạt đến đỉnh cao trong lịch
sử, khẳng định quyền tự chủ, tự cường của một đất nước. Vì vậy, dân tộc Việt Nam sẵng
sáng chống lại bất cứ sức mạnh nào muốn phá hoại nền hòa bình, hạnh phúc của mình, và
phật giáo thời lý đã đạp ứng nguyện vọng ấy góp phần vì đại vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Chiến công hiển hách còn ghi là trong lịch sử, nếu Lý Thái Tông đánh giặc
bình được Chiêm Thành thì Lý Thường Kiệt đem quên đánh nhà Tống.
Các tăng sĩ ở đời này học hiểu rất rộng, uyên thâm Hán học. Họ là những người tài
giỏi hay chữ nhất trong xã hội. Khi lực lượng nhà nho chưa đủ nhiề để tham gia chính sự
thì triều đình Thường với đến các bậc cao tăng trưởng lão. Cũng đó tính chất độc tôn của
đạo phật trong đời sống tinh thần dân tộc đã dẫn đến nhu cầu rộng rãi trong nhân dân muốn
tìm hiểu, học tập những vấn đề triết lý của đạo phật. Để đáp ứng nhu đó bên cạnh việc
thuyết giảng, các nhà sư còn tìmtruyền giảng đạo phật bằng cách thể hiện các nội dung triết
Lý vốn rất trừu tượng khó hiểu qua hình thức các bài kệ ngắn gọn, sinh động, dễ nhớ. Để
hiểu giúp người học đạo được thuận lợi hơn trong qúa trình học tâp, nghiên cứu. Thời kỳ
[Type text]

Page 3


này có thành tựu văn học liên qan tới phật giáo mà còn lưu giữ cho đến ngày này là “thiền

uyeeeru tập anh”, lực lượng các nhá sư chiếm đa số trên văn đàn có khoảng hơn bốn mươi
nhà sư mà trong đó phát kể đến tiêu biểu như Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông...Các nhà
sư phật giáo thời lý đã góp phần không nhỏ cho nền vaen học lúc bấy giờ tuy chủ yếu chi
tạp trung thuyết lý cho đạo phật nhưng vẫn chứa đựng những yếu tổ xã hội tích cực và có
giá trị văn học.
1.2 . Thơ thiền cái đẹp phật giáo thời Lý
Cái đẹp luôn gắn liền với đối sống cả nhân lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa
và sự đi lên của dân tộc, cái gắn bó mật thiết với cái thiện về mặt đạo đức. Một hình động
phi đạo đức không thể gọi là cái đẹp, trái lại một con với người vẻ bên ngoài không đẹp
nhưng tâm hồn họ đẹp, làm việc có ích có thể coi là một con người đẹp chân chính.
Tuy nhiên, theo quan điển của phật giáo thì cái đẹp chỉ là những gì rất mong mạnh.
Đối với phật giáo trước cái đẹp không vui mừng, hân hoan. Trước cái bi ai không tỏ ra
chán nân. Con người vốn đã đẹp rồi, đẹp cả tâm hồn lẫn thể xác.
Thơ văn thời Lý đã tập trung thể hiện cái đẹp của con người, thơ đã phản ánh sâu
sắc và tập trung vào đời sống con người có lẽ nét đặc trung độc đáo nhất của phật giáo Việt
Nam mà phật giáo trên thế giới không thể có được đó là tinh thần nhập thế của các vị Thiền
sư, vừa một lúc mà hoàn thành hai nhiệm vụ, có khi là một ông vua trị nước an dân có khi
là một Thiền sư phục vu cho đạo pháp tộc. Chính cái tư tưởng tự tại ấy mà thơ văn của ác
vị Thiền sư toát lên một cái gì rất giải thoát:
Thiền như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhạm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như iooj thảo đầu phô.
Dịch nghĩa:
Thân như ánh chớp có rồi không
Cây có xuân tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đùng sợ hãi
Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
Thức tại của cuốc sống là như vậy, sanh diện chỉ là ánh chớp mà thôi. Sự thăng trầm
thịnh suy của cuộc đời cũng chỉ là làn song nhấp nhô trên biển, hay chỉ là hạt sương lấp

lánh trên ngọn cỏ có lại không. Những đối với các vị thiền sư trước sự sanh diệt
ddoooorithay không khởi lên một ý niệm nào cả, bởi vạn vất không phải là bản thể nhất
[Type text]

Page 4


định. Cho nên chúng ta có thể tìm thaasymuoon vàn cái đệp đang tiềm ẩn cái chân thường
của nó. Điều này trong thơ văn Lý các vị Thiền sư đã khéo vận dụng những phương tiện
để xây dụng nên cái đẹp và nhương giá trị cao cả của nó.
Về mặt vật chất cái đẹp luôn tùy thuộc vào thời gian là hữu hạn, nhưng đối với lĩnh
vực tâm lĩnh thì hay đánh giá đúng thì nhân thức, đánh giá ấy phải phù hợp với chân lý.
Đấy là nói chung về nói dung chúng ta thấy thơ văn của các vị Thiền sư toát lên một
cái gì đó rất tự tại, không sợ hãi trước sự đổi thay của cuộc đời. Còn về mặt nghệ thuật thì
cũng thật tuyệt vời, vì csc Ngài đã biết chủ động sáng tạo các bài thơ để phù hợp với thời
thế. Những bài thơ thấm đượm tinh thần giác ngộ của các Thiền sư.
Thừ nhìn lại những bài thơ bài sấm đã mang đậm chất Phật giáo với những lời lẽ
uyên them các vị đã tìm sâu thực chất tâm linh của con người. Quay trở lại với Mãn Giacs
Thiền Sư chúng thấy Ngài đã làm nối bật nét đẹp về sự an định của chính mình trước sự
sống chết qua bài “ Cáo tật thị chúng”.
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đạo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền khứ
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhứt chi mai.
Dịch nghĩa:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân dên trăm hoa nở
Trước mắt đời diễn biến

Trên đầu giag đến nơi
Đừng xuân tàn hoa rung hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
Với một phong thái tự tại tuyệt định, vưà là Thiền sư là thì nhân, vừa là một nghệ
sỹ....đã cho chúng ta thấy sự đến đi vô thường của vạn vật. Thật ra đây là một bài kệ Ngài
Mãn Giác ddaocjcho các đề tử nghê trước lúc thị tịch:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mắt đời diễn biến
Trên đầu già đến nơi
Đây là những câu thơ nói lên một chân lý quy luật hiển nhiên của cuộc sống trong
đó vnj sự vạn vật luôn luôn biết động chuyển đổi không ngừng Đó là lẽ vô thường của cuộc
đời.
[Type text]

Page 5


Hai câu sau với hình ảnh cành mai kỳ diệu vẫn trổ hoa trong buổi xuân tàn là rụng.
Thật là sinh động khi đứng trước bờ vực thẳm của sự sống chết mà có ý thức tự tại, xêm cái
chết chỉ như sự đến đi của mùa xuân mà không hề tỏ ra sợ hãi.
Bài “Cáo tật thị chúng” đã vượt qua tính chất suy tưởng thuần túy của trết học để trờ
thành thi ca. Hấp thụ cái ngôn ngữ sư khai hình tượng trờ đất, nó đã trở thành bài thơ toàn
bích. Không hề dụng công nhưng bài kệ đã là cầu trúc ngôn ngữ cực kỳ tinh diệu. Nó làm
cho con người vượt ra khỏi sự sanh tử, đồng thời thổi một luồng gió mát vào những trái tìm
biết yếu đời, yêu người cho hiện thực cuộc đời còn lúc khổ đâu.
Đây là một tác phẩm tuyệt tác của một vị Thiến sư đã chứng đạo, dẫu trong sanh tử
khổ niết bản hạnh phúc vẫn luôn có mặt. Nét đặc sắc trong văn thơ Lý – Trần là những thi
phẩm nói về thiền. Thông thường người ta cho rằng thơ của các vị Thiền sư thường là khô
khan, nhưng thực tế những bài thơ của các vị Thiền sư đầy chất lãng mạn, mang tính thẩm

mỹ rất cao, dễ làm xúc động lòng người. Cho dù chỉ một bông hoa, một cành mai trong
cảnh đông tàn, một con thuyền hư ảo trên sông nước lạnh lùng, một ánh trăng lấp lánh giữa
trời đêm...bấy nhiêu đó cũng tạo nên một hình ảnh đẹp, sinh động trong thơ thiền:
Trước mắt đời diễn biến
Trên đầu già đến nơi
Tịnh suy còn mất, vô thường luôn biến đổi không ngừng, nhưng thơ văn của các vị
Thiền sư không dừng lại hình sự biến đổi mà bi quan chán nản “Cao tật thị cúng” tỏ ra một
sức sống mãnh liệt, kỳ diệu một sự nhạy cảm trước thiên nhiên tươi mát và sinh động đang
vươn lên, biểu hiện một tư tưởng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Trong cái tàn lụi vẫn
này sinh mầm sự sống của mùa xuân bất tận. Bài thơ đã đưa đến một sự hài hóa giữa nhà
thơ với thiên nhiên. Cành hoa vẫn trổ hoa và tỏa hương thơm ngào ngạt. Dẫu đã bao thời
gian đi qua, bài thơ vẫn sống mãi trong lòng của mọi người. Những Thiền sư đã khuất bóng
nhưng hình ảnh và tư tưởng của các Ngài vẫn luôn còn mãi với thowfigian. Đó chính là cái
đẹp vĩnh hằng cưa phật giáo.

[Type text]

Page 6


CHƯƠNG 2:
ÂM HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG MỘT SỐ BÀI THƠ THIỀN THƠ LÝ.
2.1. Nết đẹp phật giáo trong một số bài thơ thiền thời Lý.
Thơ văn Lý những áng văn chương hay, đẹp, liên hệ đến cuộc sống của đạo, cùa đời,
được sáng tác ngay trong thời đại Lý mà chiều sâu là những giáo Lý, triết lý của phật giáo
ngang qua lăng kính nhãn quan của từng vị thiền sư, danh tăng hay các cư sĩ (trong đó có
cả những vị vua, quan, trí thức nho sĩ ) âm hiểu đạo phật. Nói chung là những người có
thực hoc, thực tu và thân chứng về đạo phật, biểu lộ sở đắc của mình về phật giáo bằng thơ
văn. Ngày nay, trải qua nhiều thế hệ nối tiếp, sự cọ xát, thử thách được tôi luyện, kinh qua
trong cuộc sống giúp con người khẳng định được thế nào là giá trị văn học của từng thời

đại trước đó. Cái mới được trình bày ở bài làm là góp thêm một chút ánh sáng nhằm soi
sáng giá trị thẩm mỹ văn hóa phật giáo.
Về mặt giáo lý, triết lý hay triết học của phạt giáo tự thân nó đã có đầy đủ tính chủ
thể thẩm mỹ rồi. Vấn đề được đặt ra là chủ thể sáng tạo thẩm mỹ phật giáo ngang qua thơ
văn thời Lý thực sự đã được chủ thể cảm thụ thẩm mỹ - tức nhân loại nói chung, con người
dân tộc Việt Nam nói riêng, tiếp nhân như thế nào trước dòng thời gian?
Con người là một thực thể nhân bản, dù không ai sống hoài trong đời, nhưng tự thể
hết đời này đến đời đời khác, nó cứ nối tiếp tồn tại miên viễn từ thế hệ này qua thế hệ khác
trong đời. Do đó, những tác giả, tác phẩm dù xuất phát từ tư tưởng, qua điểm, chủ nghĩa
nào mà mục đích cứu cánh của nó là vì con người, biết cảm nhận, biết trân trọng và phục
vụ sự sống của con người thì tất nhiên tác giả, tác phẩm đó cũng được đón nhận, cảm thụ
một cách thân thương và cũng được ghi nhận là những giá trị chân chính.

[Type text]

Page 7


Cho nên, trong cuộc sống, con người biết hy sinh, biết xả kỷ quên mình mà mưu tìm
sự sống hạnh phúc cho chung quanh, cho nhân dân, xã hội và chúng sanh thì ở đó chính là
tinh thần vô ngã lợi tha của phật giáo, giá trị đích thực của thẩm mỹ nhân văn.
Sự hiện diện ca người trên trái đất trong cuộc sống này đã là một tác phẩm nghệ
thuật tuyệt bích rồi. Bời, nếu không có con người, ai sẽ làm chủ thể cuộc sống? Ai là người
cảm thụ nghệ thuật? Ai là người nhận ra được vẻ đẹp của thiên nhiên? Nhưng khi con
người được sản sinh ra, mỗi lúc mỗi nhiều hơn, ngày nay con người không phải dừng ở con
số hàng trăm ngàn hay hàng triệu mà nó đã lên đến hàng tỷ và nhiều tỷ. Mỗi con người là
mỗi tác phẩm nghệ thuật, có nhiều tỷ con người tất nhiên có nhiều tỷ tác phẩm nghệ thuật.
Nên, trong tất yếu phải nảy sinh đổi tượng thẩm mỹ, bi kịch hay trác tuyệt, đẹp và xấu. Lúc
này thì thế giới con người hay xã hội loại người không thể dửng dưng được nữa, mà phải
có một chuẩn mực để giữ thăng bằng và được cuộc sống đi lên. Từ đó, mục đích phấn đấu

và hướng dẫn của con người là một nếp sống văn hóa, văn mình .
Đã có con người, tất nhiên có sự sống và cái chết của con người. Nhưng muốn tìm
ra được cái đẹp và sự sống và cái chết của con người thì ta phải trực diện nhìn thấy vào sự
hiện hữu của con người, phải tìm cho được nguyên nhân tức phần tiền đề lý thuyết của sự
sống và cái chết. Mọi sự sống và cái chết đều có nguyên nhân, cái trước nó. Nếu chúng ta
không tìm ra, không nhận ra được mà chúng ta cứ đòi hỏi về sự sống hay sợ sự chết chắc
chắn dễ bị rơi vào cái bi kịch hay cái hay trong cuộc sống. Ngược lại, khi thấy rõ nguyên
nhân của sự sống và cái chết thì con người sẽ biết làm thế nào nào để có cái chết bình yên,
thanh thản.
Tuần tự theo phạm trù thẩm mỹ, chúng ta đã nhận ra thế nào là cái đẹp về con
người, cái đẹp về sự sống và cái chết của con người. Giờ đây, chuyển sang một lĩnh vực
khác, lĩnh vực tôn giáo, giáo lý nhà phật, để chúng ta nhận ra thêm thẩm mỹ hay cái đẹp
qua tinh thần giác giáo lý vô thường và thường của phật giáo.
Căn cứ giáo lý nhà phật để phân định thì phạm trù vô thường đứng đầu một hệ
thống giáo lý có bốn pháp là “vô thương , khổ, vô ngã, bất tịnh”, còn được gọi là bốn pháp
quán niệm Giáo lý này, đức phật dậy cho hàng Thanh văn, Duyên giác, nói chung là các
hành giả đệ từ thích nương tựa trong giáo pháp, dấn thân tu tập, đang còn trong thời kỳ tu
học, biết hành trì quán niệm bốn pháp này, biết nhận thức trước các pháp để làm chủ được
[Type text]

Page 8


chính mình. Trong mỗi con người đều có sâu là mắt, tai, mũi, lưỡi,thân, ý. Nơi sáu căn này
có sâu thức là thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm xúc, biết. Và khi đối diện với sáu trần là sắc,
thinh, hương, vị, xúc, pháp mà con người vẫn giữ vững được nhận thức, biết rõ các pháp
vốn “vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh” không hề bị dao động hay ô nhiễm, không bị thất
tình, lục dục phát sinh, kềm chế được chính mình, không gây tội ác, sái quấy do tham, sân,
si, chấp thủ tạo nên. Nói theo ngôn ngữ mỹ học, chúng ta có thế xem đây là vùng khách
thể, đối tượng của chủ thể thầm mỹ.

Còn phạm trù “thường” thì đúng đầu hệ thống giáo lý cũng có bốn pháp là “thường
lạc, ngã, tịnh”, còn được gọi là tứ đực Niết bàn. Giaos lý này, đực Phật chỉ bày cho hàng
Thanh văn A là hán hay Bồ tát, nói chung là những hành giả có trình độ cao, tinh thông, thể
nhập, thân chung hay dắc đạo. Thức tự mình có khả năng là hiện thân của “thường”, lạc,
ngã, tịnh” ở mọi nơi, mọi cảnh giới và mọi lúc, kể cả khi thân tứ đại con người còn sống
hay khi lìa bỏ nó (chết đi), hành giả đều có năng lực chủ động trước các pháp. Tuyệt đối
không còn tham, sân, si, tội ác, sái quấy. Đứng về góc độ mỹ học, chúng ta có thể xem như
đây là vùng chủ thể thẩm mỹ, chủ thể sáng tạo nghệ thuật.
Cho nên từ lâu, dù Phật giáo ít nhiều bị mang tiếng là triết học duy tâm, nhưng tuyệt
nhiên không hề giống và hoàn trái ngược quan điểm Platon, khi ông cho rằng “nghệ sĩ là
một cái gí nhẹ nhàng, bay bổng và thiêng liêng. Anh ta chỉ có thể sáng tạo khi đã phần
khích đến cuồng loạn, khi ở anh ta không còn lý trí nữa. Và đó, theo Platon, cũng là niềm
hạnh phúc vĩ đại nhất diễn ra theo sự ban tặng của thấn linh đối với nghệ sĩ”.
Đến đây, chúng ta có thể đi vào vùng sâu thẳm của ý thức, thần lặng nhưng hùng
tráng, đơn sơ mà tradc tuyệt của các vị thiền sư, các vua quan sĩ tiêu biểu qua văn hương
thơ văn Lý – Trần.
Như bài thơ “Thị đệ tử” của Thiền sư Vạn Hạnh, cho chúng ta bài học thâm thúy,
chẳng những về lẽ tử sinh mà còn cả về sự tốt, xấu, thịnh,suy ở đời:
“ Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy dư bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
(Thân như ánh chớp có rồi không / Cây cối Xuân tươi, Thu não nùng / Mặc cuộc thịnh
suy đừng sợ hãi / Kìa kìa ngọn có giọt sương đông.)

[Type text]

Page 9



Nếu như bài thơ được sáng tác trong thời điểm khác thì nó chỉ có giá trị như một bài
kệ pháp truyền bá giáo lý dung lượng quan điểm triết học phật giáo nói về thịnh suy, sinh
tử như phần đông các vị đạo sư khác thường làm. Giá trị đặc sắc là nó được sáng tác ở đỉnh
cao của thâm hồn trước sự sống và chết, có và không, còn và mất.
Về nhân sinh quan, ngài đã thấu suốt định luật vô thường “Thân như ánh chớp có rồi
không”. Về thế giới quan, trước cảnh vật thiên nhiên, Ngài cũng thấy rõ tính biến đổi vô
thường của nó “Cây cỏ xuân tươi, thu não nùng”.
Cái thẩm mỹ, cái đẹp, cái trác tuyệt nơi tâm hồn Thiền sư (chủ thể thẩm mỹ) là biết
thân vô thường nhưng không bi quan, không lo sự trướng vô thường, chủ động đem cái
thân vô thường hành động phục vụ lợi ích, hạnh phúc cho chúng sinh mà cụ thể trước mắt
chính là đồng bào, dân tộc.
Vô thường tượng tự như hai mặt của một tờ giấy. Giác ngộ thì là cái đẹp, cái trác
tuyệt; không giác ngộ (không thấu triệt) thì nó sẽ trở thành bi kịch, vì khi biết thân vô
thường rồi bi quan, chán nản, bế tắc cuộc sống, tự vận vv..đều xem như là bi kịch do sợ hãi
trước cái vô thường, hay nói hài kịch, là dù biết thaanvoo thường nhưng lại cứ tham sống
sợ chết dở, tức có cái sống không ý nghĩa mà chết trong sợ hãi!
Về mặt chủ thể sáng tạo nghệ thuận nơi Thiền sư tuyệt với. Bởi ngài chủ động biết
lúc nào sáng tác (công bố) bài thơ để làm sáng tỏ được tinh thần giác ngộ của đạo Phật về
vô thường của con người và cảnh giới chung quanh.
Đồng thời cũng biểu thị cho đệ từ thấy rõ giá trị của một kiếp người hoàn thiện với
đầy đủ ý nghĩa sống phụng sự an lạc. Lợi ích cho quần sinh đến hơi thở cuối cùng, tức biết
đem cái vô thường của bản thân mà cống hiến cho dòng sông thường của con người trong
cuộc đời.Ở đầy, giá trị thẩm mỹ, cái đẹp về tinh thần nhân bản nhân văn được tỏa lên ngời
sáng, nó hoàn toàn trái ngược với trạng thái của người hiểu biết về vô thường nhưng lại
không tìm chủ được cuộc sống. Điều này rất dễ gây nên sự ngộ nhận và làm lu mờ, mai
một tính thấm mỹ, cái đẹp của Phật giáo đối với cuộc sống nhân sinh.
Thiền sư Vạn Hạnh đã giải thích tinh thần giác ngộ về vô thường và thường bằng cả
cuộc đời hạnh động cũng như sau khi ngài qua đời “Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi”, ngài
mượn sự thịnh suy đểchỉ bày cho môn đồ đừng sợ hãy lo lắng trước sự soonngs và chết, có
và không, còn và mất (tực lẽ vô thường) của con người hay các pháp trong đời, kể cả sự

dứng ngừng chấm dứt sự sống của bản thân mình, vì ngài đã thấu đăt tính chơn thường của
[Type text]

Page 10


vạn hữu “Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông”. Đã là giọt sương thì không thể nào tồn tại lâu
dài, nhưng điều kỳ diệu là nó mất hoài và cũng cứ mãi. Từ đây, triết lý về cái chết cũng lại
được khẳng định – có không, còn mất, sống chết, thịnh suy..., nó là những phạm trù bất tận
của dngười và cả thế giới trần gian này.
Ôi! Cuộc sinh sinh, hóa hóa của vạn sự, vạn vật của con người trên trái đất này cũng bất
tận. Sự hiện hữu của hàng triệu, hàng tỷ con người hôm nay và mãi mãi về sau là một bắng
chứng thực tế để chúng ta thẩm định giá trị thẩm mỹ thyệt với của những dòng thơ của một
thời đại thi ca đi qua.
Thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) đã chuyển hóa giáo lý vô thường và thường thâm
nhập hoàn toàn vào những áng văn chương lấy lánh đầy màu sắc triết học, mỹ học, thiền
học, thiên nhiên và con người.
Bài thơ làm nổi bật nét đẹp vế sự an định của Thiền sư (đối tượng thẩm mỹ, chủ thể
sáng tạo nghệ thuật) trước sự sống và cái chết của con người (đổi tượng thẩm mỹ), vượt
khỏi cả cái bi, cái hài mà chỉ còn một dấu ấn duy nhất là sự tuwjtaij, sự bình thản hồn nhiên
như đang đi dạo trong vườn mai mùa Xuân (cái đẹp, cái trác tuyệt) tức sự tồn tại của văn
hóa thẩm mỹ qua bài thơ “Cáo tật thị chúng” (có bệnh bảo mọi người):
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất hi mai.
(Xuân ruổi trăm hoa rụng / Xuân tới trăm hoa cườ/ Trước mắt việc đi mãi/ Trên đầu già
đến rồi/ Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua, sân trước một cành mai)

Kiếp sống con người đang mạnh mà bệnh là vô Thường. Bệnh rồi chết cũng là vô
thường, nhưng đồng thời cũng là bi kịch đối với tình thân. Vậy mà trước khi chết, biết
mình đang bệnh sắc chết, Thiền sư chủ tâm truyệt đạt cho đệ tử thấy thế nào là kiện tánh
thành đạo, là giác ngộ lẽ vô thường (bi kịch và khổ), để đến với thường là cái đẹp, cảnh
giới an vui – Niết bàn.
Bắng một phong thái tự tại, tự tại tuyết đích – vừa Thiền sư, vừa thi thi nhân, vừa
nghệ sĩ..., với một cành mai, một mùa xuân, một mái đầu...,Thiền sư đã cho chúng ta thấy
sự đến, đi và trở lạ của một con người trước sự sống, cái chết và sự sống (vô thương và
thương vốn không hai):
[Type text]

Page 11


Xuân đi trăm hoa trụng
Xuan đến trăm hoa cười
Hoa rụng, con người bi thương; hoa cười, con người hạnh phúc. Cái bi thương hay
cái hạnh phúc rồi cũng qua ma, chỉ có sự vĩnh hằng là mùa Xuân tươi thắm.
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chỉ sự chuyển biến của cuộc vô thường, cuộc vận hành dài “trước mắt việc đi mãi”
để nhắc nhở con người trực nhận sự vô thường nơi chính mình “trên đầu già đến rồi”.
Nó đến, biết nó đến là một thực tại, tuyệt đối không hề bi thương, không hề nuối
tiếc! Cùng lúc, từ tác giả, chúng ta thấy đầy đủ cả - chủ thể thwrm mỹ, chủ thể sáng tạo
nghệ thuật và chủ thể cảm thụ nghệ thuật. Nhưng cái chưa dừng ở đây mà nó còn biển ảo
kỳ diệu trong sự hiện hữu thường hằng của mùa Xuân bất tậ:
Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
Làm con người đứng trước bờ vực thẳm của sự sống và cái chết mà lại có được cái ý
thức chân như tự tại, xem cái chết như sự chấm dứt và trở lại của một mùa xuân thì thiết

tưởng không còn giá trị thẩm mỹ nào đẹp và trác tuyệt hơn! Điều này chúng ta dễ dàng
nhận ra, bởi cũng có nhiều vị thiền sư đắc đạo trước khi qua đời, thường đều có làm kệ di
huấn cho các đệ từ, nhưng nội dung những bài thơ thường chỉ chứa đựng tính triết học tôn
giáo, hay cao hơn là sự tự tại của tâm hồn một còn người đắc đạo, bình thản trước cái hết,
mà không tạo được một sự tiếp cận, tức qua cái chết ( thị tịch ) hay sự đắc đạo của mình
khả dĩ giúp con người tự mình có được khả năng vượt khỏi chính mình, tự tại trước mọi lẽ
tử sinh. Bài thơ “ Thị tịch ” ( dặn lại trước khi tịch ) của thiền sư Ngộ Ấn ( 1020 – 1088 ) là
một điển hình:
Diệu tính hư bất khả phan
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
Ngọc phần thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị còn.
( hư vô diệu tính khó vịn nói/ Riêng bụng hư vô hiểu được thôi/ trên núi ngọc thiêu, màu
vẫn nhuận/ trong lò sen nở, sắc thường tươi ). Nếu đúng trên diện phật học cảm nhận thì
bài thơ này rất đặc sắc, nhất là hai câu “ trên núi ngọc thiêu, màu vẫn nhuận; trong là sen
nở, sắc thường tươi” là những câu thơ tuyệt đẹp trong văn chương thiền hojcphaajt giáo.
Nhưng, đứng trên bình diện mỹ học ( Mác – lê-nin) thì bài thơ chỉ giúp cho người đọc nhận
[Type text]

Page 12


biết được tác giá là một vị thiền sư đắc đạo, có đạo đức thâm diệu vững vàng trong sanh tử;
còn vềdiêu bụng thi bài thơ chưa tạo nên mối giáo tiếp và bản năng kỳ diệu để qua bài thơ
đó có thể cảm độ được người chưa giác ngộ đến đối trình độ nhận thức thực tiễn: nghe,
thấy, biết và thâm nhập..., tức tự mình có thể thân chứng như hai bài thơ của hi thiền sư vạn
hạnh và Mãn Giác để làm nên sự tồn tại về giá trị của văn hóa thẩm mỹ qua giáo lý vô
thường và thường của phật giáo.
Nói vè cái đẹp của phật giáo thì chúng ta sẽ không thể kể hết từng chỉ tiết, trên dây
chỉ là vài nét về những cái đẹp mà thơ thiền thời lý đã miêu tả, để chúng ta cảm nhận và

thụ hưởng.
2.2 Vẻ đẹp còn người trước ưu tư tĩnh lặng của cuộc đời.
Trước cuộc đời xô bồ, con người của thiền học vẫn giữ được một vẻ đẹp nhất định.
Đời lý được xem là thời đại phát triển nhất của đại phật giáo ở nước ta, từ vua quan đến thứ
dân đều ảnh hưởng đến đạo phật. Có thể noi đạo phật với những yếu tố phù hợp với tâm
lý, tâp quán và đạo lý truyền thồng của dân tộc ta, là đường lối đứng đắn cho sự phát triển,
hưng thịnh của dất nước. Với tư cách là một dòng văn học thơ thiền thời Lý không thế
không về vấn đề con người.
Con người cũng là một pháp, một pháp đặc biệt, hiện lên trong thơ Thiền đời Lý là con
người bản thể: vô ngã, duyên sinh.
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vận mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như iooj thảo đầu phô.
(Vạn Hạnh)
Giáo lý đạo phật thậm vi diêu, khó hiểu khó nhận. Giúp người dễ dàng nắm bắt
không gì bằng ví dụ. Trong qua “ánh chớp, hạt sương, ngọn cỏ” tính vô thường , giả tạm
của nhân sinh , trần thế hiện lên rõ nét.
Thân như bóng cớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thù nào nùng.
(Ngô Tất Tố dịch)
Thiền sư Bản Tịch cũng nói:
Huyễn thân barntuwj không tịch sinh,
Do như khính trung xuất hình tượng.

[Type text]

Page 13



Dòng thời vẫn mãi vô tình trôi. Bạn chấp nhận hay không có vẫn vậy. Nếu nhận chân được
bản chất con người là vô ngã, thế sự vô thường, bạn sẽ bớt đi sự khổ đau, bi lụy. Hã y nghe
Thiền sư nói:
“Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông”.
Mở đầu bài thơ tưởng như tâm trang bi ai của tác giả luyến thiếc vô thường chóng vánh
nhưng kết thúc là sự minh triết đầy vẻ thái của một con người bản lĩnh. Con người đã vượt
lên những được – mất, vinh – nhục, hơn – thua, tốt – xuaasu, đi giữa dòng đời mà không
lụy thế, đó là tinh thần “tùy duyên bất biết biến” của Thiền tông, của phật giáo. Hình ảnh
“hạt sương treeo đầu ngọn cỏ” chuyển đạt vẹn tính vô thường tạm bợ của kếp người, cuộc
đời, đồng thời cũng hàm súc diệu nghĩa chơn thường trong lòng thực tại...
Đứng trước hiện trạng ấy của đất nước, các Thiền sư là những trụ cột, có ảnh hưởng rất
việc vạch va phương hướng đúng dắn cho nước nhà. Không giáo điều như Nho giáo, không
bi đồng hóa bởi Trung Hoa,không để đất nước lại rơi vào tay giặc...âm hưởng ấy ít nhiều
phảng phất trong hơi thơ Thiền giả.
Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh
Nam nhi hưu chí ung thiên khí
Hưu hướng Như lai hành xứ hành.
(Quảng Nghiêm)
Tính khai phóng, phá chấp khoáng đạt của Thiền tông đã mở ra cho con người những chân
trời mới dầy hứa hện. Không cần cứng nhắc rập khuôn theo giới điều, phong cách cũ,
đường đi không còn quan trọng chỉ cần đích đến là giải thoát tối thượng. Mỗi một con
người là một cuộc sống riêng với rất nhiều duyên hòa hợp, trong trùng duyên khởi ấy
không ai giống ai.
Thiền sư Bảo Giám còn nhấn mạnh:
Mấy ai thành phật ở tu hành
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng
Là vầng dương hiện giữa trời xanh

“Mặt trời soi tỏ giữa trời cao” là hình ảnh rất ấn tượng, biểu thị chân tính khi gạt hết
một mây mờ che lấy. Giá trị ở chổ mỗi người đều có ngọc ma ni của chính mình, chỉ cần
nhận biết điều này thì ai cũng đủ tự tin để “gạn đực khơi trong”, để vạch ra cho mình một
[Type text]

Page 14


hướng đi mới “chớ dẵm Như Lai lối đã qua”, mãnh liệt hơn nhưng không trái bản nguyên
của phật pháp. Chính điều này đã thay áo mới cho phật giáo; vẫn mang màu sắc, hình thái
một tín ngưỡng truyền thống nhưng không rơi vào lối mòn bảo thủ, cố chấp hay thụ động.
Các Thiền sư dấn thân phụng sự dân tộc nhân sinh mà vẫn không quên mục đích chính giải
thoát, giác ngộ. Thiền sư nhập thế mà không lụy tục, sẵn sàng “chống gậy trần kinh kỳ”
nhưng cũng sẵn sàng bỏ vinh hoa phú quý như “trút bỏ chiếc giày rách”, bởi Thiềm sư hiểu
rõ”:
Sắc là không, không tức sắc
Không là sắc, ssc trức không.
(Diệu Nhân)
Con người trong thơ Thiền đời Lý, tựu trung là còn người giác ngộ, mang tư tưởng
tùy tục, hòa hợp với đời một cách nhuần nhuyễn, hóa đọ, hành đạo trong tinh thẩn “phung
sự chúng sanh là đến ân chư phật”. “Con người” trong thơ Thiền dời Lý tuy vẫn mang thủ
pháp tượng tưng ước lệ cao, chưa thoát ra phương pháp phổ biến xây dựng mẫu mực nghệ
thuật tronh quan điểm trung cổ khiến cho phần nào xa với cái “tôi” bế nhỏ, gần gũi ở mỗi
con người cá thể nhưng ảnh hưởng sâu sắc của “Con người” ấy đối với bao thế hệ người
đọc là điều không thể phủ nhận.
2.3. Thơ thiền trong văn học thời kỳ
2.3.1. tinh thần nhập thế.
Trong lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị thiền sư Việt
nam đã thể hiện trọn vẹn vi dân vì nước. Các thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác
nhau, khi thì đóng vai thái sư khuông việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người

thấy thuốc tuệ tĩnh hay thợ đức đồng Nguyễn minh không, thậm chí có lúc tự lại ở ngồi vị
đế vương xông pha trước mũi tên làm đạn để chuống dỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày
xéo của ngoại bang. Đối với các ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm
người chèo đò, làm thầy thuốc , làm thơ mộc hay thợ đức đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì
chẳng qua chỉ là lớp ao đỏi thay khong dừng trên sân khaasucuoojc đời, trontaam niệm các
ngài luôn mong mỏi đemlaji ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, tất cả những thiền sư đi
vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục, bùn lầy mà không bị bùn
nhoe làm ô nhiễm đã thể thiền hiện trọn vẹn tinh thần thập thế.
[Type text]

Page 15


“ Đạo phật gì? Đạo phật là câu hát não nùng để ru ngủ cho những dân chán đời ở cõi đông
phương, ru cho êm giấc mộng nghìn năm. Mà câu hát ấy, từ hai mươi lăm thể kỷ đến giờ
cũng đã từng ru cho biết bao nhiêu kẻ sầu não đau lòng! Nào những người đã sầu đa cam,
ngán nỗi đời mà cam lòng đợi chết, nào những kẻ học giả thâm trần, cay sự thế mà mơ
màng tịch diệt, nên chắp tay mà vái lạy phật đà.Lại những người kia nữa, số nhiều biết bao
nhiêu, sống ở đời mà ghét căm sự sống, khác nào như một phường kèn thảm, thổi sau một
đám rước to, chạy quanh trên vũ đài thế giới, nên lên ngiọng mà ngợi khen Thầy Mâu Ni
đã đắc đạo. Thầy là tôn sư của các người. Dù ngọng các người căm tức mà ngạo mạn, hay
than khóc mà nỉ non thâm trần mà trịnh trọng phật, hay nức nở mà kêu oan, bài than vãn
cũng là mọt, mà bài ấy là phật đã xướng lên. Lại những bậc triết nhân yếm thế, các ngài tôn
trọng phật đà. Ngày nay các ngài băn khoăn trong đạ, xưa kịa phật đã khắc khoải trong
lòng, các ngài làmmon độ phật cũng không mất giá trị. Cổ lại những người được cái thiên
chức làm hướng đạo cho lòai người vào trong cõi siêu nhân loại không phải là có nhiều.
Tưởng thế cũng là đủ, cái bị tàng của tạo vật, biết chút thế cũng đủ sống...”
“ Nếu như nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng của một học tuyết, một tôn giáo chủ
tương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội thì phật
giáo không phải là một tôn giáo nhập thế-trái lại nó là tôn giáo xuất thế hay còn gọi là yếm

thế.”
Rõ ràng không phải ngẫu nhiên đạo phật khi du nhập vào Việt Nam lại có thể trở
thành thứ tôn giáo tín ngưỡng của đa số chúng Việt Nam, thở cùng nhịp đập Việt Nam, gắn
chặt với văn hóa Việt Nam và hồ quyện cùng vận mệnh thịnh suy của Việt Nam, chắc chắn
phải nhờ một nét đặc thù nào đó đã kết tụ nên sắc thái phật giáo Việt Nam như thế. Người
ta có thể khẳng định đó là do tinh thần khế lý khế cơ hoặc tính vô ngã, từ bi bác ái, bình
đẳng, trí trí,...của ddaaojo phật. Tuy nghiên, một điểm son đặc biệt bao trùm iên tất cả, ấy
là “tinh thần nhập thế” của đạo phật. Nhất là tinh thần ấy lại nở nụ kết hoa ở thời lý –một
thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lịch sử phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chisng giai
đoan thời Lý với luồng gió “nhập thế” lớn mạnh của phật giáo đã dựng nên một bối cảnh
huy hoàng của lịch sử Việt Nam trải dài gần hai trăm năm, tạo nên những trang sử hào
hùng oanh liệt của dân tọc Đại Việt, quyết một lòng gìn giữ xã tắc. Một thời đại phật giáo
[Type text]

Page 16


Việt Nam chuyển sang bước ngoặt mới. Một không những thế, chính tinh thần nhập thế của
phật giáo thời trần cũng đã làm cho bộ mặt xã hội Viện nam rực rỡ cả về văn hóa mỹ thuần
lẫn quân sụ chính trị. Phải nói rằng phật giáo thời lý với tinh thần nhập thế đã gây nên âm
hưởng vang dội không chỉ một thời mà con vọng đến bây giờ và tới ngàn sau.
Chính vì ray rức với quan điểm sai lêch của những người chưa hiểu tường tận về
đạo phật, cụ thể là hai ý kiến nên trên; người viết chỉ muốn nhấn mạnh rằng đạo phật chưa
bao giờ là đạo yếm thế mà là đạo nhập thế tích cực. Người tu phật đúng nghĩa không thể là
kẻ chán đời mà trái lại chính họ phải là những người can đảm, yếu đời, đầy đủ nghị lực, ý
chí để dấn thân, giáp mặt và chuyển hóa cuộc đời. Muốn ca ngợi đạo phật hay không thì
lịch sử luôn mà một bằng chứng sống động hùng hồn mà không ai có thể xóa mờ hay bác
bỏ được.
2.3.2 Tinh thần phật giáo
2.3.2.1 Phật – Nho phân công hợp tác

Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận dân tộc ta vồn có tinh thần dân chủ và sống phóng
khoáng nên từ khi Tam giáo vào Việt Nam, cha ông ta đã biết tự mở cửa đón nhận những
tinh hoa của hệ tư tưởng ấy,chọn lọc, dung hợp và biến chúng thành cái của mình, phù hợp
và với điều hiện và hoàn cảnh sống của mình, phục vụ cho mình.
Đọc kỳ các tác phẩm văn học phật giáo thời lý, chúng ta sẽ dễ nhận thấy tinh thần
điều hòa, dung hợp này. Có khi là sự phân công hợp tác giữa phật và Thánh (Nho); có khi
là sự kết hợp rất uyển chuyển giữa phật với Lão – Trang đẻ đi đến sự thống nhất: Tam giáo
đồng nguyên. Tư tưởng phật giáo không là hệ tư tưởng đóng kín trong khuôn khổn, trong
quy tắc giáo điều mà là tu tưởng mở, đầy khai phóng. Nhờ thế mà các nhà tu hành có cái
nhìn thông thoáng, có thái độ sống cởi mởi, phá chấp. Người tu hành không bắt buộc phải
cạo đầu xuất gia, phải từ giã gia đình vào chùa mà họ có thể tụ tập trong gia đình, giữa
cuộc đời và cũng có thể chứng ngộ, giải thoát. Đó là chưa kể các thiền sư vào đời giúp vua
trị nước an dân mà vẫn làm tròn bổn phận của người tu hành. Chất rộng mở phóng khoáng
này còn thể hiện qua hệ thống kiến trúc nhà chùa. Nhà chùa không chỉ là chốn thâm
nghiêm huyền diệu mà ngược lại cửa từ bi luôn rộng mở đón nhận khách thập phương, sẵn
sàng cứu vớt kẻ trầm luân. Cảnh Bút bao giờ cũng hữu tình kỳ thú, iuoon là chốn đi về của
nhũng ai muốn quên đi bao nỗi phiền muộn,bao điều trắc trở nhọc nhắn của cuộc đời. Họ
[Type text]

Page 17


đến viếng cảnh già lam để tìm sự thư thái, sự thanh thản của tâm hồn. Chất dân chủ rộng
mở ấy còn biểu hiện qua hệ thống triết lý kinh điển với chủ trương tâm không phân biệt.
Qua các tác tác phẩm, các Thiền sư thời lý đã thừa nhận tư trưởng của đất Thánh cần thiết
cho sự duy trì trật tư của xã hội cũng như giáo lý của Đức phật cấn thiết cho sự giải thoát
tâm lình con người. Lời sư Trí Thiền sau đây có thể nói lên tính thần vừa phân biệt lại vừa
hòa đồng giữa Phật và Nho: “Như Lại lục ngữ cái bất hư thiết. Thế gian chư pháp hư huyễn
bất thực, duy đạo vi thực, ngã phục hà cầu. Thả Nho gia khả thuyết quân thần phụ tử chi
đạo, Phật pháp khả ngon Bồ tát,Thanh văn chi công. Nhị giáo tuy thủ , kỳ quy tắt nhất.

Nhiêm, xuất sinh tử nhược đoạn hữu vô ké phi Thích tắt bất năng dã”(Mấy lời nói kia của
Như Lại chẳng phải là lời nói suông. Các pháp ở trên thế gian này đều là hư ảo, không
thực, chỉ có đạo mới là thực, ta còn cần gì nữa; và lại, Nho gia thì nói đạo vua tôi, cha con.
Phật thì nói về công đức của các bậc Thánh văn, bồ tát. Hai giáo tuy có khác nhưng quy về
chỉ một mối mà thội. Nhưng muốn vượt qua nỗi khổ sinh tử, dứt khỏi sự cố chấp hữu vô,
ngoài Phật giáo thì không thể đạt được).
Nho và Phất tuy khác nhau ở thực hiện giáo lý nhưng cũng cần thiết như nhau. Sự
phân biết chẳng qua là mmootj sự phân công để cùng giúp ích cho đời. Bàn về sự khác
nhau ấy, Viên Chiếu đã cho rắng phật và Thannhs như ánh sáng rực rỡ của trời soi tỏ khắp
nơi, đem lại sự sống cho vạn vật; như bóng trăng êm dịu mang đến sự thanh tĩnh cho con
người; như múa xuân ấm áp thì chim oanh hót líu lo; như mùa thu về thì vàng rực rỡ:
Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khí oanh
Đệ tử vẫn chưa hiểu, sư đáp tiếp:
Trúc tắc kim ô chiếu
Dạ lại ngọc thố minh.
Trên bình diện tư tưởng, các Thiền sư thường két hợp vũ trụ quan biến động của
Dịch, tư tưởng nhất quán của Khổng Tử với tư tưởng “Nhất như” cùng chủ trương tắt cả
quy về tâm của Phật để phát biểu một vấn đề hiện thực. Phật tổ soi tỏ cái thực mà chỉ thẳng
chữ tâm; Thánh nhân thích ứng theo thới mà thông suốt muôn biến. “Muôn” là sự phân tán
của “một”. “Một” là cội gốc của “muôn”. Đến như các bậc hiển Thánh thỉnh thoảng ra đời ,
khuôn pháp thay dấy lên. Nhóm cái đã phân tán để đưa nó về cội gốc, ôm cái “một”đề thâu
tóm cái “muôn”
[Type text]

Page 18


Một bên là đạo,một bên là đời. Một đằng là thỏa mãn giải thoát tâm linh của cá
nhân, một đằng là đép ứng yêu cầu tổ chức của đời sống xã hội. Sự phân công hợp tác giữa

Phật và Nho kề trên đã đưa tới kết quả ttoost đẹp trong đòi sống của một dân tộc vừa phục
hưng, đó là sự tương trợ giữa tôn giáo và chính trị. Điều đó rất cần thiết cho đất nước vừa
độc lập đang trên đà phát triển như nước ta. Mặt khác, lớp văn hóa phật giáo sau này từ
đường bộ Trung Quốc truyền xuống với heei kinh sách đã dịch sang hán văn, nên các nhà
sư muốn học kinh phật phải có chữ Hán của nhà nho và thực tế các vị đêu uyên thâm hán
học.Đều đó có nghĩa là giáo lý từ bi của nhà phật phải nhờ đến Hàn tự của nho gia làm
phương tiện truyền bá. Câu nói của Trần thái tông đã giải thích thêm lời của Lục tổ Huệ
Năng là Phật và Thánh không khác gì nhau: “Cố Lục tổ hữu vân: Trên đại thánh nhân dữ
đại sư vô biệt. Tắc tri ngã Phật chi giáo,hữu giả trên thánh dĩ truyền ư thế dã” (cho nên Lục
tổ có nói:bậc đại thánh và đại sư đới trước không khác gì nhau. Như thế là giáo của Đức
phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời)
Mặt khác giá lam với lời thơ đầy ý vị thiền đọ mà có nhà nhiên cứu gọi đó là “dòng
thơ Thiền thế sự”
2.3.2.2 Phật-Lão kết hợp tịnh hành.
Văn học Phật giáo thời lý đã có nhiều tác phẩm mang tư tưởng siêu thoát nửa Phật,
nửa Lão – Trang như thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung. Bài phóng cuồng ngâm của
ông là sự kết của hai huồng tư tưởng Phật giáo và Lão – Trang, có pha chút ngông nghiên,
ngang tàng của nhà Nho trong một con người vừa Thiền sư, vừa là quý tộc:
“Thiền địa điều vọng hề hà mang mang,
Trượng sách ưu du hề phương ngoại phương...
Quy sơn tác lân hề mục thúy cổ
Tạ Tam đồng chu hề ca Thương Lương.
Sự ưa thích cảnh sống phóng khoáng , phiêu diêu thoát tục dường như là cái chất
của trí thức thời Lý thơ văn các vị thiền sư thời Lý cũng mang chất phiêu diêu lãng đãng
này. Chắng hạn, hai câu thơ của Thiền Lão trả lời Lý Thái Thông mà luôn án đã dẫn ở trên
lại man mác phong vị tiêu dao thoát tục kiểu Lão – Trang của một thiền sư ẩn mình tu
luyện nơi thiên nhiên u tịch, thoát khỏi hồng trần. Những bài thơ của nhóm Bích Động thi
xã chu yếu là nhũng dòng thowca ngợi thú vui nhàn tản, ca ngợi thiên nhiên, xem thường
danh lợi, vừa mang ý vị Thiền đạo, vừa mạng chất phóng nhiệm của Lão Trang. Nhà Nho
[Type text]


Page 19


Chu văn An khi lui về quê cũng đã viết những vẫn thơ ca ngợi thiên nhiên, bộc lộ tâm tình
tiêu dao,phóng khoáng tự tại, mang cốt cách của thiền sư, của đạo sĩ:
“Nhàn thân nam bắc vân khinh,
Bán chẩm thanh phong thế ngợi tình.
Phật giới thanh u, trần giới viễn,
Đình tiền phún huyết nhất oanh mình”.
Truyện Thông Huyền, Giác Hải, không Lộ cho thấy bấy giờ nhà nước coi Phật và
Đạo ngang nhau.
Chính vua Lý đã có thơ ca ngợi:
Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo hựu huyền.
Thần thông kiêm biến hóa,
Nhất Phật nhất thần tiền.
Truyện về Từ Đạo Hạnh, Nguyên Minh không với pháp thuật phù chủ giải quyết
tranh chấp, trả thù; dùng pháp thuật để trị bệnh, để hóa kiếp đầu thai, thế hiện đức tin của
quần chúng , chứng tỏ sức mạnh của uy linh huyền bí. Tất cả là sự kết hợp tịnh hành giữ
Phật với Lão – Trang và Đạo giá.

C.KẾT LUẬN
Thời Lý là thời đại vàng son của lịch sử Việt Nam. Đây là thời đại phục hưng, đất
nước được độc lập chủ quyền, dân tộc được hồi sinh sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
Thời này phật giáo rất tịnh, tư tưởng triết lý phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
tâm linh con người và đời sống văn học. Văn học phật giáo nói chung, thơ Thiền ni riêng là
[Type text]

Page 20



một bộ phận quan trọng của văn học thời Lý, là di sản quý báu của một thời đại đáng tự
hào của dân tộc ta.
Thơ văn thời Lý là những áng văn chương hay, đẹp, liện hệ đến cuộc sống của đạo,
của đời, được sáng tác ngay trong thời Lý mà chiều những giáo lý, triết lý của phật giáo
ngang qua qua lăng khính nhãn quan của từng vị thiền sư, danh tăng hay các cư sĩ (trong có
cả những vị vua, quan trí thức nho sĩ) am hiểu đạo. Nói chung là những người thực học,
thực tu và chứng về đạo phật, biểu lộ sở đắc của mình về phật giáo bằng thơ văn.
Văn học phật giáo thời Lý đã đúc kết tất cả những tinh hoa, nghệ thuật, những trết lý
giác ngộ giải thoát...đã tạo nên bức tượng đài hùng vĩ giữa lòng dân tộc. Dấu ấn ấy sẽ mãi
là hình ảnh bất hủ trong lòng người đọc. Thông qua việc tìm hiểu trên ta thấy được những
tính cách đặc trưng ấy, và đx tạo nên dấu ấn của dòng văn học Việt Nam nói chung phật
giáo Việt Nam nói riêng. Dù chúng ta nhìn nhận từ khía cạnh nào đi nữa thì văn học phật
giáo thời Lý cũng có những giá trị đóng góp thiết thực của nó.
Có thế nói nhân tố tạo kỳ tích trong thời đại này là con người. Quan trọng hơn hết
cái được xem là tinh thần của thời đại, chính là hình ảnh con người tự tin, phóng khoáng và
trong sáng mà đời sau khó gặp lại, dù trình đọ văn minh mỗi ngày một cao hơn. Ngay giữa
lòng xã hội phong kiến, những mẫu người rất tuyệt với mà hậu thế ca ngợi, đã hình thành
và phát huy tối đa năng lực bản thân để cống hiến để tô điểm cho đời, cho nhân dân và cho
đất nước. Văn học phật giáo thờ Lý đã tổng hợp tất cả những triết lý nghệ thuật sống,
những áng văn chương đặc sắc nghệ thuật mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
Ngàn năm còn mãi câu thơ.
Ngàn năm còn mãi niềm mơ...Đẹp, hiểu.
Ngàn năm đâu ẩn hiện tiền.
Ngàn năm hương sắc diệu hiện non sông.
Ngàn năm tươi thắm Thăng Long.
Ngàn năm rạng rỡ con rồng cháu tiên.
Ngàn năm mầu nhiệm thiêng liêng.
Ngàn năm nở nụ tháp duyên ta bà.

Thơ thiền bát ngát hương sa.
Lý – Trần một thuở... Chan hòa thiên thu.

[Type text]

Page 21


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hội ngiên cứu và giảng dậy văn học Thành Phố Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất

bản TP.HCM, năm 1998.
2.
Những sáng tác văn học của các Thiền sư thời Lý – Trần, Thích Giác Toàn, Nhà
xuất bản Tổng hợp TP.HCM, năm 2010
3.
Văn học trung đại – Những công trình ngiên cứu, Lê Thu Yên (chủ biên), Nhà xuất
bản Giáo dục.
4.
Văn học trung đại Việt Nam tập 1, Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm, năm 2006.
5.
WWWW. Googie. Com.Vn
6.
http://dox. Vn/ tai-lieu.

[Type text]


Page 22


[Type text]

Page 23


[Type text]

Page 24


[Type text]

Page 25


×