Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

tình hình tật khúc xạ của học sinh trường trung học cơ sở trần hưng đạo xã tam giang, huyện krông năng tỉnh đắk lắk, năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.66 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y – DƯỢC

TÌNH HÌNH TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO
XÃ TAM GIANG, HUYỆN KRÔNG NĂNG
TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y – DƯỢC

TÌNH HÌNH TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO
XÃ TAM GIANG, HUYỆN KRÔNG NĂNG
TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA


Người hướng dẫn: Ths. BS. NGUYỄN ĐÌNH QUÂN

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG
LUẬN VĂN
BSCK

:

Bác sỹ chuyên khoa

CI

:

Confidence interval (Khoảng tin cậy)

cs

:

cộng sự

D

:

Đi - ốp (đơn vị đo độ khúc xạ)


GD – ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

Lux

:

Đơn vị đo cường độ ánh sáng

OR

:

Odds ratio (tỷ số chênh)

THCS

:

Trung học cơ sở

TKX

:

Tật khúc xạ


Tp HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TV

:

Ti vi

WHO

:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
Chương 1................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về tật khúc xạ.................................................................................3
1.2. Một số tật khúc xạ thường gặp và các khái niệm liên quan..............................3
1.2.1. Cận thị....................................................................................................................3
1.2.2. Viễn thị...................................................................................................................4

1.2.3. Loạn thị..................................................................................................................4
1.2.4. Thị lực....................................................................................................................5

1.3. Nguyên tắc điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính [2].............................................6
1.4. Tình hình tật khúc xạ trong và ngoài nước.......................................................7
1.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống tật khúc xạ...........................9
1.6. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt và cận thị..........................................12
Chương 2................................................................................................................. 13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................13
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................13
2.4. Xử lý số liệu...................................................................................................18
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................18
Chương 3................................................................................................................. 19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 19
3.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu.................................................................19
3.2 . Tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ......................................................................20

ii


3.2.1. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung của học sinh...........................................................20
3.2.3. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh theo giới.......................................................21
3.2.4. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh theo dân tộc.................................................21

3.3. Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về phòng chống tật khúc xạ....21
3.3.1. Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ.................................................................22
3.3.2. Thái độ của học sinh về tật khúc xạ.....................................................................25


3.4. Mối liên quan giữa một số thói quen sinh hoạt của học sinh với tật cận thị...30
Chương 4................................................................................................................. 31
BÀN LUẬN............................................................................................................. 31
4.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu.................................................................31
4.2. Tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh........................................................................31
4.3. Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về phòng chống tật khúc xạ....33
4.4. Mối liên quan giữa tật cận thị và thói quen sinh hoạt của học sinh................38
KẾT LUẬN............................................................................................................. 40
5.1. Tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh........................................................................40
5.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về phòng chống tật khúc xạ....40
5.3. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt của học sinh và tật cận thị................40
KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 42

iii


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu....................................................... 19
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ chung theo dân tộc............................. 21
Bảng 3.4. Triệu chứng của tật khúc xạ.................................................................. 22
Bảng 3.5. Yếu tố nguy cơ mắc tật khúc xạ............................................................ 22
Bảng 3.6. Cách phòng chống tật khúc xạ.............................................................. 23
Bảng 3.7. Phương pháp điều trị tật khúc xạ......................................................... 23
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đối với mắt............................................... 24
Bảng 3.9. Thời gian thư giãn mắt tốt nhất sau khi học bài, xem TV, chơi điện
tử.............................................................................................................................. 24
Bảng 3.10. Địa điểm khám mắt tốt nhất............................................................... 25
Bảng 3.11. Thời gian kiểm tra mắt tốt nhất.......................................................... 25

Bảng 3.12. Nguồn thông tin về tật khúc xạ........................................................... 25
Bảng 3.13. Cảm giác của học sinh khi phải đeo kính........................................... 26
Bảng 3.14. Thời gian học sinh được kiểm tra mắt............................................... 27
Bảng 3.15. Địa điểm học sinh được khám mắt..................................................... 27
Bảng 3.16. Mức độ học bài, đọc truyện nơi thiếu ánh sáng của học sinh...........28
Bảng 3.17. Thói quen sử dụng mắt cho hoạt động vui chơi, giải trí hàng ngày
của học sinh............................................................................................................. 28
Bảng 3.18. Thời gian sử dụng mắt cho hoạt động vui chơi, giải trí hàng ngày
của học sinh............................................................................................................. 29
Bảng 3.19. Hành vi của học sinh khi xuất hiện triệu chứng của tật khúc xạ.....29
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian xem TV và tật cận thị (n = 536)..........30
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thói quen chơi điện tử của học sinh và tật cận
thị............................................................................................................................. 30

iv


Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thói quen đọc truyện của học sinh và tật cận thị
................................................................................................................................. 30

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung của học sinh........................................ 20
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh theo khối lớp.................................... 20
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh theo giới........................................... 21
Biểu đồ 3.4. Lợi ích của tập thể dục, chơi ngoài trời với mắt..............................26
Biểu đồ 3.5. Cảm giác của học sinh nếu mắc tật khúc xạ.................................... 26
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ học sinh ngồi học bài, đọc truyện đúng tư thế........................28

Biểu đồ 3.7. Thư giãn mắt đúng cách khi học bài, đọc truyện hay xem TV, chơi
điện tử, sử dụng máy vi tính.................................................................................. 29

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ là một thiếu sót quang học của mắt, ngày càng phổ biến ở Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới, đang rất cần sự quan tâm đặc biệt của cộng
đồng [23]. Tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực. Theo
thống kê của WHO, năm 2004 trên thế giới có khoảng 153 triệu người suy giảm
thị lực do tật khúc xạ. Trong số đó, có 8 triệu người mất thị lực hoàn toàn. Ước
tính có khoảng 12 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học (5 – 15 tuổi) giảm thị lực do
tật khúc xạ [15], [18].
Châu Á có tỷ lệ mắc tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị cao nhất [5]. Ở Việt
Nam, tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh trung bình là 26,14%, chủ yếu là cận thị. Đặc
biệt, số lượng học sinh mắc tật khúc xạ đang tăng nhanh và có xu thế trẻ hóa
trong những năm gần đây [29]. Nếu như năm 1994 chỉ có 8,65% học sinh bị tật
khúc xạ thì đến năm 2002, tật khúc xạ ở học sinh đã tăng lên 25,3% và năm 2005
con số này gần 40% [12].
Tại Việt Nam, tật khúc xạ là nguyên nhân gây mù quan trọng thứ 2, sau
bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, hiện nay ở một số nước đang phát triển như
Việt Nam, tật khúc xạ chưa được quan tâm đúng mức [26].
Tật khúc xạ có thể làm mất cơ hội học tập, làm việc cũng như giảm năng
suất lao động và chất lượng cuộc sống của con người đặc biệt là trẻ em. Có 2
nhóm nguyên nhân chính gây tật khúc xạ là bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân
bẩm sinh thường do yếu tố di truyền, yếu tố gia đình và giống người. Nguyên
nhân mắc phải thường do quá trình học tập, làm việc và các thói quen không hợp
lý như: tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc
sách, chơi điện tử, xem TV, sử dụng vi tính không hợp lý... [27]. Theo các

chuyên gia, trong 100 trường hợp cận thị, có khoảng 30 – 35 cận thị bệnh lý do di
truyền, còn 65 – 70 cận thị là do mắc phải [25]. Như vậy, nếu có những biện pháp
phòng chống tích cực, sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh nói
1


riêng và ở người dân nói chung cũng như hạn chế một cách đáng kể những cảnh
mù lòa hoặc giảm thị lực một cách không đáng có [26].
Tại Đắk Lắk chưa có nghiên cứu về tật khúc xạ được thực hiện đặc biệt là
tật khúc xạ ở học sinh THCS. Vì vậy để có cơ sở góp phần đưa ra chiến lược
phòng chống tật khúc xạ học đường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình tật khúc xạ của học sinh trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo,
xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk năm 2010” với các mục tiêu
sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh trường THCS Trần Hưng
Đạo, xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk năm 2010.
2. Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống tật khúc xạ của
học sinh trường trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Tam Giang, huyện Krông
Năng, tỉnh Đắk Lắk năm 2010.
3. Xác định mối liên quan giữa tật cận thị và một số thói quen sinh hoạt của
học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk năm
2010.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tật khúc xạ
Tật khúc xạ là một thiếu sót quang học của mắt khiến cho ánh sáng khi đi

qua các môi trường trong suốt của mắt không hội tụ trên võng mạc khi mắt ở
trạng thái nghỉ ngơi không điều tiết [20].

1.2. Một số tật khúc xạ thường gặp và các khái niệm liên quan
1.2.1. Cận thị
1.2.1.1. Định nghĩa
Cận thị là sự sai lệch về khúc xạ khiến các tia sáng tới song song vào mắt
hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi không điều tiết [2].
1.2.1.2. Nguyên nhân

 Cận thị trục
Cận thị đơn thuần (còn gọi là tật cận thị) do công suất khúc xạ của mắt quá
lớn trong khi chiều dài trục nhãn cầu trong giới hạn bình thường, là nguyên nhân
thường gặp nhất [7].
Cận thị bệnh lý (còn gọi là bệnh cận thị) do chiều dài trục nhãn cầu quá
giới hạn bình thường, tiến triển nặng với nhiều biến chứng thực thể ở nhãn cầu.
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, có tính di truyền lặn, thường chỉ có ở một vài sắc
tộc như Trung Quốc, Do Thái, Ả rập, Trung Âu, Đông Âu [7].
 Cận thị độ cong rất hiếm gặp như bệnh giác mạc hình chóp, thủy tinh thể
hình chóp trước sau [7].
1.2.1.3. Lâm sàng và tiến triển
Cận thị có xu hướng tăng dần cùng với sự phát triển của cơ thể và ổn định
sau 25 tuổi. Sự xuất hiện cũng như quá trình tiến triển của cận thị chịu tác động
của nhiều yếu tố, đặc biệt là trẻ em, khi sự phát triển của nhãn cầu chưa hoàn
chỉnh [2], [6]. Theo các chuyên gia, trong 100 trường hợp cận thị, chỉ khoảng 30
3


– 35 cận thị bệnh lý do di truyền, còn 65 – 70 cận thị là do mắc phải [25]. Các
yếu tố nguy cơ làm xuất hiện cận thị học đường thường do quá trình học tập, làm

việc và các thói quen không hợp lý như: tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng, bàn
ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem TV, sử dụng vi tính
không hợp lý... [27]. Như vậy, nếu có những biện pháp phòng chống tích cực, sẽ
làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh nói riêng và ở người dân nói
chung cũng như hạn chế một cách đáng kể những cảnh mù lòa hoặc giảm thị lực
một cách không đáng có [26].
1.2.2. Viễn thị
1.2.2.1. Định nghĩa
Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ khiến các tia sáng tới song song vào mắt
hội tụ ở sau võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi không điều tiết [2].
1.2.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến nhất của viễn thị là do trục nhãn cầu ngắn. Trong
suốt thời gian phát triển, chiều dài trục nhãn cầu sẽ dài dần ra cho tới tuổi thanh
niên, một số người sự phát triển này không trọn vẹn gây viễn thị [7].
Viễn thị độ cong giác mạc ít gặp hơn, do giác mạc giảm độ cong trong
bệnh giác mạc dẹt bẩm sinh, sẹo giác mạc [7].
1.2.2.3. Lâm sàng và tiến triển
Phần lớn trẻ em trong những năm đầu bị viễn thị và không cần phải đeo
kính do khả năng điều tiết của mắt (viễn thị sinh lý). Tình trạng khúc xạ viễn thị
này giảm dần theo sự phát triển của cơ thể, cho đến sau tuổi dậy thì, khúc xạ mắt
có khuynh hướng trở thành chính thị. Tuy nhiên khi mức độ viễn thị vượt quá
khả năng điều tiết của mắt, có thể gây ra nhìn mờ, gây lác mắt hoặc các triệu
chứng cơ năng khác như: khó chịu, nhức đầu, mỏi mắt, chảy nước mắt hay phải
nheo mắt khi nhìn... Đáng quan tâm, viễn thị thường gây nhược thị và có thể là
yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
[6], [25].
1.2.3. Loạn thị
1.2.3.1. Định nghĩa
4



Loạn thị là khi ảnh của một điểm không còn là một điểm, mà là hai đường
thẳng vuông góc với nhau nằm trên hai mặt phẳng khác nhau gọi là tiêu tuyến,
khoảng cách giữa hai tiêu tuyến xác định độ loạn thị. Tiêu tuyến trước tạo bởi
kinh tuyến có triết quang cao nhất và tiêu tuyến sau tạo bởi kinh tuyến có triết
quang thấp nhất, mỗi tiêu tuyến đều vuông góc với kinh tuyến gốc [2].
1.2.3.2. Phân loại
 Loạn thị do giác mạc [7]
Đa số loạn thị là do giác mạc, bình thường có một mức độ loạn thị sinh lý,
kinh tuyến dọc công suất lớn hơn kinh tuyến ngang, nhưng loạn thị này được bù
đắp bởi mức độ loạn thị ngược lại của thủy tinh thể. Loạn thị do giác mạc gồm:
Loạn thị đều: các kinh tuyến thay đổi dần từ kinh tuyến có công suất khúc
xạ cao đến kinh tuyến có công suất khúc xạ thấp.
Loạn thị không đều: thường do dị dạng giác mạc như giác mạc hình chóp,
sẹo giác mạc.
 Loạn thị không do giác mạc [7]
Loạn thị này ít gặp hơn, loạn thị do lệch thủy tinh thể, do độ cong thủy
tinh thể và loạn thị do võng mạc trong bệnh cận thị nặng, cực sau võng mạc dãn
lồi và lệch sang một bên.
1.2.3.3. Triệu chứng lâm sàng
Loạn thị thường xuất hiện từ khi sinh ra, đạt cao nhất vào khoảng 10 tuần
tuổi sau sinh, sau đó giảm dần theo tuổi [17].
Người bị loạn nhìn mờ cả xa và gần. Ngoài ra, còn xuất hiện những rối
loạn thị giác khi định thị lâu như nhức đầu, đỏ mắt, rát mắt, chói mắt khi xem TV,
đọc sách [6].
Loạn thị có thể đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị thành loạn thị cận,
phối hợp với viễn thị thành loạn thị viễn hay cả cận thị và viễn thị thành loạn thị
hỗn hợp [25].
1.2.4. Thị lực
1.2.4.1. Định nghĩa


5


Thị lực của một mắt là khả năng của mắt đó nhận thức rõ các chi tiết, phân
biệt rõ hai điểm ở gần nhau [3].
Thử thị lực, đo kính lỗ để phát hiện tật khúc xạ vẫn được duy trì và thông
dụng nhất. Hiện nay, nhờ có sự hỗ trợ của khúc xạ kế tự động đã rút ngắn thời
gian phát hiện tật khúc xạ cũng như thời gian chỉnh kính. Tuy nhiên, phương
pháp điều trị đã có những bước tiến bộ vượt bậc nhờ vào sự phát triển của khoa
học và công nghệ. Các phương pháp điều trị hiện nay như: phẫu thuật laser, phẫu
thuật lasik, mang kính tiếp xúc(contact lens) nhưng thông dụng, hiệu quả và kinh
tế hơn cả là chỉnh kính và mang kính gọng. Phương pháp này có thể áp dụng ở
nhiều nơi kể cả vùng sâu, vùng xa.
1.2.4.2. Nguyên tắc đo thị lực [4]
 Để bệnh nhân đứng hoặc ngồi cách bảng thị lực 5 mét.
 Bảng thị lực phải được chiếu sáng với cường độ trung bình 100 lux. Dùng
ánh sáng mặt trời tốt hơn.
 Bảng thị lực không đặt quá cao đối với tầm nhìn của mắt bệnh nhân (hàng
chữ thị lực 10/10 phải ngang tầm nhìn của bệnh nhân).
 Để bệnh nhân thích nghi với ánh sáng phòng 15 – 20 phút.
 Đo thị lực từng mắt, sau đó đo thị lực hai mắt.

1.3. Nguyên tắc điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính [2]
 Cận thị: chọn kính phân kỳ có độ thấp nhất nhưng cho thị lực cao nhất.
 Viễn thị: chọn kính hội tụ với độ lớn nhất cho thị lực cao nhất.
 Loạn thị: Kiểm tra trục của kính trụ bằng cách di chuyển từ từ 5 0 về hai
phía của trục trên gọng thử kính, thử cho đến khi thị lực tăng. Phương pháp này
đơn giản cho phép đạt tới hoàn hảo trong đa số các trường hợp. Một số trường
hợp khó có thể sử dụng đồng hồ Parent hoặc Green và kính trụ Jackson.

Như vậy, tật khúc xạ có xu hướng thay đổi theo thời gian và cùng với quá
trình phát triển của cơ thể cũng như chịu tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy cần
kiểm tra thị lực định kỳ, từ 6 tháng đến 1 năm để có thể thay đổi số kính đeo
thích hợp [25].

6


1.4. Tình hình tật khúc xạ trong và ngoài nước
Tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị, ngày càng trở thành vấn đề thời sự, thu hút
sự quan tâm của cả xã hội Việt Nam và trên toàn thế giới.
 Trên thế giới
Theo WHO, năm 2004 có khoảng 8 triệu người mù và 145 triệu người bị
giảm thị lực đáng kể (dưới 3/10) do tật khúc xạ chưa được đeo kính hoặc mổ.
Các bệnh mắt khác làm khoảng 37 triệu người bị mù (trong đó có khoảng 7 triệu
người bị mù hoàn toàn) và 124 triệu người bị giảm thị lực đáng kể. Như vậy, tổng
số người mù và khiếm thị do tật khúc xạ chưa được chỉnh kính (153 triệu) nhiều
hơn tổng số người mù và khiếm thị do tất cả các bệnh mắt khác (151 triệu). Đáng
lo ngại, hầu hết trong số 153 triệu người bị tật khúc xạ kể trên có thể khỏi mù
hoặc có thị lực bình thường nếu được phát hiện và đeo kính [16], [18]. Ước tính
có khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới mắc tật khúc xạ, phổ biến nhất là cận thị
[12]. Cụ thể: Đài Loan có 90% học sinh ở độ tuổi từ 16 đến 18 bị cận thị, Trung
Quốc có hơn 300 triệu người bị cận thị, chiếm khoảng 25% dân số, Ấn Độ có
13% số người mù và 56% số người có tổn hại chức năng thị giác do tật khúc xạ.
Theo ước tính của Kovin Naidoo đến năm 2020 tật khúc xạ và nhu cầu kính sẽ
chiếm 70% dân số toàn cầu (5,3 tỷ người) trong đó cận thị chiếm 56,6% (3 tỷ
người) [23].
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về tật khúc xạ ở học
sinh trong độ tuổi từ 11 – 14: Singapore (2001 – 2002): 79,3%; Pakistan (2007):
2,86%, Brazil (2008): 5,5%; Australia (2008): 6,9%; Iran (2008) 11% [12], [14],

[16], [17]. Tuy các nghiên cứu tiến hành ở những địa điểm và thời gian khác
nhau nhưng đều cho rằng tật khúc xạ thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và khác
nhau giữa các vùng dân cư. Tại Trung Quốc, tỷ lệ nữ mắc tật cận thị cao gấp 1,5
lần nam. Sự chênh lệch còn cao hơn ở Mỹ, mức độ này là 2,5 lần [9], [12], [17].
Tỷ lệ tật khúc xạ khác nhau ở từng chủng tộc. Theo một nghiên cứu ở Anh, tỷ lệ
cận thị ở trẻ em da đen cao hơn trẻ em da trắng. Sự khác biệt này có thể do chiều
dài trục nhãn cầu của người da đen khác người da trắng [13].
 Trong nước

7


Tại hội thảo quốc gia về “Công tác chăm sóc mắt cho học sinh” trong hệ
thống trường học do Bộ GD – ĐT tổ chức 18/12/2008, ước tính có hơn 2,8 triệu
học sinh từ 6 – 15 tuổi mắc bệnh về mắt cần đeo kính. Đáng báo động, tỷ lệ học
sinh mắc tật khúc xạ tăng rất nhanh trong những năm gần đây và có xu thế trẻ
hóa [22], [29]. Nếu như năm 1994 tỉ lệ học sinh THCS mắc tật khúc xạ là 7,4%
thì đến năm 2002 tỷ lệ này tăng lên đến 30,4% và tăng cao hơn nữa đến 2005 là
46,11% [12].
Điều tra của Nguyễn Kim Bắc về tình hình tật khúc xạ tại tỉnh Hải Dương
(2002 – 2003) cho thấy, tỷ lệ tật khúc xạ chung của học sinh THCS là 10,6%. Cá
biệt trong số đó, tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh tại 1 trường THCS ở huyện Tứ Kỳ
là 2%. Nghiên cứu này cũng cho thấy, có sự khác biệt về sự phân bố của tật khúc
xạ theo giới tính: nam 38%, nữ 62% [20].
Theo một nghiên cứu về tật khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại Tp HCM năm
2002 – 2003, tỷ lệ tật khúc xạ chung của học sinh cấp 2 là 29,8%. Trong đó, cận
thị chiếm 28,33%, nữ (31,54%) nhiều hơn nam (24,26%). Tỷ lệ học sinh mắc tật
viễn thị là 1,46%, trong đó nam chiếm 1,79%, nữ chiếm 1,1% [8].
Khảo sát của Hoàng Năng Trọng (2005) về cận thị và yếu tố liên quan tại
một số trường THCS tỉnh Thái Bình, tỷ lệ học sinh cận thị là 10,2%. Tỷ lệ này

liên tục tăng từ 11 đến 14 tuổi và gặp ở nữ (11,6%) nhiều hơn nam (8,9%) [9].
Lý Văn Vân và cs (2006) nghiên cứu tật khúc xạ tại một trường THCS ở
Tiền Giang, có 14,95% học sinh mắc tật khúc xạ, trong đó 17,2% học sinh nữ và
12,8% học sinh nam có tật khúc xạ. Tỷ lệ cận thị là 13,15%, viễn thị là 0,46% và
loạn thị là 1,33%. Nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần theo khối lớp,
lần lượt là: lớp 6 (9,29%), lớp 7 (13,98%), lớp 8 (14,89%) và lớp 9 (14,96%)
[11].
Theo khảo sát của Lê Thị Thanh Xuyên và cs về tật khúc xạ của học sinh
cả 3 cấp ở Tp HCM (2005 – 2007), tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung là 39,35%, hầu
hết là cận thị, chiếm 96,5%. Trong đó, tỷ lệ học sinh cấp 2 mắc tật cận thị là
34,5%, viễn thị là 0,31% và loạn thị là 33,73%. Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ
cận thị ở nữ (41,55%) nhiều hơn nam (36,04%). Tỷ lệ loạn thị theo giới: nữ
(32,01%) và nam (28,69%). Ngoài ra, tỷ lệ cận thị còn chịu tác động bởi yếu tố
8


địa dư: tỷ lệ cận thị cao nhất ở vùng trung tâm (56,67%) và thấp nhất là vùng
ngoại thành với 15,48% [12].
Qua các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các địa phương
tuy khác nhau nhưng đều có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó tỷ lệ học sinh
cận thị tăng dần theo khối lớp và có sự khác nhau trong phân bố tật cận thị theo
giới tính và vùng dân cư.
Tỷ lệ tật khúc xạ cao cùng với các ảnh hưởng bệnh lý tới mắt như giảm thị
lực, bong võng mạc, đục thuỷ tinh thể, glaucome đã gây ra mối quan tâm đặc biệt
vì những tác động của nó tới sức khoẻ cộng đồng. Ngoài ra, chi phí liên quan đến
điều trị tật khúc xạ còn là gánh nặng cho xã hội. Do đó, trong chương trình “Thị
giác năm 2020” Tổ chức Y tế thế giới đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm
nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù loà toàn
cầu [23].


1.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống tật khúc xạ
Tại các nước có mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt, trẻ em thường
được khám mắt phát hiện bệnh ngay từ lứa tuổi mầm non. Trẻ được khám định
kỳ theo dõi tật khúc xạ, điều chỉnh kính đúng để phòng ngừa những biến chứng
như nhược thị, song thị, lé. Ở các nước đang phát triển như Việt nam, hệ thống y
tế cơ sở còn mỏng, nhân sự còn chưa đủ, trang thiết bị còn thiếu nên công tác
khám phát hiện và theo dõi khúc xạ chưa được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó,
mức độ nhận thức, mối quan tâm, sự hiểu biết của mọi người về tật khúc xạ còn
rất sơ sài, thậm chí còn có nhiều quan niệm sai lầm, lệch lạc [12].
Qua phân tích kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và trực tiếp nghiên
cứu ở học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên một số trường học ở Hà Nội, Hoàng
Văn Tiến, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam cho rằng nguyên nhân chính
dẫn đến cận thị ở học sinh hiện nay như sau [28]:
Kiến thức về cận thị của người dân hiện nay còn hạn chế (đặc biệt về tác
hại của cận thị: cận thị lâu năm gây thoái hóa võng mạc, có thể gây mù). Kết quả
nghiên cứu ở một số trường học tại Hà Nội (2003) cho thấy chỉ có 21,2% học
sinh hiểu đúng về tác hại của cận thị. Có thể vì vậy mà phần lớn người dân không

9


sợ cận thị, không quan tâm đến cận thị [28]. Theo Lê Thị Thanh Xuyên và cs
(2005 – 2007) cho rằng vẫn còn không ít học sinh có kiến thức và thái độ hành vi
sai lầm. Cụ thể: có 19,9% học sinh cho biết đeo kính điều chỉnh cận thị sẽ làm
tăng độ cận thị. 14,25% học sinh trả lời không biết tật khúc xạ. Trong số nhận là
biết tật khúc xạ, có 75,8% học sinh không biết tật khúc xạ có thể là nguyên nhân
gây lé. 38,9% học sinh không biết tật khúc xạ có thể là nguyên nhân gây nhược
thị và 30,6% học sinh không biết tật khúc xạ có thể gây ra cả 2 tác hại trên.
Ngoài những kiến thức không tốt về tật khúc xạ cũng như tác hại của chúng, tỷ lệ
học sinh không biết 6 tháng – 1 năm phải kiểm tra thị lực và mắt là 30% [12].

Kiến thức chung của học sinh về tật khúc xạ chưa tốt, hầu hết chỉ đạt khá
và trung bình. Thái độ, hành vi của học sinh về tật khúc xạ còn thấp hơn. Đó là
nhận xét của Lê Thị Thanh Xuyên khi khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của
học sinh Tp HCM về tật khúc xạ. Cụ thể: chỉ có 17,6% học sinh cấp 2 có kiến
thức tốt trong khi đó vẫn còn một số không nhỏ (12,8%) học sinh có kiến thức
yếu. Không có học sinh nào trong tổng số 947 em có thái độ và thực hành tốt, đa
số chỉ đạt mức trung bình, còn lại là yếu chiếm tỷ lệ 33,2% [12].
Chế độ ăn uống mất cân đối, cơ thể thiếu một số vi chất dinh dưỡng như
canxi, magie, kẽm... và thói quen ăn uống không hợp lý của các gia đình, không
cho học sinh ăn sáng hoặc ăn sáng rất ít trong khi các em phải học tập nhiều, hoạt
động vui chơi nhiều ở trường. Điều này làm các em thiếu năng lượng dẫn đến
mỏi mắt thường xuyên. Một báo cáo tại hội thảo “Sức khỏe trường học” tháng
8/2004 cho biết, có 70 – 80% học sinh bị đói vào 9 – 10 giờ sáng tại trường học
trong khi gia đình không thiếu điều kiện để cho các em ăn [28]. Theo nghiên cứu
của Lương Ngọc Khuê (2010), chỉ có 3,3% cha mẹ học sinh thường xuyên cho con
ăn uống các loại thực phẩm tăng cường ánh sáng cho mắt [5].
Theo Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2008), phần lớn học sinh chưa
được khám mắt định kỳ. Chỉ có khoảng 2/3 số học sinh được khám mắt, chỉ
khoảng 1/2 trong số đó được khám mắt 1 – 2 lần/năm [29]. Vụ học sinh – sinh
viên, Bộ GD – ĐT cũng cho rằng công tác khám mắt học đường hiện nay rất qua
loa. Thực tế, toàn quốc chỉ có 5/63 tỉnh, thành có bác sĩ phụ trách y tế học đường,
còn đa số cán bộ phụ trách y tế học đường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm
10


không có kiến thức chuyên môn về y tế. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền về
chăm sóc bảo vệ mắt trong trường học chưa được quan tâm đúng mức. Qua kiểm
tra hệ thống y tế của 36 trường học, chỉ có 1 trường có pano hướng dẫn về việc
bảo vệ mắt. Có 63,2% giáo viên chưa từng dạy học sinh về nội dung này, 85,4%
giáo viên cho biết trong trường học không tổ chức các hoạt động truyền thông về

phòng chống tật khúc xạ [21], [22]. Theo Lê Thị Thanh Xuyên và cs (2005 –
2007) chỉ có 55,1% học sinh biết thông tin về tật khúc xạ từ thầy cô giáo, từ cán
bộ y tế là 44,4%, từ gia đình và người xung quanh là 60,1%, từ phương tiện
truyền thông là 55,7%. Bên cạnh đó, có 3,3% học sinh chưa từng nghe nói về
điều này [12]. Thực tế trên dẫn tới tình trạng đa phần học sinh không biết mình bị
tật khúc xạ. Tỷ lệ này ở Tp HCM là 80%, Đà Nẵng là 50%, Bắc Ninh là hơn
80%. Đáng lo ngại, nhiều học sinh phổ thông cần kính trợ thị nhưng không sử
dụng vì cho là vướng hay không đẹp. Bên cạnh đó, có những học sinh mặc cảm
khi biết mình mắc tật khúc xạ nên không đeo kính. Hơn nữa, nhiều học sinh cho
rằng đeo kính sẽ làm tăng độ [21].
Gia đình và học sinh tiếp cận dịch vụ kiểm tra mắt ở tuyến chuyên khoa
còn khó khăn và phải chờ đợi lâu. Vì vậy các phụ huynh thường đưa con em đến
khám ở những nơi ngoài quy định của Bộ Y tế. Theo Vụ Trang thiết bị và Công
trình y tế, Bộ Y tế năm 2009, chỉ có 20% số người bán kính thuốc có kiến thức về
y khoa, chưa hẳn là chuyên khoa mắt. Do đó, tỷ lệ trẻ có tật khúc xạ được điều
chỉnh kính rất thấp. Tại Tp HCM, tỷ lệ được đeo kính là 71%, nhưng tỷ lệ được
chỉnh kính đúng là 51%. Ở Hà Nội (2008), 83,13% học sinh có tật khúc xạ được
chỉnh kính nhưng chỉ 67,5% số học sinh được chỉnh kính đúng [22].
Ngoài việc học tập, học sinh lạm dụng vui chơi giải trí bằng mắt (xem ti
vi, chơi điện tử, đọc truyện, sách báo…), ít hoạt động thể lực. Kết quả điều tra ở
học sinh tiểu học (2003) cho thấy có trên 70% học sinh thấy xuất hiện mỏi mắt,
hoa mắt, nhức đầu, đau lưng sau giờ học và giải trí (xem tivi, đọc truyện chơi
điện tử…) [28]. Qua khảo sát của Lương Ngọc Khuê (2010) về thực trạng cơ sở
vật chất và thực hành của cha mẹ học sinh về phòng chống tật khúc xạ, chỉ có
41,1% học sinh ngồi đúng tư thế khi học. Về thời gian sử dụng mắt cho hoạt
động vui chơi giải trí, có 31,8% học sinh dành thời gian xem TV ≥ 2 giờ/ngày;
11


4,1% học sinh dành thời gian đọc truyện ≥ 2 giờ/ngày và số học sinh dành thời

gian sử dụng máy vi tính ≥ 2 giờ/ngày chiếm tỷ lệ 12,7% [5]. Các nghiên cứu
trong và ngoài nước chỉ ra rằng thói quen xem TV ≥ 2 giờ/ngày, đọc sách, truyện
≥ 2 giờ/ngày và sử dụng máy vi tính thường xuyên có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc
tật cận thị của học sinh [10], [19]. Theo các nhà khoa học của Mỹ, trẻ em dành
nhiều thời gian vui chơi ngoài trời, ít xem tivi và ngồi máy tính, sẽ hạn chế bị cận
thị [24].

1.6. Mối liên quan giữa thói quen sinh hoạt và cận thị
Các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện cận thị học đường thường do quá trình
học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như: tư thế ngồi sai, điều kiện
ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem TV, sử
dụng vi tính không hợp lý v.v. [27]. Trong đó, yếu tố nguy cơ quan trọng và phổ
biến hiện nay là thói quen sinh hoạt không hợp lý của học sinh.

Theo Saw (2002), có mối liên quan giữa đọc sách, truyện ≥ 2 giờ/ngày
với nguy cơ mắc tật cận thị của học sinh với OR = 1,83 (95% CI, 1,32 – 2,54).
Cũng theo nghiên cứu này, những học sinh có thói quen sử dụng máy vi tính
thường xuyên có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn học sinh không có thói quen
này với OR = 1,80 (95% CI, 1,36 – 2,37). Như vậy theo Saw, thói quen đọc
sách, truyện ≥ 2 giờ/ngày và sử dụng máy vi tính thường xuyên có ảnh hưởng
đến tỷ lệ mắc tật cận thị của học sinh [19].
Qua khảo sát về thực trạng vệ sinh trường học và các yếu tố ảnh hưởng
đến sức khỏe của học sinh (2009), Trịnh Đăng Tuấn đã xác định mối liên quan
giữa việc chơi điện tử và tật cận thị của học sinh với OR = 1,69 (95% CI, 1,07
– 2,67). Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tìm được mối liên quan giữa cận thị
với thời gian xem TV hàng ngày cũng như thói quen đọc truyện hàng ngày của
học sinh [10].
Như vậy, nếu không có ngay những biện pháp phòng, chống tích cực sẽ
ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của học sinh nói riêng và chất lượng của nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước về lâu dài nói chung.

12


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh của trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Tam Giang, huyện Krông
Năng, tỉnh Đắk Lắk.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh
Đắk Lắk.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.3.2. Chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
Chúng tôi chọn tất cả học sinh của trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Tam
Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đưa vào nghiên cứu.
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ.
 Tiêu chuẩn chọn đối tượng đưa vào mẫu
Những học sinh đang theo học trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Tam
Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tại thời điểm nghiên cứu và đồng ý
tham gia nghiên cứu sau khi được giải thích về các vấn đề của cuộc nghiên cứu.

 Tiêu chuẩn loại trừ không đưa vào mẫu
13


- Những học sinh vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu hoặc từ chối tham gia
nghiên cứu sau khi được giải thích về các vấn đề của cuộc nghiên cứu.
- Những học sinh dị ứng với thuốc liệt điều tiết Cyclogyl.
- Những học sinh bị giảm thị lực không do tật khúc xạ mà do các bệnh lý
về mắt.
2.3.2.3. Kiểm soát sai lệch
Đối với những học sinh bị giảm thị lực nhưng không tăng khi đo thị lực
qua kính lỗ, được các bác sỹ khám và kiểm tra các thành phần khác của mắt
nhằm phát hiện các trường hợp giảm thị lực do các bệnh lý của mắt.
Trước khi điều tra chính thức tiến hành điều tra thử bộ câu hỏi, sau đó sửa chữa
bổ sung cho phù hợp.
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu
- Bảng đo thị lực Monoyer
- Kính lỗ
- Đèn pin
- Đèn soi đáy mắt
- Máy đo khúc xạ tự động
- Thuốc liệt điều tiết (Cyclogyl 1%)
- Phiếu điều tra (xem phụ lục)
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.4.1. Thu thập thông tin về tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh
Qui trình khám khúc xạ do các bác sỹ của Trung tâm Mắt tỉnh Đắk Lắk
thực hiện với sự giúp đỡ của cán bộ y tế của trường và nhân viên y tế của Trạm y
tế xã. Tất cả học sinh được đo thị lực nhìn xa. Các trường hợp thị lực < 7/10 được
thử kính lỗ, nếu tăng sẽ được đo khúc xạ tự động trước và sau liệt điều tiết bằng
thuốc nhỏ mắt Cyclogyl và ghi nhận kết quả vào mục B của phiếu điều tra (xem

phụ lục).
2.3.4.2. Thu thập thông tin về kiến thức, thái độ hành vi của học sinh

14


Sau khi khám và ghi nhận kết quả về tật khúc xạ của từng học sinh, nhóm
điều tra tiến hành phỏng vấn học sinh đã được khám và ghi nhận kết quả tương
ứng theo bảng câu hỏi lập sẵn (xem phụ lục).
2.3.5. Liệt kê và định nghĩa các biến số
2.3.5.1. Đặc tính của học sinh
 Khối lớp: học sinh của trường được chia làm 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9.
 Giới tính: có 2 giá trị là nam và nữ.
 Dân tộc: gồm Kinh, Ê đê và dân tộc khác.
2.3.5.2. Một số tật khúc xạ thường gặp ở học sinh
Gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Các học sinh được khám và chẩn đoán theo
quy ước của WHO về tật khúc xạ trẻ em (S.E: Spherical equivalent = Độ cầu + ½
Độ loạn) [1]
- Gọi là cận thị nếu khúc xạ cầu tương đương ≤ - 0,5 D.
- Gọi là viễn thị nếu khúc xạ cầu tương đương ≥ + 2 D.
- Gọi là chính thị nếu khúc xạ tương đương > - 0,5 D và < + 2 D.
- Độ loạn thị được tính khi giá trị loạn thị ≥ 0,75 D.
- Trẻ được xem là cận thị khi có một hoặc hai mắt bị cận thị.
- Trẻ được xem là viễn thị nếu cả hai mắt đều viễn thị hoặc một mắt viễn thị
mắt kia chính thị.
- Trẻ được xem là loạn thị khi cả hai mắt đều loạn thị hoặc một mắt loạn thị
mắt kia chính thị.
- Trẻ được xem là chính thị nếu không có mắt nào cận, viễn hoặc loạn thị.
2.3.5.3. Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về phòng chống tật
khúc xạ

 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ
 Khái niệm về tật khúc xạ: gồm các lựa chọn: cận thị, viễn thị, loạn thị. Học
sinh được cho là có khái niệm đúng khi trả lời cả 3 ý trên. Học sinh được cho là
không biết khi không trả lời ít nhất 1 trong các lựa chọn trên.

15


 Triệu chứng của tật khúc xạ: gồm nhìn mờ, nhức mỏi mắt, nheo mắt khi
nhìn, chảy nước mắt, nhức đầu khi nhìn lâu. Nếu trả lời cả 5 ý trên được cho là có
kiến thức đúng về triệu chứng của tật khúc xạ. Học sinh không trả lời ít nhất 1 trong
các triệu chứng trên được cho là không biết.
 Yếu tố nguy cơ mắc tật khúc xạ: gồm di truyền; ngồi học sai tư thế, không
đủ ánh sáng; bàn ghế không phù hợp với học sinh; cường độ học tập căng thẳng;
chơi điện tử, xem TV trong thời gian dài, liên tục; ăn uống không đủ chất. Học sinh
không trả lời bất kỳ ý nào sẽ được cho là không có kiến thức này.
 Cách phòng chống tật khúc xạ: gồm ngồi học đúng tư thế, đủ ánh sáng; bàn
ghế phù hợp với học sinh; khi học bài, đọc truyện, xem TV, chơi điện tử cần có thời
gian thư giãn mắt; ăn uống đủ chất. Học sinh không trả lời bất kỳ ý nào sẽ được cho
là không biết.
 Phương pháp điều trị tật khúc xạ: gồm uống thuốc/nhỏ thuốc vào mắt, đeo
kính và phẫu thuật. Học sinh được cho là không hiểu đúng về kiến thức này khi trả
lời ý thứ nhất. Học sinh cho là không hề biết về phương pháp điều trị tật khúc xạ khi
không trả lời ý nào.
 Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến mắt: gồm nhược thị, lé, không có ảnh hưởng
xấu. Học sinh cho là không biết nếu không trả lời ít nhất 1 trong các ý trên.
 Thời gian tốt nhất để thư giãn mắt sau khi học bài, đọc truyện, xem TV, chơi
điện tử: gồm không quá 1 giờ, trên 1 giờ, đến khi nhức mỏi mắt hoặc nhìn mờ,
không cần thư giãn mắt. Học sinh được cho là không biết khi không trả lời được bất
cứ ý nào.

 Địa điểm khám mắt tốt nhất: gồm phòng y tế của trường, phòng khám của
bác sỹ chuyên khoa mắt và tiệm bán kính.
 Thời gian kiểm tra mắt tốt nhất: gồm 6 tháng – 1 năm, trên 1 năm và không
cần khám định kỳ, chỉ khám khi nhìn mờ hơn trước.

 Thái độ của học sinh về tật khúc xạ
 Nguồn thông tin về tật khúc xạ: gồm gia đình, thầy cô giáo, cán bộ y tế,

phương tiện truyền thông và chưa từng nghe nói.

16


 Lợi ích của việc tập thể dục và chơi ngoài trời với mắt: gồm có và không.
 Cảm giác nếu mắc tật khúc xạ: gồm có sợ và không sợ.
 Cảm giác khi phải đeo kính: gồm thích, không thích, sợ, không có ý kiến.

 Thực hành của học sinh về phòng chống tật khúc xạ
 Thời gian học sinh được khám mắt: gồm 6 tháng đến 1 năm, trên 1 năm

và chưa từng được khám.
 Địa điểm học sinh được khám mắt: gồm 3 lựa chọn: phòng y tế của

trường, phòng khám của bác sỹ chuyên khoa mắt và tiệm bán kính.
 Tư thế của học sinh khi học bài, đọc truyện: gồm ngồi đúng tư thế và sai

tư thế. Ngồi đúng tư thế có nghĩa là ngồi ngay ngắn vào bàn, thẳng lưng, đầu hơi
cúi về trước, khoảng cách từ mắt đến sách vở từ 30 – 35 cm. Các tư thế khác thì
cho là sai.
 Mức độ học bài, đọc truyện nơi thiếu ánh sáng của học sinh, gồm 3 mức


độ: thường xuyên, ít khi và không đọc.
 Thói quen xem hàng ngày của học sinh: gồm có xem và không xem. Nếu

có xem TV hàng ngày thì thời gian xem được chia làm 2 nhóm là xem TV <
2giờ/ngày và xem TV ≥ 2 giờ/ngày.
 Thói quen chơi điện tử hay sử dụng máy vi tính hàng ngày của học sinh:

gồm có chơi và không chơi. Nếu có chơi điện tử hay sử dụng máy vi tính hàng
ngày thì thời gian chơi được chia làm 2 nhóm là chơi điện tử < 2 giờ/ngày và
chơi điện tử ≥ 2 giờ/ngày.
 Thói quen đọc truyện hàng ngày của học sinh: gồm có đọc và không đọc.

Nếu có đọc truyện hàng ngày thì thời gian đọc truyện được chia làm 2 nhóm là
đọc truyện < 2 giờ/ngày và đọc truyện ≥ 2 giờ/ngày.
 Thư giãn mắt đúng cách khi học bài, đọc truyện, xem TV, chơi điện tử

hoặc sử dụng máy vi tính: gồm có và không. Học sinh được cho là có thư giãn
mắt đúng cách khi đứng dậy đi lại, nhìn ra xa, massage mắt từ 5 đến 10 phút sau
45 – 50 phút sử dụng mắt.
17


×