Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của thai phụ trước, trong và sau khi sinh đẻ ở xã ea tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.79 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................3
1.1. LÀM MẸ AN TOÀN VÀ THỰC TRẠNG LÀM MẸ AN TOÀN Ở VIỆT NAM
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG MẸ LIÊN QUAN TỚI SINH ĐẺ
1.3. NHỮNG CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH VÀ HƯỚNG DẪN CHUẨN QUỐC GIA VỀ CSSKSS.
1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGUYÊN CỨU

3
8
13
14

CHƯƠNG 2................................................................................................................. 15
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.5. CỠ MẪU VÀ CÁCH CHỌN MẪU
2.6. CÁC BIẾN SỐ CHÍNH
2.7. THU THẬP SỐ LIỆU
2.8. XỬ LÍ SỐ LIỆU
2.9. Y ĐỨC

15
15
15
15
15


16
17
17
18

CHƯƠNG 3................................................................................................................. 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................................20
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
3.2. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ TRONG KHI MANG THAI VÀ SINH ĐẺ
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

20
21
24

CHƯƠNG 4................................................................................................................. 28
BÀN LUẬN.................................................................................................................28
4.1. CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
4.2. CHĂM SÓC TRONG KHI SINH
4.3. CHĂM SÓC SAU SINH
4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KHÁM THAI, CHỌN NƠI SINH VÀ KHÁM LẠI SAU SINH

28
31
32
33

KẾT LUẬN.................................................................................................................35
A. THỰC TRẠNG VIỆC CHĂM SÓC THAI SẢN
B. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHĂM SÓC THAI SẢN


35
35

KIẾN NGHỊ................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................a
PHỤ LỤC...................................................................................................................... d
i


DANH MỤC CÁC BẢNG

ii


Bảng 1.1. Một vài ví dụ về mối liên quan giữa tỉ lệ bà đỡ có kĩ năng đỡ đẻ, nguy cơ tử
vong mẹ và tỉ lệ chết chu sinh.....................................................................................10
Bảng 1.2. Tỉ lệ phụ nữ được chăm sóc trước sinh ở một số quốc gia năm 2002.........12
Bảng 3.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của mẫu nghiên cứu..............................18
Bảng 3.2. Nội dung được các bà mẹ sử dụng trong chăm sóc trước sinh....................19
Bảng 3.3. Nội dung được các bà mẹ sử dụng trong khi sinh đẻ..................................20
Bảng 3.4. Nội dung trong chăm sóc sau sinh..............................................................21
Bảng 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khám thai..........................................................22
Bảng 3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nơi sinh.............................................23
Bảng 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khám lại sau sinh.......................................24

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

iii



Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các nội dung được bà mẹ sử dụng trong chăm sóc trước sinh.........20
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỉ lệ nơi sinh được các bà mẹ chọn............................................21
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỉ lệ các nội dung được bà mẹ chọn trong chăm sóc sau sinh....22
Biểu đồ 4.1. Phân bố tỉ lệ khám thai được chọn bởi các bà mẹ...................................27

iv


CHỮ VIẾT TẮT
AIDS:

(Acquired Immuno Deficience Syndrom) Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải

CBNV:

Cán bộ nhân viên

CBYT:

Cán bộ Y Tế

CSSKBM:

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ

CSSKSS:

Chăm sóc sức khỏe sinh sản


CSSS:

Chăm sóc sau sinh

CSTS:

Chăm sóc trước sinh

LMAT:

Làm mẹ an toàn

MDG5:

(Millennium Development Goals 5) Mục tiêu phát triển Thiên
Niên Kỷ thứ 5

NHS:

Nữ hộ sinh

SKBM-TE:

Sức khỏe bà mẹ - trẻ em

TBSK:

Tai biến sản khoa


TVM:

Tử vong mẹ

TYT:

Trạm Y Tế

VAT:

(Vaccine Anti Tetanique) Vắc xin phòng uốn ván

UNFPA:

(United Nations Population Fund) Quỹ dân số Liên Hợp Quốc

UNICEF:

(United Nations Children’s Fund) Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

WHO:

(World Health Organization) Tổ chức Y Tế Thế Giới

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, ở các nước đang phát triển, những tai biến trong
thời gian mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của phụ nữ

ở lứa tuổi sinh đẻ, mỗi ngày có hơn 1500 phụ nữ chết vì nguyên nhân này. Trong năm
2005, tử vong mẹ ước tính có khoảng 536.000 trên toàn thế giới, trong đó có tới 99% là
những người đang sống ở các nước thuộc thế giới thứ 3, hơn một nữa số ca tử vong này
nằm ở Đông, Tây Châu Phi và một phần ba ở Nam Á cũng như Mỹ La Tinh. Nguy cơ
tử vong mẹ tăng lên ở những nước kém phát triển, nếu ở Niger cứ 1 trong 7 phụ nữ tử
vong có liên quan đến thai nghén thì ở Ireland nguy cơ này là 1/48.000 [25].
Hầu hết các tai biến và tử vong mẹ thường xảy ra trong lúc sinh nở và sau sinh
một thời gian ngắn, bốn nguyên nhân được nêu ra là: băng huyết sau sinh, nhiễm trùng
hậu sản, rối loạn huyết áp thai kì và sinh khó. Trong giai đoạn mang thai, nhiều phụ nữ
không nhận được sự chăm sóc sức khoẻ thiết yếu mà họ cần trong giai đoạn này trong
khi hầu hết đều có thể phòng tránh được.
Ở các nước đang phát triển, những nguyên nhân làm cho bà mẹ không tiếp cận
được với việc chăm sóc sức khoẻ được nêu lên là: khoảng cách từ nhà đến cơ sở Y Tế
quá xa, chi phí của việc chăm sóc quá tốn kém, không có thời gian… Ngoài ra niềm tin
văn hóa, tín ngưỡng cũng là nguyên nhân làm cho các bà mẹ từ chối việc chăm sóc sức
khoẻ.
Theo ước tính của UNICEF, tử vong mẹ ở Việt Nam là 160/100.000 trẻ đẻ sống
trong năm 1995 và 85/100.000 trẻ đẻ ra sống trong năm 2004. Tuy nhiên một kết quả
nguyên cứu khác trên toàn quốc năm 2003 của Bộ Y Tế cho thấy tỉ lệ tử vong mẹ là
165/100.000 trẻ đẻ ra sống. Những số liệu trên chỉ là kết quả điều tra trên diện hẹp mà
không đại diện cho cả nước bởi vì có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng miền, đặc biệt
là vùng núi phía Bắc, trung du và Tây Nguyên, tại một số nơi vùng sâu vùng xa thì tỉ lệ
này lên tới hơn 400/100.000. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng tai biến sản khoa vẫn là
vấn đề nổi cộm và cấp bách mà chúng ta phải cần suy nghĩ và làm thế nào để giảm tỉ lệ
tử vong mẹ còn 58/100.000 ca trẻ sống vào năm 2015 như mục tiêu của Bộ Y Tế đề ra.
1


Điều tra về tử vong mẹ của Viện bảo vệ Bà mẹ - Trẻ sơ sinh cho thấy 90% trường hợp
tử vong mẹ ở Việt Nam có thể phòng tránh được và trong số các trường hợp tử vong

mẹ có tới 65% là chưa bao giờ đi khám thai và 22% chỉ đi khám thai một lần. Chăm
sóc phụ nữ mang thai có vị trí thấp trong danh sách ưu tiên của các hộ gia đình do tốn
kém thời gian, tiền bạc [17].
DakLak là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nơi phụ nữ gặp nhiều khó khăn để
tiếp cận được với hệ thống chăm sóc thai sản so với những vùng miền khác trong cả
nước, nơi mà còn có những phong tục lạc hậu về sinh đẻ của phụ nữ người dân tộc
thiểu số, những số liệu về chăm sóc thai sản ở tuyến y tế cơ sở (tuyến xã) ở DakLak
hầu như rất ít. Huyện Cưkuin là một huyện mới tách ra của tỉnh DakLak thì việc tìm
hiểu thực trạng tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, góp phần cung cấp các thông tin
cần thiết cho các ngành chức năng là vô cùng cần thiết.
Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản
ở Tỉnh DakLak nói chung và Huyện Cưkuin nói riêng, nhằm có kế hoạch ngày càng
nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện chuẩn quốc gia
về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này tại xã Ea
Tiêu, huyện Cưkuin nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ thai phụ được chăm sóc trước, trong và sau khi sinh đẻ ở xã Ea
Tiêu.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của thai phụ
trước, trong và sau khi sinh đẻ ở xã Ea Tiêu.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Làm mẹ an toàn và thực trạng làm mẹ an toàn ở Việt Nam
1.1.1. Nội dung làm mẹ an toàn
Làm mẹ an toàn (LMAT) là đảm bảo tốt sức khỏe cho phụ nữ và thai nhi trong
quá trình mang thai, sinh đẻ và giai đoạn hậu sản. Mục đích là giảm tử vong và bệnh tật
ngay từ khi người phụ nữ mang thai, trong khi sinh và suốt thời kỳ hậu sản (42 ngày

sau sinh).
Những nội dung chính của làm mẹ an toàn:
• Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh.
• Kế hoạch hóa gia đình.
• Công tác thông tin giáo dục truyền thông để cung cấp kiến thức sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ.
• Phát hiện và xử lí kịp thời các trường hợp bất thường của thai nghén cũng
như năm tai biến sản khoa.[20], [8].
1.1.1.1. Chăm sóc bà mẹ trước sinh
Chăm sóc trước sinh là những chăm sóc sản khoa cho người phụ nữ tính từ thời
điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm bảo đảm cho quá trình mang thai được an toàn,
sinh con khoẻ mạnh và được chuẩn bị nuôi dưỡng tốt. Theo chuẩn quốc gia về sức
khoẻ sinh sản của Bộ Y Tế qui định, nội dung chăm sóc trước sinh bao gồm: khám thai,
tiêm phòng uốn ván, tư vấn chế độ dinh dưỡng, uống viên sắt phòng thiếu máu, chế độ
lao động nghỉ ngơi hợp lí.
Khám thai:
Thai nghén là giai đoạn có những nguy cơ tiềm ẩn, có thể dẫn đến những vấn đề
sức khoẻ trầm trọng như bệnh tật, tử vong mà bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc phải
trong thời gian mang thai. Để giảm thiểu những vấn đề sức khoẻ đó, khám thai là một
biện pháp hết sức quan trọng. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Y Tế, một thai phụ
phải khám thai thường kì, ít nhất là ba lần trong suốt thời kỳ mang thai.

3


• Khám thai lần 1 được thực hiện trong 3 tháng đầu với mục đích là xác định có
thai, số lượng và vị trí thai, phát hiện những bất thường và những biến chứng
sớm như nôn nặng hoặc các bệnh lí gây chảy máu.
• Khám thai lần 2 vào ba tháng giữa để đánh giá sự phát triển của thai và phát
hiện thai nghén có nguy cơ cao và tiêm phòng uốn ván.

• Khám thai lần thứ 3: vào ba tháng cuối phát hiện những biến chứng muộn, xác
định khoảng thời gian sinh, tiên lượng cuộc sinh và dự kiến nơi sinh.
Phòng chống thiếu dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai:
Trong thời kì mang thai, người phụ nữ phải ăn đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng
cho chính họ và thai nhi. Bà mẹ có dinh dưỡng tốt, cân nặng tăng từ 9 - 12 kg trong
suốt thai kì không những đảm bảo bản thân bà mẹ khoẻ mạnh, ít phải can thiệp khi đẻ,
phục hồi nhanh sau đẻ, đủ sữa cho con bú, mà còn đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra đủ
tháng, khỏe mạnh và phát triển tốt. Ngược lại nếu dinh dưỡng kém bà mẹ thường có xu
hướng dễ mắc bệnh, đứa trẻ chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Nguyên tắc dinh
dưỡng trong thời kì mang thai là phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn, ăn
nhiều hơn bình thường cả về số lượng và chất lượng.
Phòng chống thiếu máu cho bà mẹ mang thai:
Để phòng chống thiếu máu, bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ
làm việc hợp lí, tất cả phụ nữ có thai cần uống thêm viên sắt/axit folic. Việc dự phòng
thiếu máu trong khi mang thai không những đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ, phòng
các tai biến sản khoa mà còn làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng bào thai (cân nặng sơ sinh
thấp) và giảm nguy cơ thiếu máu cũng như giảm suy dinh dưỡng cho trẻ sau này.
Nguyên tắc sử dụng viên sắt/axit folic là càng sớm càng tốt, ngày uống 1 viên trong
suốt thời gian mang thai đến hết 1 tháng sau đẻ. Tối thiểu nên uống trước đẻ 90 ngày
và kéo dài sau đẻ 42 ngày. Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ rệt có thể tăng liều
dự phòng lên liều điều trị 2 -3 viên /ngày. Việc tuân thủ theo chế độ trên là rất quan
trọng để dự phòng và điều trị thiếu máu.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi khi bà mẹ mang thai:
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí trước khi sinh của các thai phụ là
một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đẻ non và cân nặng của trẻ thấp khi
4


sinh. Vì vậy, khi mang thai các bà mẹ cần thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí và
duy trì cuộc sống thoải mái về tinh thần. Tránh lao động quá sức hoặc trong điều kiện

xấu như: làm việc trong điều kiện ôi nhiễm, ngâm mình dưới nước, leo trèo quá cao,
thức quá khuya, dậy sớm...
Tiêm phòng uốn ván:
Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp trước đây, đây là
bệnh nặng, có tỉ lệ tử vong cao cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Để dự phòng tai biến này, khi
có thai, các thai phụ cần đi khám thai sớm và khám thai định kì đủ 3 lần, qua khám thai
cán bộ y tế sẽ tiêm phòng uốn ván cho thai phụ đồng thời kiểm tra xem việc tiêm
phòng uốn ván có đầy đủ hay không. Theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng,
mỗi phụ nữ khi mang thai thường tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. Tiêm mũi thứ nhất
càng sớm càng tốt khi biết có thai, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất là 1 tháng và tối thiểu
trước khi đẻ là 15 ngày.
Như vậy, một biến chứng sản khoa nếu không được phát hiện hoặc phát hiện
muộn ở tuyến cơ sở hoặc là chậm trễ chuyển đến một cơ sở chăm sóc thích hợp có thể
phải trả giá không chỉ riêng tính mạng của thai nhi mà có khi phải trả giá cho cả tính
mạng của người mẹ.
1.1.1.2. Chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ
Giúp cho bà mẹ dự kiến ngày sinh để có sự chuẩn bị, tư vấn cho bà mẹ trước khi
sinh, nếu thai nghén có nguy cơ cao phải chọn nơi sinh ở tuyến có thể phẫu thuật được,
những trường hợp đẻ từ con thứ 4 trở lên hoặc vòng bụng trên 34cm không được đẻ ở
trạm y tế xã và tại nhà. Tất cả các thai phụ phải được cán bộ y tế chăm sóc và đỡ đẻ, nếu
đẻ ở nhà mà không có cán bộ y tế thì phải có bà đỡ dân gian được huấn luyện chăm sóc
và đỡ đẻ.
1.1.1.3. Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Công tác này bao gồm:
• Chăm sóc trong 6 giờ đầu, ngày đầu sau đẻ.
• Chăm sóc trong tuần đầu.
• Chăm sóc trong thời kì hậu sản (42 ngày sau đẻ).
1.1.2. Thực trạng làm mẹ an toàn tại Việt Nam
5



Đánh giá thực trạng LMAT tại 7 tỉnh [23], cho chúng ta một số nhận định như
sau:
Tỉ suất tử vong mẹ (TVM) trung bình trên toàn quốc ước tính là 165/100.000 và dao
động trong khoảng 124 - 206/100.000. Có sự khác biệt rõ rệt về tỉ suất TVM cao nhất, 76%
nguyên nhân TVM là trực tiếp và liên quan đến các tai biến sản khoa.
Ước tính tử vong chu sinh trên toàn quốc là 22,2/1000. Có sự khác biệt giữa các
vùng, trung du là vùng có tỉ suất tử vong chu sinh cao nhất. Nguyên nhân chính của tử
vong chu sinh là đẻ non.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) có sự khác biệt giữa các vùng
miền và giữa các tuyến: về cơ sở hạ tầng và do chủ quan của các cơ sở y tế, ví dụ như:
thời gian làm việc và thường trực. Ngay cả tuyến tỉnh và tuyến huyện nhiều nơi cũng
còn thiếu hụt nhiều các nội dung chăm sóc thiết yếu có liên quan đến nhân lực và trang
thiết bị.
Sự tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ (CSSKBM) phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế, dân tộc, các cản trở về văn hóa, thu nhập của
gia đình.v.v... làm cho việc tiếp cận với hệ thống CSSKSS còn gặp nhiều khó khăn,
nhất là các tỉnh miền núi và Tây Nguyên.
Năng lực của các cơ sở y tế hiện nay cũng còn có nhiều hạn chế, một số bất cập
chính là: thiếu đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa (tuyến xã và huyện), kiến thức và hiểu
biết còn hạn chế (các tỉnh miền núi), cơ sở hạ tầng rất khó khăn (nước sạch và công
trình vệ sinh), trang thiết bị cũ, thuốc men không được cung ứng kịp thời. Đặc biệt rất
thiếu thốn các phương tiện vận chuyển cấp cứu, thiếu năng lực phục vụ công tác hồi
sức sơ sinh. Y tế tư nhân, các bà đỡ dân gian có tham gia vào chương trình LMAT, tuy
nhiên chưa có sự kiểm soát đầy đủ các đối tượng này, còn nhiều tai biến xảy ra với các
bà mẹ trong khi nạo hút thai, sinh đẻ.v.v…
Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực LMAT còn hạn chế:
trước hết là còn thiếu nhận thức đúng về vai trò của công tác này ở các cấp lãnh đạo,
tài liệu và phương tiện truyền thông còn đơn điệu về nội dung, hình thức và các kênh


6


truyền tải. Ngoài ra cũng chưa chú trọng đến các đối tượng dân tộc ít người, đặc biệt là
cán bộ y tế (CBYT) chưa được đào tạo đầy đủ về kĩ năng truyền thông.
Hoạt động quản lí giám sát còn yếu ở tất cả các tuyến và địa phương: thiếu kĩ
năng giám sát, thiếu kinh phí giám sát. Hệ thống báo cáo, sổ sách còn thiếu, tính cập
nhật và độ chính xác của thông tin còn hạn chế. Hoạt động đánh giá còn sơ sài, thiếu
các chỉ số đo lường các kết quả.
Các bà mẹ sử dụng dịch vụ LMAT còn có nhiều vấn đề. Trước hết đó là sự hạn
chế và hiểu biết về các nội dung LMAT, có sự chênh lệch nhiều giữa bà mẹ ở các địa
phương và giữa người kinh và người dân tộc ít người. Thực hành chăm sóc thai nghén
và sinh đẻ còn nhiều bất cập do không có điều kiện tiếp cận với hệ thống chăm sóc y
tế, hạn chế về hiểu biết, thiếu thông tin và do cản trở về kinh tế.
Cộng đồng với các rào cản về văn hóa như phong tục tập quán, thói quen chăm
sóc, nơi sinh, ăn uống, các quan niệm về giới vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến thực hành
chăm sóc thai nghén và sinh đẻ của phụ nữ, nhất là phụ nữ các dân tộc ít người.
Đầu tư của chính phủ cho các địa phương này trong lĩnh vực LMAT chưa thỏa
đáng, còn quá ít và dàn trải. Một số tổ chức quốc tế đã có sự hỗ trợ cho các địa phương
này, tuy nhiên lĩnh vực tập trung hơn là sức khỏe sinh sản, nội dung LMAT chưa được
đầu tư thích đáng với tầm vóc của nó.
Các nghiên cứu về lĩnh vực LMAT, từ các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu tác
nghiệp hay nghiên cứu can thiệp trên các địa phương còn quá ít. Trong điều kiện hệ
thống thông tin về LMAT còn thiếu, chất lượng hệ thống báo cáo chưa thật tin cậy mà
không có các nghiên cứu/điều tra hỗ trợ sẽ thiếu một cơ sở dữ liệu tin cậy để xây dựng
kế hoạch cho hoạt động LMAT tại các địa phương. Xuất phát từ mục tiêu quan phát
triển Thiên Niên Kỷ thứ 5 (MDG5) trong giai đoạn 1990 - 2015 là nhằm giảm tỉ suất
TVM xuống 75% trước năm 2015, bởi vậy hai nguyên tắc chính trong giải pháp chiến
lược cho LMAT là [5]:
• Mạng lưới CSSKSS nhằm đảm bảo mọi phụ nữ đều được chăm sóc sức

khỏe đầy đủ và có chất lượng, với chi phí và khoảng cách địa lí phù hợp
với điều kiện của họ.
7


• Người phụ nữ và người thân trong gia đình cần có những kiến thức căn
bản về mang thai an toàn và cần có sự tham gia tích cực để đảm bảo sự an
toàn của mẹ và con vì những lợi ích trước mắt và lâu dài của cộng đồng
sau này.
1.2. Các nghiên cứu về bệnh tật và tử vong mẹ liên quan tới sinh đẻ
Hơn 50 năm qua, các dân tộc trên thế giới đã thu được những thành tựu đáng kể
về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng có những lĩnh vực
chưa đạt được, tiếc thay một trong những lĩnh vực đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe bà
mẹ. Sự yếu kém của các chương trình y tế đối với việc giải quyết vấn đề này mà bi
kịch tử vong mẹ là một nguồn đau khổ và bất công lớn lao của xã hội chúng ta vẫn còn
đang tồn tại [26].
1.2.1. Bệnh tật và tử vong mẹ liên quan sinh đẻ trên thế giới
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO-2010), số lượng phụ nữ tử vong trên thế
giới do các biến chứng khi mang thai và sinh đẻ đã giảm 34% từ khoảng 576.000 trong
năm 1990 xuống còn 358.000 trong năm 2008. Tiến bộ này là đáng chú ý nhưng vẫn
còn ít hơn một nữa những gì cần thiết để đạt được MDG5 là giảm tỉ lệ tử vong xuống
mức 75% từ năm 1990 tới năm 2015, điều này đòi hỏi sự suy giảm hàng năm phải là
5,5% trong khi thực tế mới chỉ đạt được 2,3%. Tỉ số TVM trong toàn cầu ít thay đổi
kéo dài trong những thập kỉ qua. Tử vong mẹ mất cân đối giữa các vùng rất lớn, có hơn
90% trường hợp TVM xảy ra ở các quốc gia đang phát triển [25].
Ở các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu
gây bệnh tật, tử vong và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nhóm tuổi này chiếm ít
nhất 18% tổng số gánh nặng bệnh tật, cao hơn bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Nghiên cứu
cho thấy xấp xỉ 99% chết mẹ xảy ra những quốc gia đang phát triển, nguyên nhân là sự
thiếu nguồn lực, thiếu sự hài lòng của bà mẹ là những hạn chế chính ở những quốc gia

này và thu hút những quốc gia này áp dụng những chương trình chuẩn khác nhau,
nhưng những chương trình này chưa đủ hiệu quả để phòng ngừa và điều trị TVM.
Trình độ kỹ thuật, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc y tế thiếu thốn, lạc hậu
cùng với thói quen và nhận thức hạn chế của các bà mẹ trong khi mang thai và khi sinh
là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe và tử vong bà mẹ.
8


Thế giới đã công nhận rằng cứ 1 bà mẹ chết đẻ thì có tới 30 - 50 bà mẹ khác bị
tổn thương mãn tính vì các nguyên nhân liên quan đến chửa đẻ, trong đó có những bệnh
tật nghiêm trọng để lại di chứng suốt đời [26]. Vấn đề sức khỏe bà mẹ thu hút được sự
quan tâm của các tổ chức quốc tế, đứng đầu là tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), tổng thư
kí của WHO tuyên bố rằng “Chỉ số tử vong do sinh sản không những đánh giá sức khỏe
phụ nữ mà còn đánh giá khả năng tiếp cận, sự đầy đủ và hiệu quả của các cơ sở y tế”.
Theo WHO thì nguyên nhân TVM được phân loại như sau:
Tử vong do các nguyên nhân trực tiếp:
Là những ca tử vong có nguyên nhân do biến chứng sản khoa trong giai đoạn
thai sản (thời kì mang thai, chuyển dạ và sau sinh), do can thiệp sản khoa, chẩn đoán
sai, điều trị không đúng hoặc do tất cả các nguyên nhân kể trên, ví dụ như: băng huyết,
nhiễm trùng, tiền sản giật/sản giật, đẻ khó, nạo hút thai không an toàn, chửa ngoài tử
cung, tắc mạch ối và các trường hợp tử vong có liên quan đến gây mê.
Tử vong do các nguyên nhân gián tiếp:
Là những trường hợp tử vong do những bệnh hiện tại hoặc đã mắc từ trước và
phát triển nặng lên trong quá trình mang thai, do hậu quả của việc mang thai như: bệnh
gan, thiếu máu, sốt rét, bệnh tim, lao, AIDS và uốn ván.
Các yếu tố góp phần tác động đến TVM là thiếu sự chăm sóc trong thời kỳ
mang thai, sinh đẻ và giai đoạn sau sinh. Những yếu tố này khó phân loại hơn so với
các nguyên nhân bệnh tật, bao gồm chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc, chậm
trễ đến các cơ sở chăm sóc thích hợp, chậm trễ trong việc chẩn đoán, điều trị ở các cơ
sở y tế, sự sẵn có và chất lượng chăm sóc tại cơ sở y tế tuyến cuối mà người phụ nữ có

thể tiếp cận.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự khác nhau về kinh tế xã hội có tác động không
nhỏ đến TVM của các quốc gia, ngay cả sự khác nhau giữa các vùng sinh thái trong
một quốc gia. Nguy cơ chết của phụ nữ do biến chứng liên quan đến thai nghén ở tất cả
các nước đang phát triển là 1/1800 [26]. Can thiệp duy nhất và hiệu quả cho vấn đề
LMAT là đảm bảo có nhân viên y tế biết đỡ đẻ có mặt tại các ca đẻ và có phương tiện

9


vận chuyển trong trường hợp có tai biến khẩn cấp. Có 15% số ca do những yếu tố nguy
cơ tiềm ẩn có thể can thiệp sớm tránh được nguy cơ tử vong.
Hiện nay ở các nước đang phát triển, chỉ có 58% ca đẻ có sự trợ giúp của nhân
viên y tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy việc đào tạo người đỡ đẻ phải là một phần
của chiến lược can thiệp. Chỉ những người đỡ đẻ có trình độ không thể làm giảm TVM
mà cần phải có sự liên kết với hệ thống chăm sóc sức khỏe một cách rộng rãi, các cơ sở
y tế với đủ trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và nhân viên y tế khi có nhu cầu
[26].
Bảng 1.1. Một vài ví dụ về mối liên quan giữa tỉ lệ bà đỡ có kĩ năng đỡ đẻ, nguy cơ tử
vong mẹ và tỉ lệ chết chu sinh
Nước
Bangladesh
Campuchia
Trung Quốc
Hồng Kong
Indonesia
Nhật Bản
Lào
Hoa Kỳ
Việt Nam


Nguy cơ tử vong mẹ (1

Người đỡ đẻ có

Tỉ lệ tử vong

bà mẹ/số bà mẹ)
1/21
1/17
1/400
1/9200
1/41
1/2900
1/19
1/3500
1/130

chuyên môn (%)
14
21
85
100
36
100
30
99
79

chu sinh (%)

85
65
45
5
45
5
90
10
25

Nguồn số liệu: UNICEF và UNFPA, 2001
1.2.2. Bệnh tật và tử vong mẹ liên quan sinh đẻ ở Việt Nam
Nghiên cứu TVM ở Việt Nam chưa được tiến hành một cách hệ thống và bài
bản. Những năm trước đây nghiên cứu chủ yếu dựa vào thống kê tại cơ sở y tế, nó chỉ
phản ánh phần nào về tình hình TVM. Tất nhiên, số liệu này không bao gồm những
phụ nữ chết ngoài hệ thống y tế. Theo số liệu của WHO, tỷ lệ TVM năm 2005 là
150/100.00 có xu hướng giảm dần [21] và trung bình mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong
trong khi mang thai hoặc sinh con và 82 trẻ sơ sinh chết sớm [11]. Nguyên nhân trực
tiếp gây tử vong mẹ ở hầu hết các nghiên cứu trên là băng huyết, nhiễm khuẩn và
nhiễm độc thai nghén [23]. Trên thực tế, có thể phòng tránh được những nguyên nhân
này nếu như các sản phụ được chăm sóc thai nghén tốt từ giai đoạn đầu. Điều đó chứng
10


tỏ dù đã được quan tâm nhưng việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em ở
nước ta trong những năm qua chưa được cải thiện nhiều. Đội ngũ cán bộ ở tuyến y tế
cơ sở (nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa) còn thiếu và chất lượng chưa đáp
ứng được với nhu cầu thực tế. Do vậy, chất lượng phục vụ việc sinh nở ở các địa
phương này chưa cao, thậm chí không an toàn cho sản phụ. Thêm nữa, trang thiết bị
phục vụ cấp cứu, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh còn thiếu thốn, không đồng bộ. Khi

sản phụ bị tai biến, việc vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên còn rất chậm [15].
Tử vong mẹ ở nước ta có sự khác nhau giữa các khu vực dân cư, theo thống kê
của Bộ Y Tế năm 2001 thì TVM ở các tỉnh Tây Bắc là 13,4%, Tây Nguyên là 5,3% và
thấp nhất là 3,3% ở vùng Đông Bắc. Ở nhiều nơi chương trình LMAT không đáp ứng
được nhu cầu hoặc không đến được với phụ nữ vì khoảng cách xa xôi, chi phí tốn kém
hoặc do yếu tố kinh tế xã hội. Chăm sóc phụ nữ mang thai có thể có vị trí thấp trong
danh sách ưu tiên của các hộ gia đình do tốn kém thời gian, tiền bạc. Có nhiều phụ nữ
cho là vấn đề không đáng được đầu tư, dẫn đến hậu quả đáng buồn cho họ, con cái và
xã hội. Điều tra LMAT tại 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng sinh thái [23] cho thấy vấn đề sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh chưa được cải thiện đặc biệt ở miền núi, nguy cơ chết mẹ
chung là 334 có nghĩa là cứ 334 phụ nữ vào độ tuổi 15 - 49 sẽ có 1 trường hợp TVM.
Điều này phản ánh sự thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản đã góp phần tăng
TVM. Số tử vong cao nhất thường gặp ở những bà mẹ mù chữ, không có nghề nghiệp
và sống trong tình trạng nghèo đói hoặc thu nhập thấp và những phụ nữ cao tuổi, đẻ
nhiều lần.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tật và tử vong mẹ
Theo Trần Thị Phương Mai thì tai biến sản khoa trong giai đoạn mang thai, sinh
đẻ và hậu sản do can thiệp bỏ sót hoặc điều trị sai được xác định là nguyên nhân TVM
trực tiếp và phần lớn là chết tại nhà (44%) trong đó 42% là trường hợp bị chậm trễ
trong việc đưa đến cơ sở y tế, trên 30% phải chờ phương tiện vận chuyển từ 1-4 giờ
[11]. Sự khó khăn trong việc tiếp cận các hệ thống chăm sóc sức khỏe có chất lượng là
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả thai nghén của bà mẹ. Hơn nữa sự thiếu kiến
thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ, thiếu thuốc và trang thiết bị thiết yếu
11


cũng như hạn chế về năng lực chuyên môn trong cấp cứu sản khoa là nhưng yếu tố góp
phần làm tăng TVM [2], [3], [19].
Theo tài liệu của WHO, phần lớn các TVM đều có thể tránh được nếu phụ nữ
được chăm sóc y tế trước và sau đẻ. Phần lớn TVM xảy ra trong hoặc sau đẻ, vì lúc đó

bà mẹ ít được tiếp nhận sự chăm sóc mà họ cần. Chăm sóc y tế có chất lượng trong và
ngay sau thời kì quyết định nhất lúc chuyển dạ và đẻ là sự can thiệp quan trọng duy
nhất để ngăn ngừa tử vong và bệnh tật cho mẹ và cho trẻ sơ sinh. Những số liệu về tình
hình chăm sóc trước khi đẻ, khi đẻ và sau đẻ đã giải thích lí do vì sao bà mẹ chết [1],
[6], [24].
Bảng 1.2 Tỉ lệ phụ nữ được chăm sóc trước sinh ở một số quốc gia trong năm 2002.
Quốc gia

Tỉ lệ (%)

Đông Timor

43

Jordan

99

Việt nam

86

Algeria

81
Nguồn số liệu: The World Bank, 2002

Việc thiếu chăm sóc này là mối đe dọa tính mạng lớn nhất đối với phụ nữ trong
khi sinh và vài ngày sau sinh, vì trong thời gian này những tai biến bất thường có thể
xuất hiện đe dọa tính mạng người phụ nữ, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất,

nhận thức của các thành viên trong gia đình về chất lượng dịch vụ, nền văn hóa cũng
như viện phí sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh đẻ tại nhà hay tại cơ sở y tế. Theo WHO, có 54
triệu bà mẹ không quyết định nơi sinh mỗi năm và 19 triệu bà mẹ đẻ không an toàn, đẻ
không an toàn giết chết 68.000 phụ nữ mỗi năm, 13% chết liên quan đến thai nghén,
nghiên cứu cho thấy cứ 5 phụ nữ đẻ có 1 phụ nữ đẻ không an toàn, và ít nhất có 1 bà
mẹ nhiễm trùng [25].
Abdulaziz và cộng sự cho rằng có nhiều yếu tố xã hội và văn hóa cũng ảnh
hưởng đến TVM, ví dụ: tỉ lệ mù chữ cao, kết hôn sớm, có thai cũng như đẻ nhiều và
thiếu các dịch vụ chăm sóc y tế cho các bà mẹ. Số trường hợp tử vong cao nhất thường
gặp ở những bà mẹ mù chữ (76%), không có nghề nghiệp (67%) và sống trong tình
12


trạng nghèo đói hoặc có thu nhập thấp (38%). Cũng trong nghiên cứu này, kết quả cho
thấy phụ nữ trên 40 phải đối mặt với nguy cơ cao TVM. Các bà mẹ càng nhiều con thì
những lần đẻ sau càng có nguy cơ phải can thiệp bằng phẫu thuật so với những lần
trước bởi vì những trường hợp này có quan hệ mật thiết với cao huyết áp, đái tháo
đường, thai to hoặc không bình thường và chảy máu, phương thức đẻ cũng là yếu tố
nguy cơ gây tử vong. Nguy cơ TVM trong và sau khi mổ lấy thai cao hơn 4 lần đẻ
thường [13].
1.3. Những chiến lược, kế hoạch và hướng dẫn chuẩn Quốc gia về CSSKSS.
Sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo năm 1994, Việt Nam đã
xây dựng chiến lược quốc gia về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 20012010 [9] gồm 7 mục tiêu, trong đó phản ánh một phương pháp tiếp cận tổng thể đối với
vấn đề sức khỏe sinh sản. Chiến lược này cũng thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt
Nam trong điều kiện cải thiện sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên sau 5 năm
thực hiện, nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ
em (SKBMTE) đã được triển khai áp dụng nên Hướng dẫn chuẩn quốc gia đã không
còn phù hợp với thực tế, cần bổ sung sửa đổi. Chính vì vậy mà Bộ Y Tế đã chủ trương
rà soát, bổ sung, cập nhật mới để ban hành Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc sức khỏe
mới, gồm 8 nội dung, trong đó phần III nói về LMAT: bao gồm tất cả các chủ đề nói về

LMAT được trình bày theo thứ tự từ chăm sóc trước sinh (CSTS), trong khi sinh và sau
khi sinh cũng như các bất thường trong thai nghén và chuyển dạ, thủ thuật, phẫu thuật
 nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của phụ nữ và người mẹ, đạt được một sự giảm
đồng đều tỉ lệ TVM và tỉ lệ bệnh tật, chết sau sinh và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giữa các
vùng và các nhóm người dân khác nhau, với sự quan tâm đặc biệt tới những khu vực còn
nhiều khó khăn thiệt thòi… [9].
Tại tỉnh DakLak năm 2009 có:
+ Tổng số phụ nữ đẻ: 34.433 người.
+ Tử vong mẹ: 16 người.
+ Trẻ đẻ ra dưới 2.500gr: 548 trẻ.
+Trẻ dưới 1 tuổi chết: 110 trẻ.
13


• Tại huyện Cưkuin năm 2009:
+ Tổng số phụ nữ đẻ: 1.703 người.
+ Tử vong mẹ: 0 người.
+ Trẻ ra đời dưới 2.500gr: 13 trẻ.
+ Trẻ dưới 1 tuổi chết: 07 trẻ.
1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội địa bàn nguyên cứu
1.4.1. Vị trí địa lí
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Ea Tiêu trực thuộc huyện Cưkuin. Huyện Cưkuin
nằm ở phía Đông Nam TP.Buôn Ma Thuột, hiện có 08 xã, 85 thôn 26 buôn với dân số
107.347 người có 15 dân tộc sinh sống chiếm tỉ lệ 27,5%.
- Huyện Cưkuin: Phía đông giáp với huyện KrôngBông, phía tây giáp với
TP.Buôn Ma Thuột, phía nam giáp với huyện KrôngAna, phía bắc giáp với huyện
KrôngPắk.
- Xã Ea Tiêu: Phía đông với xã EaKtur, phía tây giáp với TP.Buôn Ma Thuột, phía
nam giáp với xã ĐrâyBhăng, phía bắc giáp với huyện KrôngPắk.
1.4.2. Một số đặc điểm về kinh tế xã hội - Dân số (năm 2009):

1.4.2.1. Một số đặc điểm về kinh tế xã hội - Dân số huyện Cưkuin (năm 2009)
- Dân số: 107.347 người. Mật độ dân số huyện: 268 người/km2
- Phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 18.225 người. Số phụ nữ có thai: 1.703 người.
1.4.2.2. Một số đặc điểm về kinh tế xã hội - Dân số xã Ea Tiêu (năm 2009)
Dân số xã Ea Tiêu: 19.768. Mật độ dân số xã Ea Tiêu: 428 người/km 2. Trong đó
đồng bào thiểu số là 8.388 người, chiếm tỉ lệ 42 %. Đại đa số làm nghề nông có mức
thu nhập thấp, cuộc sống kinh tế khó khăn.

14


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các phụ nữ sinh con trong thời gian từ 01/06/2009 – 30/06/2010.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Ea Tiêu, huyện Cưkuin, DakLak.
Xã Ea Tiêu gồm 17 thôn, 7 buôn. Nghiên cứu khảo sát toàn bộ các bà mẹ trong
xã.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian bắt đầu : 15/07/2010 đến 30/04/2011
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Tại thời điểm nghiên cứu, các bà mẹ có
con dưới 1 tuổi (sinh từ 1/6 /2009 đến 30/6/2010) ở xã Ea Tiêu sẽ được phỏng vấn
bằng một bộ câu hỏi bán cấu trúc về việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho lần mang thai gần nhất, những trở ngại và khó khăn từ phía bà mẹ trong khi
tiếp cận hệ thống này.
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n = Z 12−α


p (1 − p )
d2

Với mức tin cậy 95%, Z1-α = 1,96; p = 0,5 (đảm bảo cỡ mẫu lớn nhất);
d: độ chính xác mong muốn (= 0,05), chúng tôi được cỡ mẫu cần thiết là 384.
- Cách chọn mẫu: Vì số lượng bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại xã Ea Tiêu là không lớn
vì thế chúng tôi khảo sát toàn bộ các bà mẹ sinh con trong thời gian một năm từ
06/2009 – 06/2010. Toàn bộ các bà mẹ được khảo sát trong nghiên cứu này là 356.

15


2.6. Các biến số chính
Biến số nền:
- Tuổi: chia thành các nhóm <20, 20 – 35 và >35 tuổi.
- Dân tộc: gồm có Kinh, Ê đê và nhóm các dân tộc khác.
- Nghề nghiệp: nông dân, buôn bán, cán bộ nhân viên (CBNV) và nhóm khác.
- Trình độ học vấn: cấp 1, cấp 2 và cấp 3 trở lên.
- Trình trạng hôn nhân: hợp pháp(có chồng), li dị/li thân, nhóm khác.
- Số con: 1- 2 con, 3 con trở lên.
- Khoảng cách từ nhà tới Trạm Y Tế (TYT): <5km, >= 5km.
- Thu nhập bình quân đầu người trong một năm: tính theo chuẩn nghèo của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội điều chỉnh năm 2010: ở nông thôn, gọi là hộ
nghèo khi thu nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình ít hơn 3,6 triệu đồng
người/năm, tương đương 300.000 đồng/người/tháng.
- Kiến thức chăm sóc thai nghén: Gọi là tốt khi trả lời đúng 8/11 ( >70%) câu
hỏi đặt ra ở bảng câu hỏi ( phần mục lục), ngược lại là chưa tốt.
Chăm sóc trước sinh:
- Khám thai đủ: là biến định tính có 2 giá trị:

o Khám thai đủ: khi bà mẹ có khám thai ít nhất là 3 lần và vào 3 kì của
thời gian mang thai.
o Khám thai không đủ: khi không thỏa mãn điều kiện trên.
- Tiêm phòng uốn ván (VAT) đủ mũi: là biến định tính có 2 giá trị:
o Đủ mũi: khi bà mẹ được tiêm 2 mũi VAT trong thời gian mang thai, mũi
đầu bất kì thời gian nào khi mang thai, mũi thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 4
tuần và trước ngày dự kiến sinh ít nhất 2 tuần.
o Không đủ mũi: tiêm 1 lần hoặc không tiêm phòng VAT trong khi mang
thai.
- Uống viên sắt đầy đủ: là biến định tính có 2 giá trị:
o Uống đầy đủ: khi bà mẹ uống mỗi ngày một viên Sắt (loại 60mg), trong
thời gian ít nhất là 6 tháng ở giai đoạn mang thai.
o Uống không đầy đủ: khi không thỏa các điều kiện trên.
16


- Tư vấn chăm sóc thai sản: là biến số định tính có 2 giá trị có và không:
o Có: khi được CBYT tư vấn về cách chăm sóc thai sản.
o Không: khi không được CBYT tư vấn về chăm sóc thai sản.
Chăm sóc trong khi sinh:
- Nơi sinh: gồm 3 giá trị là: tại nhà, tại TYT, tại Bệnh viện (Bv) huyện/tỉnh.
- Người đỡ đẻ: gồm 3 biến số: Bác sĩ, nữ hộ sinh (NHS), mụ vườn.
- Cách sinh: gồm có sinh thường, có can thiệp (Ventouse, Forceps), mổ đẻ.
- Tai biến khi sinh: là biến số định tính có 2 giá trị:
o Tai biến khi sinh bao gồm: vỡ tử cung, băng huyết, sản giật, tai biến
khác…
o Không tai biến: khi cuộc đẻ diễn ra an toàn.
Chăm sóc sau khi sinh:
- Khám lại sau sinh: là biến số định tính có 2 giá trị có và không:
o Có: khi được CBYT khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh.

o Không: khi không được CBYT khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh.
- Tai biến hậu sản: có tai biến khi có nhiễm trùng hậu sản. Không có tai biến khi
hậu sản bình thường.
2.7. Thu thập số liệu
Công cụ thu thập: bộ câu hỏi bán cấu trúc.
Người thu thập số liệu: Điều tra viên là sinh viên Y6 và những nhân viên sức
khỏe thôn bản, được tập huấn cách hỏi và ghi nhận thông tin.
2.8. Xử lí số liệu
Toàn bộ số phiếu nhận được từ thực địa sẽ được xử lí làm sạch trước khi nhập
vào máy vi tính.
Tạo bảng câu hỏi, xử lí trên máy vi tính có phần mềm EPI-INFO 6.04. Biến số
nghiên cứu được xử lí bằng các thuật toán thống kê thông thường. Sử dụng test so sánh
thích hợp ( χ2 ) với mức ý nghĩa p < 0,05.

17


2.9. Y đức
Nghiên cứu không vi phạm y đức, bởi vì: (i) phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ đã
sinh con, không xâm hại đến tinh thần cũng như thể chất của đối tượng; (ii) số liệu chỉ
dùng cho nghiên cứu không vì mục đích nào khác.

18


19


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của mẫu nghiên cứu (n=356)
Đặc điểm

Tần số

Tỉ lệ phần trăm

<20

33

9,3

20 – 35

293

82,3

>35

30

8,4

Kinh

173


48,6

Ê đê

180

50,6

Khác

03

0,8

Nông dân

291

81,7

Buôn bán

12

3,4

CBNV

35


9,8

Khác

18

5,1

Không biết chữ

33

9,3

Cấp 1

85

23,9

Cấp 2

121

34,0

Cấp 3+

127


32,9

Có chồng

347

97,5

Ly dị/ly thân

05

1,4

Khác

04

1,2

<300.000đ/người/tháng

133

37,4

>=300.000đ/người/tháng

223


62,6

1-2 con

279

78,4

3+ con

77

21,6

<5km

214

60,1

>=5km

142

39,9

Nhóm tuổi bà mẹ

Dân tộc


Nghề nghiệp

Trình độ học vấn

Tình trạng hôn nhân

Thu nhập bình quân người/tháng

Số con

Khoảng cách từ nhà tới TYT

Kiến thức chăm sóc thai nghén

20


×