Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn ĐƯỜNG lối CM DCS VNHội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản đông dương ( 5 1941) và sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng ta”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.91 KB, 23 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nói chung và Việt
Nam nói riêng, muốn đi đến thành công thì phải có một chính Đảng đứng ra lãnh
đạo. Với vai trò là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, Đảng
cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã có những chủ trương, đường lối để
đưa cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Đặc biệt trong giai đoạn 1939 – 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt
Nam và uqn trọng nhất đó phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của ta.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương- đứng đầu là Nguyễn
Ái Quốc, bằng tài năng, sự nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình thế giới và
trong nước, Đảng ta đã kịp thời có những sự chỉ đạo chiến lược để đưa cách
mạng Việt Nam vượt qua khó khăn và đi đến thắng lợi. Điều đó được thể hiện
qua các kỳ Đại hội của Đảng từ năm 1939 – 1941, trong đó ta phải nhắc đến Hội
nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ( 51941) đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta
đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Vậy Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Đông Dương ( 5 – 1941) đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ,… như thế nào
để đưa cách mạng Việt Nam đi lên, để ta gọi đây là Hội nghị hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ? Trên cơ sở này, tôi đã chọn
đề tài “ Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Đông Dương ( 5- 1941) và sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng ta”.
2.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Đông Dương ( 5- 1941) và sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta giai đoạn 1939 – 1941.
Page 1



3.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn trong giai đoạn lịch sử Cách mạng Việt Nam từ 1939 –
1945 và đi sâu nghiên cứu Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Đông Dương ( 5 – 1941).
4.Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Đông
Dương giai đoạn 1939 – 1941 và đặc biệt là Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ( 5 – 1941), sự hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta. Để từ đó ta thấy được vai
trò, ý nghĩa của Hội nghị 8, thấy được sự nhạy bén của Đảng ta trong việc đề ra
đường lối cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
5.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn chỉnh đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
6. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý luận: đề tài tạo nên những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
đường lối đấu tranh của Đảng ta giai đoạn 1939 – 1945.
- Về mặt thực tiễn: đề tài này sẽ tạo thêm nguồn tài liệu tham khảo về
vấn đề nghiên cứu Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Đông Dương ( 5 – 1941).
7. Kết cấu đề tài
Đề tài này gồm có các phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham
khảo, nhận xét của giảng viên hướng dẫn. Phần nội dung gồm hai chương:
- Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 –
1945
- Chương 2. Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Đông Dương ( 5- 1941) và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược của Đảng ta.
B. PHẦN NỘI DUNG


Page 2


Chương 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1939 – 1945
1.1.Tình hình thế giới
- Ngày 1- 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Mở đầu cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ II. Và hai ngày sau đó, ngày 3- 9- 1939, liên minh Pháp và
Anh tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận với Ba Lan theo hiệp ước đã ký
trước đó. Từ đây, Pháp đã lao vào cuộc chiến tranh thế giới II.
-

Ngày 26 – 6 – 1941, Đức tiến hành “ chiến tranh chớp nhoáng” tấn công

Liên Xô. Từ đây, tính chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi, chiến tranh đế quốc
chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với
các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
-

Ở mặt trận Châu Á- Thái Bình Dương, tháng 12 – 1941 Nhật Bản bất

ngờ tấn công Trân Châu Cảng- căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Châu Á – Thái
Bình Dương, Mĩ bị thiệt hại nặng nề.
Như vậy, cuộc chiến tranh chính thức ảnh hưởng đến khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương và lan rộng ra trên khắp thế giới.
1.2. Tình hình Việt Nam
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã chính thức ảnh hưởng đến khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương thì điều tất yếu nó sẽ tác động đến Việt Nam. Và
đặc biệt khi àm cuộc chiến tranh này thực dân Pháp cũng có tham gia. Để cung

cấp nguyên vật liệu cho chính quốc phục vụ chiến tranh thì điều tất nhiên Pháp
sẽ tăng cường đàn áp, bóc lộc ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam.
1.2.1. Tình hình chính trị tại Việt Nam
-

Ngày 28 – 9 – 1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên

truyền cộng sản, cấm lưu hành , tàn trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng cộng sản
Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật. Điều này đã làm cho sự hoạt động của
Đảng ta bị thu hẹp lại, có lúc phải chuyển từ hình thức đấu tranh công khai hợp
pháp, sang hình thức đấu tranh nửa công khai hợp pháp, phải hoạt động bí mật,
ảnh hưởng ít nhiều đến phong trào cách mạng giải phóng của dân tộc ta. Mặc
Page 3


khác, “ Khủng bố, lừa gạt chưa đủ, đế quốc Pháp còn dùng chính sách chia rẽ.
Chia rẽ dân Việt Nam với dân Việt Nam, chia rẽ dân Việt Nam với các dân tộc
Miên – Lào và các dân tộc thiểu số khác ( chúng lợi dụng người dân tộc này
bắn người dân tộc kia). Đế quốc Pháp lợi dụng thế lực phong kiến làm chỗ dựa
cho chính sách bóc lột. Gần đây chúng định nhả một ít quyền cho tụi vua chúa
bù nhìn, mượn tay bọn này sát hại dân chúng ( vụ âm mưu trở lại Hiệp ước
1884 đặc Bắc Kỳ dưới quyền cai trị của Nam triều)”[4, trang 517 – 518].
-

Đặc biệt, tháng 9 – 1940, quân Nhật Bản vượt biên giới Việt - Trung vào

miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng ký hiệp ước đầu hàng Nhật. Từ đó,
nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh một cổ hai tròng, chịu sự áp bức cùng lúc của
thực dân và phát xít. Ở Việt Nam không chỉ có các Đảng thân Pháp mà còn có cả
các Đảng thân Nhật như Đại Việt, Phục quốc,… Bọn chúng ra sức tuyên truyền

lừa bịp về văn minh và sức mạnh của Nhật Bản, về thuyết Đại Đông Á,.. và ra
sức đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. “ Đế quốc Nhật phái sang
Đông Dương hết phái bộ này đến phái bộ khác. Chúng mua chuộc một số quan
cai trị Pháp như loại Gơrănggiăng ( Grandjean) và quan bản xứ như loại Phạm
Quỳnh, tuyển một số đảng viên hủ bại của Việt Nam Quốc dân Đảng, của phong
trào văn thân trước, cả đến một số cựu chính trị phạm thối lui, hoạt đầu cặn bã
của các phong trào cộng sản, bình dân, lập thành đội quân thứ 5 Cường Để
( Cinquième colonne) làm tay trong cho chúng”[ 5, trang 51]. Chẳng những thế,
“ Về mặt truyền tin chúng lũng đoạn và chiếm tất cả các cơ quan báo chí, đem
chữ Nhật phổ biến, đem thể thao, âm nhạc ra truyền bá; chính sách lừa gạt của
chúng nó là: nào bênh vực người Nam chống lại người Pháp để mua lòng dân,
nào đem những cảnh bồng lai ngoài vỏ của Nhật ra khoe, đem những câu đồng
chủng, đồng văn ra hô hào,…” [5, trang 107].
Chính trị ở Việt Nam khi chỉ có thực dân Pháp không đã rất rối ren, làm
cho sự hoạt động của Đảng Cộng Sản Đông Dương bị thu hẹp thì bây giờ Nhật –
Pháp bắt tay nhau đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, sự hoạt động của
Đảng ta lại càng gặp khó khăn gấp bội lần.
Page 4


1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam
Đầu tháng 9 – 1939, toàn quyền Catơru ra lệnh tổng động viên nhằm cung
cấp cho “ mẫu quốc” tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân sự, nhân lực, các
sản phẩm và nguyên liệu. Để thực hiện điều đó, thực dân Pháp đã thi hành chính
sách “ kinh tế chỉ huy”. Chúng tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới,… đồng
thời sa thải bớt nhân công.
“ Cứ theo những con số của sở kinh tế Đong Dương thì trong 8 tháng
đầu chiến tranh Đông Dương đã xuất cảng sang Pháp nhiều nhất là cao su, hồ
tiêu, chè, cà phê, dầu trẩu,… thiếc Vân Nam, kẽm. von- fram cộng tất cả là
37.775 tấn với giá 51.000.000 đ mà trong 8 tháng trước chiến tranh ( từ tháng

1- 1939 đến tháng 9 – 1939) đã bán sang Pháp được có 15.093 tấn rưỡi giá là
18.000.000 đ. Những con số ấy chỉ rằng nhờ có chiến tranh, bọn chủ mỏ, bọn
đồn điền ở Đông Dương đã bán được quá gấp hai lần rưỡi ( 251%) và vơ vét
được giá gấp ba lần ( 338%). Ai được hưởng mối lợi ấy ? Hầu hết là bọn thực
dân, tư bản Pháp. Còn những điền chủ bản xứ thực ra không ăn thua mấy. Số
xuất cảng gạo, ngô, hai thứ nông sản phổ thông nhất của người bản xứ bị sụt đi
nhiều. Trong tám tháng trước chiến tranh, số lúa xuất cảng là 818.000 tấn giá
là 35.400.000 đ mà trong tám tháng đầu chiến tranh chỉ xuất cảng được
104.000 tấn với giá 11.300.000 đ. Số xuất cảng ngô còn sút kém hơn nữa. Từ
197.000 tấn giá 17.100.000 đ xuống 65.000 tấn giá 4.800.000 đ trong thời kỳ
tám tháng đầu chiến tranh. Giá cao su trung bình mỗi kilô là 1đ10 tăng lên
1đ67. Thiếc Vân Nam từ 1đ94 tăng lên 3đ84 . Giá gạo mỗi tấn từ 84đ60 lên
108đ60, giá ngô mỗi tấn từ 86đ86 sụt xuống 78đ60. Những thứ hàng kỹ nghệ,
nhất là hàng nhập cảng tăng giá từ 100% đến 200%. Xem thế đủ biết trong giai
đoạn thành lập kinh tế chiến tranh, giá những thứ nguyên liệu cần dùng cho kỹ
nghệ cũng như giá những thứ hàng kỹ nghệ đều tăng gia. Trái lại, giá những thứ
nông sản chính không tăng được mấy tí hoặc có thứ bị sút kém là khác” [ 5,
trang 35 – 36].

Page 5


Đồng thời, khi Nhật vào Đông Dương, Pháp buộc phải để cho Nhật sử
dụng các tàu sân bay, kiểm soát hệ thống đường sắt. Thậm chí, mỗi năm Pháp
còn phải nộp cho Nhật một khoảng tiền rất lớn. mà để có được khoảng tiền ấy,
Pháp đã không ngừng tăng cường việc bóc lột đến mức cạn kiệt tài sản, của cải,
… của nông dân lao động, sức lực của công nhân,… “ Trong 4 năm 6 tháng,
Pháp phải nộp một khoản tiền gần 724 triệu đồng” [1, trang 147].
Không chỉ có thực dân Pháp bóc lột mà cả phát xít Nhật cũng đàn áp nhân
dân ta, chúng cướp ruộng đất của người nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để

trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Một số công ty của Nhật
Bản đầu tư vào những ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự như khai thác
manggan, sắt ở Thái Nguyên, apatit ở Lào Cai.
Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh
cùng cực. Và hậu quả đó là nạn đói lịch sử cuối năm 1944 đến năm 1945 đã có
khoảng 2 triệu đồng bào ta chết đói. Và sự bóc lột ấy đã ảnh hưởng đến mọi tầng
lớp, giai tầng trong xã hội trừ bọn tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản.
“ Công nhân bị bóc lột nặng nề, phải làm việc từ 10 đến 12 giờ/ ngày, tiền
lương giảm, giá cả sinh hoạt đắt đỏ. Nông dân chịu sưu cao, thuế nặng, phải đi
lính đi phu, bị cưỡng bức nhỏ lúa trồng đay, thầu dầu. Tiểu tư sản trí thức, viên
chức mất việc làm hoặc bị giảm lương,…” [1, trang 147].
Trước những sự thay đổi của tình hình thế giới và cùng với đó là sự áp
bức, bóc lột một cách tàn nhẫn mà thực dân Pháp và phát xít Nhật thực thi ở
Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng buộc Đảng Cộng Sản Đông
Dương cần phải có những cái nhìn nhạy bén về thời cuộc. Để từ đó nắm bắt
được tình hình một cách chính xác, cụ thể nhằm đề ra đường lối, chủ trương đấu
tranh phù hợp, đưa cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam tiến đến thành
công.
Trên cơ sở đó, tháng 11 – 1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương của
Đảng Cộng Sản Đông Dương diễn ra tại Hóc Môn- Gia Định.Tại Hội nghị, sau
khi phân tích tình hình thế giới và khu vực đã có những thay đổi hết sức nhanh
Page 6


chóng, để từ đó Hội nghị đã đưa ra phương hướng hành động của toàn Đảng,
toàn dân:
-

Thứ nhất, “ Hội nghị khẳng định hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc


cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến
không thay đổi, nhưng phải được áp dụng cho phù hợp với tình hình mới”[6,
trang 53].
-

Thứ hai,“Hội nghị xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách

mạng Đông Dương lúc này là chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân
tộc, tính chất cuộc cách mạng hiện tại là cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm
vụ trung tâm trước mắt của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng Đông
Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành hoàn toàn độc lập cho
dân tộc: "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con
đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách
ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập” [6,
trang 53].
-

Thứ ba, , Hội nghị cũng đã thay đổi một số khẩu hiệu,chuyển

hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh:
+ “ Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ;chỉ
chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai”[6, trang 53].
+ “ Không nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề
ra khẩu hiệu thành lập chính phủ Liên bang Cộng hòa dân chủ Đông
Dương”[ 6, trang 53].
+ “ Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
Đông Dương thay cho Mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp
các lực lượng dân chủ và tiến bộ, kể cả các tổ chức cải lương, đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ”[1, trang 54].
Như vậy, “ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 đánh

dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hoá một bước đường lối cứu nước trên
tinh thần của Cương lĩnh đầu tiên được hoạch định từ khi thành lập Đảng. Đây
Page 7


là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị, hoà bình đòi quyền dân sinh dân chủ
sang đấu tranh vũ trang - bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang và khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền; từ hoạt động công khai, hợp
pháp, nửa hợp pháp là chủ yếu chuyển sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp là
chủ yếu”[1, trang 54]. Những chủ trương của Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương tháng 11-1939 là bước đầu của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng Cộng Sản Động Dương cho con đường cách mạng Việt Nam giai đoạn
hiện tại.
Và sau đó, tại Hội nghị VII của Ban chấp hành Trung ương của Đảng
Cộng Sản Đông Dương tháng 9 – 1940 đã phân tích chiến tranh thế giới thứ hai,
chỉ ra thủ phạm gây ra gây ra chiến tranh. Từ đó, Hội nghị đã có những điểm
mới so với Hội nghị VI. Đó là:
-

Thứ nhất, tại Hội nghị VI Đảng ta xác định kẻ thù chỉ là đế quốc

Pháp thế nhưng ở Hội nghị VII đã xác định “ Trong lúc này kẻ thù chính của
nhân dân Đông Dương là đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật. Kẻ thù phụ là phong
kiến bản xứ. Kẻ thù nguy hiểm nhất là “ đội quân thứ năm” của bọn phát xít
Nhật và bọn Việt gian thân Pháp” [5, trang 76]
Thứ hai, “Hội nghị đã phân tích, đánh giá khởi nghĩa Bắc Sơn và
quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn làm cơ sở cho xây dựng lực lượng vũ
trang cách mạng, vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển
lực lượng cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn - Võ Nhai
làm trung tâm” [6, trang 56].

Và điểm mới thứ ba, đó là Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa
chưa chín muồi, nên không cho phép phát động khởi nghĩa. Đây là một chủ
trương sáng suốt của Hội nghị Trung ương tháng 11-1940, thể hiện việc nắm
vững lý luận về khởi nghĩa vũ trang cách mạng.
Như vậy, từ việc nắm bắt tình hình Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có
những chính sách, chủ trương mới để đưa cách mạng Việt Nam và Đông Dương
đi lên. Điều đó được thể hiện qua các Hội nghị VI, VII của Đảng ta. Đây là

Page 8


những Hội nghị từng bước hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược của Đảng ta.

Chương 2. HỘI NGHỊ LẦN THỨ VIII CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG
CỘNG SẢN ĐÔN DƯƠNG ( 5- 1941) HOÀN CHỈNH CHỦ TRƯƠNG
CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA TỪ NĂM
1939 – 1945
Page 9


Trước những tình hình thế giới và khu vực có sự thay đổi một cách nhanh
chóng, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của dân tộc mình. Năm 1941,
Đảng ta đã Họp và đưa ra đường lối mới cho cách mạng giải phóng dân tộc của
Đảng ta. Và hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
cho phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 -1945 thông qua Hội nghị
lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương ( 5 –
1941).
2.1. Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Đảng Cộng Sản Đông Dương(
5 – 1941)

2.2.1. Nội dung Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Đảng Cộng Sản Đông
Dương ( 5 – 1941)
Phân tích tình hình thế giới, Nghị quyết của hội nghị nhận định: “Nếu
cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ
nghĩa, thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này, sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ
nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công” [4, trang 329].
Về tình hình Đông Dương, Hội nghị xác định rõ: “Các dân tộc Đông
Dương hiện nay bị dưới hai tầng áp bức bóc lột của giặc Pháp - Nhật. Ách áp
bức ấy quá nặng nề, các dân tộc Đông Dương không thể nào chịu được. Đế
quốc Pháp - Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà
chúng nó áp bức bóc lột cả các dân tộc không chừa một hạng nào. Dẫu là anh
tư bản, anh địa chủ, một anh thợ hay một anh dân cày đều cảm thấy cái ách
nặng nề của đế quốc là không thể nào sống được. Quyền lợi tất cả các giai cấp
bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp - Nhật
ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc
Đông Dương. Trong lúc này khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao
giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp Nhật” [5, trang 112]. Đồng thời, tại Việt Nam, Hội nghị xác định nhiệm vụ chủ
yếu, trước mắt của cách mạng ta là tiếp tục giải phóng dân tộc, tiếp tục thực hiện

Page 10


chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia
lại ruộng công thực hiện người cày có ruộng.
Về mối quan hệ giữa các dân tộc Đông Dương, Hội nghị khẳng định
“Các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành liên
bang cộng hoà dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tuỳ ý. Một
chính phủ cộng hoà mạnh hơn không có quyền bắt các dân tộc nhỏ yếu tuân
theo chính sách mình và tham gia chính phủ mình và các dân tộc thiểu số cũng
không phải bắt buộc theo các dân tộc đa số và mạnh. Vǎn hoá của mỗi dân tộc

sẽ được tự do phát triển tồn tại tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ được tự do phát
triển, tồn tại và được bảo đảm. Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa
nhận và coi trọng. Nếu các dân tộc nhỏ muốn cùng dân tộc lớn thành lập liên
bang dân chủ to lớn, đó không phải là một sự bắt buộc mà là một sự tuỳ ý muốn
của nhân dân trong xứ”[5, trang 113 - 114]
Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Ngày 19-5-1941, Hội nghị quyết định
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận
Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc
Lào và Campuchia thành lập mặt trận của mình. Các tổ chức của Việt Minh sẽ là
các Hội Cứu quốc. Hội nghị quyết định tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu
cách mạng ruộng đất để tranh thủ mở rộng mặt trận dân tộc.
Về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
nhân dân ta trong giai đoạn hiện thời:
-

Hội nghị khẳng định “ Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu

bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang” [5, trang 129].
-

Nghị quyết Hội nghị cũng nêu rõ “ ta phải luôn luôn chuẩn bị một

lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù,
nghĩa là nay mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và cuộc kháng chiến
của nhân dân Tàu xoay ra hoàn toàn cho cuộc cách mạng Đông Dương thắng
lợi, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng

Page 11



phần trong từng địa phương cũng có thể giành thắng lợi mà mở đường cho một
cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”[5, trang 131- 132].
Hội nghị Trung ương lần thứ VIII là một sự kiện quan trọng, cùng với sự
ra đời của Mặt trận Việt Minh, đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược và sách lược của Đảng, trực tiếp góp phần quyết định thắng lợi của cách
mạng tháng Tám 1945.
2.2.2.Ý nghĩa lịch sử Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng Sản Đông Dương ( 5 – 1941)
Đầu năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về
Cao Bằng, triệu tập Hội nghị trung ương lần thứ tám (5 – 1941) và hoàn chỉnh
sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đã được vạch ra từ hai hội nghị trước
đó.Tại Hội nghị này, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người được thể hiện
cụ thể trong các nội dung sau:
2.2.3. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Bước chuyển của Đảng được đặt ra từ Hội nghị Trung ương VII (11 –
1939) và đặc biệt là ở Hội nghị Trung ương tháng 5 năm 1941, Đảng ta đã có sự
điều chỉnh lớn về chiến lược cách mạng tư sản dân quyền (Luận cương Chính trị
tháng 10 năm 1930). Hội nghị Trung ương lần thứ tám đã giải quyết sáng tỏ về
mặt lý luận mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp: đã sáng tạo trong việc thực
hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, phù hợp
với đặc điểm của cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Dưới sự
chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã xác định lại rằng tính chất của cách
mạng Đông Dương trong lúc này không phải là cách mạng tư sản dân quyền,
cuộc cách mạng phải giải quyết hai nhiệm vụ: phản đế và điền địa, mà là cuộc
cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần thiết lúc đó là giải phóng dân tộc. “
Chưa chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền mà chủ trương làm cách
mạng giải phóng dân tộc. Không phải giai cấp vô sản Đông Dương bỏ mất
nhiệm vụ điền địa đi đâu, cũng không phải đi lùi lại một bước, mà chỉ bước một
bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn. Trong giai đoạn hiện tại
Page 12



ai cũng biết rằng: nếu không đánh đuổi được Pháp – Nhật thì vận mạng của
dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm
sao giải quyết được. Vậy thì trong lúc này muốn giải quyết nhiệm vụ giải phóng
không thể đưa thêm một nhiệm vụ thứ hai chưa cần thiết với toàn thể nhân dân,
giải quyết trước mà có hại cho nhiệm vụ thứ nhất. Vì muốn đánh đuổi Pháp –
Nhật ta phải liên hiệp với tất thảy nhân dân Đông Dương không chừa một giai
cấp nào, mà trong lúc đó nếu đưa nhiệm vụ điền địa ra giải quyết, nghĩa là phải
đánh đổ địa chủ, như thế chẳng phải mâu thuẫn lắm sao? Trong lúc này quyền
lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể
dân tộc”[5, trang 119].
Đồng thời, Hội nghị chỉ ra mâu thuẫn dân tộc đang phát triển gay gắt dưới
hai tầng áp bức Nhật, Pháp và để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu này, Ban
Chấp Hành Trung Ương đã quyết định tạm gác khẩu hiệu : “Đánh đổ địa chủ,
chia ruộng đất cho dân cày” và thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của
bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất công cho
công bằng và giảm tô, giảm tức”. Sự điều chỉnh chiến lược cách mạng này của
Đảng chính là sự trở về và hoàn chỉnh tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản đã được Hồ Chí Minh trình bày trong Cương
lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930. Tư tưởng chiến lược giải phóng dân tộc của Hồ
Chí Minh đến đây đã được hoàn chỉnh. Qua đó, cũng thể hiện sự đổi mới về tư
duy chính trị, nhận thức thực tiễn, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu - nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng
Tám năm 1945.
Theo đề nghị của Người, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt
Nam độc lâp đồng minh (Việt Minh) thay thế cho Mặt trận dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dương để đoàn kết, tập hợp lực lượng nhằm mục tiêu giải phóng
dân tộc; các đoàn thể quần chúng đều nhất trí lấy tên mới là Hội Cứu Quốc thay
cho Hội Phản Đế trước đây. Có thể thấy, phải đến Hội nghị Trung ương lần thứ

tám, vấn đề dân tộc thống nhất mới được hình thành trên thực tế. Mặt trận dân
Page 13


tộc thống nhất rộng rãi, không chỉ tập hợp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư
sản dân tộc mà cả địa chủ, nhân sĩ dân chủ, thân hào tiến bộ… Bất kể mọi tầng
lớp ai có lòng yêu nước đều là bạn, đều có thể làm cách mạng.
2.2.4. Hội nghị đã thực thi quyền dân tộc tự quyết của ba nước Đông Dương
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng quan tâm giải quyết vấn đề dân
tộc tự quyết của ba nước Đông Dương. Vấn đề này đã được lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc chỉ rõ trong Chương trình vắn tắt của Đảng năm 1930. Song, nó không
sớm được chấp nhận. Đến Hội nghị Trung ương 8, Đảng mới quyết định thành
lập ba mặt trận riêng ở ba nước. Ở Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh
(Việt Minh). “ Đảng ta và mặt trận Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc
Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh
để sau đó lập ra Đông Dương độc lập đồng minh. Mặt trận thống nhất tất cả
các dân tộc Đông Dương giành quyền độc lập cho Đông Dương với một cái tên
vắn tắt dễ hiểu và có ý nghĩa từng dân tộc như thế, ta chắc rằng sự kêu gọi các
dân tộc, các đoàn thể lên hàng ngũ tranh đấu sẽ dễ dàng hiệu quả hơn…”[5,
trang 122]. Đây là quyết sách chiến lược đúng đắn và sáng suốt. Bởi lẽ, tùy
thuộc vào đặc điểm cách mạng của ba nước Đông Dương, thì phong trào cách
mạng ở ba nước sẽ có sự phát triển không giống nhau, nếu ba nước chỉ có chung
một Đảng lãnh đạo thì sẽ rất khó trong việc nắm bắt tình hình cách mạng của
mỗi nước để đề ra đường lối, chiến lược cách mạng phù hợp. Nhưng khi ta tách
ra thành lập ở mỗi nước một Đảng cách mạng thì lúc đó sẽ phát huy được vai trò
sức mạnh của từng mặt trận ở từng nước trên bán đảo Đông Dương trong quá
trình chống lại kẻ thù chung và đưa cách mạng đi đến thành công.
Đồng thời, Hội nghị cũng đã nêu rõ là sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp và
phát xít Nhật ra khỏi bờ cõi của đất nước, chúng ta sẽ thành lập Chính phủ nhân
dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. “ Riêng dân tộc Việt Nam, một dân

tộc đông và mạnh hơn hết ở Đông Dương, sau lúc đánh đuổi được Pháp – Nhật
sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ. Chính
quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của
Page 14


một giai cấp nào mà là của chung cả đoàn thể dân tộc, chỉ trừ bọn tay sai của
đế quốc Pháp – Nhật và những bọn phản quốc,…”[5, trang 114] Nếu như tại
Hội nghị VI ta chỉ mới nêu cao khẩu hiệu thành lập chính quyền dân chủ cộng
hòa thì tại Hội nghị này, Đảng ta dã khẳng định rằng sẽ thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Điều này đã chứng tỏ rằng, Việt Nam có quyên tự quyết về
vận mệnh, chế độ chính trị của dân tộc mình.
2.2.5. Kết quả thực hiện Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng Sản Đông Dương ( 5 – 1941)
Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản
Đông Dương đã hoàn thành chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng ta đối với cách mạng nước nhà giai đoạn 1939 – 1945. Và từ những nhiệm
vụ, phương thức cách mạng đúng đắn. Hội nghị VIII đã đạt được những kết quả
vô cùng to lớn.
Thứ nhất, giai đoạn từ năm 1940 – 1941 đã nổ ra những cuộc đấu tranh
cho thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là cuộc khởi nghĩa
Bắc Sơn ( 27 – 9 – 1940 ) đã nổ ra dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương
đánh quân Pháp. Tuy cuộc khởi nghĩa đã bị Pháp dập tắt nhưng đó là sự mở đầu
cho phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc sau khi có chủ trương
chuyển hướng đấu tranh của Đảng. Hay đó là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ( 23 – 11
– 1940 ), binh biến Đô Lương (13 – 1941),… Các cuộc khởi nghĩa ấy đều thất
bại vì điều kiện chưa chín muồi, nhưng “ đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc
khởi nghĩa toàn quốc , là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông
Dương ” [ 1, trang 152].
Thứ hai, thực thi nội dung của Hội nghị VIII là quyết định xúc tiến chuẩn

bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân trong giai
đoạn hiện tại. Nguyễn Ái Quốc cùng với Trung ương Đảng đã chỉ đạo:
- Xây dựng căn cứ địa: vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng thành
căn cứ địa cách mạng cùng với căn cứ địa Cao Bằng trở thành hai cứ địa đầu
tiên của cách mạng nước ta. Đồng thời, “ Để chuẩn bị cuộc khởi nghĩa sắp đến,
Page 15


tất cả những khu vực Quân giải phóng đã chiếm được thống nhất lại thành một
khu gọi là khu giải phóng. Uỷ ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng phụ trách
lãnh đạo toàn khu về các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và xã
hội. Uỷ ban sẽ tổ chức ra những bộ chuyên môn như: bộ chính trị, bộ tham mưu,
bộ kinh tế và tài chính, bộ văn hóa và xã hội, để phụ trách công việc về mọi
phương diện”[ 5, trang 541].
- Xây dựng lực lượng chính trị: vận động quần chúng tham gia Việt
Minh. “ Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc,
trong đó có ba châu hoàn toàn. Tiếp đó, Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy
ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập”[1, trang
153] . Báo chí của Đảng và Mặt trận Việt Minh góp phần tuyên truyền đường lối
chính sách của Đảng, đấu tranh chống thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch,…
- Xây dựng các lực lượng vũ trang để tập trung làm nòng cốt cho phong trào
đánh Pháp, đuổi Nhật chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: năm
1941, đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai lớn mạnh lên và được thống nhất lại thành
Trung đội cứu quốc quân I và sau đó tại Tuyên Quan, Trung đội cứu quốc quân
II ra đời, rồi đến Trung đội cứu quốc III thành lập năm 1944. Và sau đó, Đội
Việt Nam tuyên truyề giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dan Việt
Nam được thành lập. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc cũng đã tổ chức các lớp huấn
luyện chính trị, quân sự, kinh nghiệm du kích Nga, du kích Tàu,… cho các đồng
chí, cán bộ.
Và chính những sự chuẩn bị chu đáo mọi mặc về lực lượng chính trị, lực

lược vũ trang, căn cứ địa đã được Đảng ta hoàn tất, tạo thành thời cơ chủ quan
để đưa cách mạng Việt Nam bước vào con đường nước rút. Và sau đó, nắm bắt
được thời cơ cách mạng, Đảng ta đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
và trong vòng 10 ngày đã giành được chính quyền trong cả nước. Đưa đến việc
đuổi được giặc Pháp – Nhật ra khỏi lãnh thổ nước ta. Vào ngày 2 tháng 9 năm
1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính sự ra đời của nhà nước Việt
Nam, đó là kết quả minh chứng rõ nét nhất cho sự đúng đắn, nhạy bén của Đảng
Page 16


ta trong việc đề ra đường lối, chủ trương hoàn chỉnh chỉ đạo cách mạng Việt
Nam giai đoạn 1939 – 1945.

C. KẾT LUẬN
Với đề tài “ Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Đông Dương ( 5- 1941) và sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược của Đảng ta”, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu Hội nghị Trung ương
VII ( 5 – 1941) và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta. Kết cấu của
đề tài gồm hai chương:
Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 –
1945. Trong chương này tôi đã trình bày khái quát tình hình thế giới, tình hình
Việt Nam về mặt kinh tế , chính trị, văn hóa và xã hội
Chương 2. Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Đông Dương ( 5- 1941) và sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng ta từ năm 1939 – 1945. Trong chương này tôi đã trình bày
Page 17


nội dung Hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản

Đông Dương ( 5 – 1941) và qua đó phân tích những ý nghĩa của Hội nghị đối
với vấn đề giải phóng dân tộc giai đoạn hiện tại và cuối cùng là nhwungx kết
quả mà Đảng ta đã đạt được khi thực thi Nghị quyết Hội nghị trong thực tiễn.
Thông qua việc nghiên cứu Hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ( 5- 1941) và sự hoàn chỉnh chủ trương
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta. Ta càng thấy rõ vai trò của Đảng
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam , đưa cách mạng Việt Nam vượt
qua những khó khăn thửu thách mới của thế giới và trong nước để đi đến thành
công. Cùng với đó, nó cho ta thấy được sự nắm bắt tình hình của Đảng ta là hết
sức nhạy bén, kịp thời, Đảng đã biết vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách
phù hợp, đúng đắn. Thông qua các Hội nghi từ Hội nghị Trung ương VI đến Hội
nghị Trung ương VIII, đã cho thấy được vai trò của Đảng ta trong việc đề ra
đường lối cách mạng Việt Nam, từ đó từng bước hoàn chỉnh chủ trương chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng từ năm1939 – 1945.
Chính những sự thay đổi hoàn chỉnh chủ trương chiến lược của Đảng ta đó là
thành tố quan trọng để đưa đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm
1945, với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Page 18


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD – ĐT ( 2008), Lịch sử 12 nâng cao, NXB Giáo dục
[2]. Bộ GD – ĐT ( 2011), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.
[3]. Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà
Nội, Giáo Dục.
[4] Đảng cộng sản Việt Nam ( 2000), Văn kiện Đảng toàn tập- tập 6 ( 19361939), NXB Chính trị Quốc gia.
[5].Đảng cộng sản Việt Nam ( 2000), Văn kiện Đảng toàn tập – tập 7( 1940 –
1945), nxb Chính trị Quốc gia.

[6]. PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc (2011), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Họi
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, NXB Chính trị
quốc gia
[7].Th.S Võ Thị Như Huệ ( 2013), Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng
cộng sản Việt Nam.
[8]. Trang web của báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.

Page 19


E.NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………

Page 20


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

Page 21



×